1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN lược sản PHẨM ở CÔNG TY cổ PHẦN FPT

49 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 571 KB

Nội dung

1.2 Lập kế hoạch chiến lược Marketing theo Philip Kotler.1.2.1 Nhiệm vụ kinh doanh tổng quát của doanh nghiệp Nhiệm vụ kinh doanh tổng quát được xác định ngay từ khi thành lậpdoanh nghiệ

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA KINH TÊ

ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM Ở

CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN

LỚP MSV NHÓM

: ĐỖ THANH TÙNG : ĐỖ THỊ NHẬT LIÊN : QKD54 – ĐH2

: 53065 : N03

Hải Phòng, năm 2015

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

1.1 Các khái niệm 2

1.1.1 Marketing 2

1.1.2 Nghiên cứu Marketing 2

1.1.3 Quản trị Marketing 2

1.2 Lập kế hoạch chiến lược Marketing theo Philip Kotler 3

1.2.1 Nhiệm vụ kinh doanh tổng quát của doanh nghiệp 3

1.2.2 Xác định mục tiêu 3

1.2.3 Phác thảo hồ sơ kinh doanh 3

1.3 Chiến lược sản phẩm 7

1.3.1 Các mức độ của sản phẩm 7

1.3.2 Các quyết định về danh mục sản phẩm 7

1.3.3 Phân loại sản phẩm và gợi ý chiến lược marketing 8

1.3.4 Quyết định về loại sản phẩm 9

1.3.5 Quyết định về nhãn hiệu 12

1.3.6 Quyết định về bao bì và gắn nhãn hiệu 16

1.3.7 Chiến lược triển khai sản phẩm mới 18

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN FPT 20

1.2 Phân tích thị trường kinh doanh của công ty 28

1.2.1 Các đối thủ cạnh tranh 28

1.2.2 Phân tích môi trường nội bộ của công ty 32

1.2.3 Phân tích môi trường vĩ mô của công ty 36

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM 38

3.1 Nhiệm vụ kinh doanh tổng quát của công ty 38

3.3.1 Nhiệm vụ chức năng 38

3.3.2 Mục tiêu phát triển 38

3.2 Phân tích các doanh thu lợi nhuận của các sản phẩm 39

Trang 3

3.2.1 Lĩnh vực phân phối bán lẻ sản phẩm thiết bị công nghệ 39

3.2.2 Lĩnh vực dịch vụ viễn thông 41

3.3 Phân tích chiến lược sản phẩm của công ty 42

3.3.1 Chiến lược phát triển chung 42

3.3.2 Chiến lược phát triển của dịch vụ viễn thông 43

3.3.3 Chiến lược phát triển của lĩnh vực phân phối sản phẩm công nghệ 44

3.4 Một số biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm 45

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Quản trị Marketing là việc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm traviệc thi hành những biện pháp nhằm thiết lập, duy trì và củng cố những cuộctrao đổi có lợi với những người mua đã được lựa chọn để đạt được nhiệm vụ đãđược xác định của tổ chức như mở rộng thị trường, tăng khối lượng bán, tăng lợinhuận Quản trị Marketing giúp doanh nghiệp lập ra các kế hoạch, mục tiêucùng với các biện pháp và phương tiện để hoàn thành các mục tiêu, chiến lược

đề ra Vai trò của quản trị marketing là vô cùng quan trọng, không một doanhnghiệp nào có thể thiếu sự tồn tại của chức năng này Những quyết định về thịtrường mục tiêu, xác định vị trí trên thị trường, phát triển sản phẩm, định giá,các kênh phân phối, thông tin liên lạc và khuyến mãi Qua nghiên cứu môn họcnày giúp trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản trị Marketing,biết vận dụng trong phân tích, đánh giá hoạt động quản trị marketing của cácdoanh nghiệp và xây dựng các kế hoạch marketing cho doanh nghiệp Từ đóphát triển khả năng tổng hợp các vấn đề, khai thác và biết cách sử dụng dữ liệumột cách hợp lý

Trong quá trình học tập dưới sự hướng dẫn của thầy Đỗ Thanh Tùng chođến nay em đã hoàn thành đề tài này Nhưng do có những hạn chế về kiến thức

và kinh nghiệm tìm hiểu thực tế chưa có nhiều nên đồ án của em còn nhiều saisót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo để phầntìm hiểu của em được hoàn thiện hợn Công tác này sẽ góp phần quan trọngtrong thực tế giúp em tiếp cận làm quen với các hoạt động sản xuất kinh doanhngày tốt hơn, đúc kết được nhiều kinh nghiệm có ích áp dụng cho công việc saunày

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1Các khái niệm

1.1.1 Marketing

Theo Philip Kotler: Marketing là hoạt động của con người hướng tới sự

thỏa mãn nhu cầu và ước muốn thông qua tiến trình trao đổi

1.1.2 Nghiên cứu Marketing

Nghiên cứu Marketing là một hệ thống các phương pháp và kĩ thuật

được thực hiện nhằm thu thập, phân tích, xử lý và giải thích các thông tin mộtcách chính xác và khách quan về thị trường Từ đó giúp các nhà kinh doanhđưa ra các chiến lược, các quyết định marketing có hiệu quả

Qua nghiên cứu Marketing, tổ chức có thể giảm bớt được rủi ro trongkinh doanh, tìm kiếm được cơ hội mới, thị trường mới Từ đó tăng doanh số vàlợi nhuận

1.1.3 Quản trị Marketing

Quản trị marketing là việc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra

việc thi hành những biện pháp nhằm thiết lập, duy trì và củng cố những cuộctrao đổi có lợi với những người mua đã được lựa chọn để đạt được nhiệm vụ

đã được xác định của tổ chức như mở rộng thị trường, tăng khối lượng bán,tăng lợi nhuận

Quản trị Marketing gồm 3 nội dung:

1 Hoạch định chiến lược Marketing: dựa trên cơ sở chiến lược chung

của tổ chức Chiến lược Marketing vạch ra đường lối, mục tiêu chiến lược, kếhoạch Marketing cụ thể cùng với các phương tiện và biệp pháp để hoàn thànhmục tiêu chiến lược

2 Thực hiện chiến lược Marketing: là đưa chiến lược Marketing vào

thực tiễn: ai làm, làm như thế nào, làm ở đâu, khi nào làm, cần có sụ phối hợpnhư thế nào, tổn phí là bao nhiêu?

3 Kiểm tra hoạt động Marketing: nhằm xác định những sai lệch giữa

kế hoạch và thực hiện Tìm ra nguyên nhân, khẳng định tính chất của nguyênnhân, giúp cho việc ra quyết định chiến lược Marketing có hiệu quả hơn

Trang 6

1.2 Lập kế hoạch chiến lược Marketing theo Philip Kotler.

1.2.1 Nhiệm vụ kinh doanh tổng quát của doanh nghiệp

Nhiệm vụ kinh doanh tổng quát được xác định ngay từ khi thành lậpdoanh nghiệp, nhưng theo thời gian nó có thể trở nên mơ hồ do doanh nghiệplớn mạnh, thêm sản phẩm mới, thêm thị trường mới Nhiệm vụ kinh doanh tổngquát phải phù hợp với mục tiêu, nguồn lực, khả năng và sở trường của doanhnghiệp Mỗi bước mở rộng nhiệm vụ kinh doanh có thể mang lại những cơ maymới, đồng thời có thể đưa doanh nghiệp đến những cuộc phưu lưu thiếu thực tế,vượt quá khả năng của mình Để có được nhiệm vụ kinh doanh tổng quát cần

phải trả lời các câu hỏi : Doanh nghiệp của ta là gì? Ai là khách hàng? Cái gì là giá trị dành cho khách hàng? Doanh nghiệp của ta sẽ như thế nào? Doanh nghiệp của ta cần phải như thế nào?

Nhiệm vụ kinh doanh tổng quát được xác định bởi 5 yếu tố:

1.Lịch sử của công ty

2.Sở thích hiện tại của các chủ sở hữu và ban lãnh đạo

3.Môi trường của thị trường

4.Những nguồn tài nguyên của công ty

5.Những khả năng đặc biệt của công ty

1.2.2 Xác định mục tiêu

Từ nhiệm vụ kinh doanh tổng quát, để hoàn thành nhiệm vụ này phải đặt

ra các mục tiêu kinh doanh, mục tiêu Marketing được xây dựng dựa trên mụctiêu kinh doanh Để lập kế hoạch và kiểm tra được dễ dàng cần thiết phải biểuthị các chỉ tiêu bằng con số cụ thể

1.2.3 Phác thảo hồ sơ kinh doanh

Mục đích: Để nhận dạng các SBU ( Strategic Business Units) hay sảnphẩm tạo nên sự thành công Đánh giá tính hập dẫn của từng SBU hay từng sảnphẩm để quyết định hỗ trợ mỗi SBU bao nhiêu là hợp lý Có hai phương phápđánh giá:

1.Phương pháp ma trận thị trường / Tăng trưởng( Slare Growth Matrix)

Trang 7

2.Phương pháp mạng hoạch định kinh doanh chiến lược(Strategic

Business – Planning Grid) của hãng G.E – General Electric

Triển khai các chiến lược phát triển

Ngoài việc phân tích hồ sơ kinh doanh hiên tại, để xác định vị trí của từngsản phẩm hay các SBU hiện tại cùng các chiến lược thích ứng của nó thì phácthảo hồ sơ kinh doanh còn đưa ra chiến lược phát triển cho tương lai Trongtrường hợp không có chiến lược phát triển thì việc phác thảo hồ sơ kinh doanhkết thúc Những công ty như vậy đã giữ nguyên như vậy hay giảm quy mô củamình, điều này làm cho tổng doanh số và lợi nhuận dự kiến tăng chậm hoặcgiảm Nếu khoảng cách giữa tổng doanh số và lợi nhuận mong muốn trongtương lai có khoảng cách với doanh số và lợi nhuận dự kiến thì lãnh đạo công ty

có thể phát triển thêm xí nghiệp mới để lấp kín khoảng cách này

Một chiến lược phát triển gồm: phát triển cường độ, phát triển tích nhập,

phát triển đa dạng hóa Nội dung của các chiến lược phát triển:

1 Phát triển cường độ (chiều sâu): gồm thâm nhập thị trường, phát triển thị

trường và phát triển sản phẩm Nếu với chiến lược này vẫn chưa đủ để lấp kínkhoảng cách thì cần phải xem xét cơ hội phát triển tích nhập

2 Phát triển tích nhập ( hợp nhất): Tích hợp phía sau (hợp nhất ngược): sở

hữu hay gia tăng sự kiểm soát lên các hệ thống cung cấp Tích hợp phía trước(hợp nhất thuận): sở hữu hay gia tăng sự kiểm soát lên những hệ thống phânphối Tích hợp ngang ( hợp nhất ngang): sở hữu hay gia tăng sự kiểm soát lênđối thủ cạnh tranh Nếu sử dụng chiến lược này vẫn chưa đảm bảo như mongmuốn thì công ty xem xét đến cơ hội đa dạng hóa

3 Phát triển đa dạng hóa: Đa dạng hóa đồng tâm: Làm ra sản phẩm mới có

thể kết hợp với sản phẩm hiện tại để tạo ra sức mạnh tổng hợp về công nghệ haymarketing thỏa mãn nhu cầu của nhóm khách hàng mới

Đa dạng hóa hoành tuyến: Làm ra sản phẩm mới không liên quan đến sảnphẩm hiện tại nhưng lại hấp dẫn hơn so với sản phẩm hiện tại

Đa dạng hóa kết khối: Làm ra sản phẩm mới không liên quan đến sảnphẩm, công nghệ thị trường hiện tại

Trang 8

1.2.4 Hoạch định chiến lược tầm xí nghiệp

Giữa chiến lược chung của doanh nghiệp với chiến lược của xí nghiệp cónhững điểm giống nhau Kế hoạch xí nghiệp đánh giá nhu cầu của người tiêuthụ, khả năng của công ty để đạt được lợi thế cạnh tranh trên những thị trườngquan trọng Đồng thời kế hoạch của xí nghiệp hướng dẫn cho cả ý định kinhdoanh lẫn các mục tiêu của công ty Hiện nay ở một số công ty, việc hoạch địnhchiến lược xí nghiệp được coi là “ Hoạch định chiến lược Marketing” Với mỗi

xí nghiệp các bước trong tiến trình hoạch định chiến lược như sau:

1 Nhiệm vụ kinh doanh tổng quát: Mỗi xí nghiệp phải xác định nhiệm vụ

kinh doanh tổng quát của mình trên cơ sở nhiệm vụ kinh doanh tổng quát củacông ty

2 Phân tích môi trường bên ngoài: Tức là tìm ra cơ hội và mối đe dọa

Cơ hội marketing là một lĩnh vực nhu cầu mà công ty có thể kiếm lởi đó.Đánh giá các cơ hội bằng tính hấp dẫn tiềm tàng, và xác suất thành công củacông ty đối với sản phẩm Xác xuất thành công của công ty phụ thuộc vào sứcmạnh của dây truyền sản xuất sản phẩm có tương xứng với nhu cầu then chốt đểthành công không, có vượt lên được đối thủ cạnh tranh không

3 Phân tích môi trường bên trong

Cần đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu cho sản phẩm theo định kì Có thểlập biểu mẫu để đánh giá

Từ kết quả ở biểu mẫu Lãnh đạo công ty sẽ ra soát lại những khả năngMarketing, tài chính, sản xuất và tổ chức đối với sản phẩm Khi nghiên cứu cácthông số của một lĩnh vực được đánh giá là những điểm mạnh chủ yếu thì lĩnhvực đó được coi là mạnh và ngược lại Khi biết được những điểm mạnh và điểmyếu, công ty không nhất thiết phải chấn chỉnh các điểm yếu hoặc không nên chủquan với những điểm mạnh của mình Vấn đề đặt ra là tận dụng mọi cơ hội màmình có thế mạnh hay chỉ tính đến những cơ hội tốt nhất và chỉ sử dụng nhữngthế mạnh nhất định Khi công ty có từng lĩnh vực rất mạnh nhưng làm việc lạiyếu kém là do các lĩnh vực không hợp tác được với nhau Vậy phải đánh giáđược những qua hệ làm việc giữa các bộ phận như một phần kiểm tra môi

Trang 9

trường nội bộ Để mỗi bộ phận đều là “ người cung ứng” đối với một số bộ phậnkhác và là “ khách hàng” của bộ phận khác.

4 Các mục tiêu và giải pháp:

Các mục tiêu được theo đuổi đối với xí nghiệp thường là: tăng doanh số, thịphần, lợi nhuận, danh tiếng, ngăn chặn rủi ro Để quản lý được các mục tiêu đãđặt ra, cố gắng lượng hóa và sắp xếp chúng theo thứ bậc từ quan trọng nhất đến

ít quan trọng nhất trong khi lập kế hoạch Mỗi mục tiêu phải có những giải pháp

cụ thể

Yêu cầu: các mục tiêu phải khả dĩ, phải xuất phát từ việc phân tích các cơ hội

và rủi ro, những điểm mạnh và điểm yếu đối với sản phẩm mà không phải xuấtphát từ mong muốn Các mục tiêu phải nhất quán Các mục tiêu phải có quan hệcân đối (Mức lời cao với thị phần lớn, thâm nhập sâu vào thị trường hiện tại vớiviệc phát triển thị trường mới, các chỉ tiêu lợi nhuận với các chỉ tiêu phi lợinhuận, mức tăng trưởng cao với rủi ro ít)

5 Xây dựng chiến lược Marketing:

Cùng với những giải pháp, để thực hiện các mục tiêu thì cần có những chínhsách marketing tương ứng Các chính sách marketing theo Michael Porter có 3kiểu làm xuất phát điểm cho tư duy chiến lược:

 Dẫn đầu về tổng chi phí thấp

 Tạo đặc điểm nổi bật

 Tập trung

6 Chương trình hành động: Từ chiến lược Marketing, các nhà Marketing

phải chuyển thành hành động cụ thể Để triển khai một chương trình marketing

có hiệu quả cần trả lời các câu hỏi sau: Cái gì sẽ được thực hiện? Khi nào thựchiện? Ai thực hiện? Tổn phí bao nhiêu?

7 Thực hiện: Một chiến lược rõ ràng với những chương trình hỗ trợ được

cân nhắc kỹ lưỡng vẫn có thể bị thất bại nếu tổ chức thực hiện không thànhcông Để thực hiện thành công cần xem xét 4 yếu tố sau:

 Cách sử sự và suy nghĩ chung của mọi người trong công ty

 Có kỹ năng cần thiết để thực hiện chiến lược của công ty

Trang 10

 Chọn những người có năng lực đào tạo họ, phân công đúng việc chohọ

 Trong doanh nghiệp mọi người đều có giá trị chỉ đạo và sứ mệnh nhưnhau

8 Thông tin phản hồi và kiểm tra: Theo dõi các kết quả và những bước

phát triển mới trong môi trường từ đó có những ứng xử mới thích hợp để kếhoạch chiến lược phù hợp khả dĩ với môi trường luôn biến động

1.3 Chiến lược sản phẩm.

1.3.1 Các mức độ của sản phẩm

Khái niệm : Sản phẩm là tất cả những gì thỏa mãn được nhu cầu mong muốn

và được đem trao đổi

Các mức độ của sản phẩm:

1 Lợi ích cốt lõi : Điểm xuất phát cơ bản nhất của sản phẩm là lợi ích cốt

lõi Chính là lợi ích cơ bản mà khách hàng thực sự mua Lợi ích cốt lõi phải trảtrả lời được câu hỏi người mua thực sự đang muốn gì? Lợi ích đang tìm kiếmcủa họ? Người kinh doanh phải xem mình là người cung ứng lợi ích

2.Sản phẩm mong đợi : Là tập hợp những thuộc tính và điều kiện mà

người mua thường mong đợi và chấp thuận khi họ mua sản phẩm đó

3 Sản phẩm hoàn thiện : Là một sản phẩm mong đợi nhưng nó được bổ

sung thêm lợi ích và / hay dịch vụ làm cho sản phẩm khác với sản phẩm của đốithủ cạnh tranh cùng loại

Tóm lại: Khi triển khai một sản phẩm, người làm marketing phải đưa ra

được nhu cầu cốt lõi của khách hàng, sau đó thiết kế được sản phẩm cụ thể vàtìm ra cách gia tăng phần phụ thêm để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mộtcách tốt nhất

1.3.2 Các quyết định về danh mục sản phẩm

Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả những loại sản phẩm mà một ngườibán cụ thể đưa ra để bán cho những người mua Danh mục sản phẩm của mộtcông ty sẽ có chiều dài, chiều rộng, chiều sâu nhất định

Trang 11

Chiều rộng danh mục sản phẩm thể hiện công ty có bao nhiêu loại sản phẩm

khác nhau

Chiều dài danh mục sản phẩm là tổng số mặt hàng trong một loại sản phẩm.

Chiều sâu danh mục sản phẩm biểu hiện có bao nhiêu phương án cho một

sản phẩm

Mật độ của danh mục sản phẩm thể hiện mối quan hệ mật thiết đến mức độ

nào giữa các loại sản phẩm khác nhau xét theo cách sử dụng cuối cùng, thiết

bị sản xuất, kênh phân phối , hay một phương diện nào khác

Những chiều này của danh mục sản phẩm tạo nên những căn cứ để xácđịnh chiến lược sản phẩm của công ty Công ty có thể kéo dài hay mở rộng danhmục sản phẩm, có thể bổ sung thêm phương án cho sản phẩm hoặc tăng haygiảm mật độ của danh mục sản phẩm, có thể bổ sung thêm phương án cho sảnphẩm hoặc tăng hay giảm mật độ của danh mục sản phẩm tùy theo ý đồ củacông ty

1.3.3 Phân loại sản phẩm và gợi ý chiến lược marketing

Theo độ bền hay tính hữu hình

1 Sản phẩm không lâu bền: Là những sản phẩm hưu hình bị tiêu hao sau

một hay vài lần sử dụng Do bị tiêu hao nhanh nên người tiêu dùng phải muasắm thường xuyên Gợi ý chiến lược marketing là: Phải đảm bảo có thể kiếmđược chúng ở nhều nơi, tính phụ giá thấp, quảng cáo mạnh để khách hàng dùngthử và tạo sở thích

2 Sản phẩm lâu bền: Là những sản phẩm hữu hình, thường được sử dụng

nhiều lần Gợi ý marketing đòi hỏi bán trực tiếp và dịch vụ nhiều hơn.Người bánphải đảm bảo nhiều hơn và như vậy họ thu lời nhiều hơn

3 Dịch vụ: Là những hoạt động, lợi ích, thỏa mãn, được đưa ra để bán Dịch

vụ là vô hình, không thể tách rời quá trình sản xuất và quá trình lưu thông phânphối, không thể lưu giữ, dễ thay đổi Gợi ý chiến lược marketing cần phải kiểmtra chiến lược nhiều hơn Người cung ứng phải có tín nhiệm cao hơn và có khảnăng thích ứng cao hơn

Trang 12

Theo mục đích sử dụng

1.Sản phẩm dùng ngay: Là những thứ người ta mua sắm thường xuyên ngay

lập tức, mất ít công sức khi mua Sản phẩm dùng ngay chia ra làm các loại :

- Sản phẩm thiết yếu mà người mua tiêu dùng thường xuyên

- Sản phẩm ngẫu hứng mà người mua không dự khi mua không dự kiếntrước, những thứ này thường bày bán khắp nơi

- Sản phẩm khẩn cấp là thứ người mua mua khi có nhu cầu cấp bách Gợi ýchiến lược Marketing là cần trưng bày bán chúng ở nhiều cửa hàng lẻ đểtranh thủ cơ hội bán hàng

2 Sản phẩm mua có đắn đo:Là những thứ mà trong quá trình lựa chọn và

mua sắm người mua thường so sánh về mức độ thích hợp, chất lượng, giá cả,kiểu dáng Gợi ý chiến lược marketing,là người bán phải có rất nhiều chủng loạikhác nhau để đáp ứng những thị yếu cá nhân, cần có nhân viên bán hàng đượchuấn luyện tốt để cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng

3 Sản phẩm đặc hiệu: Là những thứ có đặc điểm độc đáo và / hay có nhãn

hiệu đặc biệt mà có một nhóm đông người mua thường có thói quen bỏ ra nhiềucông sức để tìm mua Gợi ý chiến lược marketing là người kinh doanh khôngphải chọn địa điểm thuận tiện mà họ phải làm thế nào để cho người mua tươnglai biết được địa điểm bán

4 Sản phẩm không thiết yếu: Là những thứ tiêu dùng không biết đến hoặc

biết nhưng không bao giờ nghĩ đến chuyện mua Gợi ý chiến lược marketing làphải mất nhiều công sức cho việc quảng cáo và bán hàng trực tiếp

5 Sản phẩm vật tư : Có ba nhóm cơ bản là vật liệu và phụ tùng; Hạng mục

cơ bản; Vật tư phụ và dịch vụ

1.3.4 Quyết định về loại sản phẩm

Một danh mục sản phẩm bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau

Loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có quan hệ chặt chẽ với nhau vìcùng thực hiện chức năng tương tự, được bán cho cùng một nhóm người tiêudùng, qua cùng một kênh phân phối hay tạo nên một khung giá cụ thể

Trang 13

Phân tích loại sản phẩm

1 Phân tích doanh số bán và lợi nhuận

Quản trị viên sản phẩm phải phân tích kĩ tỷ lệ phần trăn doanh số bán vàlợi nhuận của từng sản phẩm trong tổng số của loại sản phẩm để biết được sựđóng góp của từng sản phẩm của loại sản phẩm Phân tích doanh số và lợi nhuận

sẽ cho phép quản trị viên sản phẩm có chính sách riêng với từng sản phẩm Việcphân tích có thể bằng đồ thị hay lập bảng phân tích

2 Phân tích đặc điểm thị trường của loại sản phẩm.

Quản trị viên sản phẩm phải kiểm tra xem loại sản phẩm của mình có vịtrí thế nào so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh Biết được vị trí củaloại sản phẩm công ty biết được thời cơ và nguy cơ đối vơi sản phẩm từ đó cóchiến lược marketing có hiệu quả cho nó Để xác định vị trí của loại sản phẩm

có thể dùng các chỉ tiêu như : Chất lượng, thị phần, doanh số… phương tiệnđược dùng có thể là bản đồ vị trí của sản các phẩm

Trục tung là các mức thấp, trung bình, cao về chất lượng, giá hay doanh số…Trục hoành là các sản phẩm của loại sản phẩm

Quyết định chiều dài loại sản phẩm.

1 Kéo dài xuống phía dưới

- Khi công ty có sản phẩm vị trí dẫn đầu thường hay bổ sung những mẫu mãcho đầu dưới thuộc loại sản phẩm của mình nhằm quảng cáo nhãn hiệu củamình với giá thấp vào lúc ban đầu (nhãn hiệu khuyến mại)

- Công ty bị đối thủ tấn công ở đầu trên, quyết định phản công bằng cách tấncông ở đầu dưới của đối thủ cạnh tranh

- Đầu trên ngày càng tăng trưởng chậm

- Công ty đã xâm nhập đầu trên, để tạo hình ảnh chất lượng sẽ mở rộng xuốngphía dưới

- Công ty bổ sung một đơn vị ở đầu dưới để bịt lỗ hổng của thị trường nếukhông nó sẽ thu hút một đối thủ cạnh tranh mới

2 Kéo dài xuống phía dưới có thể có rủi ro:

- Sản phẩm ở đầu thấp có thể gây tổn hại cho sản phẩm ở đầu cao

Trang 14

- Sản phẩm ở đầu thấp có thể kích động đối thủ cạnh tranh trả đũa bằng cáchchuyển dịch về đầu trên.

- Các trung gian chưa sẵn sàng hoặc không đủ khả năng kinh doanh những sảnphẩm đầu dưới vì khả năng sinh lời thấp hay sẽ làm lu mờ hình ảnh của họ

3 Kéo dài nên phía trên

Các công ty ở đầu dưới bị hấp dẫn bởi lợi nhuận cao, tăng trưởng cao ở đầu trênhoặc để khẳng định mình là người sản xuất đầy đủ sản phẩm đầy đủ sản phẩmcủa họ có thể tính đến chuyện xâm nhập đầu trên của thị trường

Khi xâm nhập đầu trên có thể có rủi ro :

- Các đối thủ đầu trên đã cố thủ vững chắc và có thể tấn công xuống phía dưới

- Khách hàng tương lai cho rằng các công ty đầu dưới không thể có sản phẩmchất lượng cao

- Các đại diện bán hàng, các nhà phân phối của công ty này không đủ năng lựchay không được huấn luyện kĩ để phục vụ đầu trên của thị trường

4 Kéo dài ra cả 2 phía của thi trường

Những công ty đang phục vụ đoạn giữa của thị trường có thể kéo dài loại sảnphẩm của mình về 2 phía

Quyết định bổ sung loại sản phẩm

Động lực thúc đẩy bổ sung thêm loại sản phẩm:

1 Muốn tăng thêm lợi nhuận

2 Cố gắng thỏa mãn những than phiền của các đại lí về việc họ bị thiệthại về doanh số do thiếu sản phẩm cùng loại

3 Cố gắng sử dụng năng lực dư thừa

4 Cố gắng để trở thành công ty đứng đầu

Khi bổ sung một loại sản phẩm cần phải làm thế nào để khách hàng có thể

dễ phân biệt, do đó phải đảm bảo chắc chắn loại sản phẩm bổ sung có một điểmkhác biệt dễ thấy và phải đáp ứng được một nhu cầu của thị trường

Quyết định hiện đại hóa sản phẩm.

Do sở thích của người tiêu dùng thay đổi, các yếu tố của môi trường thayđổi, điều này bắt buộc phải thay đổi nhanh chóng việc hiện đại hóa sản phẩm

Trang 15

Các công ty đều có kế hoạch cải tiến sản phẩm khuyến khích khách hàng chuyểnsang sử dụng những sản phẩm được đánh giá cao hơn nhưng cũng phải thanhtoán cao hơn Vấn đề chính là thời điểm cải tiến sản phẩm, nếu quá sớm sẽ làmtổn hại đến việc tiêu thụ các sản phẩm hiện có, nếu quá muộn sau khi các đối thủcạnh tranh đã thiết lập vị trí vững chắc đối với những sản phẩm tân tiến hơn.

Hiện đại hóa sản phẩm có thể toàn bộ ngay lập tức hay hiện đại hóa từngphần Thay đổi từng phần sẽ giúp công ty thấy được phản ứng của khách hàngnhư thế nào đối với sản phẩm cải tiến của mình, tốn kém ít Nhưng bất lợi là ởchỗ nó cho phép các đối thủ cạnh tranh thấy được những thay đổi đó từ họ sẽthiết kế ngay lại sản phẩm của mình

Quyết định làm nổi bật sản phẩm.

Quản trị viên loại sản phẩm có thể lựa chọn một hay một số sản phẩmtrong loại sản phẩm trong loại sản phẩm của mình để làm nổi bật chúng lên Sảnphẩm lựa chọn có thể là đầu dưới hoặc đầu trên

Nếu chọn ở đầu dưới thường phục vụ cho việc “ mở đường”

Nếu chọn ở đầu trên thường để tạo uy tín cho sản phẩm của mình

Việc quyết định làm nổi bật sản phẩm còn phụ thuộc vào chính sách tiêuthụ sản phẩm của công ty nhưng phải thỏa mãn mục tiêu marketing đối với từngsản phẩm cũng như mục tiêu kinh doanh của công ty

Quyết định thanh lọc loại sản phẩm.

Theo định kỳ, quản trị viên loại sản phẩm phải rà soát lại các sản phẩm do

họ phụ trách để có thể thanh lọc chúng Có 2 trường hợp cần phải thanh lọc sảnphẩm: thứ nhất là khi sản phẩm đã chết – được tìm ra thông qua việc phân tíchdoanh số bán, lợi nhuận, chi phí Thứ 2 là khi công ty thiếu năng lực

1.3.5 Quyết định về nhãn hiệu

Khái niệm nhãn hiệu ( thương hiệu)

Theo hiệp hội Marketing Mỹ: Nhãn hiệu là tên, thuật ngữ, kí hiệu, biểutượng, hay kiểu dáng hoặc một sự kết hợp các yếu tố đó nhằm xác định hànghóa hay dịch vụ của một người bán hay một nhóm người bán và phân biệt chúngvới những thứ của các đối thủ cạnh tranh

Trang 16

Các cấp độ ý nghĩa của nhãn hiệu:

1 Gợi lên ý nghĩ những thuộc tính nhất định

2 Các thuộc tính cần được chuyển thành những lợi ích thực dụng hay tìnhcảm

3 Nói lên một điều gì đó về giá trị của nhà sản xuất

4 Có thể thể hiện một nền văn hóa nhất định

5 Nhãn hiệu có thể phác họa một nhân cách nhất định của nhà sản xuất

6 Gợi ý nhân cách của những người mua hay sử dụng sản phẩm

Định lượng uy tín của nhãn hiệu

Một nhãn hiệu mạnh là nhãn hiệu có uy tín cao Uy tín của nhãn hiệu càngcao thì sự trung thành vơi nhãn hiệu của người tiêu dùng càng cao, mức độ biếtđến tên, chất lượng được nhận thấy càng cao hơn, sự gắn bó vơi nhãn hiệu càngmạnh hơn Và các tài sản khác như bằng sáng chế, tên thương mại, và các quan

hệ theo kênh marketing có giá trị cao hơn Nhãn hiệu là tài sản riêng của công

ty, sản phẩm của công ty có thể nhanh chóng lạc hậu còn nhãn hiệu nếu thànhcông thì có thể còn mãi với thời gian Vì là tài sản nên trong chừng mực nào đó

nó có thể được bán hoặc mua với giá nào đó Uy tín cao của nhãn hiệu đem lạimột số lợi thế cạnh tranh cho công ty:

1 Giảm bớt chi phí Marketing vì mức độ biết đến và trung thành với nhãnhiệu đã cao

2 Công ty sẽ có thế đòn bẩy thương mại mạnh khi thương lượng với cáctrung gian người tiêu dùng đang trông đợi họ kinh doanh nhãn hiệu đó

3 Công ty có thể đòi giá cao hơn đối thủ cạnh tranh vì nhãn hiệu có chấtlượng đã được thừa nhận cao hơn Công ty có thể dễ dàng hơn trong việc khuếchtrương nhãn hiệu vì nhãn hiệu đã được tín nhiệm cao hơn

4 Tạo điều kiện cho công ty phòng thủ tốt trong việc chống lại cạnhtranh về giá

Với tư cách là một tài sản cần phải quản lí sao cho uy tín của nhãn hiệukhông bị giảm sút Muốn vậy đòi hỏi phải duy trì hay không ngừng nâng caomức độ biết đến nhãn hiệu, chất lượng được thừa nhận của nhãn hiệu, công dụng

Trang 17

của nhãn hiệu và sự gắn bó chặt chẽ với nhãn hiệu Để làm được những điều nàyphải không ngừng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, khôn khéo trong quảngcáo, đảm bảo những dịch vụ thương mại và tiêu dùng tuyệt hảo cùng nhiều biệnpháp khác.

Quyết định gắn nhãn hiệu cho sản phẩm

Ngày nay, hầu hết các sản phẩm đều có tên hiệu Từ các loại hàng hóa caocấp giá trị lớn đến các loại hàng là sản phẩm nông nghiệp Mặt khác các, một sốhàng tiêu dùng lại trở về không lập nhãn hiệu, nó chỉ được đóng gói mà không

có gì xác định nhà sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí về bao bì và làm nhãn hiệu

1 Tại sao phải gắn nhãn hiệu cho sản phẩm? Để trả lời cho câu hỏi này ta đi xem xét các quan điểm sau :

- Theo quan điểm người mua : Nhãn hiệu giúp người mua biết ít nhiều vềchất lượng sản phẩm Nếu là hàng tiêu dùng không phải dùng giác quan để kiểmtra trong quá trình mua, vì vậy không tốn nhiều thời gian trong quá trình mua vànếu nhờ người khác mua hộ sẽ rất đơn giản

- Theo quan điểm của người bán: Nhãn hiệu giúp công ty dễ thực hiện cácđơn đặt hàng Tên hiệu giúp quảng cáo, thu hút được khách hàng Tên hiệu tạođiều kiện chống lại cạnh tranh được pháp luật bảo vệ, tên hiệu làm tăng uy tíncông ty

- Theo quan điểm xã hội : Sản phẩm có gắn nhãn hiệu, bắt buộc các tổ chứcphải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, sản phẩm có tên hiệu, khi đó

xã hội có nhiều mặt hàng để lựa chọn

2 Một số quyết định về gắn nhãn hiệu

Một sản phẩm được tung ra có thể gắn với một trong các loại nhãn hiệu:

- Nhãn hiệu của nhà sản xuất : Nhà sản xuất phải mất nhiều năm và tiêu tốnrất nhiều tiền để tạo ra sự ưa thích của khách hàng đối với nhãn hiệu của mình

- Nhãn hiệu đi thuê: Người bán phải đi thuê những nhãn hiệu được kháchhàng ưa thích và trả tiền thuê Như vậy sẽ tạo ngay cho sản phẩm một nhãn hiệuquen thuộc Những năm gần đây việc cấp phép sử dụng tên logo, dấu hiệuthương mại, nhân vật để thu tiền bản quyền đã trở thành ngành kinh doanh lớn

Trang 18

- Nhãn hiệu của người phân phối : Các trung gian ngày nay đang tìm cách để

có nhãn hiệu riêng của mình Muốn được họ phải tìm kiếm nhà cung ứng đủđiều kiện giao hàng với chất lượng ổn định Họ phải mua một số lớn sản phẩm

và chôn vùi cốn của họ ở đó, họ phải chi tiền cho hoạt động chiêu thị về nhãnhiệu riêng của mình Họ tìm kiếm những người sản xuất có năng lực sản xuất dưthừa và những người này sẵn sàng nhận sản xuất nhãn hiệu riêng với giá thấp,

họ chi phí cho phân phối và chiêu thị thấp, dẫn đến giá bán thấp vì thế mà khảnăng sinh lời cao

Quyết định về chất lượng chỉ tiêu.

Chất lượng là một trong những công cụ định vị chủ yếu của nhàMarketing Chất lượng thể hiện tính bền, tính tin cậy, tính an toàn, dễ sử dụng và

dễ sửa chữa

Có 4 mức chất lượng: Thấp, trung bình, cao và hảo hạng Trong 4 mứcchất lượng này nên tập trung vào chất lượng cao

Quyết định tên nhãn hiệu.

1 Tên nhãn hiệu cá biệt: Không ảnh hưởng đến uy tín công ty Cho phép

công ty tìm kiếm những tên hay nhất cho từng sản phẩm mới- tên mới tạo ra sựthích thú mới niềm tin mới

2 Tên nhãn hiệu chung cho tất cả sản các phẩm Chi phí cho phát triển ít

hơn vì chỉ có 1 tên nhãn hiệu, không phải chi phí nhiều cho quảng cáo để tạo ra

sự thừa nhận tên nhãn hiệu Hơn nữa nếu nhà sản xuất có danh tiếng thì việc tiêuthụ sẽ mạnh

3 Tên nhãn hiệu riêng cho tất cả các sản phẩm: Không ảnh hưởng đến uy

tín của công ty, thường được sử dụng khi công ty đưa ra những sản phẩm cóchất lượng khác nhau trong cùng một lớp sản phẩm

4 Tên thương mại của công ty kết hợp với tên cá biệt của sản phẩm: Tên

công ty là để hợp pháp hóa , tên cá biệt là để cá biệt hóa sản phẩm mới.Khi công

ty có uy tín nổi tiếng thì có nhiều thuận lợi Sản phẩm chất lượng thấp sẽ ảnhhưởng đến uy tín của công ty

Trang 19

Quyết định chiến lược nhãn hiệu

1.Quyết định mở rộng chủng loại : Thường áp dụng khi công ty muốn bổ

sung thêm sản phẩm vào cùng một loại sản phẩm có cùng một tên nhãn hiệu.Việc mở rộng chủng loại có khả năng làm cho tên hiệu bị mất đi ý nghĩa đặc biệtcủa nó Việc mở rộng chủng loại có thể làm tăng chi phí phát triển và chiêu thị

cổ động Ngay cả khi đảm bảo trang trải đủ chi phí thì cũng có thể gây thiệt hạicho sản phẩm khác cùng chủng loại Vấn đề đặt ra là khi mở rộng chủng loạiphải tăng được khối lượng tiêu thụ

2.Quyết định mở rộng nhãn hiệu: Là sử dụng nhãn hiệu đã thành công để

tung ra một sản phẩm mới

3.Quyết định sử dụng nhiều nhãn hiệu: Là quyết định triển khai nhiều

nhãn hiệu cho cùng một loại sản phẩm

4.Quyết định sử dụng nhãn hiệu mới Trước khi đưa ra quyêt định cần trả

lời các câu hỏi: Doanh nghiệp đã đủ lớn mạnh chưa? Tuổi thọ của sản phẩm dàihay ngắn? Có nên tránh mang tên công ty hay không? Sản phẩm có cần sự hỗtrợ bởi tên công ty hay không? Doanh thu của sản phẩm có được bù đắp đượcchi phí cho nhãn hiệu mới hay không?

Quyết định tái định vị nhãn hiệu :

Là việc tái định vị lại tên hiệu cho sản phẩm Việc tái định vị lại có thểđòi hỏi thay đổi cả sản phẩm lẫn hình ảnh của sản phẩm

Yêu cầu đối với nhãn hiệu

Phải nói lên phần nào lợi ích chất lượng của sản phẩm Dễ đọc, dễ nhận ra

và dễ nhớ Phải độc đáo Phải dễ dàng dịch sang tiếng nước ngoài Phải đượcđăng kí, sau khi đăng ký sẽ được pháp luật bảo vệ

1.3.6 Quyết định về bao bì và gắn nhãn hiệu.

Khái niệm

Tất cả các vật liệu để gói bọc hàng hóa beeb trong với mục đích giữ nguyênđược chất lượng , số lượng hàng hóa và là nơi dùng để quảng cáo thêm thìgọi là bao gói

Trang 20

Bao bì là một công cụ marketing quan trọng.

Bao bì mô tả được công dụng, lợi ích của sản phẩm, tạo niềm tin và ấn tượngtốt đẹp đối với sản phẩm của khách hàng Người tiêu dùng sẵn sàng muasảnphẩm khi có bao bì tiện lợi, kiểu dáng đẹp, với một mức độ tin cậy và uytin của bao bì Bao bì giúp người tiêu dùng nhận ra ngay sản phẩm hoặc tổchức

Quyết định triển khai bao bì cho sản phẩm mới.

Việc triển khai một bao bì cho sản phẩm mới có hiệu quả phải liên quanđến nhiều quyết định đúng

1 Quyết định nhiệm vụ của bao bì : bảo vệ hàng hóa, an toàn trong vận

chuyển, bổ sung quảng cáo

2 Quyết định : kích cỡ, hình dạng, chất liệu, màu sắc, chữ nghĩa và dấu

hiệu trên bao bì Những quyết định này phải đảm bảo hài hòa để làm nổi bật giátrị bổ sung của sản phẩm và hỗ trợ cho việc định vị sản phẩm, chiến lượcmarketing Chiến lược này phải nhất quán với quảng cáo, định giá, phân phối vàcác chiến lược marketing khác

3 Quyết định thử nghiệm bao bì :

Thử nghiệm kĩ thuật để đảm bảo chắc chắn bao bì chịu được những điềukiện của môi trường bình thường

Thử nghiệm hình thức để đảm bảo chắc chắn chữ viết dễ đọc và màu sắchài hòa

Thử nghiệm kinh doanh để đảm bảo rằng các nhà kinh doanh đều thấybao bì hấp dẫn và cách bảo quản

Thử nghiệm với người tiêu dùng để đảm bảo người tiêu dùng ưng ý

4 Quyết định về những bộ phận chống làm giả

5 Quyết định lập nhãn trên bao bì.

Nhãn trên bao bì phải mô tả được những điều cơ bản về sản phẩm: Tênnhãn hiệu, dấu hiệu nhãn hiệu sản phẩm, người sản xuất, nơi sản xuất, tên sảnphẩm, thành phần cấu tạo, cách sử dụng, ngày sản xuất,ngày hết hạn sử dụng sảnxuất, những điều lưu ý khi sử dụng…

Trang 21

Nhãn cho phép nhận biết được sản phẩm Nhãn chỉ rõ phẩm cấp của sảnphẩm Nhãn có thể quảng cáo cho sản phẩm nhờ những hình vẽ hấp dẫn của nó.Theo thời gian nhãn có thể trở lên lỗi thời và cần làm mới.

Những quyết định về dịch vụ khách hàng.

Dịch vụ khách hàng là một yếu tố quan trọng trong chiến lược sản phẩm.Tùy theo giá trị và mức độ phức tạp khi dùng sản phẩm mà nó có hay khôngdịch vụ khách hàng Khi có dịch vụ khách hàng thì phải làm thật tốt với chấtlượng cao Khi đó nó là công công cụ cạnh tranh trên thị trường có hiệu quả

1.3.7 Chiến lược triển khai sản phẩm mới.

Do thị yếu của người mua luôn thay đổi , do cạnh tranh gay gắt, do sựphát triển của kĩ thuật và công nghệ mới, vậy công ty cần triển khai chươngtrình sản phẩm mới

Khái niệm về sản phẩm mới trong lĩnh vực marketing.

Mới so với sản phẩm hiện có về các chức năng

Mới về phương diện pháp lí do sáng chế phất minh đã đăng kí bản quyền.Mới theo nhãn quan người tiêu dùng theo quan điểm này, một sản phẩmthỏa mãn được những đòi hỏi mới của họ có thể được coi là sản phẩm mới

Những nguyên nhân làm thất bại của sản phẩm mới.

1 Do thị trường mục tiêu quá nhỏ

2 Do sự khác biệt của sản phẩm mơi dưới con mắt người tiêu dùng làkhông quan trọng

3 Do chất lượng của sản phẩm chưa đạt yêu cầu mong đợi của người tiêudùng

4 Do thông tin kém, phân phối tồi, sản phẩm không đến được với ngườitiêu dùng

5 Do xác định thời điểm không đúng

6 Do thực hiện phối hợp các hoạt động Marketing không có hiệu quả

Tiến trình triển khai sản phẩm mới

1 Triển khai chiến lược sản phẩm mới

Trang 22

Mục đích : xác định khả năng triển khai sản phẩm mới dưới ánh sáng củacác mục tiêu của công ty.

Thông tin và các giải pháp marketing được sử dụng là các mục tiêu, mặtmạnh, mặt yếu hiện nay về công ty về phương diện thị trường và sản phẩm

2 Nảy sinh ý tưởng: Triển khai các quan điểm về sản phẩm có thể có.

Được xuất phát từ ý tưởng của các nhân viên, các cộng sự, khách hàng , phântích chiến lược của đối thủ cạnh tranh

3 Đánh giá ý tưởng: Lựa chọn những ý tưởng tốt, loại bỏ ý tưởng tồi về

sản phẩm Được làm bằng thử nghiệm và các phương pháp có điểm trọng số

4 Kế hoạch dự án: Xác định số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, xây

dựng chiến lược marketing và dự phòng về tài chính Những thông tin đượcdùng gồm: sản phẩm, phân tích kinh tế, sản xuất, pháp lí và khả năng sinh lờicủa sản phẩm mới…

5 Triển khai sản phẩm mới: Tạo ra sản phẩm mới, thử nghiệm trong

phòng thí nghiệm, thử nghiệm với khách hàng bằng sản phẩm mẫu

6 Thử nghiệm thị trường: Trắc nghiệm sản phẩm, triển khai chiến lược

marketing trên các thị trường với quy mô giới hạn

7 Thương mại hóa: Định vị và tung sản phẩm ra thị trường.

Trang 23

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

1.1 Giới thiệu chung về công ty.

13/09/198801012481413.975.316.400.000 (28/05/2015)Tòa nhà FPT, Phố Duy Tân, Đường Phạm Hùng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

+84 (4) 730-07300www.fpt.com.vnChủ tịch HĐQT: Trương Gia BìnhTổng giám đốc: Bùi Quang Ngọc+25.000 người

Công nghệ; Viễn thông; Phân phối-bán lẻ các sản phẩm công nghệ; Giáo dục

 Tháng 1/1997, công ty thành lập Trung tâm FPT Internet, trở thành nhàcung cấp dịch vụ truy cập Internet (ISP) và nội dung (ICP) đầu tiên ở ViệtNam

 Năm 1999, công ty thành lập 2 trung tâm xuất khẩu phần mềm tại Hà Nội

và TP Hồ Chí Minh, 2 trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế FPT Aptech

Trang 24

tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, khai trương Khu Công nghệ Phần mềmFPT tại tòa nhà HITC.

 Tháng 3/2002, công ty cổ phần hóa với tên Công ty Cổ phần Phát triểnĐầu tư Công nghệ FPT (tên tiếng Anh giữ nguyên)

 Năm 2004, FPT khai trương Chi nhánh FPT Đà Nẵng, thành lập một loạttrung tâm mới: Trung tâm Dịch vụ ERP, Trung tâm Đào tạo Mỹ thuật đaphương tiện FPT-Arena, Trung tâm Phát triển Công nghệ FPT

 Năm 2005, FPT thành lập Trung tâm FPT Media, chuyển đổi Chi nhánhTruyền thông FPT thành CTCP Viễn thông FPT (FPT Telecom), FPTTelecom nhận Giấy phép thiết lập hạ tầng mạng viễn thông ở Việt Nam,thành lập Công ty TNHH FPT Software Nhật Bản, Vườn ươm FPT tại TP

Hồ Chí Minh

 Năm 2006, FPT Telecom được cấp phép cung cấp thử nghiệm dịch vụWimax di động và cố định, triển khai dịch vụ truyền hình Internet (InternetProtocol Television-IPTV), FPT được cấp phép thành lập Đại học FPT

 Tháng 12/2006, niêm yết cổ phiếu của công ty tại Trung tâm GDCKTP.HCM với giá trị vốn hoá lớn nhất thị trường tại thời điểm đó

 Công ty Cổ phần FPT hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh số 0103001041 so Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lầnđầu ngày 13/05/2002

 Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điều chỉnh ngày 19/12/2008,Công ty đã đổi tên từ Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPTthành Công ty Cổ phần FPT

 Năm 2014 tiến hành thương vụ M&A đầu tiên trong lĩnh vực CNTT củaViệt Nam tại thị trường nước ngoài Cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền

Ngành nghề kinh doanh

FPT hoạt động trải rộng hầu hết trong các lĩnh vực quan trọng trongngành CNTT-VT từ phát triển phần mềm, tích hợp hệ thống, dịch vụCNTT, viễn thông, phân phối - bán lẻ sản phẩm công nghệ đến đào tạonhân lực CNTT chất lượng cao

Ngày đăng: 22/05/2016, 21:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w