1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên – Hà Nam

83 939 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 6,87 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên – Hà Nam 5 1.2. Những vấn đề về du lịch 6 1.2.1. Du lịch là gì? 6 1.2.2. Tài nguyên du lịch 7 1.3. Những vấn đề về du lịch văn hóa 9 1.3.1. Văn hóa là gì? 9 1.3.2. Du lịch văn hóa 10 1.4. Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch 13 Tiểu kết chương 1 16 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI HUYỆN DUY TIÊN – HÀ NAM 17 2.1. Tổng quan về huyện Duy Tiên – Hà Nam 17 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 17 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 19 2.1.3. Tôn giáo, tín ngưỡng 22 2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa của huyện Duy Tiên – Hà Nam 25 2.2.1. Di tích lịch sử - văn hóa 25 2.2.2. Lễ hội 32 2.2.3. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học 37 2.3. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên – Hà Nam 42 2.3.1. Vị trí của du lịch trong cơ cấu kinh tế - xã hội của huyện Duy Tiên 42 2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 43 2.3.3. Sản phẩm du lịch văn hóa 48 2.3.4. Công tác quản lý, tổ chức và bảo tồn tài nguyên du lịch văn hóa 49 2.3.5. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch 50 2.3.6. Công tác quảng bá và xúc tiến đầu tư du lịch 53 2.3.7. Kết quả của hoạt động du lịch văn hóa 54 Tiểu kết chương 2 58 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI HUYỆN DUY TIÊN – HÀ NAM 59 3.1. Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên – Hà Nam 59 3.1.1. Đẩy mạnh công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch văn hóa. 59 3.1.2. Nâng cao hoạt động quản lý du lịch văn hóa 60 3.1.3. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch 60 3.1.4. Đẩy mạnh sản xuất và đa dạng hóa nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 61 3.1.5. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch 62 3.1.6. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch 63 3.1.7. Thu hút vốn đầu tư cho hoạt động du lịch 64 3.1.8. Hoàn thiện cơ chế chính sách và tăng cường quản lý Nhà nước về phát triển du lịch văn hóa 64 3.1.9. Giải quyết tốt vấn đề môi trường và giáo dục cộng đồng 65 3.2. Định hướng phát triển du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên 66 Tiểu kết chương 3 69 KẾT LUẬN 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHỤ LỤC 73

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại khoa Du lịch trường Đại học Công nghiệp HàNội, em đã được các thầy cô trong khoa tận tình giảng dạy, truyền đạt kiếnthức và kinh nghiệm quý báu để làm hành trang vững chắc đầy tự tin khi bướcvào đời Và nhờ đó, em mới có cơ hội được thực hiện luận văn tốt nghiệp ratrường Với lòng biết ơn sâu sắc của mình, em xin được gửi tới các thầy côtrong Khoa Du lịch lời cảm ơn chân thành

Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp, em xin được bày tỏ lời cảm ơnchân thành tới ThS Nguyễn Thị Tuyến là người trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt

em trong suốt thời gian vừa qua bằng tất cả tấm lòng chân tình và tinh thầntrách nhiệm của mình

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Sở VH, TT&DL tỉnh Hà Nam, cácanh chị trong phòng Nghiệp vụ du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho emnghiên cứu và cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết để hoàn thành tốt luận văntốt nghiệp này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnhnhất, song do sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránhkhỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được Em rất mongđược sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để bài khóa luận được hoàn chỉnhhơn

Em xin chân thfành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Thảo

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA 5

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên – Hà Nam 5

1.2 Những vấn đề về du lịch 6

1.2.1 Du lịch là gì? 6

1.2.2 Tài nguyên du lịch 7

1.3 Những vấn đề về du lịch văn hóa 9

1.3.1 Văn hóa là gì? 9

1.3.2 Du lịch văn hóa 10

1.4 Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch 13

Tiểu kết chương 1 16

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI HUYỆN DUY TIÊN – HÀ NAM 17

2.1 Tổng quan về huyện Duy Tiên – Hà Nam 17

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 17

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 19

2.1.3 Tôn giáo, tín ngưỡng 22

2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa của huyện Duy Tiên – Hà Nam 25

2.2.1 Di tích lịch sử - văn hóa 25

2.2.2 Lễ hội 32

2.2.3 Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học 37

2.3 Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên – Hà Nam 42

2.3.1 Vị trí của du lịch trong cơ cấu kinh tế - xã hội của huyện Duy Tiên 42

2.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 43

2.3.3 Sản phẩm du lịch văn hóa 48

Trang 3

2.3.6 Công tác quảng bá và xúc tiến đầu tư du lịch 53

2.3.7 Kết quả của hoạt động du lịch văn hóa 54

Tiểu kết chương 2 58

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI HUYỆN DUY TIÊN – HÀ NAM 59

3.1 Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên – Hà Nam .59

3.1.1 Đẩy mạnh công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch văn hóa 59

3.1.2 Nâng cao hoạt động quản lý du lịch văn hóa 60

3.1.3 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch 60

3.1.4 Đẩy mạnh sản xuất và đa dạng hóa nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 61

3.1.5 Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch 62

3.1.6 Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch 63

3.1.7 Thu hút vốn đầu tư cho hoạt động du lịch 64

3.1.8 Hoàn thiện cơ chế chính sách và tăng cường quản lý Nhà nước về phát triển du lịch văn hóa 64

3.1.9 Giải quyết tốt vấn đề môi trường và giáo dục cộng đồng 65

3.2 Định hướng phát triển du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên 66

Tiểu kết chương 3 69

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

PHỤ LỤC 73

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CN - TTCN : Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

VH, TT&DL : Văn hóa, thể thao và du lịch

BOT : Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao

BT : Hợp đồng xây dựng – chuyển giao

Bảng 2.6 : Số lượng khách du lịch đến với huyện Duy Tiên qua các nămBảng 2.7 : Mục đích của khách du lịch khi đến với huyện Duy Tiên

Bảng 2.8 : Doanh thu từ hoạt động du lịch của huyện Duy Tiên qua các

nămHình 2.1 : Cơ cấu kinh tế huyện Duy Tiên năm 2014 - 2015

Hình 2.2 : Tỷ lệ % những điều khách không hài lòng khi đến Duy Tiên Hình 2.3 : Tỷ lệ % mức độ tham gia vào hoạt động du lịch của người dân

huyện Duy Tiên Hình 2.4 : Tỷ lệ % hoạt động du lịch của người dân Duy Tiên

Hình 2.5 : Biểu đồ thể hiện lượng khách đến với huyện Duy Tiên giai

đoạn 2010 - 2015Hình 2.6 : Tỷ lệ % mục đích của du khách khi đến Duy Tiên

Hình 2.7 : Biều đồ thể hiện doanh thu từ du lịch của huyện Duy Tiên giai

đoạn 2010 - 2015

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Ngày nay, hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trởthành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới Theo khảosát, đánh giá của chuyên gia Tổ chức Du lịch Thế giới, trong những năm gầnđây, hầu hết các quốc gia, đặc biệt là những nước có ngành du lịch phát triển

ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang từng bước điều chỉnh định hướngchiến lược sản phẩm, tập trung đầu tư nhiều hơn vào phát triển và quảng bá,xúc tiến du lịch văn hóa Bởi ước tính, tỷ lệ khách quốc tế tới tham quan, trảinghiệm các sản phẩm du lịch văn hóa tại các thành phố/thủ đô của các nướctrong khu vực luôn chiếm khoảng hơn 40% tổng số khách Có thể thấy, dulịch văn hóa là một loại hình du lịch có sức hấp dẫn và tính bền vững cao

Ở Việt Nam, tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng và

Nhà nước ta đã đề ra chủ trương cho ngành du lịch: “Phát triển du lịch thực

sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực” Như vậy, du lịch

văn hóa đang là một chiến lược phát triển mang tính lâu dài dựa trên nhữnglợi thế của đất nước, là nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy du lịch Việt Namphát triển nhanh và bền vững

Đứng trước sự phát triển chung của đất nước, huyện Duy Tiên – mộthuyện của tỉnh Hà Nam, nơi có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong trung tâm củavùng du lịch Bắc Bộ và trên tuyến du lịch xuyên Việt, cửa ngõ phía nam củathủ đô Hà Nội, là nơi địa linh nhân kiệt và giàu tiềm năng tài nguyên du lịch

Từ xa xưa, dưới các triều đại phong kiến, huyện đã là nơi có số người đỗ đạtcao nhất của tỉnh

Trải qua thời gian và sự tàn phá nặng nề của hai cuộc chiến tranh chốngPháp và chống Mĩ, cùng với những biến động của xã hội, Duy Tiên vẫn lưu

Trang 6

giữ được rất nhiều các di tích lịch sử văn hoá có giá trị và mang chiều sâu lịch

sử văn hoá Mỗi di tích gắn với một truyền thuyết, nhân vật lịch sử hay mộtphong cách kiến trúc của một thời đại Bên cạnh đó, Duy Tiên còn có nhiềuphong tục tập quán đẹp, các kho tàng văn hoá dân gian đặc sắc và các làngnghề truyền thống Với những tiềm năng quý giá đó, Duy Tiên có thể pháttriển du lịch văn hóa trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương, gópphần phát huy các giá trị văn hóa quê hương

Tuy nhiên, hoạt động du lịch nhằm khai thác các giá trị văn hoá của DuyTiên hiện nay lại chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vốn có của nó Hìnhảnh du lịch văn hóa của huyện Duy Tiên chưa thực sự tạo được dấu ấn, sựquan tâm trong lòng khách du lịch Nguyên nhân cũng bởi bản thân du kháchchưa có sự hiểu biết nhiều, thậm chí chưa từng biết đến những giá trị văn hóađặc sắc của nơi đây, nên Duy Tiên không phải là điểm đến cho chuyến du lịchcủa họ Và vấn đề đặt ra là phải làm sao khai thác có hiệu quả các giá trị vănhoá, để từ đó phát triển mạnh du lịch văn hóa ở huyện Duy Tiên, đem thương

hiệu “núi Đọi – sông Châu” đến gần hơn với khách du lịch trong và ngoài

nước

Từ những vấn đề lý luận và thực tế nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn

đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên – Hà Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình

- Góp phần phát huy thế mạnh và phát triển bền vững loại hình du lịch văn

Trang 7

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động du lịch văn hóa.

- Khách thể nghiên cứu: Huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam và một số tỉnh

thành lân cận

- Đối tượng khảo sát: huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận giải một số vấn đề chung về vấn đề khai thác các giá trị văn hóatrong phát triển du lịch

- Tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá được tiềm năng và thực trạng phát triển

du lịch văn hóa của huyện Duy Tiên

- Đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng của hoạt động du lịch,khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên, HàNam

5 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch

văn hóa và đề xuất giải pháp cho hoạt động này

- Phạm vi về không gian: thuộc địa bàn huyện Duy Tiên - Hà Nam.

- Phạm vi về thời gian: nghiên cứu các hoạt động du lịch văn hóa của

huyện Duy Tiên từ năm 2010 - 2015 Thời gian tác giả thực hiện khóa luận là

từ ngày 8/3/2016 – 30/04/2016

6 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành bài luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu sau:

- Phương pháp phân tích tổng hợp: để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Thông tin về đối tượng nghiên

cứu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nên cần phải phân loại, so sánh

và chọn lọc những thông tin có giá trị nhất để sử dụng trong bài viết

- Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng phương pháp này để khảo

sát, điều tra trực tiếp một số du khách, những người có trách nhiệm quản lýkhu du lịch, những người cung cấp dịch vụ cho khách du lịch, đồng thời kết

Trang 8

hợp với việc sử dụng phỏng vấn chuyên sâu Qua đây, có thể có cái nhìn xácthực về tài nguyên và hoạt động du lịch tại nơi nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê xã hội học: để xử lý các kết quả điều tra, thể

hiện các kết quả đó thành những bảng biểu, tỷ lệ %…

- Phương pháp khảo sát thực địa: quá trình thực địa giúp cho tài liệu thu

thập được phong phú hơn, giúp cho việc học tập nghiên cứu đạt hiệu quả cao

và có một tầm nhìn khách quan để nghiên cứu đề tài Phương pháp này giúpcho người nghiên cứu có cái nhìn khách quan, có những đánh giá đúng đắn vềvấn đề nghiên cứu, hiểu vấn đề một cách sâu sắc và tránh được tính phiếndiện trong khi nghiên cứu

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận vănđược trình bày theo cấu trúc 3 chương như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận để nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên - Hà Nam, trình bày quan điểm lý luận về du

lịch văn hóa

Chương 2 Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên

-Hà Nam, trình bày về những tiềm năng du lịch của địa phương, các kết quả

đạt được trong hoạt động du lịch văn hóa cũng như những vấn đề còn tồnđọng, làm cản trở sự phát triển du lịch của huyện Duy Tiên

Chương 3 Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên - Hà Nam, đưa ra một số những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó

khăn mà địa phương đang gặp phải trong hoạt động du lịch, đồng thời đưa ramột số đề xuất về hướng đi mới, cách làm mới để hoạt động du lịch phát triểnbền vững

Trang 9

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA

Tổng quan tình hình nghiên cứu về du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên –

Hà Nam

Nghiên cứu về loại hình du lịch văn hóa đã có nhiều tác phẩm của các

học giả như tác giả Trần Thúy Anh với cuốn “Giáo trình du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ”, tác giả Dương Văn Sáu với “Di tích lịch

-sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam”,… nhiều cuốn sách đã được -sử dụng

làm giáo trình giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng về du lịch

Tại Hà Nam hiện mới chỉ có một vài cuốn sách mang tính thống kê, nổi

bật là các ấn phẩm đã được xuất bản: Hà Nam di tích và danh thắng, Địa chí

Hà Nam, Tuyển tập văn bia Hà Nam, … Bản thân huyện Duy Tiên cũng mới xây dựng một số dự thảo như “Dự thảo nhiệm vụ quy hoạch chi tiết khu lễ hội Tịch Điền xã Đọi Sơn - huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam”; “Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm du lịch văn hóa tâm linh đền Lảnh Giang xã Mộc Nam - huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam”, đưa ra quy hoạch các điểm di tích lịch sử của địa

phương để phục vụ phát triển du lịch, cùng với các tờ gấp giới thiệu về quầnthể di tích Đọi Sơn, đền Lảnh Giang với khoảng 4 đĩa CD giới thiệu các ditích tiêu biểu,… Ngoài ra, còn có một số các bài luận văn của sinh viênnghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của loại hình du lịch văn hóa của

huyện Duy Tiên như: đề tài “Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa nhằm phát triển du lịch văn hóa ở huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay” của sinh viên Nguyễn Thị Huê, hay “Nghi lễ cày Tịch Điền Đọi Sơn huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam với phát triển du lịch” của sinh viên Bùi Thị

Phương Thúy,…

Tuy nhiên, đến nay lại chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứuđánh giá một cách tổng thể, hoàn thiện về giá trị văn hóa của vùng để khaithác, phát triển du lịch văn hóa của huyện Duy Tiên nói riêng và của tỉnh HàNam nói chung

Trang 10

Những vấn đề về du lịch

Du lịch là gì?

Khái niệm du lịch

Theo Luật Du lịch thì: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến

đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định[4, Điều 4]

Liên hợp quốc năm 1963 đã đưa ra định nghĩa như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ[2,9]

Theo các học giả biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, nội dung cơ

bản của du lịch gồm hai thành phần riêng biệt, nghĩa thứ nhất của từ này là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật Theo nghĩa thứ hai, du lịch được coi là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết

về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ[2,10].

Vì vậy, khái niệm du lịch có thể được hiểu là:

- Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của

các cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe,nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theoviệc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sởchuyên nghiệp cung ứng

Trang 11

trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đíchphục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.

Các loại hình du lịch

Phụ thuộc vào các nhân tố khác nhau, dựa vào đặc điểm vị trí, phươngtiện và mục tiêu có thể chia hoạt động du lịch thành các loại hình riêng biệt

- Theo mục đích chuyến đi:

+ Du lịch thuần túy: du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, dulịch mạo hiểm, du lịch thể thao, du lịch lễ hội

+ Du lịch với mục đích kết hợp: du lịch công vụ, du lịch thương gia, du lịchnghiên cứu (học tập), du lịch thể thao, du lịch chữa bệnh, du lịch tôn giáo, dulịch thăm thân

- Theo phạm vi lãnh thổ: du lịch nội địa; du lịch quốc tế.

- Theo vị trí địa lý của các cơ sở du lịch: du lịch nghỉ biển; du lịch nghỉ

núi; du lịch thành thị; du lịch nông thôn

- Theo các phương tiện giao thông:

+ Du lịch đường bộ: xe đạp, ô tô,…

+ Du lịch bằng đường không: máy bay, khinh khí cầu,…

+ Du lịch bằng đường thủy: tàu biển, tàu thủy,…

- Theo thời gian cuộc hành trình: du lịch ngắn ngày; du lịch dài ngày.

- Theo lứa tuổi: du lịch thiếu niên; du lịch thanh niên; du lịch trung niên.

- Theo phương thức hợp đồng: du lịch trọn gói; du lịch từng phần.

- Căn cứ vào phương tiện lưu trú: khách sạn; Motel; nhà trọ; camping;

resort; Bungalow; Làng du lịch; Homestay; tàu du lịch

- Theo hình thức tổ chức: cá nhân, gia đình, tập thể.

- Các loại hình du lịch mới: du lịch hoài niệm, du lịch nông nghiệp, du

lịch đánh bạc, du lịch vườn, du lịch vũ trụ,…

Tài nguyên du lịch

Theo Điều 4, Luật Du lịch năm 2005 định nghĩa: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình

Trang 12

lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu

du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”[4]

Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên tạo ra (tài nguyên du lịch tựnhiên) và cũng có thể do con người tạo ra (tài nguyên du lịch nhân văn)

- Tài nguyên du lịch tự nhiên:

Vị trí địa lý: lợi thế là điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du

lịch, khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch không quá

xa Trong một số trường hợp, khoảng cách xa lại có sức hút đối với khách dulịch có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kỳ

Địa hình: địa phương phải có địa hình đa dạng với những đặc điểm tự

nhiên như: biển, rừng, sông, hồ, núi, với những phong cảnh đẹp

Khí hậu: những nơi có khí hậu điều hoà thường được khách du lịch ưa

chuộng Khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá nóng, quá khô,quá ẩm hoặc những nơi có nhiều gió

Thực vật, động vật: Nếu sự phong phú về thực vật (nhiều rừng, nhiều

hoa, ) tạo ra không khí trong lành, sự yên tĩnh và trật tự cũng như thu hút dukhách đến tìm tòi, nghiên cứu thì động vật phong phú, quý hiếm cũng là đốitượng cho săn bắn du lịch và đối tượng để nghiên cứu và lập vườn bách thú

Tài nguyên nước: tạo điều kiện để điều hoà không khí, phát triển giao

thông vận tải và tạo điều kiện cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch riêngbiệt như: du lịch chữa bệnh (bằng nước khoáng, bùn, )

- Tài nguyên du lịch nhân văn:

Các giá trị lịch sử là đối tượng quan tâm của khách du lịch có hứng thúhiểu biết Giá trị lịch sử được chia thành hai nhóm: Nhóm những giá trị lịch

sử gắn với nền văn hoá chung của loài người và nhóm những giá trị lịch sửđặc biệt

Các giá trị văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan

Trang 13

trường đại học nổi tiếng, các trung tâm tổ chức các hoạt động văn hoá, nhữngcông trình kiến trúc độc đáo,

Các phong tục tập quán cổ truyền, các thành tựu về kinh tế của đất nướchay của vùng cũng có sức thu hút đối với khách du lịch

Con người có hai loại nhu cầu cơ bản là nhu cầu vật chất và tinh thần, dovậy, tương ứng với nó là hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần Từ đó, quanniệm văn hóa được phân chia thành hai dạng là văn hóa vật chất và văn hóatinh thần

Văn hóa vật chất (văn hóa vật thể) bao gồm toàn bộ những sản phẩm do

hoạt động sản xuất vật chất của con người tạo ra như: đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa,

đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, công cụ sản xuất, phương tiện đi lại, các di tíchlịch sử - văn hóa…

Văn hóa tinh thần (văn hóa vô hình) văn hóa phi vật thể bao gồm toàn bộ

những sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con người tạo ra như: tưtưởng, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, đạo đức,văn chương, âm nhạc…

Từ đó, chúng ta có thể hiểu: Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị về vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và

xã hội của mình

Trang 14

Du lịch văn hóa

Khái niệm du lịch văn hóa

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 thì: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống”[4]

Trong Giáo trình Nhập môn du lịch học của tác giả Lê Thu Hương định

nghĩa: “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được khai thác chủ yếu dựa trên các tài nguyên du lịch nhân văn như các di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa, viện bảo tàng, lễ hội, làng nghề,… nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu văn hóa của du khách”[2,63]

Như vậy, theo các định nghĩa trên tài nguyên du lịch văn hóa cũng chính

là tài nguyên du lịch nhân văn, được hiểu là bao gồm các di tích, công trìnhđương đại, lễ hội, phong tục tập quán Tâm thức người Việt thích sống hòahợp với tự nhiên, nên ở Việt Nam đi tham quan thắng cảnh tự nhiên thườngđồng nghĩa với tham quan di tích – di sản văn hóa Do đó, du lịch văn hóa làloại hình chủ yếu hướng vào việc quy hoạch, lập trình, thiết kế các tour lữhành tham quan các công trình văn hóa cổ kim bao gồm các di tích, công trìnhđương đại, lễ hội, phong tục tập quán

Phân loại du lịch văn hóa

Các loại hình du lịch văn hóa hiện đang được các nước khai thác:

- Nhóm một, Du lịch văn hóa vùng di sản (Heritage sites cultural

tourism), là các chuyến du lịch tham quan di sản thiên nhiên, di sản văn hóa

- Nhóm hai, Du lịch văn hóa thắng cảnh nhân văn (Literary landscapes

cultural tourism) gồm tất cả những chuyến du lịch thăm lại những khu di tíchlịch sử của vùng, thăm những ngôi nhà của các anh hùng lịch sử dân tộc, thămquan nơi làm việc của các vĩ nhân, v.v

- Nhóm ba, Du lịch văn hóa những điểm đen (Blackspot cultural

tourism), là loại du lịch văn hóa đem lại cảm giác xúc động mạnh như: tham

Trang 15

quan khu thảm sát trong chiến tranh, khu xảy ra tai nạn của các nhân vật nổitiếng, hay nơi xảy ra vụ đắm tàu lịch sử, nơi chôn xác trong chiến tranh,

- Nhóm bốn, Du lịch văn hóa công viên chuyên đề (Theme parks cultural

tourism), gồm những chuyến tham quan các công viên văn hóa chuyên đềnhư: công viên nước, công viên hoa, công viên tranh nghệ thuật,…

Từ bốn nhóm căn bản trên, ta có các hình thức du lịch văn hóa tiêu biểu:

- Du lịch văn hóa cảm xúc (sense of place), là những sản phẩm khai thác

các đặc tính thẩm mỹ phi vật thể thông qua các giác quan như: màu sắc, âmthanh, ánh sáng, hương vị, tiếng động những thành tố tạo thành cái cội nguồnvăn hóa của vùng, dân tộc hay quốc gia

- Du lịch văn hóa sự kiện và lễ hội (Festival & Events), tận dụng sự kiện

và lễ hội để xây dựng chương trình tour, sao cho khách du lịch có thể trảinghiệm và hòa mình vào không khí của lễ hội một cách hợp lý nhất

- Du lịch văn hóa di sản (cultural heritage), lấy những giá trị văn hóa,

lịch sử có trong di sản để cho khách thưởng thức

- Du lịch “Con đường văn hóa” (the cultural trails tour), là sản phẩm lấy

“con đường văn hóa” làm hành trình của chuyến tham quan Ở mỗi điểmdừng trên con đường ấy là những minh chứng cho một thời kỳ hưng thịnh haysuy tàn của một nền văn hóa nào đó

- Du lịch văn hóa hiện đại (modern cultural tour), khai thác các giá trị

văn hóa lịch sử hiện đại bao gồm vật thể và phi vật thể như: các công trình thế

kỷ, di sản thế giới hiện đại, các lễ hội chuyên đề, sự kiện âm nhạc, tôn giáo,văn hóa, thể thao,… để xây dựng chương trình tham quan hấp dẫn du khách

- Du lịch văn hóa nông thôn (farm experiences homestay cultural tour),

là sản phẩm được xây dựng dựa vào các yếu tố sinh hoạt văn hóa nông thôncủa vùng, để tạo cơ hội cho khách có thời gian trải nghiệm cuộc sống củavùng nông thôn họ đến

- Du lịch văn hóa ngôn ngữ (languages cultural tour), dành cho những

khách du lịch muốn tìm hiểu nghiên cứu một ngôn ngữ lạ nào đó Hình thức

Trang 16

tour du lịch này là xây dựng một chương trình tour giao lưu với dân bản địa

để học hỏi nghiên cứu ngôn ngữ

- Du lịch văn hóa nghệ thuật ẩm thực (Gastronomy cultural tour), khai

thác những nét tinh hoa ẩm thực truyền thống của vùng hoặc quốc gia tạo chokhách cơ hội nghiên cứu, thưởng thức những món ăn đặc sản truyền thống

- Du lịch văn hóa làng nghề truyền thống (handy craft village cultural

tour), là sản phẩm du lịch khai thác các giá trị của làng nghề truyền thống, tạocho khách cơ hội giao lưu học hỏi cách làm và mua những sản phẩm ấy

Đặc trưng của du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa là một trong các loại hình du lịch được ưu tiên phát triểnnhất hiện nay và đang là xu hướng của các nước đang phát triển bởi các đặctrưng sau:

Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những giá trị văn hóa truyền thống đểtạo sức hút đối với khách du lịch, đặc biệt là thu hút khách du lịch nướcngoài Những giá trị văn hóa truyền thống gồm: Văn hóa vật thể và phi vậtthể Trong đó, văn hóa vật thể là những giá trị vật chất như những công trìnhkiến trúc, các sáng tạo nghệ thuật như: Lăng tẩm, đình, chùa, đền, miếu, tháp,phù điêu, đồ dùng trong lao động và sinh hoạt, Văn hóa phi vật thể là nhữngsản phẩm tinh thần với các hình thái cơ bản như: Văn hóa ngôn từ, nghi lễ, lễhội, ca múa, nhạc, sân khấu, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật ẩm thực, y tế dângian, phong tục, tập quán, võ thuật cổ truyền

Du lịch văn hóa đem lại giá trị lớn cho cộng đồng và phù hợp cho hoạtđộng xóa đói giảm nghèo quốc gia vì phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắnliền với địa phương Đối với những nước kém phát triển hoặc đang phát triển,nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra nhữngđiểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào sự đa dạng trong bản sắc dân tộc

Du lịch văn hóa không những giúp mở rộng giá trị sản phẩm văn hóa,giúp bảo tồn, duy trì lâu bền những giá trị văn hóa đang ngày càng bị mai một

Trang 17

hàng năm, còn mang về một nguồn lợi kinh tế nhất định, vừa tạo ra giá trị chongành du lịch, vừa đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế địa phương.

Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch

Trong du lịch, văn hoá là nguồn tài nguyên độc đáo, nguồn nguyên liệu

để hình thành lên loại hình du lịch Nguồn nguyên liệu văn hoá có hai loại cơ

bản: Văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể Giá trị của những di sản văn hoá

cùng với các thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội, các cơ sở văn hoá nghệ thuật,các bảo tàng,… là những đối tượng cho du khách khám phá, thưởng thức, cho

du lịch khai thác và sử dụng Chính những tài nguyên này không chỉ tạo ramôi trường và điều kiện cho du lịch phát sinh, phát triển mà còn quyết địnhquy mô, thể loại, chất lượng và hiệu quả của loại hình du lịch của một quốcgia, một vùng, một địa phương Xét ở một khía cạnh khác, nếu muốn pháttriển du lịch cần phải có một môi trường du lịch tốt Đó là môi trường tựnhiên không có rác bẩn, nguồn nước sạch, không viết vẽ lên đá,…và môitrường nhân văn là di tích được giữ gìn, cư dân, nhân viên ở nơi du lịch phải

có tố chất văn hoá, cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh; tri thức,thông tin xã hội, cách ứng xử, hiểu biết tâm lý du khách,… Đây là nhữngđộng lực hữu hiệu thúc đẩy sự phát triển du lịch

Ngược lại, đối với văn hoá, du lịch trở thành phương tiện để truyền tải vàtrình diễn các giá trị văn hoá của một địa phương, một dân tộc, để mọi khách

du lịch trong nước và quốc tế khám phá, chiêm ngưỡng, học tập và thưởngthức Nhờ có du lịch mà sự giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng, các quốc giađược tăng cường và mở rộng Nó còn là phương tiện để đánh thức và làm trỗidậy các giá trị văn hoá dân tộc đang bị chìm lắng hoặc mai một dần theo thờigian trước những biến cố của lịch sử Đó có thể là các công trình kiến trúc cổ,tập quán sinh hoạt, một làn điệu dân ca, một món ăn dân tộc, thể hiện trình

độ mỹ thuật văn hoá, kỹ thuật của các thời đại đã qua Cũng nhờ có du lịch

mà các tài sản văn hoá đó được khôi phục, khai thác và tôn tạo đồng thời với

Trang 18

việc xây dựng mới các cơ sở văn hoá và làm phong phú thêm các giá trị vănhoá đương đại, đem lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng

Như vậy, du lịch là một hoạt động văn hoá mang tính tổng hợp, mà tínhvăn hoá đó được thể hiện rõ ràng hoặc ẩn hiện xuyên suốt các mặt của loạihình này Văn hoá và du lịch có mối quan hệ tương hỗ, không thể tách rờinhau và càng không thể đối lập nhau

Tuy nhiên, du lịch cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa Nó

có thể làm thương mại hóa các đặc trưng và giá trị văn hóa của địa phương

Nó có thể làm biến đổi những nét văn hóa địa phương thành hàng hóa, nhữngnghi lễ tín ngưỡng và lễ hội dân tộc bị thay đổi để đáp ứng nhu cầu của dukhách Những địa điểm và đồ vật thiêng liêng không còn được tôn trọng khichúng được xem như hàng hóa để bán

Du lịch cũng có thể làm mất đi bản sắc văn hóa của vùng, địa phương

Du khách khi đến các điểm du lịch luôn muốn có những vật lưu niệm, mĩthuật, thủ công mĩ nghệ và những buổi biểu diễn văn hóa, do đó, ở những địađiểm du lịch, những nghệ nhân địa phương phải đáp ứng được nhu cầu ngàycàng cao của du khách Tuy nhiên, họ cũng phải có những thay đổi trong thiết

kế sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách Đây là một vấn

đề có tính hai mặt, vừa giúp bảo tồn các truyền thống văn hóa, nhưng đồngthời cũng có thể xảy ra những mai một về văn hóa hoặc có thể làm mất đi bảnsắc văn hóa của vùng, địa phương

Hoạt động du lịch này cũng gây ra các áp lực căng thẳng trong xã hộinhư vấn đề bảo vệ các giá trị văn hóa, vấn đề suy thoái môi trường, tăng chiphí cơ sở hạ tầng cho cộng đồng địa phương, mâu thuẫn với các loại hình sửdụng đất truyền thống của địa phương,…

Tóm lại, du lịch tác động đến môi trường văn hóa ở cả hai mặt tích cực

và tiêu cực Chúng ta cần biết khai thác các lợi ích mà du lịch mang lại cũngnhư các tác động tích cực của du lịch đến văn hóa, đồng thời, cần hạn chế,

Trang 19

trên nền tảng văn hóa lịch sử đã được khẳng định rõ trong định hướng Chiếnlược phát triển du lịch Việt Nam tới năm 2020, tầm nhìn 2030 Phát huy thếmạnh văn hóa hiện có và tiến hành những bước đi đúng hướng, có chọn lọc,gắn với trào lưu phát triển chung, chắc chắn ngành du lịch Việt Nam sẽ tạo ranhững sản phẩm du lịch văn hóa mới, độc đáo, sáng tạo và hấp dẫn, thu hútngày càng nhiều du khách.

Trang 20

Tiểu kết chương 1

Trong nhiều thập niên qua, ngành du lịch được coi là một trong nhữnglĩnh vực kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới, trở thành động lực chủyếu đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các quốc gia Mỗi quốc giađều tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khaithác các nguồn tài nguyên, đặc biệt là lợi thế về văn hóa dân tộc

Trong tiến trình phát triển, bất cứ một cộng đồng dân tộc nào đều hướngtới việc sáng tạo ra những sản phẩm văn hóa đặc sắc, phục vụ chính cuộcsống của mình và cộng đồng mình Mỗi một sản phẩm do con người tạo rađều là một sản phẩm văn hóa Văn hóa có ý nghĩa quyết định trong các mốiquan hệ giữa các cá nhân và cộng đồng, giữa các quốc gia trên thế giới trongtiến trình toàn cầu hóa bởi vì bản chất của toàn cầu hóa chính là sự giao thoamọi mặt của đời sống xã hội Trong nền kinh tế tri thức, mọi sản phẩm đềuchứa đựng hàm lượng trí tuệ và hàm lượng văn hóa cao Do vậy, có thể nóimỗi sản phẩm do con người tạo ra trong giai đoạn hiện nay đều là một sảnphẩm văn hóa Từ đó cho thấy, các sản phẩm du lịch đều phải là những sảnphẩm văn hóa Bản chất của Du lịch là văn hóa; ngay trong Logo của ngành

Du lịch Việt Nam “Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn” đã nói lên điều này

Mỗi một sản phẩm du lịch đều hàm chứa những giá trị văn hóa sâu sắc

Vì vậy, trong du lịch, việc truyền bá các giá trị của văn hóa Việt Nam tới cácđối tượng du khách khác nhau là công việc đặc biệt quan trọng Muốn vậy,bản thân người làm du lịch hoặc nghiên cứu về du lịch phải nắm rõ những cơ

sở lý luận về du lịch, văn hóa và các vấn đề liên quan để khai thác các giá trịcủa văn hóa Việt Nam trong hoạt động kinh doanh du lịch văn hóa một cáchhiệu quả và bền vững

Trang 21

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI

HUYỆN DUY TIÊN – HÀ NAM

Tổng quan về huyện Duy Tiên – Hà Nam

Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Huyện Duy Tiên nằm ở phía bắc tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Thủ đô

Hà Nội khoảng 60km và cách thành phố Phủ Lý 20km Huyện nằm trong tọa

độ địa lý từ 105053’26” đến 106002’43” vĩ độ Bắc và 20032’37” đến

20032’37” kinh độ Đông, phía Bắc giáp huyện Phú Xuyên (Hà Nội), phíaĐông giáp huyện Lý Nhân và tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp thành phố Phủ

Lý, huyện Thanh Liêm và huyện Bình Lục, phía Tây giáp huyện Kim Bảng

Về đơn vị hành chính, huyện hiện có 18 xã, 2 thị trấn Thị trấn Hòa Mạc

là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện

Địa hình

Huyện có địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng thuộc khu vực châuthổ Sông Hồng Địa hình của huyện được chia thành hai tiểu địa hình: Vùngven đê sông Hồng và sông Châu Giang gồm các xã Mộc Bắc, Châu Giang,Đọi Sơn, có địa hình cao hơn, đặc biệt là khu vực núi Đọi, núi Điệp thuộccác xã Đọi Sơn và Yên Nam; vùng có địa hình thấp bao gồm các xã nội đồngnhư Tiên Nội, Tiên Ngoại, Tiên Tân, Yên Bắc chiếm phần lớn diện tích tựnhiên của huyện, địa hình bằng phẳng, xen kẽ là các gò nhỏ, ao, hồ, đầm

Khí hậu

Duy Tiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưanhiều, thuộc tiểu khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng sâu sắc củagió mùa đông bắc và gió mùa đông nam, đặc điểm nổi bật nhất là sự tươngphản giữa mùa đông và mùa hè, hệ thống thời tiết kèm theo cũng thay đổitheo mùa Nhiệt độ trung bình năm dao động 23,20C - 24,60C Lượng mưahàng năm từ 1.800 - 2.000 mm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9 với gần 80%

Trang 22

tổng lượng mưa trong năm Tuy nhiên, sự biến động mạnh mẽ với nhiều hiệntượng thời tiết như bão, dông, lượng mưa tập trung theo mùa, kết hợp vớiđịa hình thấp gây ra ngập úng cục bộ một số vùng.

Thủy văn

Duy Tiên có mạng lưới sông, ngòi tương đối dày đặc với ba con sônglớn chảy qua là sông Hồng, sông Châu Giang và sông Nhuệ Ngoài ba sôngchính, huyện còn có mạng lưới các sông ngòi nhỏ với các ao, hồ, đầm lànguồn bổ sung và dự trữ rất quan trọng khi mực nước các sông chính xuốngthấp, đặc biệt vào mùa khô hạn Nhìn chung mật độ sông ngòi của huyện khádày và đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Do địa hình bằng phẳng,

độ dốc của các sông nhỏ nên khả năng tiêu thoát nước chậm, đặc biệt vào mùa

lũ, thường gây ngập úng cục bộ cho vùng có địa hình thấp trũng, gây ảnhhưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Đất ở đây chủ yếu được hình thành do quá trình bồi lắng của phù sa hệthống sống Hồng và sông Châu Giang Nhóm đất phù sa là loại đất phân bốhầu hết ở các xã trong huyện Đất đai huyện Duy Tiên có địa hình tương đốibằng phẳng, hàm lượng các chất dinh dưỡng ở mức trung bình khá là mộttrong những điều kiện thuận lợi cơ bản để phát triển một nền nông nghiệp

Tài nguyên nước

Nhìn chung nguồn nước của huyện dồi dào và dễ khai thác đưa vào sửdụng Chất lượng nước mặt khá tốt, nước ngầm nếu khai thác đưa vào sửdụng phải qua quá trình xử lý làm sạch

Nguồn nước mặt: Chủ yếu là nước sông, hồ, ao, ngoài ra lượng nướcmưa hàng năm cũng là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt nhân dân

Nguồn nước ngầm: Qua khảo sát ban đầu cho thấy huyện có nguồn nước

ngầm khá dồi dào ở độ sâu dễ khai thác Từ năm 1993 đến nay được tổ chức

Trang 23

UNICEF viện trợ, nhân dân trong huyện thường khoan giếng lấy nước ở độsâu từ 50 - 150m.

Tài nguyên khoáng sản

Là một vùng đồng bằng châu thổ nên ở huyện Duy Tiên rất hạn chế vềtài nguyên khoáng sản Tuy nhiên, vùng đất ven sông Châu Giang có các mỏsét ruộng ở độ sâu từ 0,5 - 1,5 m, có thể khai thác sử dụng làm vật liệu xâydựng Ngoài ra, một số xã nằm ven sông Hồng còn có thể khai thác đất vậtliệu xây dựng, cát phục vụ cho xây dựng, san lấp

Điều kiện kinh tế - xã hội

Lịch sử hình thành và phát triển huyện Duy Tiên – Hà Nam

Huyện Duy Tiên được hình thành khá sớm, ngay từ thời kỳ HùngVương dựng nước người Lạc Việt đã đến lập nghiệp ở vùng đất này Trongcác di chỉ khảo cổ học đã được khai quật như: khu mộ cổ Yên Từ (xã MộcBắc); khu mộ cổ Đọi Nhất (xã Đọi Sơn); cánh đồng Quan Nha (xã Yên Bắc)

đã tìm thấy nhiều hiện vật như: giáo đồng, thố đồng, mai sắt, trống đồng vàmột số công cụ sản xuất như nhíp, gặt,… Tổ chức làng cổ ở Duy Tiên vớinhiều bản hương ước có giá trị trong việc duy trì làng, xã, thôn như: Văn Xá,Nguyễn Xá, Ngô Xá, là biểu hiện điểm tụ cư dân đầu tiên do ông tổ cùng họđến lập làng, chạ Sau khi các dòng họ đã phát triển đông thì chia ra từng giápnhư: Giáp Nhất, Giáp Nhì, Giáp Ba,

Từ xa xưa, mảnh đất này có tên gọi là “Phù Vân”, sau đó được đổi làDuy Tân năm 1469 đời Lê Thánh Tông Đến đời Lê Trung Hưng, vì phạmhuý vua Lê Kính Tông nên đất Duy Tân lại được đổi là Duy Tiên Trước năm

1890, huyện Duy Tiên thuộc phủ Thường Tín, sau đó lại thuộc phủ Lỵ Nhân.Ngày 20/10/1890, thực dân Pháp cắt một phần đất của tỉnh Hà Nội vàNam Định để thành lập tỉnh Hà Nam Chúng cắt hai tổng Mộc Phàm và tổngChuyên Nghiệp của huyện Phú Xuyên, phủ Thường Tín và tổng Trác Búthuyện Nam Xang, phủ Lỵ Nhân nhập vào huyện Duy Tiên Huyện Duy Tiên

bị cắt đi một số xã của tổng Đọi Sơn Từ năm 1901 để thiết lập bộ máy cai trị

Trang 24

của huyện và xã, thực dân Pháp đã tiến hành chia Duy Tiên ra làm 9 tổng, 88

xã, 160 làng, huyện lỵ đóng tại thôn Lão Cầu

Hiện nay, Duy Tiên có 20 xã và thị trấn, Hoà Mạc là trung tâm kinh tế,chính trị, văn hoá của toàn huyện

Đặc điểm kinh tế - xã hội và dân cư

Về dân cư, theo số liệu điều tra của huyện Duy Tiên, dân số của huyện là

150.000 người (năm 2015) Dân số thành thị trung bình là 10.780 người và sốdân nông thôn trung bình là 13.220 người

Về kinh tế, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng CNH,

HĐH trong đó giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng của ngànhcông nghiệp và dịch vụ Năm 2015, cơ cấu kinh tế của huyện Duy Tiên là:Công nghiệp – xây dựng chiếm 58,75%; nông nghiệp chiếm 7.65% và thươngmại – dịch vụ - du lịch chiếm 33,6%

Trong giai đoạn 2011 – 2015, lĩnh vực kinh tế của huyện có bước pháttriển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2015 đạt trên 16%.GDP bình quân đầu người ngày càng tăng cao, năm 2015 đạt 46,38 triệuđồng/năm Trong những năm qua, Duy Tiên đã tập trung phối hợp với cácngành chức năng trong tỉnh tích cực giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch

để thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư Tính đến nay, đã thuhút được trên 580 dự án đầu tư (trong đó có 97 dự án FDI) trở thành huyện điđầu trong xây dựng các khu công nghiệp, cụm CN - TTCN quan trọng.UBND huyện đã triển khai nhiều giải pháp khuyến khích các thành phần kinh

tế mạnh dạn đầu tư đẩy mạnh phát triển ngành nghề, khôi phục và nhân cấynghề mới nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Sản xuấttrong các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có 9 làng nghề được côngnhận Nông nghiệp phát triển khá toàn diện với nhiều mô hình tổ chức sảnxuất, liên kết chuỗi giá trị có hiệu quả; hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đượcđầu tư nâng cấp, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc; đời sống nông dân

Trang 25

được cải thiện Tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh cơ giớihóa trong sản xuất nông nghiệp.

Về xã hội, tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 còn dưới 2,61%; 100% trẻ em

dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT và khám chữa bệnh miễn phí; tỷ lệ dân sốtham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện đạt 72,6%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổisuy dinh dưỡng giảm còn 12,8%; giảm tỷ lệ sinh còn 0,19‰ Phong trào toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở được đẩy mạnh với 97,8%thôn, làng, tổ dân phố có nhà văn hóa và nơi sinh hoạt cộng đồng Các hoạtđộng văn hóa thông tin, báo chí, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao diễn

ra sôi nổi Trên địa bàn huyện có tổng số 49 thư viện, 129 nhà văn hóa thôn,xóm, phố, 100% thôn có sân thể thao Sự nghiệp giáo dục đào tạo có bướcchuyển biến khá toàn diện và tích cực Công tác tuyển chọn, bồi dưỡng họcsinh giỏi cấp Tỉnh, cấp Quốc gia có nhiều tiến bộ Đội ngũ cán bộ giáo viên

đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, chất lượng ngày càng tăng, 100% giáo viênđạt chuẩn

Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng

Về giao thông, huyện có hệ thống giao thông thuận lợi với đường quốc

lộ 1A, đường quốc lộ 38, tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và tuyếnđường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn Tuyến đường huyện gồm 12 tuyến từĐH01 đến ĐH12 với tổng chiều dài là 56,5km Đường giao thông nông thônđạt chuẩn xây dựng được 282,86km đạt tỉ lệ 74,44%, tạo điều kiện thuận lợi

về đi lại và vận chuyển hàng hóa cho các phương tiện cơ giới, đi tới các tỉnhtrong khu vực đồng bằng sông Hồng một cách nhanh chóng và thuận tiện

Về hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc, hiện trên địa bàn toàn huyện

có 02 điểm giao dịch thuê bao di động là Đồng Văn, Hòa Mạc với 12 điểmđại lý trên địa bàn huyện Điện thoại cố định: 6.500 thuê bao; di động trả sau:2.500 thuê bao; Internet: 2.450 thuê bao; Mytv: 1.500 thuê bao

Về hệ thống bưu chính, trên địa bàn huyện Duy Tiên tổng số có 5 bưu

cục Điểm bưu điện văn hoá xã có 19 và thùng thư là 25

Trang 26

Về truyền thông, hiện nay trên toàn huyện có 10/18 xã đang sử dụng đài

truyền thanh không dây Hàng năm công tác phát thanh, truyền thanh củahuyện Duy Tiên sản xuất được 323 chương trình phát thanh với tổng số 3450tin bài, làm 49 chương trình phát trên sóng đài tỉnh, thường xuyên cộng tácvới đài tỉnh, chất lượng chương trình luôn được cải tiến, đảm bảo tính thời sự

Về hệ thống cung cấp điện, hệ thống điện lưới của huyện đang không

ngừng được đầu tư, nâng cấp có nhiều tiến bộ so với những năm trước đâyvới 03 trạm điện, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân cũng như nhucầu sản xuất công nghiệp và nông nghiệp

Về hệ thống hạ tầng cấp, thoát nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt đã và

đang được quy hoạch phát triển, đảm bảo cấp, thoát nước cho các nhà máy xínghiệp, khu công nghiệp, các cơ sở thương mại, dịch vụ và các khu dân cưtrên địa bàn Đến năm 2015, toàn huyện có 87% hộ dùng nước hợp vệ sinh

Cơ sở vật chất ngành giáo dục được tăng cường, xây dựng được 50/56

trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 89,28%; có 12/18 xã, thị trấn cả 3 cấp họcđạt chuẩn quốc gia

Về cơ sở y tế, hiện nay có 14/18 trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ làm việc

và đạt chuẩn y tế, cùng với các cơ sở y tế tư nhân tập trung tại các thị trấnđảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

Với xu hướng phát triển nhanh hiện nay, chắc chắn rằng cơ sở hạ tầngphục vụ du lịch sẽ được nâng cao về số lượng và chất lượng để phục vụ tốtnhất cho hoạt động du lịch

Tôn giáo, tín ngưỡng

Tín ngưỡng

Nằm ở phía tây nam đồng bằng Bắc bộ, sản xuất nông nghiệp là chính,các cư dân nông nghiệp huyện Duy Tiên cho đến nay vẫn còn lưu giữ trongđời sống văn hoá tinh thần của mình nhiều hình thái tín ngưỡng như thờ thầnnông nghiệp, thờ các vị thần sông nước và thờ Thành Hoàng

Trang 27

Nghiên cứu truyền thuyết về các vị thần được thờ trong các đình, đềncủa Duy Tiên, lễ hội, tục thờ các vị thần này thì thấy dấu vết về tục thờ thủythần khá đậm nét.

Điểm đầu tiên phải kể đến là đền Cửa Sông (còn gọi là đền Tam Giang,đền Cô Bơ, đền Mẫu Thoải) ở thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam được dựng ngaytrên một gò đất nổi ở ngã ba sông Hồng với sông Lảnh Giang Ngôi đền nàythờ Mẫu Thoải, vị thần đảm trách miền sông nước trong tín ngưỡng Tứ Phủ.Liên quan mật thiết đến đền Cửa Sông là đền Lảnh Giang Đó là đền thờmột trong ba vị đại vương vốn là ba con rắn được sinh ra từ một cái bọc màrắn là biểu hiện của nước, một vị thần sông nước

Lễ hội đền Lảnh Giang, cũng như đền Cửa Sông có lễ rước nước, hộiđua thuyền, bơi chải Đó là những nghi lễ phổ biến của tín ngưỡng thờ thủythần Nằm trong vùng một cụm di tích, cách nhau chỉ 100m mà có tới hai ngôiđền thờ thủy thần, đền Lảnh Giang và đền Cửa Ông đã thể hiện rất rõ tínngưỡng thờ thủy thần của người dân địa phương

Tục thờ các vị thần nông nghiệp

Do việc trồng lúa luôn luôn chịu ảnh hưởng thời thiết và địa hình trũngthấp, vì thế tục thờ thần nông nghiệp để mong cho “mưa thuận gió hòa, mùamàng tươi tốt” của các cư dân nông nghiệp ở đây cho đến nay vẫn còn đượclưu giữ trong đời sống văn hoá tinh thần Đậm nét nhất, có thể nói, là tínngưỡng thờ Tứ Pháp

Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp là tín ngưỡng thờ bốn vị thần tự nhiên có ảnhhưởng quyết định đến đời sống nông nghiệp đang ở tình trạng lệ thuộc hoàntoàn vào thiên nhiên Đó là bốn vị: thần Mưa (Pháp Vũ), thần Mây (PhápVân), thần Sấm (Pháp Lôi), thần Chớp (Pháp Điện) Truyền thuyết về việcxuất hiện tục tờ bốn vị thần này được chép vào sách Lĩnh Nam chích quái (thế

kỷ XIV) với tên Truyện Man Nương

Ban đầu, Tứ Pháp chỉ được thờ trong các chùa ở vùng Luy Lâu Dầndần, do tính chất linh ứng của nó mà lan dần ra nhiều vùng quê ở châu thổ

Trang 28

Bắc Bộ Tương truyền, các làng quê vùng Hà Nam nghe tiếng Tứ Pháp ở BắcNinh linh ứng đã lên đó xin rước chân nhang để thờ Từ khi rước Tứ Pháp vềthờ thì được mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt Ở Duy Tiên hiện chỉ cònchùa Nứa ở xã Bạch Thượng là có thờ Pháp Lôi

Theo tục lệ xưa, các đời vua thường phong các vị thành hoàng thành babậc: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần và Hạ đẳng thần, tuỳ theo sự tích vàcông trạng của các vị thần đối với nước với dân, với làng xã Mỗi lần thăngphong triều đình đều gửi sắc vua ban rất linh đình và cất nó trong hòm sắc thờ

ở hậu cung đình làng Thông thường, mỗi làng thờ một thành hoàng, xongcũng có khi một làng thờ hai, ba hoặc hai ba làng thờ một vị Thành hoàng cóthể là nam thần hay nữ thần, tuỳ sự tích mỗi làng Làng nào cũng có đình vừa

là nơi thờ phụng thành hoàng, đồng thời cũng trở thành nơi hội họp của chứcsắc trong làng, hay là nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã Trong tâm thứcngười dân quê Việt, Đức Thành hoàng là vị thần tối linh, có thể bao quát,chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ănphát đạt, khoẻ mạnh

Trang 29

cận là Hòa Trung, Quảng Ấm, Quán Nha, Văn Chung, nhà thờ giáo xứ BútĐông (Trác Bút) thuộc xã Châu Giang với 08 nhà thờ giáo họ lân cận là BútChợ, Bút Kênh, Bút Quai, Bút Thương, Duệ Cát, Hòa Trần, Lệ Thủy, VănLương.

Tài nguyên du lịch văn hóa của huyện Duy Tiên – Hà Nam

Di tích lịch sử - văn hóa

Theo thống kê của Sở VH, TT & DL Hà Nam năm 2015, toàn huyện có

269 di tích: đình, đền, chùa, miếu, phủ… trong đó có 12 di tích được Nhànước xếp hạng cấp Quốc gia, 11 di tích cấp tỉnh Dưới đây là danh sách các ditích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng của huyện Duy Tiên:

Bảng 2.1 Danh sách các di tích được xếp hạng của huyện Duy Tiên

(Nguồn: Sở VH,TT&DL tỉnh Hà Nam)

STT Tên di tích Ngày công

Xếp hạng cấp

1 Đình Tường Thụy 18/01/1988 Xã Trác Văn Kiến trúc

nghệ thuật Quốc gia

2 Đình Lũng Xuyên 18/01/1988 Xã Yên Bắc Lịch sử Quốc gia

3 Chùa Long Đọi Sơn 09/4/1992 Xã Đọi Sơn

Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật

Quốc gia

4 Chùa Bạch Liên 09/4/1992 xã Trác Văn Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia

5 Chùa Khánh Long 18/01/1993 xã Châu Giang Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia

6 Đình Khả Duy 24/3/1993 Xã Mộc Bắc Lịch sử Quốc gia

7 Đình Đá An Mông 20/7/1994 Xã Tiên Phong

Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật

Quốc gia

8 Đình Ngô Xá 13/02/1996 Xã Tiên Nội

Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật

Quốc gia

9 Đình Ngọc Động 13/02/1996 Xã Hoàng Đông Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia

10 Đền Lảnh 05/11/1996 xã Mộc Nam Kiến trúc Quốc gia

Trang 30

Giang nghệ thuật

11 Đền Yên Từ 01/02/2000 Xã Mộc Bắc Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia

12 Đình Lê Xá 15/12/2004 Xã Châu Sơn Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia13

Tỉnh14

Lịch sử và Kiến trúc Nghệ thuật

Tỉnh

16 Đình Vũ Xá 20/11/2006 Xã Yên Bắc

Lịch sử và Kiến trúc Nghệ thuật

Tỉnh

17 Đền, chùa Đông Ngoại 22/8/2007 Xã Châu Giang

Lịch sử và Kiến trúc Nghệ thuật

Tỉnh

18 Đình Điệp Sơn 28/01/2008 Xã Yên Nam

Kiến trúc Nghệ thuật

và Lịch sử

Tỉnh

19 Đình, chùa Trì Xá 11/9/2008 Xã Châu Giang

Kiến trúc Nghệ thuật

Tỉnh

21 Đình Kênh 17/12/2010

Thôn Vân Kênh, xã Châu Giang

Kiến trúc Nghệ thuật

và Lịch sử

Tỉnh

22 Đình Hoàng Thượng 26/12/2011 xã Hoàng Đông

Lịch sử và Kiến trúc Nghệ thuật

Tỉnh23

Tỉnh

Tuy có nhiều di tích lịch sử - văn hóa được công nhận và xếp hạng cao,nhưng do thời gian và chiến tranh mà nhiều di tích dù có giá trị cao mà không

Trang 31

đây, tác giả xin đưa ra một số di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu của huyện DuyTiên đã và có khả năng khai thác để phục vụ cho hoạt động du lịch.

Chùa

Chùa Long Đọi Sơn

Chùa Long Đọi Sơn được công nhận là di tích cấp quốc gia theo Quyếtđịnh số 402/QĐ, 1992 Ngôi chùa quay về hướng nam, nằm trên một quả núigiữa đồng bằng trong khuôn viên 2 hec-ta vườn rừng thuộc xã Đọi Sơn

Chùa Long Đọi Sơn còn có tên là Diên Linh tự, do vua Lý Thánh Tông

và Vương Phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng từ năm 1054 Đến đời Lý Nhân Tôngtiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh từ năm 1118đến năm 1121 Đầu thế kỉ XV, khi sang xâm lược nước ta, giặc Minh đã pháhuỷ hoàn toàn chùa và tháp Riêng bia thì không phá nổi chúng đã lật đổxuống bên cạnh núi Khi lên thăm cảnh chùa, vua Lê Thánh Tông có bài thơkhắc ngay sau tấm bia Sùng Thiện Diên Linh trong đó có những câu tố cáo tội

ác của giặc Mãi tới năm 1591, tức là gần 170 năm sau khi giặc Minh tàn phá,

ngôi chùa bị bỏ phế hoàn toàn, nhân dân địa phương mới “dựng lại bia đổ, bắc lại xà nhà và những chỗ tường hư hỏng, làm cửa xây tường”(Bài văn

khắc mặt sau bia Sùng Thiện Diên Linh) Từ năm Tự Đức thứ 13 (1860), chùaĐọi Sơn có sửa sang nhiều lần, năm 1864, chùa trở thành trường Bắc Kì Phậtgiáo Ngôi chùa lúc này được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc Ngoàichùa có tất cả 125 gian Trong kháng chiến chống Pháp năm 1945, do chủtrương tiêu thổ kháng chiến chùa bị bỏ hoang suốt 18 năm Ngay sau ngàyhoà bình lập lại, năm 1957, các sư công, tín đồ phật tử và nhân dân địaphương cho sửa chữa tôn tạo lại di tích

Ngay cổng chính trước toà Tam Bảo là nhà bia để tấm bia Sùng ThiênDiên Linh nổi tiếng mà khi xây xong chùa và tháp, nhà vua sai thượng thư bộhình Nguyễn Công Bật soạn văn bia Văn bia nguyên có tên là “Đại Việt quốcdương gia đệ tứ Sùng Thiện Diên Linh tháp bi”, được hoàn thành vào ngàymùng 6 tháng 7 năm Tân Sửu (1121) Nội dung bài văn bia chủ yếu ca ngợi

Trang 32

công lao tài trí của Lý Nhân Tông trong việc xây dựng, kiến thiết và đánhgiặc giữ nước Mặt sau tấm bia ghi lại việc tu sửa chùa vào thời vua thứ 5 nhàMạc (1591), ghi việc thái hậu Ỷ Lan cúng vào chùa 72 mẫu ruộng làm ruộngđèn nhang năm 1121 và khắc bài thơ của Lý Thánh Tông làm vào năm QuangThuận thứ 18 (1467) nhân dịp nhà vua đi bái yết sơn lăng lên thăm chùa

Các di vật ở chùa Long Đọi còn giữ được như tấm bia Sùng Thiện DiênLinh, 6 pho tượng kim cương trong số 8 pho có từ ngày xưa là những hiện vậtrất quý báu đối với việc nghiên cứu văn hoá nước ta cách đây gần thế kỉ.Ngày 30/12/2013, bia Sùng Thiện Diên Linh đã được Thủ tướng Chính phủ

đã công nhận là một trong 37 bảo vật quốc gia cần được bảo tồn

là những tượng thuộc dạng lớn Chùa Bạch Liên còn có một số đồ thờ tự cógiá trị như đôi khám thờ ở hai gian phía tây và phía đông toà tiền đường; mộtbát hương bằng đồng cao 32 phân, dạng bát hương vại nhưng có đường viền

Trang 33

Bạch Liên có một khánh đồng, có chữ “Tự Đức thật tứ niên tuế thứ Tân Dậu cửu nhật nguyệt cải trù” tức là khánh này được đúc lại ngày 9/9/1860 (năm

Tân Dậu) niên hiệu Tự Đức thứ 14

Đình

Đình đá An Mông (Tiên Phong)

Đình thuộc thôn An Mông, xã Tiên Phong Đình được công nhận là ditích cấp quốc gia theo Quyết định 921/QĐ - BT, 1994

Đình thờ Nguyệt Nga công chúa, nữ tướng của Hai Bà Trưng, quê ở làng

An Mông Khi Hai Bà Trưng thất thủ phải gieo mình xuống sông Hát, bà rútchạy về quê và tự tận trên ngã ba sông Mống Các triều đại đều sắc phong làNguyệt Nga phu nhân tôn thần Theo truyền thuyết, đình đá An Mông đượcxây dựng lâu đời ở bãi bồi cạnh bờ sông, chính khu sinh từ của bà NguyệtNga, nhưng sau do sông lở nên phải dời vào vị trí như hiện nay

Đình đá An Mông được sửa chữa do sông lở nhiều lần, đến triều nhàNguyễn thì toà tiền đường được xây dựng lại bằng đá còn toà nhị đệ và chínhtẩm đều được làm bằng gỗ, mái lợp ngói nam Đình hiện nay có ba toà được

kiến trúc theo kiểu chữ “công” Đình đá An Mông là một trong số không

nhiều ngôi đình được làm bằng đá còn giữ được đến ngày nay Độc đáo nhất

là toà tiền đường bằng đá được làm theo lối chồng rường, mê cốn, có 12 chiếcđại trụ (cột cái) được làm bằng đá song vẫn được làm theo dáng búp đòng.Điều đặc biệt là các mảng chạm khắc nghệ thuật công phu trên đá, tạo chođình vẻ mềm mại, sự sống động, hấp dẫn Hệ thống cột cái, cột quân, cột hiêncủa đình Đá có tới 30 chiếc lớn nhỏ, mỗi loại cột, mỗi vị trí cột có cách trangtrí khác nhau

Ngoài các mảng chạm khắc trên đá, đình đá An Mông còn có một số đồthờ tự có giá trị nghệ thuật đáng chú ý như sập thờ, ngai thờ, kiệu bát cống,một số bức đại tự và nhiều kiếm thờ phục vụ các đội nữ binh trong nhữngngày lễ hội

Đình Lũng Xuyên

Trang 34

Đình Lũng Xuyên thuộc thôn Lũng Xuyên, xã Yên Bắc Đình được côngnhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định 26VH/QĐ, 1988.Đình thờ vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt Ở hậu cung còn có hàngchữ khắc trên xà ngang của vì kèo thứ nhất giáp với tiền đường “Phát Tốngbình Chiên, an dân muôn thuở” chính là để ca ngợi công lao to lớn của ôngđối với đất nước.

Đình quay hướng nam, được kiến trúc theo lối chữ “đinh”, toà tiền

đường mái cong, lợp ngói nam kiểu móng rồng Mặt tiền của toà tiền đường

là dãy cửa bức bàn, khung được tạo bởi các gờ chỉ, giữa là ván bưng Dàn máicòn giữ được một số hoành tròn đường kính 12 cm Ở sân đình còn có hệthống cột đòng trụ Đình có một số mảng chạm khắc đẹp, trên các bờ mảng,

bờ dải đao góc của đình được đắp các hình con xô, con phượng, đầu kìm Đặcbiệt trên bờ nóc đắp đôi rồng chầu mặt nhật Hai đầu hồi còn đắp hai đầu rồng

và có đao cong Các vì góc và các con rường cũng đục hình lá lật, lá hỏa cáchđiệu Tổng thể công trình tạo thành một hệ thống nhất từ bố cục đến nghệthuật chạm khắc, mang đậm phong cách kiến trúc cổ truyền của dân tộc

Trước đây, đình Lũng Xuyên có nhiều đồ thờ tự đẹp Qua năm thángchiến tranh nhiều hiện vật bị mất Hiện nay ở hậu cung chỉ còn lại cỗ ngai thờthần hoàng Lý Thường Kiệt là tiêu biểu Trong hậu cung còn có chiếc chuôngnhỏ quai chuông tạo thành hai đầu rồng một thân Ngoài ra đình Lũng Xuyêncòn có bộ tam sự bằng đồng, đỉnh hương và hai cây nến Đình Lũng Xuyêncũng là cái nôi của phong trào cách mạng ở huyện Duy Tiên và tỉnh Hà Nam

Đền

Đền Lảnh Giang

Đền Lảnh Giang còn có tên là Lảnh Giang linh từ, toạ lạc tại thôn YênLạc, xã Mộc Nam Đền được công nhận là di tích cấp quốc gia theo Quyếtđịnh 299/QĐ – VH, 1996

Thời gian xây dựng đền vẫn chưa có tài liệu nào khẳng định Căn cứ vào

Trang 35

tu lại lần cuối vào niên hiệu Bảo Đại năm thứ 18 (1926 - 1945) Trải qua nhiều lần

tu sửa, đến nay đền Lảnh Giang có quy mô bề thế Theo thần phả, ngôi đềnnày thờ tam vị danh thần đời Hùng Vương thứ 18, Tiên Dung công chúa vàChử Đồng Tử Tam vị danh thần này là ba con rắn, con của nàng Quý ngườitrang Hoa Giám (nay thuộc xã Yên Lạc) có công giúp Hùng Duệ Vươngchống lại Thục Phán, được phong là Nhạc Phủ thượng đẳng thần, sau đượcgia phong là Trấn Tây An Nam kỳ linh ứng thái thượng đẳng thần

Đền toạ lạc trong khuôn viên 3000 m2, cửa đền nhìn ra phía đông củadòng sông Hồng Phía tây đền là đền thờ vua Lê, phía bắc Lảnh Giang trầmmặc ngôi đền thờ Ngọc Hoa công chúa, phía nam là đình thờ tướng TrầnKhánh Dư Tam quan chùa được xây dựng theo kiểu chồng diềm tám mái.Phía trước tam quan là hồ bán nguyệt, giữa hồ, ngọn bảo tháp được nối vớicửa đền bằng chiếc cầu cong hình lưỡng long hướng địa Đền Lảnh Giang

được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc” gồm ba toà nhà, 14 gian, hai

bên có nhà khách, lầu thờ, bốn bên có tường gạch bao quanh Trong đền cónhiều đồ thờ có giá trị như tượng Tiên Dung công chúa, khánh long đình,khám đặt tượng thờ ba vị thần thời Hùng Vương được chạm khắc công phutheo phong cách thời Lê Ngoài ra đền còn giữ được hai kiệu bát cống longđình, một sập thờ và nhiều hoành phi, câu đối, nhang án Kề bên phía LảnhGiang về phía bờ sông là ngôi đền thờ Cô Bơ Thoải Phủ

Ngoài giá trị tâm linh, đền Lảnh Giang còn là trung tâm của các cơ sởcách mạng trên đất Mộc Nam, ngọn cờ búa liềm sớm nhất được treo trên cây

Trang 36

tướng của triều Lý có công giúp nhà Lý dẹp giặc Tống xâm lược.

Đền Yên Từ là một công trình kiến trúc mang đậm nét phong cách nghệthuật cổ truyền của dân tộc, được dựng sát chân đê sông Hồng, mặt nhìn ra

phía sông Đền gồm ba toà 10 gian làm theo kiểu chữ “công” hai bên có lầu

thờ Tiền đường lợp ngói nam, nóc xây bờ vuông, hai đầu hồi có hệ thống bờbảng cùng với cột đồng trụ, đầu cột đồng trụ trang trí hình tượng nghê trâu

Ba gian gần tiền đường có hệ thống cửa bức bàn bằng gỗ lim Các vì kèo thiết

kế kiểu trồng giường đấu sen phần gian giữa của tiền đường, hai bên vì kèo làcác mảng mê cốn, đục bong đề tài tứ quý được gọt tỉa rất công phu, tỉ mỉ Hậucung gồm ba gian có các bức mê ở các vì kèo được đục nổi với hình tượng tứquý Bên trong khám có một tượng nữ ca dáng người kiều thiền, thư thái tĩnhtại, tương truyền là tượng Nguyệt Hoa công chúa, tượng này đã có từ ba, bốnđời nay

Lễ hội

Cũng như nhiều vùng quê khác, Duy Tiên có các lễ hội để tưởng nhớ các

vị anh hùng dân tộc, ông tổ nghề hay Thành hoàng làng Tỉnh Hà Nam có trên

50 lễ hội lớn nhỏ diễn ra trong năm, thì huyện Duy Tiên có tới 26 lễ hội Phầnlớn các lễ hội này là lễ hội tín ngưỡng dân gian Dưới đây là bảng thống kêcác lễ hội trong năm của huyện Duy Tiên:

Bảng 2.2 Các lễ hội trong năm của huyện Duy Tiên – Hà Nam

(Nguồn: Sở VH,TT&DL tỉnh Hà Nam)

STT Tên lễ hội Thời gian

(âm lịch) Địa điểm

Đối tượng tưởng

2 Lễ hội đền

Lảnh Giang

18-25tháng 6 vàtháng 8

đền Lảnh Giang,thôn Yên Lạc, xãMộc Nam

Tiên Dung, Chử Đồng Tử; ba vị tướngthời Hùng Vương

Trang 37

4 Lễ hội làng

Đọi Tam 07/01

đình Đọi Tam, xã Đọi Sơn

Ông tổ nghề NguyễnTiến Thắng

5 Lễ hội làng

Ngô Xá 06/01

đình Ngô Xá - xãTiên Nội

Phạm Thị Hồng vàhai vị tướng nhà Trần

6 Lễ hội làng

Ngô Thượng 06/01

đình làng Ngô Thượng, xã Tiên Nội

Không Hống đại vương

11 Hội làng Khả

đình làng KhảDuy, xã Mộc Bắc Lê Quý Thứ

12 Hội làng Yên

đình làng YênHoà, xã Mộc Bắc 5 vị thành hoàng làng

13 Hội làng

Hoàn Dương 10/8

đình làng Hoàn Dương, xã Mộc Bắc

Đại Linh Quang Hoàng Tiến Tần Lê Tiến Sở

Tiên Dung côngchúa, Chử Đồng Tử

19 Hội làng Tứ

đình làng TứGiáp, xã Duy Hải

Tiên Dung công chúa

và Chử Đồng Tử

20 Hội làng

Hương Cát 10/02

đình làng Hương Cát, xã Duy Hải Lý Đinh Lang

Trang 38

Lễ hội Tịch Điền

Lịch sử ghi lại: mùa xuân năm 987, lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùngvăn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm 988 cày

ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này còn được gọi

là Kim Ngân Điền Từ đó, hàng năm vào đầu xuân, nhà vua ra đồng cày

ruộng, làm Lễ tịch điền, cầu được mùa và các triều đại sau đó đều duy trì nghi

lễ cày tịch điền với các hình thức khác nhau Đến triều Nguyễn, lễ Tịch điền

có nhiều "niêm luật" cụ thể, được tổ chức quy mô, do bộ lễ chủ trì nhưng lễnày cũng chấm dứt dưới thời vua Khải Định

Lễ hội liên hoàn các nghi lễ và diễn xướng, kết hợp với văn hóa, nghệthuật, thể thao, diễn ra trong không gian rộng từ mồng 5-7 tết âm lịch vớinhiều hoạt động như: rước chân nhang vua Lê Đại Hành từ đền Lăng, lễ rướcnước, lễ sái tịnh,…Nghi lễ chính trong toàn bộ lễ hội là lễ tịch điền Đọi Sơn,

Trang 39

tái hiện huyền tích Lê Đại Hành về chân núi Đọi cày ruộng để khuyến khích

mở mang nông trang

Sau một thời gian dài gián đoạn, từ năm 2009, phong tục tốt đẹp nàyđược phục hồi lại Vào năm 2010, lần đầu tiên chủ tịch nước Việt Nam(ông Nguyễn Minh Triết) cũng đã đến mặc áo nông dân cầm cày thực hiệnnghi lễ tịch điền Đọi Sơn Lễ hội góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc,đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch của huyện Duy Tiên

Lễ hội chùa Long Đọi Sơn

Trong các lễ hội, đặc sắc và đông đảo nhất là lễ hội chùa Đọi Sơn Hàngnăm cứ đến ngày 21/3 âm lịch, chùa Đọi mở hội Nhân dân trong vùng và dukhách thập phương về đây dự lễ và vãn cảnh chùa Từ sáng sớm đoàn rướckiệu đã hành lễ từ chân núi lên chùa làm lễ, dâng hương tưởng niệm Lý NhânTông, người có công mở mang xây dựng chùa Sau phần lễ dâng hương là cácđội tế nam quan, tế nữ quan tạ ơn trời Phật

Về phần hội, vào ngày lễ hội chùa Đọi Sơn có nhiều trò vui được tổ chứcnhư nấu cơm thi, thi dệt vải, bơi thuyền, hát chèo hát đối, hát giao duyên, múa

tứ linh, đấu vật, đánh cờ người

Lễ hội đền Lảnh Giang

Từ lâu trong tiềm thức nhân dân vẫn coi đền Lảnh Giang là nơi linhthiêng nên hầu như quanh năm mọi người từ các nơi về lễ bái rất đông Mộtnăm tại đây vẫn tổ chức hai kỳ lễ hội chính vào các ngáy từ 18 – 25 tháng 6

và tháng 8

Ngoài các nghi lễ như tế lễ, rước thánh còn có phần hội hết sức phongphú như múa rồng, múa lân, chiếu chèo sân đền, hát chầu văn, võ vật, đấu cờngười, tổ tôm điếm, múa sư tử, thổi cơm trên quang gánh, chọi gà, đuổi vịdưới nước, đi cầu khỉ,… Lễ hội vào tháng 6 còn có trò bơi chải trên sôngHồng và lễ rước nước Nước được lấy từ giữa sông Hồng đem về làm nướccúng và làm lễ tắm tượng của các đền trong khu di tích

Trang 40

Trong những ngày lễ hội truyền thống này, nhiều trò chơi vui khỏe bổích và các cuộc thi đấu đã được tổ chức như: chọi gà, đánh gậy, đấu cờ người,múa sư tử, thi thổi cơm trên quanh gánh, diễn tập trận giả, Vào các buổi tốiđều có hát chầu văn ở ngay trước cửa đền Ngoài hai kỳ hội chính, du khách

gần xa vẫn tìm về đây cầu tài, cầu lộc với phương ngôn “Trăm cảnh, nghìn cảnh không bằng bến Lảnh, đền Mây”.

Trò đưa thuyền trên sông Châu được tổ chức tại khu ngã ba sông ở phíađông xã Tiên Phong, nơi tương truyền bà Nguyệt Nga tử tiết và là nơi thuyềnrồng xuất hiện đón bà xuống thuỷ cung Hội thi thường tổ chức hai chiếcthuyền lớn, đầu làm như hình rồng, đuôi tựa đuôi tôm Mỗi thuyền bố trí mộtngười lái, một người mặc áo đỏ, chít khăn, tay cầm mõ, gõ theo nhịp chèođộng viên đội bơi, hai bên mạn thuyền mỗi bên có 12 người chèo Đường bơithường tổ chức trên đoạn sông dài hơn một cây số, có thể bơi hai hoặc bavòng, thuyền của giáp nào về đích giật được cành nêu là thắng cuộc Giápthắng cuộc sẽ được giải thưởng, đồng thời cùng cả giáp ăn mừng thắng lợi.Năm ấy mọi người tin rằng được thánh phù hộ sẽ gặp may

Trò vật cầu được tổ chức để tưởng niệm việc luyện quân của bà NguyệtNga Theo truyền thuyết, bà thường tổ chức trò chơi này để tăng cường sứckhoẻ cho quân lính Đội vật cầu ở đây cũng có nhiều nét tương tự với hội vậtcầu ở các địa phương khác nhưng ở đây có nét khác là có hội vật cầu lão (cho

Ngày đăng: 18/05/2016, 09:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Trần Thúy Anh, Giáo trình du lịch văn hóa - những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình du lịch văn hóa - những vấn đề lý luận vànghiệp vụ
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
[2] Lê Thu Hương, Giáo trình nhập môn du lịch học, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nhập môn du lịch học
Nhà XB: NXB Giáo dục ViệtNam
[4] Đỗ Thị Phấn – Nguyễn Thị Sánh, Long Đọi Sơn Tự xưa và nay, NXB Văn hóa Sài Gòn, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Long Đọi Sơn Tự xưa và nay
Nhà XB: NXB Vănhóa Sài Gòn
[5] Dương Văn Sáu, Văn hóa du lịch: Sản phẩm của văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, chuyên trang Văn hóa học, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa du lịch: Sản phẩm của văn hóa Việt Nam trongtiến trình hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay
[6] Dương Văn Sáu, Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam
Nhà XB: NXBĐại học Quốc gia Hà Nội
[7] Sở VHTT tỉnh Hà Nam, Hà Nam – di tích và danh thắng, NXB Thống kê, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Nam – di tích và danh thắng
Nhà XB: NXB Thống kê
[8] Song Thành, Hồ Chí Minh nhà văn hoá kiệt xuất, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh nhà văn hoá kiệt xuất
Nhà XB: NXB Chính trị quốc giaHà Nội
[9] Tỉnh ủy - HĐN - UBND tỉnh Hà Nam, Địa chí Hà Nam, NXB Khoa học tự nhiên, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí Hà Nam
Nhà XB: NXB Khoa họctự nhiên
[10] Lê Quốc Việt, Tuyển tập bia văn từ, văn chỉ Hà Nam, NXB Thế giới, 2006.Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập bia văn từ, văn chỉ Hà Nam
Nhà XB: NXB Thế giới
[3] Luật Du lịch Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w