trước đến nay chưa có sự quan tâm và đầu tư của các cấp chínhquyền cũng như các đơn vị kinh doanh du lịch mạo hiểm, do đó dulịch mạo hiểm phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của nó.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sau gần 20 năm phát triển, du lịch Việt Nam đã có nhữngthành tựu đáng kể Số lượng khách quốc tế và nội địa ngày càng giatăng, năm 1990 Việt Nam chỉ đón được 250.000 lượt khách quốc tế
và 1 triệu lượt khách nội địa Hiện nay, 6 tháng đầu năm 2007 con
số đó là 2.117.466 lượt khách quốc tế và khoảng 20 triệu lượt kháchnội địa [Báo cáo của Tổng cục Du lịch, 7/2007] Điều đó chứng tỏhình ảnh du lịch Việt Nam được bạn bè quốc tế đón nhận rộng rãihơn
Trên thế giới, du lịch mạo hiểm đã được biết đến từ nhữngnăm đầu của thế kỷ 20 và có sự tăng trưởng khá nhanh thông quaviệc ra đời của các sản phẩm cũng như điểm đến mới trong nhữngnăm gần đây, đặc biệt là khu vực Đông và Nam Á Các nhà nghiêncứu về du lịch mạo hiểm tiêu biểu như: Sung, H Morrison,O’Leary,…Việc khẳng định nó là một loại hình du lịch hiện vẫnđang còn có nhiều sự tranh cãi, cũng có những ý kiến đồng hóa giữaloại hình du lịch mạo hiểm với loại hình du lịch thể thao – mạohiểm Tuy nhiên thuật ngữ du lịch mạo hiểm đã được khách du lịchchấp nhận và đã trở thành một loại hình du lịch quen thuộc Việcnghiên cứu để định vị rõ ràng du lịch mạo hiểm trong hệ thống cácloại hình du lịch là rất quan trọng thông qua việc hệ thống hóa cácđặc điểm chính của du lịch mạo hiểm để phân biệt về mặt thuật ngữ
Trang 2Hiện nay Việt Nam đã và đang phát triển nhiều loại hình dulịch, tuy nhiên du lịch Việt Nam cũng rất cần những loại hình dulịch mới mẻ Một trong những loại hình du lịch mới, hiện đang có
xu hướng phát triển tại Việt Nam đó là du lịch mạo hiểm, được bắtđầu từ khi công ty Raid Gauloises đã chọn Việt Nam là nơi tổ chứctour du lịch thể thao – mạo hiểm lần thứ 11 Tour du lịch RaidGauloises đầu tiên được tổ chức vào năm 1989 tại Newzealand Từthành công của tour du lịch Raid Gauloises, du khách biết đến ViệtNam là nơi lý tưởng cho loại hình du lịch mạo hiểm
Mặc dù khả năng phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại ViệtNam là rất lớn, tuy nhiên do các yếu tố khách quan và chủ quan, loạihình du lịch mạo hiểm vào Việt Nam rất muộn và sự phát triển của
nó cho đến nay cũng chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của ViệtNam Điều đó cho thấy cần thiết phải có những nghiên cứu về mặt
lý luận cũng như thực tế để loại hình này trở thành một trong nhữngloại hình hấp dẫn khách du lịch, làm phong phú thêm các sản phẩm
du lịch còn đang nghèo nàn và đơn điệu của Việt Nam
Lâm Đồng là tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch phục vụ cho loạihình du lịch mạo hiểm và loại hình này xuất hiện tại Lâm Đồng từnhững năm 90 và có thể khẳng định rằng Lâm Đồng là cái nôi của
du lịch mạo hiểm, tuy nhiên chưa có những nghiên cứu chính thức
về du lịch mạo hiểm, nếu có chỉ là nghiên cứu dưới góc độ du lịchmạo hiểm núi Việc khai thác và kinh doanh du lịch mạo hiểm từ
Trang 3trước đến nay chưa có sự quan tâm và đầu tư của các cấp chínhquyền cũng như các đơn vị kinh doanh du lịch mạo hiểm, do đó dulịch mạo hiểm phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của nó.Nhiều đơn vị tổ chức và kinh doanh du lịch mạo hiểm tự phát, thiếutrách nhiệm với điểm đến, chưa chuyên nghiệp và hiểu biết về loạihình du lịch này còn hạn chế cho nên chưa tạo được hiệu quả cao.
Du lịch mạo hiểm tại Lâm Đồng cần được nhìn nhận, tổng hợp,đánh giá quá trình hình thành và phát triển để nhận ra những điểmmạnh và điểm yếu cần khắc phục, từ đó đưa ra các giải pháp pháttriển một cách đúng hướng, có tổ chức, có quy hoạch Điều đó sẽgóp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch cũng như xây dựng hình ảnh
về loại hình du lịch đã, đang và sẽ phát triển tại Lâm Đồng
Từ những vấn đề trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch mạo hiểm tại Lâm Đồng”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đặt ra các mục tiêu nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch mạo hiểm
- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch mạo hiểm tại LâmĐồng
- Rút ra những thuận lợi và khó khăn, đánh giá hoạt động dulịch mạo hiểm tại Lâm Đồng, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển
Trang 4loại hình du lịch mạo hiểm phù hợp với địa phương
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đối tượng của luận văn được xác định
là hoạt động và hiện trạng du lịch mạo hiểm Trên cơ sở nghiên cứu
lý luận về du lịch mạo hiểm nói chung, luận văn đi sâu nghiên cứu,phân tích các hoạt động cụ thể của du lịch mạo hiểm tại Lâm Đồng
du lịch mạo hiểm, các dự án đầu tư và chính sách phát triển du lịchmạo hiểm
+ Về mặt nội dung: thực trạng hoạt động du lịch mạo hiểm tạiLâm Đồng và hoạt động đó chịu tác động của nhiều lĩnh vực như tàinguyên du lịch mạo hiểm, khách du lịch mạo hiểm, hình thức tổchức của các đơn vị kinh doanh loại hình du lịch này cũng như cácđơn vị quản lý, chiến lược phát triển….Trong đó còn tồn tại nhiềuvấn đề nan giải khiến cho loại hình du lịch này chưa thực sự đượcchú trọng và đầu tư phát triển thành một loại hình du lịch trọng điểmcủa Lâm Đồng Kết quả nghiên cứu chỉ áp dụng cho tình hình thực
Trang 5tế tại Lâm Đồng
+ Về mặt không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu trên phạm vitoàn tỉnh Lâm Đồng, tuy nhiên trên thực tế hoạt động du lịch mạohiểm của Lâm Đồng lại chủ yếu diễn ra trên địa bàn thành phố ĐàLạt và các vùng phụ cận, do vậy tác giả khảo sát những tour điểnhình thuộc địa phận Đà Lạt và các huyện phụ cận Đà Lạt của một sốcông ty kinh doanh loại hình du lịch mạo hiểm cụ thể, các điểm đếntiêu biểu của loại hình du lịch mạo hiểm
+ Về mặt thời gian: các khảo sát tại điểm đến được tiến hànhthành nhiều đợt, đảm bảo tính đa dạng thời gian có tính đến mùa vụcủa loại hình du lịch này và tính mùa vụ của Đà Lạt nói riêng vàLâm Đồng nói chung
4 Phương pháp nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý thuyết: phân tích tài liệu nhằm kế thừa
nghiên cứu những tri thức đã có từ đó đánh giá tổng quan, điểm luậncác công bố về loại hình du lịch mạo hiểm Việc kế thừa các nguồntài liệu thông qua nhiều nguồn như sách, các bài báo trong và ngoàinước, mạng internet với những thông tin đã được kiểm nghiệm, cáctài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu và các hoạt động du lịchmạo hiểm tại đây Thông qua phương pháp này, tác giả đã đưa ranhững đặc điểm du lịch mạo hiểm, đặt nó trong mối quan hệ với một
số loại hình du lịch khác để định vị rõ du lịch mạo hiểm là một loạihình du lịch
Trang 6- Khảo sát thực địa và quan sát tham dự: điều tra điền dã với
khách để thấy tình hình hoạt động du lịch mạo hiểm tại khu vực núiLang Biang, thác Hang Cọp và thác Datanla…
- Phỏng vấn và khảo sát bảng hỏi các đối tượng: các công ty
du lịch cung cấp họat động du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt và vùng phụcận, khách du lịch mạo hiểm, nhà quản lý điểm du lịch nhằm làm rõvai trò cũng như thực trạng kinh doanh du lịch mạo hiểm tại địa bàntỉnh Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt với vùng phụ cận nói riêng, cácđối tượng trực tiếp và gián tiếp tham gia vào hoạt động du lịch mạohiểm, từ đó làm rõ hơn thực trạng của du lịch mạo hiểm trong bốicảnh du lịch Lâm Đồng đang thiếu và yếu về loại hình và sản phẩm
du lịch
Thời gian: trong năm 2007, tác giả cộng tác tiến hành làm đề
tài nghiên cứu khoa học cấp trường của một đồng nghiệp về: “Dulịch mạo hiểm núi tại Lâm Đồng: cơ sở lý thuyết và nghiên cứutrường hợp”, vì vậy tác giả sẽ kế thừa những kết quả nghiên cứu của
đề tài này Thời gian được chia ra làm 2 đợt: đợt một từ tháng 3năm 2008 đến tháng 9 năm 2008, thời điểm này khách quốc tế giảm
và khách nội địa gia tăng, đợt hai từ cuối tháng 9 đến tháng 12 năm
2008, đây là thời gian khách quốc tế gia tăng, tổng cộng thu được
125 bảng hỏi, tuy nhiên chỉ có 119 bảng hỏi hợp lệ
Địa điểm: tiến hành tại các điểm du lịch mạo hiểm của tỉnh
Lâm Đồng, do có sự liên hệ trước với một số công ty du lịch cho
Trang 7nên tác giả và các cộng tác đã tham gia trực tiếp vào tour du lịchmạo hiểm để gặp gỡ và lấy ý kiến của khách cũng như tìm hiểumong muốn của họ Còn lại tác giả phát bảng hỏi thông qua cáccông ty du lịch và các hướng dẫn viên khi khách kết thúc tour dulịch mạo hiểm và khách có thể trả lời ngay, sau đó gửi lại cho cáccông ty du lịch, gửi cho hướng dẫn viên hoặc gửi tại các khách sạn
mà khách lưu trú, kết hợp với việc khai thác thông tin từ những bảnghỏi ý kiến khách hàng trong cùng thời gian của công ty DalatHoliday
Bảng hỏi: đề tài xác định các hoạt động du lịch mạo hiểm, các
khu vực và điểm du lịch mạo hiểm có tại Lâm Đồng, các công tyđang tiến hành khai thác và kinh doanh loại hình du lịch mạo hiểm,sau đó tiến hành lập bảng hỏi theo các nội dung đó Có hai loại bảnghỏi cho khách quốc tế và khách Việt Nam, bảng hỏi của khách ViệtNam gồm 16 câu hỏi, bảng hỏi khách quốc tế gồm 19 câu hỏi, lànhững câu hỏi về cảm nhận của du khách, đánh giá và suy nghĩ đểphát triển hơn nữa du lịch mạo hiểm tại Lâm Đồng… Cả hai bảnghỏi đều được thiết kế đi sâu và tập trung vào những ý kiến du khách
về thực trạng du lịch mạo hiểm tại Lâm Đồng và phần thông tin cánhân của du khách
- Phương pháp chuyên gia: ngoài các phương pháp tự thân thì
phương pháp chuyên gia cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trongquá trình nghiên cứu đề tài Bản thân du lịch là một ngành kinh tế
Trang 8tổng hợp, do vậy muốn đảm bảo cho các đánh giá tổng hợp có cơ sở
và mang tính hiệu quả đòi hỏi có sự tham gia của các chuyên gia vềnhiều lĩnh vực liên quan, cụ thể các đối tượng đó là các nhà quản lý,các nhà nghiên cứu Khi sử dụng phương pháp này, tác giả đã chuẩn
bị những câu hỏi phỏng vấn sâu các giám đốc công ty du lịch mạohiểm, các nhà quản lý du lịch của tỉnh Lâm Đồng, các nhà nghiêncứu về du lịch của một số trường đại học tại Đà Lạt – Lâm Đồng
5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Loại hình du lịch mạo hiểm đã trở thành đề tài nghiên cứu củakhông ít những nhà khoa học trên thế giới cũng như Việt Nam Mỗinhà khoa học đều thể hiện những quan điểm riêng, thể hiện sự đàosâu tìm tòi của mình so với những người đi trước, tạo nên những nấcthang phát triển trong quá trình nghiên cứu về loại hình du lịch mạohiểm
Sau đây là những công trình nghiên cứu nổi tiếng về loại hình
du lịch mạo hiểm của một số tác giả trên thế giới: Adventure tourism [John Swarbrooke, 1988], đề cập tới các lĩnh vực của du
lịch mạo hiểm như khách du lịch mạo hiểm, tài nguyên du lịch mạohiểm, marketing du lịch mạo hiểm, quản lý các yếu tố rủi ro của du
lịch mạo hiểm Adventure programming [Addison G, 1999], đề
cập đến du lịch mạo hiểm và du lịch sinh thái Adventure tourism
[Ralf Buckley, 2006], đề cập đến các hoạt động cụ thể của du lịch
mạo hiểm tại các vùng trên thế giới
Trang 9Những công trình nghiên cứu trên hầu như chưa nhất quán vềquan điểm và chỉ tập trung vào một số khía cạnh của loại hình dulịch mạo hiểm mà tác giả/nhóm tác giả quan tâm.
Tại Việt Nam có một số nghiên cứu khoa học trong nước như:
Du lịch trekking ở Việt Nam: loại hình và phương thức tổ chức, nghiên cứu trường hợp ở Sa Pa (Lào Cai) [Trịnh Lê Anh, 2006],
Tìm hiểu tour du lịch thể thao – mạo hiểm Raid Gauloises Việt Nam
2002 [Giang Xuân Hiếu, 2003], Nghiên cứu xây dựng một số chương trình du lịch thể thao mạo hiểm ở khu vực trung du miền núi phía Bắc Việt Nam [Phạm Hoàng Tuấn, 2008], Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc [Phạm Trung Lương, 2007] Những công trình này chủ
yếu nghiên cứu về một loại hình cụ thể hoặc sản phẩm, chương trìnhthuộc loại hình du lịch mạo hiểm
Tại Lâm Đồng thì du lịch mạo hiểm mặc dù xuất hiện sớmnhất so với các nơi khác, tuy nhiên đề tài nghiên cứu về du lịch mạo
hiểm chưa có, ngoại trừ duy nhất một đề tài: Du lịch mạo hiểm núi tại Lâm Đồng: cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trường hợp [Trương
Thị Lan Hương, 2007]
6 Đóng góp của luận văn
Đề tài mà tác giả lựa chọn mang tính cổ điển, tuy nhiên tác giả
hy vọng rằng kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn sẽlàm sáng tỏ thêm lý luận về loại hình du lịch mạo hiểm, khi mà hiện
Trang 10nay có sự đồng nhất hoặc lồng ghép giữa loại hình du lịch mạo hiểm
và loại hình du lịch thể thao - mạo hiểm Hoạt động du lịch mạohiểm tại Lâm Đồng đã có từ những năm 90, cũng đã có được nhữngthành công đáng kể và là một trong những điểm đến nổi tiếng choloại hình du lịch mạo hiểm ở Việt Nam, nhưng trên thực tế tại LâmĐồng chưa có đề tài nào đánh giá lại toàn bộ hoạt động du lịch mạohiểm từ khi xuất hiện đến nay để đưa ra các giải pháp cho sự tồn tại
và phát triển của loại hình du lịch này Tác giả cũng mong rằng đềtài sẽ giúp các nhà quản lý, các đơn vị kinh doanh du lịch mạo hiểm
có cái tổng quan về thực trạng hoạt động du lịch mạo hiểm cũng nhưnhững đánh giá, kết luận và giải pháp của tác giả với mục đích pháttriển loại hình du lịch mạo hiểm trở thành thế mạnh của du lịch LâmĐồng
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụlục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể:
Chương 1 Cơ sở lý luận về du lịch mạo hiểm
Chương 2 Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch mạo hiểm tại Lâm Đồng
Chương 3 Định hướng và các giải pháp phát triển du lịch mạo hiểm tại Lâm Đồng
Trang 12CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM 1.1 Tổng quan về du lịch mạo hiểm
1.1.1 Thuật ngữ và định nghĩa du lịch mạo hiểm
Thuật ngữ du lịch mạo hiểm
Trước hết cần khẳng định rằng, du lịch mạo hiểm là một loạihình du lịch còn mới do đó thuật ngữ du lịch mạo hiểm vẫn chưađược thống nhất trong cả tiếng Anh và tiếng Việt Vì vậy cần làm rõnội hàm của thuật ngữ này và từ đó sẽ xác định được bản chất củaloại hình du lịch mạo hiểm cũng như đưa ra được định nghĩa mộtcách chính xác nhất về du lịch mạo hiểm
Có tác giả cho rằng du lịch mạo hiểm là một hoạt động giải trí,
vì vậy có nhiều tên để chỉ loại hình du lịch này: Adventurerecreation, High adventure (sự mạo hiểm thú vị), Natural adventurerecreation (hoạt động giải trí mạo hiểm tự nhiên), Outdoor pursuits(sự theo đuổi những hoạt động ngoài trời), Risk recreation (hoạtđộng giải trí mạo hiểm) của Ewert, 1989
Hoặc các tác giả cũng dùng nhiều từ khác để chỉ du lịch mạo
hiểm: Risky tourism, Adventure tourism, Adventure travel…trong
đó thuật ngữ “Ricky tourism” ít được dùng trong các tài liệu, nghiêncứu hoặc tạp chí chuyên ngành vì thuật ngữ này chủ yếu nhấn mạnhđến yếu tố mạo hiểm, trong đó yếu tố mạo hiểm chỉ giữ vai trò trungbình trong 6 yếu tố chính của loại hình du lịch mạo hiểm: Hoạt động
Trang 13(Activity), Kinh nghiệm (Experience), Môi trường (Environment),Động lực (Motivation), Mạo hiểm (Risk), Trình diễn(Performance).1 Vấn đề là cần phân biệt giữa hai thuật ngữ
“Adventure travel” và “Adventure tourism” Ở nhiều nơi, thậm
chí ở Việt Nam đều đồng nhất giữa thuật ngữ “travel” (lữ hành) và
“tourism” (du lịch), tuy nhiên giữa chúng có sự khác biệt “Lữ hành
là việc thực hiện chuyến đi từ nơi cư trú và làm việc thường xuyêncủa con người đến một nơi khác nhằm những mục đích nhất định vànhững hoạt động phục vụ cho chuyến đi ấy.” [PGS.TS Đinh TrungKiên, ThS Nguyễn Quang Vinh, 2007] Như vậy, những chuyến đikhông nhất thiết nhằm mục đích du lịch cũng được coi là chuyến lữhành Khái niệm “travel” (lữ hành) mở rộng hơn khái niệm
“tourism” (du lịch) cả về nội hàm và ngoại diên của nó
Như vậy ta có thể thấy rằng “Adventure travel” là một thuậtngữ rộng lớn hơn “Adventure tourism” vì nó bao gồm những hoạtđộng, lĩnh vực khác có liên quan, do đó nội hàm thuật ngữ
“Adventure tourism” thể hiện đầy đủ, chính xác và sát nhất bản chấtcủa loại hình du lịch mạo hiểm
Trong thực tiễn nghiên cứu, Thuật ngữ “Adventure tourism”
được sử dụng phổ biến nhất và trở thành tên gọi chính thức của loạihình du lịch mạo hiểm trong các nghiên cứu của các nhà khoa học
trên thế giới như Adventure tourism: the new frontier [John
1 Kết quả bằng điều tra bảng hỏi về định nghĩa DLMH tại hội chợ “DLMH thế giới và trình diễn ngoài trời”
Trang 14Swarbrooke], Adventure tourism [Ralf Buckley]…
Khi dịch sang tiếng Việt, những thuật ngữ tiếng Việt phổ biếnlà: du lịch thử thách, du lịch khám phá, du lịch phiêu lưu, du lịchmạo hiểm
Sự đa dạng về mặt thuật ngữ tiếng Việt đã khẳng định yêu cầu
và xu thế đề xuất thuật ngữ tiếng Việt cho các loại hình du lịchnhằm phục vụ công tác nghiên cứu và triển khai thực tiễn phát triển
du lịch ở Việt Nam Các thuật ngữ trên ra đời theo hai cách: một làđưa ra những thuật ngữ dựa trên một đặc trưng cụ thể của loại hình2,hai là dịch những thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt3 Theo cáchthức thứ hai, thuật ngữ “Du lịch khám phá”, “Du lịch thử thách”không thể hiện được bao quát nội dung và bản chất của loại hình.Cách thức thứ nhất có vẻ phù hợp hơn và trong thực tế (các côngtrình nghiên cứu, các tạp chí chuyên ngành ) thì thuật ngữ “Du lịchmạo hiểm” được sử dụng phổ biến nhất Vì vậy, tác giả sẽ dùngthuật ngữ “Adventure tourism” hay “Du lịch mạo hiểm” trongnghiên cứu của mình
Định nghĩa du lịch mạo hiểm
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm, cách hiểu,khái niệm, định nghĩa thể hiện những quan điểm khác nhau về dulịch mạo hiểm:
2 Từ “khám phá” thể hiện mục đích mà du khách tham gia loại hình hướng tới, từ “thử thách” lại đề cập đến hoạt động cần có của loại hình.
3 Từ “mạo hiểm” trong tiếng Việt được hiểu như từ “risk” và “adventure” trong tiếng Anh, ngoài ra, từ
Trang 15Những yếu tố không thể thiếu để tạo nên một chuyến du lịchmạo hiểm là điểm đến Đó phải là một nơi xa xôi, thưa thớt dân cư,hạn chế sử dụng phương tiện trong việc đi lại [Smith and Jenner,1999]
Du lịch mạo hiểm là một hoạt động giải trí được tổ chức tạimột nơi xa nơi cư trú thường xuyên, mới lạ và hoang sơ, kết hợp vớicác hoạt động có mức độ vận động cao, chủ yếu là các hoạt độngngoài trời Người tham gia loại hình DLMH mong muốn được trảinghiệm sự mạo hiểm ở nhiều mức độ mạo hiểm khác nhau, cảmnhận sự thú vị, tận hưởng sự mới lạ và rèn luyện bản thân.[Millington, 2001]
DLMH về cơ bản là sự tham dự vào các hoạt động giải trí, và
nó đặt ra yêu cầu “đến (being), làm (doing), động chạm (touching)
và nhìn ngắm (seeing)” hơn là chỉ có nhìn ngắm mà thôi4 [Cater,2000] Theo Canadian Tourism Commission (1995), “du lịch mạohiểm là một hoạt động giải trí ngoài trời diễn ra tại một điểm đếnđặc sắc, xa xôi, hoang dã, liên quan đến một số hình thức vậnchuyển độc đáo và có xu hướng gắn liền với các hoạt động hạngnặng hoặc nhẹ”
Muller và Cleaver (2000) đã đưa ra một định nghĩa dưới góc
độ của những người cung cấp dịch vụ như sau: du lịch mạo hiểmđược đặc trưng bằng khả năng cung cấp cho du khách các mức độ
Trang 16cảm nhận hào hứng thường có được nhờ đưa các thành tố thựcnghiệm có tính chất thách thức về mặt thể chất vào trải nghiệm của
du khách (thường là ngắn) Trong định nghĩa này, các tác giả nhấnmạnh cảm nhận của du khách thông qua việc tham gia trực tiếp vàocác hoạt động đòi hỏi nỗ lực về mặt thể chất để vượt qua một tháchthức
Còn Smith và Jenner (1999) lại định nghĩa du lịch mạo hiểmthông qua việc phân biệt loại hình này với các loại hình du lịchkhác: có thể chìa khoá phân biệt đặc điểm của kỳ nghỉ mạo hiểm là
nó phải có chất lượng của một cuộc thám hiểm hoặc viễn chinhtrong toàn bộ chuyến đi chứ không chỉ là một hay hai ngày Địnhnghĩa này hướng đến du lịch mạo hiểm thuần tuý Trong khi đó thìAddison (1999) lại cho rằng “sự kết hợp giữa ba yếu tố là hoạt động,thiên nhiên và văn hóa khiến du lịch mạo hiểm trở thành một tháchthức hoàn chỉnh” Như vậy, Addison không phân biệt du lịch mạohiểm một cách rõ ràng và dứt khoát như Smith và Jenner mà lại đặt
du lịch mạo hiểm vào trong mối quan hệ giữa du lịch tự nhiên và dulịch văn hoá cùng với du lịch thể thao
Sung – một nhà nghiên cứu trong công trình năm 1997
đã đưa ra định nghĩa về loại hình du lịch mạo hiểm đầy đủ và hoàn
thiện hơn các định nghĩa khác: du lịch mạo hiểm là một chuyến đi với mục đích tham gia các hoạt động để khám phá kinh nghiệm mới, thường liên quan tới mối nguy hiểm được nhận thức hoặc có thể
Trang 17kiểm soát, kết hợp với thử thách cá nhân trong một môi trường tự nhiên hoặc trong một không gian ngoài trời xa lạ được sắp đặt 5
Từ các định nghĩa, khái niệm, cách hiểu trên, có thể thấy rằng,
du lịch mạo hiểm có những đặc trưng cụ thể sau đây: tác động linhhoạt (Uncertain outcomes), Mạo hiểm (Danger and risk), Sự tháchthức (Challenge), Tính mục đích (Anticipated rewards), Tính mới lạ(Novelty), Sự kích thích (Stimulation and excitement), Sự độc lập(Escapism and saparation), Sự thám hiểm và khám phá (Explorationand discovery), Sự say mê (Absorption and focus), Sự trải nghiệmcảm xúc (Comtrasting emotion) [John Swarbrooke, Colin Beard,Suzanne Leckie và Gill Pomfret, 2003]
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của du lịch mạo hiểm
Có thể nói rằng phiêu lưu, mạo hiểm, khám phá là những từgắn liền với du lịch và như vậy cũng khó có thể xác định rằng dulịch mạo hiểm ra đời từ khi nào Theo Richard Bangs (2003),những người du lịch mạo hiểm đầu tiên chính là các thương gia vàcác nhà thám hiểm ra đi tìm kiếm lợi nhuận cho vua, chúa củamình và chuyến đi của họ gần với một cuộc chiến hơn là mộtchuyến đi lãng mạn Có thể kể đến Lief Ericson hay ChristopheColombus với những chuyến thám hiểm vượt đại dương đầy hiểmnguy Ở phương Đông, trong rất nhiều ấn phẩm vẫn còn lưu giữ
5 Định nghĩa này đã được đưa ra khảo sát trong hội chợ “DLMH thế giới và trình diễn ngoài trời” từ 16 đến
Trang 18dấu vết của tinh thần phiêu lưu mạo hiểm như trong các tiểu thuyếtkiếm hiệp hay việc nhà vua hay giả trang đi thị sát thiên hạ cũng làmột kiểu của phiêu lưu, mạo hiểm
Lịch sử của du lịch mạo hiểm hiện đại chỉ mới bắt đầu cáchđây chừng 35-40 năm với những chuyến đi bộ dài ngày lần đầu tiênđược tổ chức để thám hiểm vùng núi Himalaya của Nepal và khônglâu sau đó là kinh doanh hoạt động đi bè mảng tại Châu Phi Nepalvẫn là điểm đến hàng đầu của du lịch mạo hiểm cho đến những năm
1980 khi có cuộc nổi dậy của phiến quân Maoist Đến giờ thì Nepalchỉ còn hiện diện trong rất ít tour du lịch mạo hiểm Nhờ vậy Bhutanđược hưởng lợi Khách đến Bhutan để đi bộ và chinh phục các ngọnnúi cũng như đắm mình vào văn hóa Phật giáo Chuyến đi bè mảngđầu tiên là ở Etiopia dọc theo sông Omo và sông Blue Nile nhưngđến giờ tuyến này không còn nữa do hạn hán và chiến tranh Mỗinăm lại có thêm những điểm đến và những hoạt động mới và cũngmất đi một số khác Trong những năm 1970, có những tour đi bộ dàingày xuyên qua Afghanistan hay các chuyến thám hiểm sa mạc trênlưng lạc đà ở Algeria hoặc các chuyến vượt sông tại New Guinea.Tất cả các tour đó hiện nay không còn tồn tại nữa Trong những năm
1980, các hoạt động mạo hiểm được ưa chuộng là đi tàu feluc ở khuvực sông Nile tại Ai cập hoặc chinh phục đỉnh Ararat ở miền ĐôngThổ nhĩ kỳ, lặn biển ở Biển Đỏ và lướt sóng tại Bali Tất cả nhữngtour này hiện nay cũng không còn do du khách sợ khủng bố
Trang 19Trong những năm 1990, leo núi tại vùng núi Alpes là rất phổbiến Và từ đó tới nay, khu vực Đông Nam Á và Châu Phi trở thànhđiểm đến mới của du khách mạo hiểm Tuy nhiên, những nạn dịchhoành hành rồi các thiên tai đã khiến lượng khách giảm dần tại cáckhu vực này Và vì thế những điểm đến mới lại lên ngôi như Libya,Mozambique, Nicaragua hay Panama
Tuy vậy, không có nghĩa là không có những điểm đến vẫnluôn thu hút được du khách mạo hiểm nhờ sự ổn định về mặt chínhtrị hay điều kiện khí hậu thuận lợi quanh năm cũng như sản phẩmphong phú với giá cả phù hợp như ở phía bắc Queensland của Úchay Costa Rica Đây cũng chính là những khu vực rất phát triển về
du lịch sinh thái do có chính sách bảo tồn và phát triển bền vững
1.1.3 Du lịch mạo hiểm trong mối quan hệ với các loại hình
du lịch khác
1.1.3.1 Du lịch thể thao và du lịch mạo hiểm
Du lịch thể thao thường có mục đích chính là để thực hànhhoặc cổ vũ cho các hoạt động thể thao như thế vận hội, các giải thểthao Thông thường, những người tham gia du lịch thể thao vừa làvận động viên vừa là khách du lịch Họ thi đấu các môn thể thao vàphải sử dụng thành thạo các kỹ năng của từng môn thể thao có trongchương trình như đi bộ, đua xe đạp, trượt dây cáp, chèo thuyền, leonúi, nhảy dù, đua ngựa Nhiều tác giả tại Việt Nam đã phân loại du
Trang 20lịch thể thao thành hai loại là du lịch thể thao chủ động khi du kháchtham gia trực tiếp vào các hoạt động thể thao như leo núi, bơithuyền, lướt ván, săn bắn, câu cá,…, hay du lịch thể thao bị độngbao gồm các cuộc hành trình du lịch để xem các cuộc thi đấu thểthao, các cuộc biểu diễn, các thế vận hội Ở du lịch thể thao bị độngthì khách du lịch thường đi theo các đoàn vận động viên để cỗ vũ.Đây là một mảng thị trường khá phong phú Mặc dù bị động nhưng
du khách cũng hiểu biết và có niềm đam mê về thể thao Du lịch thểthao không nhất thiết đòi hỏi một khung cảnh thiên nhiên hay yếu tốmạo hiểm chính vì thế có thể coi du lịch thể thao là một loại hìnhkhác với du lịch mạo hiểm Tuy nhiên, du lịch thể thao lại có nhữngyếu tố rất tương đồng với du lịch mạo hiểm như yếu tố nỗ lực vềmặt thể chất, tinh thần
Như vậy, có thể thấy rằng có một mối quan hệ khá chặt chẽgiữa du lịch thể thao và du lịch mạo hiểm Khi kết hợp giữa du lịchthể thao và du lịch mạo hiểm, sẽ có những đặc trưng sau:
- Về phương thức tổ chức: các tour du lịch thể thao – mạohiểm thường đựơc tổ chức thành một giải đua, thi đấu của các mônthể thao ngoài trời dựa vào tài nguyên thiên nhiên như nhảy dù, tàulượn, đi bộ, leo núi, khám phá hang động, đua ngựa, đua xe đạp địahình, leo vách đá,…, người tham gia tour cũng chính là vận độngviên thi đấu
- Về không gian tổ chức tour: thường diễn ra trong môi trường
Trang 21tự nhiên hoang sơ, đa dạng để có thể phát huy tối đa năng lực và kỹnăng cũng như kinh nghiệm của du khách.
- Về mục đích của người tham gia: đó là sự kết hợp giữa thểthao và khám phá Người tham gia tour có cơ hội khám phá khôngchỉ khả năng của bản thân mà còn về thiên nhiên kỳ bí cũng nhưnhững yếu tố văn hóa mới
- Về ý nghĩa: các tour du lịch mạo hiểm của cùng một hoạtđộng mạo hiểm có thể được thiết kế ở nhiều địa hình khác nhaunhằm tăng tính mạo hiểm cũng như mang lại cho du khách nhữngkinh nghiệm và cảm nhận phong phú hơn, thỏa mãn nhu cầu chinhphục của những người tham gia Đây thực sự là hướng phát triển lâudài của loại hình du lịch này
1.1.3.2 Du lịch dựa vào tự nhiên, du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm
Du lịch dựa vào môi trường thiên nhiên có thể nói rất rộng lớn
và bao gồm tất cả các hoạt động du lịch có sử dụng môi trường thiênnhiên như là một tài nguyên du lịch Bảng dưới đây sẽ nêu rõ hơn vềcác hoạt động cũng như khung cảnh nơi diễn ra các hoạt động mạohiểm
Trang 22Bảng 1.1 Những hoạt động và khung cảnh có liên quan đến mạo hiểm
Hoạt động cần nỗ lực về thể chất
hoặc động lực về tinh thần
Tiếp xúc với thiên nhiên
Tiếp xúc với nhiều nền văn hoá
khác nhau
Hành trình dài ngày trên cạn, dưới
nước hoặc trên không
Ngoài trời, Khu vực hoang dã
Ngoài trời, Khu vực hoang dãCác khu vực vùng sâu, xa hoặc ở nước ngoài
Các khu vực vùng sâu, xa hoặc ở nước ngoài
(Nguồn: Adventure tourism, the new frontier, John Swarbrooke)
Như bảng trên có thể thấy rằng việc tiếp xúc với thiên nhiên làyếu tố quan trọng trong rất nhiều hoạt động mạo hiểm Khung cảnhhay khu vực càng hoang dã lại càng có tính mạo hiểm cao Nhưngđồng nghĩa với nguy hiểm cũng là sự kích thích, và sự trải nghiệmcao hơn hẳn khi được hoà mình vào cuộc sống hoang dã Chính vìthế các hoạt động mạo hiểm dựa vào thiên nhiên có sức hút rất cao
Du lịch dựa vào thiên nhiên là một thuật ngữ rất rộng bao hàmbên trong nó rất nhiều loại hình du lịch khách nhau thường diễn ratrong khung cảnh tự nhiên hoang sơ, chưa bị làm biến đổi Du lịchsinh thái và du lịch khám phá cuộc sống hoang dã chính là những
Trang 23hình thức được biết đến nhiều nhất Du lịch sinh thái được coi như
là loại hình du lịch có tính bền vững nhất vì nó có tính giáo dục vàbảo tồn cao Tuy nhiên, càng ngày du lịch sinh thái và du lịch mạohiểm càng có những điểm tương đồng, nhất là khi khoa học kỹ thuậtphát triển và đưa vào ứng dụng những công nghệ mới gây tác độngtối thiểu đến môi trường Cũng giống như du lịch mạo hiểm, hiệncũng chưa có một định nghĩa thống nhất nào về du lịch sinh thái trênthế giới
Mối liên hệ giữa du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm là rấtmạnh và đôi khi rất khó phân biệt Có nhiều họat động của du lịchmạo hiểm được thực hiện theo cách tiếp cận của du lịch sinh thái.Nhiều doanh nghiệp hoặc hãng lữ hành mạo hiểm kết hợp các giá trịcủa du lịch sinh thái vào các sản phẩm và họat động của mình và đôikhi đưa ra cả hai lọai hình sản phẩm Tuy nhiên, có thể thấy rằng, dulịch mạo hiểm không phải lúc nào cũng tôn trọng môi trường củakhu vực tham quan, nó hướng vào sử dụng khoảng không nhưngkhông phải lúc nào cũng bảo vệ chúng Du lịch mạo hiểm nhắm vàocác thách thức trong thể thao, thực hành một họat động, vượt qua kỷlục của bản thân chứ ít chú ý đến khám phá và tìm hiểu môi trườngxung quanh Ngoài ra, có một điều khác nhau đáng chú ý nữa, đó làcách ứng xử khác nhau của các đối tượng du khách Ta có thể thấy
rõ hơn sự khác biệt này trong bảng so sánh sau đây:
Bảng 1.2 Phân biệt du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm
Trang 24Du lịch sinh thái Du lịch mạo hiểm
• Kinh nghiệm hướng vào
• Hướng vào các giá trị nội tại
của thiên nhiên
• Kinh nghiệm vận động
• Tình huống mạo hiểm
• Có tác động lên môi trường
• Thiên về kỹ năng, kỹ thuật
• Tiếp cận khó và có nhiều
đe dọa
• Tiện nghi tương đối
• Quan tâm đến các nền văn hóa nhỏ
• Kết hợp giữa công nghệ và thiên nhiên (trang thiết bị tinh vi)
(Nguồn: Trương Thị Lan Hương, 2007)
Hiện nay, với trào lưu phát triển bền vững, du lịch mạo hiểmcũng hướng đến bảo vệ môi trường và vì thế khó có thể phân biệtrạch ròi hai loại hình du lịch này Nhưng có một điều có thể khẳngđịnh rằng du lịch mạo hiểm và du lịch sinh thái liên quan chủ yếuđến môi trường tự nhiên và chính vì thế chúng là những phân đoạnnhỏ của du lịch dựa vào thiên nhiên
Trang 251.1.3.3 Du lịch văn hóa, du lịch dựa vào cộng đồng và du lịch mạo hiểm
Theo Luật Du lịch, khoản 1, điều 4, chương 1, “du lịch vănhoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắn văn hoá dân tộc với sựtham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị vănhóa truyền thống” Du lịch văn hóa là một trong những loại hình cótính hấp dẫn cao vì nó sử dụng những giá trị văn hóa đậm đà bản sắccủa địa phương thông qua các vật dẫn hoặc phương thức biểu đạt,cung cấp cho du khách cơ hội chiêm ngưỡng, thử nghiệm và cảmthụ Việc hình thành văn hóa của từng dân tộc đều bắt nguồn từ cácđiều kiện tự nhiên, xã hội của dân tộc đó nên có bản sắc rất riêngbiệt Chính vì thế, khi đến một vùng đất nào đó, du khách thườngchú ý khám phá những điều mới mẻ, khác biệt về văn hóa, và dulịch văn hóa cũng mang trong mình yếu tố khám phá Còn du lịchdựa vào cộng đồng là một xu hướng mới xuất hiện, khuyến khích sựtham gia của người dân vào du lịch vì họ chính là một phần của sảnphẩm du lịch của điểm đến Du lịch dựa vào cộng đồng còn có ýnghĩa bảo tồn và chia sẻ lợi ích là những điều mấu chốt của pháttriển bền vững Không có cộng đồng thì sẽ không có văn hoá Do đó
du lịch dựa vào cộng đồng gắn liền với du lịch văn hóa Có thể nói
du lịch dựa vào cộng đồng chính là sự thể hiện một cách chân thực
và chính thống nhất của văn hóa địa phương Đồng thời, nó hướngđến phát triển bền vững nhờ vào sự tham gia tích cực của các cộng
Trang 26đồng dân cư địa phương vào công tác bảo tồn Du lịch mạo hiểm,ngoài ý nghĩa khám phá về môi trường thì còn có ý nghĩa khám phá
về con người, về vùng đất nơi mình đến thăm Khi khám phá về vănhóa cũng nảy sinh rất nhiều yếu tố mạo hiểm Có thể kể đến sốc vănhóa của người vùng này khi sang một vùng khác Đó cũng là mộtthách thức có thật cần chinh phục
Tóm lại, du lịch mạo hiểm không thể tách biệt rạch ròi vàđứng riêng biệt mà nó nằm trong một mối quan hệ mật thiết giữa dulịch thể thao, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa được diễn ra trongmột khung cảnh thiên nhiên hoang sơ với sự tổ chức chuyên nghiệp
để mang lại cho du khách những cảm nhận của sự chinh phục cácthách thức cả về mặt thể chất lẫn tinh thần và những kỹ năng cũngnhư kinh nghiệm phong phú
Trang 271.1.4 Đặc điểm và phân loại du lịch mạo hiểm
Có nhiều cách để phân loại loại hình du lịch mạo hiểm, có thểdựa trên mục đích, tính chất, mức độ hay hoạt động chính củachuyến đi… điều đó đã tạo nên sự phong phú và đa dạng của loạihình du lịch mạo hiểm
Có nhiều nhà nghiên cứu đã phân loại du lịch mạo hiểm.Addison (1999) đã phân loại du lịch mạo hiểm dựa theo mức độ thửthách và mức độ độc lập về mặt tổ chức và được thể hiện ở trong sơ
đồ 1.2
Qua sơ đồ sau có thể thấy rằng vai trò của người tổ chức trong
du lịch mạo hiểm theo cách phân loại của Addison (1999) là khôngnhiều, chỉ dừng lại ở mức tổ chức sự kiện hoặc xây dựng và kinhdoanh chuyên về các hoạt động mạo hiểm nhẹ Yếu tố an toàn vìvậy sẽ khó đảm bảo nhất là khi khách tự tổ chức nên khó có tính hấpdẫn
Sơ đồ 1.1 Phân loại du lịch mạo hiểm
Thi đấu mạo hiểm
Là một sự kiệnđược tổ chức có những
yếu tố nguy hiểm nhất
Mạo hiểm mức độ cao
Là một hoạt độngkhông có sự hỗ trợ từcác nhà tổ chức hay
Trang 28định và đòi hỏi những
kỹ năng ở mức độ cao
(đua xe mạo hiểm, các
sự kiện thi đấu ngoài
thiên nhiên)
hướng dẫn, thường đòihỏi kỹ năng ở mức độcao và sự độc lập đểvượt qua hiểm nguy (cáccuộc thám hiểm độc lậptrong khung cảnh không
có sự trợ giúp)
Giải trí
Là một trải nghiệm
an toàn, một sự sắp đặt
trước dựa trên kinh
nghiệm và không đòi
hỏi những kỹ năng
chuyên biệt (các công
viên chuyên đề mạo
hiểm)
Nghỉ ngơi
Là một hoạt động tựbản thân điều khiển,tham gia trực tiếp cáchoạt động nhưng khôngnhất thiết có những nguyhiểm thực sự đặc biệt vàcũng không nhất thiếtđòi hỏi những kỹ năngchuyên biệt (đi bộ lênđồi hay đi ca nô giải trí)
(Nguồn: Addison, 1999)
Cũng có cách phân loại khác là phân loại theo mức độ khó và
Mức độ độc lập về tổ chức
Trang 29nguy hiểm, thời gian, cường độ cảm xúc của hoạt động Từ đó cómạo hiểm nặng (hard adventure) và nhẹ (soft adventure) (Hill,1995) Các tiêu chí để phân loại ở đây sẽ là sự thách thức, tình trạngkhông chắc chắn, sự quen thuộc với khung cảnh môi trường, kỹnăng cá nhân, cường độ, độ dài và mức độ kiểm soát (Lipscombe,1995) Cách phân loại này là khá phổ biến trong lĩnh vực du lịchmạo hiểm vì khác với các loại hình khác, du lịch mạo hiểm dựa rấtnhiều vào hoạt động thể chất
Sơ đồ 1.2 Mạo hiểm nhẹ và mạo hiểm nặng
(Nguồn: Hill, 1995)
Millington và đồng tác giả lại phân loại du lịch mạo hiểm dựavào điểm đến và hoạt động như sau:
Bảng 1.3 Du lịch mạo hiểm phân theo điểm đến và hoạt động
Mạo hiểm nhẹ
Là các hoạt động có sự nguy
hiểm thực sự không cao, đòi
hỏi mức độ cam kết không
nhiều và các kỹ năng ban đầu
Hầu hết các hoạt động này
thường được các hướng dẫn
viên có kinh nghiệm chỉ dẫn.
Mạo hiểm nặng
Là các hoạt động có độ nguy hiểm cao, đòi hỏi mức độ cam kết mạnh mẽ và các kỹ năng chuyên sâu.
Trang 30(a) Có phương tiện tiếp cận được
(b) Không có phương tiện tiếp cận
được
(a) Nặng(b) Nhẹ
(Nguồn: Millington, 2001)
Phân loại du lịch mạo hiểm là một công việc không dễ dàng.Hầu hết các phân loại trên đều dựa vào sản phẩm Tuy nhiên, có thểthấy rằng phân loại dựa vào tâm lý, động cơ khách hàng hay dựavào địa hình là phổ biến trong du lịch nói chung
1.1.5 Thị trường du lịch mạo hiểm và khách du lịch mạo hiểm
Thị trường du lịch mạo hiểm
Nhiều nghiên cứu đã nhận định thị trường du lịch mạo hiểm làmột thị trường có tốc độ phát triển gần như nhanh nhất trong nhữngnăm gần đây Tuy nhiên việc xác định độ lớn của thị trường khách
du lịch mạo hiểm là rất khó vì hiện nay vẫn chưa có một định nghĩathống nhất về du lịch mạo hiểm Hơn nữa, du lịch mạo hiểm dựa rấtnhiều vào địa hình của từng khu vực nên các hoạt động không giốngnhau, chính vì thế càng gây khó khăn cho việc xác định thị trường.Việc nhận định tiềm năng và định hướng phát triển du lịch mạohiểm tại các nước cũng rất khác nhau Các nghiên cứu khi thu thập
dữ liệu về thị trường cũng không đồng nhất Thêm vào đó, du lịchmạo hiểm là một vấn đề rất phức tạp vì vẫn còn nhiều trường phái
Trang 31khác nhau Có người cho rằng du lịch mạo hiểm không nhất thiếtphải diễn ra trong khung cảnh thiên nhiên hoang dã, hay thậm chí cả
du lịch cá cược, casino, hay du lịch sex cũng có nhiều khía cạnhmạo hiểm (Swarbrooke J, 2003) Tất cả những điều này khiến choviệc xác định thị trường khách du lịch mạo hiểm là rất khó thựchiện, thậm chí không thể thực hiện được ở thời điểm hiện tại
Tuy vậy, căn cứ theo trường phái cổ điển, tức là du lịch mạohiểm diễn ra trong bối cảnh thiên nhiên hoang dã, hiếm có và có xuhướng thể thao thì vẫn có thể xác định được một phần của thị trường
du lịch mạo hiểm Theo Millington (2001), thị trường khách du lịchmạo hiểm quốc tế là vào khoảng 4 đến 5 triệu chuyến đi vào năm
2000, chiếm khoảng 7% trên tổng số các chuyến du lịch quốc tế trênthế giới Thị trường tiềm năng thì lớn hơn nhiều, vào khoảng 60triệu khách, chiếm khoảng 14% Theo Tổ chức du lịch thế giới(UNWTO) và Millington, thị trường tiềm năng này có thể đượcphân ra như sau :
Bảng 1.4 Ước tính thị trường du lịch mạo hiểm quốc tế
Trang 32Bảng 1.5 Thị trường khách du lịch thiên nhiên và thiên nhiên hoang dã
1988 – 393 triệu 157-236 triệu 79-157 triệu
1994 – 528.4 triệu 211-317 triệu 106-211 triệu
Chi tiêu của du
1988 – 388 tỷ USD 93-223 tỷ USD 47-155 tỷ USD
1994 – 416 tỷ USD 166-250 tỷ USD 83-166 tỷ USD
(Nguồn: Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế, 2000)
Như vậy, có thể thấy rằng thị trường du lịch mạo hiểm là hếtsức rộng lớn và là cơ hội để du lịch mạo hiểm phát triển hơn nữa,nhất là tại những quốc gia mới nổi lên như Việt Nam Vùng LâmĐồng, Đà Lạt, ngoài những thế mạnh về khí hậu thì còn cần phải
Trang 33chú trọng khai thác những tiềm năng về du lịch mạo hiểm để đưa dulịch địa phương lên một tầm cao mới và khẳng định thương hiệu về
du lịch mạo hiểm, từ đó thu hút thêm nhiều khách quốc tế
Khách du lịch mạo hiểm
Khách du lịch là một thành phần không thể thiếu trong kinhdoanh du lịch, và đối với du lịch mạo hiểm thì khách du lịch càngđóng vai trò quan trọng hơn nữa đã và đang cùng du lịch sinh tháitrở thành hai nguồn khách chủ đạo vượt trội hơn các nguồn khách từcác hình thức du lịch khác
Theo xu hướng hiện nay người đi du lịch ngày càng theo xuhướng cá nhân nhỏ lẻ nhưng chi tiêu cao Con người ngày càng tiếntriển lên tầm cao mới, đời sống ngày càng được cải thiện dẫn dếnnhu cầu đi du lịch ngày càng nhiều, và xu hướng du lịch tìm về thiênnhiên thưởng ngoạn, giải trí, thử thách lòng can đảm đang trở thành
“mốt” trong cuộc sống hiện đại đầy cạnh tranh
Trên thế giới hiện nay đã hình thành thành các tập quán vănhóa đi du lịch mạo hiểm, biến loại hình này trở thành một hình thức
du lịch không chỉ mang tính giải trí, vui chơi mà còn là một cáchhọc hỏi, tích lũy kiến thức bổ ích cho cá nhân, từ đó nhận thức đượcmôi trường đang sống để ý thức, bảo vệ môi trường sống mà mìnhđang đứng trên đó Nguồn khách chủ yếu từ châu Âu, Bắc Mỹchiếm hơn 50% trong tổng số khách đi du lịch mạo hiểm, điều nàynói lên việc nhận thức về tự nhiên của châu Á nói chung và Việt
Trang 34Nam chúng ta nói riêng vẫn còn khá là hạn chế Hầu như người ViệtNam chỉ tham gia nhiều vào du lịch thuần túy hay nói cách khác họchỉ mới đứng ở khoảng giữa vị trí thứ 2 và thứ 3 trong thang nhucầu của Maslow, họ đang trong thời kỳ chuyển giao nên mọi thứchưa được định hình một cách rõ ràng Đây sẽ là nguồn khách tiềmnăng và chủ đạo trong tương lai không xa Một số đặc điểm củakhách du lịch mạo hiểm ngoài trời là:
- Có một lực lượng du lịch có động cơ đa dạng bao gồm sựmạo hiểm, niềm vui thú, hoạt động giải trí ngoài trời, các hoạt độngmang tính chất vận động, thử thách cá nhân, có cơ hội cho việc tăngtầm nhận thức, và công tác bảo tồn tài nguyên môi trường
- Những du khách du lịch mạo hiểm hy vọng sẽ có những hoạtđộng bổ túc kinh nghiệm bởi sự phiêu lưu, niềm thích thú và tìmkiếm sự nâng cao kiến thức - sự hiểu biết cho bản thân
- Khách du lịch mạo hiểm mong muốn các dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt
- Khách du lịch mạo hiểm có trình độ học vấn khá cao và quantâm đến môi trường, văn hoá truyền thống, các khu vực hoang sơ, xaxôi, các điểm khó đến được
- Theo Tourism Queensland (2003), khách du lịch mạo hiểm
có thể được mô tả cụ thể như sau: nằm trong độ tuổi 25 đến 55, ở xuhướng du lịch mạo hiểm nhẹ có thể cao hơn 55 tuổi Tỷ lệ nam, nữthay đổi theo hoạt động, những hoạt động nặng thu hút giới trẻ và
Trang 35nam nhiều hơn Đa số thường đi du lịch cùng vợ/chồng hoặc bạn bè,cũng có một bộ phận đi du lịch một mình Có trình độ cao, thường ởbậc đại học hoặc trên đại học Có thu nhập cao hơn khách du lịchthông thường và thường có vị trí nghề nghiệp ổn định, vị trí quản lý.Thường sống trong các khu vực đô thị.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch mạo hiểm
1.2.1 Hệ thống tài nguyên du lịch
Một trong những điều kiện để phát triển du lịch mạo hiểm đó
là tài nguyên du lịch Tài nguyên được phân loại theo tài nguyênthiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên, và tài nguyên nhânvăn gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội Khái niệm tàinguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, ditích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo củacon người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; làyếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo
ra sự hấp dẫn du lịch” (Luật Du lịch, 2005)
Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để pháttriển du lịch Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú,càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động dulịch càng cao bấy nhiêu Các dạng tài nguyên có thể khai thác để
Trang 36Các dạng địa hình: trong đó chủ yếu khai thác đặc điểm về độ cao, độ dốc do cấu trúc địa hình tạo nên Độ dốc càng lớn thì tính
mạo hiểm của sản phẩm du lịch tạo ra cũng sẽ càng lớn Hiện nay,các tours du lịch mạo hiểm (đi bộ hoặc bằng phương tiện như xeđạp, xe máy, ô tô, tàu lượn) ở vùng núi thường được thiết kế ởnhững khu vực có độ dốc lớn nhằm khai thác tính “mạo hiểm” ẩnchứa trong dạng tài nguyên này
Ngoài ra, một dạng tài nguyên du lịch địa hình khác thườngđược khai thác là hệ thống các “hang động” bởi tính mạo hiểm caochứa đựng trong chúng Những hang động càng sâu, càng phức tạp(được cấu tạo hỗn hợp giữa 2 tính chất thủy động và động khô) thìcàng được quan tâm khai thác Tất nhiên các giá trị cảnh quan, thẩm
mỹ của hang động cũng sẽ đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên sẽ làthứ yếu nếu tài nguyên địa hình này được khai thác cho mục đích du
lịch mạo hiểm Một dạng tài nguyên du lịch địa hình khác hiện cũng
thường được khai thác cho mục đích du lịch mạo hiểm là dạng địahình savan (sa mạc hoặc bán hoang mạc)
Hệ thống sông, suối và hồ: trong đó đặc điểm về dòng chảy và
địa hình của lòng sông/suối thường được khai thác khi muốn pháttriển loại hình du lịch mạo hiểm Như vậy các sông có độ dốc càng
lớn thì càng dễ được lựa chọn Ngoài đặc điểm cơ bản này, các giá
trị cảnh quan dọc theo các sông suối hoặc cảnh quan các hồ trên hệthống các sông suối sẽ là yếu tố tài nguyên quan trọng bổ trợ tạo nên
Trang 37tính hấp dẫn cho các hoạt động du lịch mạo hiểm.
Các giá trị cảnh quan, hệ sinh thái: đặc biệt là các vườn quốc
gia, khu bảo tồn thiên nhiên là dạng tài nguyên du lịch bổ trợ quantrọng Thực tế cho thấy các tour du lịch mạo hiểm ở vùng núithường được thiết kế đi qua các khu vực có cảnh quan đẹp, hấp dẫnhay những vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có các giá trị đadạng sinh học cao Những giá trị tài nguyên này sẽ góp phần khôngnhỏ tạo nên tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch mạo hiểm
Các giá trị văn hóa bản địa: tiêu biểu là các bản/làng các dân
tộc ít người, nơi còn bảo tồn được những giá trị về sinh hoạt vănhóa, sinh hoạt sản xuất truyền thống, về kiến trúc quần cư, kiến trúccông trình (nhà, công trình tín ngưỡng ) Những giá trị văn hóa nàycủa cộng đồng được xem là dạng tài nguyên du lịch bổ trợ quantrọng đối với du lịch mạo hiểm ở vùng núi Một số nước phát triển
du lịch mạo hiểm trên thế giới đã cho thấy rằng mức độ quan trọngcác dạng tài nguyên du lịch chủ yếu trên đối với sự phát triển củaloại hình du lịch mạo hiểm có khác nhau, cụ thể (theo thứ tự về mức
độ quan trọng): Địa hình (đỉnh cao, độ dốc, hang động ); Hệ thốngsông, suối và hồ; Các giá trị cảnh quan, hệ sinh thái; Các giá trị vănhóa bản địa
Đặc điểm của các tài nguyên du lịch chủ yếu được sử dụng đểphát triển loại hình du lịch mạo hiểm không nằm ngoài những đặcđiểm chung của tài nguyên du lịch như đã nêu Tuy nhiên có thể
Trang 38thấy một đặc điểm chung của những tài nguyên này là sự phân bốcủa chúng thường ở những nơi còn tương đối hoang sơ, còn ít bị ảnhhưởng tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội Chính
vì vậy các địa điểm được lựa chọn để phát triển hoạt động du lịchmạo hiểm thường là những vùng rừng nguyên sinh, núi cao, hải đảo,hoang mạc, nơi còn chứa đựng nhiều bí ẩn của tự nhiên với nhữngmối nguy hiểm mà khách du lịch mạo hiểm sẽ được khám phá vàphải vượt qua Đó cũng chính là “cầu” của khách du lịch mà các sảnphẩm du lịch mạo hiểm phải thỏa mãn được trên cơ sở khai thác cácgiá trị tài nguyên đặc thù như đã đề cập
Ngoài ra còn có các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến hoạtđộng du lịch nói chung và du lịch mạo hiểm nói riêng như khí hậu,thời tiết, sự an toàn và bất trắc của môi trường tự nhiên
1.2.2 Điều kiện phát triển kinh tế xã hội
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàngđầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con ngườithành hiện thực Không thể nói tới nhu cầu hoặc hoạt động du lịchcủa xã hội nếu như lực lượng sản xuất xã hội còn ở trong tình trạngthấp kém [8, tr.76 ]
Nền sản xuất xã hội phát triển tạo điều kiện ra đời của nhiềunhân tố khác nhau như nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, mức sống, mứcthu nhập, thời gian rỗi rãi Ở các nước có nền kinh tế chậm pháttriển, nhìn chung nhu cầu nghỉ ngơi du lịch còn hạn chế, ngược lại
Trang 39nhu cầu nghỉ ngơi ở các nước kinh tế phát triển rất đa dạng Bêncạnh nhu cầu giải trí cuối tuần, hàng năm người dân còn đòi hỏinhững đợt nghỉ dài ngày ở những vùng biển, trên núi, trong nướchoặc nước ngoài Rõ ràng những nhu cầu này phải dựa trên cơ sởvững chắc của nền sản xuất xã hội.[16, tr.76] Nhu cầu du lịch mạohiểm cũng xuất phát từ các nước phát triển, khi người dân đã đượcđáp ứng đầy đủ các nhu cầu về xã hội, thì người ta sẽ tìm tới nhữngnhu cầu cao cấp hơn Theo Maslow, bậc thang nhu cầu cao nhất củacon người là nhu cầu tự hoàn thiện bản thân, vì vậy du lịch mạohiểm sẽ giúp con người khám phá thiên nhiên, cuộc sống và từ đó
họ tìm thấy bản thân mình, vị trí của mình trong xã hội
Kinh tế xã hội phát triển sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việccung ứng các nhu cầu của khách, hầu như tất cả các ngành kinh tếđều tham gia vào thúc đẩy sự phát triển của du lịch: nông nghiệp,công nghiệp, thông tin liên lạc, cách mạng khoa học kỹ thuật…
1.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Điều kiện cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng có vai trò đặc biệt đối với việc phát triển du lịch,đặc biệt là mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tốquan trọng hàng đầu Kết cấu hạ tầng du lịch bao gồm hệ thống giaothông, thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện, nước và xử lý chấtthải từ hoạt động du lịch Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạtầng kinh tế, nhưng có những loại phương tiện giao thông sản xuất
Trang 40chỉ phục vụ riêng cho nhu cầu du lịch Cũng như vậy, đối với du lịchthể thao mạo hiểm thì cần những phương tiện giao thông riêng choloại hình du lịch này
Tất cả những yếu tố của cơ sở hạ tầng rất quan trọng trongphát triển du lịch mạo hiểm, nhưng nó không yêu cầu kết cấu hạtầng du lịch ở những tiêu chuẩn cao như đối với những loại hình dulịch khác (du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thăm quan, du lịch MICE, ).Đây là điều dễ hiểu bởi sự khó khăn/hạn chế đối với điều kiện tronggiao thông, sự “thiếu thốn” về điện, nước được xem như một phầnkhông thể thiếu để “kiểm chứng” bản lĩnh của du khách tham gialoại hình du lịch này Nói một cách khác sự phát triển loại hình vàcác sản phẩm du lịch mạo hiểm không cần những điều kiện về hạtầng du lịch hoàn hảo Tuy nhiên điều này không có nghĩa là điềukiện hạ tầng du lịch mạo hiểm không cần phát triển
Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng trong quátrình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức
độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu củakhách du lịch [16, tr.87]
Du lịch là một ngành “sản xuất” nhiều và đa dạng về thể loạidịch vụ, hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch Dovậy cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần khácnhau, bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc