Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu của luận án: “Tang ma của người Thái: Quy trình nghi lễ để tạo cuộc sống mới cho người chết trường hợp người Thái Phù Yên, Sơn La” sẽ
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÒ XUÂN DỪA
TANG MA CỦA NGƯỜI THÁI: QUY TRÌNH NGHI LỄ
ĐỂ TẠO CUỘC SỐNG MỚI CHO NGƯỜI CHẾT (TRƯỜNG HỢP NGƯỜI THÁI PHÙ YÊN, SƠN LA)
Chuyên ngành: Văn Hóa Dân Gian
Mã số : 62 22 01 30
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 TS HOÀNG CẦM
2 PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM
HÀ NỘI, 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Hoàn thành luận án tiến sĩ với đề tài: “Tang ma Thái: Quy trình nghi
lễ để tạo cuộc sống mới cho người chết (trường hợp người Thái Phù Yên, Sơn La)”, tôi xin cam đoan rằng: luận án này là kết quả nghiên cứu của cá
nhân tôi Trong luận án tôi có kế thừa sử dụng lại những luận điểm, luận cứ
và dẫn trích nghiên cứu của những người đi trước tôi đều ghi xuất xứ và tên tác giả đã đưa ra luận điểm, luận cứ đó
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án tiến sĩ với đề tài: “Tang ma Thái: Quy trình nghi
lễ để tạo cuộc sống mới cho người chết (trường hợp người Thái Phù Yên, Sơn La)”, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn:
TS Hoàng Cầm, PGS.TS.Nguyễn Thị Phương Châm đã góp ý kiến giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, viết chuyên đề và làm luận án
Tập thể các giáo sư, tiến sĩ, giảng viên bộ môn Văn hóa học, Ngành nghiên cứu văn hóa, Chuyên ngành Văn hóa dân gian thuộc Viện nghiên cứu văn hóa, Viện KHXH Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi cả trong học tập và nghiên cứu khoa học trong suốt thời gian của khóa học đối với nghiên cứu sinh Phòng đào tạo khoa học bộ môn Văn hóa học, Viện KHXH Việt Nam đã giúp đỡ tôi về mặt thủ tục trong suốt quá trình học tập, viết các chuyên đề và bảo vệ luận án
Trong thời gian điền dã đề tài tại địa phương, tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các nghệ nhân hát mo Thái, các ông bà cao tuổi, các gia đình tang chủ và bà con ở các bản, xã của người Thái thuộc huyện Phù Yên
Nhân đây, tôi bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La, Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trường THPT Tân Lang đã động viên tinh thần, tạo điều kiện về mặt thời gian, vật chất, chia sẻ công việc; cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng chí đồng nghiệp xa gần đã khuyến khích động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2016
Tác giả luận án: Lò Xuân Dừa
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 01
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 07
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 07
1.2 Cơ sở lý luận 25
1.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 27
Tiểu kết chương 1 38
Chương 2: QUY TRÌNH CHUẨN BỊ TRONG TANG MA THÁI 39
2.1 Vũ trụ quan Thái và quan niệm về cái chết 39
2.2 Các nghi thức khi người mới chết 43
2.3 Các bước chuẩn bị cho cúng ma 52
Tiểu kết chương 2 66
Chương 3: QUY TRÌNH THỰC HÀNH NGHI LỄ CÚNG MA 68
3.1 Quy trình tổ chức các nghi lễ cúng ma 68
3.2 Nghi lễ đưa ma 78
3.3 Các nghi lễ sau khi đưa ma 84
Tiểu kết chương 3 88
Chương 4: VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC THỰC HÀNH NGHI LỄ TRONG VIỆC TẠO CUỘC SỐNG MỚI CHO NGƯỜI CHẾT 90
4.1 Vai trò, chức năng của người thực hành nghi lễ 90
4.2.Vai trò, chức năng của các bài mo 98
4.3 Chức năng của các biểu tượng nghi lễ 126
Tiểu kết chương 4 143
KẾT LUẬN 145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
PHỤ LỤC 160
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTVHDT: Bảo tàng văn hóa dân tộc
ĐHKHXH&NV: Đại học khoa học xã hội và nhân văn
[43,tr.14] Tài liệu tham khảo 43, trang 14
VHTT, VH-TT: Văn hóa Thông tin
Trang 6Ở Việt Nam, việc tìm hiểu, nghiên cứu về các dân tộc trong hệ ngôn ngữ Tày - Thái nói chung và dân tộc Thái nói riêng là các nhà dân tộc học, ngôn ngữ học, rồi đến các nhà sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân tộc ở cả trung ương và các địa phương Trong những thành tựu nghiên cứu quan trọng về người Thái, phải kể đến phong tục nghi lễ đời người, mà tang ma là một nghi lễ đặc biệt quan trọng, độc đáo và tiêu biểu Nó là quy trình nghi lễ tín ngưỡng dân gian phức hợp gắn liền với người chết và các quy tắc ứng xử của người sống chuẩn bị cho người chết có một cuộc sống mới trong thế giới vĩnh hằng cùng với ông bà tổ tiên
Tuy nhiên, cho đến nay, hầu như giới sưu tầm nghiên cứu mới chỉ quan tâm
mô tả thuần túy đám tang, nhìn nhận giá trị đám tang như những di sản văn hóa cần được bảo tồn, hoặc tiếp cận đám tang theo hướng biến đổi văn hóa do những tác động của quá trình hiện đại hóa và hội nhập, mà ít nhà nghiên cứu quan tâm đến quy trình tổ chức đám tang Thái có ý nghĩa và chức năng tâm lý như thế nào đối với
người sống Vì vậy, chọn vấn đề: “Tang ma của người Thái: Quy trình nghi lễ để tạo cuộc sống mới cho người chết (trường hợp người Thái Phù Yên, Sơn La)” làm đề tài nghiên cứu là một nhiệm vụ cần thiết trong luận án tiến sỹ của mình Tác
giả luận án mong muốn, công trình này sẽ góp phần vào việc nhận diện một cách hệ thống về tang ma của người Thái, đặc biệt là luận giải ý nghĩa, chức năng của các nghi thức nghi lễ trong quá trình tổ chức đám tang hướng tới một mục đích rõ ràng
là việc người sống tạo dựng một cuộc sống mới cho người chết
Trang 72 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu của luận án: “Tang ma của người Thái: Quy trình nghi lễ để tạo cuộc sống mới cho người chết (trường hợp người Thái Phù Yên, Sơn La)” sẽ cung cấp một nghiên cứu trường hợp vào bức tranh nghiên cứu và
tranh luận trong ngành nghiên cứu văn hóa và nhân học về vai trò, chức năng ý nghĩa văn hóa- xã hội của nghi lễ tang ma trong đời sống của nhân loại nói chung
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp những cứ liệu khoa học cho các nhà quản lý văn hoá tại địa phương trong việc hoạch định chính sách liên quan đến văn hoá phi vật thể nói chung và tang ma nói riêng
Mặt khác, là người dân tộc Thái của quê hương Phù Yên, việc nghiên cứu tang ma của dân tộc mình không những giúp tác giả hiểu rõ truyền thống lịch sử, văn hóa tín ngưỡng của cha ông xưa mà còn góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa của các dân tộc
-Nhiệm vụ nghiên cứu: sưu tầm tài liệu, tư liệu thành văn, nghiên cứu trường hợp, khảo sát điền dã, tổng hợp và so sánh, hoàn thành bản thảo thực địa hữu ích về đời sống văn hóa tín ngưỡng trong tang ma của người Thái Phù Yên
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quy trình nghi lễ trong tang ma của người Thái Phù Yên (chủ yếu là các đám tang tổ chức cho người chết bình thường, chết già, đã có tuổi); xem xét các thực hành nghi lễ diễn ra trước, trong và sau đám tang; làm cơ sở để phân tích ý nghĩa của các thực hành nghi lễ và các biểu tượng nghi lễ trong quy trình tổ chức đám tang
-Phạm vi nghiên cứu của luận án là tập trung nghiên cứu về tang ma của cộng đồng người Thái Phù Yên (Sơn La), chủ yếu tập trung nghiên cứu các đám tang được người Thái tổ chức cho người chết bình thường, chết già
-Tác giả tập trung nghiên cứu ở cộng đồng người Thái ở huyện Phù Yên Địa điểm điền dã chính của tác giả để nghiên cứu đám tang là ở các bản thuộc các xã Quang Huy, Huy Bắc, Tường Phù, Tường Thượng, Tường Tiến, Huy Tường và thị trấn Phù Yên Các đợt điền dã diễn ra đan xen trong các vùng chủ yếu là từ năm
Trang 82006 đến nay, và được đẩy mạnh nghiên cứu trong quá trình triển khai thực hiện luận án
-Ngoài ra, tác giả luận án còn mở rộng phạm vi điền dã nghiên cứu đám tang của một số tộc người trong và ngoài địa bàn huyện Phù Yên
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu để hoàn thành luận án chủ yếu là tư liệu điền dã dân tộc học,
được thu thập từ địa bàn nghiên cứu thuộc các bản xã của huyện Phù Yên, nơi có đồng bào Thái sinh sống đông và tập trung Ngoài ra, chúng tôi cũng mở rộng phạm
vi điền dã nghiên cứu tang ma của một số dân tộc cùng cộng cư, nhất là dân tộc Mường để lấy tư liệu so sánh
Ngoài nguồn tư liệu điền dã, luận án còn khai thác, sử dụng kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu dân tộc học, văn hóa học, nhân học văn hóa trong và ngoài nước, của các nhà nghiên cứu văn hóa ở các địa phương, các luận văn, luận
án viết về đời sống xã hội và tang ma của dân tộc Thái cũng như một số dân tộc
khác ở Việt Nam
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp điền dã dân tộc học
Đây là phương pháp chủ yếu và quan trọng nhất mà tác giả luận án đã dày công quan sát thực địa, điều tra, phỏng vấn sâu các đối tượng người Thái trong nhiều năm thuộc nhiều đám tang của các dòng họ người Thái, Phù Yên Do việc quan sát tham dự trực tiếp là quan trọng và cần thiết để thu thập đầy đủ tư liệu, mang tính khách quan về tang ma Thái, nên mỗi khi có cơ hội thì chúng tôi phải tận dụng mọi thời gian để nhập cuộc trong các đám tang, bất kể thời tiết rét mướt, xa gần, ngày đêm, rạng sáng, tôi vẫn cố gắng tham gia để khảo sát lấy tư liệu Tôi đã tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng, thông qua phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm ở các giới, các lứa tuổi, có nghề nghiệp, địa vị xã hội khác nhau (nông dân, cán bộ xã, huyện…) có mối quan hệ khác nhau với người quá cố và tang chủ; các cá nhân là người dân tộc láng giềng trong vùng cư trú để có quan điểm tổng thể, khách quan về
Trang 9đám tang của người Thái Đồng thời với việc quan sát, tôi tranh thủ ghi chép, ghi
âm, ghi hình nhiều đám tang của người Thái ở các xã bản của huyện Phù Yên
Trong quá trình điền dã tác giả luận án cũng tổ chức các buổi thảo luận nhóm
để có được những nhận định khách quan về tang ma, bản chất của nghi lễ, nội dung các bài mo, ý nghĩa biểu tượng, sự ảnh hưởng văn hóa giữa các dân tộc cùng địa bàn và sự biến đổi trong tang ma Thái ở Phù Yên Từ năm 2009 đến nay tôi đã quan sát tham dự gần 30 đám tang, trong đó có trên một nửa số đám tang được tôi quan sát trọn vẹn từ khi diễn ra đến khi kết thúc Chúng tôi còn phỏng vấn hồi cố những ông mo Thái, người cao tuổi để tìm hiểu về tang ma truyền thống, những thực hành văn hóa có thể đã mất trong tang lễ hiện nay Khi phỏng vấn, chúng tôi đã cố gắng
so sánh và kiểm tra lại thông tin từ những người cung cấp tư liệu đã được chọn, so sánh với các tư liệu từ quan sát trực tiếp, từ lắng nghe và dịch các bài mo Chúng tôi phỏng vấn các đối tượng nêu trên nhằm mục đích lấy tư liệu đảm bảo chính xác, trung thực và khách quan hơn so với phỏng vấn các đối tượng còn trẻ, ít hiểu biết về tang ma truyền thống
Trong những năm qua, tôi đã có quá trình nghiên cứu thực địa liên tục trong cộng đồng người Thái ở huyện Phù Yên; được tiếp xúc với nhiều người thuộc các lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau, nhất là tiếp xúc với các thầy mo, thầy cúng Do chịu khó hỏi thăm, đi lại và có sẵn các mỗi quan hệ từ trước nên tôi sớm có quan hệ gần gũi với các thầy mo và gia đình trong các bản mường của người Thái Đó là điều kiện thuận lợi giúp tôi tìm hiểu lấy thông tin tư liệu Lúc thì tôi chủ động đến thăm các ông tại nhà, khi thì tranh thủ gặp các ông trong các đám lễ nhất là lễ tang
để phỏng vấn, cũng có lúc tôi phải trao đổi bằng điện thoại để xác nhận lại thông
tin Những thầy mo ma (mọ phị) nổi tiếng trong huyện Phù Yên mà tôi quen biết,
đó là ông Hà Văn Lai (bản Phai Làng, Huy Bắc), Hoàng Văn Ành (bản Mo Nghè, Quang Huy), Hoàng Văn Dường (bản Bùa Chung, Tường Phù), Lò Văn Chướng (bản Chăn,Tường Thượng), Hà Văn E (bản Tầm Ốc, Tường Hạ) v.v
Trang 104.2.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Bên cạnh phương pháp điền dã, tôi còn sưu tầm nguồn tư liệu thứ cấp của các nhà nghiên cứu về tang ma các tộc người ở Việt Nam và trên thế giới, nhất là tài liệu nghiên cứu về người Thái và tang ma Thái đã công bố, xuất bản để kế thừa những thành tựu nghiên cứu có trước
Tác giả luận án đã khảo sát một số bài mo Thái do các ông mo Hà Văn E (bản Tầm Ốc, Tường Hạ), Lò Văn Chướng (bản Chăn, Tường Thượng), Hà Văn Lai (bản Phai Làng, Huy Bắc), Hoàng Văn Ành (bản Mo Nghè, Quang Huy), Vì Văn Úng (bản Phố, Huy Bắc) thực hành Đó là những bài mo do tác giả may mắn được ghi âm trực tiếp từ các đám tang của người Thái
4.2.3 Các phương pháp khác
Để đạt mục tiêu nghiên cứu bên cạnh việc vận dụng các phương pháp chính như phương pháp điền dã dân tộc học, nghiên cứu tài liệu, tác giả luận án còn áp dụng phối hợp các phương pháp so sánh đồng đại, lịch đại; phương pháp hệ thống, thống kê…nhằm đặt nghi lễ tang ma của người Thái trong môi trường địa lý, lịch
sử, kinh tế xã hội, trong môi trường văn hoá cộng đồng trong vùng Phù Yên
Ngoài ra, luận án còn áp dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu văn hóa để giải mã những bí ẩn của hiện tượng văn hoá tâm linh
5 Đóng góp của luận án
- Luận án là một công trình chuyên khảo cung cấp thêm nguồn tư liệu điền
dã mới về quy trình các bước chuẩn bị và tổ chức thực hành các nghi lễ trong tang ma; về vũ trụ quan Thái và quan niệm về cái chết; một số quy tắc ứng xử trong gia đình, cộng đồng xã hội liên quan đến văn hóa của người Thái; nhận diện rõ ràng hơn về tang ma Thái truyền thống được phục hồi trở lại trong thời điểm đổi mới đất nước và hội nhập
- Luận án luận giải những quan niệm mới của người Thái ở Phù Yên về vai trò và chức năng văn hóa của các thực hành nghi lễ, các bài mo và biểu tượng nghi
lễ trong tang ma là để tạo dựng cuộc sống mới cho người chết, tạo ra tâm lý yên tâm tin tưởng để người sống tiếp tục xây dựng cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội
Trang 11mỗi ngày một tốt hơn Góp phần khẳng định rằng những thực hành nghi lễ trong đám tang không đơn thuần là lễ chôn cất, có sự nuối tiếc thương đau do mất người thân của người sống mà còn thể hiện niềm tin tưởng rằng người thân của họ không chết mà chuyển sang sống ở một thế giới khác
- Kết quả nghiên cứu của luận án còn góp phần khẳng định vai trò và chức năng văn hóa trong tang ma tộc người, sẽ là một đóng góp nhỏ vào nghiên cứu Thái học, cung cấp một nghiên cứu trường hợp vào tranh luận trong ngành nghiên cứu văn hóa và nhân học về vai trò và chức năng của đám tang; làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách quản lý văn hóa - xã hội phù hợp với đời sống mới trong quá trình hiện đại hóa và hội nhập; góp phần xây dựng đời sống mới ngày càng văn minh hiện đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc
6 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được bố cục thành 04 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu
Chương 2 Quy trình chuẩn bị trong tang ma Thái
Chương 3 Quy trình thực hành nghi lễ cúng ma
Chương 4 Vai trò và chức năng của các thực hành nghi lễ trong việc tạo
cuộc sống mới cho người chết
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1.Các nghiên cứu về tang ma của các tộc người ở Việt Nam
Tang ma là một chủ đề thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu nhân học và văn hoá trên thế giới Ở Việt Nam, số lượng tác phẩm và tác giả đông đảo phong phú nhất là các công trình do các tác giả dân tộc Việt (Kinh) biên soạn
chủ yếu là về tín ngưỡng phong tục tang ma của người Việt như: Tín ngưỡng Việt
Nam-Quyển Thượng, do Toan Ánh biên soạn [7], Việt Nam văn hóa sử cương do tác
giả Đào Duy Anh biên soạn [4], Việt Nam phong tục do Phan Kế Bính biên soạn [12], Gia lễ xưa và nay do Phạm Côn Sơn biên soạn [101], Thọ Mai Gia Lễ và
phong tục của người Việt do Xuân Trường biên soạn [133], Nghi lễ dân gian-Nghi
lễ tang ma do Minh Đường biên soạn [42], Nghi lễ đời người do Trương Thìn biên
soạn [116], Phong tục tập quán Việt Nam do Vũ Mai Thùy biên soạn [120], Phong
tục dân gian kiêng kỵ do Triều Sơn biên soạn [103], Thọ Mai Gia Lễ-Phong tục dân gian về tục cưới hỏi ma chay của người Việt Nam do Đức Thành biên soạn [105], Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam do Tân Việt biên soạn [142], Tìm hiểu về phong tục dân gian, Dân gian sinh tử toàn thư do Thái Kỳ Thư biên soạn
[119], Phong tục dân gian Việt Nam do Anh Minh biên soạn [69], Tục cưới hỏi ma
chay của người Việt- Thọ mai gia lễ do Túy Lang Nguyễn Văn Toàn biên soạn
[126], Tục tang ma và Phong tục tang lễ do Phạm Minh Thảo biên soạn [108],[109], Tục lệ cưới gả, tang ma của người Việt xưa do Phan Thuận Thảo biên soạn [107], Nghi lễ vòng đời người do tập thể tác giả Lê Trung Vũ, Nguyễn Hồng
Dương, Lê Hồng Lý [145],
Đa số các tác giả đã khảo tả các phong tục, nghi thức nghi lễ trong vòng đời người trong đó có nghi lễ tang ma chủ yếu là quy trình tổ chức trong tang ma của người Việt Một số tác giả đã đi sâu luận giải những quan niệm về tang ma trong
Trang 13phong tục cổ truyền (Thọ Mai Gia Lễ) có nguồn gốc ảnh hưởng từ nền văn hóa Hán cần được nhận thức đúng giá trị của nghi lễ để bảo tồn và phát huy Đáng chú ý là
ấn phẩm Tục tang ma do Phạm Minh Thảo tuyển soạn và phiên dịch đã miêu tả quan niệm về kiếp sau trong Thuyết vật linh và linh hồn của A.B.Tylor, cho rằng:
Hầu như tất cả các tộc người, các tôn giáo, các dân tộc trên thế giới đều quan niệm
có linh hồn; đặc biệt người ta còn quan niệm kiếp sau mới là đáng kể; người Việt
Nam cũng có quan niệm “sống gửi thác vê” (sống chỉ có tính chất tạm bợ, gửi thân thân tạm thời, chết mới là vĩnh viễn) Từ đó, tác giả tóm tắt các hình thức mai táng
và tổ chức tang ma của các dân tộc ở Việt Nam và trên thế giới Tác giả luận án coi
đó là những tài liệu quý để vận dụng Thuyết vật linh và linh hồn của A.B.Tylor và
tín ngưỡng vạn vật hữu linh của các tộc người khi xem xét luận án
Ngoài nhóm tác phẩm của các tác giả nói trên còn có nhiều tác giả quan tâm
đến tang ma các tộc người khác ở Việt Nam như: Người Mường ở Hòa Bình do tác giả Trần Từ biên soạn [135], Mo Đường lên trời, Nhạc lễ của người Mường và
người Thái Phù Yên do tác giả Đinh Văn Ân biên soạn [8], [9], Tang lễ cổ truyền của người Mường do tác giả Bùi Huy Vọng biên soạn [143], Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Mường ở Hòa Bình do tác giả Nguyễn Thị Song Hà biên soạn
[46], Việc tang lễ cổ truyền của người Tày, do tác giả Hoàng Tuấn Nam biên soạn
[77] Các tác giả đã trình bày quan niệm và hệ thống nghi thức nghi lễ, ứng xử trước trong và sau đám tang của một số dân tộc ở vùng Tây Bắc và Việt Bắc Đó là những tư liệu quý giúp cho tác giả luận án soi xét, đối chiếu với nguồn tư liệu thực
tế về tang ma Thái trong quá trình nghiên cứu
Các bài viết về lĩnh vực tang ma các tộc người ở Việt Nam, đăng trên tạp chí chuyên ngành, cũng giúp ích ít nhiều cho nghiên cứu của chúng tôi, như: “Về nghi thức tang ma của người Việt ở làng Xuân Tảo xã Xuân Đỉnh-Từ Liêm” của tác giả
Lê Cẩm Ly (2003), Tc VHDG, số 6/2003, [67, tr 57-62]; “Tang lễ của người Chăm
Bà La Môn ở Ninh Thuận trong bối cảnh phát triển nông thôn hiện nay” của tác giả Đổng Văn Dinh, Tc DTH, số 4/2001, [31, tr.79-80]; “Tập quán tang ma của người
Mạ ở xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng” của tác giả Lý Hành Sơn, Tc
Trang 14DTH, số 5/2004, [102, tr.36-45]; “Tang lễ của người H’ Mông ở Sơn La-Truyền
thống và hiện đại” của tác giả Hoàng Thị Thủy,Tc NSDG, số 3/2009, [122, tr
51-58]; “Âm giới và biểu tượng vũ trụ luận trong tang ma của người Mường” của tác giả Đinh Hồng Hải, Tc VHDG, số 3/2013, [49, tr.58-67]; “Tang ma của người Nùng Phàn Sình ở tỉnh Thái Nguyên”, LATS Khoa học chuyên ngành Lịch sử, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Ngân [80] Các công trình trên là tư liệu quý giúp tác giả luận án có cái nhìn xuyên suốt, đa chiều khi tiếp cận tang ma và có cơ sở dữ liệu để so sánh về tang ma của người Thái
1.1.2.Các nghiên cứu chung về người Thái
Từ trước tới nay giới khoa học trong cũng như ngoài nước đã tập trung nghiên cứu nhiều vấn đề về lịch sử xã hội, kinh tế, văn hóa truyền thống của các nhóm Thái ở Việt Nam
Trong thời phong kiến đã có những tác phẩm đề cập và nghiên cứu về tộc
người Thái, đó là những tác phẩm có giá trị như bộ Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Kiến văn tiểu
lục của Lê Quý Đôn [41], Hưng Hóa xứ phong thổ lục, của Hoàng Bình Chính [20]
Những tác phẩm này tuy chưa phải là những chuyên khảo nghiên cứu về tang ma Thái nhưng bước đầu đã nghiên cứu được một số khía cạnh của đời sống kinh tế-xã hội Thái có giá trị
Vào thời Pháp thuộc đã xuất hiện một số chuyên khảo nghiên cứu về người
Thái Bắc Trung Bộ của một số học giả người Pháp, đó là cuốn Nhận xét về người
Tày Đèng ở Lang Chánh Thanh Hóa của R.Robert [98] và một số công trình nghiên
cứu của M.Colani, H.Maspéro, Kết quả của những nghiên cứu này chủ yếu chỉ đề cập đến nhóm người Thái ở Nghệ An, chưa đề cập đến nhóm người Thái ở các địa phương khác, nhất là về tang ma Tuy nhiên, kết quả những nghiên cứu của các học giả người Pháp đã, đang và sẽ giúp ích nhiều cho việc tìm hiểu, nghiên cứu người Thái ở Bắc Trung Bộ
Từ sau năm 1945, nhất là từ sau năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng việc nghiên cứu các dân tộc ít người, trong đó có người Thái của các nhà
Trang 15khoa học và các nhà hoạch định chính sách ngày càng có tính hệ thống và toàn diện
hơn Trong đó phải kể đến những cuốn như: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam của
Lã Văn Lô và tập thể tác giả xuất bản năm 1959 [59], Quắm tố mướn (Kể chuyện
bản mường) của tác giả Cầm Trọng và Cầm Quynh (xuất bản năm 1960) [127], Sơ lược các nhóm Tày-Nùng-Thái ở Việt Nam và Đại cương về nhóm ngôn ngữ Tày- Thái ở Việt Nam của các tác giả Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn cùng xuất bản năm
1968 [60], [61], Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) xuất bản năm
1978 của tập thể tác giả Viện Dân tộc học [87], Nhìn chung các ấn phẩm mới chỉ dừng lại ở việc khái quát về văn hóa các dân tộc trong đó có dân tộc Thái, chưa có tác phẩm nào đề cập đến nghi lễ tang ma
Bên cạnh những công trình có tính hệ thống và toàn diện trên, trong thập niên 60, 70 của thế kỷ XX còn xuất hiện những ấn phẩm chuyên khảo về tộc người
Thái của các nhà Dân tộc học Đó là những cuốn như: Tư liệu về lịch sử và xã hội
dân tộc Thái xuất bản năm 1977 của nhóm tác giả Đặng Nghiêm Vạn, Cầm Trọng
[136]; Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam xuất bản năm 1978 của tác giả Cầm Trọng [128]; Tục ngữ Thái xuất bản năm 1978 của nhóm tác giả Hà Văn Năm, Cầm
Thương, Lò Văn Sỹ [78], Những ấn phẩm nêu trên của các nhà Dân tộc học đã khái quát lịch sử, xã hội dân tộc Thái, người Thái ở Tây Bắc và tục ngữ Thái Đáng
lưu ý là tác giả Cầm Trọng trong Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam [128, tr.378-400]
đã dành 22 trang đề cập đến tôn giáo tín ngưỡng của người Thái Tây Bắc, bao gồm
các loại “Phi khuôn” (linh hồn), “Phi hướn” (ma nhà), “Phi bản” (ma bản), “Phi
mướng” (ma mường), khái niệm về “Mường phạ”(cõi trời) và tín ngưỡng về phi
“phi then” tuy nhiên chưa đề cập đến nghi lễ tang ma cụ thể Mặc dù vậy những
phân tích của Cầm Trọng về tín ngưỡng tôn giáo Thái sẽ là cơ sở để tác giả luận án
kế thừa khi luận giải về vũ trụ quan Thái để triển khai nghi lễ tang ma
Ngoài những cuốn sách khảo cứu về các dân tộc thiểu nói chung, những sách chuyên khảo về tộc người Thái nói riêng, trong hai thập niên này cũng xuất hiện hàng chục bài viết có giá trị nhiều mặt về người Thái được đăng tải trên các tạp chí
Trang 16của cả Trung ương và địa phương Đó là cơ sở để tác giả luận án hiểu rõ hơn về người Thái nói chung, tang ma Thái nói riêng
Từ những năm 80, 90 của thế kỷ XX, người Thái và văn hóa của người Thái
ở Việt Nam nói chung đã thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà sưu tầm, nghiên cứu, đặc biệt là giới khoa học ở cả trong và ngoài nước Thái học đã trở thành ngành khoa học quốc tế với hàng trăm công trình chuyên khảo chuyên sâu có giá trị kể từ khi có sự ra đời của Hội thảo quốc tế về Thái học (1992)1 Minh chứng cho sự gia tăng nhanh chóng của những nghiên cứu về người Thái ở Việt Nam là sự ra đời của các công trình có chất lượng về mọi mặt của đời sống văn hóa Thái với các tác giả ở
Trung ương và các địa phương Đó là những công trình như: Hoa văn Thái xuất bản năm 1988 của tác giả Hoàng Lương, Nghệ thuật trang phục Thái xuất bản năm
1990 của tác giả Lê Ngọc Thắng [110], Lễ hội cầu mùa của người Thái ở Tây Bắc
Việt Nam xuất bản năm 1997 của tác giả Vũ Thị Hoa
Cùng với sách, trong hai thập kỷ cuối của thế kỷ trước còn có hàng trăm bài viết, luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ viết về người Thái đã được công bố, trong đó nhiều nhất là ở các tạp chí chuyên ngành Dân tộc học của Viện Dân tộc học thuộc Trung tâm khoa học và nhân văn Quốc gia và tạp chí Văn hóa dân gian của Viện nghiên cứu văn hóa như bài viết: "Vài đặc điểm sinh hoạt văn hóa vật chất của người Mường và người Thái ở vùng hỗn cư Mường Tấc”, “Quan hệ giữa các dòng
họ và hôn nhân hỗn hợp ở Mường Tấc (Phù Yên-Sơn La)” của tác giả Hoàng Lương [63], [64], các luận án “Hoa văn mặt chăn Thái ở Mường Tấc Phù Yên, Sơn
La” (Hoàng Lương) [65], “Thiết chế bản-mường truyền thống của người Thái ở
miền Tây Nghệ An” (Vi Văn An) [3], “Trang phục cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc” (Lê Ngọc Thắng) [111], “Các giá trị văn hóa vật chất của người Thái ở miền
núi Nghệ An” (Artha Nantachukra) [6], “Người Thái ở Yên Châu Sơn La (Lò Thị Thu Thủy)” [124]
1 Từ 1992 đến nay Hội thảo Thái học đã tổ chức được 7 lần tại Hà Nội và các địa phương như Cao Bằng, Điện Biên, Thanh Hóa, Lai Châu
Trang 17Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, các công trình nghiên cứu chung về người Thái
càng nhiều như các ấn phẩm: Nghề dệt của người Thái ở Tây Bắc xuất bản năm
2003 của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga [79]; cùng xuất bản năm 2005 có: Văn hóa
dân gian của người Thái vùng Mộc Châu, Phù Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La của tác giả
Lò Vũ Vân [138], Nhạc lễ của người Mường và người Thái Phù Yên của tác giả Đinh Văn Ân [9]; Quam tô mương xuất bản năm 2009 của tác giả Nguyễn Văn Hòa;
Thơ ca nghi lễ dân tộc Thái xuất bản năm 2012 của tập thể tác giả [90],
Các bài viết nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành Dân tộc học, Văn hóa học như: “Về một số phương diện văn hóa Thái ở xứ Thanh trong sự
so sánh với văn hóa Thái ở Tây Bắc” của tác giả Mai Thị Hồng Hải [48], “Một vài nhận xét về tình hình nghiên cứu người Thái ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay” của tác giả Nguyễn Công Thảo [106], “Tôn giáo tín ngưỡng của người Ve ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Minh [70], “Nghi thức nghi lễ và việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của người Thái Mai Châu, Hoà Bình” của Hoàng Cầm [18],
“Giáo dục truyền thống của người Thái ở Việt Nam qua một số nghi lễ và phương ngôn, tục ngữ” của Anh Vũ [144], “Góp thêm một số tư liệu về quan hệ giữa người Thái và người Mường ở Việt Nam” của Hoàng Lương [66]
Các luận văn tốt nghiệp của các học viên thuộc bộ môn Dân tộc học, Văn hóa học, Văn hóa dân gian như: “Tục ngữ Thái Việt Nam: vần, nhịp và hệ thống hình ảnh” của tác giả Lò Thị Hồng Nhung [91], “Số phận của người phụ nữ Thái qua một số truyện thơ tiêu biểu của người Thái Tây Bắc” của tác giả Hoàng Thị Hương Loan [58], “Trang phục trong dân ca Thái Tây Bắc Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Phúc [96],
1.1.3 Các nghiên cứu về tang ma và các thực hành tín ngưỡng Thái khác
Trong thập niên 1980, 1990 của thế kỷ trước, bên cạnh các nghiên cứu chung về người Thái còn có các nghiên cứu về tang ma và các thực hành tín ngưỡng
khác như: Tìm hiểu văn hóa cổ truyền người Thái Mai Châu của tập thể tác giả Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Hữu Thức, Hà Sủm, xuất bản năm 1987 [137], Hôn
nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam của Đỗ Thúy Bình xuất
Trang 18bản năm 1994 [14], Mo Khuôn của Vương Trung [132] và Luật tục Thái ở Việt Nam
(tập quán pháp) của Ngô Đức Thịnh và Cầm Trọng, cùng xuất bản năm 1999 [117], Văn hóa Thái ở Việt Nam của tác giả Cầm Trọng và Phan Hữu Dật xuất bản năm
1995 [129],
Về lĩnh vực tang ma, tác giả Hà Sủm cùng các cộng sự đã công bố cuốn Tìm
hiểu văn hóa cổ truyền người Thái Mai Châu [137, tr.90-101], bên cạnh việc đề cập
đến nhiều mặt trong đời sống văn hóa cổ truyền của người Thái Mai Châu, trong đó các tác giả đã dành 12 trang miêu tả chi tiết tang lễ và tục làm hiếu cổ truyền diễn ra trong tám ngày Trong tang lễ, tác giả đề cập đến quy trình nghi lễ tám bước, gồm:
Lễ tắm xác, liệm, nhập quan, tạ ơn công cha mẹ, lễ chính, lễ đưa tang, lễ đưa cơm lần cuối cùng và lễ rửa nhà Trong tục làm hiếu tám ngày, ngay sau khi đưa ma (làm
ma tươi) ngoài thời gian chuẩn bị trâu, bò lợn gà vịt, vải vóc họ cũng phân công nhiệm vụ cho con cái cháu chắt nội ngoại tham dự tục làm hiếu được sắp đặt chặt chẽ theo từng ngày Tuy tác giả chú ý khảo tả lễ tang thuần túy về các nghi lễ, coi đó là phong tục của một nhóm Thái địa phương nhưng chưa phân tích về vai trò và chức năng của đám tang Tuy nhiên, những trang viết này là tư liệu quý làm cơ sở để tác giả luận án so sánh khi luận giải về vài trò và chức năng của tang ma Thái Phù Yên Theo tác giả Hoàng Cầm [19, tr.56] “trong tang
ma của người Thái Trắng Mai Châu có bài mo Tảy ỏn óc được trình bày đầu tiên
thì người Thái Trắng Phù Yên cũng vậy” Tác giả Lường Song Toàn lại quan tâm đến giá trị của mo lễ tang trong công trình “Mo lễ tang-một pho thần thoại
và sử thi dân tộc Thái (Mai Châu)” [125, tr.387] thì gọi Tảy ỏn óc là Ẳm Oóc
(sinh ra con người, vòng đời và muôn loài)
Tác giả Đỗ Thúy Bình trong cuốn Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày,
Nùng và Thái ở Việt Nam [14, tr.227-254] đã dành 27 trang để trình bày về nghi lễ
ma chay của ba dân tộc Tày, Nùng, Thái Bước đầu, tác giả đã phân tích quan niệm
về linh hồn của đồng bào, miêu tả sáu nghi lễ chính trong tang ma của người Tày, Nùng và bốn ngày trong tang ma của người Thái Nội dung công trình cho chúng ta thấy các nghi lễ ma chay của người Thái Đen vùng Thuận Châu được thực hành cẩn
Trang 19thận, phức tạp theo đúng tập quán đề cao vai trò “rể gốc”, với hình thức hỏa táng trước, thổ táng sau Tuy nhiên, tác giả mới chỉ tiếp cận ma chay như một phong tục nghi lễ, chưa phân tích so sánh với tang ma các nhóm Thái địa phương khác trong vùng, trong đó có Thái Trắng Phù Yên Với mục tiêu chính là làm rõ hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng, Thái, cho nên các vấn đề vai trò và chức năng của tang ma Thái chưa được Đỗ Thúy Bình đề cập rõ ràng, đầy đủ là điều hiển nhiên Nhưng đó là những gợi ý, làm cơ sở để tác giả luận án tiếp tục bổ khuyết
Cùng viết về tang ma người Thái, trong cuốn Luật tục Thái ở Việt Nam (tập
quán pháp) [117, tr.809-1093], tác giả Ngô Đức Thịnh và Cầm Trọng đã đề cập khá
chi tiết về Tục tang ma Thái Đen cổ2, khi đặt bản dịch song hành với bản chữ Thái
mô tả tiến trình tổ chức tang ma trong 5 ngày đêm, với nhiều thủ tục nghi lễ phức tạp được rải ra trong các ngày với vai trò quan trọng của rể gốc trong việc dẫn hồn
ma (ông mo chỉ đóng vai người mách bảo) Cùng viết về tang ma, hai tác giả còn dẫn toàn bộ nội dung bài khóc điếu phúng và tiễn đưa vong linh của người Thái Trắng Phong Thổ về mặt văn bản do tác giả Cầm Trọng sưu tầm ở Mường So (Phong Thổ) từ nguyên bản được chép bằng bút lông trên giấy dướng Trong tang
ma của người Thái Trắng ở phía Bắc cũng như ở phía Nam miền Tây Bắc đều không có tục làm rể gốc đóng vai trò như Một, Mo để diễn xướng bài dẫn dắt linh hồn người chết về cõi hư vô như phong tục người Thái Đen Vương Trung3 trong
công trình Mo khuôn sưu tầm các bài mo tiễn hồn của người Thái Đen Mường Muổi
Thuận Châu cũng có những nội dung tương tự
2 Tác giả Ngô Đức Thịnh và Cầm Trọng đã kế thừa bản chép tay của ông Liêm Phính ở Mường Sại xã Chiềng Muôn từ tháng 6/1961 với nhan đề Lệ tục tang ma Thái Đen (Hịt khong téng pang heo-Tay Đăm)
3 Vương Trung (Lường Vương Trung, 1938-2014), dân tộc Thái, huyện Thuận Châu (Sơn La); là Hội viên Hội Nhà văn, Hội văn học-nghệ thuật các dân tộc thiểu số và Hội văn nghệ dân gian của Việt Nam Ông là nhà thơ nhà nghiên cứu văn hóa Thái nổi tiếng với các tác
phẩm sưu tầm, nghiên cứu và dịch thơ cổ như Mo Khuôn, Tay pú xấc, Chương Han; sáng tác truyện thơ Ing Éng, tập thơ Sóng Nậm Rốm, tiểu tuyết Mối tình Mường Sinh
Trang 20Đến năm 1995, tác giả Cầm Trọng-Phan Hữu Dật tiếp tục công bố cuốn Văn
hóa Thái Việt Nam [129] dành 66 trang đề cập đến tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam
So với Người Thái ở Tây Bắc, cuốn Văn hóa Thái Việt Nam phân tích làm rõ thêm vai trò chức năng cái gọi là linh hồn Khuôn (Phi Khuôn), Một (Phi Một) và Mo,
Bản và Mường trong lực lượng siêu nhiên, các “đấng sáng tạo” và cái gọi là Then trong tín ngưỡng tôn giáo người Thái Việt Nam, chứ không chỉ là tín ngưỡng tôn giáo Thái vùng Tây Bắc
Những nội dung trên đều là những tư liệu quý, đáng tin cậy về tín ngưỡng của người Thái Đó là cơ sở quan trọng để luận giải quá trình tổ chức tang ma của người Thái có mối liên hệ chi phối của các thế lực siêu nhiên với con người, cũng như quá trình chuyển hóa người chết thông qua đám tang Hạn chế của những tư liệu nêu trên là chưa luận giải quy trình tổ chức đám tang, quan niệm của người Thái đối với các thế lực trong giới tự nhiên và chưa đề cập đến tang ma giữa các nhóm Thái địa phương để thấy được những tương đồng và khác biệt giữa các vùng của tộc người Thái và sự biến đổi trong tang ma Đặc biệt chưa có công trình nào miêu tả một cách hệ thống về quy trình tổ chức tang ma Thái, các biểu tượng nghi lễ
để tạo dựng một cuộc sống mới cho người chết
Các bài viết về phong tục tang ma Thái được đăng tải trên các tạp chí chuyên
ngành có: “Tục lệ tang ma của người Tày Mười ở miền Tây Nghệ An” (Vi Văn An) [2], “Góp phần tìm hiểu về những tín ngưỡng và những lễ tục dân gian của đồng bào Thái ở miền núi Nghệ An” (Trịnh Đình Niên-Vi An) [92]; và các luận văn tốt nghiệp đại học, thạc sĩ như: “Ngôn ngữ nghi thức nghi lễ của người Thái Mường
Tấc, Phù Yên, Sơn La” (Hoàng Cầm) [17], đều đề cập đến các lĩnh vực khác nhau của đời sống văn hóa Thái nói chung, các địa phương Thái nói riêng như ở Phù Yên (Sơn La), miền núi Nghệ An Nổi bật là bài viết của tác giả Vi Văn An, Trịnh Đình Niên, Hoàng Cầm là tài liệu có giá trị đề cập trực tiếp đến tín ngưỡng nghi lễ trong
đó có tang ma của các nhóm Thái địa phương Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu lý giải quy trình nghi lễ trong tang ma, ý nghĩa biểu tượng của trong
Trang 21quy trình nghi lễ có tác dụng gì trong việc người sống tạo dựng một ”đời sống mới” cho người chết, đồng thời củng cố lại tinh thần tâm lý cho người sống
Cũng vào thời gian này, sự ra đời của Chương trình Thái học Việt Nam thuộc Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam của Trường Đại học tổng hợp Hà Nội (nay thuộc Viện Việt Nam học của trường ĐHKHXH & NV, ĐHQG Hà Nội)
đã góp phần đáng kể thúc đẩy việc nghiên cứu Thái học ở Việt Nam [22]-[23] Theo
tổng kết của nhà nghiên cứu Cầm Trọng: “chỉ trong lần hội thảo thứ nhất (tổ chức
vào ngày 25-26/11/1991) đã có 34 báo cáo khoa học của 30 tác giả” đến lần hội
thảo thứ 2 “có 58 bài báo cáo khoa học của 62 tác giả ở Hà Nội và nhiều địa
phương khác nhau” [22, tr.21-22] Các báo cáo trong Hội thảo đã đề cập đến nhiều
lĩnh vực khoa học khác nhau Sau mỗi lần Hội thảo, các bài viết được sắp xếp thành tập kỷ yếu có giá trị và được xuất bản rộng rãi thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học Viết về tập quán tín ngưỡng đáng chú ý là các báo cáo “Vài nét về người Thái Quỳ Châu, Nghệ An” của Lường Chiến Thắng [22, tr.332], “Một số phong tục
chính của người Thái Sơn La” của Hoàng Nó [22, tr.529],“Đôi nét về tín ngưỡng
dân gian Thái” của Lê Ngọc Thắng [22, tr.604], “Đề cương về tang lễ” của Cầm Ngoan [22, tr 615] Điểm chung là các tác giả đã khái quát về đời sống tín ngưỡng phong tục, về cuộc sống, cái chết và các “phi” của người Thái dẫn đến việc họ có các tập quán ứng xử khác nhau giữa các nhóm Thái địa phương, mà lễ tang là một tập quán quan trọng Tuy nhiên chưa có báo cáo nào khảo tả đầy đủ quy trình tổ chức tang ma và luận giải vai trò, chức năng ý nghĩa của lễ tang, sự biến đổi, việc tạo dựng cuộc sống mới cho người chết
Từ những năm đầu của thế kỷ XXI cho đến nay đã có hàng loạt các công
trình mới liên quan đến tang ma của người Thái được ra đời như: Lời tang lễ dân
tộc Thái của tác giả Hoàng Trần Nghịch xuất bản năm 2000 [84]; cùng xuất bản
năm 2005 có Những lời cúng tế của dân tộc Thái của tác giả Hoàng Trần Nghịch [85], Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam của tác giả Cầm Trọng [128],
Người Thái của tác giả Chu Thái Sơn và Cầm Trọng [99], Tang lễ của người Thái trắng của tác giả Lương Thị Đại [40]; xuất bản năm 2007 có: Huyền thoại Mường
Trang 22Then của tác giả Cầm Trọng [131], Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc Tây Bắc tập kỷ yếu hội thảo về bảo tồn và phát huy văn hóa nghệ thuật các dân tộc
vùng Tây Bắc xuất bản năm 2001 của tập thể 51 tác giả [88] tiếp tục đề cập đến các mặt của văn hóa lịch sử tín ngưỡng tang ma Thái nói chung, các nhóm Thái địa phương nói riêng
Trong đó đáng chú ý là các ấn phẩm tác giả Hoàng Trần Nghịch đề cập đến
tín ngưỡng tang ma của người Thái Đen Nếu ấn phẩm Lời tang lễ dân tộc Thái [84] giới thiệu về Khuân (Hồn) và lời hướng dẫn của ông mo (tang ca) cho các Khuân biết đường về với thế giới tổ tiên, bao gồm: Mo hồn lớn (Mo khuân luông), Tìm hồn
lạc (Hịak khuân đông), Lời dẫn hồn lên mường trời (Quám sống phi) thì ấn phẩm Những lời cúng tế của dân tộc Thái-bằng chữ Thái đã nêu 14 bài cúng tế thông
thường của người Thái Đen [85, tr.106] Khi giới thiệu ấn phẩm Sổ xem ngày-xem
giờ (Xô đụ mư), Hoàng Trần Nghịch cũng nêu quan niệm về con người, sự sống và
tín ngưỡng của người Thái, thống kê có 123 loại “phi”, 46 loại cúng “sên” và cá thể
hóa 80 hồn4 trong một con người [83, tr.7,13,239] Những ấn phẩm của Hoàng Trần Nghịch được tiếp cận theo hướng bảo tồn giá trị, đó là tư liệu quý làm phong phú thêm những quan niệm của người Thái về tín ngưỡng của nhóm người Thái Đen, chưa đề cập chức năng nghi lễ trong tang ma
Tác giả Lường Song Toàn trong báo cáo khoa học Mo lễ tang-một pho thần
thoại và sử thi dân tộc Thái (Mai Châu) [125, tr.386-341] đã tiếp cận lễ tang theo
hướng đề cao giá trị để phân tích rõ giá trị nội dung các bài mo trong lễ tang của người Thái (Mai Châu) bằng nhận định: “Mo lễ tang là một pho thần thoại và sử thi dân tộc”, “một kiệt tác đồ sộ và có gía trị đặc biệt” trong môi trường sinh hoạt tín ngưỡng dân tộc đặc sắc; khẳng định vai trò quan trọng của ông mo, cầu nối “người” với “hồn và mường ma”, diễn ra không gian thiêng, trang nghiêm, nhiều mảng màu,
4 Người Thái quan niệm, con người sống phải có 2 phần: thể xác và hồn Mỗi người có 80
hồn, 30 hồn ở phía trước, 50 hồn ở phía sau (Xạm xíp khuân măng na, ha xíp khuân măng đăng) Tác giả Hoàng Trần Nghịch đã liệt kê rõ ràng 80 hồn này ứng với các bộ phận trong
cơ thể người
Trang 23âm thanh; khẳng định tác dụng nuôi dưỡng các giá trị văn hóa, nghệ thuật dân gian
của dân tộc của mo lễ tang; khẳng định Mo lên trời là một pho sử thi tiêu biểu trong
Ặm Ệt, một niềm tự hào lớn, với những bài học về tri thức, lịch sử, đạo đức đối với đời sống hôm nay Tác giả luận án tán thành với những nhận định có cơ sở của tác giả Lường Song Toàn song tiếc là tác giả chưa có sự so sánh với các nhóm Thái địa phương, chưa đề cập đến chức năng của đám tang một cách rõ ràng
Tác giả Cầm Trọng trong cuốn Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam
[130, tr.378-400] dành 23 trang trong chương VI “Một số nét cơ bản về văn hóa phi vật thể” trở lại khái quát về tôn giáo tín ngưỡng của người Thái Việt Nam, làm rõ thêm về đường sống, đường chết, đường thần linh và cõi Trời-Mường Phạ; cuốn
Người Thái của tác giả Chu Thái Sơn-Cầm Trọng [99] một lần nữa bên cạnh việc
giới thiệu khái quát về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội người Thái Việt Nam có ảnh minh họa, còn dành 20 trang tiếp tục đề cập đến quy trình tổ chức lễ tang của nhóm Thái Đen làm rõ thêm những khảo tả về đám tang cổ người Thái Đen trong cuốn
“Luật tục Thái ở Việt Nam” của tác giả Ngô Đức Thịnh-Cầm Trọng xuất bản năm
1999 và dành 10 trang tiếp tục khác quát về tín ngưỡng các phi và làm phong phú
thêm vũ trụ quan ba tầng mường5 của người Thái qua cuốn Huyền Thoại Mường
Then [131] Tuy không đề cập trực tiếp đến chức năng của lễ tang nhưng đó là
những tư liệu quý để so sánh với tang ma của người Thái Phù Yên trong quá trình triển khai luận án
Tác giả Lò Vũ Vân trong cuốn Văn hóa dân gian của người Thái vùng Mộc
Châu, Phù Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La, mặc dù chỉ dừng lại ở chỗ khái quát những
nghi lễ vòng đời, phong tục lễ nghi và dẫn trích những bài ca lễ tiêu biểu của người Thái vùng Mộc Châu, Phù Yên, Bắc Yên, nhưng chưa đề cập đến quy trình tổ chức
lễ tang Phải đợi đến 5 năm sau đó, ông mới tiếp tục công bố Lời ca tang lễ dòng họ
Sa: dân tộc Thái vùng Mộc Châu, Bắc Yên tỉnh Sơn La [139] một cách hệ thống hơn
về đám tang của một dòng họ tiêu biểu, đó là họ Sa, từ các thủ tục nghi lễ trong đám
5 Ba tầng mường này nằm chồng kề sát nhau như cơ thể con người phân thành 3 phần: trên
- đầu, giữa-mình, dưới-chân
Trang 24tang đến đưa tang Theo nhận định của tác giả: tiến trình tổ chức đám tang người Thái vùng Mộc Châu, Bắc Yên, Phù Yên là giống nhau Từng có nhiều năm sưu tầm nghiên cứu đám tang các dòng họ người Thái ở vùng Phù Yên, tác giả luận án
cơ bản đồng nhất với nhận định của tác giả Lò Vũ Vân và coi đó là tư liệu quý để củng cố thêm cho những đánh giá của mình khi luận giải tang ma của người Thái Phù Yên Mặc dù tác giả mới chỉ đối chiếu tang lễ giữa họ Sa và họ Lường của Bắc Yên với Mộc Châu, chưa đề cập đến huyện Phù Yên
Đáng chú ý về đề tài tang lễ trong giai đoạn này còn có cuốn Tang lễ của
người Thái trắng [40], dài 437 trang của tác giả Lường Thị Đại sưu tầm nghiên cứu
ở Mường Lay (Điện Biên) Tác giả đã khảo tả quy trình tổ chức tang lễ cổ truyền trong 5 ngày với 24 nghi lễ nghi thức, thủ tục đưa tang sau khi chôn cất và dẫn một
số bài cúng ngắn Mặc dù bản chất và mục đích của việc tổ chức lễ tang là giống nhau giữa các nhóm Thái Việt Nam Tuy nhiên, trong tang lễ của nhóm Thái trắng vùng Điện Biên và Lai Châu có nhiều nét khác với tang lễ của người Thái trắng vùng Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu và vùng miền núi Nghệ An6 từ nội dung quy trình tổ chức, các thủ tục nghi lễ có xướng bài ca lễ ngắn dài do con trai trưởng nhại lời của ông mo, đến hình thức trang trí các đồ vật và cách thức sử dụng, nghi thức
mở tang, đưa tang, dựng cây cờ (cọ cao), cách đưa cơm sau khi chôn cất Đặc điểm
dễ nhận biết nhất trong đám tang của người Thái trắng vùng Điện Biên, Lai Châu là
việc trang trí rất đẹp các vật dụng như ô to (cúp luông), ô nhỏ (cúp nọi) cùng với
cây cao với ý nghĩa che bản che mường và che mộ Điều này cũng khác với cách
trang trí“cờ phướn”(co heo)7 của nhóm Thái Đen vùng Mai Sơn, Mường La, Sông
Mã, Thuận Châu của tỉnh Sơn La
Cùng với sách, trong giai đoạn còn có một số bài viết về tang ma Thái, đáng chú ý là: “Sự biến đổi trong tang lễ của người Thái ở Tây Bắc (qua nghiên cứu trường hợp ở Quỳnh Nhai, Sơn La)” của Lê Hồng Lý [68], tác giả đã thành công
6 So sánh với công bố của tác giả Quán Vi Miên trong cuốn: Tang lễ của người Thái Nghệ
An sẽ đề cập sau
7 Co heo là tên gọi chung cho cây cờ ma, ngoài ra còn có các tên gọi chao phạ, cao, tung
Trang 25trong việc khảo sát sự biến đổi trong tang lễ của người Thái ở vùng Tây Bắc qua một đám tang của người Thái Trắng (bà La Thị Thích) ở Quỳnh Nhai (Sơn La), một quy trình tổ chức lễ tang tỉ mỉ diễn ra trong 3 ngày không đầy đủ và một đêm trọn vẹn làm cơ sở để có những nhận định đúng đắn về những biến đổi trong tang lễ của người Thái Tác giả luận án đồng tình với tác giả về những nhận định: “sự giản tiện các tập quán cũ đã rõ ràng”, thời gian tổ chức và chuẩn bị các lễ vật “đều được đơn giản hóa và rút gọn” bởi các lí do như ảnh hưởng của nền văn hóa mới, chịu sự chi phối bởi các quy định của xã hội, ảnh hưởng văn hóa của người Kinh rõ rệt, và ảnh hưởng cơ chế thị trường; bên cạnh đó còn những vấn đề ăn uống, thái độ với người chết, về tang phục, các nghi thức, kiêng kị đều có sự thay đổi theo thời gian, nhưng cốt lõi của những tư tưởng nhân văn trong tang lễ vẫn được bảo lưu nguyên vẹn trong cuộc sống của người Thái Trắng, đó là điều đáng mừng, có giá trị không chỉ với dân tộc này Cũng viết về tang ma trong thời gian này còn có “Tục làm ma của người Táy Khao (Thái Trắng) ở Mường Lay” của Trần Bình và Hoàng Mai Lan [16] là cơ sở khẳng định thêm quy trình tổ chức tang ma của nhóm Thái trắng Mường Lay vùng Điện Biên-Lai Châu mà tác giả Lương Thị Đại đã đề cập để so sánh với nhóm Thái Trắng Phù Yên
Ngoài ra, còn có các luận văn tốt nghiệp của các học viên thuộc bộ môn DTH, VHH, VHDG như: “Mo đám ma của người Thái Mường Tấc (huyện Phù
Yên, tỉnh Sơn La)” của tác giả Hoàng Cầm [19], “Tín ngưỡng các “phi” của người Thái Quỳ Châu-Nghệ An” của tác giả Đậu Tuấn Nam [75], Đáng chú ý là hai
chuyên khảo trực tiếp đề cập đến tín ngưỡng tang ma ở hai nhóm Thái thuộc hai vùng khác nhau Đó là nhóm Thái Mường Tấc (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La), vùng tác giả luận án quan tâm và nhóm Thái Quỳ Châu-Nghệ An Nếu như Hoàng Cầm trong luận văn “Mo đám ma của người Thái Mường Tấc (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn
La)” đi sâu tìm hiểu các bài mo cùng với những thực hành nghi lễ “là một chỉnh thể
thống nhất tạo nên đám ma”, “mang đậm tính chất tín ngưỡng để đưa hồn ma của người chết sang thế giới của các thần linh” [19, tr.95] thì trong “Tín ngưỡng các
“phi” của người Thái Quỳ Châu-Nghệ An”, Đậu Tuấn Nam chú ý đề cập đến “tín
Trang 26ngưỡng các “phi” của người Thái Quỳ Châu là một hình thức sinh hoạt mang tính
tôn giáo sơ khai” phản ánh những nhận thức trong vũ trụ luận Thái về thế giới tự
nhiên“còn có sự chia cắt và khác biệt giữa các thực thể trong vũ trụ nhưng lại có
những mối liên hệ, tác động qua lại và chi phối lẫn nhau” [75, tr.100] Tác giả luận
án đồng thuận với nhận định của tác giả Hoàng Cầm về mo trong đám ma Thái Phù Yên cũng như những luận giải về vai trò và chức năng các bài mo; về tín ngưỡng
các “phi” của người Thái ở Quỳ Châu của tác giả Đậu Tuấn Nam để làm cơ sở bổ
sung cho những phân tích và nhận định của mình trong luận án Tuy nhiên, hai
chuyên khảo mới chỉ dừng lại ở “các bài mo”, tín ngưỡng các “phi” mà chưa khảo
sát nó trong tổng thể quy trình tổ chức tang ma, tác giả Đậu Tuấn Nam chưa xem
xét các“phi” đó bộc lộ trong tang ma thế nào ?
Cũng trong giai đoạn từ đầu thế kỷ đến nay, cùng với các bài viết nghiên cứu, các luận văn tốt nghiệp đại học là các bài viết về tín ngưỡng tang ma Thái trong năm lần Hội thảo tiếp theo của Chương trình Thái học Việt Nam8 thuộc Viện Việt Nam học của Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQG Hà Nội Theo tổng kết của
PGS.TS.Vương Toàn:“Hội nghị lần này đã nhận được 183 bài, với 184 tác giả, gửi
đến từ 17 tỉnh/thành Ngoài cộng tác viên “ruột” là các nhà nghiên cứu có nhiều công trình-đã từng tham gia nhiều Hội nghị trước-lần này xuất hiện gần 100 tác giả mới tham gia lần đầu, trong đó không ít gương mặt trẻ trung, đầy nhiệt huyết cho thấy sức vươn lên của Thái học Việt Nam ở tuổi 26” [28, tr.23] Trong các lần hội
thảo đó đáng chú ý là công trình “Mường Phạ” qua các bài cúng của người Thái
của tác giả Lò Văn Lả [25, tr.601-618] Thông qua các bài cúng gọi hồn trên trời,
dưới đất (Páo khuân mương phạ mường lùm), lời dẫn hồn lên trời (quãm uôn tang
cỗn tai mưa phạ), của người Thái Đen, tác giả đã chỉ các địa danh giữa đất và trời
gồm Đẳm (tổ tiên), Mường Một (nơi quân của các thầy cúng ở), Nặm Ta Khái (Bến
8 Hội thảo Thái học Việt Nam lần thứ 3 tổ chức năm 2002 tại Hà Nội, lần thứ tư tổ chức năm 2006 ở Cao Bằng, lần thứ 5 tổ chức năm 2009 ở Điện Biên, lần thứ 6 tổ chức năm 2012 ở Thanh Hóa, lần thứ 7 tổ chức năm 2015 ở Lai Châu Từ 2012 đến nay Chủ nhiệm Chương trình Thái học Việt Nam là PGS.TS Vương Toàn
Trang 27sông để vượt lên trời)9, Mương Chuông Cang (Mường trời giữa)10, mường này bao
gồm các địa danh Chín ngả đường (Cẩu pák tãng), rồi đến những địa danh trên đường đến Đẳm Loi và Mường Lẳm, đến Thiên đường con người (Liên Pãn Luông) tức Mường Trời (Mường Then), qua địa danh Pha Bôn Pha Chăng (Núi đá hiểm
trở) đến suối Then, nhà Then và cảnh quan cuộc sống nhà Then như vườn, nồi đồng, hoa chuối, con rắn to Cùng quan điểm với tác giả Lò Văn Lả về trời, các tục
lệ kiêng cấm và cúng liên quan giữa con người, tổ tiên với Then là các báo cáo khoa
học: “Một số tín ngưỡng người Thái Đen ở miền Tây Bắc Việt Nam” của tác giả
Hoàng Nó [24, tr.633-643], “Người Thái Đen cúng tổ tiên và cúng lễ cầu lành” của tác giả Nguyễn Văn Hòa [24, tr.453-471], “Lời dẫn hồn người chết lên Mường Trời
của họ Cầm Mường La” của tác giả Hà Văn Thu [24, tr.516-545].“Nét độc đáo
9Nắm ta khai là con sông lớn, khó vượt, có nhiều thác gềnh: “Nước“ta khai” sóng to/ Nước“ta lo”sóng lớn/ Sóng đậm như quả dâu/ Sóng nhiều như vẩy tê tê” (Nắm ta khai phong kho/ Nắm ta lo phong don/ Phong cằm to bọc mon/ Phong son to kết lin) Nắm ta khai là ranh giới giữa mường trời và mường người, vùng đất do các chàng trai cô gái chưa
chồng chưa vợ cai quản Nó là một trong những thử thách rất nguy hiểm cho hồn ma người chết Khi qua đây, các ông mo phải nói thật khéo thì chúng mới không bắt hồn ở lại Lúc
chèo thuyền phải thật nhanh, thật khéo, không ai đùa nghịch và không ai uống nước ta khai
vì sẽ bị điên dại, chỉ uống nước ống (đinh nắm) chuẩn bị sẵn từ mường trần đi:“Chèo thuyền đi cho nhanh/ Chèo thuyền đi cho khéo” (Cheo hưa pạy ki quắc/ Quắc hưa pạy ki coi);“Đùa nhau giữa thác sẽ mất của/ Đùa nhau giữa thác sẽ mất đồ, mất người”(Dọc cặn cạng hạt chi siệu khọong/ Dọc căn cạng phong chi siệu chương siệu cơn);“Muốn uống thì đừng uống nước mường bôn sẽ bị điên/ Đừng uống nước ta khai mường trời sẽ dồ dại/ Mo
sẽ không tiễn đi được/Lạy cũng sẽ không tiễn đi lên”(Dạc kin nắm nha kin nắm mương bôn chi pện bả/ Nha kịn nắm ta khại mương phá chi pên mau/ Mọ chi xồng bàu đay/ Lay chi
bàu xồng mưa)
10 Theo quan niệm người Thái Đen lên trời phải qua ba bậc: Bậc thứ nhất là Đẳm, Mường Một, Nặm Ta Khái (ranh giới giữa người sống và người chết) Bậc thứ 2 là Mương Chuông Cang (Mường giữa) Bậc thứ ba là Liên Pan Luông và Mường Then
Trang 28trong hành trình đưa tiễn linh hồn của người Thái Đen ở Mường Lò-Nghĩa Lộ-Yên Bái” của tác giả Phạm Thị Phương Thái, Hà Văn Tú [28, tr.382-387], v.v
Bên cạnh đó còn có hai báo cáo giá trị của tác giả: Đậu Tuấn Nam với “Quan niệm về vũ trụ và các “phi” của người Thái Quỳ Châu, Nghệ An” [24, tr.619-632]
được tóm tắt từ luận văn nói trên để luận giải về vũ trụ quan Thái có 3 tầng theo
trục dọc, trên cùng là Mường Phạ (Mường Trời), ở giữa là Mường Lùm (Mường người), dưới cùng là Mường Boọc Đai (Mường của những người lùn trong lòng đất)
và quan niệm về “phi”, bản chất tín ngưỡng về “phi” trong đời sống tộc người là
bản thể vô hình của những thế lực siêu hình, huyền bí có khả năng chi phối mọi hoạt động sống của con người; và tác giả Nguyễn Hữu Thức với “Tín ngưỡng dân gian của người Thái Mai Châu” [24, tr.560-569] đi sâu luận giải về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các ma chứng tỏ tín ngưỡng đa thần của người Thái Mai Châu Tuy nhiên, hai báo cáo trên mới chỉ đề cập đến nhóm Thái Quỳ Châu và Mai Châu trong
quan niệm về vũ trụ và tín ngưỡng thờ cúng các “phi” Mặc dù vậy, hai công trình trên là cơ sở để tác giả luận án so sánh với “mường phạ” và các “phi” qua các bài
cúng của người Thái Phù Yên
Ngoài ra, còn có một tác giả đề cập đến tín ngưỡng của nhóm Thái địa phương như: “Vài nét về văn hóa tín ngưỡng dân tộc Thái huyện Sốp Cộp” của tác giả Lò Minh Ón [27, tr.244-250]; có tác giả luận giải một số chức năng biểu tượng trong mo Thái rất hay như “Bản sắc văn hóa của người Thái Thanh Hóa qua tìm hiểu một số biểu tượng trong mo” của tác giả Ngô Xuân Sao [27, tr.299-313]; có tác giả luận giải con đường vào nghề làm mo khác người thường như “Câu chuyện làm
mo của người Thái miền tây Nghệ An” của tác giả Vũ Hồng Thuật [28, tr 414] Đó là cơ sở để tác giả xem xét các chiều cạnh của quy trình nghi lễ trong tang
406-ma Thái Phù Yên, nhằm mục đích giúp người chết chuyển đổi trạng thái của sự sống sau cái chết để về với tổ tiên sống một cuộc sống mới
Mới đây nhất là các ấn phẩm đề cập đến tang ma ở các địa phương tiếp tục
được xuất bản, tiêu biểu là: Mường Bôn huyền thoại, Tang lễ của người Thái ở
Nghệ An của tác giả Quán Vi Miên [72], [73], Lời ca tang lễ dòng họ Sa: dân tộc
Trang 29Thái vùng Mộc Châu Bắc Yên của tác giả Lò Vũ Vân [139], Báo vía trần gian và báo vía mường Then-Truyện cổ của “Ông Mo” người Thái Đen vùng Tây Bắc và Báo vía trần gian và báo vía mường trời của tác giả Nguyễn Văn Hòa [51]; gần đây
nhất là ấn phẩm Lễ tang họ Lò bản Tặt do tác giả Lò Xuân Dừa biên soạn [36]; các
bài báo có: “Biểu tượng nước trong Lời tiễn hồn của dân tộc Thái” của tác giả Đặng Thị Oanh [93], “Tín ngưỡng của người Thái ở Mường Lay” của tác giả Hoàng Hằng [50] Trong đó đáng chú ý là hai ấn phẩm của tác giả Quán Vi Miên Nếu như trong
Mường Bôn huyền thoại tác giả đã công phu lượm nhặt từ các bài mo và dân ca
Thái Nghệ An ra 36 địa danh huyền thoại của Mường Bôn-Mường Then-Mường Trời, “có những cảnh vật, con người, cảnh sinh hoạt thân quen như mường đất-trần
gian vậy” [72, tr.256] thì trong Tang lễ của người Thái Nghệ An [73], tác giả đã
khái quát những quan niệm của người Thái về cái chết không khác với quan niệm của người Thái Việt Nam nói chung, đồng thời đưa ra bốn bước với 25 nghi lễ chính tiến hành tang lễ trong trường hợp người Thái vùng Khủn Tinh (Quỳ Hợp, Nghệ An) ngày nay Với một ấn phẩm có độ dài trên 1000 trang, Quán Vi Miên đã cung cấp cho những ai quan tâm tìm hiểu văn hóa Thái có tập tư liệu bề thế, phong phú về tang lễ, tiến trình các bước có nhiều điểm khác với đám tang các nhóm Thái địa phương vùng Tây Bắc và Phù Yên Hai ấn phẩm của Quán Vi Miên là cơ sở để tác giả luận án đối sánh nhằm làm sâu sắc thêm những luận giải về quy trình nghi lễ trong tang ma Thái ở Phù Yên
Trong ấn phẩm Báo vía trần gian và báo vía mường Then-Truyện cổ của
“Ông Mo” người Thái Đen vùng Tây Bắc do tác giả Nguyễn Văn Hòa biên soạn,
thuộc sách truyện thơ cổ dân gian tiếp nối mở rộng theo mạch chuyện Quam tô
mương (Truyện kể biên niên sử của người Thái Đen ở vùng Tây Bắc) Báo vía trần gian cho ta biết thầy cúng và người được cúng báo vía là người vùng Chiềng Ly,
Mường Muổi huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La Đường đi tìm báo vía và dẫn vía đi
du ngoạn là khắp trần gian, vãn cảnh đẹp các mường xuôi Hưng Hóa, xuống đất
Kinh, ngược lên các tỉnh bên Lào đến thủ đô Viên Chăn Rồi đến Báo vía mường
trời là đi nhiều nơi, khắp các cảnh trời trên xứ Then giúp tác giả luận án hiểu thêm
Trang 30về tín ngưỡng thờ Then của người Thái Đen vùng Tây Bắc Việt Nam là cơ sở để xem xét tín ngưỡng người Thái Trắng Phù Yên
Ấn phẩm Lễ tang họ Lò bản Tặt do tác giả Lò Xuân Dừa biên soạn [36] Với
độ dài trên 1500 trang, ấn phẩm đã mô tả tương đối tỉ mỉ quy trình tổ chức lễ tang rút gọn ba ngày hai đêm của một dòng họ, đồng thời phiên âm-phiên dịch các bài
mo Thái và bước đầu luận giải về vai trò và chức năng của quy trình nghi lễ và biểu
tưởng trong lễ tang Cùng với các ấn phẩm Lời ca tang lễ dòng họ Sa: dân tộc Thái
vùng Mộc Châu Bắc Yên của tác giả Lò Vũ Vân, Tang lễ của người Thái trắng của
tác giả Lương Thị Đại, Tang lễ của người Thái ở Nghệ An của tác giả Quán Vi Miên, Lễ tang họ Lò bản Tặt là tư liệu chính để tác giả luận án mở rộng khảo sát
toàn bộ tín ngưỡng tang ma của các nhóm Thái ở Phù Yên để hoàn thành luận án
Tang ma của người Thái: Quy trình nghi lễ để tạo cuộc sống mới cho người chết
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Phần điểm luận trên cho thấy, ở Việt Nam, cách tiếp cận theo hướng khảo tả thuần túy lễ tang, coi lễ tang là một trong những tập quán trong nghi lễ vòng đời các tộc người, khá phổ biến Ngoài ra, cách tiếp cận theo hướng diễn giải ý nghĩa giá trị, coi lễ tang như những di sản văn hóa trong nghi lễ đời người cần được bảo tồn và phát huy, cũng được nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam sử dụng
Bên cạnh hướng tiếp cận này, nhiều học giả nghiên cứu về tang lễ trên thế giới quan tâm đến chức năng tâm lý xã hội của lễ tang đối với đời sống của con người Trong hàng trăm các công trình nghiên cứu của ngành nhân học và nghiên cứu văn hoá về tang lễ trên thế giới theo hướng tiếp cận này, bài viết kinh điển của
Robert Hertz [52], xuất bản năm 1960 có tiêu đề Death and the Right Hand (Cái
chết và bàn tay phải) về quy trình tang lễ của người dân Borneo, Indonesia, có thể nói, là một trong bài viết có ảnh hưởng lớn nhất về mặt lý luận đối với nghiên cứu tang lễ ở vùng Đông Nam Á
Sử dụng hướng tiếp cận chức năng tâm lý, Hertz chỉ ra rằng tang lễ và các nghi lễ liên quan (cúng giỗ, bỏ mả, v.v ) có chức năng tâm lý giúp gia quyến vượt qua được cú sốc do cái chết của người thân tạo ra Thông qua các quy trình nghi lễ
Trang 31được tổ chức một cách chặt chẽ theo quy định của truyền thống với sự tham gia của người thân, của họ hàng và hàng xóm láng giềng, các nghi lễ gắn với cái chết đã giúp con người vượt qua được nỗi đau tinh thần, chấp nhận cái chết của người thân,
và vì vậy giúp tạo dựng lại trật tự xã hội trong bối cảnh không còn sự hiện diện của người đã mất
Dựa trên hướng tiếp cận chức năng của Hertz về tang ma, trong bài
viết:“From Death to Birth: Ritual Process and Buddhist Meanings in Northern
Thailand” (Từ tử đến sinh: Nghi lễ và ý nghĩa Phật giáo ở vùng Bắc Thái Lan), tác
giả Charles Keyes [55] cũng chỉ ra rằng, quy trình tang lễ của người Thái vùng Đông Bắc Thái Lan cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lập lại sự ổn định xã hội sau cú sốc tinh thần tạo ra bởi một cái chết của ai đó Keyes cho rằng mọi sự chết là thực tế đều là sự cắt đứt cuộc sống thành thi hài bất động, làm cho người sống có cảm xúc thất vọng nặng nề về sự vô vọng của cuộc sống, khi phải đối mặt với thực tế khắc nghiệt, không cưỡng lại được Tuy nhiên, các nghi lễ trong đám tang và những nghi thức tưởng niệm sau đó, người sống có niềm tin rằng, người thân của họ không mất đi mà được chuyển hoá sang một cuộc sống mới, từ đó đã làm cho thân bằng gia quyến vượt ra khỏi cú sốc do cái chết của người thân họ mang lại để đến với sự chấp nhận cái chết ấy Thông qua quy trình tổ chức các nghi
lễ trong đám tang, nói cách khác, người sống đã tạo dựng cho người chết một sự sống mới, và đồng thời cũng giúp họ tái lập lại trật tự xã hội mới
Trong luận án này, chúng tôi sẽ sử dụng hướng tiếp cận chức năng tâm lý mà Hertz và Keyes sử dụng để nghiên cứu về quy trình tang ma của người Thái Phù Yên, Sơn La Tác giả luận án hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là một đóng góp nhỏ, cung cấp một nghiên cứu trường hợp vào tranh luận trong ngành nghiên cứu văn hóa và nhân học về vai trò và chức năng của đám tang cũng như góp phần bổ sung vào khoảng trống trong nghiên cứu về tộc người Thái ở Việt Nam nói riêng và lĩnh vực nghiên cứu Thái học trên thế giới nói chung
Trang 321.3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.3.1.Điều kiện tự nhiên
Phù Yên là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Sơn La cách
Hà Nội 180 km, cách thành phố Sơn La 120 km; phía Bắc giáp huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp huyện Tân Sơn của tỉnh Phú Thọ, phía Đông Nam giáp huyện Đà Bắc của tỉnh Hòa Bình, phía Nam giáp huyện Mộc Châu, Yên Châu
và phía Tây giáp huyện Bắc Yên của tỉnh Sơn La Toàn huyện có diện tích tự nhiên 123.655 ha, bằng 8,7 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh Sơn La [54], nằm trong tọa độ địa lý từ 21o đến 31o30’ vĩ độ bắc, từ 104o30’ đến 105o30’ kinh độ đông [10, tr.7] Phù Yên nằm ở sườn phía Tây dãy núi Hoàng Liên Sơn, nối tiếp của hai dãy núi Pú luông- Xà Phình, một ngọn núi cao nhất là 2.579 m ngăn cách Phù Yên với tỉnh Yên Bái; nơi đất thấp nhất là dọc sông Đà 120m so mực nước biển Địa hình chia làm 4 tiểu vùng rõ rệt: tiểu vùng 1 là 6 xã vùng cư trú chủ yếu của tộc người Mường, khí hậu mát dịu, địa hình rừng núi chiếm 77% đất lâm nghiệp toàn huyện Tiểu vùng 2 gồm 8 xã vùng lòng chảo thung lũng là nơi hỗn cư chính của 3 dân tộc Thái, Mường và Kinh; có cánh đồng thung lũng lòng chảo Mường Tấc rộng 700 ha, đứng thứ 3 vùng Tây Bắc11, diện tích ruộng chiếm 58% đất ruộng toàn huyện Tiểu vùng 3 gồm 9 xã vùng lòng hồ sông Đà là vùng địa hình phức tạp, dốc xuôi xuống lòng hồ này; Tiểu vùng 4 gồm 3 xã vùng cao chủ yếu là nơi cư trú của tộc người Mông, vùng có địa hình đồi núi cao đất trống, trọc [10, tr.8; 12, tr.163]
Toàn huyện Phù Yên có gần 100 con suối lớn nhỏ đều chảy về sông Đà, trong đó có 4 hệ thống suối chính là suối Tấc, suối Sập, suối Mưa, suối Khoáng và sông Đà (nắm Te) nằm ở phía Nam của huyện dài 53 km Phù Yên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô trùng với mùa hè và mùa đông; chịu
11 Vùng Tây Bắc có 4 cánh đồng rộng lớn: “nhất Thanh, nhì Lò, tam Tấc, tứ Than” (Xì
tông quảng Thạnh, Lo, Tấc, Than) Nhất Thanh là cánh đồng Mường Thanh thuộc tỉnh Điện Biên, nhì Lò là cánh đồng Mường Lò thuộc thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), tam Tấc là cánh đồng Mường Tấc thuộc huyện Phù Yên (Sơn La), tứ Than là cánh đồng Mường Than
thuộc huyện Than Uyên (Lai Châu)
Trang 33ảnh hưởng của bão, gió mùa đông bắc và gió Lào Nhiệt độ trung bình năm từ 23o
-25o C Độ ẩm không khí trung bình 82 %, lượng mưa bình quân năm 1.600-1.800
mm, số giờ nắng trung bình từ 1.700-1.750 giờ/năm, chênh lệch giữa hai mùa không lớn, thuận tiện cho việc trồng trọt các loại cây con vùng nhiệt đới và chăn nuôi gia súc
So với các huyện trong tỉnh Sơn La, Phù Yên là huyện miền núi thấp, tiếp giáp với miền trung du và đồng bằng Trên địa bàn của huyện có quốc lộ 13A từ tỉnh Yên Bái, qua đèo Lũng Lô vào Phù Yên, lên Bắc Yên nối với quốc lộ 6 ở Cò Nòi (huyện Mai Sơn) đi Tp Sơn La và các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu; quốc
lộ 37 từ Lũng Lô-Gia Phù-Vạn Yên nối với quốc lộ 6 tại Km 64 (huyện Mộc Châu)
để sang Lào hoặc xuôi về tỉnh Hòa Bình và các tỉnh miền xuôi hoặc ngược lên vùng Yên Châu, Mai Sơn; quốc lộ 32B từ Mường Cơi đi Thu Cúc xuôi về Hà Nội [10, tr.10] Ngoài ra, còn có tỉnh lộ 114, huyện lộ và hệ thống đường thủy dọc ngang vùng lòng hồ sông Đà tương đối thuận tiện cho việc thông thương để phát triển kinh
tế và giao lưu văn hóa tộc người trong và ngoài vùng miền Tây Bắc
Trước đây, người dân có thể đi từ lòng chảo Mường Tấc (trung tâm huyện) dọc theo thung lũng suối Tấc ra sông Đà tại bến Vạn Yên Từ bến Vạn Yên có thể ngược sông Đà lên Tạ Bú, Quỳnh Nhai (Sơn La) để đi sâu vào lòng Tây Bắc đại ngàn, miền đất đậm sắc thái văn hóa các dân tộc “Cũng từ bến Vạn Yên có thể xuôi sông Đà qua Thác Én, Thác Giăng đến Thác Mẹ, Mó Tuần, suối Hoa, Thác Bờ mà
về cập bến Việt Trì, Bạch Hạc” [19, tr.12] Nằm trong đầu mối giao thông thuận tiện như vậy, Phù Yên là nơi gặp gỡ của nhiều tộc người và nhiều luồng văn hóa
Nay công trình thủy điện Hòa Bình được xây dựng và hoàn thành đã tạo nên
hồ sông Đà rộng lớn càng thuận tiện cho giao thông thủy bộ Đồng thời, hồ sông Đà cũng làm thay đổi cấu trúc kinh tế xã hội và biến đổi văn hóa của cư dân Thái, Mường12 nơi đây
12 Tính đến tháng 9/1993, toàn huyện Phù Yên có 11 xã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi di dân nhường chỗ cho lòng hồ tích nước của thủy điện Hòa Bình trên sông Đà; số dân phải di rời
Trang 34(Nguồn: Lịch sử Đảng bộ huyện Phù Yên, giao đoạn 1976-2000, Nxb.Chính trị Quốc
gia, Hà Nội-2007)
đi nơi ở mới là 2.419 hộ, 3.778 mồ mả, 37.400 m2 nhà cửa [11, tr.95], chủ yếu là cộng đồng tộc người Thái và người Mường
Trang 351.3.2.Người Thái ở Phù Yên
Đỏ, xã Đá Đỏ)…phần nào chứng minh rằng Phù Yên là vùng đất sớm tiếp thu, hòa nhập và thích ứng với nền văn minh Việt cổ
Thời nhà Lý (thế kỷ XI), Phù Yên thuộc đất Châu Đằng; thời nhà Trần (thế kỷ XIII), Phù Yên thuộc đạo Đà Giang; thế kỷ thứ XV, sau khi đánh thắng quân Minh,
Lê Lợi lên ngôi, Phù Yên đổi thành xứ Hưng Hóa; năm 1463, nhà Lê đổi xứ thành
trấn Trấn Hưng Hóa có 3 phủ là Gia Hưng, Quy Hóa và An Tây Theo Dư địa chí
của Nguyễn Trãi, phủ Gia Hưng có một huyện Thanh Xuyên (Thanh Sơn-Phú Thọ)
và 5 châu, trong đó có châu Phù Hoa (tức Phù Yên) Châu Phù Hoa lúc đó có 3 tổng
là Mường Tấc, Mường Pùa, Mường Muỗng Đến đầu nhà Nguyễn, địa danh vẫn là Phù Hoa cho đến năm Thiệu Trị thứ nhất (1841) đổi lại là châu Phù Yên Thời thuộc Pháp, châu Phù Yên thuộc tiểu khu Vạn Bú; từ năm 1904 đến 1954 thuộc tỉnh Sơn La Sau hòa bình lập lại năm 1954, châu Phù Yên thuộc Khu tự trị Thái Mèo Sau năm 1960, Khu tự trị Thái Mèo đổi tên thành Khu tự trị Tây Bắc và năm 1962, tỉnh Nghĩa Lộ được thành lập, Phù Yên trực thuộc tỉnh Nghĩa Lộ Sau năm 1975, Khu tự trị Tây Bắc giải thể, Nghĩa Lộ sáp nhập vào tỉnh Yên Bái, Lào Cai thành tỉnh Hoàng Liên Sơn, Phù Yên nhập lại vào tỉnh Sơn La cho đến nay
Trang 36Trước cách mạng tháng Tám 1945, châu Phù Yên có 5 xã tương đương 5 Mường phìa Đó là Mường phìa Quang Huy (Mường Tấc), Tường Phù (Mường Pùa), Tường Phong (Mường Muỗng), Mường phìa Tân Phong và Gia Phù Về dân
số, trước cách mạng, toàn châu Phù Yên (có cả huyện Bắc Yên ngày nay) chưa có tài liệu nào thống cụ thể, nhưng đến nay dân số lên tới 96.778 người13 Trong đó dân tộc Thái chiếm 28,2 %, dân tộc Mường 43 %, dân tộc Kinh chiếm 13,1 %, dân tộc Mông chiếm 9,3 %, dân tộc Dao chiếm 5,1 % còn lại là các dân tộc khác Phù Yên có 26 xã và một thị trấn, với 319 bản và khối phố14 Dân cư phân bố chủ yếu theo 4 vùng chính theo địa hình địa lý tự nhiên như đã nêu, đó là sự phân bố không đều, thường tập trung ở vùng thấp và vùng giữa dọc theo đường quốc lộ, tỉnh lộ ven các khe suối, dưới chân đồi núi và ven các cách đồng lớn nhỏ thành các chòm bản
Quá trình tộc người diễn ra như thế nào và các đợt di cư đến Mường Tấc (Phù Yên) trong lịch sử thì chưa ai chưa xác định được Nhưng chắc chắn một điều
là “các đợt di dân đến Mường Tấc diễn ra từ lâu đời, chia làm nhiều đợt sớm muộn, lớn nhỏ khác nhau” [19, tr.14] Theo các thư tịch cổ và sách báo viết về người Thái
ở nước ta cùng các tài liệu điền dã của các nhà dân tộc học thì Mường Tấc là một trong những địa bàn sớm có người Thái sinh sống Trong sử thi Thái: “Tay pú xấc”
(theo bước đường ông cha đánh giặc) vùng Thái Đen Sơn La có đoạn viết: “Hồi đó,
tạo người Thái ở Mường Tấc đã lấy vợ người Kinh”[128, tr 46] Khoảng thế kỷ XI,
khi tù trưởng Thái Đen là Lạng Chượng từ Nghĩa Lộ tiến vào vùng Tây Bắc cũng
thấy tạo người Thái đã lấy vợ đất Kinh “địn Keo” “Từ Mộc Châu, một nhóm người
Thái Trắng lại tổ chức đợt di cư sang Phù Yên Đến thế kỷ XIII, người Thái Đen ở Mường La cũng xâm nhập cánh đồng Mường Tấc, Mường Pùa (thuộc Phù Yên)”
[128, tr.47] Khoảng đầu thế kỷ XVIII, một nhóm Thái ở Mường Khoòng (thuộc Mai Châu, Hòa Bình) cũng di cư đến ở vùng Mường Muỗng, phía Nam Phù Yên15
13 Theo số liệu thống kê của Phòng Dân tộc huyện Phù Yên (tháng 5/2011)
14 Theo số liệu thống kê của UBND huyện Phù Yên (tháng 3/2013)
15 Theo cứ liệu điền dã của tác giả viết trong công trình Lễ tang họ Lò bản Tặt, Tường Tiến, Phù Yên, Sơn La do Nxb Văn hóa -Thông tin, Hà Nội ấn hành, năm 2014
Trang 37Theo tác giả Hoàng Cầm:“quá trình di cư đến Mường Tấc của các ngành
Thái như vậy đã tạo ra cơ cấu dòng họ của người Thái Mường Tấc khá phức tạp”
[19 tr.15-18], bao gồm nhiều nhóm Tạo với các dòng họ sinh sống ở các bản khác nhau Và theo tư liệu điền dã của nhà dân tộc học Hoàng Lương [64, tr.48-49] các dòng họ được phân bố như: Nhóm tạo Chu còn gọi là tạo Viềng (người Mường gọi
là Tạo Viễn) gồm có các họ Cầm, họ Bạc, họ Lò sinh sống chủ yếu ở bản trung tâm của cánh đồng Mường Tấc; nhóm Tạo Xại (tạo Lang) có họ Khoàng (Hoàng) là chủ yếu, họ này sinh sống chủ yếu ở Bản Xà, Bản Dèm, Phai Làng, Mo Nghè, Chiềng Cuội; nhóm Tạo Búc ở sát Bản Chiềng gồm các họ Lường, họ Khoàng, họ Vì, họ Bạc, họ Lò; Nhóm Tạo Khoa có họ Đinh vốn thuộc dòng họ người Mường nhưng làm rể họ Thái sống xen kẽ với họ Khà (Hà) nên đổi thành họ
Chiềng-vợ, có dòng họ Đinh Công từ Ba Vì lên làm rể họ Nguyễn cũng tự nhận là họ người Thái Trắng; v.v Tất cả các dòng họ người Thái đều có những vị trí và vai trò nhất định trong hệ thống tổ chức chính quyền của bản mường trước đây Chẳng hạn nhóm tạo Chu (Bản Chiềng), có dòng họ Cầm thuộc dòng dõi “án nha” nối đời giữ các chức sắc quan trọng trong tổ chức chính quyền của mường Hai nhóm Tạo Xại
và Tạo Khoa chuyên lo việc thờ cúng các loại thần của mường và lo việc tang ma của phìa tạo Nhóm Tạo Búc chuyên lo báo tin cho các nhóm tạo khác khi bản mường có việc tế lễ, nhà phìa tạo có người chết và phát tang cho toàn mường biết Ngoài ra, nhóm họ Lò nọi (Lò nhỏ), sinh sống ở các bản thuộc Mường Pùa (xã Gia Phù, Tường Phù) cũng có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thờ cúng thần Mường Tấc Mỗi khi “sên Mường”, (cúng thần mường) và thờ cúng đình Chu (thờ Thánh Cả Ba Vì và các thần Mường Tấc) chỉ có những người trong họ này mới có quyền tìm bắt một trâu trắng và một trâu đen nào ưng ý giữa cánh đồng để cúng thần thánh Dòng họ này tự nhận là em của Tạo Tấc Như vậy, trong các nhóm Thái đến sinh sống ở Mường Tấc, chủ yếu là người Thái Trắng (trong đó có nhóm tự nhận là Thái Trắng) Họ cư trú khá tập trung thành các bản ở giữa hoặc ven các cánh đồng lòng chảo Phù Yên với các nhóm tạo khác nhau Các nhóm Thái Trắng
Trang 38được coi là những người có công khai phá các cánh đồng Mường Tấc và tự nhận là con cháu của Tạo Tấc (vị thổ thần Mường Tấc)
Bên cạnh các nhóm Thái, cư dân Mường Tấc còn có một số dân tộc khác Trong số đó, trước tiên phải kể đến người Mường (Phú mói) Theo tác giả Đinh Văn
Ân, trong cuốn Nhạc lễ của người Mường và người Thái Phù Yên tỉnh Sơn La [9, tr.3-4], Người Mường đến Mường Tấc có ba nhóm: nhóm người Mường Pi-Tửa Pi,
có nguồn gốc từ Mường Bi (Pi), Mường Thàng (Hòa Bình) đến Mường Tấc tập trung sinh sống ở các xã ven sông Đà (Nam Phong, Tân Phong, Bắc Phong, Tường Thượng, Tường Hạ) và ven các suối lớn như suối Tấc (từ Tân Phong, Tường Thượng, Tường Hạ đến Mường Thải) Dòng Mường Pi có các dòng họ Đinh (Đinh văn, Đinh công, Đinh Thế) là đông nhất Nhóm thứ 2, tập trung ở phía Đông Nam của huyện Phù Yên giáp với huyện Đà Bắc (Hòa Bình), huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) có nguồn gốc từ Ba Vì (Sơn Tây), gọi là Mường Klêl (Mường trên) đến sinh sống ở Mường Tấc gồm các xã Mường Bang, Mường Lang, Tân Lang, Mường Cơi,
cú trú vùng dẻo giữa của huyện Nhóm thứ 3 là Mường sông Mã-Tửa Khoồng Ma,
chủ yếu sống xen kẽ với người Thái và người Mường Pi ở vùng thấp Nhóm này ít hơn hai nhóm kia
Nhóm Mường Klêl có vai trò quan trọng trong hệ thống thần quyền Mường Tấc Trước đây, nhóm người Mường ở Mường Lang còn được suy tôn chuyên giữ
chạu xựa (chủ hồn áo Mường Tấc) các Tạo Phìa Mường Tấc hàng năm phải đem lễ
lên thờ cúng Sau này, các tạo Mường Tấc kế thừa chuyển chạu xựa xuống trung
tâm Mường Tấc để thờ cúng thần tại đình Chu16 Hàng năm tạo Mường Lang (tạo Lang) phải cử đoàn người khoảng 10 người mặc đồng phục màu vàng xuống làm lễ
rước “Được thắc” (ống đựng chiếu chỉ của Vua) từ nhà phìa ra đình Như vậy, theo
các cứ liệu nghiên cứu, người Mường Klêl có thể là một trong nhóm người Mường đến khai phá cánh đồng Mường Tấc đầu tiên, mới đến người Thái, còn nhóm người
16 Đình Chu là một đình cổ của huyện Phù Yên nằm tại bản Chiềng Hạ (Quang Huy), trung tâm của Mường Tấc xưa (Phù Yên nay), cách Thị Trấn 2 Km, là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh từ năm 2013, cho đến nay khu đình xưa vẫn chỉ là phế tích
Trang 39Mường Bi, Mường Thàng thì đến khai phá sau và không có vai trò gì trong hệ thống thần quyền của mường nhưng họ có quan hệ nhiều mặt với các nhóm người Thái 1.3.2.3 Một số đặc điểm về kinh tế-xã hội
Do sống trên địa bàn thung lũng, lại được thiên nhiên ưu đãi nên người Thái
có trình độ canh tác lúa ruộng từ lâu đời Họ có hệ thống thủy lợi mương, phai, lai, lịn để tưới nước tự nhiên cho hai vụ lúa chiêm, lúa mùa trên các cánh đồng ở
Mường Tấc vốn có thổ nhưỡng đất đai màu mỡ Đây chính là vựa lúa cung cấp lương thực cho cả huyện Sử sách thời nhà Lê đã từng ca ngợi sự mầu mỡ của các cánh đồng Mường Tấc “có thứ lúa hàng trượng, làm việc ít mà được thóc lúa nhiều Ruộng nương béo tốt mà được nhiều thóc, cho nên nhiều người ở các nơi khác đến
ở, thành ra đông đúc” [41, tr.350] Ngoài ra, người Thái cùng người Mường còn sống dựa một phần vào nương rẫy để trồng ngô, khoai, sắn, đậu đỗ; chăn nuôi gia súc, gia cầm; chú trọng các nghề thủ công, chế tác các loại công cụ lao động sản xuất như: cày, bừa, rèn đúc cuốc, xẻng, chóp, thuổng, dao, liềm và đan lát để có một nền kinh tế tự cung tự cấp khá ổn định Nền tảng ấy là cơ sở thuận lợi cho các dân tộc xích lại gần nhau biểu hiện trong văn hóa vật chất và sinh hoạt xã hội
Người đàn ông Thái rất thành thạo cách làm nhà sàn truyền thống, cày bừa, đắp mương phai; khéo léo đan lát những vật dụng cần thiết như: sọt, gùi, ghế mây, mâm, phên cót…bằng mây, tre, nứa có sẵn trong rừng; khéo léo chế tác các loại
dụng cụ đánh cá, săn bắt như chài, vó, đó, vợt bằng pàn (sợi gai), tre…Đặc biệt một
số nghệ nhân còn nổi tiếng với nghề làm khèn bè, kèn, sáo và đồ trang sức rất tinh sảo Trong đó nhiều vật dụng không chỉ để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, khi cần thiết chúng còn được sử dụng trong sinh hoạt tín ngưỡng, nhất là trong tang ma như: vó, chài, sợi đay, ghế mây, vợt súc cá, mâm nan
Ngoài việc đồng áng, người phụ nữ Thái Phù Yên còn thạo nghề trồng bông, nuôi tằm, dệt vải thổ cẩm, làm chăn đệm, thêu mặt khăn, mặt gối với những hoa văn rất đẹp không chỉ giải quyết nhu cầu tại chỗ mà còn để trao đổi với các nơi khi cần thiết Gây ấn tượng và nổi tiếng với hoa văn mặt phà (mặt chăn), mầu sắc đặc trưng chủ yếu là màu đen và trắng trông hài hòa, trang nhã bằng chất liệu vải bông tự
Trang 40trồng và dệt thủ công Trồng bông dệt vải đã trở thành nghề truyền thống của người phụ nữ Thái ngoài việc đáp ứng các nhu cầu hàng ngày, vải Thái là vật dụng quan trọng với đồng bào trong việc thực hành các nghi lễ tôn giáo tín ngưỡng, nhất là trong tang ma17
1.3.2.4 Một số đặc điểm về giao lưu văn hóa
Trong ăn uống, người Thái giống với người Mường ở chỗ, trong bữa ăn có khách thường uống rượu trước sau cùng mới ăn cơm như là ăn thêm Họ ngồi ăn theo mâm thường là 6 người một mâm, thích ăn những loại thức ăn tự chế biến theo kiểu truyền thống như cơm nếp xôi, cá nướng hoặc moọc hấp, trong chế biến các
món ăn thích nhiều loại gia vị đặc biệt là mác khén nhưng ít dùng vị cay của ớt
Có khách đến nhà, cả người Thái và người Mường thường để hai chén rượu lộc phía trên mâm dành cho tổ tiên và có tập tục phân biệt chỗ ngồi giữa các mâm
và trong cùng một mâm đảm bảo trật tự trên dưới trong ngoài theo thứ bậc tuổi tác
và chức vị Có lời mời chào trước khi ăn uống Trong cuộc vui họ uống rượu cất
(lau siệu) đến độ nào đó thì mời nhau khắp, hát, đang hoặc xòe, đánh trống, đánh
chiêng rất vui vẻ không phân biệt giàu-nghèo, quan-dân, già-trẻ
Cấu trúc bản mường của người Thái và người Mường có nhiều điểm giống nhau Theo tác giả Hoàng Cầm, “đó là kiểu bản mường sống tập trung đông đúc, nhà cửa dựng san sát, không có lối ngõ nhất định, ít vườn tược và không rào dậu xung quanh” [19, tr.20]
Đa số người Thái Phù Yên ở nhà sàn, là loại hình nhà bốn mái (hai mái chính
và hai mái phụ ở đầu hồi) thanh thoát hơn so với kiểu mái nhà nặng nề của người Mường, vuông vắn so với mái nhà kiểu hình mai rùa của người Thái Đen Sơn La Người Thái có cách bố trí trên mặt sàn cũng giống với cách bố trí của người
17 Trong tang ma, vải Thái được sử dụng với nhiều công năng: vải làm cho người chết (quần, áo, vải liệm, chăn, đệm, gối, viền chiếu ma ); vải làm đồ tang (quần, áo, váy, khăn tang); vải để kê-phủ-quây áo quan, vải làm dây buộc quan tài, làm mái nhà ma, lót mâm lễ, làm cờ ma, bức thông hành ; sợi vải có trên 10 lần sử dụng trong các lễ buộc chỉ cổ tay, giao của cải và kết nối âm dương từ huyệt mộ lên cây cờ ma