1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp tang ma của người tày ở xã châu sơn, huyện đinh lập, tỉnh lạng sơn

79 803 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: dân tộc Tày, tang ma và các vấn đề liên quan đến tang ma của người Tày, từ khi trong gia đỡnh có người già yếu, cho đến khi qua đời, trỡnh tự

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI KHOA VĂN HOÁ DÂN TỘC THIỂU SỐ

-

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TANG MA CỦA NGƯỜI TAY Ở XÃ CHAU SƠN, HUYỆN ĐINH LẬP, TỈNH

LẠNG SƠN

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài : “Tang ma của người Tày ở xó Chõu Sơn, huyện Đỡnh Lập, tỉnh Lạng Sơn’’, tôi xin tỏ lũng biết ơn: Thạc sỹ Nguyễn Thanh Vân, người đó trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo, đóng góp ý kiến cho tụi trong suốt quỏ trỡnh làm khúa luận tốt nghiệp

Các thầy cô trong khoa Văn Hóa Dân Tộc Thiểu Số trường Đại học Văn hóa Hà Nội đó nhiệt tỡnh giỳp đỡ tôi trong suốt quá trỡnh học và làm khúa luận tốt nghiệp Nhân đây xin bày tỏ lũng cảm ơn sâu sắc tới các Chú, các Bác, cỏc Anh, cỏc Chị cụng tỏc tại UBND xó, Phũng Văn hóa xó và thụng tin huyện Đỡnh Lập, Trung tõm Văn hóa và thể thao huyện, Thư viện huyện và toàn thể nhân dân đang sinh sống

và làm việc trên địa bàn xó đó nhiệt tỡnh giỳp đỡ tôi trong suốt quá trỡnh khảo sỏt

và quỏ trỡnh thực địa tại cơ sở

Do khả năng có hạn nên khóa luận viết không tránh khỏi những thiếu sót Tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp cho khóa luận được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viờn thực hiện

Nông Thị Linh

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Lịch sử nghiờn cứu 3

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của đề tài 5

7 Bố cục của khúa luận 6

Chương 1 7

KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TÀY Ở XÃ CHÂU SƠN 7

1.2 Khái quát về người Tày ở Châu Sơn 10

1.2.1 Lịch sử tộc người 11

1.2.2 Đặc điểm văn hóa của người Tày ở xó Châu Sơn 12

Chương 2 19

TANG MA CỦA NGƯỜI TÀY Ở XÃ CHÂU SƠN 19

2.1 Quan niệm của người Tày về cái chết 19

2.2.Tang ma của người Tày ở xó Chõu Sơn trong truyền thống 19

2.2.1 Công tác chuẩn bị cho một đám tang 20

2.2.2 Các nghi thức trong tang ma 21

2.3 Cỏc lễ cỳng sau mai tỏng 34

2.3.1 Lễ mở cửa mả (khay tu mả) 34

2.3.2 Lễ hũi thang (người chết về thăm lại nhà) 35

2.3.3 Lễ cỳng 40 ngày, 100 ngày (lễ tốt khốc là thụi khúc) 35

2.3.4 Lễ Oóc khuốp (Cúng giỗ đầy năm), Lễ Oóc tang (Lễ món tang- ba năm) 36

2.4 Cỏc hỡnh thức tang ma khỏc của người Tày ở xó Chõu Sơn 36

2.5 Sự giống và khác nhau trong tang ma giữa người Tày và người Dao ở xó Chõu Sơn 40

Chương 3 42

GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI ĐƯỢC BIỂU HIỆN TRONG TANG MA CỦA NGƯỜI TÀY Ở XÃ CHÂU SƠN 42

3.1 Những giá trị văn hóa 42

3.1.1 Gía trị đạo đức nhân văn 42

3.1.2 Gía trị văn hóa tộc người 43

3.1.3 Gía trị xó hội 45

3.2 Các quan hệ xó hội 47

3.2.1 Quan hệ, ứng xử giữa người sống và người chết 47

3.2.2 Quan hệ ứng xử giữa người sống và người sống 48

3.2.3 Quan hệ giữa con người với thế giới tâm linh (Các thần, các ma…) 50

3.3 Một số biến đổi trong tang ma của người Tày ở Châu Sơn hiện nay 51

3.4 Nguyên nhân biến đổi 54

3.4.1 Tác động từ cỏc chớnh sỏch phỏt triển kinh tế 54

Trang 4

3.4.2 Tác động từ nhận thức của người dân 56 3.4.3 Tác động từ sự giao thoa văn hóa 57 3.5 Giải phỏp bảo tồn các giá trị văn hóa trong tang ma ở xó Châu Sơn 58

KẾT LUẬN 62

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc bao gồm 54 dân tộc cùng cư trú trên mọi miền đất nước Mỗi dân tộc có những giá trị văn hóa riêng, phản ánh truyền thống lịch sử lâu đời Tất cả các dân tộc anh em trong đại gia đỡnh Việt Nam đó gỡn giữ, bồi đắp và phát huy sắc thái văn hóa riêng của mỡnh Cỏc sắc thỏi đó đó ảnh hưởng lẫn nhau, bổ sung cho nhau tạo nên bức tranh văn hóa Việt Nam đa dạng và phong phú

Tang ma là một trong những nghi lễ quan trọng bậc nhất trong chu kỡ đời người, của người Tày ở xó Chõu Sơn, huyện Đỡnh Lập, tỉnh Lạng Sơn Tang ma phản ánh về nhiều khía cạnh của cuộc sống Nghiên cứu tang lễ, giúp chúng ta hiểu biết vũ trụ quan, nhân sinh quan, các quy tắc ứng xử giữa con người với con người trong gia đỡnh, cũng như trong cộng đồng xó hội, cộng đồng tộc người, Ngoài giá trị giáo dục đạo đức, tập quán tang ma cũn mang trong nú nhiều ý nghĩa và giỏ trị to lớn khỏc Trong đó có các giá trị về bảo tồn văn hóa truyền thống; giá trị về văn học, nghệ thuật; tác dụng cố kết cộng đồng

Chính v́ thế, nên tập quán tang ma luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu trú trọng nghiên cứu về các tộc người nói chung và nghiên cứu dân tộc Tày nói riêng Mặc dù vậy, cho đến nay tập quán tang ma của cộng đồng người Tày ở xó Chõu Sơn, huyện Đỡnh Lập, tỉnh Lạng Sơn vẫn chưa được quan tâm, nghiên cứu đầy đủ Đó chính là khoảng trống trong nghiên cứu về cộng đồng người Tày ở Châu Sơn, cần được khỏa lấp

Tập quán tang ma của các tộc người nói chung và của người Tày ở xó Chõu Sơn nói riêng, luôn chứa đựng trong nó các giá trị đích thực, song nó cũng ẩn chứa cả những yếu tố lỗi thời và các hủ tục Bởi vậy, không chỉ có tác động tích cực, mà nó cũng mang đến nhiều tác động tiêu cực, đối với sự phát triển của địa phương Để phát huy được các tác động tích cực, hạn chế tối đa các yếu tố tiêu cực, của tập quán tang ma đối với sự phát triển chung của

Trang 6

người Tày ở Châu Sơn không thể không nghiên cứu tường tận về tập quán tang ma của người Tày ở đây

Trong bối cảnh hôi nhập, giao lưu văn hóa mạnh mẽ như hiện nay, văn hóa truyền thống của người Tày nói chung và người Tày ở Châu Sơn nói riêng cũng đang biến đổi theo nhiều xu hướng, trong đó có phong tục tang ma cũng không ngoại lệ Phong tục tang ma của người Tày nơi đây vừa hội nhập thêm những giá trị văn hóa mới, nhưng đồng thời cũng làm mai một không ít các giá trị văn hóa truyền thống quý bỏu của tộc người

Với cỏc lý do trờn, tụi chọn “Tang ma của người Tày ở xó Chõu Sơn,

huyện Đỡnh Lập, tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân,

ngành Văn hóa dân tộc thiểu số

2 Lịch sử nghiờn cứu

Về văn hóa Tày – Nùng ở Việt Nam hiện nay đó cú nhiều cụng trỡnh nghiờn cứu về cỏc lĩnh vực văn hóa vật thể, và văn hóa phi vật thể đó được công bố, xuất bản, trong đó phải kể đến các công trỡnh sau:

- Ló Văn Lô, Hà Văn Thư: Văn hóa Tày Nùng, Nhà xuất bản văn hóa,

Hà Nôi, 1984

- Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn: Văn hóa truyền thống Tày Nùng, Nhà xuất bản Văn hóa dân tôc, Hà Nội, 1993

- Hoàng Quyết, Tuấn Dũng: Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1994

- Hoàng Tuấn Nam: Việc tang lễ cổ truyền của người Tày, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1999

Qua tỡm hiểu chỳng tụi nhận thấy trong cỏc cụng trỡnh nghiờn cứu xuất bản văn hóa người Tày, trong phần văn hóa phi vật thể, khi tỡm hiểu về nghi lễ chu kỳ đời người, tang ma chỉ được đề cập khái quát, chẳng hạn: Cuốn Văn hóa Tày Nùng của tác giả Ló Văn Lô, Hà Văn Thư dành 4 trang viết về đám tang, trong mục nghi lễ vũng đời người Trong đó ngoài việc giới thiệu

Trang 7

trỡnh tự trong một đám tang, phần cũn lại là bài đăng các bài văn than của con cháu, họ hàng, bè bạn khóc người chết, hương ước của bản đó có những quy định ứng xử với tang ma

Viết về tang ma của người Tày ở Lạng Sơn có luận án tiến sỹ của tác

giả Vi Thanh Hoài với đề tài Tang lễ của người Tày ở xó Bỡnh La, huyện Bỡnh Gia, tỉnh Lạng Sơn Trong cụng trỡnh này tỏc giả viết về cỏc quan niệm

cỏi chết, cỏc hỡnh thức cỏi chết và quỏ trỡnh tổ chức trỡnh tự của một đám tang từ khi chết cho đến khi kết thúc của người Tày ở xó Bỡnh La, huyện Bỡnh Gia, tỉnh Lạng Sơn

Như vậy, các nghiên cứu về văn hóa Tày trước đó chưa có công trỡnh nào viết về tang ma, cỏc giỏ trị và cỏc mối quan hệ trong tang ma của người Tày ở xó Chõu Sơn, huyện Đỡnh Lập, tỉnh Lạng Sơn, trong truyền thống cũng như biến đổi hiện nay Tuy nhiên, những nguồn tài liệu quý bỏu trờn cũng là những tư liệu quý báu để chúng tôi tham khảo, so sánh trong quá trỡnh hoàn thành bài khúa luận này

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiờn cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tỡm hiểu về tập quan tang ma của người Tày ở xó Chõu Sơn, huyện Đỡnh Lập, tỉnh Lạng Sơn, truyền thống và biến đổi, cũng như những giá trị và mối quan hệ xó hội được thể hiện trong

đó Từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa mang bản sắc tộc người trong tang ma của người Tày ở Châu Sơn

Để thực hiện mục đích trên, đề tài khóa luận phải thực hiện các nhiệm

vụ nghiên cứu sau:

- Khái quát về người Tày ở xó Chõu Sơn, huyện Đỡnh Lõp, tỉnh Lạng Sơn

- Nghiên cứu về tập quán trong tang ma của người Tày ở xó Chõu Sơn, huyện Đỡnh Lập, tỉnh Lạng Sơn trong truyền thống cũng như hiện nay

Trang 8

- Khái quát những giá trị văn hóa và các quan hệ xó hội được thể hiện trong tang ma truyền thống của người Tày ở Châu Sơn, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người trong tang ma của người Tày nơi đây

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: dân tộc Tày, tang ma và các vấn đề liên quan đến tang ma của người Tày, từ khi trong gia đỡnh có người già yếu, cho đến khi qua đời, trỡnh tự nghi lễ trong một đám tang bỡnh thường hay những trường hợp tang

ma đặc biệt ở xó Chõu Sơn

- Phạm vi nghiờn cứu

+ Phạm vi thời gian: Khóa luận đi tỡm hiểu và nghiờn cứu về cỏc quan niệm và cỏch ứng xử với người chết do tuổi cao, có đầy đủ con cháu bố mẹ đó qua đời và tang ma của những trường hợp khác, như chết trẻ, chết do tai nạn, chết chưa lập gia đỡnh, chết trước bố mẹ trong truyền thống cũng như hiện nay

+ Phạm vi không gian: đia bàn nghiên cứu tại xó Châu Sơn, huyện Đỡnh Lập, tỉnh Lạng Sơn

5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành khóa luận này chúng tôi sử dụng 2 phương pháp chủ yếu sau: sưu tầm tài liệu (điền dó dõn tộc học trong đó việc quan sỏt, ghi chộp, là quan trọng nhất: sưu tầm tư liệu đó cụng bố, xuất bản ) và phõn tớch tài liệu, tổng hợp, viết bỏo cỏo

6 Đóng góp của đề tài

Đề tài bước đầu tập hợp, hệ thống hóa tư liệu về nghi lễ trong một đám tang truyền thống của người Tày ở xó Chõu Sơn, huyện Đỡnh Lập, tỉnh Lạng Sơn Đồng thời làm rừ, nổi bật những giỏ trị văn hóa của đám tang trong đời sống tinh thần của người Tày ở xó Chõu Sơn, huyện Đỡnh Lập, tỉnh Lạng Sơn

Trang 9

Từ những kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần định hướng trong việc bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa tiêu biểu của tộc người Tày

ở Châu Sơn được thể hiện trong tang ma, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc

7 Bố cục của khúa luận

Chương 1: Khái quát về người Tày ở xó Chõu Sơn

Chương 2: Tang ma của người Tày ở xó Chõu Sơn

Chương 3: Gía trị văn hóa và các quan hệ xó hội thể hiện trong tang ma

của người Tày ở xó Chõu Sơn

Trang 10

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TÀY Ở XÃ CHÂU SƠN

1.1 Điều kiện tự nhiên - xã hội ở xã Châu Sơn

Châu Sơn là một xó miền nỳi nằm ở phớa Đông Nam của huyện Đỡnh Lập, tỉnh Lạng Sơn, cỏch trung tõm huyện 15km, chạy dọc theo Quốc lộ số

4B

Phía Đông giáp xó Hà Lõu, huyện Tiờn Yờn, tỉnh Quảng Ninh

Phớa Tõy giỏp xó Đồng Thắng và xó Cường Lợi, huyện Đỡnh Lập Phớa Nam giỏp xó Bắc Lóng, huyện Đỡnh Lập

Phớa Bắc giỏp xó Kiờn Mộc, huyện Đỡnh Lập

Tổng diện tớch tự nhiờn của toàn xó là 97,277km2, cú 11 thụn bản, tổng

số 375 hộ dõn với 1.675 nhõn khẩu Toàn xó cú 163/375 hộ nghốo, chiếm 43,46% hộ cận nghốo 60/375 hộ, chiếm 16% Xó cú 5 dõn tộc anh em: Tày, Dao thanh phỏn, Cao Lan, Sỏn Chỉ cùng sinh sống trong đó dân tộc Tày chiếm 70%, chiếm 1.116 nhõn khẩu, dõn tộc Dao chiếm 28%, cỏc dõn tộc khỏc chiếm 2%

Lĩnh vực kinh tế

Xó Chõu Sơn vẫn lấy nông nghiệp làm kinh tế trọng điểm Đảng ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo MTTQ và các đoàn thể tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân đẩy mạnh sản xuất vụ đông xuân và vụ mùa Tổng diện tích các loại cây trồng năm 2014 đạt 157,8 ha, trong đó diện tích trồng lúa là 140 ha, tổng sản lượng cây lúa đạt 555,72 tấn Cây ngô cú diện tích đạt 57,1 ha, tổng sản lượng ngô đạt 244,97 tấn.Các loại cây trồng khác tổng diện tích đạt 58,8 ha, bao gồm: cây có củ, cây hạt chứa dầu, cây hàng năm khác Tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt 800,69 tấn đạt 86,2% kế hoạch, bình quân lương thực có hạt đạt 470kg/người/năm Công tác cung ứng giống, phân bón, chuyển giao khoa học kĩ thuật áp dụng vào sản xuất được

Trang 11

quan tâm; UBND xã căn cứ thông báo của phòng Nông nghiệp huyện, thông báo cho các hộ dân chủ động đến trạm giống của huyện mua các loại giống lúa, ngô cho nên đáp ứng đủ giống cho cả 2 vụ sản xuất Vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được nhân dân tự chủ động đến đại lý phân bón và trạm bảo vệ thực vật mua Triển khai thành công mô hình cánh đồng mẫu lớn vụ đông xuân tại xứ đồng Nà mù, diện tích 04ha, đạt năng suất 220ha/tạ

Chăn nuôi : Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh ; phòng chống rét cho gia súc, gia cầm nên không có trâu, bò bị bệnh chết ; đàn trâu theo số liệu thống kê thời điểm 01/4/2014 có 137 con trâu ; đàn bò 82 con ; đàn lợn 430 con ; đàn gia cầm 5.437 con; tổ chức phun tiêu độc khử trùng 11/11 thôn ; tiêm vắc xin phòng bệnh dại ở chó được 86 con

Lâm nghiệp: tuyên truyền, chỉ đạo nhân dân trồng rừng mới năm 2014, trồng rừng được 146ha chủ yếu là cây Keo và cây Thông Khai thác gỗ rừng trồng 816 mét vuông (gỗ Keo) Công tác chăm sóc bảo vệ rừng, phũng chỏy chữa chỏy rừng được tuyên truyền thực hiện tốt, ý thức bảo vệ rừng của các tầng lớp nhân dân được nâng lên, đến nay trên địa bàn xó khụng cú chỏy rừng xảy ra

Kết quả tổ chức ra quân đầu xuân đạt được: Nạo vét mương được 4.007m dài Đào đắp được: 52 mét vuông đất, đá Khơi thông rãnh được: 2.205 m dài, san lấp mặt đường được: 6,5 mét vuông, phát quang hai bên đường 2.900 m dài đảm bảo nước tưới phục vụ cho sản xuất

Lĩnh vực văn hóa xã hội

Công tác giáo dục: Thường xuyên lãnh đạo chỉ đạo các trường duy trì ổn định nề nếp dạy và học, thực hiện tốt các quy định của ngành giáo dục đề ra, nâng cao chất lượng đạy và học Thực hiện tốt phong trào, hoạt động ủng hộ giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó Chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân phối hợp với nhà trường thường xuyên động viên con em đến trường, đầy đủ, duy trì sĩ số học sinh; duy trì được phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ

Trang 12

sở và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi Kết quả năm học 2013- 2014: Cấp THCS 109 học sinh lên lớp 100%; cấp tiểu học 16 lớp với 155 học sinh, lên lớp 100%; Cấp Mầm non tổng số 115 trẻ, trong đó: Mẫu giáo: 69 trẻ, Nhà trẻ 46 trẻ, trẻ được lên lớp 1 là 24/24 trẻ đạt 100%

Thực hiện chương trình hóa giáo dục về xây dựng Trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia trong năm học 2014, Đảng ủy xã phát động cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã quyên góp, ủng hộ bằng tiền mặt để xây dung một số hạng mục chưa đạt Qua đợt vận động nhân dân ủng hộ được: 43.846.000 đồng Công tác y tế: Lãnh đạo thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn, tổng số lần khám bệnh và cấp phát thuốc được 1.622 lượt người; kết hợp điều trị y học cổ truyền được 518 người; bệnh nhân chuyển tuyến trên 131 người; Tiêm chủng phòng các loại bệnh cho trẻ được 284 lượt; trong năm trên địa bàn không có dịch bệnh lớn xảy ra Thường xuyên thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y

tế theo kế hoạch

Công tác DS - KHH gia đình: Luôn được cộng tác viên DS - KHH Gia đình tuyên truyền các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ dùng các biện pháp tránh thai và tiêm phòng vắc xin phòng chống các dịch bệnh nhiễm khuẩn cho các bà mẹ và trẻ em Tổng số sinh 36 trẻ, trong đó: sinh con thứ 3 trở lên 11 trường hợp = 30,55% so với tỷ lệ

Văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao: Chỉ đạo tổ chức các hoạt động

VH-VN -TDTT vui chơi trong dịp tết mừng Đảng, mừng xuân, tổ chức giao lưu búng đá giữa các thôn bản Tổ chức 01 đêm giao lưu văn nghệ trong đợt huấn luyện dân quân cụm 2 năm 2014

Thực hiện các chính sách xã hội: Tổ chức tặng quà cho các đối tượng chính sách, gia đình đặc biệt khó khăn và các hộ gia đình nghèo trong dịp tết được kịp thời đúng đối tượng Tổng các xuất quà đã trao là 233 xuất; Trong đó: Qùa của Trung ương hỗ trợ các gia đình nghèo 205 xuất Qùa của Huyện, Tỉnh Lạng Sơn 28 xuất Xét trợ cấp thiếu đói trong dịp tết cho 19 hộ với 73

Trang 13

nhân khẩu, tổng số gạo 1.095 Hỗ trợ cứu đói giáp hạt II cho 56 hộ 234 nhân khẩu, tổng số gạo 3.510 kg

Công tác xóa đói giảm nghèo: Được quan tâm chỉ đạo thực hiện ngay

từ đầu năm, theo kết quả rà soát năm 2013: Số hộ nghèo 43 hộ = 12%; công tác cấp thẻ BHYT cho các đối tượng đã được quan tâm triển khai thực hiện và kịp thời, tổng số thẻ BHYT 1,289 thẻ; Trong đó đối tượng nghèo 677 thẻ, DTTS 612 thẻ Hỗ trợ cho hộ nghèo về tiền điện 04 quý số tiền 82.584.000 đồng Triển khai hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo Quyết định 102/2009/QĐ

- TTg số tiền 78.100.000 đồng; Quyết định 28/2013/QĐ - UBND ngày 24/3/2013 của UBND tỉnh cho 82 hộ số tiền 82.000.000 đồng Vốn hỗ trợ 174 triệu, hỗ trợ phân lân tổng hợp được 11.100kg

1.2 Khái quát về người Tày ở Châu Sơn

Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, người Tày có số dân đứng thứ hai sau người Việt (Kinh), là dõn số cú số dân đông nhất trong các tộc người thiểu số 1.626.392 người theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 Địa bàn cư trú chính của người Tày chủ yếu ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang,Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Yên Bái…Ngoài ra còn có một

bộ phận sống ở Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai Gần đây một bộ phận đã chuyển vùng vào các tỉnh Tây Nguyên: Đắc Lắc, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum Đây là một nét mới trong việc mở rộng địa bàn cư trú của người Tày từ các thung lũng miền núi phía Bắc tới vùng cao nguyên đất đỏ phía nam

Người Tày sinh cơ lập nghiệp ở vùng miền núi, trong những thung lũng

có ruộng bậc thang xung quanh, có rừng cây, suối nước, đồi cỏ, khí hậu trong lành, thuận tiện cho việc cấy trồng cây lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm,

và các loại hoa màu, các loại cây công nghiệp, cây ăn quả Như vậy các yếu tố

cơ bản của vùng sinh thái cư dân người Tày sinh sống là: rừng, núi, nương, sông, suối

Sống trong điều kiện tự nhiên như vậy, từ lâu người Tày đã hình thành nên những đặc trưng sinh thái tộc người và kho tàng tri thức bản địa rất phong

Trang 14

phú đa dạng Sống định cư thành bản từ rất lâu đời, mỗi bản của người Tày đều có tên gọi riêng gắn với địa danh sinh sống, gắn với đặc điểm địa lý, với truyền thống hay gắn với gốc tích của làng bản ấy Trong một thôn bản số lương nóc nhà từ khoảng 40 đến 100 tùy thuộc vào nơi đất đai thuận lợi, giao thông đi lại thuận tiện

1.2.1 Lịch sử tộc người

Dõn tộc Tày cũn cú cỏc nhúm: Thổ, Ngạn, Phộn, Thu Lao, PaDớ Tiếng núi người Tày thuộc hệ ngụn ngữ Thỏi, nhúm ngụn ngữ Tày- Nựng (nhúm ngụn ngữ Thỏi phớa đông) Về lịch sử cư trú của dân tộc Tày đó được nhiều nhà dân tộc học đề cập trong nhiều cụng trỡnh nghiờn cứu khỏc nhau Nhiều

ý kiến thống nhất rằng, người Tày và người Nùng là những cư dân có chung một nguồn gốc lịch sử, cùng thuộc khối Bách Việt xưa Tày là tên gọi đó xuất hiện từ lõu đời, có thể là vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên Người Tày cổ đó tham gia vào việc thành lập nước Âu Lạc, hiệu là An Dương Vương đóng đô ở Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội Mặc dù quốc gia Âu Lạc tồn tại không bao lâu, nhưng có vai trũ quan trọng trong lịch

sử hỡnh thành cộng đồng người Tày - sự liên minh ngày càng vững chắc của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam để cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Từ xưa đến nay, cỏc cư dõn thuộc ngụn ngữ Tày - Thái đó giữ được vai trũ rất quan trọng trong lịch sử miền Nam Trung Quốc và cỏc nước ở Đông Nam Á Những người Tày- Thỏi cổ đó góp phần sáng tạo nên nền văn húa bản địa ở vựng này Trong lỳc nhà Mạc gặp lúc khó khăn, đó chạy lờn Cao Bằng một thời gian dài nờn một số cứ liệu cho rằng người Tày mang họ Ma, sinh sống ở Cao Bằng, Lạng Sơn, chính là con cháu nhà Mạc ngày xưa Mặt khác, do người Tày cùng cư trú lâu đời với người Nùng và một số lưu quan người Kinh nờn việc giao lưu kinh tế, văn hóa, quan hệ hôn nhân giữa ba dân tộc này diễn ra mạnh mẽ Hệ quả là một số người Kinh bị đồng hóa thành người Tày và ngược lại, tựy theo từng vựng

Trang 15

Khảo cứu nhiều dũng họ người Tày ở Châu Sơn cho thấy, nhiều dũng

họ người Tày tại đây có nguồn gốc khác nhau, có thể là người Tày cổ trước đây, cũn gọi là người Thổ (cư dân bản địa đó sinh sống từ lõu đời), có thể là Tày lưu quan (từ nơi khác lên làm quan và ở lại), cũng có thể là người Kinh từ miền xuôi lên, người Hoa từ Trung Quốc sang, …Điều đó chứng tỏ rằng, người Tày ở Châu Sơn ngày nay cú nhiều nguồn gốc và sinh sống hũa hợp Những người dân ở xó Chõu Sơn cho biết họ đó đến đây sinh sống được khoảng 6 đời (tức là khoảng 300 năm cỏch ngày nay)

1.2.2 Đặc điểm văn hóa của người Tày ở xó Chõu Sơn

*Văn hóa vật chất

Nhà cửa: Để thích hợp với vùng địa lý miền núi, mưa lắm, nắng nhiều,

độ ẩm dữ, nhà sàn chính là kiểu dạng truyền thống xuất phát từ điều kiện cư trú đầu tiên được người Tày lựa chọn Nhà sàn có cả ba mặt bằng (gác, sàn, mặt đất), sân phơi trước nhà Không gian ba tầng bao gồm: Tầng đất, mặt sàn

và gác Tầng đất để nhốt trâu bò, lợn, gà Mặt sàn là mặt bằng sinh hoạt của

cả gia đình, trong đó nơi trang trọng nhất ở gian giữa là nơi thờ cúng tổ tiên, phía bên phải của nhà thờ là nơi ngủ của chủ nhà, phía bên trái ban thờ là nơi tiếp khách và là nơi nghỉ ngơi của khách, có cầu thang phụ dẫn vào bếp Bếp của người Tày là không gian đầm ấm trong gia đình bởi người Tày có thói quen sau một ngày lao động vất vả, tối đến mọi người quây quần bên bếp lửa

để ăn uống, trò chuyện Gần bếp lửa là buồng ngủ của con dâu Các sàn là nơi chứa các vật của gia đình Tuy nhiên hiện nay tập quán nhốt trâu, bò, lợn, gà dưới gầm sàn hầu như không cũn bởi lý do gây mất vệ sinh, đồng bào đã di chuyển vật nuôi ra xa nhà, gầm sàn dùng làm nơi cất giữ dụng cụ sản xuất Ngoài nhà sàn là ngôi nhà truyền thống, người Tày còn có dạng nhà nửa sàn, nửa đất thường được dựng ở những khu đất bằng phẳng, kiểu nhà nãy đỡ tốn kém trong khi làm và thuận tiện trong công việc hàng ngày Một kiểu nhà khác có ở vùng người Tày là nhà đất trình tường (bốn bức tường từ đất lên đến nóc bao quanh nhà đều bằng đất sét nện chặt dài hai gang, các

Trang 16

phòng ngủ trong nhà được ghép bằng ván) Tuy nhiên khoảng 7 năm trở lại đây nhà của người Tày ở Châu Sơn đã dần chuyển qua nhà xây như: nhà cấp bốn, nhà mái bằng, nhà cao tầng…

* Trang phục: Trong ngày thường cũng như lễ tết, trang phục truyền thống của người Tày có màu xanh chàm, màu trắng chỉ dùng trong tang lễ Họ

tự dệt vải, tự trồng cây chàm để chế thành thuốc nhuộm vải và tự cắt may trang phục của mình Trang phục phụ nữ Tày kín đáo với quần (hoặc váy), áo ngắn, áo dài, khăn đội đầu, thắt lưng và cùng các đồ trang sức bằng bạc, làm nổi bật đường nét cơ thể, tạo dáng thanh gọn và đặc biệt làm tôn nước da trắng của người phụ nữ, chiếc vòng bạc óng ánh đeo ở cổ, và vòng tay, xà tích trên nền của màu chàm tạo nên nét độc đáo tinh tế duyên dáng của bộ y phục Trong cuốn Văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh nhận xét rằng: “ Bộ nữ phục Tày mang vẻ đẹp thâm trầm, mới đầu không gây cảm giác choáng ngợp, nhưng vẻ đẹp và nét độc đáo của

nó cứ dần dà thu hút sự chú ý, âm thầm chinh phục thờm mỹ của người chiêm ngưỡng nó ” Hiện nay ở nhiều vùng, người Tày không còn nhuộm chàm nữa

mà họ mua vải công nghiệp màu xanh để may trang phục cho mình, phụ nữ chỉ mặc trang phục truyền thống vào những dịp lễ tết trọng đại, ngày thường

họ thường dùng trang phục may bán sẵn như người Kinh Đàn ông hầu như đã không còn mặc trang phục truyền thống của người Tày là quần áo chàm mà mặc theo người Kinh, chỉ còn rất ít những người tuổi cao là còn giữ bộ trang phục truyền thống

*Ẩm thực: người Tày chủ yếu ăn cơm tẻ Hàng ngày, người Tày ăn bốn bữa ăn: sớm, trưa, chiều, tối, trong đó bữa trưa và chiều là bữa ăn chính, hai bữa còn lại gọi là ăn nhẹ, cũng có thể thêm bữa khuya Lúa nếp cũng được đồng bào chú ý cấy trồng để chế biến thành nhiều loại xôi, bánh khác nhau dùng trong các dịp lễ tết Các món ăn chế biến từ thịt lợn, gà, vịt, ngỗng, ngan) và cá khá phong phú Người Tày có nhiều kinh nghiệm trong việc chế biến và bảo quản thịt và cá để ăn lâu ngày như ướp thịt, cá, cá thính, mắm

Trang 17

chua, mắm ngọt Các món nướng và phơi khô ở gác bếp dùng để bảo quản thịt trâu, bò, lợn…Các loại rau và măng chế biến thành nhiều món ăn ngon được đồng bào ưa thích Nói chung do điều kiện sinh sống ở miền núi, ngoài những vật nuôi, cây trồng, cây lương thực là nguồn cung cấp thức ăn chính, đồng bào còn khai thác được trong tự nhiên nhiều loại thức ăn mùa nào thức

đó, vừa giàu chất dinh dưỡng vừa có tác dụng chữa bệnh

Người Tày có nhiều món ngon, có món được dùng hàng ngày, có món chỉ có thể chế biến tại thời điểm nhất định trong năm Trong dịp tết nguyên đán bánh chưng là món ăn đặc trưng Ngoài ra đồng bào còn chế biến nhiều loại bánh mứt, kẹo từ gạo nếp như khẩu sli, phồng phềnh, thốc théc, bánh khảo, chè lam…và những món ăn được chế biến từ thịt như: Gà sống thiến, từ thịt lợn như: Lợn quay, khâu nhục, lạp xưởng, nem chua, giò thủ, thịt lạp…Nhiều món ăn của đồng bào được chế biến trong dịp tết có thể dùng hết tháng giêng đến tháng hai Trong tiết thanh minh (tháng ba) có các loại măng trên rừng, lá ngải làm bánh ngải, các loại lá trên rừng chế biến thành xôi ngũ sắc Dịp tết Đoan Ngọ (5/5) có món bánh tro, rượu nếp Tháng bảy với rằm tháng bảy đồng bào ăn tết rất lớn với nhiều món ăn như: Vịt, gà, ngỗng, làm bún, làm bánh tải Tháng tám với trám đen, cùng nhiều loại hoa quả chín trong vườn Tháng chín với món cốm để mừng cơm mới Tháng mười với món bánh cóng phù (trôi tàu)…

Cơm tẻ được dùng thường ngày nờn lúa tẻ được cấy trên diện rộng, nhưng đồng bào luôn chú ý cấy trồng lúa nếp dể dùng vào các dịp lễ tết, cưới xin, ma chay… Có lẽ xưa kia lỳa nếp là nguồn lương thực chính của đồng bào, được thể hiện qua món cơm lam- cách nấu ăn cổ xưa nhất, nên ngày nay nếp không thể thiếu được trong các nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng tâm linh,

lễ nghi nông nghiệp

* Văn hóa xã hội

Hiện nay xó Chõu Sơn có 11 thôn, trong đó 3 thôn vùng cao với tổng diện tích toàn xó là 97,277km2 , tổng số 375 hộ dân với 1,675 nhân khẩu

Trang 18

Người Tày canh tác không gắn với những cánh đồng nên không cư trú tập trung thành bản lớn mà thường chỉ vài ba chục nóc nhà Thôn bản thường ở sườn đồi, chân núi hoặc những bói bằng ở ven suối, và dọc theo đường Quốc

lộ 4b Quanh nhà ở của người Tày thường trồng dăm ba loại cây như: lê, mận, đào, cam, quýt…và những đám rau gia vị

Trong thôn thường có nhiều họ khác nhau cùng sinh sống như họ Nông,

họ Lý, họ Hoàng, họ Ló… Dự cựng họ hay khỏc họ, người dân bao giờ cũng đoàn kết giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, đặc biệt là trong ma chay, cưới xin Mỗi thôn thường có một miếu thờ thổ công riêng được dựng ở đầu thôn, dưới gốc cõy to Trong thụn ở xó Chõu Sơn không có hội hiếu và hàng phe như ở các huyện hoặc xó khỏc của Lạng Sơn Tuy nhiên trong làng có tang ma, hay cưới hỏi thỡ trong làng, thỡ mỗi gia đỡnh phải cú một người đến tham gia giúp đỡ dưới sự phân công của trưởng thụn Đây chính là sợi dây giúp từng nóc nhà sống trong thôn luôn đoàn kết, gắn bó hũa thuận với nhau

Về quan hệ dũng họ của người Tày khỏ rừ ràng, đó là con cái luôn lấy theo hộ bố tức là bên họ nội Trong họ nội và họ ngoại cũn phõn biệt họ gần

và họ xa Tất cả những việc như cưới xin, ma chay,…đều được thông báo đến những người họ gần và có trách nhiệm đến giúp đỡ Trong họ của người Tày

cứ ai nhiều tuổi hơn thỡ được gọi là anh, chị không kể là con chú hay con bác

Họ có thói quen ít khi gọi thẳng tên người ông, người bố mà thường gọi theo tên của cháu đầu hoặc con đầu

Gia đỡnh người Tày ở đây theo chế độ phụ hệ, trong mỗi gia đỡnh thường có từ hai đến ba thế hệ cùng chung sống Trong gia đỡnh vai trũ của người đàn ông là rất lớn, con trai là người kế thừa tài sản không kể là trưởng hay út Cũn con gỏi khi đi lấy chồng thỡ được cha mẹ cho của hồi môn thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đỡnh Xưa kia trong gia đỡnh cũn cú sự phõn biệt giữa con dõu và em dõu với bố chồng và anh chồng

Hụn nhõn: Trước kia thanh niờn nam nữ tỡm hiểu nhau qua cỏc cuộc hỏt Sli, Khi yờu nhau, người con có thể tặng người con gái bao đeo dao để

Trang 19

mỗi khi người con gái nhớ đến người con trai hoặc cũn cú thể tặng cụ gỏi chiếc giỏ đựng bông (bắp lỳ) và giỏ đựng con sợi Người con gái có thể tặng người con trai áo, túi thêu Thế nhưng việc dựng vợ gả chồng do bố mẹ quyết định trên cơ sở môn đăng hộ đối giữa hai gia đỡnh, sự ưng thuận của con cái

và lá số của đôi nam nữ Một đám cưới phải trải qua rất nhiều những nghi lễ,

đó là: lễ dạm hỏi(khắm lựa), lấy lỏ số(au mỡnh, lễ bỏo số, lễ khả cỏy, lễ cưới (kin lảu) Sau ngày cưới cô dâu chưa về ở hẳn bên nhà chồng mà chỉ có mặt khi bên nhà chồng có công việc bận rộn, lễ tết và phải có người sang đón Đến lúc sắp sinh con người phụ nữ mới về ở hẳn bờn nhà chồng

* Văn hóa tinh thần

Ngôn ngữ: Người Tày thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái đã có quá trình phát triển lâu dài Do đó có vốn từ vựng phong phú và tương đối thống nhất nên cho dù ở các địa phương khác nhau người Tày vẫn có thể nghe và hiểu

nhau dễ dàng

Chữ viết của người Tày là chữ Nôm Tày Theo các nhà nghiên cứu thì chữ Nôm Tày được hình thành và phát triển gắn với quá trình truyền bá văn hóa Hán từ người Kinh vào khu vực người Tày, hưng thịnh nhất là vào khoảng thế kỷ 17-18 với sự có mặt của quan quân nhà Mạc ở Cao Bằng …Vì vậy có thể nói chữ Nôm Tày là một trong những sản phẩm thể hiện khá rõ đặc điểm giao lưu văn hóa Kinh- Tày khu vực người Tày Việt Bắc’’ Chữ Nôm

Tày hiện nay được phổ biến trong các lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo

Văn học- nghệ thuật : Văn học dân gian của người Tày phong phú bao gồm nhiều thể loại khác nhau như truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ, dân ca,

ca nghi lễ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ…Kho tàng cổ tích Tày kể về các sự tích trong cuộc sống, khuyên bảo con người nên ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, ít đấu tranh Kho tàng về truyện thơ và thơ ca nghi lễ của người Tày khá đặc sắc, được sáng tạo từ ngàn xưa và lưu truyền từ đời này sang đời khác như một báu vật tinh thần biểu hiện đời sống tâm hồn phong phú Đối với người Tày, “lượn, sli, hát pụt, hát then, văn than, văn tế, phong slư, quan lang, đồng

Trang 20

dao, hát ru…Nhiều như sao trên trời, ý tứ nhiều hơn nước chảy, đó là những lời từ gió mà vọng ra thành tiếng, vọng vào núi, rền vào đá để dội vào lòng

người mọi buồn vui sướng khổ ở cõi người’’

Lễ tết, hội hè : Trong năm người Tày có rất nhiều lễ tết, hội hè theo tiết khí, như : Tết nguyên đán; Tết nguyên tiêu; Tiết thanh minh; Tết mùng 5 tháng 5, giết sâu bọ ; Mùng 6 tháng 6 tết cầu mùa màng; Tết Rằm tháng Bảy

xá tội vong nhân (đối với đồng bào Tày tết dằm tháng Bảy là tết lớn thứ hai trong năm) Tết Rằm Trung Thu; Mùng 9 tháng 9 Tết mừng lúa mới ; Mùng

10 tháng 10 …Lễ hội tiêu biểu nhất trong năm của người Tày là lễ hội Lồng tồng (xuống đồng) được tổ chức sau Tết nguyên đán, tùy theo từng bản sao cho không trùng ngày để các bản có thể tới dự với nhau cũng là dịp để thăm hỏi gặp gỡ và giao lưu văn hóa Hội Lồng tông nhằm cầu mong Thần Nông ban cho mưa thuận gió hòa, việc đồng áng được thuận lợi, mùa màng bội thu, người người được mạnh khỏe sống lâu, nhà nhà yên lành hạnh phúc Trong lễ hội, ngoài phần tế lễ Thần Nông là phần hội với nhiều trò chơi dân gian như: đánh yến, tung còn, kéo co, chơi khăng, thi bắn cung, bắn nỏ, biểu diễn võ thuật dân tộc… đặc biệt còn có hát then, đàn tính, nam nữ thanh niên hát sli, hát lượn giao duyên

Tiểu kết chương 1

Sinh sống trong điều kiện tự nhiên chủ yếu là đồi núi nên từ lâu người Tày ở Châu Sơn đó hỡnh thành nờn những đặc trưng sinh thái tộc người và kho tàng tri thức bản địa rất phong phú và đa dạng Bên cạnh đó, “Người Tày

có phong cách nhu mỡ giản dị, quý mến bạn bố và rất hiếu khỏch Đó là những con người ở nhà sàn, mặc áo chàm, nói năng dịu dàng, tính tỡnh kớn đáo, giản dị khiêm nhường, ít khoa trương đặc biệt là tớnh hiếu thảo, mến mộ

và tuyệt đối tin cậy khi có niềm tin Bản sắc ấy chính là yếu tố quyết định sự hỡnh thành những thuần phong mỹ tục ngàn năm của đồng bào” Đó là khái lược những đặc trưng văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể nhằm phác họa nên bức chân dung của người Tày, từ đó có thể định dạng được văn hóa Tày cho dù ở địa phương khác nhau Những đặc điểm chung trên đây sẽ là tiền đề

Trang 21

để tỡm hiểu cỏc khớa cạnh trong văn hóa tinh thần của người Tày nói chung, người Tày ở xó Chõu Sơn, huyện Đỡnh Lập, tỉnh Lạng Sơn nói riêng mà trong đó tang ma là một biểu hiện cụ thể

Trang 22

Chương 2 TANG MA CỦA NGƯỜI TÀY Ở XÃ CHÂU SƠN

2.1 Quan niệm của người Tày về cái chết

Con người sinh ra ai cũng phải theo quy luật sinh, lão, bệnh, tử, như vậy mới hợp với lẽ trời Con cái rất muốn cha mẹ sống trường thọ với cháu con Nhưng đã là quy luật có ngày cha mẹ phải từ giã cõi trần để về miền cực lạc Cũng bởi xuất phát từ quan niệm này nên khi đã làm tròn bổn phận của mình với cuộc đời, họ yên tâm thanh thản và chuẩn bị những điều cần thiết cho mình ở cuộc sống bên kia thế giới Đối với người Tày, khi cha mẹ bước vào tuổi già (từ 50 trở lên) con cái thường chuẩn bị áo quan cho cha mẹ Quan tài phải được đóng cẩn thận Khi định làm quan tài chủ nhà nhờ thầy chọn ngày lành tháng tốt đối chiếu với ngày tháng năm sinh của bố mẹ của nhà chủ Khi đóng xong thường kê ở nhà kho, quy định rõ cái nào của bố cái nào của

mẹ, và tránh không được bán hay cho mượn Người Tày quan niệm việc con cháu lo hậu sự cho ông bà, cha mẹ là thể hiện sự hiếu thuận, hành động này khiến ông bà cha mẹ yên tâm Ngoài ra, ngay từ khi còn khỏe người Tày cũng

đã chọn cho mình một khu đất cao ráo như gò đồi, trước mắt có dòng suối, cánh đồng, xa xa tầm mắt là ngọn núi, đồi có đỉnh nhọn, phía sau là núi rừng

để đặt mộ Việc xem đất cát, phần mộ là ảnh hưởng thuật cho phong thủy trong Đạo giáo

2.2.Tang ma của người Tày ở xó Chõu Sơn trong truyền thống

Trước đây, người Tày thường quản xác người chết trong nhà từ 5, 7, 9

đêm có đám để 13, 15 ngày cũng có đám kéo dài cả thỏng Nhưng phổ biến nhất vẫn là để ma kéo dài 3 ngày đêm Việc quản xác luôn gắn với số lẻ, vỡ theo quan niệm của đồng bào: đêm lẻ là đêm ma, đêm chẵn là đêm của con người (chẵn ở lẻ đi) Việc quản xỏc trong nhà cú nhiều nguyờn do: có thể chưa được ngày đưa đám; có khi do con cái đi làm ăn xa chưa kịp về phải quản xác đợi; hoặc gia đỡnh khỏ giả muốn phụ trương thân thế,…Dù để ma 3 ngày hay 15 ngày thỡ cỏc nghi lễ thực hiện đều giống nhau, nếu thời gian

Trang 23

quản xác trong nhà ngắn thỡ trong một ngày đêm cú thể tiến hành nhiều nghi

lễ khác nhau, nhưng vẫn đảm bảo nội dung các nghi lễ; nếu quản xác lâu thỡ mỗi ngày đêm thỡ chỉ cần thực hiện 1, 2 nghi lễ vỡ vậy cỏc thầy tào khi hành

lễ cũng chậm rói, thong thả hơn

2.2.1 Công tác chuẩn bị cho một đám tang

Sở dĩ công tác chuẩn bị trong một đám tang là rất quan trọng bởi cú cõu“ tang gia bối rối” hay “ma chê cưới trách”…Nếu điều kiện kinh tế đầy đủ giao thụng thuận lợi, gần chợ thỡ việc chuẩn bị cú thể sẽ đơn giản hơn nhiều nhưng đối với đồng bào cỏc dõn tộc núi chung, đồng bào Tày ở Châu Sơn nói riêng điều kiện mọi mặt cũn rất thiếu thốn, kinh tế chủ đạo là tự cấp tự túc nên công tác chuẩn bị cho một đám tang là vô cùng quan trọng

Người già trong nhà tuy vẫn khỏe mạnh nhưng con cái luôn chuẩn bị một số thứ phũng khi cha mẹ qua đời, như chủ động trong công việc khâm liệm ban đầu: 20m vải trắng dùng làm phượn (chăn, quần, áo, hài, mũ, khăn, chiếu, cho người chết (nam bảy bộ, nữ chín bộ), giấy màu đỏ để dán quan tài, giấy ngũ sắc làm nhà táng, để lót mâm cúng, giấy bản gấp làm tiền vàng rắc đường đưa người chết đến mộ Ngoài ra cũn chuẩn bị gà, lợn, rau xanh, gạo nếp, gạo tẻ, để làm các lễ vật dâng cúng và dùng làm thủ tục trong đám tang

Do điều kiện sống ở vựng hẻo lỏnh nếu gia đỡnh khụng chuẩn bị kịp thụn bản

cú thể giỳp nhau qua hỡnh thức cho vay khụng lấy lói, giả sử khi gia đỡnh cú tang mượn hàng xúm, họ hàng con lợn năng 100kg nhưng 10 năm sau gia đỡnh cho mượn cú việc cần dựng thỡ người mượn cũng chỉ phải trả như trước không được tính lói mà cả hai bờn đều vui vẻ Đây là một trong những nét đẹp đáng trân trọng của cộng đồng người Tày ở xó Chõu Sơn

Tỡnh làng nghĩa xúm ấm ỏp nhất thể hiện qua sự đoàn kết của hàng xóm trong thôn Khi gia đỡnh cú người chết, gia chủ báo cho trưởng thôn Trưởng thôn sẽ phân công cho người đến làm việc trực suốt ngày đêm, cắt cử bộ phận phục vụ: sửa nhà chống đỡ nhà, lo củi nước, làm cơm cho gia đỡnh, phục vụ thầy cỳng, làm nhà tỏng, đào huyệt, khiờng quan tài, đắp mộ…

Trang 24

Người nào được phân công nhiệm vụ gỡ thỡ theo đó mà nghiờm tỳc thực hiện, khụng ai trốn trỏnh khụng chấp nhận vắng mặt với bất kỳ lý do nào Đón thầy cỳng: Đối với người Tày ở xó Chõu Sơn, khi gia đỡnh cú người tắt thở, trong nhà cử người đi mời thầy Tào về chủ trỡ thực hiện cỏc nghi lễ trong đám tang Gia đỡnh phải có nén hương đến nhà thầy, đứng trước bàn thờ trỡnh bày lý do đến đây và mời thầy đến giúp Nếu thầy đồng ý thỡ thắp hương lên bàn thờ, thống nhất với gia đỡnh về thời gian, cách đi và các việc liờn quan khỏc Thầy tào cũng gọi thờm bốn học trũ (lục sở) cùng đi để giúp việc cho thầy đồng thời cũng là để nâng cao tay nghề cho chính họ Xin được nói thêm về tục lệ đón thầy tào trong đám tang của người Tày ở địa phương khác tại huyện Quảng Hũa (Cao Bằng), việc mời thầy là do con trưởng, khi đó mang theo một con gà trống nhỏ, một ống gạo, nếu thầy đồng ý thỡ mổ gà cầu khẩn, nếu khụng thỡ người nhà lại mang con gà đó đến mời thầy khác Người Tày ở Đồng Mu (huyện Bảo Lạc, Cao Bằng) khi đi mời thầy tào người con trai trưởng đội úp lên đầu một chiếc rế nồi hay một vũng dõy rừng Đến nhà thầy Tào nhỡn thấy như vậy thầy sẽ chuẩn bị mọi thứ để cùng đi Trước khi đi thầy lấy dây chuối khô bện thành dây thừng buộc ngang lưng người con trai trưởng [38, tr 214]

2.2.2 Các nghi thức trong tang ma

Tang ma là một chuỗi các nghi thức biểu hiện những quan niệm, thế giới quan của con người, đồng thời nó cũng thể hiện nét đẹp tỡnh người, về mối quan hệ giữa người sống với người chết và người sống với người sống Đám tang của người Tày ở xó Chõu Sơn thông thường trải qua những nghi thức sau Lễ tắm rửa, lễ khõm liệm, lễ nhập quan, lễ khay tang lũ…

Lồng Phượn, lâm khốc (tắm rửa, khõm liệm)

Khi gia đỡnh cú người qua đời, đầu tiên con cháu phải dâng cúng người chết một bát cơm đầy, cắm đôi đũa bông đặt giữa một quả trứng luộc với ý nghĩa nhắc đến sự sinh sôi sau sự chết, sự biến hóa âm dương để sinh ra con người Hỡnh tượng bát cơm tượng trưng cho quả đất (õm) và cũn gợi lờn sự

Trang 25

thiờng liờng của hạt gạo, tua bụng đầu đũa thể hiện mây trời (dương), quả trứng có đủ cả âm dương Ngoài ý nghĩa sõu sắc trờn việc dõng cỳng bỏt cơm quả trứng đối với đồng bào Tày ở xó Chõu Sơn cũn cú ý nghĩa bỡnh dị hơn nhưng cũng rất nhân văn đó là bát cơm như gói lèng, đồng bào thường ngày

đi làm xa vẫn gói lèng mang theo như vậy

Sau đó họ đun một nồi nước lá thơm (lá đào, lá bưởi) để rửa mặt và lau mỡnh cho người chết (vuốt mắt nhắm lại), với ý nghĩa tẩy sạch bụi trần để về với cừi tiờn Đồng bào cho rằng tắm rửa bằng lá thơm vừa có ý nghĩa tẩy uế, vừa làm cho linh hồn người chết được thơm tho mát mẻ Sau khi tắm cho người chết xong, đưa xuống đặt tại chiếc chiếu mới trải dưới nền nhà và thay quần áo mới chuẩn bị tư thế ngay ngắn để về với tổ tiên, nếu là nam thỡ mặc bảy bộ, nữ chớn bộ, trải tóc sửa râu, đi găng tay, đi hài… Kộo chõn thẳng, buộc hai ngón chân cái lại, kéo tay thẳng và đặt bàn tay lên bụng, trong mỗi bàn tay đặt một đồng tiền, bỏ vào miệng một đồng bạc để làm lộ phí cho người chết và buộc người chết phải ăn nói thận trọng, khụng núi những gỡ cú hại đến con chỏu

Sau đó họ lấy vải trắng để lót và đắp cho người chết gọi là lồng phượn

theo quy tắc: Con dâu cả (phượn chang rườn) dài 4 mét khổ nhỏ gấp thành hai phần không đều nhau để lót dưới lưng người chết, mặt vải ngắn sẽ chạm cổ, cũn mảnh dọc theo lưng qua đầu gập lại che mặt Tiếp theo là đến các con dâu thứ nhưng chỉ cần đắp đến cổ Đắp một chiếc chăn nền đen có hoa lên người

và cuộn người kín lại, dùng dây vải trắng bắt đầu buộc bắt đầu từ cổ chân cho tới vai là năm nút Sau đó đến bên ngoại của người chết đắp một tấm phượn, cuối cựng là con gái, các cháu, người thân đắp phượn cho đủ nam 7 tấm, nữ 9 tấm Việc làm này thể hiện sự đền ơn người đó sinh thành và nuụi dưỡng mỡnh, con chỏu biếu chăn để đắp, vải để che mưa nắng Nếu họ hàng anh em ruột thịt có vải trắng đem đến thỡ con dõu cả nhận lấy và có lời thông báo với

người quá cố với ý rằng: Cha (mẹ) ơi, có em Anh mang vải chăn đến báo hiếu cho cha mẹ đây, mẹ nhớ xếp đếm cho kỹ, cất cẩn mang theo để làm chăn đắp

Trang 26

che sương gió mưa nắng Đó là những lời nói chân thành gây xúc động mọi

người đến dự

Lõm khốc: Sau khi khâm liệm xong, con cháu ngồi túc trực ở hai bên, nam phải, nữ bên trái theo chiều nằm của thi thể người chết Trước khi thầy Tào đến con cháu không được khóc tránh nước mắt rơi xuống thi thể, và có

quan niệm rằng nếu khóc thỡ phần hồn của người chết sẽ lỡa khỏi phần xỏc

Đám ma của người Tày ở Châu Sơn bắt buộc phải cú thầy tào để đưa hồn người chết về với tổ tiên và bảo vệ hồn người sống khỏi ma quỷ làm hại Lúc này thầy tào cũng đó đến nhà tang chủ và tiến hành một số thủ tục trước khi hành lễ Khi thầy tào đến cổng nhà có người chết, đầu tiên thầy phải làm

lễ yểm bùa và trỡnh bỏo với thổ cụng gia đỡnh cú người mất về lý do đến đây

và mong được thổ công thổ địa đất này giúp đỡ Lục sở và các âm binh của thầy hoàn thành nhiệm vụ với gia chủ Khi thầy bước vào đến cửa, các con cầm trên tay mỗi người một mảnh khăn trắng quỳ hai hàng để thầy cầm tóc thắt nút lại với ý nghĩa các con có tội đó khụng giữ được cha (mẹ) sống lâu hơn Sau đó các con trở vào trong nhà túc trực bên cạnh thi hài người chết, thầy tào ổn định chỗ để trỡnh bàn hành lễ và trỡnh bàn thở tổ tiờn của gia đỡnh bỏo về việc cú người mới qua đời Thầy tào xem giờ để nhập quan và đưa tang bằng cách lấy ngày tháng năm sinh và ngày giờ qua đời của người chết cú gặp phải giờ xấu hay khụng Đồng bào quan niệm nếu là giờ xấu như xung với tuổi hay mệnh người chết thỡ sẽ khụng may mắn cho người thân trong gia đỡnh Trong những trường hợp đó thầy tào phải dùng phép thuật để giải cốt để cho người chết dễ dàng được siờu thoỏt, con cháu được yên tâm làm ăn và không gặp rủi ro sau này

Trước khi hành lễ, thầy tào đội mũ, mặc áo choàng Địa điểm hành lễ là trên một chiếc giường gỗ (hoặc phản gỗ) kê ở góc phải gian giữa của nhà, nơi thi hài người chết, trên đó có một mâm lễ với ba bát gạo trắng cắm năm thẻ hương và cắm thẻ ấn hành nghề (ấn hỡnh vuụng cú chữ Nho do sư phụ cấp để điều khiển âm binh) Ba bỏt gạo cú ý nghĩa cấp lương thực để thầy nuụi õm

Trang 27

binh, qua mỗi lễ thức lại phải đổ thêm gạo vào ba bát gạo đó, bất kể ai có lễ cúng người chết cũng phải đổ thêm gạo kể cả tràn đầy, năm gói xôi, năm chén

rượu, năm chén trà, một phong bao giấy đỏ gói tiền

* Dao Nả ( Rửa mặt)

Từ thủ tục này trở đi đều phải thực hiện dưới sự hướng dẫn, điều hành của thầy Tào Đầu tiên thầy Tào và con chỏu xuống một con suối gần đó và làm phép lấy nước lá rửa mặt cho người chết với ý nghĩa cuộc sống ở trần gian ai cũng mắc nhiều vướng bận, do đó cần được rũ bỏ bụi trần để hồn ra đi thanh thản Mỗi người được lau ba lần bắt đầu từ người con trai cả, con trai, con dõu con gái, rồi đến các cháu Những động tác này mang tính nhân văn thể hiện sự chu toàn, tận hiếu tận nghĩa đối với người đó khuất Sau khi tất cả con chỏu ruột thịt hoàn tất thủ tục, đậy mảnh vải lại và tiến hành thủ tục nhập quan

*Khẩu mạy (Nhập quan )

Như đó trỡnh bày về quan niệm về cái chết của người Tày Người Tày

ở Châu Sơn khi đó bước vào độ tuổi 50 con cái thường chuẩn bị sẵn cho bố

mẹ bộ áo quan Ngày bắt đầu đóng quan tài chủ nhà sửa mâm lễ để báo cáo với tổ tiờn Ván đóng quan tài phải bào nhẵn cả mặt trong và mặt ngoài, đục

khéo đóng khít bốn cạnh làm gờ

Lễ vật trong lễ nhập quan gồm: một con gà luộc, một đĩa xôi, ba miếng trầu, một chiếc thang ba bậc làm bằng bẹ chuối được đặt dưới chân để hồn người chết bước lên khi trở về lên thang nhập vào xác, một chiếc gương nhỏ

để mở mắt sáng đường âm, (khai nhạn), một con vịt được gọi là hàn bâm có nhiệm vụ đưa linh hồn vượt qua Tây Hải, một con gà là móo nhật tinh quõn cất tiếng gọi bỏo mỗi sỏng thức dậy đi làm, một con ngỗng gọi là phù nga (thiờn nga) có khả năng bay rất xa và có tiếng kêu kinh thiên động địa Những

lễ vật trên đều là những con số tượng trưng cho âm dương

Trước khi đưa người chết vào quan tài phải qua nghi lễ trấn quan tài do thầy tào điều khiển Thầy tào miệng đọc bài chú, tay cầm một bó đuốc chạy

Trang 28

trấn bốn phương và giơ qua giữa quan tài, khi nhận được lệnh từ thầy để đưa thi hài người chết vào quan tài, bốn người cầm vào bốn góc chiếu nhấc người chết lên đặt vào trong quan tài Họ đưa vào quan tài một con dao ý nghĩa để trừ tà ma một chai rượu, một tờ giấy cắt ziczắc được coi là nơi thu ba hồn

chín vía trở về yên vị trong quan tài

Sau khi đưa thi hài vào trong quan tài, con cháu cần kiểm tra lại các thứ cần đưa vào cũn thiếu gỡ khụng, ví dụ : Quần áo, giầy dép, hay những đồ dùng mà hàng ngày của người chết lúc cũn sống hay dựng Thầy tào đọc niệm chú nhập quan để thu ba hồn chín vía (tam hồn cửu phách) của người chết cũn lẩn khuất ở đâu thỡ về nhập xỏc nằm ở trong quan tài, thầy dán bốn lá bùa vào bốn góc trong của quan tài để công nhận quyền sở hữu không bị ma tà nào khác xâm nhập tranh giành và phát lệnh phong quan, đậy nắp quan tài, đóng tre để cố định quan tài, từ nay không thể nhỡn mặt người chết nữa Khi quan tài trong nhà đầu quay vào trong, chân quay ra cửa người Tày Châu Sơn quan niệm người mới chết chưa thể thành ma vẫn cư xử như người sống trong nhà, phải chuyển qua nhiều nghi lễ thỡ mới cú thể được chuyển kiếp khác, đến khi

đó thực hiện đầy đủ các hỡnh thức, khi đưa tang đầu lại phải quay đi trước bởi khi đó được đầu thai ở kiếp khỏc khỡ đầu cũng phải đi trước giống như lọt

lũng mẹ

* Tế põu ngai (Cúng cơm)

Trong thời gian quan tài trong nhà, mỗi ngày con chỏu phải cúng cơm hai lần bữa trưa và tối Mâm cúng đầy đủ cơm canh, thịt, một chiếc bát con, một đôi đũa , một chén rượu, một chén nước chè Tất cả con cháu quỳ ra phía trước quan tài, dưới sự điều hành của thầy tào, lần lượt làm lễ dâng cơm rót rượu khi đến bữa cúng cơm theo thứ tự trưởng trước thứ sau Mỗi lần lễ như

vậy con cái lại khóc kể công người quá cố và nỗi tiếc thương của con cái

* Phỏt hỏo (Phỏt tang)

Sau lễ cúng cơm là lễ phát tang Lễ vật cúng gồm có một con gà luộc, một bát cơm, hai chén rượu, một chiếc lược với ý tượng trưng dùng để chải đi

Trang 29

những vướng bận ở trần gian, một mảnh gang để thầy tào làm phộp trừ đuổi

ma

Lỳc này, con cháu mặc tang phục ngồi túc trực quanh linh cữu, nam bên tả nữ bên hữu, thứ tự trưởng trước thứ sau, con đẻ trước, chỏu chắt họ hàng sau

Tang phục trong tang ma của truyền thống của người Tày là màu trắng (mang tính âm), chất liệu vải sợi bông, sống lưng áo khâu lộn mép vải với ý nghĩa tượng trưng để cừng cha (mẹ) lần cuối, vỡ từ tấm bộ đó được cha mẹ cừng trờn lưng, kể cả những lúc làm ruộng nương Con trai mặc áo lộn trái vỡ đồng bào Tày cho rằng tang ma là chuyện đau buồn bối rối không thể mặc chỉnh tề, đầu buộc khăn tang trắng

* Tế tam tiờu ( Lễ ba ngày )

Mục tế này với ý nghĩa mong người chết yên ổn siêu thoát để được đầu thai kiếp khỏc, tam tiờu tức là ba ngày, con số ba hội tụ đầy đủ âm dương để biến hóa sinh sôi Trong lễ tế con cháu, họ hàng, người thân đến dâng cúng người chết những đồ đạc tư trang, lương thực thực phẩm để vong linh có vốn liếng của cải chuẩn bị đi lập nghiệp ở thế giới bờn kia Người Tày ở xó Chõu Sơn cho rằng vong mới sắp đi lập nghiệp, cũn cú nhiều khó khăn, thiếu thốn,

do đó con cái ai có lũng thành gúp của cho vong, ớt thỡ cho là nhiều vơi cũng xem là đầy Lễ vật tế gồm có một con lợn, một mâm cơm, con cháu nội ngoại ruột thịt mỗi người chuẩn bị một cỗ xôi, một con gà, mọi người xung quanh quan tài để thầy cúng sẽ đọc bài khấn báo cho vong hồn nhận của từng người, đọc đến người nào thỡ người đó lên làm lễ tế, sau đó thầy cấp cho tờ văn khế

để vong hồn nhận được

* Hương đăng nội ngoại

Hai họ nội, ngoại cựng sắm lễ cỳng dõng lờn vong linh người quỏ cố

Lễ vật gồm cú 2 mõm: một mõm cú 1 con gà luộc chớn, một con vịt luộc chín, rượu 2 bát gạo thắp hương mỗi bát đều lỡ xỡ bọc giấy đỏ để quá hồng bát gạo, 6 chộn hương, tiền vàng và một mâm xôi đầy

Trang 30

Đây là lễ hương đăng khai lộ của tất cả con cháu họ hàng bên nội, ngoại con nuôi…Đây có lẽ cũng là điểm khác biệt trong đám tang truyền thống của người Tày nói chung và người Tày ở xó Chõu Sơn nói riêng Lễ vật dâng cũng giống như ở lễ trên nhưng thành phần có mở rộng hơn

hướng cho phần mộ

Trước khi tiến hành lễ tỵ huyệt, thầy tào tiến hành xin âm dương nếu được mới đi vỡ chứng tỏ rằng vong hồn đồng ý, sau đó thầy tào cùng các con của người qua đời đến nơi định đào huyệt Trước khi đi con cả ra trước án tiền xin được rước bài vị của người chết đi để nhận phần mộ và đi vũng quanh quan tài ba vũng trước khi ra cửa Khi đi chuẩn bị mâm lễ vật dâng cúng long thần thổ mạch nơi vong hồn sắp đến gồm: một bát gạo cắm ba thẻ hương, một đồng tiền, một chiếc nón, một con dao làm bằng tre, hai chén rượu, kim ngõn Khi đến phần đất đó chọn thầy tiến hành làm lễ bỏo cáo long thần thổ mạch, các vị thần linh đồng ý cho vong hồn mới cũn nhiều bớ ngỡ và chọn hướng để đào huyệt Khi trở về mọi người lại đi vũng quanh quan tài ba vũng như trước khi đi nhưng là ba vũng ngược lại lúc đi và đưa bài vị trở về vị trí cũ, rồi trở

lại chỗ phục tang

* Khao chỏ ( Cỳng tổ )

Lúc này người Tày ở Châu Sơn tiến hành cúng tổ tiến trong gia đỡnh,

cụ kỵ trong phạm vi ba đời, trỡnh bỏo với tổ tiờn gia đỡnh cú vong về quy tổ

Lễ vật dõng cỳng cú một con lợn, năm bát canh, năm chén rượu Con cháu nội ra quỳ trước bài vị, để thầy tào cùng các âm binh tế lễ trỡnh bỏo tổ tiờn

Trang 31

Nội dung bài tế đại ý cha (mẹ) quy âm, con cháu đau xót vô cựng, từ nay trở

đi nhà thưa tiếng công ơn thỡ chưa kịp báo đền mà cha (mẹ) đó ra đi Con cháu sắp mâm dọn cỗ kính mời tổ tiên ba đời hóy trở về chứng giỏm lũng thành và đón nhận vong hồn mới về nơi chín suối, cầu mong cho vong hồn sớm được siêu thoát trở về với tổ tiên được thuận lợi

*Tế co suồng (Tế cõy tiền )

Cõy tiền là của con cỏi tế cha (mẹ), nghi lễ này rất cảm động với nhiều văn than với các nội dung của mỗi người từ sâu thẳm tấm lũng, kể cụng cụng

ơn của con gái với cha mẹ Nhớ lại những tỡnh cảm lớn lao của cha mẹ, nhớ thủa bộ như gà con liếp nhiếp quẩn quanh bên mẹ, lớn lên đi học đi làm được cha mẹ thương yêu nhịn ăn nhịn mặc dành cho con, đến khi xuất giá làm con dâu nhà nhà chồng, sinh con mới hiểu tấm lũng lớn lao của cha mẹ, xưa kia đêm đêm chỗ ướt mẹ nằm chỗ khô dành cho con, ốm đau đêm đêm mẹ thức trắng bú mớm mong con khỏi bệnh…Nay cha (mẹ) ra đi, lũng con đau đớn khôn cùng chẳng biết nói sao cho tỏ Toàn gia con có cây tiền dâng biếu để người chi tiêu nơi lập nghiệp mới

Con rể trực tiếp rước bài vị ra nơi để cây tiền để vong hồn nhận biết cây tiền, thầy điều khiển âm binh để giúp cho vong hồn nhận của cải của con gỏi dõng tặng Cuối cựng thầy tào soạn tờ văn khế dán vào cây tiền coi như là

để bàn giao tài sản cho người quá cố

Tiếp tục đến các cháu gái, con nuôi tặng cây hoa, thạch sơn để vong hồn trú mưa trú nắng, càng nhiều chỏu thỡ càng nhiều lễ, lễ của ai người đó đăng ký nhờ thầy giỳp tế lễ, ai cũng có văn khế bàn giao

* Đại đăng đại tế ( Tế đại trường )

Đây là nghi lễ tế của tất cả con chỏu họ hàng nên gọi là đại tế Nghi lễ này gồm 5 mâm cúng: Một mâm có ba con gà, một mâm đồ chay (khẩu, sli, thốc thộc, bỏnh giầy, bỏnh tải), một mõm bỏnh kẹo, một mõm hoa quả, một con lợn Con cháu quỳ đầy đủ trước bài vị để thầy tiến hành cúng tế với mục đích tổng kết tất cả các nghi lễ trước đó đó làm, tổng kết số lượng tài sản con

Trang 32

cháu biếu người chết, xem người chết nằm trong diện nào, được thờ cúng ở vị trí nào trong ban thờ, người chết có thuộc diện được nhập vào tổ tiên hay không

Người Tày ở Châu Sơn nói riêng có 4 hỡnh thức tổ chức tang ma cho từng đối tượng người chết riêng biệt Đó là đám tang của thầy tào; đám tang của người con chết trước bố mẹ; đám tang người chưa có gia đỡnh; đám tang người chết do tai nạn Việc tổ chức tang ma đó trở thành truyền thống, được quy định rất rừ ràng, gia đỡnh nào cũng tuõn theo đúng thủ tục tiến hành, bởi đồng bào lo sợ rằng nếu không làm đúng thỡ người chết sẽ không được siêu thóat, người sống thỡ sẽ gặp phải nhiều rủi ro

* Hồi Đăng

Sau nghi lễ Đại tế, lễ hồi đăng cuối cùng để tiễn biệt linh hồn người chết và cũng là nghi lễ tổng hợp cuối cùng Theo thầy thỡ đó đến giờ chia ly, sau bao nhiêu nghi lễ diễn ra vong hồn đó được mở đường dẫn lối về quy tổ Giờ đây mặt trời bên âm đó tỏa ỏnh sỏng khắp mọi nơi, mọi phương hướng đều đó thụng thoỏng đẹp đẽ, vong hóy yờn tõm mà quy tổ, cỏc con chỏu rất hiếu thảo thắp đèn sáng mở đường cho vong đi

*Các câu ( Dọn đường cho vong )

Trước khi xuất tang, thầy tào làm thủ tục cần thiết cho cỏc vong hồn,

ma quỷ vỡ trong gia đỡnh cú tang, sự việc ồn ào, do đó vong hồn ma quỷ ở bốn phương tám hướng tũ mũ tỡm đến Để cho vong hồn được yên ổn và vong hồn người mới qua đời khỏi bị bắt nạt thỡ gia đỡnh làm lễ cỳng bao gồm: một thủ lợn năm chén rượu, năm chén trà, một bát gạo cắm ba nén hương, một con gà, một con vịt sống nhốt trong lồng, một nong thịt lợn sống, sau khi làm lễ xong thầy dỏn bùa lên bốn góc nhà để trừ ma quỷ không thể

xâm nhập vào gia đỡnh, đúng giờ đó định mới được khiêng quan tài đi

*Mưa Phạ ( Đưa hồn về trời )

Trước khi xuất tang thỡ làm nghi lễ này, đây là nghi lễ cuối cùng làm ở trong nhà do thầy Tào chủ trỡ Để thực hiện lễ thức này cần phải dỡ mấy viên

Trang 33

ngói ở mái nhà phía trên cửa ra vào để thông lên trời rồi treo một tấm vải trắng kéo từ mái nhà xuống đất đến tận đầu quan tài tượng trưng cho chiếc cầu để linh hồn người chết về trời, nghi lễ được thực hiện trong tiếng nhạc tang (trốn, thanh la, chiờng, nóo bạt, tự và ốc…) dồn dập Thầy tào trong lễ phục đọc bài dẫn hồn nghe rất thống thiết, cảm động Con cháu và người thân người quá cố quỳ lại ở hai bên tấm vải hướng ra phía cửa lạy, khóc than Tấm vải được thu lại dần theo chiều dài của bài văn cúng thầy tào điều khiển cho đến khi hết bài dẫn hồn về trời, tấm vải cũng được thu lại hết, khi ấy có nghĩa

là hồn người chết đó đi theo hướng thầy tào chỉ để lên mường trời

* Oúc phi ( Xuất tang )

Người Tày ở Châu Sơn trước kia thường đưa ma vào ban đêm vài năm trở lại đây thỡ đưa vào buổi chiều Thời gian quản quan tài trong nhà và giờ xuất tang trước kia do thầy tào quyết định căn cứ vào sách tử vi (ngày tháng năm sinh và ngày giờ mất), do vậy có trường hợp phải để lâu tới năm đến bảy ngày hoặc lâu hơn nữa Nay hầu hết đều kết hợp giữa hướng dẫn của chính quyền và thầy tào xem sách nhưng không quá ba ngày, trường hợp không được thuận cũng tỡm giải phỏp để khắc phục

Theo quan niệm của người Tày thỡ những trường hợp sau được coi là chết xấu chết xấu là những trường hợp chết non, chết tai nạn, chết đuối, sét đánh, cây đè, thú dữ vồ, chết thai sản…các trường hợp này đồng bào Tày đều làm ma rất đơn giản, một phần để giảm bớt đau thương, phần khác để người chết nếu biến thành ma ác cũng ít gây hại cho con người Do đó, tổ chức và đến dự đám tang cũng chủ yếu là người già trong họ hàng và bà con thân thuộc trong bản

Người Tày tin rằng, người nào chút hơi thở cuối cùng ở bên ngoài nhà mỡnh (tức chết đường chết chợ) thỡ thõn xỏc rất dễ bị hồn ma của những người chết không ai thờ cúng đang lang thang kiếm ăn gần đấy thừa cơ nhập vào để “ăn ké” và do đó có thể làm hại con cháu Vỡ vậy, nếu chẳng may gặp hoàn cảnh như vậy, người Tày thường không đưa xác vào nhà mà để ở ngoài

Trang 34

sân Với những người chết xấu, gia đỡnh cú người chết phải nhờ thầy cúng cao tay đến chỗ bị chết gọi hồn, hỏi tên ma đó bắt người chết để có biện pháp ngăn ngừa không bắt thêm người khác, đồng thời xin phép các thần đất cho hồn người ở đó thành ma của nhà

Rườn bao (Giao nhà tang) : Nhà tang do cỏc thành viờn trong làng làm Người Tày ở xó Chõu Sơn làm nhà tang ba tầng bốn mái, nhà táng như là thông điệp để báo với mọi người cũn sống và bỏo cỏo với cỏc vị tiờn tổ, thần linh về vị trớ của người chết ở trong gia đỡnh, ba tầng tượng trưng cho thiên phủ, địa phủ và âm phủ, bốn mái là thể hiện người quá cố đó trũn bổn phận của cuộc đời, có gia đỡnh, có con cái, và đó làm trũn đạo hiếu với cha mẹ, nếu như người quá cố cũn cha mẹ thỡ nhà tỏng phải làm mỏi bằng

Lễ vật trong lễ bàn giao nhà táng gồm gạo, hương, cơm, canh, trà rượu Các con mỗi người cầm một nén hương theo sự chỉ dẫn của thầy tào đi vũng quanh quan tài ba vũng, sau đó tiến đến nơi để nhà táng, thầy tào đọc bài văn

tế có nội dung như sau :

Hỡi cha (mẹ ) ơi !

Vĩnh biệt nhà cửa trần gian về quy tổ

Số mệnh trời đó đinh rồi không ai thoát được

Con chỏu khúc than chẳng cũn nước mắt

Cũng chẳng thể chuộc lại được

Cha (mẹ) đến nơi chín suối để lập nghiệp chốn mới mẻ

Ở đâu cũng phải chiếm một chỗ cho vững chắc

Cỏc con lũng thành sắm cho cha (mẹ) chẳng thiếu thứ gỡ

Nhà hiện nay đang ở chỉ là nhà trọ thôi

Hụm nay về quy tổ chỳng con sắm ngụi nhà

Ba tầng, bốn mái dố, ba mươi sáu cửa mát mẻ chắc chắn

Bóo to giú lớn khụng thể lay nổi

Sấm sét mưa to phải rẽ sang hướng khác

Cỏc con đó đồng lũng nhất tõm

Trang 35

Nhờ thầy pháp sư độ hồn giao ngôi nhà này cho cha (mẹ)

Nhà đó cú văn khế chứng nhận

Họ hàng, nội ngoại, thụng gia

Cựng cỏc con chỏu cũn cho rất nhiều tiền của

Sau khi đọc hết bài văn khế này thầy tào dỏn lờn tầng hai của nhà tỏng xem như là giấy bàn giao, sau đó con cháu trở vào nhà và đi vũng quanh quan tài ba vũng, đặt bài vị vào vị trí cũ Lúc này coi như thủ tục giao nhà táng coi nhưu kết thúc

Xuất vong: Người Tày ở xó Chõu Sơn quan niệm về sự chết như là bắt đầu một thế giới khác Có nghĩa là ở kiếp trần gian khi được sinh con người ra gồm có hài nhi và nhau thai, phần nhau thai đó đem chôn xuông đất Nay tuổi cao đó đi trọn cuộc đời, đến lúc quy tổ tiên thỡ cũng như là một sự hồi sinh mới khi đó nơi quản linh cữu sẽ được đem đi chôn Sau đó là xuất quan, khi khiêng quan tài ra khỏi cửa thầy làm lễ trấn thạch để trừ ma tà xâm nhập, cùng lúc đó con cái nhanh chóng lấy vạt áo hứng lấy tất cả những hạt gạo rơi vói trờn quan tài, miệng núi “ỏp hử khao, dào hử slõu” với ý nghĩa để người chết được sạch sẽ sau đó tiến hành xuất ram (ram tức là giỏ khiờng quan tài) Giá khiêng quan tài được làm bằng các cây tre tươi do các thành viên đại diện cho các gia đỡnh trong thụn đóng góp mỗi thành viên một cây theo quy định

về độ to, dài sao cho vừa đủ số cây và kèm theo một sợi dây rừng để ken buộc thật chắc chắn Số ram do các thành viên mà trưởng thôn đó giao việc đóng góp cũng phải được sử dụng hết việc này thể hiện tính cố kết cộng đồng chặt chẽ của đồng bào Tày ở xó Chõu Sơn Gía khiêng quan tài được làm nhiều tầng và sau khi chôn cất sẽ dựng cỏc cõy ram này dựng khung, làm mái lợp

mộ Quan tài được đặt lờn giỏ và buộc chằng thật chặt, sau đó đặt nhà táng lên trên Các thanh niên khỏe mạnh trong làng đó được cử và phân công sẵn

có nhiệm vụ khiêng linh cữu người chết đến địa điểm chôn cất đó chuẩn bị từ trước Cho dù gần hay xa, dù địa hỡnh thuận lợi hay khú khăn cũng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, dọc đường không kêu ca phàn nàn, đặc biệt là khụng

Trang 36

được dừng nghỉ hay đặt quan tài giữa đường phải khiêng một mạch đến nơi sẽ chôn cất Trước khi linh cữu được khiêng đi các con trong nhà sẽ phải nằm xuống để khiêng quan tài đi qua trên, con trai nằm dọc con gỏi nằm ngang, người Tày ở Châu Sơn cho rằng nằm như vậy là để bắc cầu để cha (mẹ) đi qua và đây cũn thể hiện sự bỏo hiếu của con cỏi đối với cha (mẹ)

Hạ huyệt: Khi đến nơi hạ huyệt, hạ ram, thầy tào yểm huyệt, khi hạ quan tài, thầy xúc ba xẻng đất đầu tiên, sau đó con cháu người thân họ hàng

bè bạn thả những nắm đất cho người chết Bộ phận được giao trọng trỏch lấp tiến hành lấp huyệt, sau đó đốt cây tiền, nhà táng, cây hoa, thạch sơn…tất cả những gỡ bằng mó dõng cỳng người chết Sau đó các con cởi bỏ áo tang hơ qua lửa ba vũng, con cỏi, con dõu trở về nhà, con trai ở lại mộ cựng thầy tiến hành làm lễ chấn mộ Lễ vật cú một thủ lợn, một đĩa xôi, hoa quả, bánh kẹo, bát, rượu…thầy khấn bài trấn mộ sau đó về nhà ăn cơm cùng gia đỡnh

* Tạ làng:

Tang ma của gia đỡnh được lo chu toàn là do cụng sức, vật chất của anh em họ hàng, cỏc thành viờn trong làng bản Họ là những người quản lý chung mọi mặt và phục dịch từng phần việc cụ thể trong đám Sau khi đưa đám về, anh em cùng nhau dọn dẹp lại nhà cửa ngăn nắp, kiểm kê lại tài sản

và những đồ dùng vay mượn Bộ phận bếp chuẩn bị nấu bữa cơm tạ làng, sau khi bày biện xong gia chủ õn cần mời anh em ngồỡ vào trong mõm, tự tay rút rượu mời anh em và bày tỏ lũng cảm ơn sâu sắc anh em đó nhiệt tỡnh giỳp

đỡ, đồng thời ngỏ lời xin lượng thứ nếu có gỡ sơ suất trong lúc tang ma bối rối

Trong những ngày tang ma, khỏch khứa, người nhà, các thành viên được giao trọng trách và thanh niên đều ăn cơm tại nhà tang chủ Các món ăn trong những ngày này được chế biến từ lương thực thực phẩm mà anh em trong làng bản đó đóng góp, bữa ăn không thể thiếu được món thân cây chuối thỏi nhỏ xào Đây là món ăn truyền thống trong đám tang với ý nghĩa trong gia đỡnh cú người chết là đau buồn tổn thất, quá trỡnh chăm sóc tận tỡnh chu

Trang 37

đáo, đến nay kinh tế gia đỡnh cũng co hẹp, chỉ có bát canh rau chuối mời mọi người cùng ăn để chia sẻ nỗi đau buồn với gia đỡnh Hơn nữa, đồng bào quan niệm cây chuối gắn bó với con người từ thuở sơ khai, khi ấy các loài cây cố, con vật đều nói được tiếng người và các loài vật loài cây đó cú va chạm với nhau, duy chỉ cú cõy chuối hiền từ hơn cả, do đó cây chuối như là bạn của con người vậy khi gia đỡnh cú người qua đời thường dùng cây chuối trong một số công việc như kê quan tài, khúc chuối cắm chân hương, trong bữa cơm có món thân chuối thái mỏng xào

2.3 Cỏc lễ cỳng sau mai tỏng

Các lễ cúng sau tang ma được tổ chức với ý nghĩa người chết được mát

mẻ siêu thoát, vượt qua được thập điện diêm vương Sau ba ngày chôn cất, gia đỡnh làm lễ khay tu mả (mở cửa mộ) để báo cho sơn thần biết và thu nạp linh hồn người chết, đồng thời con cháu tu sửa lại mộ phần (làm mái lợp mộ, rào xung quanh mộ) Lễ này do gia đỡnh tự làm và cú thầy tào đến cúng

2.3.1 Lễ mở cửa mả (khay tu mả)

Sau khi chôn cất được ba ngày, con cháu mang hai hũn đá dài cắm ở hai đầu mộ (khi đó chọn được hũn đá và nhặt lên thỡ khụng được phép đổi hũn đỏ khỏc) Ngoài ra họ cũn phải đặt chén rượu, thắp đèn hương trong suốt

40 ngày không để đèn tắt, vỡ vậy ngày nào con chỏu cũng phải lờn thắp

hương, để mộ mới đỡ khỏi hiu quạnh, người Tày gọi là khay tu mả hay tu lốo,

tức là mở cửa mồ cho linh hồn được đi lại trong thế giới ma

Lễ vật để mở cửa mồ của đồng bào Tày ở xó Chõu Sơn rất đơn giản chỉ miếng thịt, nắm xôi nhỏ, rượu, hương vàng…đặt trước mộ Con cháu thắp hương mời linh hồn về thụ lễ, sau đó con cháu có thể sửa sang đắp mộ, làm hàng rào xung quanh để trỏnh trõu bũ khụng dẫm đạp lên mộ phần Vỡ sau lễ

mở cửa mộ đồng bào không bao giờ đụng chạm gỡ đến mồ mả nữa, nếu có sụt lún, cũng phải đợi đến thanh minh 3/3 mới được sửa sang

Trang 38

2.3.2 Lễ hũi thang (người chết về thăm lại nhà)

Sau khi đưa tang, thầy tào xem sách và báo cho gia đỡnh biết ngày vong người chết về thăm lại gia đỡnh; thăm chỗ nằm, tỡm những tư trang chưa mang đi, hay chạm vào người mà hồi cũn sống vong quý mến con chỏu, hoặc thương ai thỡ chạm vào người đó, cảm giác lúc đó giống như lạnh sống lưng tức là lúc đó vong chạm đến người mà vong thương Khi vong vào nhà thường có tiếng động là cửa hoặc là các đồ vật trong nhà (thường là sau khi

chôn cất 10 đến 18 ngày) Trong lễ hũi thang lễ vật dâng cúng gồm: gà, xôi,

cắt quần áo giấy, đốt hương vàng cho vong hồn người thõn Trong ngày này, gia đỡnh khụng mời khỏch khứa, bạn bố, chủ yếu là bỏo cho anh em ruột thịt

và con cái của người quá cố, gọi là đến để trong nhà bớt đi cảm giác vắng vẻ,

sợ hói

2.3.3 Lễ cỳng 40 ngày, 100 ngày (lễ tốt khốc là thụi khúc)

Lễ cỳng này mang ý nghĩa bớt tang cho những người thuộc diện để tang ngắn, bớt tội cho linh hồn, vỡ đồng bào cho rằng lúc này người chết đó được chuyển qua cửa ngục thứ 7 trong thập diện diêm vương Sau 40 ngày gia đỡnh làm lễ cỳng linh hồn siờu thoát, lễ này mời thầy mo hoặc then đến cúng,

lễ vật thường có gà, xôi, bánh…Lúc này, linh hồn người chết thường nhập vào thầy cúng nói với con cháu những điều cần dặn dũ rất cảm động Trong thời gian để tang, gia chủ phải cúng cơm hàng ngày theo từng bữa ăn, con cái phải thường xuyên đeo khăn tang trắng trên đầu, kiêng một số việc như: Trong ngày tết không đến chơi nhà khác, không cưới xin, làm nhà, không giao du bản mường không săn bắn, kiêng chuyện phũng the, kiờng làm bỳn ăn bún, kiêng ăn quả nhón…

Được 100 ngày sau tang chủ lại mời thầy cúng đến làm lễ cúng 100 ngày cho linh hồn người chết và cầu an cho mọi người trong gia đỡnh Trong

lễ cỳng 100 ngày làm khỏ đơn giản, gia chủ có thể tự cúng hoặc mời thầy tào đến cỳng Lễ vật cúng là một con gà, đĩa xôi, ít bánh trái, rượu, tiền vàng…

Trang 39

2.3.4 Lễ Oúc khuốp (Cỳng giỗ đầy năm), Lễ Oúc tang (Lễ món tang- ba năm)

Đúng một năm sau ngày người thân chết, gia đỡnh mời thầy đến cúng

để cầu mong cho hồn được siêu thoát Gia đỡnh chuẩn bị lễ vật, gà, xụi, bỏnh, cơm, rau…để thầy mời vong hồn về với cháu con Người Tày quan niệm lúc này người chết đang ở cửa ngục số 9, sắp vượt qua cửa ngục thứ 10 để lên mường Bân (mường trời) tức là qua thế giới bên kia đoàn tụ với tổ tiên Sau khi cúng xong, hạ lễ cả nhà cùng ăn uống, đây cũng là dịp để ôn lại những kỉ niệm về những ngaỳ cha mẹ cũn sống

3 năm sau ngày chết người Tày ở Châu Sơn tổ chức lễ giỗ món tang Sau lễ giỗ món tang, bỏt hương thờ cha (mẹ) được chuyển lên trên bàn thờ tổ tiên vỡ người Tày quan niệm khi ấy đó qua thời gian thử thách dưới địa ngục, luân chuyển qua thập điện diêm vương (7 tuần đâu tiên qua 7 cửa ngục, 100 ngày là cửa ngục thứ 8, óoc khuốp là cửa ngục thứ 9, óoc tang là qua hết cửa ngục thứ 10) nay đó chớnh thức được đầu thai ở chốn mường Bân gặp tổ tiờn Sau món tang, hàng năm cứ đến ngày mất của người thân, con cái tổ chức cúng giỗ (ông bà, bố mẹ) Dịp này anh em, con cháu, họ hàng, có dịp đoàn tụ gặp nhau tưởng nhớ người đó khuất, thắt chặt đoàn kết

Sau khi làm lễ óoctang, hàng năm vào ngày 3 tháng 3 âm lịch các gia đỡnh tổ chức đi thanh minh tảo mộ Ngày đi tảo mộ chuẩn bị hai mâm lễ vật bánh ngải, xôi cẩm, gà, hương đến thắp hương khấn thổ thần, khấn ông bà cha

mẹ

Sau khi sửa sang mộ phần, thắp hương cúng lễ xong, mỗi ngôi mộ cắm một cành cây treo giấy bản cắt ziczắc (chia chén) coi như gửi tiền để tổ tiên

tiêu dùng

2.4 Cỏc hỡnh thức tang ma khỏc của người Tày ở xó Chõu Sơn

Nghi thức tang ma kể trên là nghi thức người Tày ở Châu Sơn dành cho một đám ma bỡnh thường Đó là đám tang của người chết già, có gia đỡnh con cỏi đề huề và đó hoàn thành nghĩa vụ với cha mẹ Bờn cạnh đó, người

Ngày đăng: 04/09/2015, 10:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 8, số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998, Nghị quyết lần thứ 5 về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Khác
2. Chỉ thị số 27 – CT/TW ngày 12/11/1998 của Bộ Chính trị về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tan, lễ hội Khác
3. Nguyễn Đăng Duy (2004), Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội Khác
4. Hoàng Ngọc La (chủ biên), Hoàng Hoa Toàn, Vũ Anh Tuấn (2002), Văn hóa dân gian Tày, Sở Văn hóa thông tin Thái Nguyên Khác
5. Ló Văn Lô, Hà Văn Thư (1984), Văn hóa Tày Nùng, NXB Văn hóa , Hà Nội Khác
6. Ló Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu cỏc nhúm dõn tộc Tày, Nựng, Thỏi ở Việt Nam, NXB khoa học xó hội, Hà Nội Khác
7. Gs. Vũ Ngọc Khánh- Phạm Minh Thảo (2005), Từ điển văn hóa tín ngưỡng phong tục, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội Khác
8. Bùi Xuân Mỹ (2001), Lễ tục trong gia đỡnh người Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội Khác
9. Hoàng Nam (1992), Dân tộc Nùng ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội Khác
10. PGS. TS Hoàng Nam (2004) , Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Khác
11. Hoàng Tuấn Nam (1999), Việc tang lễ cổ truyền của người Tày, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội Khác
12. Nụng Thị Nhỡnh (2000), Âm nhạc dõn gian cỏc dõn tộc Tày, Nựng, Dao Lạng Sơn, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội Khác
13. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, Văn hóa tộc người và văn hóaViệt Nam, NXB Khoa học xó hội, Hà Nội Khác
14. Sở Văn hóa Thông tin Lạng Sơn (1999), Địa chí Lạng Sơn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
15. Hoàng Quyết- Triều Ân- Hoàng Đức Toàn (1996), Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội Khác
16. Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn (1993), Văn hóa truyền thống Tày, Nùng, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội Khác
17. Hoàng Quyết, Tuấn Dũng (1994), Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội Khác
18. Nguyễn Khắc Viện (chủ biên), (1994), Từ điển xó hội học, NXB Thế giới, Hà Nội Khác
19. Viện nghiên Cứu Hán Nôm, Sở văn hóa Thông tin Lạng Sơn (1998), Tục lệ Lạng Sơn, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội Khác
20. Viện khoa học xó hội Việt Nam, Viện dõn tộc học(1997), Cỏc dõn tộc Tày, Nựng ở Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w