Nghiên cứu về ngôi nhà ở của dân tộc Tày ở xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cho ta thấy được mặt vật chất của ngôi nhà, một trong những thành tố văn hóa động, cho ta thấy đư
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiêm cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố Các thông tin, tài liệu trình bày và trích dẫn trong luận văn đều được nghi rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2017
Học viên
Trần Thị Dung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luân văn Thạc sĩ với đề tài “Nhà ở của người Tày ở xã Bình
Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ quý báu, có hiệu quả của nhiều cơ quan, tập thể và cá nhân Nhân dịp hoàn thành luận văn tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học là TS Võ Thị Mai Phương, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, giúp động viên để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Dân tộc học và Nhân học, Học viện Khoa học xã hội đã trang bị cho học viên những kiến thức chuyên ngành trong suốt quá trình học tập tại Học viện Khoa học xã hội
Tôi xin chân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam- nơi tôi công tác, Phòng Quản lý và đào tạo Học viện Khoa học xã hội, Khoa Dân tộc học và Nhân học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như giúp đỡ tôi các thủ tục cần thiết trong quá trình viết và bảo vệ luận văn
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn của mình đến Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân huyện Định Hóa, Ủy ban nhân dân xã Bình Yên, đặc biệt
là đồng bào người Tày ở xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã đón tiếp nồng hậu, giúp đỡ nhiệt tình và cung cung cấp cho tôi những thông tin, tư liệu quý giá để hoàn thành đề tài
Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2017
Học viên
Trần Thị Dung
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 6CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ VẬT CHẤT, XÃ HỘI VÀ
2.1 Các yếu tố vật chất và quá trình dựng nhà của người Tày 23 2.2 Các mối quan hệ xã hội thể hiện qua mặt bằng sinh hoạt 39
CHƯƠNG 3: BIẾN ĐỔI CỦA NGÔI NHÀ VÀ VIỆC BẢO
TỒN, PHÁT HUY CÁC GÍA TRỊ VĂN HÓA CỦA NHÀ Ở
3.2 Những yếu tố tác động đến sự biến đổi nhà ở của người Tày 65 3.3 Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của nhà ở người
Tày trong bối cảnh hiện nay
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Người Tày là dân tộc thiểu số đông người nhất ở Việt Nam, dân tộc Tày là một trong 8 dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái Theo số liệu thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên năm 2015, người Tày trong cả nước gồm 1.766.927 nhân khẩu, trong đó tỉnh Thái Nguyên có 123.1971
nhân khẩu Người Tày cư trú hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, trong đó tập trung ở các tỉnh thuộc vùng núi phía Đông Bắc, Tây Bắc ở nước ta như: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Kạn, Hà Giang, Yên Bái Sau năm 1975 một bộ phận người Tày đã di cư vào các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên để làm ăn và sinh sống
Nhà ở là một trong các thành tố của văn hóa vật chất, là nhu cầu sinh hoạt không thể thiếu của con người Do điều kiện tự nhiên, xã hội của từng vùng khác nhau mà mỗi dân tộc có cách làm nhà riêng của từng dân tộc đó Nó thể hiện sự khác biệt, đặc trưng của ngôi nhà cũng như yếu tố văn hóa, xã hội và phong tục tập quán của tộc người đó Người Tày ở nước ta thường sinh sống ở vùng thung lũng, nhà dựng dưới chân núi, bên sườn đồi hoặc trên bãi đất ven suối, ven sông theo kiểu tựa lưng vào núi và hướng ra cánh đồng
Nhà ở nói chung và nhà của người Tày nói riêng luôn là một trong những đề tài nghiên cứu được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm Nghiên cứu
về ngôi nhà ở của dân tộc Tày ở xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cho ta thấy được mặt vật chất của ngôi nhà, một trong những thành tố văn hóa động, cho ta thấy được sự thay đổi của môi trường sống của từng vùng khác nhau mà mỗi dân tộc thể hiện qua cách làm nhà và sinh sống trong ngôi nhà của họ Ngoài ra, nghiên cứu nhà ở của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên còn đóng góp thêm những hiểu biết về văn hóa truyền thống và sự biến đổi trong bối cảnh hiện nay của nước ta, nhất là vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tộc người hướng tới phát triển bền vững Nghiên cứu nhà ở cho ta thấy được bản sắc văn hóa
Trang 8
dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo nghị quyết hội nghị lần thứ IX, Khóa XI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Với mục tiêu Bảo tồn di sản văn hóa, các ngôi nhà hay các công trình trưng bày ngoài trời ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thường được giữ nguyên mẫu, trong trường hợp bất khả kháng thì tái tạo theo nguyên mẫu, kể cả về chất liệu và kỹ thuật chế tác” [32, tr.7] Bảo tàng đã tiến hành nhiều chuyến nghiên cứu, khảo sát rất nhiều tỉnh khác nhau về nhà ở của người Tày, nhưng đã chọn ra ngôi nhà ở Định Hóa, Thái Nguyên ở đây mang nhiều nét kiến trúc đặc trưng cho nhà người Tày ở vùng phía Đông Bắc Ngoài ra, hiện nay, tôi đang công tác tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, với nhiệm vụ thuyết minh cho khách tham quan trong
và ngoài nước về ngôi nhà của người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên, có cơ hội tiếp xúc, làm việc với những nghệ nhân người Tày đã dựng ngôi nhà Tày trong khuôn viên Bảo tàng và những người Tày là khách tham quan Chính vì vậy, việc tìm bản
sắc và văn hóa của họ thông qua ngôi nhà đã cuốn hút tôi lựa chọn đề tài “Nhà ở
của người Tày ở xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận
văn Thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nhà ở luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, thuộc các lĩnh vực khác nhau, nhất là ngành Dân tộc học/ Nhân học, bởi nhà ở là nơi ăn chốn ở, là nhu cầu quan trọng trong đời sống xã hội
2.1 Nghiên cứu của các học giả nước ngoài
Từ lâu, các học giả nước ngoài cũng đã quan tâm đến loại hình nhà cửa của
một vùng văn hóa hay một tộc người nào đó Chẳng hạn như cuốn House and
Housing: Concept, architecture (Nhà ở và nơi ăn chốn ở: Khái niệm, kiến trúc) do
Seoul CA.Press ấn hành năm 1996; Cuốn House form and culture (Các dạng thức
nhà và văn hóa) của tác giả Rapoport, do Prentice - Hall, Inc xuất bản năm 1969 Trong đó tác giả dựa trên những dữ liệu về kiến trúc dân gian của nhiều nước từ châu Á, châu Phi đến châu Âu, chứng minh rằng, chính văn hóa là yếu tố quan trọng nhất trong việc định hình và xác định những nguyên tắc hình thức trong kiến
Trang 9trúc nhà dân gian [28, tr.34] Tuy nhiên, ban đầu các công trình khảo cứu về nhà ở chủ yếu lại do các nhà địa lý học tiến hành Theo tác giả Sophie Charpenier và Pierre Clement, phải đến khi xuất hiện các công trình của Demanglon, trong đó có
cuốn Thử phân loại các kiểu nhà ở nông thôn (chủ yếu nước Pháp) xuất bản năm 1920; hay công trình của Dauzat về Sự hình thành theo lịch sử của các kiểu nhà cổ
xưa, xuất bản năm 1924… mới thực sự mở ra con đường cho việc nghiên cứu nhân
học về nhà ở [49, tr.13] Cũng đã có những công trình nghiên cứu khá chi tiết về
nhà ở của các tộc người thiểu số ở Việt Nam như: Công trình Vietnam Traditional
Folk Houses (Nhà ở cổ truyền Việt Nam) do Bộ Văn hóa - thông tin phối hợp với
trường Đại học phụ nữ Showa thuộc Viện nghiên cứu Văn hóa quốc tế Nhật Bản nghiên cứu và xuất bản năm 2000 Các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài nghiên cứu về kiến trúc nhà ở nói chung và các tộc người nói riêng hầu hết đều mang tính khái quát
2.2 Nghiên cứu của các tác giả Việt Nam
2.2.1 Tổng quan nghiên cứu về nhà ở các dân tộc Việt Nam
Đối với các học giả trong nước, nhà ở cũng được các nhà nghiên cứu trú
trọng và quan tâm Công trình nghiên cứu “Nhà ở cổ truyền của các dân tộc Việt
Nam” xuất bản năm (1993) của tác giả Nguyễn Khắc Tụng đã khảo tả khá chi tiết
các loại nhà ở truyền thống của 22 dân tộc thuộc 5 nhóm ngôn ngữ Trong đó có đề cập đến nhà của nhóm ngôn ngữ Tày - Thái Trong cuốn sách này tác giả cũng giới thiệu về một số ngôi nhà của người Tày, Nùng cùng với các hình vẽ minh họa chi tiết về mặt bằng sinh hoạt cũng như các kỹ thuật về các vì kèo, cột Tuy vậy, tác giả vẫn chủ yếu tập trung giới thiệu khái quát một ngôi nhà cổ truyền về mặt kỹ thuật dựng và cách bố trí không gian sinh hoạt còn các yếu tố về sinh hoạt văn hóa, các nghi thức nghi lễ liên quan đến dựng nhà và diễn ra trong ngôi nhà ít được đề cập đến
Kể từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, khi trên sách báo khoa học bắt đầu xuất hiện các công trình nghiên cứu về nhà ở các dân tộc nước ta thì nghiên cứu về nhà ở với cách nhìn là một hiện tượng văn hóa tộc người ngày càng thu hút được sự
Trang 10quan tâm các nhà dân tộc học trong nước Về số lượng các công trình, năm 1986, hai nhà dân tộc học Ngô Đức Thịnh và Chu Thái Sơn [56, tr.75] cho biết rằng, đã có nhiều luận văn hướng sự chú ý vào đề tài này, trong đó các tác giả trong nước có hơn 70 công trình, còn có tác giả ngoài nước có khoảng 40 Nội dung những luận văn nghiên cứu trên đã đi nhiều vào khía cạnh khác nhau của nhà ở như kỹ thuật, môi trường, quan hệ xã hội, văn hóa Đến khi Nguyễn Khắc Tụng điểm lại tình hình nghiên cứu văn hóa vật chất từ thập niên 70 thế kỷ trước đến cuối thế kỷ XX [65, tr.474], đã có khoảng hơn 100 bài và trên 5 cuốn sách viết về nhà cửa các dân tộc ở Việt Nam, trong đó có tộc người Tày Ngô Đức Thịnh và Chu Thái Sơn trong
bài Một số vấn đề nghiên cứu về nhà ở của các dân tộc (đặc trưng và mối quan hệ
văn hóa) đã nêu lên những đặc trưng về nhà cửa các dân tộc theo suốt chiều dài đất
nước, từ Trường Sơn - Tây Nguyên đến vùng núi phía Bắc bộ, từ nhà cửa các dân tộc vùng cao biên giới đến nhà của người Việt ở đồng bằng và ven biển Bài nghiên cứu trú trọng nhiều đến yếu tố kỹ thuật và so sánh tương đồng cũng như khác biệt trong kỹ thuật dựng, trong các dạng thức nhà của các tộc người ở các địa phương khác nhau để đi đến một kết luận: đặc trưng nhà cửa của các tộc người phản ánh một mối quan hệ văn hóa dân gian giữa các dân tộc bản địa Việt Nam và cả một số dân tộc ở Trung Hoa Công trình cũng bước đầu đề cập đến truyền thống và giao lưu văn hóa qua những ngôi nhà dân gian của các tộc người [56, tr.75-87]
Gần đây, chúng tôi còn thấy có thêm vài chuyên khảo dân tộc học về nhà ở
của các dân tộc người cụ thể Đó là các chuyên khảo: Nhà ở của người Triêng ở
Việt Nam của Phạm Văn Lợi (2010) [42] và Nhà ở của người Chăm Ninh Thuận Truyền thống và biến đổi do Lê Duy Đại làm chủ biên (2011) [18] Tuy nhiên, đối
với chúng tôi, đáng lưu ý vẫn là hai cuốn Nhà ở truyền thống các dân tộc Việt Nam
(tập 1 và tập 2) của Nguyễn Khắc Tụng [63, 64] Mặc dù tác giả chưa có điều kiện
mô tả chi tiết nhà ở của các tộc người, nhưng những yếu tố cơ bản nhất của ngôi nhà đều được nói tới Đặc biệt, các tư liệu chủ yếu trong công trình này đều là tư liệu điền dã, được trình bày một cách khoa học dưới dạng mô tả, bản vẽ và ảnh minh họa, theo một nguyên tắc nhất quán trong toàn bộ cuốn sách Quan trọng nhất
Trang 11là tác giả đã làm rõ nội hàm của một số thuật ngữ thuộc về ngôi nhà và đưa ra một vài khái niệm mà trước đó chưa được làm rõ Trước hết, tác giả đã xác định nội hàm khái niệm “nhà”, rồi phân biệt sự khác nhau giữa các thành tố văn hóa trong cùng một ngôi nhà như “cái tạo nên ngôi nhà” và “cái thuộc về ngôi nhà”, phân biệt hai dạng mặt bằng của ngôi nhà: mặt bằng thiết kế và mặt bằng sinh hoạt Bên cạnh đó, tác giả còn nêu lên một số phương pháp, một số nguyên tắc cần được áp dụng vào việc nghiên cứu nhà cửa của Nguyễn Khắc Tụng đối với ngành Dân tộc học Việt Nam, mà chúng tôi thấy các nhà dân tộc học sau này đã tiếp thu và thể hiện trong các công trình nghiên cứu về nhà ở của họ Như vậy, ngoài khối lượng lớn về tư liệu, cuốn sách còn đóng góp nhất định về lý luận và phương pháp nghiên cứu về nhà ở cổ truyền của các dân tộc nước ta với tư cách là một thành tố văn hóa tộc người
2.2.2 Tổng quan nghiên cứu về nhà ở của người Tày
Tư liệu điền dã năm 1990 của tác giả Hoàng Minh Lợi lưu tại thư viên Viện
Dân tộc học với tựa đề “Nhà cửa và trang phục của người Tày và Nùng ở Cao
Bằng, Lạng Sơn” cũng đã bước đầu đề cập đến hai loại nhà chính là: Nhà sàn và nhà
đất Trong đó, tác giả đi sâu về các phần: Kết cấu kỹ thuật; kết cấu mặt bằng; quá trình dựng một ngôi nhà sàn cùng với những phong tục tập quán và quan niệm có liên quan Song tác giả Hoàng Minh Lợi cũng chỉ chú ý phân tích đặc điểm về nhà ở truyền thống của người Tày, Nùng mà chưa đề cập đến những yếu tố văn hóa tinh thần có liên quan cũng như sự biến đổi của nó
Tác phẩm “Nhà sàn truyền thống của người Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam”
của tác giả Ma Ngọc Dung (2004) không chỉ đề cập đặc điểm về môi trường, tự nhiên ở vùng Đông Bắc, nơi có người Tày cư trú mà còn cho thấy một số đặc trưng văn hóa Tày Trong tác phẩm này, tác giả bước đầu đề cập đến các nguyên vật liệu, quá trình làm nhà sàn của người Tày; sơ lược về lịch sử nhà ở của ngôi nhà sàn đồng thời ông cũng cấu trúc chung của ngôi nhà sàn của tộc người Tày; những đặc điểm chung, riêng trong sinh hoạt và những kiêng kỵ có liên quan đến ngôi nhà sàn
Trang 12của người Tày bước đầu được chú ý Song tác giả cuốn sách này mới chỉ dừng lại ở nhà sàn truyền thống mà chưa chú ý đến sự biến đổi của nó
Luận án tiến sỹ của Lê Thị Thúy Hoàn về “Nhà sàn truyền thống của cư dân
Tày ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang)” (2010) là công trình nghiên cứu chuyên sâu dưới
góc nhìn văn hóa học, luận án đã thể hiện rõ môi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội cũng như kỹ thuật làm nhà truyền thống của người Tày ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang Mặc dù vậy, khi thực hiện đề tài này, tác giả chưa chú ý đến yếu tố
về văn hóa tộc người, các nghi thức, nghi lễ, phong tục tập quán diễn ra trên ngôi nhà sàn của người Tày
Nhà ở của người Tày còn được đề cập đến trong một số đề tài nghiên cứu
khoa học như đề tài: Văn hóa truyền thống một số dân tộc tỉnh Tuyên Quang, do Sở
Văn hóa Thông tin Tuyên Quang thực hiện năm 2001 Trong đề tài này, nhà ở của người Tày được đề cập đến một cách khái quát với hình dáng, kiến trúc, các công trình phụ trợ, khuôn viên và cách bố trí nội thất trong ngôi nhà
Công trình nghiên cứu “Ngôi nhà của người Tày trong khu trưng bày ngoài
trời của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam” của tác giả La Công Ý (2010), đã cho
chúng ta thấy được bức tranh về đặc điểm của ngôi nhà sàn, quá trình dựng nhà, các nghi lễ và ẩm thực, âm nhạc có liên quan Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này chủ yếu mô phỏng nhà ở và các nghi lễ truyền thống của người Tày mà chưa làm rõ được cách bố trí mặt bằng sinh hoạt trong ngôi nhà và chưa đề cập đến sự biến đổi của chúng qua các thời kỳ
Ngoài ra, nhà ở của các dân tộc thiểu số nói chung và của người Tày nói riêng còn được đề cập đến trong nhiều công trình, nhiều bài nghiên cứu công bố
trên các báo tạp chí như: Một số đề tài nghiên cứu về nhà ở của các dân tộc (đặc
trưng và mối quan hệ văn hóa), của tác giả Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn đăng
trên tạp chí Dân tộc học; Vài nét về sự thay đổi cấu trúc nhà sàn người Tày ở Chiêm
Hóa, tỉnh Tuyên Quang của tác giả Lê Thị Thúy Hoàn đăng trên tạp chí Văn hóa
dân gian Các bài viết này chủ yếu đề cập đến một khía cạnh cụ thể trong quá trình nghiên cứu về nhà ở mà không mở rộng nghiên cứu các yếu tố văn hóa, tự nhiên, xã hội khác ảnh hưởng đến quá trình dựng nhà và diễn ra trong ngôi nhà truyền thống
Trang 13Những tài liệu nói trên là nguồn tư liệu phong phú, giúp tác giả luận văn có cái nhìn khái quát về lĩnh vực nhà ở nói chung của người người Tày nói riêng Đây là nguồn
tư liệu quý, gợi mở và được tác giả kế thừa cho luận văn: “Nhà ở của người Tày ở
xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”
3 Mục đích nghiên cứu
- Cung cấp một cách có hệ thống tư liệu về giá trị văn hóa, xã hội của người Tày thông qua ngôi nhà sàn của người Tày ở xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
- Nêu lên những biến đổi ngôi nhà sàn của người Tày ở xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và xác định yếu tố tạo nên sự biến đổi đó
- Đề xuất một số giải pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể
và phi vật thể thông qua ngôi nhà của người Tày ở Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và người Tày nói chung
4 Đối tượng, phạm vi, địa bàn nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn
Đối tượng nghiên cứu chính là nhà ở của người Tày ở xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
4.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận văn này là tập trung nghiên cứu các yếu tố xã hội và phong tục tập quán liên quan đến ngôi nhà sàn của người Tày ở xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Luận văn nghiên cứu về nhà ở của người Tày trước và sau năm đổi mới (1986)
4.3 Địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu chính của luận văn này là ở xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nơi có nhiều người Tày cư trú Đây là nơi còn lưu giữ được nhiều nhà ở truyền thống của người Tày
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Trang 14Cơ sở lý luận của luận văn: Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lê nin; Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta và tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã dân tộc học: Phương pháp nghiên cứu chính của luận
văn là phương pháp điền dã dân tộc học Đây là phương pháp chủ đạo được tác giả
sử dụng trong luận văn để thu thập tư liệu Tháng 12/2016 và tháng 1- 3/2017 tôi đã
đi điền dã nhiều đợt tại xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Tại địa bàn nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, trao đổi, tọa đàm, đo vẽ kỹ thuật, chụp ảnh khảo tả Đối tượng phỏng vấn là những người cao tuổi, hiểu biết về phong tục và kỹ thuật làm nhà của người Tày, những gia đình mới làm nhà, những người làm công tác chính quyền tại địa phương Nội dung phỏng vấn thường được chuẩn bị trước với
hệ thống các câu hỏi mở, để người trả lời có thể đưa ra những ý kiến riêng của mình
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp
thông qua các công trình nghiên cứu đã công bố về kiến trúc nhà ở các dân tộc Việt Nam, nhà ở truyền thống của người Tày, văn hóa dân tộc Tày Ngoài ra còn có các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề, những số liệu thống kê về dân số, dân tộc của UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Định Hóa và UBND xã Bình Yên để tham khảo và so sánh
Ngoài các phương pháp trên chúng tôi còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, hệ thống, so sánh lịch đồng đại và lịch đại trong việc tìm hiểu về nhà ở của người Tày
6 Đóng góp của luận văn
6.1 Là công trình có tính hệ thống chuyên sâu về nhà ở với các yếu tố xã hội
và phong tục tập quán liên quan đến ngôi nhà của người Tày tại xã Bình Yên, huyện
Trang 15Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đồng thời nêu lên các biến đổi của ngôi nhà cũng như các yếu tố tác động đến sự biến đổi đó
6.2 Đề tài này còn góp phần xây dựng chương trình giáo dục về văn hóa truyền thống, tạo nên ý thức trách nhiệm về giữ gìn di sản văn hóa người Tày trong cộng đồng/khách tham quan tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cũng như tại cộng đồng người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
6.3 Những kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở khoa học bước đầu nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Tày thông qua nhà ở của họ
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và khái quát địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Các yếu tố vật chất, xã hội và phong tục tập quán liên quan đến
ngôi nhà
Chương 3: Biến đổi của ngôi nhà và việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn
hóa của nhà ở của người Tày
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÀ Ở VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
- Nhà: Theo từ điển Tiếng Việt [75, tr.699]: Nhà là công trình xây dựng có
mái, có tường vách để ở hay để dùng vào việc nào đó: Nhà, nhà ngói, nhà cao tầng, nhà kho
- Nhà cửa: Theo theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa nhà cửa là nhà ở [75,
tr.700]
- Nhà ở: Theo luật nhà ở ban hành năm 2005 và Điều 3 nghị định số
71/2010/NĐ/CP ngày 23/6/2010 của chính phủ để giải thích các khái niệm liên
quan đến nhà ở như sau: “Nhà là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ
các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân” (Điều 1 của Luật nhà ở năm
2005)
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Nhà là tập hợp công trình xây dựng, hình
thành một tổ hợp những không gian nhân tạo để phục vụ sinh hoạt và sản xuất của con người Nhà có thể làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, lợp tranh hoặc làm bằng gạch, bê tông cốt thép, đất dẻo Tùy theo chức năng sử dụng, có thể chia ra: Nhà ở, nhà máy, nhà bảo tàng, nhà hát [30, tr.207]
Theo nhà dân tộc học Chu Thái Sơn định nghĩa “nhà ở là một công trình kiến trúc, một dạng tồn tại của văn hóa vật chất gắn bó mật thiết với đời sống hàng ngày của mỗi gia đình và mỗi con người Ngôi nhà để ở, sản phẩm lao động của mỗi dân tộc là một công trình văn hóa mang tính tổng hợp, mang những sắc thái văn hóa riêng của từng dân tộc, một tiện nghi thích hợp với đặc điểm môi trường thiên nhiên, một trung tâm của mọi hoạt động sản xuất, một biểu hiện của cơ cấu xã hội
và của tổ chức gia đình” [56, tr.7]
Trang 17Như vậy, có thể nói nhà ở vừa là nơi con người trú ngụ, vừa là chỗ cất giữ hạt giống lương thực, thực phẩm sau đó con người đã sáng tạo ra nhiều loại nhà với các công dụng khác nhau: Nhà ở, nhà kho, nhà công cộng, nhà phục vụ cho các nghi lễ, tôn giáo tín ngưỡng của tộc người
Nhà của các dân tộc dù với các kiểu kiến trúc khác nhau nhưng đều là sản phẩm do bàn tay, khối óc con người sáng tạo Kết cấu ngôi nhà, cách bài trí không gian sinh hoạt trong đó cấu trúc của ngôi nhà tùy thuộc vào sở thích, thói quen, nhu cầu sử dụng của mỗi tộc người để từ đó tạo ra các yếu tố mang tính tộc người
và những yếu tố mang tính địa phương Hiện nay, có nhiều định nghĩa về nhà ở của nhiều tác giả khác khác nhau, nhưng đa số ý kiến thống nhất cho rằng: nhà ở không chỉ là không gian nhân tạo dùng để cư trú mà còn là không gian sinh hoạt văn hóa, sáng tạo văn hóa của con người Vì thế nhà ở thường biến đổi theo sự phát triển của văn hóa và sự thay đổi của môi trường sinh thái, biến đổi về môi trường xã hội Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Nhà sàn là nhà có sàn để ở, làm ở lưng chừng cột cách mặt đất hay mặt nước một khoảng, thường thấy ở miền rừng núi hay trên các mặt hồ rộng [75, tr.70]
- Văn hóa (cutural) là khái niệm mang nội hàm rộng có rất nhiều cách hiểu
khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người
Theo từ điển Tiếng Việt [75, tr.1100]: “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”
E.B Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với
tư cách một thành viên của xã hội” [68, tr.13]
Theo định nghĩa của UNESCO năm 2002: Văn hóa nên đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất trí thức và xúc cảm của một
xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn hóa và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị truyền thống và đức tin
Trang 18Khi nghiên cứu về văn hóa các nhà Dân tộc học thường chia văn hóa ra thành ba lĩnh vực: Văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa xã hội
- Văn hóa vật chất (material culture): Theo định nghĩa rộng là tổng hòa tất
cả các sản phẩm vật chất, hữu hình do lao động sáng tạo của con người tạo nên trong một xã hội nhất định (cơ sở tôn giáo, nhà ở, trang phục, ẩm thực )
- Văn hóa tinh thần (spiritual culture): Văn hóa tinh thần hội tụ những khía
cạnh thuộc về tôn giáo, tín ngưỡng phong tục tập quán (liên quan đến đời sống kinh
tế, xã hội ), các loại hình sân khấu, văn hóa dân gian, nghệ thuật, lễ hội
- Văn hóa xã hội (social cuture): Văn hóa xã hội bao gồm những ứng xử
trong gia đình cộng đồng, các quy tắc xã hội về hôn nhân, tang lễ, các thiết chế văn hóa, xã hội
- Văn hóa tộc người: Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh: Văn hóa tộc người là
tổng thể các yếu tố văn hóa mang tính đặc thù của tộc người, nó thực hiện chức năng cố kết tộc người và phân biệt tộc người này với tộc người khác Trong văn hóa tộc người, các yếu tố đầu tiên nhận diện là ngôn ngữ, trang phục, các tín ngưỡng và nghi lễ, vốn văn học dân gian, trí thức dân gian về tự nhiên xã hội, về bản thân con người và tri thức sản xuất, khẩu vị ăn uống, tâm lý dân tộc
- Truyền thống: Theo từ điển Tiếng Việt, truyền thống là thói quen hình
thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế
hệ khác [75, tr.1053]
- Biến đổi: Theo từ điển Tiếng Việt [75, tr.64], biến đổi là sự thay đổi thành
khác trước (quang cảnh biến đổi, những biến đổi sâu sắc trong xã hội) Cũng giống như tự nhiên, mọi xã hội không ngừng biến đổi Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế
xã hội các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian
Ngôi nhà sàn của người Tày là sản phẩm văn hóa vật thể mang tính trí tuệ, sáng tạo của cộng đồng người nó được hình thành trải qua quá trình lịch sử lâu dài Nghiên cứu ngôi nhà sàn là nghiên cứu về giá trị văn hóa vật chất (vật thể) là ngôi nhà và văn hóa tinh thần (phi vật thể) bao gồm các sản phẩm tinh thần như phong tục tập quán, tri thức dân gian và các yếu tố tinh thần khác chứa đựng trong ngôi nhà
Trang 191.2 Cơ sở lý thuyết
- Lý thuyết về giao lưu tiếp biến văn hóa:
Được trường phái nhân học Anglo Saxon đưa vào Mỹ cuối thế kỷ XIX để chỉ sự tiếp xúc rộng rãi lâu dài giữa hai nền văn hóa khác nhau và hậu quả của sự tiếp xúc này là sự thay đổi hay biến đổi của một số loại hình văn hóa của cả hai nền văn hóa đó [67, tr.12] Theo các nhà Nhân học Mỹ, sự giao lưu, tiếp biến văn hóa là quá trình một nền văn hóa thích nghi, ảnh hưởng của một nền văn hóa bằng cách vay mượn bằng nhiều nét đặc trưng của một nền văn hóa ấy Vì thế sự giao lưu, tiếp biến văn hóa cũng là một cơ chế khác của biến đổi văn hóa, đó là sự trao đổi của những đặc tính văn hóa nảy sinh các cộng đồng tiếp xúc trực diện và liên tục
Từ điển Nhân học cho rằng: Tiếp biến văn hóa còn có thể được cấu trúc rõ ràng về mặt xã hội như trong trường hợp xâm lược hay trong tình trạng bất bình đẳng về mặt xã hội hoặc chính trị khác định hướng dòng chảy của các yếu tố văn hóa Tiếp biến văn hóa bao gồm các quá trình khác nhau, gồm khuyếch tán, thích nghi mang tính ứng phó, các loại hình thái tổ chức xã hội và văn hóa khác nhau sau tiếp xúc và giải văn hóa hay phân giải văn hóa Một loạt các điều chỉnh phát sinh, gồm việc có được sự tự trị đáng kể văn hóa hay điển hình hơn, là sự đồng hóa của nhóm tiếp xúc yếu hơn bởi nhóm tiếp xúc mạnh hơn và sự hỗn dung văn hóa, nhờ
đó hai văn hóa có thể trao đổi đủ các yếu tố để sau đó tạo ra một văn hóa riêng [67, tr.12]
Như vậy lý thuyết về giao lưu tiếp biến văn hóa cho thấy, biến đổi là tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng, trong đó có văn hóa tộc người Ngày nay, dưới tác động của quá trình phát triển, toàn cầu hóa và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, sự giao lưu biến đổi của các tộc người, các nền văn hóa là không tránh khỏi Do đó về mặt phương pháp luận, khi nghiên cứu văn hóa tộc người, trong đó có nghiên cứu về tập quán cư trú của người Tày và ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày thì cần xem xét và đánh giá sự biến đổi là một xu thế tất yếu
- Lý thuyết cấu trúc - chức năng:
A Radchiffe Brown là người tiêu biểu cho trường phái cấu trúc - chức năng ở Anh Theo ông, khi tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau, cần phải nghiên
Trang 20cứu văn hóa của họ từ bên trong, có ý thức đối với giá trị của nền văn hóa khác nhau Chính vì vậy, thuyết cấu trúc - chức năng có một ý nghĩa với Nhân học ở chỗ: Bất cứ nền văn hóa nào cũng được các nhà khoa học nghiên cứu dưới cái nhìn hiện thực các chức năng khác nhau Khái niệm văn hóa thường đồng nhất với tổng thể các chức năng của nó, vì không có nền văn hóa cơ sự dập khuôn với một cấu trúc đẳng cấp, bao gồm các tiểu hệ thống chức năng của một cộng đồng văn hóa tộc người [67, tr.26]
Thuyết cấu trúc - chức năng đòi hỏi nhà nghiên cứu văn hóa tộc người, trong đó có nghiên cứu về tập quán cư trú của một tộc người phải thấy được ý nghĩa giá trị văn hóa bên trong, những ý nghĩa sâu sắc, những quan niệm tập tục, về tri thức dân gian, về thế giới quan nhân sinh quan của một tộc người được thể hiện qua
kỹ thuật, phong tục làm nhà truyền thống cũng như cách thức sử dụng mặt bằng sinh hoạt, các nghi thức, nghi lễ có liên quan trong ngôi nhà
Việc vận dụng lý thuyết cấu trúc - chức năng đối với các đề tài này để thấy được nhà ở của người Tày là sản phẩm mang tính nghệ thuật của kiến trúc dân gian,
có cấu trúc độc đáo mang đặc trưng của văn hóa tộc người Nhà sàn của người Tày không chỉ có chức năng là nơi trú ngụ, che mưa, che nắng cho con người mà đó là một kiến trúc văn hóa đặc sắc nơi thể hiện quan niệm, ý thức, nhân sinh quan, vũ trụ quan của người Tày, là nơi hội họp, giao lưu gặp gỡ và tổ chức các buổi sinh hoạt mang tính chất cộng đồng, làng xóm
- Lý thuyết sinh thái văn hóa
Được ra đời vào năm 1950 và gắn với tên tuổi của nhà nhân học người Mỹ Julian Steward Lý thuyết sinh thái văn hóa tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa con người - môi trường - văn hóa Lý thuyết sinh thái văn hóa đưa ra phương pháp nghiên cứu đòi hỏi phải làm rõ quan hệ giữa văn hóa và môi trường, từ quan điểm con người là chủ thể tồn tại thích ứng với môi trường thông qua văn hóa, còn văn hóa chịu ảnh hưởng lớn của các tài nguyên môi trường mà con người sử dụng Trong những khu vực khác nhau nhưng có môi trường giống nhau và phương pháp khai thác môi trường giống nhau thì có khả năng có nền văn hóa song hành
Trang 21Khi thuyết sinh thái văn hóa ra đời, nó đã được vận dụng khá rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có khá nhiều nghiên cứu ở Việt Nam A
Terry Rambo, trong công trình nghiên cứu của mình là: “Văn hóa như là một hệ
thống thích nghi” đã dựa vào lý thuyết sinh thái văn hóa để phân tích và làm rõ
được mối quan hệ giữa bệnh sốt rét với tái định cư và phong tục nhà ở miền núi phía Bắc Việt Nam
Khi nghiên cứu về nhà ở, Chu Thái Sơn - nhà Dân tộc học Việt Nam đã viết:
“Nhìn chung, mỗi dân tộc đều có một kiểu nhà để ở” Kiểu nhà đó phụ thuộc vào địa hình của nơi cư trú, tùy thuộc vào các nguồn nguyên liệu xây dựng có sẵn ở địa phương, vào trình độ kỹ thuật của cư dân, vào phương thức sinh hoạt kinh tế của cộng đồng, vào thang bậc của chế độ xã hội mà cư dân đạt tới, vào hình thức tổ chức của gia đình, vào kiểu thẩm mỹ, vào khả năng kinh tế và nhất là các truyền thống văn hóa của mỗi tộc người” [56, tr.71]
1.3 Khái quát về địa bàn nghiên nghiên cứu
1.3.1 Khái quát về tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du - miền núi Đông Bắc; diện tích tự nhiên 3.541,67km2; nằm trong hệ tọa độ địa lý từ 21o19’ đến
22o03’ vĩ độ bắc và 105o29’ đến 106o15’ kinh độ đông, từ bắc đến nam dài 43 phút
vĩ độ (80km), từ tây sang đông rộng 46 phút kinh độ (85km)
- Điểm cực bắc ở vĩ độ 22003’ thuộc xã Lình Thông, huyện Định Hóa
- Điểm cực nam ở vĩ độ 21019’ thuộc xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên
- Điểm cực tây ở kinh độ 105028’ thuộc xã Yên Lãng, huyện Đại Từ
- Điểm cực đông ở kinh độ 106014’ thuộc xã Phượng Giao, huyện Võ Nhai Thái Nguyên phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn; phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn; Bắc Giang; phía nam giáp Thủ đô Hà Nội; phía tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang
Thái Nguyên là miền đất nối giữa vùng núi rừng Việt Bắc với đồng bằng châu thổ sông Hồng, là cửa ngõ bảo vệ Kinh đô Thăng Long, Đông Đô xưa và Thủ
đô Hà Nội ngày nay
Trang 22Ngày nay, Thái Nguyên được xác định là trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng trung du và Đông Bắc Bộ Tại đây có nhiều cơ sở kinh tế, văn hóa, quốc phòng có tầm chiến lược của đất nước: Khu công nghiệp gang thép, khu công nghiệp Sông Công, 5 trường đại học, 16 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
và dạy nghề, Bộ tư lệnh quân khu I Nằm kề phía bắc Thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên còn có lợi thế rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cả hiện tại và trong tương lai
Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là một trung tâm kinh tế, trung tâm văn hóa, trung tâm đào tạo lớn của đất nước
Vị tri địa lý của Thái Nguyên đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi mà nhiều tỉnh miền núi phía Bắc không có, giúp cho Thái Nguyên có tiềm năng phát triển, không chỉ hiện nay mà cả trong tương lai [21, tr.22]
Địa hình Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp chạy theo hướng bắc - nam, thấp dần từ bắc xuống nam Bao quanh phía tây nam và phía bắc là những dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn Phía tây nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.591m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam Dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng đông bắc - tây nam đến Võ Nhai Dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng tây bắc - đông nam
Được ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi hình cánh cung che chắn nên Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa đông bắc Địa hình của Thái Nguyên với nhiều đồi thấp, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp và xây dựng các công trình công nghiệp [21, tr.39]
Thái Nguyên là một tỉnh giàu tài nguyên Vì thế ngay từ thời xa xưa đã thu hút dân cư ở nhiều vùng đồng bằng và các vùng lân cận để khai khẩn, làm ăn sinh sống Trải qua quá trình diễn biến của lịch sử, cùng với các hoạt động chính trị - xã hội cũng như phát triển kinh tế, nơi đây đã trở thành vùng đất hội nhập dân cư từ phía bắc xuống và vùng đồng bằng phía nam lên sinh cơ lập nghiệp [21, tr.101]
Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều dân tộc mang nguồn gốc bản địa như người Kinh, người Tày Có dân tộc nhập cư trong những thế kỷ gần đây như Nùng,
Trang 23Dao, Sán Chay, Sán Dìu, Hmông, Hoa Người Kinh chiếm tỷ trọng chính chiếm 75,38% dân số trong tỉnh; người Tày xếp thứ hai sau người Kinh, tập trung đông nhất là huyện Định Hóa
Theo tổng dân số toàn quốc năm 2009, toàn tỉnh Thái Nguyên có 1.127.170 người, mật độ dân số 319,07 người/km2
, lớn nhất trong các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam [21, tr.103]
Thái Nguyên là một trong số 38 tỉnh, thành có số dân từ trên 1 triệu người trở lên Vào năm 1991, tỉnh Thái Nguyên có số dân bằng 1,38% tổng số dân cả nước Đến năm 1995, tỷ lệ này là 1,40% và đến năm 2003, dân số toàn tỉnh Thái Nguyên bằng 1,34% tổng số dân của cả nước [21, tr.103]
Thái Nguyên có vùng chè nổi tiếng rộng trên 16.000 ha, đứng thứ hai cả nước, ngoài ra trên địa bàn tỉnh có công ty gang thép Thái Nguyên lớn nhất cả nước
Với điều kiện đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và độ ẩm thích hợp nên thiên nhiên đã ưu đãi cho núi rừng Thái Nguyên nhiều loại lâm thổ sản và muông thú quý hiếm đã góp phần tạo nên những đặc trưng cơ bản cho những ngôi nhà sàn ở tỉnh Thái Nguyên
Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong khoảng tạo độ
105029’ đến 105043’ kinh độ đông, 21045’ đến 22030’ vĩ độ bắc; phía Tây - Tây bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, Bắc - Đông bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, Nam - Đông nam giáp huyện Đại Từ, Phú Lương; huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu, cách thành phố Thái Nguyên 50km về phía Tây bắc
Địa hình huyện Định Hóa khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi thấp đồi cao Xen giữa các dãy núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp Hướng địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phân làm hai vùng Vùng núi bao gồm các xã ở phía bắc huyện Vùng này có các dãy núi cao từ 200 đến 400m so với mặt nước biển, thuộc phần cuối của dãy núi đá vôi cánh cung Sông Gâm, chạy theo hướng tây bắc - đông nam, từ bắc qua trung tâm huyện đến xã Trung Hội, tạo nên bức tường thành ở phía đông thị trấn Chợ Chu và những thung lũng nhỏ hẹp
Trang 24Nhiều hang động trong các dãy núi đá này có những nhũ đá hình thù kỳ thú, đẹp mắt
Định Hóa có 520,75km2
đất tự nhiên, trong đó: 99,29km2 đất nông nghiệp, 221,7km2 đất lâm nghiệp, 8,46km2 đất chuyên dùng, 7,33km2 đất ở, 183,98km2 đất chưa sử dụng [21, tr.916]
1.3.2 Một vài nét về người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
1.3.2.1 Vài nét về lịch sử tộc người
Người Tày - Thái cổ đã có mặt ở vùng Đông Bắc Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ I trước Công Nguyên Trải qua quá trình lịch sử lâu dài hàng nghìn năm, chịu những ảnh hưởng nhất định đến từ dân tộc này hay dân tộc khác, họ dần dần bị phân hóa, trở thành những bộ phận cư dân khác nhau Bộ phận sinh sống ở vùng trung du hòa vào người Việt, trở thành bộ phận dân tộc Việt với một số đặc trưng riêng, mang tính địa phương khá rõ nét Trong khi đó, bộ phận
cư trú ở miền núi chịu ảnh hưởng sâu sắc của người Việt, trở thành tổ tiên của người Tày hiện nay [77, tr.23] Lịch sử, tộc người Tày có mối quan hệ gần gũi về nhiều mặt với các dân tộc khác trong nhóm ngôn ngữ Tày - Thái cùng cư trú ở phía Đông Bắc Việt Nam trong đó có người Nùng, người Cao Lan (thuộc nhóm dân tộc Sán Chay), người Giáy, người Bố Y và trong chừng mực nào đó với cả người Choang ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)
Ở Việt Nam, tộc người Tày là sự tập hợp của nhiều thành phần như người Tày bản địa, người Tày gốc Kinh, người Tày gốc Tày, Thái, Nùng từ Trung Quốc di
cư sang Người Tày hiện nay, chia làm 4 nhóm địa phương: Pa Dí, Thu Lao, Ngạn
và Phén Mỗi nhóm có những nét đặc trưng riêng, tương đối dị biệt so với cộng đồng người Tày nói chung Riêng người Tày ở một số huyện thuộc Tuyên Quang và Thái Nguyên còn tự gọi mình là “Tày Măng giang” (Tày Mảy rạng) hoặc “Tày Mục” (Tày Đooc) để phân biệt với Tày nói theo các phương ngôn khác mà họ gọi là Tày Thúa
Người Tày chủ yếu sinh sống ở các vùng thung lũng, vùng giữa nơi có đất đai màu mỡ, gần nguồn nước, giao thông đi lại thuận tiện
Trang 25Người Tày ở Thái Nguyên có dân số đông thứ hai sau người Kinh (Việt) Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày ở Thái Nguyên có 123.197 nhân khẩu, chiếm 11% dân số toàn tỉnh Người Tày cư trú ở hầu hết các huyện, thị
xã, thành phố, trong tỉnh, tập trung đông nhất là ở huyện Định Hóa Trong số các dân tộc sinh sống tại huyện Định Hóa, người Tày chiếm số lượng đông nhất (46.004 người) sau đó mới đến các dân tộc Kinh (26.212 người), Sán Chay (8.339 người), Nùng (3.437 người)…2
1.3.2.2 Một số đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội
Đời sống kinh tế
Trải qua quá trình lịch sử lâu dài hàng nghìn năm, các thế hệ người Tày ở Việt Nam đã khai phá những thung lũng tương đối bằng phẳng và màu mỡ thuộc vùng Đông Bắc của đất nước Cũng như người Tày ở Thái Nguyên nói chung, người Tày ở Định Hóa nói riêng không ngừng cải tạo tự nhiên, biến những đồi cằn, núi hoang, gò bãi, đầm lầy thành các tràn ruộng, cánh đồng, ao cá, vườn cây phục
vụ đời sống con người Người Tày ở đây chủ yếu sinh sống bằng phương thức trồng trọt, chăn nuôi Người ta khai phá nương rẫy từ rừng tự nhiên rất màu mỡ thích hợp với từng loại cây trồng như lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, vừng Hiện nay, đồng bào còn nuôi trồng một số cây công nghiệp như chè để xuất khẩu ra nhiều địa phương khác, trong đó chè là cây công nghiệp quan trọng nhất vì nó có giá trị kinh tế ổn định, là một trong những nông sản xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Ngoài trồng trọt đồng bào còn biết khai thác nguồn lợi từ thiên nhiên: trên rừng, dưới sông, suối, trong lòng đất, và đó cũng là nguồn thu nhập quan trọng đảm bảo đời sống của dân tộc Tày Không chỉ giỏi về chăn nuôi, trồng trọt, các tộc người tỉnh Thái Nguyên nói chung, người Tày nói riêng còn làm các nghề thủ công truyền thống như khai thác, chế biến nông sản và dược liệu; thêu dệt và các vật liệu và mặt hàng sợi bông, thổ cẩm
và vải nhuộm, sáng chế ra các công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt và các đồ trang sức Đã từ lâu, các sản phẩm thủ công truyền thống của người Tày ở tỉnh Thái Nguyên được biết đến, được đánh giá cao bởi chất lượng cũng như độ tinh xảo
2
Tổng cục Thống kê(2009), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, tr309
Trang 26Đời sống xã hội
Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có 9 dân tộc anh em cùng cư trú, trong đó, xã Định Hóa có 8 dân tộc (Tày, Nùng, Kinh, Hoa, Sán Chay, Dao, Sán Dìu, Hmông) song tất cả đều hòa nhập trong một cộng đồng cùng chung sống trên một lãnh thổ
để bảo vệ xây dựng quê hương
Đơn vị cư trú của người Tày tương đương với một làng của người Kinh gọi
là bản, bản người Tày ở Định Hóa cạnh các sườn núi, ven sông, ngọn đồi thấp dọc theo sông suối Trước đây, mỗi bản của người Tày ở Định Hóa có từ 10 đến 15 nóc nhà Hiện nay, các bản lớn hơn và mật độ cư trú đông hơn có khoảng 100 đến 130 nóc nhà Có những bản cư trú phân tán thành từng cụm, mỗi cụm từ 5-7 nhà, cụm
nọ cách cụm kia một con suối, một cái ao, một con đường hay một cánh đồng Ở những nơi đồng ruộng phì nhiêu, dân cư đông đúc, bản người Tày tập trung đông người hơn Quan hệ xã hội giữa những người cùng sống trong bản làng người Tày thân tình, cởi mở, đoàn kết, tương thân tương ái Họ sẵn sàng tương trợ giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi gia đình nào có việc lớn như: Đám tang, ốm đau, tai nạn, đám cưới, dựng nhà Mối quan hệ này góp phần nâng cao năng xuất lao động đồng thời thắt chặt tình thân giữa hàng xóm làng giềng
Gia đình người Tày ở Thái Nguyên là gia đình nhỏ phụ hệ, địa vị xã hội của người đàn bà trong gia đình ít được coi trọng như nam giới Vai trò của người đàn ông trong gia đình bao giờ cũng là trụ cột quyết định những vấn đề lớn như thờ cúng, khai phá ruộng nương, làm nhà tổ chức việc cưới, việc tang; cùng với con trai lớn thực hiện những công việc nặng nhọc như: cày bừa, phát nương rẫy, chế tạo công cụ, bảo vệ mùa màng đánh bắt cá ; người vợ cùng các con gái đảm nhận các công việc nội trợ, dệt vải, chăn nuôi gia súc, gia cầm, cấy lúa, tra ngô, bón phân, làm cỏ
Đời sống văn hóa
- Văn hóa vật chất
Về nhà ở, tên gọi nhà ở theo tiếng Tày là “lườn” Người Tày cổ cư trú trên
nhà sàn, ngày nay nhiều hộ chuyển sang ở nhà đất hoặc nhà nửa sàn, nửa đất, mặc
dù vậy, nhà sàn vẫn là loại hình nhà ở truyền thống của người Tày
Trang 27Về ăn uống, người Tày thường ăn ba bữa một ngày, lương thực chính của người Tày thường là gạo bao gồm gạo nếp và gạo tẻ, ngoài ra còn có ngô, khoai, sắn những thực phẩm được dùng trong các bữa ăn hàng ngày gồm các loại rau tự trồng như: rau cải, rau dền, rau muống, bắp cải, bầu, bí và họ hái lượm cả ở trong rừng như: măng, nấm, một số loại rau củ quả dại Các món ăn được chế biến đơn giản như: xào, nấu canh, luộc, nướng Ngoài ra người Tày còn nổi tiếng với món ngon như lợn quay, vịt quay hay món khâu nhục
Đồng bào thường có tập quán dự trữ lương thực, thực phẩm và có nhiều cách bảo quản thực phẩm dùng trong cả tháng hoặc cả năm Người phụ nữ Tày biết làm nhiều loại bánh chế biến từ gạo, ngô, khoai, sắn, khoai sọ Khi uống người Tày thường uống trà, nước vối, nước nhân trần hoặc một số loài cây cỏ nhất định có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa Trong các bữa cơm, đàn ông hay uống rượu, đặc biệt khi gia đình có khách người ta thường đem rượu để mời nhằm thể hiện lòng hiếu khách
Về trang phục, bộ trang phục truyền thống của người Tày được may từ vải sợi bông hoặc tơ tằm do đồng bào tự dệt Đồng bào thường nhuộm vải màu chàm để may quần áo và hầu như không có hoa văn trang trí Người Tày chủ yếu thêu hoa văn trang trí trên mũ, yếm của trẻ em và trên trang phục của thầy cúng Mặc dù vậy, hoa văn được dệt trên vải thổ cẩm thì rất phong phú, màu sắc hài hòa và đẹp mắt
- Văn hóa tinh thần
Xuất phát từ cuộc sống lao động vất vả, vẻ đẹp đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân đã hình thành, phát triển phong phú thể hiện qua các làn điệu hát then, hát lượn, hát cọi, hát ru, hát đồng dao, nhảy sạp, chơi đàn tính, hát ví nó phổ biến nhất là ở Thái Nguyên, Tuyên Quang và Lạng Sơn chủ yếu được thực hiện bởi thanh niên nam nữ Ngoài ra còn thực hiện các nghi lễ đặc sắc, các trò chơi dân gian phong phú như: Tung còn, đẩy gậy, cà kheo được diễn ra trong các lễ hội truyền thống và lưu truyền qua nhiều thế hệ
Người Tày ở xã Bình Yên thường hướng tới thế giới tâm linh, họ coi vạn vật đều có linh hồn Vì thế, người Tày ở đây ngoài thờ cúng tổ tiên, ông bà còn thờ cả các vị thánh thần Nét đẹp văn hóa của làng quê miền núi Bình Yên còn được thể hiện rõ nét trong phong tục tập quán cổ truyền trong những ngày lễ tết, hội hè đặc biệt là lễ hội xuống đồng (lồng tồng) vào dịp đầu năm mới
Trang 28Tiểu kết chương 1
Nhà ở là một lĩnh vực văn hóa chứa đựng những giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng được các học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Có nhiều công trình viết về nhà ở như các cuốn sách, các đề tài, các bài đăng trên tạp chí Mỗi tác phẩm có thể đi sâu, khái quát về nhà ở của một dân tộc cụ thể, cũng có thể là những mô tả khái quát giúp ta hình dung về nhà ở của các tộc người khác nhau
Tác giả lựa chọn đề tài “Nhà ở của người Tày ở xã Bình Yên, huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn thạc sĩ với mục đích đi sâu tìm hiểu và làm rõ
những phong tục tập quán, tri thức dân gian, nghi lễ, các thói quen, sinh hoạt văn hóa văn nghệ tác động đến quá trình dựng nhà và diễn ra trên ngôi nhà truyền thống của người Tày để từ đó đưa ra giá trị và biện pháp giữ gìn, bảo tồn giá trị của ngôi nhà truyền thống
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã tìm hiểu một số khái niệm cơ bản liên quan đến nội dung của đề tài luận văn đã vận dụng lý thuyết chức năng - cấu trúc và thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa đồng thời áp dụng một số phương pháp nghiên cứu của dân tộc học để tiến hành nghiên cứu như: Phương pháp luận, phương pháp điền dã dân tộc học, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia
Điạ bàn nghiên cứu chính của luận văn là xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Tại xã Bình Yên, cư dân bản địa chủ yếu là người Tày, có địa hình, điều kiện sinh thái tiêu biểu đặc trưng cho vùng cư trú của đồng bào Tày Đồng bào nơi đây có các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống vật chất, tinh thần thể hiện nét tiêu biểu của người Tày nói chung Số lượng người Tày và nhà truyền thống nơi đây còn nhiều, đồng thời cũng có sự biến đổi mạnh về nhà ở qua thời gian
Trang 29Chương 2 CÁC YẾU TỐ VẬT CHẤT, XÃ HỘI VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN
LIÊN QUAN ĐẾN NGÔI NHÀ
2.1 Các yếu tố vật chất và quá trình dựng nhà của người Tày
Ngôi nhà sàn có chức năng đầu tiên là nơi cho con người trú ngụ, là nơi che mưa che nắng cho con người Sự phản ánh đời sống của con người thông qua mỗi ngôi nhà là phản ánh đời sống của một nhóm người và nhiều ngôi nhà là phản ánh đời sống của một cộng đồng tộc người Thông qua ngôi nhà sàn của người Tày có thể nhận thấy được sự tồn tại và bản sắc của các tộc người đồng thời thấy được sự phát triển, biến đổi qua từng giai đoạn của cộng đồng người Tày ở đây
Ngôi nhà sàn của người Tày là sự phản ánh điều kiện sống và lao động của đồng bào đồng thời thể hiện tính tiện ích đối với đời sống sinh hoạt của đồng bào
Trước hết, ngôi nhà sàn phản ánh điều kiện tự nhiên và địa vực cư trú của đồng bào Trước đây, Định Hóa là khu vực miền núi rậm rạp, có nhiều thú dữ với các triền núi cao và khu vực thung lũng, hệ thống sông suối bao quanh Khí hậu đặc trưng của vùng miền núi phía bắc, thời tiết luân chuyển bốn mùa, mùa đông gió rét, mùa hè nóng bức Để có được nơi trú ngụ an toàn vừa chắc chắn người Tày đã sáng tạo ra ngôi nhà sàn Ngôi nhà sàn có sàn nhà cao là không gian sinh hoạt của con người vừa tránh thú dữ, vừa ấm áp vào mùa đông, thoáng mát về mùa hè (thể hiện trong kiến trúc ngôi nhà, bếp lửa được đặt nơi trung tâm của ngôi nhà luôn sáng lửa tạo sự ấm áp vào mùa đông, nhà sàn có nhiều cửa sổ, mùa hè chống các liếp cửa lên
để đón gió và ánh sáng tạo sự thoáng mát, mùa đông hoặc ban đêm hạ liếp cửa xuống để chắn gió ) Sàn nhà là nơi sinh hoạt của con người, trong đó bao gồm sinh hoạt tự nhiên như: ăn, uống, nghỉ; đến các hoạt động mang tính xã hội như: vui chơi giải trí, chăm sóc, dạy dỗ con cái; hoạt động lao động sản xuất thủ công trong gia đình như đan lát, dệt vải, thêu thùa, giã gạo, chế biến lương thực, thực phẩm và các hoạt động văn hóa tinh thần khác
Trang 30Ngôi nhà sàn không chỉ là nơi cư trú của con người mà với cấu trúc đặc biệt,
nó còn có những chức năng khác: Chức năng nuôi nhốt gia súc, gia cầm (dưới gầm sàn); là kho chứa công cụ lao động (gầm sàn) và các lương thực, thực phẩm (trên gác, gác bếp)
Ngôi nhà sàn của người Tày còn là sản phẩm mang tính nghệ thuật của kiến trúc dân gian Nghệ thuật kiến trúc dân gian của ngôi nhà sàn người Tày thể hiện ở tính phù hợp với điều kiện tự nhiên, không gian thiên nhiên của ngôi nhà và làng bản Làng bản người Tày nằm dưới chân các thung lũng và có hệ thống sông suối bao quanh, điều đó không chỉ thể hiện quan niệm có núi, có sông mà còn thể hiện tính thẩm mỹ, sơn thủy hữu tình trong quan niệm chọn đất, chọn hướng làm nhà Ngôi nhà được đồng bào Tày sáng tạo từ điều kiện tự nhiên và môi trường sống thể hiện tính hài hòa với thiên nhiên, tiện ích cho con người, đồng thời trong quá trình làm nhà cũng cho thấy ý thức giữ gìn và bảo tồn không gian môi trường sống của mình
2.1.1 Kinh nghiệm lựa chọn, khai thác và xử lý nguyên vật liệu
Ngôi nhà sàn của người Tày chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu được khai thác từ thiên nhiên Trong quá trình khai thác nguyên vật liệu để làm nhà, người Tày ở xã Bình Yên, huyện Định Hóa có những tri thức nhất định để lựa chọn nguồn nguyên vật liệu phù hợp để làm nhà đồng thời tạo cho ngôi nhà có độ bền, chắc và ít mối mọt Một số nguyên vật liệu dùng để làm nhà sàn được người Tày khai thác trong thiên nhiên như : gỗ, tre, nứa, lá cọ
Gỗ là nguyên liệu chủ đạo để tạo nên hình hài, cấu trúc ngôi nhà sàn Trước đây, rừng núi khu vực Bình Yên còn rừng nguyên sinh, có nhiều loại cây gỗ quý như: nghiến, đinh, lim, sến, táu Đặc điểm cơ bản của các loại gỗ này là cây cao,
to, thân, cứng, nặng, độ bền và sức chịu các yếu tố tác động của khí hậu rất tốt Ngoài ra còn có các loại gỗ như: chò chỉ, dổi de, vàng tâm và các loại gỗ thông thường, gỗ tạp khác cũng được người Tày dùng để làm nhà ở Tuy nhiên, đồng bào lựa chọn các loại gỗ như đinh, lim, sến, táu để làm cột, vì kèo, xuyên, dầm sàn, xà nhà vì thế nhà sàn của người Tày tại xã Bình Yên có tuổi thọ rất cao
Trang 31Việc khai thác vật liệu làm nhà của người Tày được tiến hành sau khi thu hoạch vụ mùa, khoảng từ tháng chín đến tháng mười một hàng năm Theo kinh nghiệm của đồng bào, thời điểm này là mùa khô, việc đi lại, khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu được dễ dàng Đây cũng là mùa cây dụng lá, nhựa cây được tích tụ trong từng thớ gỗ nên gỗ có chất lượng tốt nhất Theo quan niệm của người Tày, ngày đầu tiên vào rừng lấy gỗ làm nhà phải chọn được gỗ tốt (ngày hợp tuổi
với gia chủ, giúp cho gia chủ gặp nhiều may mắn), không nên đi vào ngày “sát chủ”
bởi theo đồng bào, nếu đi vào những ngày đó thì gia đình sẽ gặp nhiều điều xui xẻo,
có thể gây tai họa cho những người trong gia đình như gặp tai nạn hay ốm đau, chết chóc
Tre được sử dụng để làm các bộ phận khác nhau trong ngôi nhà sàn: Tre làm phần mái (rui, mè, nẹp, gắp gianh); tre làm phên vách ngăn; tre làm cột phụ; làm sàn nhà; làm sàn phơi Đồng thời tre còn sử dụng trong hầu hết các công việc gia đình của người Tày Cây tre hiểu theo khái niệm rộng thì bao gồm nhiều loại khác nhau với những tên gọi khác nhau như: tre, nứa, vầu, hóp, mai, giang Các loại này
có những đặc tính khác nhau, mỗi loại to, nhỏ, cao, thấp, dày, mỏng, cứng, mềm và gióng ngắn, gióng dài khác nhau Đặc điểm của cây tre là một giống cây phổ biến,
dễ trồng, dễ khai thác, trồng trong khoảng một, hai năm có thể được thu hoạch dần
để làm các công việc phù hợp (chẻ lạt đan lát, làm nhà, đan các vật dụng trong gia đình để đựng đồ như rổ, rá, giỏ, dậu ); cây tre già đến mười năm vẫn có thể sử dụng Tùy theo các công việc cụ thể mà đồng bào khai thác tre với độ tuổi, thời gian khác nhau để phù hợp và đạt hiệu quả Nếu chọn tre để chẻ lạt phải chọn cây khoảng một tuổi để đảm bảo độ dẻo, nếu chọn tre để đan đệm phơi thì chọn tre hai tuổi để đảm bảo tre vừa dẻo vừa bền
Thời điểm lý tưởng để khai thác các loại tre, nứa, vầu, hóp là vào mùa mưa, khoảng tháng 8, tháng 9 âm lịch Đây là mùa măng mới mọc, nếu khai thác vào mùa này có tác dụng thúc đẩy các cây măng mới phát triển Theo người Tày quan niệm khai thác các cây tre, nứa, vầu, hóp vào thời điểm này để đảm bảo sự sinh trưởng cho cây và người Tày thường để các cây non mới mọc lên, sinh sôi phát
Trang 32triển mới chặt những cây già để sử dụng, điều đó còn thể hiện sự ứng xử với môi
trường tự nhiên, coi trọng quy luật “tre già măng mọc” của đồng bào Tày Đặc biệt
khai thác các loại tre vầu tránh những ngày trăng sáng, vì sợ bị mối mọt
Người Tày ở Bình Yên chọn những địa điểm khai thác nguyên vật liệu làm nhà thường tránh những khu vực đồng bào quan niệm là khu vực cấm (rừng thiêng), bởi đồng bào quan niệm, các cây to ở khu vực thiêng thường có ma quỷ canh giữ, khi lấy cây gỗ ở đó về sử dụng gia đình sẽ gặp những điều không may mắn Theo lời của ông Ma Đình Lịch (50 tuổi, thôn Thẩm Rộc, xã Bình Yên, huyện Định Hóa)
cho biết: “Nếu lấy gỗ trong rừng thiêng làm nhà ở thì gia đình thường gặp tai họa
như gặp tai nạn, gãy chân, gãy tay hay con cháu thường hay ốm đau” Với các loại
cây nứa non được bà con khai thác, sử dụng để chẻ lạt buộc, tạo sự gắn kết giữa các chi tiết trong ngôi nhà với nhau, người Tày thường khai thác ở khu vực gần suối nước hay trong các khu rừng rậm rạp Các cây này có lượng nước cao, độ dẻo lớn nên được bà con lựa chọn
Đồng bào cũng có những quan niệm tâm linh nhất định về việc khai thác, sử dụng nguyên liệu Những bộ phận càng quan trọng của ngôi nhà càng được đồng bào lựa chọn kỹ lưỡng Với những cây cột cái được coi là bộ phận chính, trụ cột của ngôi nhà nên không thể sử dụng những cây bị sâu mọt, cây cụt ngọn, cây chết khô
hay cây bị sét đánh, bởi theo đồng bào những cây đó là nơi trú ngụ của “tinh mộc”
hay bị “người bên âm” đánh dấu sở hữu do đó nếu sử dụng chúng sẽ mang lại tai họa cho gia chủ, khiến gia chủ làm ăn lụi bại, không phát tài Cây bị dây leo quấn quanh, cũng không được lựa chọn vì theo quan niệm những cây này có thể ngăn cản người trong gia đình làm ăn, sinh đẻ Cây nghiêng có thể làm cho ngôi nhà có nguy
cơ bị đổ Các loại cây có hai, ba chạc cũng được cho là không tốt vì cây khó xẻ đồng thời đồng bào cho rằng nó ẩn chứa những điểm dữ, ma quỷ quấy phá Ngoài
ra, còn có một số loài cây liên quan đến thờ tự, cúng bái như cây vạng (để đóng áo quan), cây mít (để làm cốt tượng phật) tuyệt đối không dùng làm cột, làm kèo Những cây gỗ được chọn để khai thác làm nhà phải ở khu rừng thưa, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu tới Các loại cây tre, nứa, vầu, hóp được lựa chọn để khai thác
Trang 33làm nguyên vật liệu làm nhà cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn không quá non, không quá ngắn Trước đây, rừng còn nhiều gỗ và việc khai thác tương đối dễ, đồng bào thấy cây nào vừa mắt thì chặt hạ và để nó tại chỗ khoảng 1-2 tháng, nếu cây không
bị sâu mọt thì có thể lấy về làm cột, làm kèo
Khi khai thác gỗ, đầu tiên người ta tìm chặt cây làm cột chủ và phải chặt cho cây đổ không bị vướng, mắc vào những cây bên cạnh Để đảm bảo cây sẽ đổ thẳng xuống đất đôi khi người ta khai thác phải trèo lên đốn ngọn và róc bớt cành rồi mới chặt gốc Sau khi chặt hạ cây, người ta lấy một cây tre hoặc nứa, gỗ nhỏ, buộc thêm một đoạn cây ngắn tạo thành hình chữ thập trên đầu cây để cắm cạnh gốc với ý nghĩa tạ ơn thần rừng, đồng thời đánh dấu sở hữu, khẳng định cây đã có chủ, do đó
ma ác, quỷ dữ không được đến tranh cướp Có những trường hợp, khi tìm được cây
gỗ ưng ý mà chưa đến dịp khai thác hay chưa có điều kiện khai thác, đồng bào có thể đánh dấu lên thân cây bằng cách bổ lên thân cây hai nhát dìu chéo nhau để người đến sau biết cây đã có chủ Theo ông Ma Đình Ước, 82 tuổi, thôn Yên
Thông, xã Bình Yên cho biết: “Nếu làm nhà thì thấy được gỗ nghiến hay gỗ sến, táu
là tốt nhất vì đó là cây gỗ cứng, ít bị mối mọt phá hoại, khi vào rừng chặt cây, nếu thấy cây có dấu hiệu đánh dấu chúng tôi biết cây đó đã có chủ và sẽ đi khai thác ở nơi khác” Ở xã Bình Yên, đồng bào Tày thường làm cột nhà bằng gỗ tròn, vì thế,
khi khai thác gỗ đồng bào chỉ cần đốn đổ cây, chặt lấy phần gốc vừa đủ độ dài làm cột, làm kèo và làm xuyên Với cây cột tròn chỉ cần đẽo sửa cột tròn, vạc xuyên và kèo thành hình chữ nhật
Sau khi các nguyên vật liệu đã kiếm đủ, đồng bào tổ chức vận chuyển về nhà Đây cũng là công việc nặng nề đòi hỏi nguồn nhân lực lớn và tốn thời gian Người Tày ở đây thường vận chuyển nguyên vật liệu để làm nhà trong hai giai đoạn: Giai đoạn một chuyển gỗ từ trong rừng ra cửa rừng; giai đoạn hai là chuyển
gỗ từ rừng về nhà Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu từ trong rừng ra đến cửa rừng là vấn đề hết sức nan giải vì rừng trước đây là khu rừng nguyên sinh rậm rạp, phải vào rừng sâu để khai thác Trong các khu rừng rậm không có lối đi, không có đường mòn, đồng bào chủ yếu tự vạch đường đi bằng các dụng cụ cầm tay như dao,
Trang 34rìu để khai thác nguyên vật liệu vì thế, khi vận chuyển nguyên vật liệu từ trong rừng ra đến cửa rừng chủ yếu bằng sức người Để vận chuyển được cây gỗ to từ nơi khai thác ra đến cửa rừng thường phải có từ 5 đến 7 người có sức khỏe, tháo vát, thông thạo đi rừng Giai đoạn thứ hai là vận chuyển nguyên vật liệu từ cửa rừng về nhà, đồng bào dùng trâu kéo hoặc xe trâu Dùng trâu để kéo gỗ và các nguyên vật liệu khác để làm nhà là hình thức phổ biến, tiện lợi, hiệu quả và chủ động của người Tày ở Bình Yên và cho đến ngày nay đồng bào vẫn sử dụng hình thức này để vận chuyển Thời gian sau này, đồng bào cũng có thể dùng xe trâu để trở hay một số phương tiện khác như xe ô tô, xe công nông Mặc dù vậy, các phương tiện này cũng không phổ biến trong môi trường rừng núi và hệ thống giao thông ở các khu vực khai thác nguyên vật liệu của đồng bào chưa cho phép
Việc xử lý nguyên vật liệu làm nhà là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết
để tránh mối mọt, tăng tuổi thọ cho cây Người Tày ở xã Bình Yên có cách xử lý vật liệu bằng cách dìm các cây gỗ mới được khai thác xuống ao, ngâm nước bùn một thời gian nhất định, đến khi các chất hữu cơ đã bị phân hủy hết mới vớt lên đục đẽo, chế tác Tùy theo loại vật liệu mà thời gian ngâm dài hay ngắn, với gỗ dùng làm cột kèo phải ngâm tương đối lâu, ít nhất là hai năm; tre để làm đòn tay thì ngâm khoảng
3 tháng, với rui, mè ngâm khoảng 2 tháng còn với giát chỉ ngâm khoảng 1 tháng Để nước ngấm nhanh, ngấm sâu hơn, với gỗ dùng làm cột kèo phải bóc bỏ lớp vỏ đi còn với tre làm đòn tay thì đục lỗ ở từng đầu mắt Khi vớt gỗ từ dưới bùn lên đồng bào thường chưa sử dụng ngay mà để gỗ ở nơi khô, thoáng hoặc phơi ngay ngoài trời để gỗ khô hết mới đưa vào chế tác, sử dụng
Hiện nay, với diện tích rừng tự nhiên đã thu hẹp, các cây to để làm cột còn rất ít Chủ yếu các cây do đồng bào tự trồng trên rừng được giao, khi cây đến tuổi khai thác, phải có trách nhiệm báo cáo với cơ quan chức năng để xin giấy phép khai thác thì mới được khai thác và sử dụng gỗ
Đối với nguyên vật liệu để lợp mái, nếu như người Tày ở Bắc Kạn thường dùng nứa để lợp mái thì một số người Tày ở vùng như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên ở huyện Chiêm Hóa, huyện Na Hang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang
Trang 35dùng ngói âm dương để lợp mái Với người Tày ở xã Bình Yên thường chỉ sử dụng
lá cọ bầu (bởu co) là nguyên liệu để lợp mái nhà Cọ bầu là loại cọ lá to, tán rộng và
kín hơn lá cọ xẻ Đặc điểm của cọ là loại cây thân đứng đơn, thẳng, rễ chùm, ăn nông, lá cọ xòe tán rộng, dày và dai Ngoài việc sử dụng cho lợp mái, cọ bầu còn được người Tày nơi đây còn được sử dụng vào nhiều công việc khác nhau như: thân
cọ có thể được dùng làm xà nhà, làm cột nhà, lát sàn, làm cầu thang , lá cọ làm
mũ, nón đội đầu, làm áo tơi che mưa nắng, cọ cũng được dùng để đan các đồ thủ công gia dụng như: đan giỏ, làm chổi, làm chiếu từ mảnh cọ, ; quả cọ có thể ăn và làm nguyên liệu để ép dầu
Việc khai thác lá cọ để lợp mái thường đơn giản hơn so với việc khai thác các nguyên vật liệu khác Khi khai thác lá cọ, đồng bào không phải phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời tiết, mùa màng Đồng bào thường khai thác lá cọ sau khi các nguyên vật liệu khác đã được chuẩn bị đầy đủ và cách vài tháng trước khi tiến hành làm nhà để lá vừa đủ khô Lá cọ được chọn để khai thác cũng không quá cầu
kỳ, bà con thường chọn lá bánh tẻ (không quá già, không quá non) để lợp mái
Trước đây, cọ mọc tự nhiên, được đồng bào khai thác dễ dàng, hầu hết gia đình nào cũng trồng một đồi cọ riêng để thuận lợi cho việc khai thác lá cọ để làm nhà Nhưng cho đến nay đồi cọ của các hộ gia đình hầu như đã bị phá bỏ để trồng các loại cây công nghiệp vì thế khai thác nguồn nguyên liệu để lợp mái nhà hiện nay cũng khó khăn hơn
2.1.2 Quá trình dựng nhà
Đối với người Tày tại xã Bình Yên, làm nhà là một việc hệ trọng Vì thế, trong quá trình dựng nhà sàn, họ có những tri thức và quan niệm nhất định để ngôi nhà được dựng lên là nơi cư trú giúp họ có được sự may mắn, an lành trong cuộc sống
2.1.2.1 Dụng cụ làm nhà
Bộ đồ nghề để làm nhà của người Tày ở xã Bình Yên khá đơn giản, chủ yếu
là rìu và dao
Trang 36Lưỡi rìu hình chữ nhật, dài khoảng 12cm, rộng khoảng 5-6cm, làm bằng thép lắp cán gỗ tạo thành hình chữ T hoặc chữ L Đây là một loại công cụ được sử dụng trong nhiều việc khác nhau như chặt cây, đốn cành, đẽo gỗ, bổ lỗ cột
Dao là dụng cụ không thể thiếu trong quá trình làm nhà, dao có thể dùng để chặt cây, chẻ lạt, đẽo gỗ Dao sử dụng để làm nhà thường là dao cán dài, dao dày, lưỡi sắc, đầu dao cong khum (đồng bào nơi đây gọi là dao quắm)
Ngoài ra, người Tày còn sử dụng một số dụng cụ chuyên dụng của nghề mộc như cưa, đục, bào, hộp dây mực Trước đây khi chưa có dây mực đồng bào thường
đo đạc bằng gang tay và sải tay Gang tay là khoảng cách từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón giữa khi lòng bàn tay xòe căng ra Còn sải tay là khoảng cách từ đầu ngón giữa của bàn tay này sang đầu ngón giữa của bàn tay kia khi 2 cánh tay dang rộng
Ngày nay, để đo lường chủ yếu dùng hộp dây mực hình chữ nhật gồm 2 ngăn thông nhau bởi một lỗ nhỏ Ngăn thứ nhất lắp trục quấn dây bằng gỗ giống như ống chỉ được gắn tay quay bằng sắt Ngăn thứ 2 chứa mực viết hoặc nhọ nồi, nhọ chảo hòa với nước Bộ phận quan trọng nhất của loại hộp này là sợi dây mảnh; một đầu buộc vào trục quấn còn đầu kia luồn qua ngăn đựng mực ra ngoài Hộp dây mực, căn đường thẳng, làm chuẩn cho việc chế tác gỗ Khi sử dụng thì căng dây dọc theo cây cột, đoạn xuyên hay tấm gỗ cần được xử lý, sau đó nhấc nó lên rồi buông tay ra
Đặc biệt, khi làm nhà thợ mộc người Tày còn sử dụng một số dụng cụ tự tạo như: sào, “càng cua,”, búa và “cần cẩu”, tuy các dụng cụ này rất đơn giản, thô sơ nhưng tiện dụng và hiệu quả Có hai loại sào và cả hai cùng được làm bằng đoạn vầu dài khoảng 3-4m, dùng trong việc hỗ trợ nâng miệng cột, đưa cây xuyên, kèo
hay đòn tay lên cao Càng cua (ngàm pu) là đoạn gỗ với đường kính khoảng 7-8cm,
dài khoảng 1-1,2m, phần ngọn có hai nhánh làm thành hình chữ Y, dùng trong việc lắp xuyên, chỉnh những thanh xuyên bị lệch, đưa chúng vào đúng vị trí Búa làm bằng đoạn gỗ tròn với đường kính khoảng 15cm, dài khoảng 22cm, cán cũng bằng
gỗ hoặc tre, dài khoảng 60cm, được sử dụng trong việc lắp xuyên, lùa xuyên vào lỗ cột hay để chèm nêm, chỉnh cột Cần cẩu là đoạn tre dài được treo lên cọc tại vị trí
Trang 37phần gốc có trọng lượng nhỏ hơn phần gọn, dưới gốc buộc đoạn dây thừng còn trên ngọn treo cái móc, dùng để vận chuyển lá cọ lên mái nhà được nhanh chóng, đỡ tốn công sức và có hiệu quả cao hơn Khi sử dụng cần cẩu, người ta buộc lá cọ thành từng túm rồi mắc chúng vào móc, sau đó kéo dây vít gốc cây xuống để nâng ngọn của nó lên
2.1.2.2 Thợ làm nhà
Người Tày ở Bình Yên trước đây không có thợ chuyên nghiệp làm nhà Mỗi làng có chỉ có một vài người biết làm thợ Khi gia đình chuẩn bị dựng nhà đều nhờ những người trong gia đình, hàng xóm cùng làng bản đến giúp Mọi người trong bản trợ giúp nhau xây dựng nhà cửa là một tập quán tồn tại lâu đời trong xã hội người Tày Những người giúp dựng nhà có thể là góp công sức, có thể là giúp về vật chất, nguyên vật liệu xây dựng nhà, tiền của và lương thực Đối với đồng bào nơi đây, thông thường khi trong gia đình có người dựng nhà, anh chị em trong nhà ngoài việc giúp sức còn có thể góp lá, góp gỗ, góp gạo, rượu để mời thợ ăn uống Đây là một phong tục đẹp được truyền từ đời này qua đời khác và duy trì cho đến ngày nay, mặc dù vậy không có sự quy định cụ thể anh chị em trong gia đình phải đóng góp những gì và góp nhiều hay ít
Sau này, khi làm nhà mới, những hộ khá giả thường thuê thợ giỏi trong vùng hoặc thợ người Kinh đến làm phần mộc còn các hộ nghèo, kinh tế khó khăn, không
đủ khả năng thuê thợ thì lo cơm rượu, nhờ họ hàng, bà con lối xóm, người nào biết chút ít về nghề mộc đến đục đẽo và dựng nhà giúp Trước khi tiến hành làm mộc, gia chủ chuẩn bị một số lễ vật như: Một con gà, một đĩa xôi, rượu, nước chè để mời thần thánh và tổ tiên về chứng giám Mâm lễ được đặt trước khoảng đất làm nhà và chuẩn bị cho việc làm mộc Người thợ cả là người thực hiện nghi lễ, khấn vái xin tổ tiên và thần thánh chứng giám, phù hộ cho việc làm nhà của gia chủ Phần cúng khấn diễn ra nhanh chóng trong vòng 30 phút sau đó chủ nhà đục vài nhát làm phép trên cây gỗ dự định dùng làm cột chủ với ý nghĩa khẳng định quyền sở hữu ngôi nhà thì thợ mộc hoặc những người đến giúp mới được bắt tay vào việc
Trang 382.1.2.3 Quy trình dựng nhà
Để hoàn thành một ngôi nhà sàn, phải trải qua nhiều công đoạn và mất nhiều thời gian Việc dựng nhà mất bao nhiêu thời gian tùy thuộc vào quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu, nhân lực và khả năng kinh tế của mỗi gia đình Với người Tày ở Bình Yên, để dựng một ngôi nhà khang trang thường mất khoảng 2-3 năm để chuẩn
bị các điều kiện và vật chất và việc chuẩn bị công việc này thường do người đàn ông trong gia đình (chủ nhà) đảm nhận
Quá trình dựng nhà của người Tày bắt đầu bằng việc chăng dây lấy mực, xác định vị trí tương đối của từng cây cột, sau đó đặt đá tảng để kê chân cột rồi chôn cọc, bắc giàn giáo Ngày đặt đá tảng kê chân cột được đồng bào nhờ thầy chọn vào ngày lành, tháng tốt với mong ước việc dựng nhà diễn ra suôn sẻ và gia đình sau này sẽ gặp nhiều may mắn Người Tày thường chọn ngày được coi là hoàng đạo và hợp tuổi với chủ nhà để dựng nhà bởi nếu dựng nhà vào ngày đó sẽ giúp cho gia chủ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống Đồng bào kiêng dựng nhà vào các ngày được coi là hắc đạo, không hợp với tuổi chủ nhà hay ngày sát chủ (khiến cho gia chủ gặp nhiều vận hạn, tai nạn, ốm đau ) Tảng kê chân cột là những viên đá tảng
tự nhiên được khai thác ở ven các con sông, suối, kích thước của các tảng đá kê chân cột thường khoảng 30cm - 40cm, phẳng, mịn, màu xám xanh thường không có vân trên đá Ngày nay, đồng bào dùng các chân tảng đổ bê tông thay cho các chân tảng đá tự nhiên để đảm bảo sự đồng đều cho hệ thống cột của ngôi nhà
Khâu quan trọng hàng đầu của quá trình làm nhà là quy trình dựng bộ khung nhà và lắp vì kèo Ngày cất dựng nhà là ngày quan trọng nên chủ nhà phải nhờ thầy chọn ngày lành tháng tốt đồng thời phải tiến hành lễ cúng Mâm cỗ cúng gồm có một đĩa xôi, một con gà và trai rượu là những đồ cúng bắt buộc, ngoài ra gia đình cũng có thể chuẩn bị thêm thức ăn, thức uống khác giống như bữa cơm gia đình làm cho những người đến giúp dựng nhà ăn ngày hôm đó Lễ cúng được làm từ sáng sớm, mâm cúng đặt trên một chiếc giường hoặc một chiếc bàn đặt trước ngôi nhà Thầy cúng đứng trước mâm, mặt hướng về phía ngôi nhà kính cẩn trình bày với các
vị thần linh, thổ địa, tổ tiên trong gia đình gia chủ về việc xin phép dựng ngôi nhà
Trang 39mới, cầu mong thần linh thổ địa và tổ tiên phù hộ, giúp đỡ cho con cháu tiến hành công việc suôn sẻ Thầy hứa hẹn khi nào gia đình làm xong ngôi nhà vào nhà mới thì sẽ đón tổ tiên về đồng thời làm lễ tạ các vị thần linh, thổ địa Sau khi thầy cúng làm xong các nghi lễ cúng thì công việc dựng nhà được bắt đầu
Quá trình lắp vì và làm bộ khung nhà cho ngôi nhà sàn là bước khởi đầu quan trọng nhất đòi hỏi kỹ thuật của người dựng bởi bộ vì, kèo không chỉ có chức năng chịu lực mà còn có chức năng tạo nên cấu trúc cơ bản của ngôi nhà Mỗi bộ vì, kèo tương đương với một gian nhà vì thế nhà có bao nhiêu gian được quy định bởi
số lượng các vì kèo Thường quá trình dựng bộ khung nhà và lắp vì, kèo kéo dài trong vòng một ngày nên cần lực lượng người đến giúp đông để hoàn thiện được bộ khung và vì, kèo Bộ vì, kèo được dựng lên đầu tiên là bộ vì, kèo của gian chính giữa ngôi nhà, nơi có chiếc cột cái nằm ở phần trên bên ngoài, đồng thời đó cũng là nơi sinh hoạt của nam giới trong nhà Chiếc cột cái này được coi là cột chuẩn của ngôi nhà để chỉnh các cây cột khác trong bộ vì đầu tiên được dựng Người Tày ở xã Bình Yên cũng coi chiếc cột này là nơi hồn của ngôi nhà trú ngụ Khi ngôi nhà hoàn thành và gia chủ làm lễ dọn vào nhà mới, chiếc cột cái này sẽ được treo lá bùa trừ
tà Bộ vì, kèo đầu tiên được dựng xong sẽ làm chuẩn cho các bộ vì, kèo tiếp theo để hoàn thành việc dựng khung ngôi nhà Đồng bào lắp thành các bộ vì kèo rồi buộc đoạn song hay dây thừng vào đầu cột để kéo cả khối lên, dựng từng vì một Khi dựng cột nhà hay chôn sàn, người ta kiêng bóng người nấp nơi đang đặt cột hoặc đào hố bởi làm như vậy dễ phạm vào thân thể người có bóng nấp đó, hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của những người sống trong ngôi nhà đó
Đồng bào Tày ở đây quan niệm trong lúc dựng nhà mà nghe thấy tiếng sấm rền là điểm gở, là lời cảnh báo điều không hay có thể đến với gia chủ Nếu gia đình nào khi dựng nhà nghe tiếng sấm thì gia chủ phải làm lễ cúng thần để giải xui Trong quá trình dựng nhà gặp lốc hay bão, đồng bào lấy một chiếc quần đã qua sử dụng buộc vào cột cái ở gần bếp nhất, sau đó rắc ít muối và cám vào bếp cho lửa cháy bùng lên rồi dội nước vào dập tắt ngọn lửa với hy vọng giông bão sẽ đổi hướng, không đi qua nhà mình Thậm chí có người còn tháo dỡ toàn bộ phần đã sử
Trang 40dụng, sau đó giả vờ làm các động tác đục, đẽo rồi chọn ngày tốt, giờ tốt dựng lại từ đầu Sau khi dựng cột chủ, người ta lấy lá cọ che đầu cột lại (nếu đã bắc kèo thì che
cả đầu kèo) tượng trưng cho ngôi nhà đã được lợp mái, nếu có sấm, sét cũng không vấn đề gì Mè được đặt trên hàng rui và buộc chặt bằng lạt giang Khoảng cách giữa hai cái rui là một gang cũng như khoảng cách giữa hai cái mè để chúng tạo thành ô vuông trên khung mái nhà Hệ thống rui mè, mái lá được liên kết với nhau cũng như gắn chặt vào bộ khung nhà bằng kỹ thuật buộc tạo thành bộ giá đỡ cho phần mái lợp
lá cọ Khi buộc nhà, người Tày dùng lạt buộc được chẻ từ tre, nứa, giang, mây, dây rừng Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà lạt có kích cỡ to nhỏ, dài ngắn, dày mỏng khác nhau Lạt thường được chẻ trước ngày dựng nhà khoảng 1-2 tháng và bó lại thành từng bó, đặt lên gác bếp hun khói nhằm hạn chế ẩm mục và đỡ bị mọt ăn, khi cần mới lấy xuống ngâm nước qua đêm cho mềm và dẻo hơn Khi buộc lạt không được vặn nút từ phải sang trái, đồng bào quan niệm làm như vậy cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người Cạp mái là những thanh tre giống như mè nhưng chỉ sử dụng để nẹp ép chặt lá cọ xuống khung lợp tạo sự chắc chắn cho bộ khung mái
Khi hệ thống rui, mè đã hoàn chỉnh thì khâu lợp mái được tiến hành Đồng bào chọn các lá của những cây cọ già, mọc tương đối cao, không bị cớm nắng, lá to
và dày để sử dụng bởi những lá này có thời gian sử dụng lâu bền, ít bị mục và bị mối mọt ăn Những lá cọ này trước đây cũng được đồng bào lấy từ rừng về, song ngày nay rừng cọ tự nhiên đã bị phá bỏ, chỉ còn lại một số đồi cọ của một vài hộ gia đình, vì thế, khi cần lá cọ để lợp nhà đồng bào thường phải mua lại của các gia đình khác Lá cọ được chuyển từ dưới đất lên bằng các cây nứa buộc thêm một đoạn cây tre hoặc cây gỗ nhỏ đường kính khoảng 2cm tạo thành 2 chạc để có thể xuyên vào gắp lá Người Tày không lợp nguyên cả tàu cọ mà xé ra làm đôi sau đó tách mép lá rồi mắc vào mè Nếu ở mè dưới, những mảnh lá được chồng từ phải sang trái và cuống lá quay sang bên phải thì ở mè trên chúng sẽ được làm theo hướng ngược lại, tức là chồng từ trái sang phải và cho cuống lá quay sang bên trái Theo phong tục của người Tày, nếu lợp xong mái mà vẫn chưa đến giờ vào nhà mới thì chưa được