Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 59 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
59
Dung lượng
1,25 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s u PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGŨ VĂN
===%p|ũ3 c&===
NGUYỄN VĂN ĐỨC
CHÂN DUNG CON NGƯỜI VĂN HÓA
NGUYỄN VĂN SIÊU
QUA SÁNG TÁC THƠ CA CỦA ÔNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THI TÍNH
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Tính. Cô
đã trục tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu cũng
như luôn động viên khuyến khích tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam,
khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi thực hiện và hoàn thành khoá luận.
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Văn Đức
LỜI CAM ĐOAN
Ket quả nghiên CÚ11 này là của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Thị Tính. Khóa luận không trùng với kết quả nghiên cún của những tác
giả khác. Tôi xin cam đoan rằng:
Khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Mọi tư liệu trích dẫn trong
khóa luận là hoàn toàn trung thực. Neu sai, tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách
nhiệm.
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Văn Đức
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đ ề ....................................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cún......................................................................5
3.1. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................... 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứ u..........................................................................6
4.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................6
4.2. Phạm vi nghiên CÚ11 ..........................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................6
6. Đóng góp của khóa luận......................................................................................6
6.1. v ề lý luận......................................................................................................... 6
6.2. về thực tiễn...................................................................................................... 6
7. Bố cục của khóa luận.......................................................................................... 7
NỘI DUNG............................................................................................................. 8
Chưong 1: Những vấn đề chung..........................................................................8
1.1. Tác giả Nguyễn Văn Siêu................................................................................ 8
1.1.1. Cuộc đờ i........................................................................................................ 8
1.1.2. Sự nghiệp trước tá c ................................................................................... 15
1.1.3. Quan điểm sáng tác................................................................................... 17
1.2.Tác phẩm Phương Đình Thi tập.................................................................... 18
1.2.1. Phương Đình Vạn lý tập............................................................................ 18
1.2.2. Phương Đình Anh ngôn thi tập ................................................................. 19
1.2.3. Phương Đình Lưu lãm tập......................................................................... 19
1.2.4. Phương Đình Mạn hứng tập...................................................................... 20
Chương 2: Nguyễn Văn Siêu - Nhà văn hóa lớn thế kỷ X IX ....................... 21
2.1. Nguyễn Văn Siêu - người có vốn hiểu biết uyên bác ...................................21
2.1.1. Nguyễn Văn Siêu - nhà địa lý học.............................................................. 21
2.1.2. Nguyễn Văn Siêu - nhà sử học.................................................................... 25
2.1.3. Nguyễn Văn Siêu - nhà xã hội học.............................................................30
2.2. Nguyễn Văn Siêu - người khởi xướng phong trào chấn hưng văn hóa Thăng
Long......................................................................................................................36
2.2.1. Nguyễn Văn Siêu và sự nghiệp chấn hưng văn hóa giáo dục của Thăng
Long......................................................................................................................36
2.2.2. Nguyễn Văn siêu và khu quần thể di tích đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đài
Nghiên.................................................................................................................. 40
2.3. Nguyễn Văn Siêu - nhà văn hóa có tâm với nhân dân, với đất nước........ 45
KẾT LUẬN.........................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhắc đến Nguyễn Văn Siêu, người ta lại nhớ đến hai câu thơ tương
truyền là của vua Tự Đức:
Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán
Thi đảo Tùng Tuy thất Thịnh Đường
(Văn được như Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát thì không còn lưu danh
văn thời Tiền Hán/ Thơ mà đến như Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương thì
thơ thời Thịnh Đường cũng mất tiếng).
Dầu biết đây là lối nói “thậm xưng" của người đời un ái dành cho bốn
nhà thơ tài danh trên nhưng qua đó ta cũng thấy được tầm vóc nhất định của
họ trong lịch sử văn học dân tộc thế kỷ XIX.
Phương Đình Nguyễn Văn Siêu không chỉ là “Thần Siêu” văn học, mà
còn là một thầy giáo, một nhà văn hóa có nhiều công lao thiết thực đối với
Thăng Long - Hà Nội. Công đức của Nguyễn Văn Siêu đối với các công trình
văn hóa - lịch sử của Thăng Long còn được nhân dân ghi nhớ:
"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hổ
Xem cầu Thê Hủc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai xây dựng nên non nước này..."
Ông là người có trách nhiệm với dân với nước, là người thầy uyên bác
đức độ, là nhà văn hóa luôn luôn giữ gìn truyền thống và là tác gia với sự
nghiệp trước tác khá đồ sộ. Cuộc đời phong phú, phức tạp, chứa đựng đầy
những biến cố, thăng trầm thăng chức rồi lại bị giáng chức của ông đã làm tốn
không ít giấy mực của các sử gia, các nhà nghiên cứu, các chính khách và rất
nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau. Nghiên cún về chân dung con người
văn hóa Nguyễn Văn Siêu qua sáng tác thơ ca của ông sẽ góp phần giúp giải
1
mã được những bí ẩn trong cuộc đời và tâm hồn của nhân vật lịch sử đặc biệt
này.
Là một sinh viên khoa Ngữ Văn và là một giáo viên dạy Văn trong
tương lai thì việc hiểu biết sâu rộng về văn học Việt Nam nói chung và văn
học trung đại nói riêng là vô cùng cân thiết, đây sẽ là cơ sở để bổ trợ cho công
việc học tập và giảng dạy sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Nói về Phương Đình Nguyễn Văn Siêu - một người tài năng, trí tuệ
được người đời đương thời tôn vinh như thần. Đương thời đều tôn trọng ông.
Tới tuổi già rút lui, ông thích bảo ban kẻ hậu học mà giảng giải ngay thẳng
chỗ giống chỗ khác, lấy nghĩa lí làm chủ. Đó là những nét lớn về hành trạng,
phẩm giá cũng như tài năng của “Thần Siêu”. Nguyễn Văn Siêu là một nhà
Nho tiêu biểu của thế kỉ XIX.
Lâu nay việc nghiên cứu, dịch thuật, giới thiệu công bố những tác phẩm
của Nguyễn Văn Siêu được nhiều học giả quan tâm. Tuy nhiên với khối lượng
tác phẩm văn thơ đồ sộ của ông thì số tác phẩm đã dịch, giới thiệu còn khá ít
ỏi, tản mát. Việc dịch và công bố các tác phấm của Nguyễn Văn Siêu dường
như mới chỉ tập trung vào mảng văn mà chưa khai thác hết những tinh túy
trong thơ ông. Đây là sự thiếu hụt trong quá trình tìm hiểu về một trí thức lớn,
uyên bác, một nhà giáo gương mẫu, một nhà khảo cứu nghiêm túc, một nghệ
sĩ có tâm hồn nhạy cảm, đáng trân trọng của đất Kinh Kỳ.
Ớ Việt Nam, PGS. Trần Lê Sáng - người có nhiều năm nghiên cún về
danh nhân Nguyễn Văn Siêu, trong công trình nghiên cún Danh nhân Nguyễn
Văn Siêu - Cuộc đời và văn nghiệp, Nxb Hà Nội, đã khẳng định Nguyễn Văn
Siêu là “một con người xuất chúng, một đại nhân đã để lại cho đất nước, trong
muôn đời một đại bút. Con người đó lúc còn trẻ đi học, học giỏi đến mức thần
đồng (...). Ông là nhà Nho, hành xử theo Đạo, song cũng tự’ tin và ngang
2
tàng, dám khen cái người khác không dám khen, dám chê cái người khác
không dám chê. Ông đích thực là một nhà văn lớn, một nhà thơ lớn của nước
ta. Với ông, viết chỉ vì trách nhiệm, vì húng thú, không vì danh. Ông là một
bậc Danh Nho - nghệ sĩ. Ông sống là người nhân đức. Ông mất là Thành
Hoàng làng”. Điều này được tác giả Lê Sáng dẫn từ một đoạn trong bài văn
Bia Thần đạo ở lăng Tiên sinh Phương Đình của Đại học sĩ Nguyễn Trọng
Hợp viết cách ngày nay 105 năm về Phương Đình Nguyễn Văn Siêu: “Thiết
nghĩ, Tiên sinh là người mà tôi ngưỡng vọng, công đức của Tiên sinh phải
được truyền mãi cho đời sau; nhưng chúng tôi là người ngu tối, không thế biết
hết công đức ấy, dù chỉ trong muôn một.. [ 4 4 ; tr.67- 68].
Trong bài viết Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872) - Một tài năng kiệt xuất,
một con người xuất chúng đăng vào ngày 20 tháng 8 năm 2014 trên trang
thông tin điện tử Nhà xuất bản chính trị quốc gia - sự thật, Phạm Khanh viết:
“Một cuộc đời dài cống hiến không mệt mỏi, Nguyễn Văn Siêu - một trong
nhũng trí thức Nho học uyên bác, đạo đức trong sáng, một nhà giáo có tâm,
một nhà kiến trúc tinh tế, một thi sĩ có tâm hồn đồng cảm với người dân
nghèo lam lũ xứng đáng nhận được sự tôn vinh, nể trọng của người đương
thời và hậu thế. Ghi nhận công lao của ông, Đảng và Nhà nước đã lấy tên
Nguyễn Văn Siêu (hay Nguyễn Siêu) để đặt tên cho nhiều đường phố ở Hà
Nội, Huế, Đà Nằng, Quy Nhơn... và nhiều trường học ở các tỉnh, thành phố
trong cả nước” [34; tr. 1- 2]. Từ đó tác giá đánh giá Nguyễn Văn Siêu là một
vị quan chính trục và thiên lương; một nhà văn hóa có tâm, có tầm; một nhà
kiến trúc tài năng.
Mai Thục trong bài Thần Siêu Thảnh Quát đăng tải trên trang web:
newvietart.com ở hải ngoại cũng viết: “Lượng sức mình. Biết lòng mình yêu
văn hóa, trí tuệ, muốn dùng tri thức soi sáng muôn dân, xây nền hòa bình, bác
ái lòng dân tộc, Nguyễn Văn Siêu đứng ra sử sang ngôi đền Ngọc Sơn, bắc lại
3
nhịp cầu Thê Húc, đắp núi Độc Tôn và xây trên đó ngọn Tháp Bút năm tầng.
Ngòi bút nhọn vươn thẳng lên trời cao, thênh thang chamh tới mặt trời, trăng
sao, vũ trụ, với ba chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh). Ba chữ đó như
sự thách đố cung đình. Nó khẳng định học vấn và trí tuệ sẽ dẫn con người
vươn tới hạnh phúc, áo cơm, độc lập, tự cường, dân chủ, văn minh...” [53;
tr.405 - 406].
Như vậy chúng ta có thể thấy tất cả những công trình trên mới chỉ chủ
yếu đánh giá Nguyễn Văn Siêu từ chức vị đến cống hiến của ông. Ông là một
vị quan thanh liêm, chính trục, có nhiều công lao đóng góp cho sự phát triến
của đất nước. Còn qua thơ của ông, TS. Nguyễn Thị Thanh Chung - Trường
ĐHSP Hà Nội, Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc là những người có rất
nhiều công trình nghiên cứu không chỉ về cuộc đời, con người mà còn nghiên
cứu cả về tác phẩm thơ văn Nguyễn Văn Siêu. Tuy nhiên, ở TS. Nguyễn Thị
Thanh Chung thì chân dung nhà văn hóa Nguyễn Văn Siêu được làm sáng tỏ
chủ yếu qua tập thơ Vạn lí tập nhờ việc nghiên cứu, phân tích tú' thơ, hình ảnh
biểu tượng. Còn ở các tập thơ khác: Anh ngôn thi tập, Mạn hứng tập, Lưu lãm
tập, ... thì chủ yếu tập trung nghiên CÚ01, khai thác trên phương diện: nội dung,
nghệ thuật, bút pháp, thể loại. Và cô đã rất thành công trong việc nghiên cún,
khảo sát các thể loại thơ văn trong tập thơ Phương Đình Thỉ tập đồ sộ của
Nguyễn Văn Siêu.
Còn đối với Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc: Theo Danh nhân Hà
Nội, Vũ Khiêu (Cb), Nxb Hà Nội, 2004, tr.591- 600, Tạp chí Văn học cũng đã
nghiên cứu và bước đầu làm rõ chân dung con người văn học Nguyễn Văn
Siêu qua hai tập thơ: Anh ngôn thỉ tập, Mạn hứng tập. Thông qua hai tác
phẩm này tác giả Nguyễn Vinh Phúc cũng đã tìm hiểu, đúc kết cho ta thấy
nhũng việc làm văn hóa mà Nguyễn Văn Siêu đã làm khi cáo quan về quê mở
trường dạy học. Từ đó ông đã có đánh giá về nhân vật lịch sử này như sau:
4
“Nguyễn Văn Siêu xứng đáng có một chỗ đứng nhất định trong nền văn học
và văn hoá Việt Nam thế kỷ XIX” [41; tr. 600].
Qua những bài viết về Nguyễn Văn Siêu đã giúp chúng ta hiểu thêm rất
nhiều về con người cũng như thơ ca của ông. Ke thừa những thành quả, thông
tin trong việc nghiên cún con người và thơ văn Nguyễn Văn Siêu dưới nhiều
góc độ của các bậc tiền bối tôi tiếp tục phát triến chủ để thông qua việc đi sâu
tìm hiểu, khám phá chân dung con người văn hóa Nguyễn Văn Siêu qua sáng
tác thơ ca của ông.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Chuẩn bị các tư liệu cần thiết cho việc học tập và nghiên cún, giảng
dạy thơ văn Nguyễn Văn Siêu cũng như bộ môn Văn học trung đại Việt Nam
thế kỉ XIX.
- Góp thêm tiếng nói khẳng định tài năng văn chương, những công lao
mà nhà văn hóa Nguyễn Văn Siêu đã để lại cho dân tộc Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đe đạt được mục đích nghiên CÚ01 đề tài này cần thực hiện những nhiệm
vụ như sau:
- Tập họp các tài liệu liên quan đến Nguyễn Văn Siêu
- Tìm hiểu chân dung con người văn hóa Nguyễn Văn Siêuqua bốn tập
thơ: Vạn lí tập, Anh ngôn thi tập, Lim lãm tập, Mạn hứng tập.
- Nhận xét, đánh giá về con người Nguyễn Văn Siêu thông qua các hành
trạng, phẩm chất cũng như tài năng của ông.
- Phân tích ý thơ, tứ thơ của một bài thơ tiêu biểu nằm trong Vạnlí tập,
Anh ngôn tập, Lưu lãm tập, Mạn hứng tập.
5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cún
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cún của đề tài là chân dung con người văn hóa
Nguyễn Văn Siêu qua sáng tác thơ ca của ông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cún chủ yếu qua bốn tập thơ nằm trong bộ Phương Đình Thi
tập:
- Phương Đình Vạn lí tập (Trần Lê Sáng biên dịch)
- Phương Đình Anh ngôn thi tập (Phạm Vân Dung biên dịch)
- Phương Đình Lưu lãm tập (Lê Như Duy - Phạm Kỳ Nam biên dịch)
- Phương Đình Mạn hứng tập (Phạm Đức Duật biên dịch)
5. Phương pháp nghiên cửu
Đẻ thực hiện nghiên cứu, căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề tài chúng
tôi đã sử dụng lí thuyết thi pháp học và các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thống kê miêu tả
- Phương pháp so sánh văn học
6. Đóng góp ciía khóa luận
6.7. về lý luận
Khóa luận là minh chứng cho thấy những công lao, những đóng góp văn
hóa vô cùng to lớn mà nhà văn hóa Nguyễn Văn Siêu đã để lại cho dân tộc
việt Nam.
6.2. về thực tiễn
- Khóa luận hướng tới giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về con người
Nguyễn Văn Siêu - một tác gia văn học lớn thế kỷ XIX và hiểu rõ hơn về khu
quần thể di tích đền Ngọc Sơn: Tháp Bút - Đài Nghiên - cầu Thê Húc.
6
-
Góp phần cho việc giảng dạy, học tập Nguyễn Văn Siêu ở các trường
Cao đẳng, Đại học.
7. Bố cục của khóa ỉuận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
khóa luận gồm hai chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nguyễn Văn Siêu - Nhà văn hóa lớn của thế kỷ XIX
1
NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề chung
1.1. Tác giả Nguyễn Văn Siêu
/. 1.1. Cuộc đời
Nguyễn Văn Siêu tên khác là Định, tự Tốn Ban, thụy Chí Đạo, hiệu
Phương Đình và Thọ Xương cư sĩ. Ông là tác gia lớn trong thế kỉ XIX với
những trước tác về lịch sử , địa lí, lịch sử, tư tưởng, thơ văn...
ỉ. ỉ. ỉ. ỉ. Năm sinh và năm mất
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Chung - Trường ĐHSP Hà Nội trong
bài viết Tìm hiểu về cuộc đời Nguyễn Văn Siêu đăng trên Tạp chỉ bảo văn hóa
Nghệ An thì năm sinh của Nguyễn Văn Siêu được ghi chép chưa thống nhất.
Lược truyện các tác gia Việt Nam, Thơ đi sử ghi năm 1795 (Àt Mão, năm
Cảnh Thịnh thứ 3 Tây Sơn). Quốc triều khoa bảng lục, Các nhà khoa bảng
Việt Nam, Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam... ghi năm 1796
(Bính Thìn, năm Cảnh Thịnh thứ 4 triều Tây Sơn). Phương Đình Chỉ Đạo tiên
sinh thần đạo bi, Cụ Phưong Đình Nguyễn Văn Siêu, Nét bút thần của
Nguyễn Văn Siêu thỉ ca và lịch sử ghi năm 1799 (Kỉ Tị, năm Cảnh Thịnh thứ
7 triều Tây Sơn).
Năm sinh của Nguyễn Văn Siêu được ghi chép sớm nhất trong các tư
liệu chữ Hán nhưng Quốc triều khoa bảng lục ghi năm 1796 còn Phương
Đình Chỉ Đạo tiên sinh thần đạo bỉ ghi năm 1799. Theo tôi, năm sinh và mất
của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu được xác định trong bia thần đạo vì:
-
Thời gian xuất hiện của tư liệu: Cả hai tư liệu này đều chính thức ra
đời năm Giáp Ngọ đời Thành Thái (1894) song Phương Đình Chỉ Đạo tiên
sinh thần đạo bỉ được công bố sớm hơn Quốc triều khoa bảng lục. Thời gian
khắc của bia là Thành Thái Giáp Ngọ chính nguyệt- tháng Giêng năm Giáp
Ngọ đời Thành Thái. Thời gian khắc in của Quốc triều khoa bảng lục là
Thành Thái Giáp Ngọ hạ- Mùa hạ năm Giáp Ngọ đời Thành Thái.
- Tác giả của tư liệu: Nguyễn Trọng Họp (1834 - 1902) soạn Phương
Đình Chí Đạo tiên sinh thần đạo bi, Cao Xuân Dục (1842 - 1923) soạn Quốc
triều khoa bảng lục. Nguyễn Trọng Hợp và Cao Xuân Dục đều là những nhà
Hán học nổi tiếng đương thời. Nguyễn Trọng Họp từng làm Văn minh đại học
sĩ, Cơ mật viện đại thần... Cao Xuân Dục cũng giữ chức Thượng thư Bộ Học.
Tuy nhiên, người soạn văn bia có mối quan hệ gần hơn với Nguyễn Văn Siêu.
Nguyễn Trọng Hợp và Nguyễn Văn Siêu đều thuộc họ Nguyễn tại Kim Lũ,
một người ngành trưởng, một người ngành thứ. Điều này được khẳng định
trong văn bia và các tư liệu khác như Thanh Trì Nguyễn thị phả đồ...
- Nội dung viết về Nguyễn Văn Siêu trong tùng tư liệu: Quốc triều khoa
bảng ỉục khắc in ngắn gọn về từng nhân vật đỗ Đại khoa triều Nguyễn đến
năm 1898, trong đó ghi: “Nguyễn Văn Siêu, Hà Nội, Thọ Xương, Dũng Thọ,
Bính Thìn, tứ thập tam. Ất Dậu Cử nhân, Hưng Yên Án sát, giáng Thị độc
công tịch. Cư Hàn các, dĩ văn học danh cập môn đa sở thành lập, hũu Phương
Đình thi văn tập hành thế”. (Nguyễn Văn Siêu người Dũng Thọ, Thọ Xương,
Hà Nội, sinh năm Bính Thìn 1796, bốn mươi ba tuổi. Năm Ất Dậu 1825 đậu
Cử nhân, làm Án sát Hưng Yên, giáng Thị độc công tịch, tại Viện Hàn lâm
nổi danh văn chương và nhiều lĩnh vực khác, có Phương Đình thi văn tập).
Phương Đình Chí Đạo tiên sinh thần đạo bi đặt tại lăng mộ cho biết chi tiết
hơn về cá tính, gia tộc, hành trạng và thời gian sinh của Nguyễn Văn Siêu.
Như vậy, với những lí do trên chúng ta có thể kết luận thời gian sinh và
mất của Nguyễn Văn Siêu trong Phương Đình Chí Đạo tiên sinh thần đạo bi
là chính xác: Nguyễn Văn Siêu sinh năm 1796, mất năm 1872.
9
1.1.1.2. Quê hương và gia tộc
Nguyễn Văn Siêu sinh ra ở một làng khoa bảng. Làng Lủ xưa gồm ba
xóm lớn Lủ Cầu, Lủ Trung, Lủ Văn, sau phát triển thành ba làng Kim Giang,
Kim Lũ, Kim Văn. Đen cuối thời Lê, Kim Lũ thành một xã thuộc tống
Khương Đình, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, nay là phường Đại Kim,
quận Hoàng Mai, Hà Nội. Dù không nổi tiếng bằng Mộ Trạch, Hoa Đường,
Hành Thiện... nhung Kim Lũ cũng là một làng quê giàu truyền thống. Theo
cuốn Tiến sĩ Nho học Thăng Long Hà Nội, Kim Lũ tiêu biểu về khoa cử trong
14 làng khoa bảng của Hà Nội với năm vị đỗ đại khoa gồm Tiến sĩ Hồng Hạo
(1710), Tiến sĩ Nguyễn Công Thái (1715), Phó bảng Nguyễn Văn Siêu
(1838), Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hợp (1865), Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Cốc (1910).
Dòng họ của Nguyễn Văn Siêu cũng có nhiều người đỗ đạt. Họ Nguyễn
làng Lủ Trung chia thành hai ngành. Ngành trưởng (Đại tông), đến đời thứ
sáu có Nguyễn Văn Siêu đỗ Phó bảng. Theo Thanh Trì Nguyễn thị phả đồ có
ghi: Thôn Trung, xã Kim Lũ, tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, phủ
Thường Tín, Hà Nội. Thủy tổ họ Nguyễn của Nguyễn Văn Siêu là ông Phúc
Tâm. Ồng Phúc Tâm lại sinh ra được hai ngành. Ngành trưởng là ông Phúc
Canh. Từ Phúc Canh trải năm đời thì sinh ông Hoang Nghị, một người học
rộng, hiếu cổ, lấy đạo Nho khởi nghiệp nhà. Ông Hoang Nghị sinh được năm
người con, con trưởng là Phương Đình, đỗ Phó bảng, từng làm quan ở Nội
các, phụng mệnh đi sứ Yên Kinh, làm Án sát sứ, sau thăng Thị độc tại Hàn
lâm viện, rồi trí sĩ. Văn chương của Phương Đình bề thế được người đời
ngưỡng mộ. Còn ngành thứ (Tiểu tông) đến đời thứ tư có Nguyễn Công Thái
đỗ Tiến sĩ, sau là Nguyễn Trọng Hợp và Nguyễn Sĩ Cốc. Theo Tiến sĩ Nho
học Thăng Long Hà Nội, họ Nguyễn làng Lủ thuộc 11 dòng họ khoa bảng ở
Hà Nội cùng họ Phạm (Đông Ngạc), họ Nguyễn (Vân Điềm), họ Nguyễn
(Nguyệt Áng)...
10
Theo Thanh Trì Nguyễn thị phả đồ, Nguyễn Văn Siêu thuộc ngành
trưởng họ Nguyễn làng Lủ. Ngành trưởng, trước Nguyễn Văn Siêu trải sáu
đời không có người đỗ đạt nhưng cha ông học rộng, hiếu cổ, chuộng đạo Nho.
Là con trưởng, Nguyễn Văn Siêu đã được cha giáo dục bằng sự hiểu biết sâu
rộng về tư tưởng Nho gia ngay từ khi còn nhỏ. Bia thần đạo cho biết Hoang
Nghị công thường lấy điều tiết tháo khích lệ Nguyễn Văn Siêu.
Mặt khác, Nguyễn Văn Siêu sinh tại làng Lủ nhung lại theo gia đình
chuyển đến thôn Cổ Lương, giáp Giang Nguyên, phường Dũng Thọ, huyện
Thọ Xương, Hà Nội. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và là một trung tâm
quy tụ nhân tài, nơi đây đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn nhạy cảm và giàu
khát vọng cho Phương Đình. Quê hương, dòng họ, gia đình đã hội tụ đủ điều
kiện cho sự phát triến tài năng và nhân cách của Nguyễn Văn Siêu.
v ề gia đình riêng của Nguyễn Văn Siêu, Phương Đình binh nhật trị
mệnh đã ghi rõ ông không lấy chính thất mà có hai thứ thất. Bà họ Hoàng sinh
được hai gái (Thị Giản và Thị Ý), một trai (Tập Hinh). Bà họ Bùi cũng sinh
được hai gái (Thị Sử, Thị Đoan), một trai (Văn Dĩnh). Ngoài ra, Nguyễn Văn
Siêu còn có một thiếp do bà họ Bùi mua về, bà này sinh được một trai (Văn
Xiển). Nguyễn Văn Siêu trân trọng tình cảm gia đình. Hình ảnh con thơ, ngôi
nhà, mảnh vườn, cây cầu... biểu hiện trong thơ ông một cách xúc động, thân
thương. Khi gặp con trai Tập Hinh trên đường đi sứ, ông ngậm ngùi thương
con còn quá nhỏ, khả năng ứng biến lại non nớt mà sớm chậm chạp như cha;
rồi khi ghé thăm ngôi nhà thân thuộc, ông bồi hồi thấy cây quế trước sân gầy
đón cổng, cây mai trong vườn xòa xuống người:
Tiếp môn đình quế như nhân sau,
Phúc ốc viên mai quả ngã kiều.
(Bản dạ đảo gia - Vạn lí tập)
11
Dịch nghĩa:
Cây quế ở đình bên cửa gầy như người,
Mai trong vườn che rợp mái nhà cao hơn ta.
(Nửa đêm về đến nhà)
Nguyễn VănSiêu rất yêu quê hương và gia đình của mình.
hương và giađình
Chính quê
có ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp sáng tác thơ ca của
Nguyễn Văn Siêu. Hình ảnh quê hương đi vào trong thơ ca của ông thật dung
dị, gần gũi song với tài văn chương của mình, Nguyễn Văn Siêu đã phô bày
cho chúng ta thấy được những vẻ đẹp đặc trung nhất của đất Hà Thành. Từ
đây cũng toát lên cái hồn khí của truyền thống hiếu học, truyền thống văn hóa
của đất Thăng Long (Kim Lũ - Hà Nội).
1.1.1.3. Đời tư
Nguyễn Văn Siêu sinh tại thôn Trung, xã Kim Lũ, tổng Khương Đình,
huyện Thanh Trì nhưng ngay từ nhỏ ông theo gia đình định cư tại Dũng Thọ,
Thọ Xương, Hà Nội. Năm 1 3 - 1 4 tuổi, khi được cha dạy học ở nhà, cậu bé
Định tự đề hoành biển hai chữ Lạc Thiên (Vui với mệnh trời) và treo ở phòng
học câu đối: Đạo tại cố kim vô khúc kỉnh, thiên đa bồng tất sản cao nhân
(nghĩa là: Đạo từ xưa đến nay không phải đường tắt, trời thường sinh bậc anh
tài trong chốn nhà tranh lều cỏ). Hoành biến và câu đối bộc lộ ý chí muốn
thành người tài đức đã nảy nở trong tâm hồn người con đất Kinh Kỳ ngay từ
lúc ấu thơ.
Khi thành niên, con người giàu khát vọng theo học Tiến sĩ Phạm Ọuý
Thích ở làng Hoa Đường, huyện Đường An, trấn Hải Dương, Nguyễn Văn
Siêu nổi tiếng học giỏi, tung hoành văn từ cổ, không chịu gò bó theo kiểu học
thời tục, tiếng tăm bắt đầu vang dậy khắp nơi, vượt qua nhiều bậc danh Nho
đương thời.
12
Năm 1825, Nguyễn Văn Siêu đỗ Cử nhân. Quốc triều khoa bảng lục
ghi: “Khoa Ất Dậu, Minh Mạng thứ 6 (1825), gồm 6 trường thi, lấy 117
người, trong đó trường Thăng Long lấy 28 người, Nguyễn Văn Siêu đậu Á
nguyên”.
Bia thần đạo tại lăng Phương Đình còn cho biết năm Ất Dậu (1825),
Nguyễn Văn Siêu nhiều lần nhận được giấy chiêu hiền nhưng chưa dự tuyến
vì muốn ở nhà phụng dưỡng cha mẹ và chăm sóc các em. Lệ thường, những
người đỗ thi Hương sẽ dự thi Hội vào năm kế tiếp còn Phương Đình thì mười
ba năm sau mới đi thi Hội (1838).
Cuốn Nét bút thần của Nguyên Vãn Siêu thi ca và lịch sử giải thích
nguyên nhân đỗ đạt chậm của Nguyễn Văn Siêu là từ khi mới học thường đọc
nhanh viết thảo nên chữ xấu, dẫn đến kết quả thi không như mong muốn.
Khoa Ât Dậu, ông phải dùng mẹo đau bụng để kéo dài thời gian, may nhờ tấm
lòng liên tài của Nguyễn Hàm Ninh mới đỗ Á nguyên. Tuy nhiên, theo Quốc
triều hương khoa lục, chức vụ tại trường Thăng Long năm Ất Dậu gồm HŨ01
tham tri Bộ Lễ Nguyên Đăng Tuân làm Đe điệu, Hiệu trấn Sơn Nam Ngô Huy
Viên làm Giám thị, Thiêm sự bộ Hộ Thân Văn Duy, Thự Thiêm sự Bộ Lại Lê
Quang làm Giám khảo. Như vậy, không có nhân vật Nguyễn Hàm Ninh tại
trường thi này. Có lẽ, những chi tiết trên được tác giả cuốn Nét bút thần của
Nguyên Văn Siêu thi ca và lịch sử hư cấu.
Năm 1838, khoa Mậu Tuất, năm Minh Mệnh thứ 19, Nguyễn Văn Siêu
đậu Phó bảng chỉ có ở đời Nguyễn từ khoa thi Hội năm Kỉ Sửu (1829), không
được trọng vọng so với học vị Tiến sĩ. Thông lệ, người đỗ Phó bảng không
được thi lại Tiến sĩ khi nhà Nguyễn mở Chế khoa vào năm 1851.
Sau khi đỗ Phó bảng, Nguyễn Văn Siêu được nhận chức Hàn lâm viện
kiểm thảo (hàm tòng thất phẩm) ở Viện Hàn lâm, cơ quan có nhiệm vụ khởi
thảo công văn triều đình ban hành gồm chế, chiếu, biểu... Triều Nguyễn có
13
nhiều ân điển ban cho người đỗ đạt như Tiến sĩ cập đệ được nhận chức ngay
còn Tiến sĩ xuất thân, Đồng Tiến sĩ xuất thân, Phó bảng vào Viện Hàn lâm ăn
lương đọc sách ba mươi năm mới sát hạch, thăng bổ.
Năm 1841, Nguyễn Văn Siêu được thăng Viên ngoại lang Bộ Lễ (hàm
chính ngũ phẩm). Sau ba năm làm việc tại Hàn lâm viện, Phương Đình được
thăng bốn bậc từ tòng thất phẩm lên chính ngũ phẩm. Nhưng cũng vào năm
này, khi làm Phó chủ khảo trường Thừa Thiên, ông bị hệ lụy vì liên quan tới
Cao Bá Quát và việc xảy ra tại trường thi. Hai viên sơ khảo Cao Bá Quát,
Phan Nhạ ngầm lấy muội đèn chữa văn cho bài thi gồm hai tư quyển, đỗ được
năm người. Giám sát trường vụ thấy phép tắc không nghiêm, yêu cầu Bộ Lễ
và Viện Đô sát điều tra. Án quyết Cao Bá Quát và Phan Nhạ bị xử tử, Nguyễn
Văn Siêu bị phạt trượng đồ. Sau khi nghị tội, Nguyễn Văn Siêu bị cách chức
nhung vẫn được làm Bộ Lễ. Và cũng chính vào cuối năm này, ông còn bị
khiển trách do liên quan đến Ngọc điệp nhầm năm Minh Mệnh thứ 21 tháng
12 ngày 28 từ giờ Ất Hợi sang giờ Giáp Tuất.
Thời gian sau, ông nhận chức Nội các Thừa chỉ (hàm tòng nghũ phẩm).
Nội các là nơi cơ yếu tham mưu cho triều đình, theo vua tuần du, giữ ấn,
truyền lưu chỉ dụ cho nha môn, ghi chép chương sớ... Nội các chia làm bốn
Tào, thuộc viên khoảng ba mươi người. Thừa chỉ là chức quan phụ trách Tào
Biều bộ, chuyên trách lưu giữ châu bản, sổ sách, giấy tờ.
Năm 1848, Phương Đình được thăng chức Thị giảng học sĩ (hàm tòng tứ
phẩm), phụ trách việc giảng dạy cho hoàng tủ'.
Năm 1849, Nguyễn Văn Siêu được cử làm Ất sứ sang nhà Thanh. Trên
hành trình, ông sáng tác Phương Đình vạn lí tập. Đi sứ về, Nguyễn Văn Siêu
làm việc tại Tập hiền viện, Khai kinh diên (hai cơ quan tập họp nhân tài đế
bàn luận chính trị, sách vở, thơ phú...). Khi làm việc ở đây, ông giữ chức
Khởi cư chú, phục vụ các buổi giảng tập ở Kinh diên.
14
Sau đó, năm 1851 Nguyễn Văn Siêu được bổ chức Án sát Hà Tĩnh, một
thời gian ngắn chuyển về Hưng Yên. Hưng Yên hay bị vỡ đê. Nguyễn Văn
Siêu gửi về Kinh đô Huế một số điều trần, song không hợp ý vua. ít lâu sau,
Nguyễn Văn Siêu bị giáng chức.
Lúc này tư tưởng của ông đã thay đổi vì nẻo thanh vân cũng trải hơn
chục năm, vì tâm huyết đổ ra mà dân chang yên còn bề trên lại không thấu
hiểu. Ông đành thoái lui về con đường phù hợp hơn với mình, không thể làm
chính trị thì trở thành người dạy học.
Năm 1854, Nguyễn Văn Siêu trí sĩ. Từ khi trí sĩ đến lúc mất, ông góp
sức chống thực dân Pháp xâm lược, khởi xướng phong trào chấn hưng văn
hóa Thăng Long, mở trường đào tạo nhân tài...
Có thể nói cả một cuộc đời cống hiến cho đất nước cho nhân dân không
hề mệt mỏi, một lòng tận trung với vua. Con đường làm quan của Nguyễn
Văn Siêu gặp rất nhiều những biến cố thăng trầm, nhiều lần thăng rồi lại
giáng chức. Suốt chiều dài của lịch sử đương thời, ông đã những đóng góp vô
cùng to lớn cho sự phát triển của đất nước, được nhân dân yêu mến, kính nể.
Nhưng tạo hóa xoay vần, đứng trước cái thời cuộc rối ren, Nguyễn Văn Siêu
cũng như nhiều nhà trí thức đương thời đành chọn cho mình giải pháp về quê
ở ẩn, mở trường dạy học để đào tạo nhân tài cho đất nước và cũng là đế giữ
gìn thiên lương, nhân cách cao đẹp của một nhà Nho.
1.1.2. Sự nghiệp trước tác
Nguyễn Văn Siêu sáng tác rất mạnh, tính đến lúc qua đời (1872) ông đã
có hon nửa thế kỉ cầm bút và đã để lại cho đất nước, cho muôn đời sau một sự
nghiệp văn chương đồ sộ, được dư luận đương thời và hậu thế suy tôn lên bậc
thần: Thần Siêu bên cạnh Thánh Quát (Cao Bá Quát).
15
Văn nghiệp của Nguyễn Văn Siêu trải qua ba thời kì: thời còn đi học kế
cả đi thi, thời làm quan, thời thôi quan về mở trường dạy học với tư cách một
bậc sư biểu ở tầm cỡ quốc gia.
Văn nghiệp của Thần Siêu cũng trải qua nhiều tình huống trong nhiều
quan hệ: quan hệ giao du với bạn bè, với thầy học, trong tư cách một ông
quan có quan hệ gắn bó thân tình và viết theo lệnh của nhà vua, trong tư cách
một vị phó chánh sứ đi sứ nhà Thanh (Trung Hoa), trên cương vị một thành
viên toàn tu quốc sứ quan của triều Nguyễn, trong hoàn cảnh làm ông thầy
dạy học, trong các chuyến du ngoạn nơi danh lam này thắng cảnh nọ... Và
chính hoàn cảnh sáng tác của Thần Siêu da dạng như thế cho nên loại hình
văn chương đó cũng đa dạng. Có văn học hành chức, chức năng; có văn học
kí sự, tùy bút; có văn học khảo cún, bác học; có văn học du hí, thù tạc; và dĩ
nhiên còn có văn học trữ tình mà chủ yếu là thơ. Những thể tài văn học đã có
trong văn nghiệp của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu là: Chiếu, biểu, sắc,
cáo, sơ, gián, bi kí, minh, chí, châm, trướng, khánh hạ, di chức,... thuộc loại
hình văn học chức năng; có văn sách, biện thuyết... thuộc loại hình văn học
chính luận; có dư địa chí thuộc loại hình văn học phê bình; có kí sự, tùy bút
thuộc loại hình gần với văn học mỹ học.
Riêng trong thơ thì chủ yếu là các thể thơ: Đường luật, thất ngôn bát cú,
thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ tuyệt, cổ phong, cổ phong
trường thiên.
Nguyễn Văn Siêu đã để lại các tác phẩm: Phương Đình văn ỉoại (gồm 5
quyên: Giáp tập, Ât tập, Bính tập, Đinh tập và Tục tập), Phương Đình Tùy bút
lục (gồm 6 quyển), Phương Đình Địa chí loại (hay còn được gọi là Phương
Đình Dư địa chí), Chư sử khảo thích, Chư kỉnh khảo ước, Tứ thư bị giảng,...
Ngoài các tập văn vừa kể trên thì ở lĩnh vực thơ ca, Phương Đình
Nguyễn Văn Siêu còn có bộ Phương Đình Thi tập đồ sộ (gồm 4 tập thơ:
16
Phương Đình Vạn lỉ tập, Phương Đình Anh ngôn thi tập, Phương Đình Lưu
lãm tập, Phương Đình Mạn hứng tập).
Chúng ta có thể đánh giá sự nghiệp trước tác của tác gia Phương Đình
Nguyễn Văn Siêu như sau: số lượng tác phẩm đồ sộ và đa dạng, phong phú về
thể loại.
1.1.3. Quan điếm sáng tác
Mỗi người nghệ sĩ, tùy theo phong cách nghệ thuật, cá tính sáng tạo và
tư tưởng thẩm mĩ mà có những quan niệm riêng về văn chương. Có người cho
rằng văn chương là sự thoát ly hay quên lãng, lại có nghệ sĩ muốn văn chương
phải là "sự thực ở đời", phải là "những tiếng đau khổ kia thoát ra tù' những
kiếp lầm than" (Nam Cao). Với Nguyễn Văn Siêu trong một bức thư bàn luận
về văn chương, ông có viết: "Văn chương (...) có loại đáng thờ. Có loại không
đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại
đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”.
Nguyễn Văn Siêu đã bày tỏ quan niệm của mình về văn chương chân
chính. Văn chương được ông chia làm hai loại. Loại văn chương ’’đáng thờ” là
văn chương "chuyên chú ở con người", là văn chương "nghệ thuật vị nhân
sinh" hướng đến phục vụ cuộc sống con người. Loại văn chương "không đáng
thờ” là loại văn chương "chỉ chuyên chú ở văn chương", lo rèn câu đúc chữ, ở
hình thức nghệ thuật, đó là "nghệ thuật vị nghệ thuật".
Nguyễn Văn Siêu đã rất đúng đắn khi đặt ra một yêu cầu cho văn
chương chân chính,đó phải là tiếng nói, hơi thở của cuộc sống đời thường,
đưa ra nhiệm vụ phản ánh hiện thực cho văn chương. Yêu cầu này đòi hỏi ở
nhà văn một sự tinh tế, nhạy cảm, thức nhọn các giác quan rất cao để có thể
quân sự cuộc sống, nhập thân vào cuộc sống để khám phá, tìm tòi. Một tác
phẩm ưu tú "không đem đến một cách cho người đọc sự thoát ly hay sự
quên”, nó đem đến cho người đọc hơi thở, nhịp đập của chính cuộc đời cho
17
người đọc những "bài học trông nhìn và thưởng thức" (Theo dòng). "Tác
phẩm văn nghệ phải thể hiến sự sống thật hơn là sự sống bình thường, cô
đọng hơn, khái quát hơn, cao hơn cuộc sống mà văn là cuộc sống" (Trường
Chinh). Người nghệ sĩ phải nhận thức, phản ánh cuộc sống có lý tưởng, chứ
không phải mình họa lý tưởng cuộc sống. Lý tưởng nằm ngay trong cuộc
sống chứ không tách ra khỏi cuộc sống, không khiến người ta toát y hay quên
lãng. Văn chương chân chính không phải là công thức sao chép, nô lệ hiện
thực mà phải thể hiện sự sáng tạo độc đáo, nghiêm túc của ngời nghệ sĩ.
Quá trình sáng tạo ấy là quá tình nhà văn gom góp, nhặt nhạnh chắt chiu
nhũng mảnh đời, nhũng số phận, thu nhận vào mình muôn vẻ của cuộc sống
ngoài kia để trải nghiệm, chúng đúc. Công việc phản ánh hiện thực cũng
giống như cuộc đời gạn lọc những vẻ đẹp tinh túy của một đời trai thầm lặng
đớn đau. Chỉ có công phu và sáng tạo như vậy, tác phẩm văn chương mới chở
đi được linh hồn của cuộc sống, bắt người đọc phải hướng về cuộc đời mà tìm
kiếm, khám phá, say mê. Văn chương chân chính nhất định không phải là thư
văn dễ dãi, người đọc không hiểu gì.
1.2. Tác phẩm Phương Đình Thi tập
1.2.1. Phương Đình Vạn lý tập
Đây là tập thơ đầu bộ Phương Đình Thi loại. Tập thơ Vạn lý có 170 bài.
Vạn lí có nghĩa là muôn dặm.
Đây là tập thơ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu viết trên đường đi Sứ nhà
Thanh năm Tự Đức thứ 2 (1849). Đầu tập thơ có bài Tựa của cần chính điện
Đại học sĩ Đoan Trai Diên Phương Tẩu Trương Đăng Quế, viết vào mùa Thu
năm Tự Đức thứ 4 (1851). Bài Tựa cho biết, Nguyễn Văn Siêu đi sứ có đến
chào, Trương cũng có thơ tiễn, trong thơ tiễn có câu “Tự cổ văn chương vô
định bình, tài hoa tín thị bất hư sinh ” (Từ xưa văn chương không định bình
18
được, tài hoa đúng là không phải từ hư không mà sinh ra). Nay đi sứ về,
Nguyễn lại đưa tập thơ Vạn lý xin viết Tựa.
Đại học sĩ Trương khen Nguyễn Văn Siêu là người “phú học công thi”,
lại đi sứ qua nhiều núi sông, danh thắng, linh tích xưa nay, vì vậy tập thơ Vạn
/ý có nhiều bài hay...
1.2.2. Phương Đình Anh ngôn thi tập
Là tập thơ xếp thứ hai trong bộ Phương Đình Thi tập. Anh nghĩa đen là
tiếng chim gọi nhau; ở đây Anh ngôn có nghĩa là lời nói bạn bè.
Tập thơ Anh ngôn phần nhiều là thơ được Nguyễn Văn Siêu làm lúc còn
trẻ; thường là tác giả “phong hồ Vũ Vu, dục hồ Nghi” ngao du với thầy, bạn
rồi vịnh sông núi như Nhị Hà, Tô Giang, Tây Hồ, đền thờ Chu Văn An. Ngoài
ra còn có thơ vịnh sử, vịnh vật, thù tạc,... Toàn tập có 283 bài thơ.
1.2.3. Phương Đình Lưu lãm tập
Là tập thơ thứ ba trong bộ Phương Đình Thi loại, có 305 bài; chủ yếu là
thơ làm trong chuyến chu du quan lãm, vịnh danh lam thắng cảnh, tiễn tặng ở
Kinh đô Huế.
Thơ trong tập Lưu lãm của Phương Đình, phần lớn làm về bạn bè,
nhưng chủ yếu là bạn bè đang làm quan, khung cảnh là ở Kinh đô Huế. Bởi
vậy, tìm hiếu về không khí quan trường và phong cảnh cố đô Huế đương thời,
tập Lưu lãm có thể tính là tư liệu tham khảo sinh động. Mặt khác, tập thơ
cũng cho chúng ta biết sâu hơn về tư tưởng tình cảm của Phương Đình thời kỳ
ở Kinh đô. Có thể nói là ông không vui. Trước đây, khi đọc một số bài ký của
ông, chúng ta đã cảm thấy ông không thuần Nho, dù có lúc ông tự nhận là
Nho, tranh biện kịch liệt với Trang Tử, bảo vệ Nho đến cùng. Nhưng trong
Lưu lãm, ở không ít bài thơ, ông cho biết vào nhũng ngày ở Kinh đô, ông lại
muốn được như Trang Tử, như Đào Tiềm. Có điều dễ thấy là thơ trong tập
Lưu lãm tập phần nhiều là thơ trữ tình, ý thơ phóng khoáng.
19
1.2.4. Phương Đình Mạn hứng tập
Cuối bộ Phương Đình Thỉ loại là tập thơ Mạn hứng. Đây là tập thơ tùy
hứng mà Phương Đình làm chủ yếu với bạn bè, đồng nghiệp ở Hà Nội. Toàn
tập có 325 bài, trong đó có một số bài giúp chúng ta hiểu thêm chuyến đi sứ
và thơ Vạn ỉỷ của Phương Đình.
Như vậy Phương Đình Thi loại với 4 tập thơ, có 1083 bài thơ. Đúng là
một thế giới thơ mênh mông thăm thẳm, đương thời đã được các bậc danh sĩ,
kể cả vua chúa, có thể kể như: Vua Tự Đức, Tùng Thiện Vương Miên Thẩm,
Cao Bá Quát, Ngô Thế Vinh, Chu Doãn Tri,... đã ca ngợi, tôn vinh rất mực.
Trong bài Ký Nguyễn Phương Đình, Miên Thấm- một trong bốn đại danh:
Siêu, Quát, Tùng, Tuy thì đã viết về thơ Phương Đình là:
...Lãng vân lão bút khỉ phiêu phiêu
Thi thảo do ưng nhiến mãn biểu...
Nghĩa là:
Khi bút già dặn cao trên tầng mây vời vợi
Bài thơ mới làm nên kèm theo bầu rượu đầy
Lời khen này cũng gần với lời khen của Phan Bội Châu về thơ Cao Bá
Quát trong lời thơ Độc Cao Chu Thần hậu đề (Đe sau khi đọc thơ Cao Chu
Thần):
Mây gió xoay tròn đầu ngọn bút
Càn khôn chép lỏng nửa tròng người.
Tóm lại, công trình thơ ca Phương Đình Thi tập ( Vạn lí tập, Anh ngôn
thi tập, Mạn hứng tập, Lmi lãm tập) bao gồm hai phần “Văn” và “Thơ”. Công
trình đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về danh nhân văn hóa này, những cống
hiến đóng góp của ông, cũng như bước đầu có những đánh giá về văn thơ
Phương Đình - Nguyễn Văn Siêu cả về giá trị nội dung và nghệ thuật. Qua
sáng tác thơ văn của ông, người đọc có thể hiểu được tư tưởng của một nhà
văn hóa lớn của Thăng Long - Hà Nội, cũng từ đó có thể hiểu được những giá
trị văn hóa của mảnh đất kinh đô nghìn năm.
20
Chương 2: Nguyễn Văn Siêu- Nhà văn hóa lớn thế kỷ XIX
2.1. Nguyễn Văn Siêu - người có vốn hiểu biết uyên bác
Nguyễn Văn Siêu là người có vốn kiến thức rộng lớn về địa lý, lịch sử,
văn hóa không chỉ của Việt Nam mà còn cả của Trung Hoa. Điều đó được thể
hiện trong công trình Dư địa chí nổi tiếng Phương Đình Địa dư chí. Sách đã
thâu tóm khá nhiều hiểu biết về địa lý, lịch sử tù' trước cho đến đương thời.
Công trình này, ngoài tư liệu phong phú, sắp xếp khoa học, còn có một số
phát hiện và kiến giải mới cho đến nay vẫn có giá trị khoa học nhất định. Qua
đó, thể hiện được tầm tư tưởng lớn của Nguyễn Văn Siêu.
Trong bộ Phương Đình Thỉ tập thì tập thơ Phưoĩĩg Đình Vạn lí tập thể
hiện rõ nét nhất tầm hiểu biết sâu rộng của ông về địa lý, lịch sử Việt Nam
cũng như của Trung Hoa. Từ đó cho thấy ông là một học giả nghiêm túc, có
nhiều phát hiện đáng quý.
2.1.1, Nguyễn Văn Siêu - nhà địa lý học
Năm Kỉ Dậu, Nguyễn Văn Siêu được vua Tự Đức phái đi sứ nhà Thanh
với chức Phó sứ. Sắc chỉ: “Khanh thiên tính thông minh, học vấn uyên bác,
thành thử nghi thu tập vãn, tác trãm nhĩ mục, lịch lãm Bắc triều chư danh lam
thắng cảnh, cập chư địa phương phong tục, tức mệnh quản thành tử chu
tường, sĩ hôi trình tiến lãm, tá trâm minh kiến vạn lý chỉ ngoại”. Nghĩa là:
“Khanh thiên bẩm thông minh, học vấn uyên bác, đi chuyến này nên thu thập
những điều mắt thấy tai nghe, làm tai mắt cho trẫm, qua các nơi danh lam
thắng cảnh cùng phong tục các nơi bên Bắc triều, phải ghi chép kĩ càng, đợi
về dâng lên, giúp trẫm thấy được ngoài muôn dặm”. Vâng theo sắc chỉ,
Nguyễn Văn Siêu quan sát các nơi đã đi qua và ghi chép lại. Khi về nước, ông
dâng lên tập Như Yên lịch trình tấu thảo (Bản tấu về chuyến hành trình đi Yên
Kinh), chép lại cảnh vật mười ba nơi đoàn sứ bộ đi qua, từ Nam Quan sơn lộ
đến Bắc Bình, phong vật mỗi nơi đều nêu được nét đặc sắc với bút pháp hết
sức điêu luyện, ghi chép lại dịa lí đất ta, địa lí đất tàu rồi sự quan tâm sản vật,
21
phong thủy,... của ông đối với từng vùng đất. Chính vì thế, tập Vạn lý tập có
rất nhiều bài thơ đi kèm với những bài Tựa như để giải thích rõ hơn, sâu hơn
cho mọi người cùng hiểu được về địa hình cũng như sản vật, phong thủy ở
nhũng địa dnh, thắng cảnh mà Nguyễn Văn Siêu đã tùng đặt chân tới.
Nguyễn Văn Siêu đọc sách rất nhiều sách địa lý để biết tính hình sông
núi, ông rất thích phong thủy. Trên hành trình từ biệt ải Nam Quan để sang
cửa Long Giang, Nguyễn Văn Siêu đã đọc sách Thương Ngô Vương ỉiệt
truyện, Quảng dư ký, Mã Viện truyện,... của Trung Quốc để có thêm những
vốn hiểu biết về địa hình sông núi ở vùng đất Long Giang:
Giao Chỉ sơn hà cố Lạc cương,
Tây Vu lộ biệt Thái Bình hương.
Lệ Minh giang khấu tam kỳ thủy,
Cao Lạng khê nguyên chất lạm thương.
...Long Giang hữu nhị nguyên, nhất xuất Lạng Sơn Kỳ Cùng giang; nhất
xuất Cao Bang hợp Thải Nguyên chư thủy vi Trăn Hiến giang viết Đại Thủy.
Nguyên do Long Châu lưu kinh thượng Hạ Đống Châu, chí Ninh Minh châu
Bắc họp Minh giang lim hạ Bạch Tuyết đường vi Lệ Giang, giang khúc oánh
hồi vị chi Văn tự thủy. Lưỡng biên giai sơn vỉ ngạn. Sơn thế đại đế dữ ngã Ôn
Châu Hữu Lũng tương tự, nhi hùng tuấn tắc quá nhiên. Thủy bất tương xứng
sơn, tong vỉ biên địa, tự kỳ nhất phong nhất lĩnh nhi quan dỉệc túc tư hứng.
(Long giang khấu - Mạn hứng tập)
Dịch nghĩa:
Non sông Giao Chỉ là biên cương đất Lạc xưa,
Lộ Tây Vụ có hương Thái Bình riêng.
Cửa sông Lệ Minh chia làm ba sông,
Các sông đều bắt nguồn ở Cao Bằng, Lạng Sơn rồi chảy sang.
... Long Giang có hai nguồn; một bắt nguồn từ sông Kỳ Cùng ở Lạng
Sơn; nguồn khác là các sông ở Cao Bằng và Lạng Sơn họp lại, làm thành
sông Trăn Hiến, gọi là Đại Thủy. Nguồn từ Châu Long, chảy qua Thượng
22
Đống Châu, Hạ Đống Châu, đến phía bắc châu Ninh Minh, hợp với Minh
Giang, chảy xuống Bạch Tuuyết Đường là Lệ Giang, sông gấp khúc đẹp nên
gọi là Văn tự thủy (sông như chữ viết). Hai bên sông đều là núi. Thế núi đại
thể giống núi ở Hữu Lũng. Ồn Châu nước ta, nhưng hùng vĩ hơn. Sông không
tương xứng với núi; nhìn chung đất là biên giới, nhìn từng dãy núi, từng ngọn
núi rất hứng thú.
Rồi khi đoàn sứ quân đậu thuyền dưới thành phủ Thái Bình, Nguyễn
Văn Siêu đã viết bài thơ Châu bạc Thải Bình phủ thành hạ, tìm hiểu cái tên
huyện Sùng Thiện: Huyện Sùng Thiện là phụ trách tây bắc của phủ Thái
Bình; có sông Sùng Thiện bắt nguồn ở huyện Sùng Quan Sơn, cho nên có tên
là Sùng Thiện. Nhà Đường coi là quận ngoài phụ thuộc, nhà Tống đặt Thái
Bình trại, nhà Minh thăng là phủ; nay bỏ phủ Tư Minh, giáng làm Ninh Minh
châu Thái Bình kiêm Ty; nhưng là cái khóa của Nam Quan, thế đất nơi này
tăng thêm quan trọng.
Thanh Liên sơn dân giang như đới,
Thành quách nhân dân cộng nhất hổ.
Dịch nghĩa:
Núi Thanh Liên dẫn liền đến sông giống như cái đai,
Thành quách và nhân dân giống như ở chung trong một quả bầu.
Khi đến thành Quý Huyện (tên huyện, thuộc phủ Tầm Châu, tỉnh Quảng
Tây), Nguyễn Văn Siêu lại tìm hiểu rất chi tiết, tỉ mỉ địa mạch, thủy mạch nơi
đây:
Lộ nhập Tây Ấu thủy tự Đông,
Tiếu khê hoành vọng thủ lâu không
Nhân yên đới quách tà lâm chử,
Xuân vũ liên giang vãn hệ bồng.
(Quỷ Huyện thành châu thứ hứng tác - Thuyền đỗ ở thành Quý Huyện hứng
tác)
23
Dịch nghĩa:
Đường vào Tây Âu theo sông từ phía Đông,
Trên con suối nhỏ nhìn hai bên thấy chòi biên phòng bỏ
không.
Khói nhà dân theo tường thành nghiêng xuống bến,
Mưa mùa xuân nối giòng sông chiều với các con thuyền.
Đặc biệt thông qua sách Huyện chí, Nguyễn Văn Siêu đã tìm hiểu rất kĩ
lưỡng các giếng nổi tiếng ở vùng đất này: Đất này có nhiều giếng nổi tiếng,
do mạch thiêng chảy ra. Có giếng Cốc Vĩnh, khơi mãi được; có giếng Đông;
nước theo đá lạ tràn ra... Và ông cho biết ở đời Đường có Hà Lý, Hà Quang
đến ẩn cư ở đây.
Dùng chân tại mảnh đất Quế Bình (nay là huyện Quế Bình, thuộc miền
đông Quảng Tây - Trung Quốc. Vùng đất này chính thức thuộc về Trung
Quốc từ năm 214 trước Công nguyên, khi quân đội nhà Tần chiếm hết miền
Nam Trung Hoa ngày nay), Nguyễn Văn Siêu đã sáng tác bốn bài thơ viết về
Quế Bình rất hay: Quế Bình tứ tuyệt (Tứ tuyệt về Quế Bình) và kèm theo lời
dẫn: “Tứ tuyệt về Quế Bình nam trong Bát cảnh của phủ Tầm Châu. Đó là
Nam Tân c ố Độ (Ben đò xưa ở ghềnh Nam), Bắc Ngạn Ngư Tiều (Chài lưới
tiều phu ở bờ Bắc), Đông Tháp Hồi Lan (Sóng quành ở Tháp Đông), Kim
Liên Dạ vũ (Mưa đêm ở Sen Vàng), đó thực là thắng cảnh...
Hành trình đi sứ này là cơ hội đế Nguyễn Văn Siêu có thêm những vốn
hiểu biết mới, những trải nghiệm đáng quý và thể hiện thể hiện tài năng văn
chương của mình. Có thể nói, những bài thơ cùng với các bài đề tựa, lời dẫn,
bút kí trong hành trình đi sứ được tập hợp trong Vạn lí tập đã thể hiện rất rõ
tính chất đại gia, đại bút của “Thần Siêu”. Ở thời trung đại, thơ văn của nhiều
vị sứ thần Việt Nam đi sứ Trung Hoa là không hiếm. Nhưng thừ hỏi đã ở đâu
tỏ rõ một năng lực quan sát tỉ mỉ, một sự am hiểu sâu rộng về sử sách, đất
24
nước xứ, người dân đến nhũng lời nhận xét, phản biện khảo nghiệm thông
thái, sắc sảo như ở đây của “Thần Siêu”, mặc dù chỉ mới là nói thoáng, nói
qua?
Uất Giang hữu sơn danh Đại Thủy,
Lưỡng huyện trung gian sơn thế khởi.
Giang lưu uyển chuyến Thập Tam Đường,
Thanh thúy tung hoành tam bách lý.
(Tư Nam Bình Tùng Lĩnh Đường chỉ
Đẳng Huyện Tam Giang khấu - Vạn lỉ tập)
Dịch nghĩa:
Huyện Uất Giang có núi gọi là Đại Thủy,
Giữa hai huyện, thế núi vồng lên.
Sông chảy uyển chuyển ở Thập Tam Đường,
Màu xanh biếc rải rác ba trăm dặm.
(Từ Tùng Lĩnh Đường ở Nam Bình đến Tam Giang khẩu ở Đằng
Huyện)
Trong Vạn lí tập còn rất nhiều bài thơ khác Nguyễn Văn Siêu miêu tả
phong cảnh, địa hình sông núi rất đẹp và nên thơ: Ngô Châu lãm cổ, Giang
vũ, Ninh Minh Giang Châu thứ, Đăng Tượng Tỵ sơn lâu, Vũ trung vọng Bắc
Chướng sơn,... Đọc các bài thơ viết về địa lý của ông một mặt chúng ta mở
mang thêm tri thức địa lý cổ, mặt khác chúng ta cũng cảm nhận được văn hóa
địa lý mà tác giả muốn gửi gắm.
2.1.2. Nguyễn Văn Siêu - nhà sử học
Nguyễn Văn Siêu cũng rất chú ý đến Sừ học. Đối với lịch sử nước nhà,
ông tỏ ra là một học giả có quan điểm Sử học dân tộc vô tư và vững vàng.
25
Điều này được thể hiện rất rõ qua từng lời thơ, qua các phần ông đề dẫn, chú
giải.
Nguyễn Văn Siêu còn mạnh dạn đánh giá lại các nhân vật lịch sử. Và
quan niệm đánh giá lịch sử có tính cá nhân, độc lập, sắc sảo với những lời
hùng biện đanh thép. Ngay dưới thời triều Nguyễn mà vua quan triều đình
nhà Nguyễn vẫn coi nhà Tây Sơn là Nguỵ là Tặc, ai nói trái lại sẽ bị kết tội
phản nghịch, nhưng trong bài Thăng Long hoài cổ, ông đã kín đáo ca ngợi
công ơn của nhà Tây Sơn là đã duy trì được nền độc lập tự chủ cho đất nước
và bày tỏ nối niềm luyến tiếc ngậm ngùi:
Tây Sơn trực Bắc thướng Long Biên,
Thử nhật hồi đầu tứ thập niên.
Vạn cố sơn hà nhưng đế Việt,
Tam triều vãn vật ủy Nam thiên.
Thương nhan bạch phát do tồn giả,
Lưu thủy hành vân khước điếu nhiên.
Nhật lạc cô thành thu sắc mộ,
Kỷ hồi vãng sự cảnh thùy liên.
Dịch nghĩa:
Tây Sơn ra Bắc đến Long Biên,
Thấm thoát nay đà bốn chục niên
Muôn thuở núi sông vua Việt đóng
Ba triều văn vật cõi Nam riêng.
Mày xanh tóc bạc người còn đó,
Nước chảy mây trôi cảnh tự nhiên
Thành lở, trời tà thu sắc muộn
Người xưa chuyện cũ xót xa thêm.
26
Đen bài Điếu thành tây Loa Son cố chiến trường xứ (Viếng núi ốc, nơi
chiến trường xưa ở phía tây thành Hà Nội), tác giả lên án mạnh mẽ hành động
hèn hạ của Chiêu Thống bán nước và sự ngu ngốc của Tôn Sĩ Nghị xâm lược.
Sự ký đồi ba bất khả chi,
Tây Sơn quật khởi diệc tùy di.
Tha nhân ỷ trọng nan vỉ quốc,
Khách địa khinh phù mãn khí sư.
Tự thử quan hà đa hữii lệ,
Tùng tiền thảo mộc tận sinh bi.
Khả liên tích cắt vô quy nhật,
Loạn dữ quần sơn nhứt vọng nguy.
Dịch nghĩa:
Việc lớn khi đã như song rã, thế khôn chống đõ được nữa.
Dầu tài cao sức mạnh như Tây Sơn hung hăng nổi dậy cũng phải
nghiêng đổ nữa thay!
Quá tin cậy ở người ngoài, vua Lê Chiêu Thống đã không thể giật
lại được non sông đất nước đã mất.
Mà đất khách bồng bềnh, luống mong người cún viện, binh người
cầu không được, còn binh mình mang theo thì chết lần chết mòn.
Bởi vậy từ đó non sông xiết bao ngậm ngùi khóc tình ly biệt,
Những cây cỏ hồi ấy, nếu may còn sống sót đến giờ, thì trông xơ
xác buồn rầu như chưa hàn gắn được vết can qua ngày trước.
Đáng thương thay những đống xương ai để lại kia! Ngày nào thì trở
về quê nhà?
Thoáng trông qua thấy lô nhô như gò đống lẫn lộn với núi non.
Không chỉ am hiểu lịch sử Việt Nam, Nguyễn Văn Siêu còn có nhiều
kiến thức về lịch sử Trung Hoa. Trong Vạn lí tập cho chúng ta thấy song song
27
với mảng kiến thức địa lý thì Nguyễn Văn Siêu còn kết họp với lịch sử để giải
thích cũng như đánh giá thật chính xác về từng địa danh, từng di tích, từng
nhân vật trong lịch sử Trung Hoa. Đánh giá của ông về lịch sử nước tàu cũng
mang tính cá tính, độc lập. Khi đến Tuyên Hóa, ông lại nhớ đến tích xưa:
Kim Thành tự có quy Giao quận,
Đồng trụ tha niên thuộc Mã tông.
Thảo mộc sơn xuyên quang thái tại,
Liêu Văn Địch Tiết bản luãn công.
( Tuyên Hỏa vịnh hoài cổ tích - Đen Tuyên Hóa vịnh nhớ cổ tích)
Dịch nghĩa:
Kim Thành thời cổ là đất quận Giao Chỉ,
Cột đồng năm ấy thuộc Tổng binh họ Mã.
Màu sắc núi sông cây cỏ vẫn còn,
Bàn về công thì Liễu Hậu, Địch Thanh mỗi người một nửa.
Nguyễn Văn Siêu còn cho biết thêm Tuyên Hóa sau thời Minh là quận lỵ
của Nam Ninh, thành rất cao rộng. Thời Hán là quận Gian Chỉ,...
Đen Vĩnh Thuần, Nguyễn Văn Siêu có bài đề tựa giới thiệu sơ qua về
vùng đất này: “Từ Vĩnh Thuần đến c ố Điếu Hoành Châu là đất Man, đời
Đường đặt Man Châu, có dốc Vọng Tiên ở phái bắc huyện. Địch Thanh, Tôn
Miện, Dư Tịnh đời Tống đi đánh Nùng Trí Cao đỏng quân ở đây.
về sau,
Thứ
sử Đài Bật đã dựng đình Tam Công ở đây”.
Khi xem sách sử xưa về Ngô Châu, Nguyễn Văn Siêu đã nói về việc
“vwa Thuần đi tuân phía Nam không trở về, mai táng ở đất Thương Ngô.
Nước Tần đặt ba quận ở Lĩnh Ngoại, đó là Quế Lâm, Tượng Quận, Nam
Hải. Thời Tần, Tần Nhị Thế loạn lạc, Triệu Đà ỉàm chức Lệnh ở Long Xuyên,
thay làm việc ủy ở Nam Hải, tự xưng là Nam Việt Vũ Đe, truyền được năm
28
đời. Năm Nguyên Đĩnh thứ sáu, đi đảnh và diệt. Lại chia Lĩnh Ngoại làm chín
quận." Nhưng qua đó Nguyễn Văn Siêu còn bộc lộ niềm cảm thương cho
Triệu Vũ Đe đã chôn kiếm thần ở núi Hỏa Sơn, khiến cho ban đêm có ánh
sáng:
“ Khá lãn Triệu Vũ Đe,
Kiếm khỉ Hỏa Sơn dư. ”
(Đáng thương cho Triệu Vũ Đế,
Khí hiếm để thừa trong Hỏa Sơn.)
Qua Vũ Xương, cố đô của Ngô Tôn Quyền, đoàn Sứ bộ đi vào thành
theo đường sông lớn, men theo phía bắc núi Phượng hoàng. Đó là di tích đã
có hơn nghìn năm; Tây Sơn tương truyền là chỗ Phí Văn Vĩ cưỡi Hoàng hạc
lên tiên mà Thôi Hiệu đề thơ, nay vẫn còn.
Ngỏ đức hà năng hữu phượng hoàng,
Phỉ tiên Hoàng hạc cánh loang đường.
Lâu đài trần tích tự kim cố,
Thôi Lý thi gia thùy đoản trường.
(Vũ Xương - Vạn lí tập)
Dịch nghĩa:
Đức của ta làm sao có được phượng hoàng,
Chuyện ông tiên họ Phí cưỡi Hoàng hạc càng hoang đường
Di tích lâu đài đã có từ xưa đến nay,
Thơ của hai nhà thơ Thôi, Lý ai hay hơn?
Nguyễn Văn Siêu khẳng định tích chuyện ông tiên họ Phí cưỡi Hoàng
Hạc bay đi chỉ là hoang đường, mà di tích lâu đài đã có từ xa xưa.
Rồi khi đến mảnh đất Hứa Xương, Nguyễn Văn Siêu lại có bài Hứa
Xương di sự (Việc cũ ở Hứa Xương) cùng với những đánh giá khá hay về
nhân vật Tào Tháo - một nhân vật nổi tiếng là tàn nhẫn, độc ác, đa nghi thời
Tam quốc với việc dời đô về Hứa Xương định thực hiện mun ở Nghiệp. Vì
29
tính đa nghi ghét ngầm Văn Nhược, Tào Tháo đã tìm cách sát hại. Thu Hồ ở
phía Đông thành Vũ Xương, Dị Thủy chảy ngang ở trong. Nguyễn Văn Siêu
đã bộc niềm cảm hoài với họ Lưu (nhà Hán), cảm thương cho số phận của kẻ
làm mun chủ cho Tào Tháo là Văn Nhược:
“Thế viễn thiên niên, do vĩ than,
Thu Hổ yên thủy bất thắng thu ”
(Đời xa nghìn năm vẫn còn tiếng than mãi,
Khói nước Thu Hồ không hơn được mùa thu)
Qua đó ta thấy Nguyễn Văn Siêu có vốn kiến thức vô cùng sâu rộng và
uyên bác trên mọi lĩnh vực, mọi phương diện: địa lý, lịch sử, văn học, triết
học,... Và những kiến thức này được ông nghiên cứu, tìm hiểu, và soi xét một
cách nghiêm túc, đầy tính khoa học, biện chứng, để tìm ra những kết luận
chính xác và đúng đắn về lịch sử.
2.1.5. Nguyễn Văn Siêu - nhà xã hội học
Những vấn đề mà Phương Đình Nguyễn Văn Siêu viết trong Phương
Đình Vạn lí tập không chỉ là nhũng vấn đề triết học, mà còn là nhũng vấn đề
thuộc về văn hóa - xã hội, vấn đề ra đời và tha hóa của những dòng tư tưởng
lớn. Những vấn đề cho đến ngày nay vẫn còn bàn luận chưa thôi.
Xét về thời đại mà Nguyễn Văn Siêu sống và làm quan có thể nói đó là
một thời đại văn hóa đạo Nho phát triển. Vua Thiệu Trị mất, Thái tử Hồng
Nhậm lên ngôi, tức vua Nguyễn Dực Tông. Niên hiệu Tự Đức (1848). Vua
Tự Đức ở ngôi lâu (1848 - 1883) và cũng rất lưu ý đến lĩnh vực văn hóa. Thời
kì đầu triều Tự Đức, người tài hội tụ về Kinh đô càng ngày càng đông đúc,
các cơ quan biên soạn thư tịch làm việc sôi nổi.
Bản thân Nguyễn Văn Siêu thì rất được nhà vua yêu quý, vua Tự Đức
lên ngôi liền thăng cho Thị học sĩ Nguyễn Văn Siêu lên chức Thị độc học sĩ.
Và năm sau (1849) lại hạ chuẩn cho ông sung chức Phó sứ đi sứ nhà Thanh.
Tư tưởng của đạo Nho trong ông được thể hiện khá rõ nét đó là phần
sáng tác còn lại hiện nay của Nguyễn Văn Siêu đều viết bằng chữ Hán. Không
30
thấy có tác phẩm bằng chữ Nôm. Vạn lí tập viết nhiều về núi và đá - một biểu
tượng cho chí khí, nhân cách của người quân tử. Trong Phương Đình Lưu lãm
tập ông có viết về hoa cúc: Dị Mai Xuyên Phan thai cái cúc (Gửi Phan Mai
Xuyên xin cúc), Vịnh xuân cúc (Vịnh hoa cúc mùa xuân) - đó là thú chơi tao
nhã, biểu tượng cho hồn cốt của bậc Nho gia; nó có căn cội từ quan niệm văn
hóa, tư tưởng, triết học Nho gia. Chính vì thế mà đương thời Nguyễn Văn
Siêu được đánh giá rất cao.
Nguyễn Văn Siêu cũng tự hào về bản thân. Khi cùng đoàn sứ bộ đi qua
quê hương, ông thấy mình là người mặc áo gấm Thành:
Hủc nhật sơ phong Nhĩ thủy tân,
Y quan tải đạo tống chinh trần.
Cộng truyền Đấu Bắc phù sà khách,
Trung hữu Thành Đông trú cắm nhân.
cĐồng sứ bộ phát Nhị Hà - Cùng sứ bộ xuất phát ở Nhĩ Hà)
Dịch:
Ban mai gió sớm bến Nhĩ Hà,
Mũ áo rợp đường đưa sứ bộ.
Sao Bắc Đẩu cũng theo thuyền khách,
Trong có người áo gấm Thành Đông.
Nguyễn Văn Siêu từng được nuôi dạy bởi người cha chuộng đạo Nho,
ao ước trở thành cao nhân theo quan niệm Nho gia chính thống với sự nghiệp
hiển vinh nhưng thi cừ thì chỉ đỗ Phó bảng, phẩm hàm đạt được không cao
mà nhiều phen thăng giáng. Con người mang tư tưởng Nho gia này sống vào
thời kì nhà nước quân chủ mất dần vai trò lịch sử, nhà Nho mất dần chỗ đứng
tối thượng trong xã hội. Ông buồn vì bi kịch cá nhân cùng bi kịch thời đại làm
tan vỡ nhiều khát vọng cao đẹp nên khi trí sĩ ông đã cáo quan lui về quên mở
trường dạy học, gìn giữ nhân cách.
Tài thành thiên tử phúc,
Cố vũ thải bình nhân.
31
Xử ước duy ngô đạo,
Tàng tu quí nhật tãn.
(Giáp Tý nguyên đán - Mạn hứng tập)
Dịch nghĩa :
Tài chế hoàn thành được là phúc của nhà vua,
Vui mừng nhảy múa là người thời thái bình.
Chọn cách sống kiệm ước duy chỉ có đạo Nho ta,
Àn mình mà lo sửa trị thì quí ở đời mỗi ngày một đối mới.
(Tet nguyên đán năm Giáp Tý - 1864)
Một điểm nữa cho ta thấy rõ trong con người ông luôn mang nặng tư
tưởng Nho gia, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi dòng tư tưởng văn hóa này đó là vị
thần được thờ trong đền Ngọc Son - công trình mà Nguyễn Văn Siêu đã có
nhiều đóng góp xây dựng. Đó chính là Quan Vũ, vị thần tượng trung cho sự
trung tín lễ nghĩa. Trong tập thơ đi sứ, Nguyễn Văn Siêu có bài Đe Tương
Sơn tự chí hậu- tịnh dẫn (Đe sau Tương Sơn tự chí kèm bài dẫn) cùng với thái
độ đả kích, phê phán Phật giáo một cách sâu sắc:
Hội Xương ách vận hảo tòng quyền,
Ý tục vỉ tăng hữu biệt truyền.
Phật hóa nãỉ ư Đường quỷ thế,
Sư bao dỉệc xuất Tống suy niên.
Dịch nghĩa:
Bị ách vận ở Hội Xương mà khéo tòng quyền,
Dựa vào đời tục mà làm sư cũng là biệt truyền.
Phật hóa là vào cuối đời Đường,
Được khen tặng lại vào thời Tống suy.
Nguyễn Văn Siêu rất am hiểu nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Chuyến đi
sứ là trải nghiệm để ông tích lũy, và có thêm những vốn hiểu biết mới, sâu
rộng. Đi đến mỗi vùng đất mới, được tiếp xúc với một nền văn hóa mới, ông
32
lại ghi ghép, tìm hiểu một cách tỉ mỉ, và làm thơ xướng họa. Khi đoàn Sứ bộ
qua Lư Câu kiều vào Yên Kinh. Cảnh tượng Kinh đô này thời bấy giờ được
Phương Đình miêu tả như sau:
Vương khí do tại Yên
Đông phương mộc đắc thế
Bắc diện triều chư hầu
Cung điện giai Minh chế
u Bái khí dĩ thuần
Mãn Hán văn tương tế
Căn bản Bát Kỳ trung
Xu hướng thiên hạ thế
Tam quý uy nghi phồn
Nhất tâm cung kiệm thê
Lầu các bạch vân nhàn
Trì đài mạn thảo ế
Trùng môn vô thốn binh
Bách chấp nhược hư để
Xa giả tại Minh Viên
Thành thị giao tương tế.
Dịch nghĩa:
Vương khí vẫn còn đất ở Yên
Phương Đông mộc được thọ
Mặt Bắc chư hầu chầu
Cung điện thời Minh chế
Khí cũ nay đã thuần
Mãn Hán văn tương tế
33
Gốc rễ trong Bát Kỳ
Mở ra thiên hạ thế
Hoa thơm dấy uy nghi
Một lòng cung kiệm thể
Lầu gác mây trắng bay
Ao đài dây leo kỹ
Các cửa không lính gác
Trăm tòa không quan coi
Xe vua ngự Minh Viên
Thành phố vẫn buôn thế.
Cung đình Mãn Thanh sinh hoạt không quá bó buộc, Viên Minh Viên là
Hành cung, bình thường không canh gác nghiêm ngặt; dẫu khi vua ngự, triều
đình vẫn cho dân chúng vào mua bán đông vui.
Nhà Thanh, về nghi lễ, nói chung vẫn theo các triều trước. Việc đón tiếp
Sứ giả các nước, vẫn theo quan lễ thời Hán. Sứ giả đến Kinh đô vào chào, gọi
là “tiểu kiến”; vào sân triều chầu gọi là “pháp kiến”. Nguyễn Văn Siêu có làm
bài thơ Viên Minh Viên tiểu kiến (Tiểu kiến ở vườn Viên Minh):
Cố thụ nhàn viên lý
Ty cung hữu chỉ tôn
Thanh sơn hoành ngự tháp
Khê thủy nhiêu hoàn viên
Khanh sĩ Tây liên bộ
Thân Vương hạ đại ngôn
Chính trung từ bải khê
Ký vấn phụng ôn tổn
34
Dịch nghĩa:
Trong vườn rộng rãi có cây lâu năm
Có cung nhỏ của bậc chí tôn
Nơi núi xanh đặt ngang sập vua nghỉ
Có khe nước vòng quanh tường nhà lớn
Các bậc khanh sĩ thả bộ ở phía Tây
Vị Thân Vương bước xuống nói thay lời vua
Đứng ở chính giữa từ từ chắp tay cúi đầu
Gửi lời hỏi thăm kính cẩn ôn tồn
Thơ đi sứ của nước ta có sớm và hết sức phong phú, xứng đáng là một
chuyên đề nghiên cún. Trong đó Vạn lý tập của Phương Đình vẫn có chỗ đặc
sắc. Chỗ đặc sắc ấy là tả thực nhiều nơi mà đoàn sứ bộ đi qua. Cũng có thể
nói, thơ trong Phương Đình Vạn lý tập bao gồm được cả ba yếu tố là tình,
cảnh, sự.Thơ đi Sứ của ta có khá nhiều, nhưng những bài như thế cũng ít thấy.
Kiến văn uyên thâm, tài văn chương xuất chúng, cộng thêm khả năng
quan sát kỹ lưỡng và hết sức tinh tế đã giúp Nguyễn Văn Siêu để lại cho hậu
thế những áng thơ văn, những thiên tùy bút xuất sắc. Nhờ thế mà văn đàn Hán
Nôm Việt Nam có thêm một tên tuổi lớn ở thể loại thơ văn, đặc biệt là văn
xuôi. Nhũng đoản văn từ hon 150 năm trước sẽ lại thêm sức sống khi mà sự
giao lưu văn hóa và nhu cầu du lịch của con người mỗi tăng lên trong xu thế
hội nhập của thời đại ngày nay. Quả là thời đại của nhũng tốc độ siêu nhanh,
của những Internet đã và sẽ còn đem lại cho người ta nhiều tiện lợi, song lại
tước đi thú nhẩn nha, tiêu dao... Thiết nghĩ sẽ chẳng có những thiên tùy bút
xuất sắc, áng thơ trữ tình tả thực, nếu như cụ Phương Đình cưỡi máy bay
Boeing hay Airbus mà đi sứ Yên Kinh! Những tác phẩm ông để lại cho thật là
đáng giá, được xem như là những tài liệu thiết thực phục vụ khoa học.
35
2.2. Nguyễn Văn Siêu - Người khởi xướng phong trào chấn hưng văn hóa
Thăng Long
2.2./. Nguyễn Vãn Siêu và sự nghiệp chấn hưng văn hóa giáo dục của
Thăng Long
Nguyễn Văn Siêu là một danh sĩ học thức uyên bác, đạo đức sáng
ngời, có công lớn đối với sự nghiệp văn hóa giáo dục trên đất Thăng LongHà Nội. Bên cạnh việc trùng tu, xây dựng lại đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, cầu
Thê Húc, Nguyễn Văn Siêu cùng với Vũ Tông Phan trong Hội hướng thiện
còn có những chủ trương chấn hưng, khẳng định lại mục tiêu văn hóa giáo
dục của đất Thăng Long lúc bấy giờ.
Năm 1851 Nguyễn Văn Siêu được bổ chức Án sát Hà Tĩnh, một thời
gian ngắn chuyển về Hưng Yên. Hưng Yên hay bị vỡ đê. Nguyễn Văn Siêu
gửi về Kinh đô Huế một số điều trần, song không họp ý vua. ít lâu sau,
Nguyễn Văn Siêu bị giáng chức, ông bị hạ ba cấp. Nguyễn Văn Siêu đã viết
về dự kiến xây dựng Hưng Yên. Ông còn viết bản Trù nghị hà phòng sự nghỉ
sở dài, quyết liệt đề nghị cải tạo đê điều ở Hưng Yên cho thấy ông là một con
người luôn vì đất nước, vì nhân dân, một lòng trung quân ái quốc theo tư
tưởng Nho gia. Suốt những năm tháng ở quan trường, ông luôn muốn đem tài
năng của mình để cống hiến cho đất nước. Ở cương vị nào, ông cũng để lại
những dấu ấn đậm nét. Nhưng đứng trước thời cuộc có nhiều thay đổi, gian
thần loạn đảng ly gián mối quan hệ vua - tôi, Nguyễn Văn Siêu đành ngậm
ngùi cáo quan về quê mở trường dạy học tại nhà cũ ở Giang Nguyên. Nhưng
trong lòng vẫn canh cánh một nỗi hoài cổ, một tinh thần yêu nước thương
dân. Những năm cuối đời ông dành trọn tình cảm, gửi gắm niềm tin vào lớp
hậu thế của đất nước:
Lão hĩ hoãn vi thảo dã thần,
Qui dư, ninh tác phiếm nhàn nhân.
Phân phân tục sự hoài nan phóng,
Lạc lạc tàn biên chí vị thân.
36
Đới nhật hữu quang dư bạch phát,
Lâm phong bất nhiễm tự truy trần.
Hô quan, hô tấu thùy phi khả,
Đạo viên duy ngô hữu thử thân.
(Mông đắc hưu trí đệ tử lai hạ nhân thỉ thị ỷ - Mạn hứng tập)
Băng Thanh dịch:
Già cỗi sống gần với dã dân,
về ư, làm kẻ ở an phần.
Bời bời thế tục khôn buông thả,
Đau đáu tàn thư chang rộng dần.
Ngày tháng thoi đưa phơ mái tóc,
Gió mưa dầu dãi nẻ bàn chân.
Gọi quan, gọi lão ai chẳng được,
Đạo lý hèn chi dám dấn thân.
(ơn vua được nghỉ hun, học trò đến mừng, nhân tố làm thơ để tỏ ý)
Nguyễn Văn Siêu đã kết hợp nhuần nhị giữa nhà khoa học và nhà thơ để
trở thành một nhà giáo dục xuất sắc. Ông tỏ ra là một nhà sư phạm có quan
điểm giáo dục tiến bộ khi chủ trương thực học và công kích lối học khoa cử.
Ngôi trường hình vuông của ông là một trung tâm giáo dục nổi tiếng của
Hà Nội giữa Thế kỷ XIX. Ngôi trường đó ở gần ngôi đền của làng cổ Lương,
ngày nay vẫn còn di tích “Cổ Lương linh từ” ở phố Nguyễn Siêu. Xưa kia,
đấy là nơi học trò tứ trấn tìm về, xin ở đậu, ngủ nhờ mong được đến Tòa
Phương đình của thầy Nguyễn Siêu đế được nghe giảng bài. Nguyễn Văn
Siêu đã có đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục của đất nước như có công
trong việc nghiên cứu, biên soạn các sách phục vụ cho giảng dạy kinh sử như:
Chư kinh khảo ước, Chư sử khảo thích, Tứ thư bị giảng,..
37
Học trò của ông đều đạt cao. Nguyễn Văn Siêu rất thương yêu học trò
của mình. Trong tập thơ Lưu lãm tập ông có bài Đối học đồng tự tỉnh (Nhìn
học trò nhỏ tự xét) cho ta thấy nhân cách cao đẹp của một vị thầy:
Tửu bôi phù hạp ỷ phi khinh
Tả tự ôn thư nhật hữu trình
Trà đảo yên hồ thải đa sự
Quang âm quá bán thuộc tiên sinh.
Dịch nghĩa:
Chén rượu cơi trầu ý chang phải thường
Viết chữ đọc sách hàng ngày có trình tự
Ấm trà điếu thuốc bao nhiêu việc vặt vãnh
Ọuá nửa thời gian là hầu hạ thầy rồi.
Khi giặc Pháp sang xâm lược nước ta, triều đình Huế do dự cầu hòa,
Phương Đình đã động viên được tinh thần yêu nước của môn sinh, nên học trò
trường Phương Đình cũng làm một bài biểu dâng vua tình nguyện vào Nam
đánh Pháp. Bài biểu này đáng xem là một điểm sáng chói lọi trong nhân cách,
tâm hồn, tư tưởng của Thần Siêu. Nó hứa hẹn rằng nếu Người còn sống, một
năm thôi, năm 1873, khi giặc Pháp tấn công Hà Nội lần thứ nhất thì có nhiều
khả năng, tác giả sẽ là một người phất cờ khởi nghĩa chống Pháp như trước đã
có là Phạm Văn Nghị cùng học trò tình nguyện vào Đà Nằng chống Pháp,
hoặc sau đónhư Nguyễn Thiện Thuật chống Pháp ở Bãi Sậy, NguyễnQuang
Bích chống Pháp ở Tây Bắc, Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn,Tống Duy
Tân... chống Pháp ở miền Trung.
Như vậy, chúng ta có thể thấy suốt một cuộc đời không hề mệt mỏi,
Nguyễn Văn Siêu luôn đem tài năng, trí tuệ của mình để cống hiến cho đất
nước. Ngay cả khi đã cáo quan về nghỉ hưu nhung ông vẫn mệt mài với nghề
38
thầy giáo, với mong muốn, với khát vọng “ươm mầm tương lai”, bồi dưỡng,
đào tạo cho nước nhà đội ngũ nhân tài, trí lực.
2.2.2. Nguyễn Văn Siêu và khu quần thể di tích đền Ngọc Sơn, Tháp Bút,
Đài Nghiên
Thăng Long - Hà Nội là địa danh được thể hiện nhiều nhất trong thơ
ông. Đơn giản bởi đây là nơi ông đã sinh ra và lớn lên, là nơi nuôi dưỡng tâm
hồn ông. Bởi vậy, Thăng Long - Hà Nội là một suối nguồn lớn trong mạch
nguồn thơ ca của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, mà ở đó những địa danh,
phong cảnh, con người luôn đẹp hơn, nên thơ hơn.
Nguyễn Văn Siêu viết về hai con sông Hồng và Tô Lịch, hai hồ Hoàn
Kiếm và hồ Tây, hai thành cổ Loa và Thăng Long... với lối viết tả thực khá
sinh động, bộc bạch lòng yêu quê hương thiết tha, đượm chút u hoài... Đó là
cảnh hùng vĩ của sông Hồng:
Vạn cố càn khôn nhất thủy lim
Lâm lưu cố lũy khảm tân lâu
Dịch nghĩa:
Đất trời muôn thuở một dòng sông,
Chảy sát lũy xưa, nhòm xuống ngôi lầu mới.
Cùng với sự hung dữ, luôn luôn đổi dòng của nó:
Sa chãu khứ tuế dựng trung lun,
Kim tuế di lai bắc ngạn đầu.
Thủy thế tự lai đa hoán chuyên,
Nhân sinh ưng giác dị trầm phù.
(NhĩHà nhị thủ - Anh ngôn thi tập)
Dịch nghĩa:
Năm ngoái, cồn cát nổi lên giữa dòng sông
Năm nay đã chuyển đến đầu bờ bắc.
39
Thế sông nước từ xưa đến nay nhiều lần chuyển đổi,
Đời người nên biết dễ nổi chìm.
Rồi cảnh vỡ đê sông năm Đinh Tỵ (1857), khiến có thể đi thuyền từ hồ
Tây ra sông Hồng: “Mùa đông năm Đinh Tỵ, đi ra phường Quảng Bố, huyện
Vĩnh Lại, xem đoạn đê sông bị vỡ, đi thuyền về Hồ Tây,cảm khải làm thơ ngũ
ngôn theothế cố phong gồm 20 vận ” (Mạn hứng tập).
Với sông Tô, thì câu thơ trở nên thơ mộng hơn, đúng với cảnh hiền hòa
vốn có của nó, mặc dù đây là cảnh sông Tô sau trận vỡ đê sông Hồng:
Sông Tô uốn khúc ôm lấy thành,
Dải sông bãi cát như suối đỏ.
Vốn là dòng trong, vì lũ mà biến đôi,
Cùng một màu với Nhĩ Hà ngút ngát trời.
(Xem dòng sông Tô - Anh ngôn thi tập).
Thơ miêu tả cảnh hồ Tây thì toát lên lòng ngưỡng mộ trước cảnh thiên
nhiên cùng với những ẩn chứa lịch sử của hồ:
Kim cô dĩ như thử
Giang sơn diệc thức phau?
Thành trì không lịch lịch,
Thiên thủy tự du du.
(Du Tây hồ - Anh ngôn thi tập)
Dịch nghĩa:
Từ xưa nay đã như the!
Non sông có biết không?
Thành trì vẫn tồn tại rõ ràng,
Trời và nước cứ tự miên man.
(Đi chơi ở Tây hồ)
Với hồ Gươm, Nguyễn Văn Siêu không những đế lại những vần thơ hay,
lời văn đẹp mà còn để lại những kiến trúc như Tháp Bút, Đài Nghiên, cùng
40
với bút tích của mình ở bài minh trên nghiên đá, mà năm 1887 đã được một
học giả người Pháp tên là G. Doumitier dịch ra tiếng Pháp, cũng như ngày
nay đã được nhiều người dịch ra Quốc ngữ. Ông cũng viết về cảnh đẹp hồ
Gươm, về lầu chuông của đền Ngọc Sơn nhìn xuống.
Nhất trản trung phù địa,
Trường Imi đảo tải thiên.
Ngư chu xuân tống khách,
Hồi trạo túc hoa biên.
(Một chén trong lòng đất nổi
Nước dài trở lật trời qua.
Thuyền ca ngày xuân đón khách,
Quay chèo về ngủ bên hoa).
Vạn hồ mênh mang mà ví như chén nước. Cách nhìn thật độc đáo.
Nhưng chưa hết: nước lăn tăn chạy dài như lật trời mà chở về xa. Tứ thơ thật
lạ mà táo bạo! Và thế là mùa xuân hiển hiện lên trong hình dáng một con
thuyền bé đang quay mái chèo về nép cạnh bò' hoa. Xuân đẹp, xuân hữu tình
nhưng man mác buồn, vì đây là xuân của một thời khá đen tối trong lịch sử.
Phương Đình còn nhiều bài viết khác nhau về hồ Gươm: Chơi hồ Gươm,
Lên lầu chuông đền Ngọc Son, Trên núi ngọc trông xuống,... Đe tài hồ Gươm
quả là quen thuộc trong thơ ông. Nguyễn Văn Siêu không chỉ có tài thơ văn
mà còn có kiến thức sâu rộng về triết học, địa lý và cả kiến trúc. Ông đặc biệt
quan tâm đến việc bảo tồn các di tích văn hóa Thăng Long. Chính ông là
người đã cùng với Tín Trai (Cư sĩ làng Nhị Hà) đứng ra lập hội Hướng Thiện,
trùng tu thắng cảnh Hồ Gươm của Hà Nội, xây dựng và sửa sang Đen Ngọc
Sơn thành một nơi thắng tích rất đượm chất thơ với cầu Thê Húc (Đậu ánh
ban mai), lầu Đãi Nguyệt (đợi trăng); có tính cách văn học với đài Nghiên
tháp Bút cùng những câu đối nhắc kẻ sĩ phải trau dồi cả tài lẫn đức; có ý
41
nghĩa xã hội như đình Trấn Ba (đình chắn sóng), ngăn chặn nhũng làn sóng tệ
hại làm xói mòn nền đạo lý xã hội.
Rồi ông còn bồi đắp thêm cho núi Độc Tôn và xây trên đó ngọn Tháp
Bút với ý tú’ sâu sắc: “Tả thanh thiên” (Viết lên trời xanh) tức là viết tư tưởng
lên trời xanh, so với mặt trời, với trăng sao, phải chăng đó là viết ra cái chính
khí hạo nhiên của con người chân chính? Và đã có bút tất phải có nghiên. Cho
nên, cạnh Tháp Bút ngay ở đầu cầu Thê Húc, Phương Đình cho xây Đài
Nghiên, một cái cửa cuốn trên có xây một cái nghiên bằng đá tạo theo hình
nửa quả đào. Ở thành nghiên có khắc bài minh do Phương Đình soạn và Vũ
Tá Trữ - đỗ tú tài, có hiệu là Thọ Pháp - viết theo lối chữ lệ:
Co hữu huyệt địa tiến nghiên
Chủ đạo đức kinh
Nghiên đại phương nghỉễn,
Trứ Hán Xuân thu
Thạch tư nghĩa dã,
Phỉ tượng hà hình
Bất phương bất viên
Diệu tồn chư dụng.
Bất cao bất hạ,
Vị hồ quyết trung
Úng thượng thai nhi thố vân vật,
Hàm nguyên khí nhi ma hư không.
Dịch nghĩa:
Xưa lấy hốc đất làm nghiên,
Chú kinh đạo đức
Nghiền ngẫm bên nghiên lớn
Viết sách Hán Xuân thu
Từ đá tách ra làm nghiên vậy,
Chẳng có hình dáng.
42
Không vuông, không tròn
Dùng vào mọi việc thật kỳ diệu.
Không cao, không thấp,
Ngôi ở chính giữa
Cúi soi hồ Gươm,
Ngửa trông gò Bút đá
ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi,
Ngậm nguyên khí mà mài hư không.
Đầu bên kia là lầu Đắc Nguyệt (được trăng). Qua lầu này tới ba nếp đền.
Ớ mặt nếp đền nhìn ra hồ ông cho khắc đôi câu đối:
“Đạo hữu chủ trương, Đâu Вас vãn minh tri tượng,
Nhân đồng chiêm ngưỡng, Giao Nam lê nhạc chi đô. ”
(Đạo có chủ tể, đó là vẻ đẹp sáng của sao Bắc Đẩu,
Người đều ngửa trông, ấy thật đô thành lễ nhạc của cõi Nam).
Người xưa quan niệm, sao Bắc Đẩu là chủ mọi vì sao, là gốc của đạo lớn
trong vũ trụ. Và lễ chính là trật tự xã hội, suy rộng ra là chính trị, còn nhạc là
hoà hợp nhịp nhàng, tức là văn hóa. Đôi câu đối của Phương Đình đã khẳng
định quả nơi đây: Hà Nội, Thăng Long là nơi muôn nẻo chầu về, là trung tâm
chính trị và văn hóa của cả nước. Thời ấy nhà Nguyễn đã rời đô vào Huế trên
sáu chục năm mà ông vẫn khẳng định như vậy, điều này cho thấy tầm vóc của
bản lĩnh Phương Đình.
Phía ngoài đền ông cho xây đình “Chắn sóng” (trấn Ba Đình). Ở đây
cũng có câu đối:
“ Kiếm hữu dư linh quang nhược thủy
Văn tòng đại khối thọ như sơn. ”
(Kiếm sót dư linh ngời ánh nước
Văn cùng trời đất thọ như non).
Với việc trùng tu đền Ngọc Sơn cụ Nguyễn Siêu xứng đáng được coi là
một nhà kiến trúc có tài. Ông đã nâng vùng Hồ Gươm lên gần như quang
43
cảnh ngày nay, đặc biệt còn để lại bút tích trên bức cuốn thư đắp nổi ở cổng
Đen. Nhà sư phạm và nhà thơ Vũ Tông Phan nổi tiếng cuối Thế kỷ XIX đã
đánh giá công lao văn hoá của Cụ Nguyễn Văn Siêu như sau:
“Bút Phương Đình một đời
Bên Hồ Gươm muôn thuở”
Tại đây ngoài những bài thơ như Ngồi uống rượii trong thuyền trước
đêm trăng hồ Hoàn Kiếm, Bài minh trên Đài Nghiên, miêu tả cảnh hồ ra, còn
có những bài văn xuôi: Bài ký Lại chơi hồ Hoàn Kiếm, Thay làm bài văn bia
cho miếu Văn Xương, Bài chí Tháp bút, v.v... nói vê lịch sử cũng như đặc
điểm của hồ...Với quán Trấn Vũ, Nguyễn Văn Siêu có nhũng nỗi niềm u hoài,
nhớ lại trước đây nhiều người trước khi đi thi đến quán này cầu mộng. Ngô
Hoán từng làm thơ nói sự ứng nghiệm ấy. Nguyễn Văn Siêu thì cho rằng:
Thân mưu dĩ hướng tâm trung định
Thần mộng hà tu ỷ ngoại cầu.
Nhật mộ thiên cao phong cảnh cấp,
Thả tương quỉ khứ mạc đăng lâu.
(Xuân du Trấn Vũ quản y Vũ Hoán Phủ lưu đề
nguyên vận - Anh ngôn thỉ tập)
Dịch nghĩa:
Thân tính hướng đi, trong lòng đã định sẵn,
Sao cần thần báo mộng, ngoài ý mong cầu
Cuối ngày trời cao, gió càng gấp,
Hãy sắp sửa ra về, không lên lầu nữa.
(Ngày xuân chơi quán Trấn Vũ họa nguyên vận bài thơ lưu đề của Vũ
Hoán).
44
Đối với thành Thăng Long xưa, Nguyễn Văn Siêu cảm thấy nuối tiếc khi
Thăng Long không còn là kinh đô thuở nào, ở đây ông tỏ ý khâm phục nhà
Tây Sơn, triều đại cuối cùng định đô tại Thăng Long:
Tây Sơn ra Bắc, thăng tới Long Biên,
Từ ấy đến nay, đã bốn chục niên..
(Thăng Long hoài cố - Anh ngôn thi tập)
Còn với thành Cổ Loa thì tự hào:
Bách Việt là tên đầu đời Tần,
Phong Khê là tên sau đời Hán.
(Tham quan miếu An Dương Vương ở thành c ố Loa cảm tác về cung Long
Thủ còn đế ỉại - Mạn hứng tập).
Như vậy, không chỉ nổi danh ở lĩnh vực văn chương, Nguyễn Văn Siêu
còn được lịch sử kiến trúc Việt Nam thời phong kiến ghi nhận là một nhà kiến
trúc tài năng. Quần thể di tích nổi tiếng và là một trong những biểu tượng của
Hà Nội: đền Ngọc Sơn - cầu Thê Húc - Tháp Bút ở hồ Hoàn Kiếm ghi dấu
công lao lớn của Nguyễn Văn Siêu. Với quần thế kiến trúc - mỹ thuật - văn
học Ngọc Sơn mà ông là tác giả, Nguyễn Văn Siêu xứng đáng là một nhà văn
hóa, một nghệ sĩ danh tiếng của Thăng Long.
2.3. Nguyễn Văn Siêu - nhà văn hóa có tâm với nhân dân, với đất nước
Nguyễn Văn Siêu nổi tiếng với tài thơ. Văn chương Thần Siêu hào sảng,
tinh tế, chất chứa những tư tưởng mới, vươn tới đất trời - hòa vào vũ trụ và
tình yêu thương nhân dân, đất nước.
Thơ Thần Siêu ấp ủ một khối Tình và luôn trăn trở suy tư, tìm cách hiến
dâng tài trí của mình cho đời:
Đầu xanh, tóc bạc người đây đó
Nước chày mây trôi cảnh vắng tanh
Thành cố nắng thu, chiều tỏa lạnh
Nhớ ai việc cũ dạ không đành.
45
Là một quan chức triều Nguyễn nhung Nguyễn Văn Siêu có cái nhìn
cận dân, thân dân nên thơ ông chủ yếu phản ánh cuộc sống nghèo khổ, thiếu
thốn, cơ cực, loạn lạc của nhân dân ta lúc bấy giờ.
Ngòi bút của Nguyễn thật cứng cáp mà tươi, sắc mà tinh tế, nghiêm mà
có tình. Vốn lớn lên giữa lúc chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn
suy thoái, hoài bão đem tài học ra giúp dân giúp nước của ông không có điều
kiện thi thố. Bài tán do chính ông đề vào bức chân dung vẽ trên lụa nhân dịp
ông 70 tuổi (1868), đã nói lên cả một tâm sự, một cách nhìn nhận cuộc đời:
Hòa quang đồng trần,
Phi tâm trí khoái.
Hi cô bạt tục,
Tắc lực bất đãi.
Mục kiến nhĩ vãn,
Vô hồ bất tại
Thứ cơ tồn tồn
Dĩ tiến ngô thoái.
Nguyễn Vinh Phúc dịch:
Hòa sáng với bụi đời
Thì lòng ta chẳng thích.
Noi xưa vượt thói thường
Thì sức ta không kịp
Điều mắt thấy tai nghe
Chẳng có gì không thật.
Tiến bước trong cảnh lui
Giữ sinh tồn muôn vật.
Ông cảm thấy trước mắt ông nhiều bụi quá. Không bụi sao được khi dân
tình khốn quẫn mà vua quan thì phè phỡn trên mồ hôi, xương máu dân lành.
46
Ông không thể đem sự trong sáng của tâm hồn hoà vào cái bẩn đục của cuộc
thế. Nhưng ông cũng hiểu: Hi cổ bạt tục - Tắc lực bất đãi, tức là vượt ra ngoài
lề thói thông thường - như ông bạn Cao Bá Quát vừa “bạt tục” nổi dậy chống
lại triều đình, thì bản thân ông không đủ sức theo.
Cho nên trước thực tế đáng buồn làm ông thất vọng, ông chỉ còn một
cách giải quyết là rút ra khỏi quan trường bụi bặm, đành lấy “thoái” để “tồn
tồn”, đưa những điều “mắt thấy tai nghe” vào trong tác phẩm. Có lẽ vì thế
trong thơ, ông tỏ ra có cái nhìn hiện thực khá sắc. Đi tù’ Bắc Ninh sang Hải
Dương, ông chứng kiến cảnh sống cơ cực của nhân dân, ông đã viết bài Lộ
quá Bắc Ninh, Hải Dương tức sự hữu cảm ngũ cố thập lục vận (Đi đường qua
Bắc Ninh, Hải Dương, thấy sự việc xúc cảm làm bài thơ ngũ ngôn cổ thể
mười sáu vần) với nhũng vần thơ như cứa vào tâm can người đọc:
Ai tai Bắc Kỳ dân,
Cập tư Mậu Ngọ xuân.
Đông tãy hang chuyến tỉ,
Ngã bỉễu vô nhai tân
Khung thương tân đẩu thược,
Đãi bo di nhật tuần.
Me lạp thanh đảo thủ,
Cương phó tử tương điền.
Dịch nghĩa:
Thương thay dân Bắc Kỳ,
Gặp xuân này Mậu Ngọ (1858).
Khắp nơi dân chuyển đi,
Chết đói không bờ bến.
Thưng đấu tính chi ly,
Dân ngồi chờ bố thí.
47
Gạo tấm đua tay xin,
Xác người không kể xiết.
Ông phần nào đã nêu được nguyên nhân của các thảm cảnh trên. Đó là
do tình trạng của một xã hội binh đao không ngớt, triều đình bất lực, thiên tai
lại xảy ra liên miên, vì thế bọn cướp cũng ngang nhiên hoành hành.
Quái sự, quái sự bất nhân văn
Bạch trú sát nhân toàn gia khứ
Quần lại quá giả cố chỉ tha,
Hương lỷ tàng nặc bất cảm ngữ.
(Nhân tự Вас Ninh lai, ngôn Bắc Ninh sự, cảm tác - Anh ngôn thi tập)
Dịch nghĩa:
Sự quái lạ, sự quái lạ, không nỡ nghe
Ban ngày vào giết cả nhà người ta rồi đi.
Lính tráng quan lại qua đó phải làm ngơ,
Làng xóm cũng dấu diếm sự tình không dám nói.
(Có người Bắc Ninh tới thuật chuyện xảy ra ở Bắc Ninh)
Tuy vậy, Nguyễn Văn Siêu không chỉ trích thẳng vào vua. Ồng chỉ âm
thầm trách: “Thiên lý xương môn bất tận vãn ” (Cửa nhà vua cách xa nghìn
dặm, không nghe, không biết hết được việc này). Có lẽ chỉ trong bài thơ vịnh
sử, ông mới tỏ rõ được lòng khinh bỉ đối với bọn vua quan ươn hèn cũng như
nói hết lòng yêu nước, lòng tự’ hào về dân tộc mình. Tiễn bạn trên bến
Chương Dương, ông hào hứng ca ngợi chiến công đời Trần:
Nguyên nhân vô yếm tứ lăng xâm,
Bách vạn Nam lai độc tựu cầm.
(Chương Dương độ - Anh ngôn thi tập)
48
Dịch nghĩa:
Người Nguyên không chán thói xâm lăng càn dỡ,
Hàng trăm vạn quân kéo sang Nam đều bị bắt cả.
Nhà thơ đã có một nhận thức thật là mới mẻ về vai trò của quần chúng
trong cuộc chiến tranh giữ nước:
Tranh đạo chiết sung đa tướng lược,
Thuỷ trì sát Thát thứ nhãn tâm.
(Chương Dương độ)
Dịch nghĩa:
Cứ bảo phá được giặc là do nhiều tướng tài,
Biết đâu cái chí sát Thát đã sẵn sàng nơi lòng người.
Có lẽ cũng xuất phát từ tinh thần yêu nước, phê phán quân xâm lược
như ông thể hiện trong thơ, Nguyễn Văn Siêu đã có một việc làm trong phong
trào chống Pháp. Đó là vào năm 1860, giặc Pháp hết gây chiến ở bán đảo Sơn
Trà lại chiếm đóng Gia Định và chiếm luôn ba tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Triều đình Huế do dự, cầu hoà nhưng trong giới sĩ phu yêu nước đã dấy lên
một phòng trào tình nguyện đầu quân dẹp giặc. Lúc này, Phương Đình đang
dạy học ở Giang Nguyên và đã động viên được tinh thần yêu nước của môn
sinh, nên học trò trường Phương Đình cũng làm một bài biểu dâng vua tình
nguyện vào Nam đánh Pháp.
Căm ghét nhũng thế lực tàn bạo, Phương Đình cũng thật sự thông cảm
với dân chúng. Họ đau khổ, ông cất tiếng nói đồng cảm, họ hoan hỉ, ông cũng
cất tiếng hoà vui. Trên đường đi Nam Định gặp cảnh nông thôn được mùa,
ông hồ hởi reo mừng.
Đạo mạch đoi giao cù,
Bách thất ca đình chỉ.
(Lúa ngô ngập đường xá,
Trăm nhà ca hát vui).
49
Nhà thơ mong mỏi mọi người được yên vui. Lòng mong mỏi đó hồn hậu
và chân thật:
Dần nguyên hàn thử điều hòa nhân tiến bệnh
Đạo tặc bình tức tuế phong nhương,
Tức sử đô môn dỉệc hoan hỉ
Vô sầu, vô hận đáo xuân dương.
(Mong thuận nắng mưa, người ít bệnh
Xua tan trộm cướp, được mùa luôn
Dù ta đóng cửa, lòng vui vẻ
Đón rước xuân sang, chẳng giận buồn).
Cho nên khó có thể phân biệt trong khối lượng thơ ca phong phú của
ông đâu là hiện thực, đâu là trữ tình. Hiện thực và trữ tình xen lẫn nhau để
cùng nói lên tâm hồn nhà thơ. Nhưng nếu cân lường tách bạch ra thì quả là
trong thơ Phương Đình có bàng bạc một ngòi bút trữ tình đặc sắc, tình quyện
trong cảnh và cảnh chứa chan tình. Cảnh trong thơ Phương Đình đẹp một
cách dung dị; màu sắc, âm thanh hình dáng và đường nét thật sáng trong,
thanh tú; tình trong cảnh đó nhã mà đôn hậu, thật mà nhuyễn. Và ẩn chứa bên
trong mỗi bức tranh sinh động ấy đó chính là tình yêu nước thương nòi cháy
bỏng, mãnh liệt, luôn rạo rục trong trái tim con người Phương Đình Nguyễn
Văn Siêu.
50
KÉT LUẬN
•
Có thể nói, Nguyễn Văn Siêu là một trí thức trong sạch, đạo đức cao
đẹp, học thức uyên bác, một nhà giáo gương mẫu, một nhà nghiên cứu
nghiêm túc, một nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm, đáng trọng. Ngoài việc là một
học giả uyên bác, Nguyễn Văn Siêu còn đóng góp công sức lớn xây dựng và
tôn tạo các danh lam thắng cảnh Hà Nội vào thế kỷ XIX như: sửa sang ngôi
đền Ngọc, bắc lại cầu Thê Húc nối bờ đông với đảo Ngọc, bồi đắp thêm cho
núi Độc Tôn và xây trên đó ngọn Tháp Bút với ý tứ sâu sắc “Tả thanh thiên”.
Ba chữ “Tả thanh thiên” là một biểu tượng đẹp, đủ sức ôm chứa cả văn hóa,
văn chương Thăng Long rục rỡ, tinh khiết, ngất trời trong tâm tưởng muôn
đời của người dân Hà Nội nói riêng của người dân Việt Nam nói chung. Ông
là nhà Nho hành xử theo Đạo, song cũng tự tin và ngang tàng, dám khen cái
người khác không dám khen, chê cái người khác không dám chê. Ông đích
thực là một nhà văn lớn, nhà thơ lớn của nước ta. Với ông viết là vì trách
nhiệm, vì hứng thú, không vì danh. Nguyễn Văn Siêu xúng đáng là một nhà
văn hóa, một nghệ sĩ danh tiếng của Thăng Long. Sự nghiệp văn chương của
ông là một tài sản tinh thần quý báu của Thăng Long - Hà Nội nói riêng và
của Việt Nam nói chung.
Công trình Tuyển tập văn thơ Phương Đình Nguyễn Vẫn Siêu là khối di
sản văn chương đồ sộ của Thần Siêu. Chúng ta đọc có thể tìm thấy trong cuốn
sách này nhũng giá trị văn chương, lịch sử, địa lý, văn hóa không chỉ của
Thăng Long - Hà Nội mà của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Qua đó càng
thêm tự hào về truyền thống văn hóa ngàn năm của Thăng Long - Hà Nội, tự
hào hơn về những danh nhân đã góp phần làm nên những bản sắc văn hóa
truyền thống đất Tràng An.
51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương Đình thi loại
VHv.838/1-4, (VNCHN).
2. Sứ trình Vạn lí tập (ÍỀBMMLM), A.2769, (VNCHN).
3. Phương Đình bình nhật trị mệnh chúc từ, kí hiệu VHv.2417, Thư viện Viện
Nghiên cún Hán Nôm.
4. Quốc triều khoa bảng lục, kí hiệu VHv.646, Thư viện Viện Nghiên cún
Hán Nôm.
5. Thanh Trì Nguyễn thị phả đồ, kí hiệu A.182, Thư viện Viện Nghiên cún
Hán Nôm.
6. Phương Đình tùy bút lục, kí hiệu VHv.848, Thư viện Viện Nghiên cún
Hán Nôm.
7. Phương Đình văn loại, kí hiệu VHv. 838, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán
Nôm.
8. Phương Đình Chí Đạo tiên sinh thần đạo bỉ tại lăng Phương Đình, Kim
Giang, Hoàng Mai, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Thanh Chung, Sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Vãn Siêu, Tạp chí
Hán Nôm, 2009, số 1, tr.41 - 47.
10. Nguyễn Thị Thanh Chung, Một bài thơ viết về Hà Nội của Nguyễn Văn
Siêu, Tạp chí Hán Nôm, 2010, số (6), tr.50 -55.
11. Nguyễn Thị Thanh Chung, Phủ giang trung thạch - biếu tượng nhân cách
trong thơ Nguyễn Vẫn Siêu, Tạp chí Hán Nôm, 2011, số 5, tr.47 -52.
12. Nguyễn Thị Thanh Chung, Chân dung tinh thần của Nguyễn Văn Siêu
Trong Phương Đình Vạn lí tập, Tạp chí văn học, 2011, số 12, tr.49 -60.
13. Nguyễn Thị Thanh Chung, Khảo sát văn bản Phương Đình vạn lý tập của
Nguyễn Văn Siêu, Tạp chí Hán Nôm, 2012, số 5, trang 48 -54.
14. Nguyễn Thị Thanh Chung, Quan niệm về văn chương của Nguyễn Vãn
Siêu, Tạp chí Văn học, 2013, số 8, tr. 107 - 118.
15. Nguyễn Thị Thanh Chung, Phương Đình Anh ngôn thi tập và chân dung
tinh thần một trí thức thế kỷ XIX, Tạp chí Hán Nôm, 2014, số 5, tr 21 - 33.
16. Nguyễn Thị Thanh Chung, Tứ thơ vạn lí trong Phương Đình Vạn lí tập,
Tạp chí Khoa học trường ĐHSPHN, năm 2008, số 6.
17. Nguyễn Thị Thanh Chung, Khảo sát thể loại trong Phương Đình Vạn lý
tập, Tạp chí Khoa học trường ĐHSPHN, năm 2012, số 5.
18. Nguyễn Thị Thanh Chung, Sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Vãn Siêu, Tạp chí
Hán Nôm, số 1/2009, tr.41-47.
19. Nguyễn Thị Thanh Chung, Tìm hiểu về cuộc đời Nguyễn Văn Siêu, Kỉ
yếu Thông báo Hán Nôm học năm 2009, tr. 189-204.
20. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí (Quan chức chí), Nxb. Sử
học, H. 1961.
21. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí (Văn tịch chí), Bộ Văn hóa
Giáo dục và Thanh niên, H. 1974.
22. Nguyễn Tiến Cường: Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam
thời phong kiến, Nxb. Giáo dục, H. 1998.
23. Cao Xuân Dục: Quốc triều hương khoa lục, Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn
Thị Lâm dịch, Cao Tự Thanh hiệu đính, Nxb. Tp. HCM, 1993.
24. Đại Nam liệt truyện, tập 4, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1993.
25. Đại Nam thực ỉục, tập 23, (Tổ phiên dịch Viện Sử học phiên dịch), Nxb.
KHXH, H. 1970.
26. Đại Nam thực lục, tập 28, (Tổ phiên dịch Viện Sử học phiên dịch), Nxb.
KHXH, H. 1973.
27. Đại Việt địa dư toàn biên, (Tổ phiên dịch Viện Sử học phiên dịch), Nxb.
Văn hóa, H. 1997.
28. Lược truyện các tác gia Việt Nam, Trần Văn Giáp chủ biên, Nxb. KHXH,
H. 1962.
29. Bùi Xuân Đính: Tiến sĩ Nho học Thăng Long Hà Nội, Nxb. Thanh niên,
H .2005.
30. Trần Văn Giáp: Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Nxb. KHXH, H. 1977.
31. Nguyễn Xuân Hòa, “Bia nhà thờ họ Nguyễn làng Kim Lũ, huyện Thanh
Trì, Tp. Hà Nội”, Thông báo Hán Nôm học năm 2003, tr.262-269.
32. Nguyễn Hà tuyển dịch, Đường thi tứ tuyệt, Nxb. VH-TT, H. 1996.
33. Nguyễn Trọng Họp, Bia thần đạo tại lãng Phương Đình thụy Chí Đạo,
Trần Lê Sáng dịch, Tạp chí Hán Nôm, số 1/1996, tr.78-81.
34. Phạm Khanh, Nguyên Văn Siêu (1799- 1872)- một tài năng kiệt xuất, một
con người xuất chủng, Nxb Chính trị quốc gia- sự thật, 2014.
35. Nguyễn Lộc, mục từ "Nguyễn Văn Siêu" trong Từ điển văn học (bộ mới).
Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
36. Trịnh Khắc Mạnh, Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam, Nxb
VHTT, H. 2007.
37. Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu, Trần Nghĩa - François Gros
đồng chủ biên, Nxb KHXH, H. 1993.
38. Nhiều tác giả, Ngữ văn Hán Nôm, tập I, Nxb. KHXH, H. 2004.
39. Nhiều người soạn, Từ điển bảch khoa Việt Nam, mục từ “Nguyễn Văn
Siêu”. Bản điện tử.
40. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam chính biên liệt truyện (truyện
"Nguyễn Văn Siêu"). Nhà xuất bản Văn học, 2004.
41. Nguyễn Vinh Phúc, Bài viết về "Nguyễn Văn Siêu" in trong Danh nhân
Hà Nội do Vũ Khiêu (Chủ biên). Nhà xuất bản Hà Nội, 2004.
[...]... tưởng của một nhà văn hóa lớn của Thăng Long - Hà Nội, cũng từ đó có thể hiểu được những giá trị văn hóa của mảnh đất kinh đô nghìn năm 20 Chương 2: Nguyễn Văn Siêu- Nhà văn hóa lớn thế kỷ XIX 2.1 Nguyễn Văn Siêu - người có vốn hiểu biết uyên bác Nguyễn Văn Siêu là người có vốn kiến thức rộng lớn về địa lý, lịch sử, văn hóa không chỉ của Việt Nam mà còn cả của Trung Hoa Điều đó được thể hiện trong công... nghĩa: Cây quế ở đình bên cửa gầy như người, Mai trong vườn che rợp mái nhà cao hơn ta (Nửa đêm về đến nhà) Nguyễn VănSiêu rất yêu quê hương và gia đình của mình hương và giađình Chính quê có ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp sáng tác thơ ca của Nguyễn Văn Siêu Hình ảnh quê hương đi vào trong thơ ca của ông thật dung dị, gần gũi song với tài văn chương của mình, Nguyễn Văn Siêu đã phô bày cho chúng ta thấy... Tóm lại, công trình thơ ca Phương Đình Thi tập ( Vạn lí tập, Anh ngôn thi tập, Mạn hứng tập, Lmi lãm tập) bao gồm hai phần Văn và Thơ Công trình đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về danh nhân văn hóa này, những cống hiến đóng góp của ông, cũng như bước đầu có những đánh giá về văn thơ Phương Đình - Nguyễn Văn Siêu cả về giá trị nội dung và nghệ thuật Qua sáng tác thơ văn của ông, người đọc có thể hiểu... loại không đáng thờ Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người Nguyễn Văn Siêu đã bày tỏ quan niệm của mình về văn chương chân chính Văn chương được ông chia làm hai loại Loại văn chương ’’đáng thờ” là văn chương "chuyên chú ở con người" , là văn chương "nghệ thuật vị nhân sinh" hướng đến phục vụ cuộc sống con người Loại văn chương "không đáng... tượng, phạm vi nghiên cún 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cún của đề tài là chân dung con người văn hóa Nguyễn Văn Siêu qua sáng tác thơ ca của ông 4.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cún chủ yếu qua bốn tập thơ nằm trong bộ Phương Đình Thi tập: - Phương Đình Vạn lí tập (Trần Lê Sáng biên dịch) - Phương Đình Anh ngôn thi tập (Phạm Vân Dung biên dịch) - Phương Đình Lưu lãm tập (Lê Như Duy - Phạm Kỳ Nam... - Khóa luận hướng tới giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về con người Nguyễn Văn Siêu - một tác gia văn học lớn thế kỷ XIX và hiểu rõ hơn về khu quần thể di tích đền Ngọc Sơn: Tháp Bút - Đài Nghiên - cầu Thê Húc 6 - Góp phần cho việc giảng dạy, học tập Nguyễn Văn Siêu ở các trường Cao đẳng, Đại học 7 Bố cục của khóa ỉuận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận gồm... chung Chương 2: Nguyễn Văn Siêu - Nhà văn hóa lớn của thế kỷ XIX 1 NỘI DUNG Chương 1: Những vấn đề chung 1.1 Tác giả Nguyễn Văn Siêu / 1.1 Cuộc đời Nguyễn Văn Siêu tên khác là Định, tự Tốn Ban, thụy Chí Đạo, hiệu Phương Đình và Thọ Xương cư sĩ Ông là tác gia lớn trong thế kỉ XIX với những trước tác về lịch sử , địa lí, lịch sử, tư tưởng, thơ văn ỉ ỉ ỉ ỉ Năm sinh và năm mất Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh... Nguyễn Văn Siêu Nguyễn Trọng Hợp và Nguyễn Văn Siêu đều thuộc họ Nguyễn tại Kim Lũ, một người ngành trưởng, một người ngành thứ Điều này được khẳng định trong văn bia và các tư liệu khác như Thanh Trì Nguyễn thị phả đồ - Nội dung viết về Nguyễn Văn Siêu trong tùng tư liệu: Quốc triều khoa bảng ỉục khắc in ngắn gọn về từng nhân vật đỗ Đại khoa triều Nguyễn đến năm 1898, trong đó ghi: Nguyễn Văn Siêu, ... biết, Nguyễn Văn Siêu đi sứ có đến chào, Trương cũng có thơ tiễn, trong thơ tiễn có câu “Tự cổ văn chương vô định bình, tài hoa tín thị bất hư sinh ” (Từ xưa văn chương không định bình 18 được, tài hoa đúng là không phải từ hư không mà sinh ra) Nay đi sứ về, Nguyễn lại đưa tập thơ Vạn lý xin viết Tựa Đại học sĩ Trương khen Nguyễn Văn Siêu là người “phú học công thi”, lại đi sứ qua nhiều núi sông, danh... cũng cảm nhận được văn hóa địa lý mà tác giả muốn gửi gắm 2.1.2 Nguyễn Văn Siêu - nhà sử học Nguyễn Văn Siêu cũng rất chú ý đến Sừ học Đối với lịch sử nước nhà, ông tỏ ra là một học giả có quan điểm Sử học dân tộc vô tư và vững vàng 25 Điều này được thể hiện rất rõ qua từng lời thơ, qua các phần ông đề dẫn, chú giải Nguyễn Văn Siêu còn mạnh dạn đánh giá lại các nhân vật lịch sử Và quan niệm đánh giá ... liên quan đến Nguyễn Văn Siêu - Tìm hiểu chân dung người văn hóa Nguyễn Văn Siêuqua bốn tập thơ: Vạn lí tập, Anh ngôn thi tập, Lim lãm tập, Mạn hứng tập - Nhận xét, đánh giá người Nguyễn Văn Siêu. .. lại bị giáng chức ông làm tốn không giấy mực sử gia, nhà nghiên cứu, khách nhiều người lĩnh vực khác Nghiên cún chân dung người văn hóa Nguyễn Văn Siêu qua sáng tác thơ ca ông góp phần giúp giải... đề tài chân dung người văn hóa Nguyễn Văn Siêu qua sáng tác thơ ca ông 4.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cún chủ yếu qua bốn tập thơ nằm Phương Đình Thi tập: - Phương Đình Vạn lí tập (Trần Lê Sáng