Phương Đình Mạn hứng tập

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp chân dung con người văn hóa nguyễn văn siêu qua sáng tác thơ ca của ông (Trang 25 - 26)

7. Bố cục của khóa luận

1.2.4.Phương Đình Mạn hứng tập

Cuối bộ Phương Đình Thỉ loại là tập thơ Mạn hứng. Đây là tập thơ tùy hứng mà Phương Đình làm chủ yếu với bạn bè, đồng nghiệp ở Hà Nội. Toàn tập có 325 bài, trong đó có một số bài giúp chúng ta hiểu thêm chuyến đi sứ và thơ Vạn ỉỷ của Phương Đình.

Như vậy Phương Đình Thi loại với 4 tập thơ, có 1083 bài thơ. Đúng là một thế giới thơ mênh mông thăm thẳm, đương thời đã được các bậc danh sĩ, kể cả vua chúa, có thể kể như: Vua Tự Đức, Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, Cao Bá Quát, Ngô Thế Vinh, Chu Doãn Tri,... đã ca ngợi, tôn vinh rất mực. Trong bài Ký Nguyễn Phương Đình, Miên Thấm- một trong bốn đại danh: Siêu, Quát, Tùng, Tuy thì đã viết về thơ Phương Đình là:

...Lãng vân lão bút khỉ phiêu phiêu Thi thảo do ưng nhiến mãn biểu...

Nghĩa là:

Khi bút già dặn cao trên tầng mây vời vợi Bài thơ mới làm nên kèm theo bầu rượu đầy

Lời khen này cũng gần với lời khen của Phan Bội Châu về thơ Cao Bá Quát trong lời thơ Độc Cao Chu Thần hậu đề (Đe sau khi đọc thơ Cao Chu Thần):

Mây gió xoay tròn đầu ngọn bút Càn khôn chép lỏng nửa tròng người.

Tóm lại, công trình thơ ca Phương Đình Thi tập ( Vạn lí tập, Anh ngôn thi tập, Mạn hứng tập, Lmi lãm tập) bao gồm hai phần “Văn” và “Thơ”. Công trình đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về danh nhân văn hóa này, những cống hiến đóng góp của ông, cũng như bước đầu có những đánh giá về văn thơ Phương Đình - Nguyễn Văn Siêu cả về giá trị nội dung và nghệ thuật. Qua sáng tác thơ văn của ông, người đọc có thể hiểu được tư tưởng của một nhà văn hóa lớn của Thăng Long - Hà Nội, cũng từ đó có thể hiểu được những giá trị văn hóa của mảnh đất kinh đô nghìn năm.

Chương 2: Nguyễn Văn Siêu- Nhà văn hóa lớn thế kỷ XIX

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp chân dung con người văn hóa nguyễn văn siêu qua sáng tác thơ ca của ông (Trang 25 - 26)