Nguyễn Văn Siêu nhà sử học

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp chân dung con người văn hóa nguyễn văn siêu qua sáng tác thơ ca của ông (Trang 30)

7. Bố cục của khóa luận

2.1.2.Nguyễn Văn Siêu nhà sử học

Nguyễn Văn Siêu cũng rất chú ý đến Sừ học. Đối với lịch sử nước nhà, ông tỏ ra là một học giả có quan điểm Sử học dân tộc vô tư và vững vàng.

Điều này được thể hiện rất rõ qua từng lời thơ, qua các phần ông đề dẫn, chú giải.

Nguyễn Văn Siêu còn mạnh dạn đánh giá lại các nhân vật lịch sử. Và quan niệm đánh giá lịch sử có tính cá nhân, độc lập, sắc sảo với những lời hùng biện đanh thép. Ngay dưới thời triều Nguyễn mà vua quan triều đình nhà Nguyễn vẫn coi nhà Tây Sơn là Nguỵ là Tặc, ai nói trái lại sẽ bị kết tội phản nghịch, nhưng trong bài Thăng Long hoài cổ, ông đã kín đáo ca ngợi công ơn của nhà Tây Sơn là đã duy trì được nền độc lập tự chủ cho đất nước và bày tỏ nối niềm luyến tiếc ngậm ngùi:

Tây Sơn trực Bắc thướng Long Biên, Thử nhật hồi đầu tứ thập niên. Vạn cố sơn hà nhưng đế Việt, Tam triều vãn vật ủy Nam thiên. Thương nhan bạch phát do tồn giả, Lưu thủy hành vân khước điếu nhiên. Nhật lạc cô thành thu sắc mộ,

Kỷ hồi vãng sự cảnh thùy liên.

Dịch nghĩa:

Tây Sơn ra Bắc đến Long Biên, Thấm thoát nay đà bốn chục niên Muôn thuở núi sông vua Việt đóng Ba triều văn vật cõi Nam riêng. Mày xanh tóc bạc người còn đó, Nước chảy mây trôi cảnh tự nhiên Thành lở, trời tà thu sắc muộn Người xưa chuyện cũ xót xa thêm.

Đen bài Điếu thành tây Loa Son cố chiến trường xứ (Viếng núi ốc, nơi chiến trường xưa ở phía tây thành Hà Nội), tác giả lên án mạnh mẽ hành động hèn hạ của Chiêu Thống bán nước và sự ngu ngốc của Tôn Sĩ Nghị xâm lược.

Sự ký đồi ba bất khả chi, Tây Sơn quật khởi diệc tùy di. Tha nhân ỷ trọng nan vỉ quốc, Khách địa khinh phù mãn khí sư. Tự thử quan hà đa hữii lệ,

Tùng tiền thảo mộc tận sinh bi. Khả liên tích cắt vô quy nhật, Loạn dữ quần sơn nhứt vọng nguy.

Dịch nghĩa:

Việc lớn khi đã như song rã, thế khôn chống đõ được nữa.

Dầu tài cao sức mạnh như Tây Sơn hung hăng nổi dậy cũng phải nghiêng đổ nữa thay!

Quá tin cậy ở người ngoài, vua Lê Chiêu Thống đã không thể giật lại được non sông đất nước đã mất.

Mà đất khách bồng bềnh, luống mong người cún viện, binh người cầu không được, còn binh mình mang theo thì chết lần chết mòn.

Bởi vậy từ đó non sông xiết bao ngậm ngùi khóc tình ly biệt,

Những cây cỏ hồi ấy, nếu may còn sống sót đến giờ, thì trông xơ xác buồn rầu như chưa hàn gắn được vết can qua ngày trước.

Đáng thương thay những đống xương ai để lại kia! Ngày nào thì trở về quê nhà?

Thoáng trông qua thấy lô nhô như gò đống lẫn lộn với núi non. Không chỉ am hiểu lịch sử Việt Nam, Nguyễn Văn Siêu còn có nhiều kiến thức về lịch sử Trung Hoa. Trong Vạn lí tập cho chúng ta thấy song song

với mảng kiến thức địa lý thì Nguyễn Văn Siêu còn kết họp với lịch sử để giải thích cũng như đánh giá thật chính xác về từng địa danh, từng di tích, từng nhân vật trong lịch sử Trung Hoa. Đánh giá của ông về lịch sử nước tàu cũng mang tính cá tính, độc lập. Khi đến Tuyên Hóa, ông lại nhớ đến tích xưa:

Kim Thành tự có quy Giao quận, Đồng trụ tha niên thuộc Mã tông.

Thảo mộc sơn xuyên quang thái tại, Liêu Văn Địch Tiết bản luãn công.

( Tuyên Hỏa vịnh hoài cổ tích - Đen Tuyên Hóa vịnh nhớ cổ tích)

Dịch nghĩa:

Kim Thành thời cổ là đất quận Giao Chỉ, Cột đồng năm ấy thuộc Tổng binh họ Mã. Màu sắc núi sông cây cỏ vẫn còn,

Bàn về công thì Liễu Hậu, Địch Thanh mỗi người một nửa. Nguyễn Văn Siêu còn cho biết thêm Tuyên Hóa sau thời Minh là quận lỵ của Nam Ninh, thành rất cao rộng. Thời Hán là quận Gian Chỉ,...

Đen Vĩnh Thuần, Nguyễn Văn Siêu có bài đề tựa giới thiệu sơ qua về vùng đất này: “Từ Vĩnh Thuần đến c ố Điếu Hoành Châu là đất Man, đời Đường đặt Man Châu, có dốc Vọng Tiên ở phái bắc huyện. Địch Thanh, Tôn Miện, Dư Tịnh đời Tống đi đánh Nùng Trí Cao đỏng quân ở đây. về sau, Thứ sử Đài Bật đã dựng đình Tam Công ở đây”.

Khi xem sách sử xưa về Ngô Châu, Nguyễn Văn Siêu đã nói về việc “vwa Thuần đi tuân phía Nam không trở về, mai táng ở đất Thương Ngô. Nước Tần đặt ba quận ở Lĩnh Ngoại, đó là Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải. Thời Tần, Tần Nhị Thế loạn lạc, Triệu Đà ỉàm chức Lệnh ở Long Xuyên, thay làm việc ủy ở Nam Hải, tự xưng là Nam Việt Vũ Đe, truyền được năm

đời. Năm Nguyên Đĩnh thứ sáu, đi đảnh và diệt. Lại chia Lĩnh Ngoại làm chín quận." Nhưng qua đó Nguyễn Văn Siêu còn bộc lộ niềm cảm thương cho Triệu Vũ Đe đã chôn kiếm thần ở núi Hỏa Sơn, khiến cho ban đêm có ánh sáng:

Khá lãn Triệu Vũ Đe, Kiếm khỉ Hỏa Sơn dư. ”

(Đáng thương cho Triệu Vũ Đế, Khí hiếm để thừa trong Hỏa Sơn.) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua Vũ Xương, cố đô của Ngô Tôn Quyền, đoàn Sứ bộ đi vào thành theo đường sông lớn, men theo phía bắc núi Phượng hoàng. Đó là di tích đã có hơn nghìn năm; Tây Sơn tương truyền là chỗ Phí Văn Vĩ cưỡi Hoàng hạc lên tiên mà Thôi Hiệu đề thơ, nay vẫn còn.

Ngỏ đức hà năng hữu phượng hoàng, Phỉ tiên Hoàng hạc cánh loang đường. Lâu đài trần tích tự kim cố,

Thôi Lý thi gia thùy đoản trường.

(Vũ Xương - Vạn lí tập)

Dịch nghĩa:

Đức của ta làm sao có được phượng hoàng,

Chuyện ông tiên họ Phí cưỡi Hoàng hạc càng hoang đường Di tích lâu đài đã có từ xưa đến nay,

Thơ của hai nhà thơ Thôi, Lý ai hay hơn?

Nguyễn Văn Siêu khẳng định tích chuyện ông tiên họ Phí cưỡi Hoàng Hạc bay đi chỉ là hoang đường, mà di tích lâu đài đã có từ xa xưa.

Rồi khi đến mảnh đất Hứa Xương, Nguyễn Văn Siêu lại có bài Hứa Xương di sự (Việc cũ ở Hứa Xương) cùng với những đánh giá khá hay về nhân vật Tào Tháo - một nhân vật nổi tiếng là tàn nhẫn, độc ác, đa nghi thời Tam quốc với việc dời đô về Hứa Xương định thực hiện mun ở Nghiệp. Vì

tính đa nghi ghét ngầm Văn Nhược, Tào Tháo đã tìm cách sát hại. Thu Hồ ở phía Đông thành Vũ Xương, Dị Thủy chảy ngang ở trong. Nguyễn Văn Siêu đã bộc niềm cảm hoài với họ Lưu (nhà Hán), cảm thương cho số phận của kẻ làm mun chủ cho Tào Tháo là Văn Nhược:

“Thế viễn thiên niên, do vĩ than, Thu Hổ yên thủy bất thắng thu ”

(Đời xa nghìn năm vẫn còn tiếng than mãi, Khói nước Thu Hồ không hơn được mùa thu)

Qua đó ta thấy Nguyễn Văn Siêu có vốn kiến thức vô cùng sâu rộng và uyên bác trên mọi lĩnh vực, mọi phương diện: địa lý, lịch sử, văn học, triết học,... Và những kiến thức này được ông nghiên cứu, tìm hiểu, và soi xét một cách nghiêm túc, đầy tính khoa học, biện chứng, để tìm ra những kết luận chính xác và đúng đắn về lịch sử.

2.1.5. Nguyễn Văn Siêu - nhà xã hội học

Những vấn đề mà Phương Đình Nguyễn Văn Siêu viết trong Phương Đình Vạn lí tập không chỉ là nhũng vấn đề triết học, mà còn là nhũng vấn đề thuộc về văn hóa - xã hội, vấn đề ra đời và tha hóa của những dòng tư tưởng lớn. Những vấn đề cho đến ngày nay vẫn còn bàn luận chưa thôi.

Xét về thời đại mà Nguyễn Văn Siêu sống và làm quan có thể nói đó là một thời đại văn hóa đạo Nho phát triển. Vua Thiệu Trị mất, Thái tử Hồng Nhậm lên ngôi, tức vua Nguyễn Dực Tông. Niên hiệu Tự Đức (1848). Vua Tự Đức ở ngôi lâu (1848 - 1883) và cũng rất lưu ý đến lĩnh vực văn hóa. Thời kì đầu triều Tự Đức, người tài hội tụ về Kinh đô càng ngày càng đông đúc, các cơ quan biên soạn thư tịch làm việc sôi nổi.

Bản thân Nguyễn Văn Siêu thì rất được nhà vua yêu quý, vua Tự Đức lên ngôi liền thăng cho Thị học sĩ Nguyễn Văn Siêu lên chức Thị độc học sĩ. Và năm sau (1849) lại hạ chuẩn cho ông sung chức Phó sứ đi sứ nhà Thanh.

Tư tưởng của đạo Nho trong ông được thể hiện khá rõ nét đó là phần sáng tác còn lại hiện nay của Nguyễn Văn Siêu đều viết bằng chữ Hán. Không

thấy có tác phẩm bằng chữ Nôm. Vạn lí tập viết nhiều về núi và đá - một biểu tượng cho chí khí, nhân cách của người quân tử. Trong Phương Đình Lưu lãm tập ông có viết về hoa cúc: Dị Mai Xuyên Phan thai cái cúc (Gửi Phan Mai Xuyên xin cúc), Vịnh xuân cúc (Vịnh hoa cúc mùa xuân) - đó là thú chơi tao nhã, biểu tượng cho hồn cốt của bậc Nho gia; nó có căn cội từ quan niệm văn hóa, tư tưởng, triết học Nho gia. Chính vì thế mà đương thời Nguyễn Văn Siêu được đánh giá rất cao.

Nguyễn Văn Siêu cũng tự hào về bản thân. Khi cùng đoàn sứ bộ đi qua quê hương, ông thấy mình là người mặc áo gấm Thành:

Hủc nhật sơ phong Nhĩ thủy tân,

Y quan tải đạo tống chinh trần. Cộng truyền Đấu Bắc phù sà khách, Trung hữu Thành Đông trú cắm nhân.

cĐồng sứ bộ phát Nhị Hà - Cùng sứ bộ xuất phát ở Nhĩ Hà) Dịch:

Ban mai gió sớm bến Nhĩ Hà, Mũ áo rợp đường đưa sứ bộ.

Sao Bắc Đẩu cũng theo thuyền khách, Trong có người áo gấm Thành Đông.

Nguyễn Văn Siêu từng được nuôi dạy bởi người cha chuộng đạo Nho, ao ước trở thành cao nhân theo quan niệm Nho gia chính thống với sự nghiệp hiển vinh nhưng thi cừ thì chỉ đỗ Phó bảng, phẩm hàm đạt được không cao mà nhiều phen thăng giáng. Con người mang tư tưởng Nho gia này sống vào thời kì nhà nước quân chủ mất dần vai trò lịch sử, nhà Nho mất dần chỗ đứng tối thượng trong xã hội. Ông buồn vì bi kịch cá nhân cùng bi kịch thời đại làm tan vỡ nhiều khát vọng cao đẹp nên khi trí sĩ ông đã cáo quan lui về quên mở trường dạy học, gìn giữ nhân cách.

Tài thành thiên tử phúc, Cố vũ thải bình nhân.

Xử ước duy ngô đạo, Tàng tu quí nhật tãn.

(Giáp Tý nguyên đán - Mạn hứng tập) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch nghĩa :

Tài chế hoàn thành được là phúc của nhà vua, Vui mừng nhảy múa là người thời thái bình. Chọn cách sống kiệm ước duy chỉ có đạo Nho ta,

Àn mình mà lo sửa trị thì quí ở đời mỗi ngày một đối mới. (Tet nguyên đán năm Giáp Tý - 1864) Một điểm nữa cho ta thấy rõ trong con người ông luôn mang nặng tư tưởng Nho gia, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi dòng tư tưởng văn hóa này đó là vị thần được thờ trong đền Ngọc Son - công trình mà Nguyễn Văn Siêu đã có nhiều đóng góp xây dựng. Đó chính là Quan Vũ, vị thần tượng trung cho sự trung tín lễ nghĩa. Trong tập thơ đi sứ, Nguyễn Văn Siêu có bài Đe Tương Sơn tự chí hậu- tịnh dẫn (Đe sau Tương Sơn tự chí kèm bài dẫn) cùng với thái độ đả kích, phê phán Phật giáo một cách sâu sắc:

Hội Xương ách vận hảo tòng quyền, Ý tục vỉ tăng hữu biệt truyền.

Phật hóa nãỉ ư Đường quỷ thế, Sư bao dỉệc xuất Tống suy niên.

Dịch nghĩa:

Bị ách vận ở Hội Xương mà khéo tòng quyền, Dựa vào đời tục mà làm sư cũng là biệt truyền. Phật hóa là vào cuối đời Đường,

Được khen tặng lại vào thời Tống suy.

Nguyễn Văn Siêu rất am hiểu nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Chuyến đi sứ là trải nghiệm để ông tích lũy, và có thêm những vốn hiểu biết mới, sâu rộng. Đi đến mỗi vùng đất mới, được tiếp xúc với một nền văn hóa mới, ông

lại ghi ghép, tìm hiểu một cách tỉ mỉ, và làm thơ xướng họa. Khi đoàn Sứ bộ qua Lư Câu kiều vào Yên Kinh. Cảnh tượng Kinh đô này thời bấy giờ được Phương Đình miêu tả như sau:

Vương khí do tại Yên Đông phương mộc đắc thế Bắc diện triều chư hầu Cung điện giai Minh chế

u Bái khí dĩ thuần Mãn Hán văn tương tế Căn bản Bát Kỳ trung Xu hướng thiên hạ thế Tam quý uy nghi phồn Nhất tâm cung kiệm thê Lầu các bạch vân nhàn

Trì đài mạn thảo ế Trùng môn vô thốn binh Bách chấp nhược hư để Xa giả tại Minh Viên Thành thị giao tương tế.

Dịch nghĩa:

Vương khí vẫn còn đất ở Yên Phương Đông mộc được thọ Mặt Bắc chư hầu chầu Cung điện thời Minh chế Khí cũ nay đã thuần Mãn Hán văn tương tế

Gốc rễ trong Bát Kỳ Mở ra thiên hạ thế Hoa thơm dấy uy nghi Một lòng cung kiệm thể Lầu gác mây trắng bay

Ao đài dây leo kỹ Các cửa không lính gác Trăm tòa không quan coi Xe vua ngự Minh Viên Thành phố vẫn buôn thế.

Cung đình Mãn Thanh sinh hoạt không quá bó buộc, Viên Minh Viên là Hành cung, bình thường không canh gác nghiêm ngặt; dẫu khi vua ngự, triều đình vẫn cho dân chúng vào mua bán đông vui.

Nhà Thanh, về nghi lễ, nói chung vẫn theo các triều trước. Việc đón tiếp Sứ giả các nước, vẫn theo quan lễ thời Hán. Sứ giả đến Kinh đô vào chào, gọi là “tiểu kiến”; vào sân triều chầu gọi là “pháp kiến”. Nguyễn Văn Siêu có làm bài thơ Viên Minh Viên tiểu kiến (Tiểu kiến ở vườn Viên Minh):

Cố thụ nhàn viên lý Ty cung hữu chỉ tôn

Thanh sơn hoành ngự tháp Khê thủy nhiêu hoàn viên Khanh sĩ Tây liên bộ

Thân Vương hạ đại ngôn Chính trung từ bải khê

Dịch nghĩa:

Trong vườn rộng rãi có cây lâu năm Có cung nhỏ của bậc chí tôn

Nơi núi xanh đặt ngang sập vua nghỉ Có khe nước vòng quanh tường nhà lớn Các bậc khanh sĩ thả bộ ở phía Tây

Vị Thân Vương bước xuống nói thay lời vua Đứng ở chính giữa từ từ chắp tay cúi đầu Gửi lời hỏi thăm kính cẩn ôn tồn

Thơ đi sứ của nước ta có sớm và hết sức phong phú, xứng đáng là một chuyên đề nghiên cún. Trong đó Vạn lý tập của Phương Đình vẫn có chỗ đặc sắc. Chỗ đặc sắc ấy là tả thực nhiều nơi mà đoàn sứ bộ đi qua. Cũng có thể nói, thơ trong Phương Đình Vạn lý tập bao gồm được cả ba yếu tố là tình, cảnh, sự.Thơ đi Sứ của ta có khá nhiều, nhưng những bài như thế cũng ít thấy.

Kiến văn uyên thâm, tài văn chương xuất chúng, cộng thêm khả năng quan sát kỹ lưỡng và hết sức tinh tế đã giúp Nguyễn Văn Siêu để lại cho hậu thế những áng thơ văn, những thiên tùy bút xuất sắc. Nhờ thế mà văn đàn Hán Nôm Việt Nam có thêm một tên tuổi lớn ở thể loại thơ văn, đặc biệt là văn xuôi. Nhũng đoản văn từ hon 150 năm trước sẽ lại thêm sức sống khi mà sự giao lưu văn hóa và nhu cầu du lịch của con người mỗi tăng lên trong xu thế hội nhập của thời đại ngày nay. Quả là thời đại của nhũng tốc độ siêu nhanh, của những Internet đã và sẽ còn đem lại cho người ta nhiều tiện lợi, song lại tước đi thú nhẩn nha, tiêu dao... Thiết nghĩ sẽ chẳng có những thiên tùy bút xuất sắc, áng thơ trữ tình tả thực, nếu như cụ Phương Đình cưỡi máy bay Boeing hay Airbus mà đi sứ Yên Kinh! Những tác phẩm ông để lại cho thật là đáng giá, được xem như là những tài liệu thiết thực phục vụ khoa học.

2.2. Nguyễn Văn Siêu - Người khởi xướng phong trào chấn hưng văn hóa Thăng Long Thăng Long

2.2./. Nguyễn Vãn Siêu và sự nghiệp chấn hưng văn hóa giáo dục của Thăng Long (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Văn Siêu là một danh sĩ học thức uyên bác, đạo đức sáng ngời, có công lớn đối với sự nghiệp văn hóa giáo dục trên đất Thăng Long- Hà Nội. Bên cạnh việc trùng tu, xây dựng lại đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, cầu Thê Húc, Nguyễn Văn Siêu cùng với Vũ Tông Phan trong Hội hướng thiện còn có những chủ trương chấn hưng, khẳng định lại mục tiêu văn hóa giáo dục của đất Thăng Long lúc bấy giờ.

Năm 1851 Nguyễn Văn Siêu được bổ chức Án sát Hà Tĩnh, một thời

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp chân dung con người văn hóa nguyễn văn siêu qua sáng tác thơ ca của ông (Trang 30)