Nguyễn Văn Siêu người khởi xướng phong trào chấn hưng văn hóa Thăng

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp chân dung con người văn hóa nguyễn văn siêu qua sáng tác thơ ca của ông (Trang 41)

7. Bố cục của khóa luận

2.2. Nguyễn Văn Siêu người khởi xướng phong trào chấn hưng văn hóa Thăng

Thăng Long

2.2./. Nguyễn Vãn Siêu và sự nghiệp chấn hưng văn hóa giáo dục của Thăng Long

Nguyễn Văn Siêu là một danh sĩ học thức uyên bác, đạo đức sáng ngời, có công lớn đối với sự nghiệp văn hóa giáo dục trên đất Thăng Long- Hà Nội. Bên cạnh việc trùng tu, xây dựng lại đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, cầu Thê Húc, Nguyễn Văn Siêu cùng với Vũ Tông Phan trong Hội hướng thiện còn có những chủ trương chấn hưng, khẳng định lại mục tiêu văn hóa giáo dục của đất Thăng Long lúc bấy giờ.

Năm 1851 Nguyễn Văn Siêu được bổ chức Án sát Hà Tĩnh, một thời gian ngắn chuyển về Hưng Yên. Hưng Yên hay bị vỡ đê. Nguyễn Văn Siêu gửi về Kinh đô Huế một số điều trần, song không họp ý vua. ít lâu sau, Nguyễn Văn Siêu bị giáng chức, ông bị hạ ba cấp. Nguyễn Văn Siêu đã viết về dự kiến xây dựng Hưng Yên. Ông còn viết bản Trù nghị hà phòng sự nghỉ sở dài, quyết liệt đề nghị cải tạo đê điều ở Hưng Yên cho thấy ông là một con người luôn vì đất nước, vì nhân dân, một lòng trung quân ái quốc theo tư tưởng Nho gia. Suốt những năm tháng ở quan trường, ông luôn muốn đem tài năng của mình để cống hiến cho đất nước. Ở cương vị nào, ông cũng để lại những dấu ấn đậm nét. Nhưng đứng trước thời cuộc có nhiều thay đổi, gian thần loạn đảng ly gián mối quan hệ vua - tôi, Nguyễn Văn Siêu đành ngậm ngùi cáo quan về quê mở trường dạy học tại nhà cũ ở Giang Nguyên. Nhưng trong lòng vẫn canh cánh một nỗi hoài cổ, một tinh thần yêu nước thương dân. Những năm cuối đời ông dành trọn tình cảm, gửi gắm niềm tin vào lớp hậu thế của đất nước:

Lão hĩ hoãn vi thảo dã thần, Qui dư, ninh tác phiếm nhàn nhân. Phân phân tục sự hoài nan phóng, Lạc lạc tàn biên chí vị thân.

Đới nhật hữu quang dư bạch phát, Lâm phong bất nhiễm tự truy trần. Hô quan, hô tấu thùy phi khả, Đạo viên duy ngô hữu thử thân.

(Mông đắc hưu trí đệ tử lai hạ nhân thỉ thị ỷ - Mạn hứng tập)

Băng Thanh dịch:

Già cỗi sống gần với dã dân,

về ư, làm kẻ ở an phần.

Bời bời thế tục khôn buông thả, Đau đáu tàn thư chang rộng dần. Ngày tháng thoi đưa phơ mái tóc, Gió mưa dầu dãi nẻ bàn chân. Gọi quan, gọi lão ai chẳng được, Đạo lý hèn chi dám dấn thân.

(ơn vua được nghỉ hun, học trò đến mừng, nhân tố làm thơ để tỏ ý) Nguyễn Văn Siêu đã kết hợp nhuần nhị giữa nhà khoa học và nhà thơ để trở thành một nhà giáo dục xuất sắc. Ông tỏ ra là một nhà sư phạm có quan điểm giáo dục tiến bộ khi chủ trương thực học và công kích lối học khoa cử.

Ngôi trường hình vuông của ông là một trung tâm giáo dục nổi tiếng của Hà Nội giữa Thế kỷ XIX. Ngôi trường đó ở gần ngôi đền của làng c ổ Lương, ngày nay vẫn còn di tích “Cổ Lương linh từ” ở phố Nguyễn Siêu. Xưa kia, đấy là nơi học trò tứ trấn tìm về, xin ở đậu, ngủ nhờ mong được đến Tòa Phương đình của thầy Nguyễn Siêu đế được nghe giảng bài. Nguyễn Văn Siêu đã có đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục của đất nước như có công trong việc nghiên cứu, biên soạn các sách phục vụ cho giảng dạy kinh sử như: Chư kinh khảo ước, Chư sử khảo thích, Tứ thư bị giảng,..

Học trò của ông đều đạt cao. Nguyễn Văn Siêu rất thương yêu học trò của mình. Trong tập thơ Lưu lãm tập ông có bài Đối học đồng tự tỉnh (Nhìn học trò nhỏ tự xét) cho ta thấy nhân cách cao đẹp của một vị thầy:

Tửu bôi phù hạp ỷ phi khinh Tả tự ôn thư nhật hữu trình Trà đảo yên hồ thải đa sự

Quang âm quá bán thuộc tiên sinh.

Dịch nghĩa:

Chén rượu cơi trầu ý chang phải thường Viết chữ đọc sách hàng ngày có trình tự Ấm trà điếu thuốc bao nhiêu việc vặt vãnh Ọuá nửa thời gian là hầu hạ thầy rồi.

Khi giặc Pháp sang xâm lược nước ta, triều đình Huế do dự cầu hòa, Phương Đình đã động viên được tinh thần yêu nước của môn sinh, nên học trò trường Phương Đình cũng làm một bài biểu dâng vua tình nguyện vào Nam đánh Pháp. Bài biểu này đáng xem là một điểm sáng chói lọi trong nhân cách, tâm hồn, tư tưởng của Thần Siêu. Nó hứa hẹn rằng nếu Người còn sống, một năm thôi, năm 1873, khi giặc Pháp tấn công Hà Nội lần thứ nhất thì có nhiều khả năng, tác giả sẽ là một người phất cờ khởi nghĩa chống Pháp như trước đã có là Phạm Văn Nghị cùng học trò tình nguyện vào Đà Nằng chống Pháp, hoặc sau đó như Nguyễn Thiện Thuật chống Pháp ở Bãi Sậy, Nguyễn Quang Bích chống Pháp ở Tây Bắc, Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Tống Duy Tân... chống Pháp ở miền Trung.

Như vậy, chúng ta có thể thấy suốt một cuộc đời không hề mệt mỏi, Nguyễn Văn Siêu luôn đem tài năng, trí tuệ của mình để cống hiến cho đất nước. Ngay cả khi đã cáo quan về nghỉ hưu nhung ông vẫn mệt mài với nghề

thầy giáo, với mong muốn, với khát vọng “ươm mầm tương lai”, bồi dưỡng, đào tạo cho nước nhà đội ngũ nhân tài, trí lực.

2.2.2. Nguyễn Văn Siêu và khu quần thể di tích đền Ngọc Sơn, Tháp Bút,Đài Nghiên Đài Nghiên

Thăng Long - Hà Nội là địa danh được thể hiện nhiều nhất trong thơ ông. Đơn giản bởi đây là nơi ông đã sinh ra và lớn lên, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn ông. Bởi vậy, Thăng Long - Hà Nội là một suối nguồn lớn trong mạch nguồn thơ ca của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, mà ở đó những địa danh, phong cảnh, con người luôn đẹp hơn, nên thơ hơn.

Nguyễn Văn Siêu viết về hai con sông Hồng và Tô Lịch, hai hồ Hoàn Kiếm và hồ Tây, hai thành cổ Loa và Thăng Long... với lối viết tả thực khá sinh động, bộc bạch lòng yêu quê hương thiết tha, đượm chút u hoài... Đó là cảnh hùng vĩ của sông Hồng:

Vạn cố càn khôn nhất thủy lim Lâm lưu cố lũy khảm tân lâu

Dịch nghĩa:

Đất trời muôn thuở một dòng sông,

Chảy sát lũy xưa, nhòm xuống ngôi lầu mới. Cùng với sự hung dữ, luôn luôn đổi dòng của nó:

Sa chãu khứ tuế dựng trung lun, Kim tuế di lai bắc ngạn đầu.

Thủy thế tự lai đa hoán chuyên, Nhân sinh ưng giác dị trầm phù.

(NhĩHà nhị thủ - Anh ngôn thi tập)

Dịch nghĩa:

Năm ngoái, cồn cát nổi lên giữa dòng sông Năm nay đã chuyển đến đầu bờ bắc.

Thế sông nước từ xưa đến nay nhiều lần chuyển đổi, Đời người nên biết dễ nổi chìm.

Rồi cảnh vỡ đê sông năm Đinh Tỵ (1857), khiến có thể đi thuyền từ hồ Tây ra sông Hồng: “Mùa đông năm Đinh Tỵ, đi ra phường Quảng Bố, huyện

Vĩnh Lại, xem đoạn đê sông bị vỡ, đi thuyền về Hồ Tây, cảm khải làm thơ ngũ ngôn theo thế cố phong gồm 20 vận ” (Mạn hứng tập).

Với sông Tô, thì câu thơ trở nên thơ mộng hơn, đúng với cảnh hiền hòa vốn có của nó, mặc dù đây là cảnh sông Tô sau trận vỡ đê sông Hồng:

Sông Tô uốn khúc ôm lấy thành, Dải sông bãi cát như suối đỏ. Vốn là dòng trong, vì lũ mà biến đôi, Cùng một màu với Nhĩ Hà ngút ngát trời.

(Xem dòng sông Tô - Anh ngôn thi tập).

Thơ miêu tả cảnh hồ Tây thì toát lên lòng ngưỡng mộ trước cảnh thiên nhiên cùng với những ẩn chứa lịch sử của hồ:

Kim cô dĩ như thử

Giang sơn diệc thức phau? Thành trì không lịch lịch, Thiên thủy tự du du.

(Du Tây hồ - Anh ngôn thi tập)

Dịch nghĩa:

Từ xưa nay đã như the! Non sông có biết không? Thành trì vẫn tồn tại rõ ràng, Trời và nước cứ tự miên man.

(Đi chơi ở Tây hồ)

Với hồ Gươm, Nguyễn Văn Siêu không những đế lại những vần thơ hay, lời văn đẹp mà còn để lại những kiến trúc như Tháp Bút, Đài Nghiên, cùng

với bút tích của mình ở bài minh trên nghiên đá, mà năm 1887 đã được một học giả người Pháp tên là G. Doumitier dịch ra tiếng Pháp, cũng như ngày nay đã được nhiều người dịch ra Quốc ngữ. Ông cũng viết về cảnh đẹp hồ Gươm, về lầu chuông của đền Ngọc Sơn nhìn xuống.

Nhất trản trung phù địa, Trường Imi đảo tải thiên. Ngư chu xuân tống khách, Hồi trạo túc hoa biên.

(Một chén trong lòng đất nổi Nước dài trở lật trời qua.

Thuyền ca ngày xuân đón khách, Quay chèo về ngủ bên hoa).

Vạn hồ mênh mang mà ví như chén nước. Cách nhìn thật độc đáo. Nhưng chưa hết: nước lăn tăn chạy dài như lật trời mà chở về xa. Tứ thơ thật lạ mà táo bạo! Và thế là mùa xuân hiển hiện lên trong hình dáng một con thuyền bé đang quay mái chèo về nép cạnh bò' hoa. Xuân đẹp, xuân hữu tình nhưng man mác buồn, vì đây là xuân của một thời khá đen tối trong lịch sử.

Phương Đình còn nhiều bài viết khác nhau về hồ Gươm: Chơi hồ Gươm, Lên lầu chuông đền Ngọc Son, Trên núi ngọc trông xuống,... Đe tài hồ Gươm quả là quen thuộc trong thơ ông. Nguyễn Văn Siêu không chỉ có tài thơ văn mà còn có kiến thức sâu rộng về triết học, địa lý và cả kiến trúc. Ông đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn các di tích văn hóa Thăng Long. Chính ông là người đã cùng với Tín Trai (Cư sĩ làng Nhị Hà) đứng ra lập hội Hướng Thiện, trùng tu thắng cảnh Hồ Gươm của Hà Nội, xây dựng và sửa sang Đen Ngọc Sơn thành một nơi thắng tích rất đượm chất thơ với cầu Thê Húc (Đậu ánh ban mai), lầu Đãi Nguyệt (đợi trăng); có tính cách văn học với đài Nghiên tháp Bút cùng những câu đối nhắc kẻ sĩ phải trau dồi cả tài lẫn đức; có ý

nghĩa xã hội như đình Trấn Ba (đình chắn sóng), ngăn chặn nhũng làn sóng tệ hại làm xói mòn nền đạo lý xã hội.

Rồi ông còn bồi đắp thêm cho núi Độc Tôn và xây trên đó ngọn Tháp Bút với ý tú’ sâu sắc: “Tả thanh thiên” (Viết lên trời xanh) tức là viết tư tưởng lên trời xanh, so với mặt trời, với trăng sao, phải chăng đó là viết ra cái chính khí hạo nhiên của con người chân chính? Và đã có bút tất phải có nghiên. Cho nên, cạnh Tháp Bút ngay ở đầu cầu Thê Húc, Phương Đình cho xây Đài Nghiên, một cái cửa cuốn trên có xây một cái nghiên bằng đá tạo theo hình nửa quả đào. Ở thành nghiên có khắc bài minh do Phương Đình soạn và Vũ Tá Trữ - đỗ tú tài, có hiệu là Thọ Pháp - viết theo lối chữ lệ:

Co hữu huyệt địa tiến nghiên Chủ đạo đức kinh

Nghiên đại phương nghỉễn, Trứ Hán Xuân thu Thạch tư nghĩa dã, Phỉ tượng hà hình Bất phương bất viên Diệu tồn chư dụng. Bất cao bất hạ, Vị hồ quyết trung

Úng thượng thai nhi thố vân vật, Hàm nguyên khí nhi ma hư không.

Dịch nghĩa:

Xưa lấy hốc đất làm nghiên, Chú kinh đạo đức

Nghiền ngẫm bên nghiên lớn Viết sách Hán Xuân thu Từ đá tách ra làm nghiên vậy, Chẳng có hình dáng.

Không vuông, không tròn Dùng vào mọi việc thật kỳ diệu. Không cao, không thấp,

Ngôi ở chính giữa Cúi soi hồ Gươm, Ngửa trông gò Bút đá

ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi, Ngậm nguyên khí mà mài hư không.

Đầu bên kia là lầu Đắc Nguyệt (được trăng). Qua lầu này tới ba nếp đền. Ớ mặt nếp đền nhìn ra hồ ông cho khắc đôi câu đối:

“Đạo hữu chủ trương, Đâu Вас vãn minh tri tượng, Nhân đồng chiêm ngưỡng, Giao Nam lê nhạc chi đô. ”

(Đạo có chủ tể, đó là vẻ đẹp sáng của sao Bắc Đẩu,

Người đều ngửa trông, ấy thật đô thành lễ nhạc của cõi Nam). Người xưa quan niệm, sao Bắc Đẩu là chủ mọi vì sao, là gốc của đạo lớn trong vũ trụ. Và lễ chính là trật tự xã hội, suy rộng ra là chính trị, còn nhạc là hoà hợp nhịp nhàng, tức là văn hóa. Đôi câu đối của Phương Đình đã khẳng định quả nơi đây: Hà Nội, Thăng Long là nơi muôn nẻo chầu về, là trung tâm chính trị và văn hóa của cả nước. Thời ấy nhà Nguyễn đã rời đô vào Huế trên sáu chục năm mà ông vẫn khẳng định như vậy, điều này cho thấy tầm vóc của bản lĩnh Phương Đình.

Phía ngoài đền ông cho xây đình “Chắn sóng” (trấn Ba Đình). Ở đây cũng có câu đối:

Kiếm hữu dư linh quang nhược thủy Văn tòng đại khối thọ như sơn. ”

(Kiếm sót dư linh ngời ánh nước Văn cùng trời đất thọ như non).

Với việc trùng tu đền Ngọc Sơn cụ Nguyễn Siêu xứng đáng được coi là một nhà kiến trúc có tài. Ông đã nâng vùng Hồ Gươm lên gần như quang

cảnh ngày nay, đặc biệt còn để lại bút tích trên bức cuốn thư đắp nổi ở cổng Đen. Nhà sư phạm và nhà thơ Vũ Tông Phan nổi tiếng cuối Thế kỷ XIX đã đánh giá công lao văn hoá của Cụ Nguyễn Văn Siêu như sau:

“Bút Phương Đình một đời Bên Hồ Gươm muôn thuở

Tại đây ngoài những bài thơ như Ngồi uống rượii trong thuyền trước đêm trăng hồ Hoàn Kiếm, Bài minh trên Đài Nghiên, miêu tả cảnh hồ ra, còn có những bài văn xuôi: Bài ký Lại chơi hồ Hoàn Kiếm, Thay làm bài văn bia cho miếu Văn Xương, Bài chí Tháp bút, v.v... nói vê lịch sử cũng như đặc điểm của hồ...Với quán Trấn Vũ, Nguyễn Văn Siêu có nhũng nỗi niềm u hoài, nhớ lại trước đây nhiều người trước khi đi thi đến quán này cầu mộng. Ngô Hoán từng làm thơ nói sự ứng nghiệm ấy. Nguyễn Văn Siêu thì cho rằng:

Thân mưu dĩ hướng tâm trung định Thần mộng hà tu ỷ ngoại cầu. Nhật mộ thiên cao phong cảnh cấp,

Thả tương quỉ khứ mạc đăng lâu.

(Xuân du Trấn Vũ quản y Vũ Hoán Phủ lưu đề nguyên vận - Anh ngôn thỉ tập)

Dịch nghĩa:

Thân tính hướng đi, trong lòng đã định sẵn, Sao cần thần báo mộng, ngoài ý mong cầu Cuối ngày trời cao, gió càng gấp,

Hãy sắp sửa ra về, không lên lầu nữa.

(Ngày xuân chơi quán Trấn Vũ họa nguyên vận bài thơ lưu đề của Vũ Hoán).

Đối với thành Thăng Long xưa, Nguyễn Văn Siêu cảm thấy nuối tiếc khi Thăng Long không còn là kinh đô thuở nào, ở đây ông tỏ ý khâm phục nhà Tây Sơn, triều đại cuối cùng định đô tại Thăng Long:

Tây Sơn ra Bắc, thăng tới Long Biên, Từ ấy đến nay, đã bốn chục niên..

(Thăng Long hoài cố - Anh ngôn thi tập)

Còn với thành Cổ Loa thì tự hào:

Bách Việt là tên đầu đời Tần, Phong Khê là tên sau đời Hán.

(Tham quan miếu An Dương Vương ở thành c ố Loa cảm tác về cung Long Thủ còn đế ỉại - Mạn hứng tập).

Như vậy, không chỉ nổi danh ở lĩnh vực văn chương, Nguyễn Văn Siêu còn được lịch sử kiến trúc Việt Nam thời phong kiến ghi nhận là một nhà kiến trúc tài năng. Quần thể di tích nổi tiếng và là một trong những biểu tượng của Hà Nội: đền Ngọc Sơn - cầu Thê Húc - Tháp Bút ở hồ Hoàn Kiếm ghi dấu công lao lớn của Nguyễn Văn Siêu. Với quần thế kiến trúc - mỹ thuật - văn học Ngọc Sơn mà ông là tác giả, Nguyễn Văn Siêu xứng đáng là một nhà văn hóa, một nghệ sĩ danh tiếng của Thăng Long.

2.3. Nguyễn Văn Siêu - nhà văn hóa có tâm với nhân dân, với đất nước

Nguyễn Văn Siêu nổi tiếng với tài thơ. Văn chương Thần Siêu hào sảng, tinh tế, chất chứa những tư tưởng mới, vươn tới đất trời - hòa vào vũ trụ và tình yêu thương nhân dân, đất nước.

Thơ Thần Siêu ấp ủ một khối Tình và luôn trăn trở suy tư, tìm cách hiến dâng tài trí của mình cho đời:

Đầu xanh, tóc bạc người đây đó Nước chày mây trôi cảnh vắng tanh Thành cố nắng thu, chiều tỏa lạnh Nhớ ai việc cũ dạ không đành.

Là một quan chức triều Nguyễn nhung Nguyễn Văn Siêu có cái nhìn cận dân, thân dân nên thơ ông chủ yếu phản ánh cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn, cơ cực, loạn lạc của nhân dân ta lúc bấy giờ.

Ngòi bút của Nguyễn thật cứng cáp mà tươi, sắc mà tinh tế, nghiêm mà có tình. Vốn lớn lên giữa lúc chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp chân dung con người văn hóa nguyễn văn siêu qua sáng tác thơ ca của ông (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)