1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN: Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

24 495 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 716,5 KB

Nội dung

Mục lụcSTTNội dungSố trang1Trang bìa 12Mục lục 23Phần mở đầu, lý do chọn đề tài 34Mục tiêu của đề tài, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.45Phần nội dung, cơ sở lý luận46Thực trạng, thuận lợi, khó khăn67Thành công hạn chế; mặt mạnh, mặt yếu78Các nguyên nhân, các yếu tố tác động89Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.910Giải pháp, biện pháp; mục tiêu của giải pháp, biện pháp1011Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp1412Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp1813 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp; kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu1914Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.2015 Phần kết luận, kiến nghị2116Tài liệu tham khảo24I. PHẦN MỞ ĐẦUI.1. Lý do chọn đề tài: Môn Lịch sử giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, môn lịch sử, nhất là quốc sử càng cần coi trọng để chuẩn bị cho thế hệ trẻ làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ người công dân. Đó là lời trích dẫn trong bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi tới Hội thảo khoa học về Thực trạng việc dạy và học Lịch sử trong trường phổ thông nguyên nhân và giải pháp do Hội khoa học Lịch sử, Bộ GDĐT, Bảo tàng cách mạng Việt Nam, trường Đại học KHXHNV(ĐHQGTPHCM),đại học Hồng Bàng phối hợp tổ chức ngày 27.3.2008Thế nhưng, một thực trạng đáng buồn là, do quan niệm môn lịch sử và một số môn khác như Địa lí, Giáo dục công dân chỉ là môn phụ nên không được phụ huynh và học sinh (ngay cả một số nhà quản lí) coi trọng, trong các giờ học trên lớp cũng như ở nhà, các em học sinh không ưa thích với môn sử. Điều này đã chi phối rất nhiều đến nhiệt tình giảng dạy của giáo viên, kết quả là nhiều giờ học trở nên khô khan, tẻ nhạt.

Trang 1

Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

TÊN ĐỀ TÀI:

KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP VĂN HỌC TRONG

DẠY HỌC LỊCH SỬ

Trang 2

4 Mục tiêu của đề tài, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,

phương pháp nghiên cứu.

4

5 Phần nội dung, cơ sở lý luận 4

6 Thực trạng, thuận lợi, khó khăn 6

7 Thành công hạn chế; mặt mạnh, mặt yếu 7

8 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 8

9 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra 9

10 Giải pháp, biện pháp; mục tiêu của giải pháp, biện pháp 10

11 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 14

12 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 18

13 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp; kết quả khảo

nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

Trang 3

I PHẦN MỞ ĐẦU

I.1 Lý do chọn đề tài:

"Môn Lịch sử giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, môn lịch sử, nhất là quốc sử càng cần coi trọng để chuẩn bị cho thế hệ trẻ làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ người công dân" Đó là lời trích dẫn trong

bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi tới Hội thảo khoa học về "Thực trạngviệc dạy và học Lịch sử trong trường phổ thông - nguyên nhân và giải pháp" doHội khoa học Lịch sử, Bộ GD&ĐT, Bảo tàng cách mạng Việt Nam, trường Đại họcKHXH&NV(ĐHQGTPHCM),đại học Hồng Bàng phối hợp tổ chức ngày 27.3.2008

Thế nhưng, một thực trạng đáng buồn là, do quan niệm môn lịch sử và một

số môn khác như Địa lí, Giáo dục công dân chỉ là "môn phụ" nên không được phụhuynh và học sinh (ngay cả một số nhà quản lí) coi trọng, trong các giờ học trên lớpcũng như ở nhà, các em học sinh không ưa thích với môn sử Điều này đã chi phốirất nhiều đến nhiệt tình giảng dạy của giáo viên, kết quả là nhiều giờ học trở nênkhô khan, tẻ nhạt

Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử?

Có rất nhiều biện pháp như: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháphướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng sách giáo khoa,

vở bài tập, dạy học ngoại khoá Nhưng việc lồng ghép kiến thức văn học trongdạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp có nhiều

ưu thế để phát triển tư duy của học sinh, làm cho giờ học lịch sử thêm hấp dẫn hơn

Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nóiriêng đồng thời để nâng cao chất lượng bộ môn và tạo ra hứng thú học tập cho họcsinh khi học tập lịch sử ở trường THCS, mỗi giáo viên lịch sử có những phươngpháp và kỹ năng truyền đạt khác nhau Sau nhiều năm giảng dạy mặc dù kinh

nghiệm chưa nhiều tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra một vài “Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS”

I 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

Nghiên cứu và xác định rõ đối tượng, mục đích, nội dung và phương pháp,cách thức lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử

Nhiệm vụ của đề tài này là giúp giáo viên định hình một cách rõ ràng cácbước, các khâu cần thiết để sử dụng kiến thức văn học trong mỗi tiết dạy nhằm tạohứng thú học tập cho học sinh trong giờ học lịch sử Khôi phục bức tranh quá khứmột cách chính xác, đồng thời qua đó làm cho thế hệ trẻ thêm tự hào về truyềnthống dân tộc Lĩnh hội nền văn minh nhân loại cũng như lịch sử các nước trên thếgiới

Trang 4

Giúp giáo viên biết sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, sử liệu, thơ, văn để lồngghép vào bài giảng lịch sử Đưa các nội dung lồng ghép vào chương trình một cáchhợp lí nhằm làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn.

Giúp học sinh biết sưu tầm thơ, văn để phục vụ bài học; vận dụng hợp lí văn,thơ để minh họa lịch sử; giúp các em có hứng thú trong học tập môn lịch sử và lĩnhhội kiến thức tốt hơn, nhớ lâu hơn các sự kiện lịch sử của dân tộc và nhân loại

Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viêntiến hành một giờ dạy học đạt hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trongviệc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học

I.3 Đối tượng nghiên cứu

Lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử ở trường THCS

I.4 Phạm vi nghiên cứu

Học sinh các khối lớp 6,7,8,9 trường THCS Buôn Trấp

I.5 Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành làm đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp lồng ghép kiến thức văn học

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Lựa chọn, phân loại

- Dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy

- Phương pháp thuyết trình vấn đáp

- Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận

Môn lịch sử có chức năng và nhiệm vụ rất quan trọng trong nhà trường phổthông, bởi lẽ đây là bộ môn “ khôi phục bức tranh quá khứ” một cách chính xác,khoa học và hiểu được quy luật phát triển của xã hội, nhằm góp phần tích cực vàoviệc bồi dưỡng lập trường quan điểm của học sinh Tuy nhiên, hiện nay có nhiềuquan niệm khác nhau về bộ môn lịch sử

Một số học sinh chỉ chú trọng nội dung chương trình thi cử “ học tủ” mụcđích đối phó mà không có cái nhìn tổng quát và toàn diện về quá trình hình thành

và phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới

Trang 5

Do cơ chế thị trường, sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão củakhoa học và công nghệ, vì thế mà một số em chú trọng môn khoa học tự nhiên,môn lịch sử ít được quan tâm.

Nhưng không vì lẽ đó mà chúng ta xem nhẹ bộ môn lịch sử, vì từ lâu bộmôn lịch sử có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Bản thân môn lịch sử rấthấp dẫn đối với học sinh Hiện nay nhiều nước trên thế giới lấy môn lịch sử làmmôn học hàng đầu trong chương trình giáo dục cùng với một số môn khác nhưToán, Văn, Đia lý …bởi vì con người tương lai cần phải nắm vững kiến thức lịch

sử dân tộc và thế giới để sống một cách có ý thức trên hành tinh Có nghĩa là họhiểu rằng sống và lao động để làm gì? Để chống lại mọi sự bất bình đẳng và đánhgiá đúng từng giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại

Vì lẽ đó, ở Việt Nam, tại Đại hội khoa học lịch sử lần thứ III Tổng bí thư

Đỗ Mười đã phát biểu: “ Cùng với quá trình quôc tế hoá ngày càng mở rộng Thì

trở về nguồn là xu thế chung của các dân tộc trên thế giới, với chúng ta đó là sự tìm tòi phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”

Vì thế, đối với chúng ta cần nhận thức một cách đúng đắn sâu sắc ý nghĩa

bộ môn lịch sử trong chương trình giáo dục hiện nay ở trường phổ thông, phấn đấulàm tốt nhiệm vụ giáo dục của mình và kiên quyết đấu tranh chống những quanniệm sai lệch về bộ môn lịch sử

Từ năm 1986 cùng với trào lưu đổi mới chung, giáo dục cũng có nhiều đổimới Đặc biệt tại Nghị quyết TƯ lần thứ IV, khoá VII vào tháng 1 năm 1993 chorằng tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ : “ Phải xác định lạimục tiêu, thiết kế lại chương trình kế hoạch nội dung và phương pháp giáo dục đàotạo”

Khái niệm phổ biến hiện nay là: “ lấy học sinh làm trung tâm” là chủtrương lớn của bộ giáo dục và đào tạo đòi hỏi thực hiện nhiều khâu trong suốt quátrình đào tạo Đây là quan niệm dạy học của nhà trường hiện đại, đòi hỏi phải quántriệt tất cả các yếu tố tạo nên phương pháp dạy học, đây là quá trình chuyển biếndần dần cách suy nghĩ, việc làm của phong cách thầy và trò

Điểm cốt lõi là thay đổi mối tương tác giữa thầy và trò tạo cho học sinhhứng thú, tạo thói quen, năng lực tự hình thành kiến thức kỹ năng Đây thực chất làphát triển tối ưu hoạt động nhận thức độc lập của học sinh là yếu tố quan trọngnhất để tạo biểu tượng hình thành khái niệm gắn tri thức với cuộc sống Tư tưởngtôn trọng tất cả những gì về học sinh Tư tưởng đề cao tính tích cực, tự lực của học

sinh Vì thế mà nhà giáo dục Mỹ J.Dewey cho rằng : “ Học sinh là mặt trời, xung

quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục”

Trang 6

Đối với bộ môn lịch sử, với phương châm này tạo cho học sinh tiếp cận với

sự kiện, biểu tượng lịch sử và thông qua bài giảng của thầy cùng với các tư liệu họctập như: sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và các nguồn thông tin khác việc tiếpcận này sẽ dẫn đến sự hình thành tri giác, biểu tượng lịch sử và dẫn đến nhận thứccảm tính

Bên cạnh tạo cho học sinh chủ động nắm bắt sự kiện lịch sử từ sách báo, tưliệu, các phương tiện thông tin đại chúng … Giáo viên có thể lôi cuốn học sinh, gâyhứng thú cho học sinh trong tiết học, như ứng dụng công nghệ thông tin vào việcgiảng dạy Với giáo án điện tử giáo viên thể hiện toàn bộ nội dung như những trậnđánh sinh động hoặc nhân vật lịch sử, các khái niệm … đây là cách tiếp cận nhanhnhất để hình thành kiến thức, kỹ năng cho học sinh và khắc sâu vào tâm trí học sinhlâu nhất Bên cạnh đó việc lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử cũnggóp phần quan trọng nhằm phát huy tích tích cực chủ động nắm bắt tri thức lịch sửnhư địa danh, tinh thần ý thức độc lập dân tộc, tinh thần lao động, chiến đấu bấtkhuất của cha ông, góp phần bồi dưỡng học sinh lòng tự hào về dân tộc Đây là cơ

sở để học sinh vận dụng vào thực tiễn

Nhưng lịch sử lại là một chuỗi các sự kiện rất khó nhớ mà học sinh hiện naylại thích học các môn tự nhiên để ra trường có nhiều cơ hội việc làm thì những bộmôn xã hội này rất ít được các em quan tâm Nếu như giáo viên mà không tích cựcđổi mới phương pháp thì chắc chắn các em sẽ chán học, giờ dạy sẽ nhàm chán,hiệu quả sẽ không cao Vậy làm sao để học sinh không nhàm chán, bớt căng thẳng

mà lại hứng thú trong học tập? Ngoài việc tăng cường ứng dụng công nghệ thôngtin, sử dụng đồ dùng dạy học mới, hiện đại, tranh ảnh phong phú ra thì việc lồngghép thơ văn vào dạy học sử là không thể thiếu Chỉ có thơ, văn mới đem lại được

sự nhẹ nhàng, bớt khô cứng trong việc dạy - học lịch sử

Trong những năm gần đây, do yêu cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã đượctích hợp vào môn học Trong quá trình dạy học lịch sử nếu giáo viên biết lồng ghépkiến thức văn học một cách hợp lý sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có tínhhấp dẫn với học sinh Qua kết quả thực nghiệm của bản thân, tôi thấy việc lồngghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử theo phương pháp tích hợp đã kíchthích hứng thú học tập của học sinh giúp các em lĩnh hội bài tốt nhằm nâng caohiệu quả của bài học Việc vận dụng phương pháp trên kết hợp với các phươngpháp dạy học tích cực khác sẽ là lời giải đáp cho bài toán học sinh quay lưng lại vớilịch sử, truyền cho các em lòng yêu nước, tự hào với truyền thống dân tộc, từ đócác em sẽ có ý thức trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2 Thực trạng

2.1.Thuận lợi, khó khăn

Trang 7

Môn lịch sử ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh một số hiểu biết cơbản cần thiết về sự phát triển của xã hội loài người, lịch sử của dân tộc Việt Namphù hợp với tâm lí và trình độ nhận thức của các em.

Với một dung lượng kiến thức hợp lý, cách trình bày dễ hiểu, chính xác trên

cơ sở các sự kiện khoa học, môn lịch sử đã góp phần hình thành cho các em lòngyêu thương, kính trọng nhân dân, kính yêu Bác Hồ và các anh hùng dân tộc; tintưởng vào sự phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam; xác định trách nhiệm của mình đối với đất nước Qúy trọng những giá trị lịch

sử lưu truyền suốt 4 nghìn năm của dân tộc Những tri thức thu nhận được từ mônlịch sử gắn chặt với kí ức, tâm trí học sinh

Thế nhưng thực trạng giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS chưa được quantâm; chất lượng, hiệu quả còn hạn chế Điều này do nhiều nguyên nhân đó là: Quanniệm chưa đúng về vai trò, ý nghĩa của môn lịch sử; các phương tiện dạy học lịch

sử còn thiếu thốn, nghèo nàn Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm sútchất lượng giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS là do phương pháp dạy học chưađược chú trọng đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu thay đổi về nội dung, cấu trúcchương trình

Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên đứng lớp ở cấp THCS vẫn còn hạn chế.Những lý do trên phần nào lý giải vì sao giờ lên lớp môn lịch sử của giáo viên đơnđiệu, thiếu hấp dẫn Nhiều người cho rằng, do thời gian, điều kiện và cũng là yêucầu của nội dung bài giảng nên họ chỉ có thể truyền đạt lại cho học sinh những nộidung cơ bản của sách là đủ

Bên cạnh đó một bộ phận giáo viên có tư tưởng cho rằng lịch sử là môn học

“phụ”, không thích dạy nên không có sự đầu tư, chuẩn bị bài dạy sơ sài Và ít sửdụng đồ dùng trực quan để phát huy tính tích cực của học sinh vì thế giờ học lịch

sử diễn ra rất nặng nề, thụ động Tình trạng học sinh không nhớ sự kiện, nhầm lẫnkiến thức, không hiểu lịch sử là hiện tượng phổ biến

Hiện nay giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, lồng ghépkiến thức của nhiều môn học vào giảng dạy để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục.Giáo viên đã nêu ra những thuận lợi cũng như khó khăn khi vận dụng phương phápdạy học này Số học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức văn học để phục cho giờhọc lịch sử ngày càng nhiều Tuy nhiên, việc vân dụng phương pháp dạy học nàycũng gặp phải những khó khăn nhất định như điều kiện dạy học còn nhiều hạn chế,thiếu thốn, do lượng kiến thức nhiều song thời gian học cho mỗi tiết học thì ít; đờisống của giáo viên còn thấp Học sinh ít hứng thú với các môn xã hội

2.2 Thành công, hạn chế

Việc lồng ghép kiến thức văn học trong tiết dạy lịch sử không phải là mớiđối với một giáo viên giảng dạy lịch sử nhưng để nâng nó lên thành một kỹ năng vàgây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập là một vấn đề không hề đơn giản

Trang 8

Để góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học môn lịch sử trong nhà trường phổthông, bản thân xin nêu một vài kinh nghiệm trong việc lồng ghép kiến thức vănhọc trong quá trình giảng dạy để việc dạy của người thầy và việc học của trò đượchứng thú, học sinh tiếp thu bài tốt hơn.

2.3 Mặt mạnh, mặt yếu:

Khi thực hiện dạy học lồng ghép kiến thức văn học làm cho quá trình học tập

có ý nghĩa; xác đinh rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn; lậpmối liên hệ giữa các khái niệm đã học; tránh những kiến thức, kỹ năng trùng lặp;các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh; giúp giáo viên có điềukiện phát triển kỹ năng chuyên môn Qua giảng dạy môn lịch sử nhiều năm ởtrường THCS Buôn Trấp, tôi đã rút ra được một kinh nghiệm: Đó là khi sử dụngthơ, văn vào bài giảng lịch sử sẽ gây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài.Khi tôi đọc thơ minh hoạ, cả lớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra rất thích thú Nhữngtiết học như vậy lớp học trở nên hấp dẫn hơn, các em có ấn tượng lâu hơn, nắm bàitốt hơn so với những tiết học không sử dụng thơ, văn trong bài giảng Qua thểnghiệm bằng hai cách dạy của bản thân, tôi thấy những tiết dạy có sử thơ, văn, họcsinh tập trung chú ý hơn, tâm lí thoải mái hơn, không khí lớp học cũng nhẹ nhànghơn và mức độ hiểu cũng như tiếp thu bài tốt hơn

Tuy nhiên khi lồng ghép kiến thức văn học cũng gặp phải không ít khó khănnhư: Giáo viên phải mất nhiều thời gian để sưu tầm thơ để lồng ghép vào các đơn

vị kiến thức phù hợp Nhiều học sinh cũng không thích học môn Ngữ Văn nên khithầy cô yêu cầu các em về nhà sưu tầm những câu thơ, những tác phẩm văn có liênquan đến nội dung bài học cũng là một vấn đề đáng lo ngại hiện nay…

2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

Môn lịch sử là môn học có nội dung kiến thức khá trừu tượng và khô khan,

có quá nhiều sự kiện và niên đại phải ghi nhớ, khó nhớ, kênh thông tin và hình ảnhtrong sách giáo khoa ít, hình ảnh không sắc nét bằng các môn học khác Khi giảngdạy lịch sử giáo viên rơi vào lối dạy học truyền thống, chủ yếu là thuyết trình vàgiảng giải

Một nguyên nhân khác là do quan niệm sai lầm của một bộ phận trong xãhội chưa nhìn nhận đúng vai trò vị trí của khoa học lịch sử đối với sự phát triển của

xã hội nói chung và đối với sự hình thành nhân cách của con người mới nói riêng

Bên cạnh đó còn nhiều người làm công tác giáo dục vẫn còn tư tưởng phânbiệt giữa môn chính, môn phụ nên gây ra tâm lí tự ti cho cả người học lẫn ngườidạy Nhiều giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, thiếu đầu

tư công sức, thời gian cho việc tìm hiểu tư liệu, cập nhật thông tin, không trú trọngphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, ham mê tìm tòi vận dụng của học sinh,soạn giảng qua loa đại khái để rồi lên lớp “ Thầy đọc giáo án – trò chán khônghọc!”

Trang 9

Trong thực tế không ít giáo viên đang còn quá rập khuôn trong bài giảng nêndẫn đến sự khô khan và thiếu sinh động Mặc khác, việc tích cực chủ động và tìmtòi tài liệu ở học sinh còn hạn chế.

Như vậy, về chủ quan mà nói trong thực tiễn giảng dạy, sự đầu tư tìm tòi cácnguồn tài liệu để phục vụ cho bài giảng của người giáo viên còn hạn chế và thườngcho rằng trách nhiệm môn nào thì đào sâu môn đó với nguyên tắc chủ quan

Tuy nhiên, những năm gần đây quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục,thực hiện nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 2 khoá IX, lối dạy truyền thụ mộtchiều đang được khắc phục, việc rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của học sinh đã vàđang được quan tâm Bộ môn lịch sử đã và đang được các cấp lãnh đạo, Ban giámhiệu nhà trường, xã hội quan tâm nhìn nhận tích cực hơn

2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.

Là một giáo viên dạy lịch sử, tôi luôn muốn tất cả mọi người trong xã hội,đặc biệt là học sinh, phụ huynh học sinh, các nhà quản lý giáo dục có cách nhìnnhận đúng đắn giá trị của môn học lịch sử trong trường phổ thông để những giáoviên lịch sử chúng tôi không bị coi là “những thầy, cô phụ của những môn học

“phụ” có như vậy chúng tôi mới dồn hết tâm huyết cho môn lịch sử nói riêng và sựnghiệp trồng người nói chung Góp phần đào tạo ra một lớp người “vừa hồng vừachuyên” và đáp ứng mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời là làm saocho “ Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Trong trường phổ thông hiện nay, hầu hết các thầy cô giáo đều được đào tạotrình độ cao đẳng và có nhiều thầy cô có trình độ đại học nhưng qua dự giờ của cácgiáo viên trên địa bàn toàn huyện trong các hội thi giáo viên giỏi, thanh tra hoạtđộng sư phạm của giáo viên tôi thấy rằng có không ít giáo viên chưa thực sự quantâm nhiều đến phương pháp “lấy người học làm trung tâm” nên trong các giờ học,học sinh còn tiếp thu bài học một cách thu động, không hăng say tìm tòi, tự nghiêncứu Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên không chịu hoặc chưa biết cách lồngghép kiến thức văn học để tăng tính hấp, sinh động cho môn học, như vậy thì thửhỏi chất lượng của môn học này sẽ ra sao? Học sinh làm sao có thể yêu thích vàhứng thú với một môn học vốn đã bị coi là khô khan, khó nhớ chứa đựng quá nhiều

sự kiện, niên đại?

Trong những năm gần đây, do sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối vớicông tác giáo dục nên trường lớp ngày càng khang trang, trang thiết bị dạy họcngày càng phong phú, đa dạng hơn về loại hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáoviên khi lên lớp nhưng ở không ít trường đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo trongthư viện nhà trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dạy vàngười học

Qua kinh nghiệm mà bản thân đã rút ra được trong quá trình giảng dạy vàqua các giờ dạy của đồng nghiệp, thông điệp mà tôi muốn gửi tới tất cả mọi người

Trang 10

đặc biệt là những người đang làm công tác giáo dục hãy quan tâm nhiều hơn nữađến lịch sử của nhân loại, của dân tộc, của quê hương bằng cách tin tưởng vàochúng tôi những người đang ngày đêm âm thầm đem đến cho các thế hệ học trònhững nguồn tri thức bổ ích từ “quá khứ” để sống tốt hơn ở hiện tại và vươn tớinhững tầm cao mới trong tương lai.

3 Giải pháp, biện pháp

3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Trước hết, giáo viên phải xác định vị trí, ý nghĩa của việc lồng ghép kiếnthức văn học trong dạy học lịch sử Bởi vì việc lồng ghép kiến thức văn học tronggiờ học lịch sử nhằm tạo hứng thú cho học sinh, góp phần quan trọng tạo biểutượng cho học sinh, là chỗ dựa để học sinh hiểu biết sâu sắc, nhớ lâu nội dung bàihọc

Giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của họcsinh trong quá trình tìm hiểu nội dung lịch sử được phản ánh qua kiến thức vănhọc Sau khi kết thúc một bài học ở trên lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà( tuỳ vào từng bài) tự tìm hiểu các đơn vị kiến thức văn học có liên quan đến bàihọc lịch sử trên các phương tiện thông tin đại chúng Đến khi lên lớp học bài mới,học sinh sẽ có dịp thảo luận (dưới sự hướng dẫn của giáo viên) những gì các em đãchuẩn bị, tạo nên một không khí học tập sôi nổi, tạo tâm lí tốt cho học sinh khi họctập, phát huy được tính tích cực, độc lập của học sinh và còn đảm bảo nguyên tắc

"thầy thiết kế - trò thi công”

Đối với công việc dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng Việc chuẩn

bị của giáo viên là vô cùng cần thiết Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồdùng dạy học liên quan đến bài dạy Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy mụcnào, chuẩn bị đồ dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao…

Đối với những bài dạy có liên quan đến việc lồng ghép kiến thức văn học thìgiáo viên phải xác định nội dung cho phù hợp với bài dạy, thời điểm thực hiện lồngghép, cách lồng ghép như thế nào cho phù hợp với bài dạy có thể dùng hình ảnh tưliệu minh họa cho nội dung kiến thức lồng ghép

Để nâng cao chất lượng môn lịch sử mỗi giáo viên cần phải trau dồi kiếnthức, tích cực sưu tầm sách báo, đọc các loại tài liệu văn học, tìm hiểu các môn họckhác để thực hiện việc lồng ghép kiến thức văn học đạt hiệu quả tối ưu nhất nhằmlôi cuốn học sinh và thực sự hỗ trợ cho tiết dạy đạt kết quả cao nhất

3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

Môn lịch sử với chức năng là cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sửphát triển của xã hội loài người, việc nắm vững các sự kiện lịch sử liên quan chặtchẽ với hiểu biết trí thức của nhiều môn khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tựnhiên… là yêu cầu vô cùng quan trọng

Trang 11

Việc lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử thực hiện tính kếthừa trong nhận thức, quá trình lịch sử dân tộc và thế giới từ cổ đại đến hiện đại,giúp cho học sinh hiểu rõ sự phát triển của xã hội một cách liên tục thống nhất,nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, tính toàn diệncủa lịch sử Lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử đòi hỏi giáo viên bộmôn lịch sử phải có kiến thức vững về bộ môn, nắm nội dung kiến thức văn học ởtrường phổ thông có liên quan tới bài học

Đòi hỏi học sinh phải có vai trò tích cực chủ động huy động những kiến thức

đã học liên quan đến bài học để hiểu sâu sắc, toàn diện sự kiện lịch sử đồng thời ôntập củng cố tổng hợp các kiến thức ở mức độ cao hơn rèn luyện các kỹ năng thựchành vận dụng trong học tập

Nhận thức sâu sắc ý nghĩa tác dụng của viêc lồng ghép kiến thức văn họctrong dạy học lịch sử tôi đã cố gắng tìm tòi, vận dụng, tổ chức hướng dẫn học sinhtích cực chủ động trong học tập Huy động những kiến thức đã học để hiểu sâu hơn,toàn diện hơn một sự kiện

Trong giảng dạy bộ môn lịch sử, người giáo viên đóng vai trò quan trọngtrong việc làm sống lại các sự kiện lịch sử Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những kiếnthức trong SGK thì khó có thể tạo dựng lại không khí lịch sử cần thiết Để thu hútcác em đi sâu tìm hiểu khám phá quá khứ của dân tộc tạo nên những cảm xúc thực

sự trước những sự kiện thì việc vận dụng kiến thức văn học vào giảng dạy lịch sử làđiều cần thiết góp phần làm cho bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn, nâng caohứng thú học tập của các em

Ví dụ khi dạy bài 17 ( Lịch sử 6) “ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40” giáo viên yêu cầu học sinh đọc 4 câu thơ:

“ Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng

Hay sau khi dạy xong bài 20( lịch sử 6) “ Từ sau Trưng Vương đến trước

Lý Nam đế” giáo viên cũng có thể gọi học sinh đọc đoạn ca dao trong sách giáo

khoa:

Trang 12

“ Ru con con ngủ cho lành

Để mẹ gành nước rửa bành con voi

Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng

Túi gấm cho lẫn túi hồng

Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân”

( Ca dao)

Sau khi học sinh đọc xong giáo viên có thể hỏi theo em đoạn ca dao trênmuốn nói lên điều gì? Học sinh sẽ trả lời theo khả năng của mình Cuối cùng giáoviên sẽ chốt lại để giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuấtcủa cha ông để giành độc lập nhất là ý chí sắt đá của những người phụ nữ chân yếutay mềm Qua đó còn giáo dục thêm cho các em lòng biết ơn đối với các anh hùngdân tộc đã hy sinh cho độc lập tự do của đất nước

Trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta đã có 2 áng văn thơbất hủ được là những bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc nên trong quá trình dạylịch sử tôi tin chắc rằng mỗi người sẽ có một cách để khai thác và vận dụng vào bài

dạy của mình Ví dụ khi dạy bài 11(lịch sử 7) “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống 1075 -1077” giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi,

Em hãy cho biết trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống trên sông NhưNguyệt, Lý Thường Kiệt đã sử dụng loại vũ khí độc đáo nào để đánh giặc? Câu hỏinày yêu cầu học sinh phải tư duy suy nghĩ để trả lời và chắc chắn các em sẽ trả lờiđược đó là cách đánh giặc bằng thơ ( đánh vào tinh thần của kẻ thù) Đến đây giáoviên trích dẫn bài thơ Nam quốc sơn hà

“ Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”

Ông cha ta ngày xưa có cách đánh giặc thật độc đáo và sáng tạo khiến choquân thù phải khiếp sợ chúng phải thốt lên “ai bàn đánh sẽ bị chém” đó là lệnh củaQuách Quỳ đưa ra sau khi liên tiếp thất bại cộng với việc đêm đêm chúng lại nghethấy những câu thơ trên vọng ra từ đền của Trương Hống, Trương Hát giống nhưlời của thần linh khiến cho tinh thần quân sĩ của chúng vô cùng khiếp đảm

Đứng trước cuộc sống đói khổ của nhân dân ta cuối thời Trần Nguyễn PhiKhanh đã viết: “ Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy

Đồng quê than vãn trong vào đâu?

Ngày đăng: 21/04/2016, 12:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w