1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẠO VỢ CHỒNG TRONG TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT NAM

100 1,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 523 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Lịch sử phát triển của mỗi dân tộc là lịch sử của sự văn minh tiến hóa về ý thức xã hội, trong đó có vấn đề đạo đức. Đây là một hình thái ý thức tồn tại để duy trì và tổ chức đời sống xã hội. Mỗi dân tộc có nét riêng về đạo đức để phù hợp với cộng đồng mình. Việt Nam là một quốc gia có nét riêng về đạo đức gia đình, đặc biệt là đạo vợ chồng. Gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội, là xã hội thu hẹp, vì vậy, trong ấm ngoài êm, gia đình tốt, xã hội tốt, gia đình hòa thuận hạnh phúc là cơ sở tạo nên xã hội ổn định. Hạt nhân gia đình chính là quan hệ vợ chồng, đạo vợ chồng là những ứng xử hợp chuẩn mực đạo đức có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, ổn định, bảo đảm cho quan hệ vợ chồng tốt đẹp, cho gia đình đầm ấm, hạnh phúc tránh khỏi nguy cơ tan vỡ. Có thể nói rằng, đạo vợ chồng trong văn hóa Việt Nam là một trong những giá trị căn bản của văn hóa dân tộc, được hun đúc nên từ trong lịch sử, phản ánh thực tiễn cuộc sống gia đình của con người Việt Nam. Đó là sự kết tinh lối sống, phẩm chất đạo đức tốt đẹp, cách cư xử truyền thống của người Việt Nam. Đạo vợ chồng là nét bản sắc văn hóa riêng của dân tộc Việt, làm nên sức mạnh trường tồn của dân tộc. Đạo vợ chồng trong văn hóa Việt Nam là những chuẩn mực đạo đức luân lý, cách ứng xử của người vợ với người chồng và người chồng với người vợ được mọi người thừa nhận, trở thành mực thước để xem xét, đánh giá, điều chỉnh hành vi vợ chồng, giữ gìn nề nếp gia phong. Đạo vợ chồng trong quá trình hình thành và phát triển có tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, do vậy nó mang giá trị nhân văn sâu sắc. Đạo vợ chồng đã đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Việt Nam, nó không những đã đóng góp phần làm thành hệ giá trị cốt lõi của đạo làm người của dân tộc ta. Nó là nền tảng nhân sinh quan để hình thành nên lối sống, cách cư xử của người vợ, người chồng Việt nói riêng và của con người Việt Nam nói chung. Đồng thời, đạo vợ chồng là nét văn hóa riêng của người Việt, là nét riêng để bảo đảm cho dòng chảy văn hóa Việt có sức sống trường tồn. Tục ngữ, ca dao là sản phẩm được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân, nội dung gần gũi với tập quán sinh hoạt của con người. Được thử thách qua không gian, thời gian và lòng người, được gọt giũa, chau chuốt bởi hàng vạn nhà thơ dân gian vô danh, tục ngữ, ca dao đã trở thành những viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa dân gian dân tộc. Cha ông ta đã sử dụng tục ngữ, ca dao để bày tỏ tâm tư, tình cảm và những quan niệm sống của mình. Có rất nhiều hình thức khác nhau để chuyển tải đời sống tinh thần của con người, nhưng không có hình thức nào lại gần gũi và dễ đi vào lòng người như tục ngữ, ca dao. Tư tưởng triết học và tính lí luận về đạo vợ chồng được tục ngữ, ca dao Việt Nam đề cập và truyền tải, truyền tụng một cách dễ dàng cho các thế hệ người Việt. Tục ngữ, ca dao về đạo vợ chồng đã góp phần hình thành, phát triển nhân cách, cách ứng xử trong quan hệ vợ chồng người Việt Nam từ hàng nghìn năm nay và trong giai đoạn hiện nay nó vẫn còn nguyên giá trị sâu sắc cả về tư tưởng, đạo đức, lối sống, thuần phong mĩ tục. Tuy nhiên, các đề tài hiện nay chủ yếu nghiên cứu về đạo làm người, đạo hiếu còn đạo vợ chồng chưa được đề cập nghiên cứu nhiều. Vì vậy, xuất phát từ những điều trên tôi thấy vấn đề nghiên cứu đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam là cần thiết. Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam để nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

 NGUYỄN THỊ THU

ĐẠO VỢ CHỒNG TRONG TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Triết học

Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Toan

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô trong khoa Triết học - Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của cô giáo – TS Nguyễn Thị Toan.

Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thư viện: thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thư viện trường Đại học Hải Dương và nhiều bạn bè đã giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm tài liệu

để hoàn thành luận văn Đặc biệt tôi xin cảm ơn gia đình, cơ quan – Trường Đại học Hải Dương và bạn bè đã động viên giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung của quý thầy cô và các bạn!

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 6 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thị Thu

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 8

4 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn 8

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Kết cấu của luận văn 9

NỘI DUNG 10

Chương 1 KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ ĐẠO VỢ CHỒNG TRONG TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT NAM 10

1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 10

1.1.1 Đạo vợ chồng trong đạo làm người của người Việt Nam 10

1.1.2 Tục ngữ, ca dao 15

1.2 Cơ sở hình thành và vị trí của đạo vợ chồng trong gia đình và xã hội Việt Nam truyền thống 23

1.2.1 Cơ sở hình thành đạo vợ chồng trong xã hội Việt Nam truyền thống 23

1.2.2 Vị trí của đạo vợ chồng trong gia đình và xã hội Việt Nam truyền thống 39

Tiểu kết chương 1 43

Chương2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẠO VỢ CHỒNG TRONG TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT NAM 44

2.1 Lòng thủy chung, trọng nghĩa tình của đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam 45

2.2 Sự hòa thuận của đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam 59

2.3 Giá trị lịch sử và hạn chế của quan niệm về đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam 67

Trang 4

2.3.1 Giá trị lịch sử của quan niệm về đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao

Việt Nam 67

2.3.2 Hạn chế của quan niệm về đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam 74

2.4 Sự biến đổi của đạo vợ chồng trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay 81

Tiểu kết chương 2 88

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lịch sử phát triển của mỗi dân tộc là lịch sử của sự văn minh tiến hóa về

ý thức xã hội, trong đó có vấn đề đạo đức Đây là một hình thái ý thức tồn tại

để duy trì và tổ chức đời sống xã hội Mỗi dân tộc có nét riêng về đạo đức đểphù hợp với cộng đồng mình Việt Nam là một quốc gia có nét riêng về đạođức gia đình, đặc biệt là đạo vợ chồng Gia đình là tế bào, là nền tảng của xãhội, là xã hội thu hẹp, vì vậy, trong ấm ngoài êm, gia đình tốt, xã hội tốt, giađình hòa thuận hạnh phúc là cơ sở tạo nên xã hội ổn định Hạt nhân gia đìnhchính là quan hệ vợ chồng, đạo vợ chồng là những ứng xử hợp chuẩn mực đạođức có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, ổn định, bảo đảm cho quan hệ vợchồng tốt đẹp, cho gia đình đầm ấm, hạnh phúc tránh khỏi nguy cơ tan vỡ

Có thể nói rằng, đạo vợ chồng trong văn hóa Việt Nam là một trongnhững giá trị căn bản của văn hóa dân tộc, được hun đúc nên từ trong lịch sử,phản ánh thực tiễn cuộc sống gia đình của con người Việt Nam Đó là sự kếttinh lối sống, phẩm chất đạo đức tốt đẹp, cách cư xử truyền thống của ngườiViệt Nam Đạo vợ chồng là nét bản sắc văn hóa riêng của dân tộc Việt, làmnên sức mạnh trường tồn của dân tộc Đạo vợ chồng trong văn hóa Việt Nam

là những chuẩn mực đạo đức luân lý, cách ứng xử của người vợ với ngườichồng và người chồng với người vợ được mọi người thừa nhận, trở thành mựcthước để xem xét, đánh giá, điều chỉnh hành vi vợ chồng, giữ gìn nề nếp giaphong Đạo vợ chồng trong quá trình hình thành và phát triển có tiếp thu tinhhoa văn hóa nhân loại trên cơ sở giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, do vậy

nó mang giá trị nhân văn sâu sắc Đạo vợ chồng đã đóng vai trò quan trọngtrong văn hóa Việt Nam, nó không những đã đóng góp phần làm thành hệ giátrị cốt lõi của đạo làm người của dân tộc ta Nó là nền tảng nhân sinh quan đểhình thành nên lối sống, cách cư xử của người vợ, người chồng Việt nói riêng

Trang 6

và của con người Việt Nam nói chung Đồng thời, đạo vợ chồng là nét vănhóa riêng của người Việt, là nét riêng để bảo đảm cho dòng chảy văn hóa Việt

có sức sống trường tồn

Tục ngữ, ca dao là sản phẩm được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân,nội dung gần gũi với tập quán sinh hoạt của con người Được thử thách quakhông gian, thời gian và lòng người, được gọt giũa, chau chuốt bởi hàng vạnnhà thơ dân gian vô danh, tục ngữ, ca dao đã trở thành những viên ngọc quýtrong kho tàng văn hóa dân gian dân tộc Cha ông ta đã sử dụng tục ngữ, cadao để bày tỏ tâm tư, tình cảm và những quan niệm sống của mình Có rấtnhiều hình thức khác nhau để chuyển tải đời sống tinh thần của con người,nhưng không có hình thức nào lại gần gũi và dễ đi vào lòng người như tụcngữ, ca dao Tư tưởng triết học và tính lí luận về đạo vợ chồng được tục ngữ,

ca dao Việt Nam đề cập và truyền tải, truyền tụng một cách dễ dàng cho cácthế hệ người Việt Tục ngữ, ca dao về đạo vợ chồng đã góp phần hình thành,phát triển nhân cách, cách ứng xử trong quan hệ vợ chồng người Việt Nam từhàng nghìn năm nay và trong giai đoạn hiện nay nó vẫn còn nguyên giá trị sâusắc cả về tư tưởng, đạo đức, lối sống, thuần phong mĩ tục Tuy nhiên, các đềtài hiện nay chủ yếu nghiên cứu về đạo làm người, đạo hiếu còn đạo vợchồng chưa được đề cập nghiên cứu nhiều Vì vậy, xuất phát từ những điềutrên tôi thấy vấn đề nghiên cứu đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam

là cần thiết Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca

dao Việt Nam" để nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình.

2 Lịch sử nghiên cứu

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về đạo vợ chồng:

"Quan niệm Nho giáo về các mối quan hệ xã hội Ảnh hưởng và ý

nghĩa của nó đối với xã hội ta ngày nay" của TS Nguyễn Văn Bình đã tìm

hiểu quan niệm Nho giáo về các mối quan hệ xã hội, ảnh hưởng và ý nghĩa

Trang 7

của nó đối với xã hội ta ngày nay nhằm rút ra những kết luận khoa học có ýnghĩa lí luận và thực tiễn, góp phần xây dựng và làm lành mạnh hóa các mối

quan hệ xã hội hiện nay "Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức

người phụ nữ ở nông thôn Việt Nam hiện nay" của TS Doãn Thị Chín đã đề

cập đến một số vấn đề chung về đạo đức Nho giáo và đạo đức người phụ nữtrong Nho giáo ở Trung Quốc và ở Việt Nam Ảnh hưởng của đạo đức Nhogiáo đối với đạo đức người phụ nữ nông thôn hiện nay - thực trạng và nhữngvấn đề đặt ra (qua thực tế ở đồng bằng sông Hồng) Phương hướng và một sốgiải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêucực của đạo đức Nho giáo đối với việc xây dựng đạo đức người phụ nữ ở

nông thôn Việt Nam hiện nay “Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt

Nam” của tác giả Nguyễn Nghĩa Dân đã đề cập đến nội dung đạo làm người

trong tục ngữ, ca dao trong đó có quan hệ vợ chồng Theo tác giả, quan hệ vợchồng chủ yếu là tình yêu và hòa thuận Quan hệ trai gái bắt đầu từ tình yêucòn quan hệ vợ chồng có thể bắt đầu từ tình hay nghĩa Tác giả có đề cập đến

“nghĩa” và “tình” trong quan hệ vợ chồng được xã hội ủng hộ, góp phần làmlên thuần phong mỹ tục gia đình Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến nội dungthủy chung trong quan hệ vợ chồng, và chưa đi sâu, phân tích về nội dung đạo

vợ chồng “Sự phản ánh quan hệ gia đình, xã hội trong tục ngữ, ca dao” của

tác giả Đỗ Thị Bảy là công trình nghiên cứu những qua niệm dân gian vềquan hệ gia đình, xã hội, góp phần làm sáng tỏ những phẩm chất cao đẹp,cách cảm, cách nghĩ, cách sống của cha ông trong xã hội xưa Từ đó đề caotruyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng nền tảng đạo đức mớiđậm đà bản sắc Việt Nam Trong quan hệ vợ chồng, tác giả ngoài việc ca ngợitình cảm yêu thương, sắt son, thủy chung, sự chung sức, chung lòng để xâydựng gia đình của vợ chồng còn thể hiện những hạn chế trong quan hệ vợchồng: sự gia trưởng của người chồng, thân phận thấp hèn của người vợ, tình

Trang 8

trạng tảo hôn, đa thê Cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đạo làm người trong

văn hóa Việt Nam” của Khoa Triết học – trường Đại học Sư phạm Hà Nội là

tài liệu hữu ích về văn hóa đạo đức, lối sống trong gia đình, nhà trường và xãhội hiện nay Trong cuốn kỷ yếu có nhiều bài viết đề cập đến quan hệ vợ

chồng, đặc biệt là đạo đức và thân phận người vợ trong xã hội Bài viết “Phụ

nữ Việt Nam truyền thống trong tương quan với Nho giáo” của ThS Ngô Bích

Đào có viết về phận làm vợ của người phụ nữ quán xuyến, đảm đương côngviệc nhà chồng, dành tình yêu thương, quý trọng chồng Bài viết nhấn mạnhvai trò làm vợ của người phụ nữ, và sự quan trọng của người vợ đối với

chồng Bài viết “Từ quan niệm về hạnh trong tứ đức của Nho giáo suy nghĩ

về chữ Hạnh của người phụ nữ ở Việt Nam xưa và nay” của ThS Trần Thị Hà

Giang cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo đến đạo đức vợ chồng.Quan niệm về vai trò trụ cột gia đình, quyền “năm thê bảy thiếp” của ngườichồng, quan niệm về việc giữ đức hạnh, lấy chăm lo gia đình làm trọng của

người vợ Bài viết “Đạo làm người của người Công giáo Việt Nam – một

cách tiếp cận giá trị Công giáo ở Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Hồng

Dương đề cập sâu sắc đến nội dung thủy chung vợ chồng Đây là một trongnhững nội dung chủ yếu, quan trọng trong đạo vợ chồng người Việt Bài viết

“Quan niệm về đạo làm người trong Kinh Thiện Sinh” của TS Nguyễn Thị

Toan cho thấy ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo đến đạo làm người nói chung

và đạo vợ chồng nói riêng Phật chỉ dạy cách đối nhân xử thế theo đúng đạolàm người trong quan hệ vợ chồng, khuyên răn những điều lên làm của người

vợ, người chồng "Đạo đức gia đình trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước

ta hiện nay" của TS Nguyễn Thị Thọ đã phân tích những tác động của kinh tế

thị trường đối với đạo đức gia đình, từ đó đề xuất một số giải pháp định

hướng trong việc xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay "Nghiên cứu

về quyền lực của vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam" của Phạm Thị

Trang 9

Huệ trong cuốn kỉ yếu khoa học của dự án nghiên cứu liên ngành "Gia đìnhnông thôn Việt Nam trong chuyển đổi" nằm trong chương trình Luận văn

Thạc sĩ "Học thuyết "tam tòng" "tứ đức" và ảnh hưởng của nó đối với người phụ

nữ Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp" của tác giả Nguyễn Thi Vân

năm 2005

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về tục ngữ, ca dao Việt Nam:

Từ những năm 90 đến nay, các nhà nghiên cứu đã chú ý nghiên cứu vềtục ngữ, ca dao theo chuyên đề Có những công trình được xuất bản hoặc tái

bản đáng chú ý như: “Thi pháp ca dao” của Nguyễn Xuân Kính, “Ca dao tục

ngữ với khoa học nông nghiệp” của Bùi Huy Đáp, “Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam”của Phan Thị Đào, “Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt”

của Triều Nguyên, “Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc và thi pháp” của Nguyễn Thái Hòa, “Tiếp cận ca dao bằng phương thức xâu chuỗi theo mô hình cấu

trúc” của Triều Nguyên, “Thi ca bình dân Việt Nam” của Nguyễn Tấn Long

và Phan Canh; “Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan

Tác phẩm “Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp” của tác giả

Nguyễn Thái Hoà (1997) đã nghiên cứu tục ngữ dưới góc độ thi pháp Nhànghiên cứu đã khảo sát hơn 100 câu tục ngữ mới ghi được và đưa ra kết luận:

sự sáng tạo tục ngữ có thể quy về ba hình thức: mô phỏng các khuôn hình cũ,triển khai các khuôn hình cơ bản và chuyển hoá tục ngữ Những phân tích củatác giả trên phương diện nghệ thuật gắn liền với thi pháp để đi đến sự khẳngđịnh “Tục ngữ mới vẫn đang phát triển”

Tác giả Nguyễn Nghĩa Dân trong cuốn sách “Lịch sử Việt Nam trong

tục ngữ ca dao” ( 2010) đã sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ phản ánh lịch sử

Việt Nam qua các thời kì để từ đó khẳng định vai trò to lớn của tục ngữ trongviệc phản chiếu những thời kì lịch sử của dân tộc, đó thực sự là những “phosử” được lưu truyền bằng miệng sinh động

Trang 10

Tác giả Ngô Thị Thanh Quý trong cuốn sách “Tìm trong tục ngữ

nét văn hoá Việt” (2010) đã thể hiện những nét văn hoá của người Việt

được khắc hoạ qua tục ngữ đặc biệt là những câu tục ngữ gắn với cuộcsống và lao động sản xuất nông nghiệp.Sự sáng tạo những câu tục ngữmới được trình bày, lí giải khá hấp dẫn và đem đến cho người đọc rấtnhiều sự mở mang về tri thức

Một số luận văn nghiên cứu về tục ngữ, ca dao như "Tục ngữ, ca dao

và việc phản ánh phong tục tập quán người Việt (trong quan hệ gia đình) năm 2005" của TS Phạm Việt Long đề cập đạo đức gia đình là những chuẩn

mực đạo đức của người Việt Nam duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó lànét riêng mang bản sắc dân tộc Việt Đạo đức gia đình hay đạo làm ngườiđược phản ánh qua tục ngữ ca dao một cách phong phú, nó ngấm sâu trong

tiềm thức người Việt “Thái độ ứng xử cổ truyền với tự nhiên và xã hội của

người Việt câu thổ Bắc Bộ qua ca dao tục ngữ” năm 2008 của Trần Thúy

Anh là công trình thống kê, phân tích thông qua ca dao, tục ngữ nhằm soisáng thực tiễn lí luận về cách ứng xử của người Việt Nam trong hai chiều

quan hệ cơ bản của đời sống: tự nhiên và xã hội “Đặc trưng kết cấu ca dao

trữ tình” năm 2012 của Nguyễn Thi Thu Hà nghiên cứu kết cấu ca dao một

cách hệ thống, đa diện hơn từ các phương diện, các góc độ khác nhau do đặctrưng của đối tượng tạo nên Nghiên cứu kết cấu ca dao từ góc độ hoàn cảnhdiễn xướng, góc độ các công trình truyền thống, dòng thơ, khổ thơ và các biệnpháp tu từ, ý nghĩa kết cấu trong ca dao

Thứ ba, các công trình nghiên cứu về đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam:

Những năm 1940, “Kinh thi Việt Nam” của Nguyễn Bách Khoa nói về gia tộc phụ hệ và chống nam quyền để phân tích về gia đình Việt Nam thể hiện qua ca dao Năm 1960, ở tác phẩm “Chống hôn nhân gia đình phong

Trang 11

kiến trong ca dao Việt Nam”, tác giả Hằng Phương nêu lên những nội dung

có tính chất chống đối trong ca "Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt

Nam” của TS Nguyễn Nghĩa Dân (2011) đã phân loại tục ngữ, ca dao về đạo

làm người và sưu tầm, lựa chọn, giải thích nghĩa câu tục ngữ, ca dao Tác giảlàm rõ phương thức thể hiện nội dung của tục ngữ, ca dao được kết hợp giữaxây và chống, giữa nêu gương và phê phán bao quát mọi lĩnh vực có liên quan

đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của người Việt Nam “Sự phản ánh quan hệ

gia đình, xã hội trong tục ngữ, ca dao” của tác giả Đỗ Thị Bảy (2011) là

nghiên cứu sâu về tục ngữ, ca dao, mối quan hệ giữa tục ngữ, ca dao và giađình Tác giả trình bày mạch lạc hai nội dung sự phản ánh quan hệ gia đình,

xã hội trong tục ngữ và sự phản ánh quan hệ gia đình, xã hội trong ca dao Từ

đó, tác giả so sánh sự phản ánh quan hệ gia đình, xã hội trong tục ngữ và cadao người Việt để thấy được những điểm tương đồng, những điểm khác biệt.Tác giả tổng hợp và liệt kê khá chi tiết những câu tục ngữ, những bài ca dao

về quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, anh chị em, dâu - rể, họ hàng “Tụcngữ, ca dao về quan hệ gia đình” của Phạm Việt Long (2012) nghiên cứu tụcngữ, ca dao bằng phương pháp tiếp cận văn hóa để tìm ra bản sắc văn hóa dântộc, phản ánh toàn diện, trực diện các mối quan hệ trong gia đình trong tụcngữ, ca dao

Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đạo vợ chồng, về tụcngữ, ca dao Việt Nam và đạo vợ chồng trong tục ngữ Việt Nam Các côngtrình nghiên cứu đã phân tích những chuẩn mực đạo đức được phản ánh quatục ngữ ca dao và phân tích đạo đức người phụ nữ Việt Nam cùng những ảnhhưởng của Nho giáo, Phật giáo đến mối quan hệ gia đình người Việt Tuynhiên, vấn đề đạo đức người phụ nữ - người vợ được đề cập rất nhiều, trongkhi đó đạo vợ chồng hay những đạo lí của người chồng chưa được đề cập đếnhoặc có đề cập đến nhưng chưa sâu sắc Các đề tài chủ yếu nghiên cứu về đạoHiếu, đạo đức người phụ nữ Việt Nam, đạo đức gia đình hiện nay, quyền lực

Trang 12

của vợ chồng trong gia đình; chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể về nội dung đạo

vợ chồng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam Vì vậy, tôi lựa chọn hướng nghiêncứu của mình là đi cụ thể vào nội dung đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca daoViệt Nam Và những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước sẽ lànguồn tài liệu tham khảo quý giá để tác giả sử dụng trong quá trình thực hiệnluận văn của mình Qua luận văn này, tác giả hi vọng đóng góp một phầncông sức của mình vào việc nghiên cứu đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca daoViệt Nam từ đó tìm hiểu những giá trị lịch sử và hạn chế về quan niệm đạo vợchồng trong tục ngữ, ca dao

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích cơ sở hình thành, vai trò của đạo vợ chồng trong

xã hội Việt Nam truyền thống, luận văn làm rõ những nội dung cơ bản củađạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam Từ đó, kế thừa những giá trịlịch sử và chỉ ra những hạn chế về quan niệm đạo vợ chồng trong tục ngữ, cadao việt Nam làm cơ sở, định hướng cho việc xây dựng gia đình hạnh phúccủa người Việt Nam hiện nay

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đạo vợ chồng trong tục ngữ, cadao Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu về đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca daoViệt Nam, đồng thời bước đầu có liên hệ tới đạo vợ chồng trong xã hội ViệtNam hiện nay

4 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn

* Những luận điểm cơ bản:

- Đạo vợ chồng của người Việt chịu ảnh hưởng sâu sắc từ điều kiệnkinh tế - xã hội của xã hội Việt Nam truyền thống và tư tưởng của Nho giáo,Phật giáo

Trang 13

- Đạo vợ chồng của người Việt Nam thể hiện sâu sắc và phong phú qua tụcngữ, ca dao với nội dung chủ yếu là thủy chung, trọng nghĩa tình và hòa thuận.

- Kế thừa, phát triển đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam là

cơ sở, định hướng cho việc xây dựng gia đình hạnh phúc của người Việt Namhiện nay

* Đóng góp mới của luận văn:

- Làm rõ những nội dung cơ bản của đạo vợ chồng thể hiện qua tụcngữ, ca dao Việt Nam

- Đánh giá mặt tích cực, tiêu cực trong quan niệm về đạo vợ chồng củangười Việt truyền thống thể hiện qua tục ngữ, ca dao

- Liên hệ tới xu hướng biến đổi của đạo vợ chồng trong xã hội ViệtNam hiện nay (trong điều kiện kinh tế thị trường), bước đầu đề xuất một sốgiải pháp xây dựng hạnh phúc gia đình nói chung và quan hệ vợ chồng nóiriêng trên cơ sở kế thừa những giá trị tích cực, hạn chế tiêu cực trong đạo vợchồng của người Việt Nam truyền thống

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụthể như: logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,luận văn gồm 2 chương, 6 tiết

Trang 14

NỘI DUNG

Chương 1 KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ ĐẠO VỢ

CHỒNG TRONG TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT NAM

1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.1.1 Đạo vợ chồng trong đạo làm người của người Việt Nam

"Đạo làm người" là khái niệm có liên quan trực tiếp đến cuộc sống củamỗi con người, mỗi gia đoạn lịch sử của dân tộc, liên quan đến sự phát triểncủa mỗi quốc gia và cả nhân loại Bởi lẽ, từ khi có con người và xã hội loàingười thì những mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tựnhiên, con người với chính bản thân mình đã nảy sinh "Đạo làm người" Ngàynay, khi xã hội càng phát triển, trình độ nhận thức của con người khôngngừng được nâng cao, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội vàchính bản thân mình nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp thì "Đạo làm người" lạicàng được chú ý hơn bao giờ hết Đạo làm người là khái niệm khá rộng, ởphương Đông, trong học thuyết của Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo đều lấyđạo đức làm cơ sở trong đối nhân xử thế và tự rèn luyện bản thân của mỗingười Các học thuyết đó thường đề xuất các quy tắc, chuẩn mực, những ràngbuộc trong cuộc sống hàng ngày của con người; gồm rất nhiều chuẩn mựctrong các quan hệ, như: vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, làng xóm, bạn bè,

tu thân, dưỡng tâm theo những định hướng nhất định Vì thế, khái niệm đạo

ở phương Đông thường được hiểu là đạo làm người Theo từ điển Tiếng Việt,

“đạo là phép tắc đối xử trong xã hội, ai cũng phải biết và phải tuân thủ, giữ gìn” [50, 123] như đạo làm người, đạo vợ chồng, đạo hiếu “Đạo làm người được hiểu là đường lối, nguyên tắc đạo đức mà con người có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong đời sống, là đường sống của con người trong xã hội”.

[9, 203]

Trang 15

Tại sao lại gọi là Đạo làm người? Đạo là một phạm trù có nguồn gốc từ

triết học phương Đông mà người có công nêu ra là Lão Tử “Đạo" Lão Tử nêu

ra mang tính chất quy luật hoạt động của vũ trụ Ở nước ta, tiếp nhận vũ trụ quan của Lão Tử, trong tác phẩm “Vân đài loại ngữ” có nói về bản thể của Đạo theo Lê Quý Đôn: “Trong khoảng trời đất, vốn vẫn có đạo lí Đạo lí ấy

bao la vô cùng Bản thể của nó rất là tinh vi Công dụng của nó rất là rõ rệt”

[14, 84] Đạo làm người - đó là con đường, là quy luật, là nguyên tắc mà conngười có bổn phận phải giữ gìn và tuân theo trong quan hệ với chỉnh mình,

với xã hội và tự nhiên Ngày xưa, dân gian thường nói: “Cho con học dăm ba

chữ của thánh hiền để làm người”, do đó để làm người phải học, phải có trithức, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong đó điều cơ bản của đạo làm người là

đạo đức Đạo đức nhân dân bắt nguồn từ lao động sản xuất, đời sống cộng

đồng Kế thừa phát huy đạo làm người với những tinh hoa của nó từ ngàn xưa

để lại, từ sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta được định hướng đạo làmngười gắn chặt với tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Đó là tính lịch sử truyềnthống đồng thời cũng là tính hiện đại của đạo làm người Như vậy, đạo làmngười không bó hẹp trong truyền thống dân tộc mà kết hợp truyền thống vớihiện đại, có khả năng tạo những giá trị mới tiếp nối và phát triển đạo làmngười truyền thống của nhân dân ta Ngoài ra, đạo làm người còn có ý nghĩathiêng liêng gắn với đời sống tâm linh cùa nhân dân ta, cho nên nói đến đạo lànói đến niềm tin vào chân lí, vào lẽ phải, điều nhân, điều thiện Do đó, đạolàm người có nội hàm xác định thành đạo làm cha mẹ, đạo làm con, đạo làmanh, làm chị, làm em, đạo vợ chồng, đạo bạn bè, đạo làm dân (dưới thờiphong kiến có đạo làm vua, đạo làm tôi) Tỏ lòng biết ơn, “uống nước nhớnguồn”, nhân dân ta còn có đạo thờ phụng tổ tiên, ông bà, đạo thờ cúng cácanh hùng dân tộc đó là nét độc đáo trong đạo làm người của nhân dân ta

Trang 16

Khi bàn đến "Đạo làm người", Nho giáo nhấn mạnh đến “Đạo nhân”,

"Đạo làm người" Theo nghĩa đó, “Đạo làm người” được hiểu là nguyên tắcchính trị, là quy phạm đạo đức và luân lý, là đạo lý trị quốc và xử thế của conngười Nói cách khác, đạo làm người được hiểu là đường lối, nguyên tắc đạođức mà con người có bổn phận gìn giữ và tuân theo trong đời sống Đó là

nhân sinh quan, là quan niệm sống trong sạch, thuận theo lẽ phải.

Đạo làm người là triết lý nhân sinh, phương châm sống của con người,trả lời câu hỏi: con người phải sống như thế nào cho phải Đạo? Có thể khẳngđịnh rằng, bàn về đạo làm người là bàn về những giá trị đạo đức, những quytắc, chuẩn mực để điều chỉnh hành vi con người, giúp cho cuộc sống conngười ngày càng có ý nghĩa, con người sống ngày càng mang "tính người"hơn Đạo làm người liên quan đến cuộc sống của mỗi con người trong mỗigiai đoạn của lịch sử dân tộc, liên quan đến sự phát triển của mỗi quốc gia và

cả nhân loại Bởi vậy, mặc dù ra đời từ rất lâu nhưng cho đến nay luận bàn vềđạo làm người không phải là bàn về một điều đã cũ,cổ hủ mà vẫn rất cần thiết

cho hiện đại và cả tương lai Để trở thành "Người" - con người viết hoa, loài

người đã không ngừng suy tư một cách sâu sắc về vấn đề "Đạo làm người".Vấn đề này có vị trí đặc biệt rất quan trọng đối với lịch sử tư tưởng nhân loạinói chung và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói riêng "Đạo làm người" là căncốt, nền tảng, trụ cột của xã hội loài người; là yếu tố quan trọng thiết lập lêntrât tự xã hội, là chuẩn mực đạo đức để con người hướng theo

Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, đạo làm người đựợc coi là giá trị nềntảng của mọi giá trị nhân văn Tuy nhiên nhận thức về đạo làm người là mộtquá trình, được bổ sung và phát triển liên tục qua các giai đoạn của lịch sử xãhội Quan niệm về đạo làm người chịu sự qui định của thực tiễn lịch sử Quanniệm về đạo làm người dựa trên đạo đức học mácxít và tư tưởng Hồ Chí Minhđạt được giá trị khách quan và khoa học, là một trong những nhân tố góp phần

Trang 17

thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội trong thời đại ngày nay Tiêu chí của đạo làmngười trong xã hội ngày nay đòi hỏi sự phát triển toàn diện về chính trị, tưtưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòngnhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hàihoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

Để có Đạo làm người, mỗi người phải hoàn thành bổn phận, nghĩa vụ,

trách nhiệm của mình đối với gia đình, nổi bật là giữa người vợ, người chồng,

đó là đạo vợ chồng Tiêu chí của Đạo làm người trong xã hội đòi hỏi sự thủy

chung, gắn bó tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong

gia đình, cộng đồng và xã hội Đạo vợ chồng không chỉ có đạo đức mà còn

bao hàm cả chính trị, văn hóa Nó hàm chứa những triết lý nhân văn sâu sắc,phản ánh trí tuệ và văn hóa nói chung của một thời đại , một dân tộc, Sự dung

dị ấy cũng không kém phần sâu sắc, nó là một kiểu thông thái và minh triếtcủa nhân dân, của dân gian

Về quan hệ vợ chồng, các tác giả “Thi ca bình dân Việt Nam” viết:

"Trước nhất, chúng ta thường thấy trong ca dao Việt Nam, người bình dân quan niệm sự sống chung giữa vợ chồng là một cái "đạo" [24, 491] Các tác giả

đã phân tích khá tỷ mỉ các mối quan hệ của tình vợ chồng khi gần gũi, khi

sóng gió, khi xa cách, rồi đi đến kết luận: "Tóm lại, đối với tình vợ chồng,

người bình dân gọi là cái đạo Cái đạo theo quan niệm của họ là bình đẳng, tương thân và chung thủy, khác với đạo "tam tòng" của Khổng Mạnh Trong lúc đạo "tam tòng" tước đoạt hết quyền của người đàn bà, bắt người đàn bà phải sống lệ thuộc vào đàn ông, tạo trong gia đình quý tộc sự bất bình đẳng, thì đạo vợ chồng của người bình dân ngược lại dùng ý thức sinh hoạt làm nghĩa

vụ, khiến cho nền tảng bình đẳng được bảo vệ và duy trì Và ý thức dân chủ cũng chính là ý thức của gia đình bình dân thuở xưa." [24, 418] Đối với con

người Việt Nam, đạo vợ chồng được hiểu là quy phạm đạo đức và luân lý, làđạo lý xử thế của con người (người vợ và người chồng) Đạo vợ chồng là

Trang 18

nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức mà người vợ, người chồng có bổn phậngìn giữ và tuân theo nhằm giữ gìn hạnh phúc gia đình; là triết lý, lẽ sống,phương châm ứng xử của người vợ đối với người chồng và ngược lại Vợchồng phải thủy chung, gắn bó, yêu thương, sống trọn nghĩa với nhau vàthậm chí là hi sinh vì nhau Đó là nhân sinh quan, là quan niệm sống trongsạch, lối sống văn hóa.

Đạo vợ chồng trong văn hóa Việt Nam là một trong những giá trị cănbản của văn hóa dân tộc, phản ánh thực tiễn cuộc sống con người Việt Namnói chung, đời sống vợ chồng nói riêng Cùng với Đạo làm người, Đạo vợchồng tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam, làm nên sức mạnh trường tồn củadân tộc, mang giá trị nhân văn sâu sắc Đạo vợ chồng trong văn hóa Việt Nam

đã đóng vai trò vô cùng quan trọng, là nền tảng nhân sinh quan để hình thànhnên nối sống, nhân cách văn hóa của con người Việt Nam Đạo vợ chồng làtriết lý nhân sinh quan trọng là định hướng giá trị cho văn hóa gia đình nóiriêng và văn hóa dân tộc nói chung

Gia đình là tổng hợp các mối quan hệ đan cài rất phức tạp Nhưng suycho cùng mọi sự phức tạp ấy đều xoay quanh hai trục chính là quan hệ thuộchuyết thống và quan hệ thuộc hôn nhân Tạo được sự thống nhất hài hòa giữahai loại quan hệ đó thì gia đình hạnh phúc và ngược lại, thậm chí tan vỡ Đạo

vợ chồng góp phần củng cố sự gắn bó này Hôn nhân không chỉ được xâydựng trên cơ sở tình yêu, mà hơn thế là tình thương, tình nghĩa làm nền tảng,lấy thủy chung làm yếu tố quan trọng Đã là vợ chồng nghĩa là đã nguyện gắn

bó suốt đời sướng vui cùng hưởng, đói khổ, hoạn nạn cùng chia sẻ, hòa thuậnvới nhau Đạo vợ chồng hướng con người nói chung, người vợ - người chồngnói riêng đến chuẩn mực đạo đức, đến giá trị văn hóa dân tộc Nó góp phầngiáo dục vợ chồng sống theo đạo lí, sống có đạo đức, góp phần xây dựng giađình hạnh phúc, xã hội văn minh

Trang 19

1.1.2 Tục ngữ, ca dao

Đạo là người nói chung, đạo vợ chồng nói riêng của người Việt đượcthể hiện qua nhiều hình thức văn học, nghệ thuật, trong đó có tục ngữ, ca dao.Trong những sáng tác dân gian, tục ngữ, ca dao là thể loại văn học dân giantiêu biểu và có một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội Tìm hiểu vànghiên cứu ca dao tuc ̣ ngữ , ta sẽ thấy cách thể hiện độc đáo và sâu sắc về đờisống tâm hồn con người Việt Nam qua bao thế hệ Bởi thế, đây là một thể loại

có sức sống lâu bền của sáng tác dân gian Tục ngữ, ca dao là một kho tàngquí báu của đất nước, đã vượt qua mọi thử thách của thời gian, trở thành mộtthành tố quan trọng trong gia tài văn hóa của nước nhà Thông qua nghệ thuậtngôn từ, tục ngữ, ca dao đúc kết trí tuệ, tình cảm con người, phản ánh nhiềumặt của xã hội, trong đó có các mối quan hệ trong gia đình nói chung và đờisống vợ chồng nói riêng Thông qua tục ngữ, ca dao về quan hệ vợ chồngchúng ta sẽ thấy được những đặc trưng về đạo vợ chồng của người Việt

Qua các thời đại, người Việt Nam đã dùng rất nhiều hình thức khácnhau để đúc kết những quan niệm về đạo làm người Những hình thức hiệnnay mà chúng ta được biết tới là tôn giáo, triết học, văn học, nghệ thuật, phápluật, phong tục tập quán, ca dao, tục ngữ, Mỗi người trong xã hội - tùy vàothân thế, địa vị và thời đại lịch sử, qua những phương thức phù hợp họ thểhiện quan niệm của mình về cuộc sống, về đạo đức Ca dao, tục ngữ là mộthình thức văn học dân gian, truyền miệng rất giản dị, gần gũi với cuộc sống,sinh hoạt đời thường Vì thế từ ngàn xưa, cha ông ta đã lựa chọn ca dao, tụcngữ làm phương thức để đúc kết những bài học sâu sắc, quý báu về cuộcsống, lao động và đạo làm người Những câu ca dao, tục ngữ rất giản dị, đờithường nhưng lại chứa đựng những bài học nhân sinh, những quan niệm làmngười quý báu, là những giá trị vượt thời đại, vượt thời gian

Trang 20

1.1.2.1 Tục ngữ

Đã có nhiều nghiên cứu đưa ra định nghĩa về tục ngữ, ca dao Kế thừaquan niệm của các nhà khoa học đi trước, chúng tôi nêu lên những định nghĩatiêu biểu như:

Theo từ điển Tiếng Việt: “Tục ngữ là câu nói ngắn gọn, có vần điệu,

lưu truyền trong dân gian, đúc kết tri thức, kinh nghiệm thực tiễn của con người về tự nhiên, xã hội, cuộc sống, đạo lí ở đời” [50, 256].

Theo Phạm Việt Long:“Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian,

được hình thành và sử dụng trong lời nói hàng ngày, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống, thường ngắn, có vần điệu, thành câu hoàn chỉnh, có chức năng thông báo, được phổ biến rộng rãi trong nhân dân” [26, 17].

Như vậy, tục ngữ là những câu nói được đúc kết từ kinh nghiệm, luân

lí, là những câu nói hoàn chỉnh, mang ba chức năng: nhận thức, giáo dục vàthẩm mỹ Tục ngữ thường là những câu nói ngắn gọn, xuôi tai, diễn đạt nhữngkinh nghiệm lâu đời của nhân dân Qua tục ngữ những kinh nghiệm, tri thứccủa nhân dân được đúc kết dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích,

có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền Nội dung tục ngữ thường phản ánh nhữngkinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sửxã hội,hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc

Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sảnxuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra

từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn họcbằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn Giữahình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường

có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quáthóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý Hình tượng

Trang 21

của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp sosánh, nhân hóa, ẩn dụ

Trong mục “Tục ngữ”, Chu Xuân Diên trình bày rất kỹ về nội dung,

đặc trưng của tục ngữ: “Tục ngữ là những nhận xét, phán đoán, kết luận về

các hiện tượng tự nhiên, xã hội và đời sống con người ( ) Phần lớn nội dung tục ngữ đều là những kinh nghiệm được rút ra từ việc quan sát và thể nghiệm các hiện tượng xảy ra trong đời sống thực tiễn Những kinh nghiệm sống ấy phần lớn là lối sống của nhân dân một dân tộc trong một thời đại nhất định, phản ánh những cơ sở lịch sử- xã hội cụ thể, tức những phương thức sản xuất, phương thức sinh hoạt và quan hệ xã hội của một thời kì lịch

sử nhất định Tuy nhiên, những kinh nghiệm sống ấy cũng có khá nhiều phần vượt ra khỏi phạm vi lối sống của một thời đại nhất định, ở các thời đại khác nhau vẫn phản ánh được những quan niệm sống tích cực, hoặc vẫn giúp người ta hiểu biết được sâu sắc các hiện tượng của đời sống Giá trị lâu dài

về tư tưởng và nhận thức ấy trong tục ngữ của một dân tộc chính là những truyền thống tốt đẹp trong lối sống và lối nghĩ của dân tộc đó.” [13, 1879]

Trong cuốn “Tục ngữ Việt Nam”, khi đề cập về nghĩa của tục ngữ, Chu Xuân Diên viết: “Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa

bóng” [13, 85], đây là quan niệm được nhiều người đồng tình Các tác giả Lê

Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ trong giáo trình “Văn học dân

gian Việt Nam” thì khẳng định rằng: “ Tục ngữ bao giờ cũng có hai nghĩa: nghĩa đen (hay là nghĩa gốc) và nghĩa bóng (trường nghĩa)” [29, 197] Khi

khẳng định như thế, người ta cần chú ý đến bộ phận tục ngữ đúc kết nhữngkinh nghiệm, những quan niệm về triết lí nhân sinh Nghĩa khái quát được Phan

Thị Đào đề cập trong công trình “Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam” Theo

tác giả, tục ngữ có ba nghĩa: nghĩa đen, nghĩa bóng (nghĩa hình tượng) và nghĩa

khái quát Về nét nghĩa khái quát này, tác giả viết: “Ta có những câu tục ngữ

mà ở đó mỗi vế tồn tại như một tiền đề mang ý nghĩa khái quát cao, còn kết đề

Trang 22

là một phán đoán mang ý nghĩa khái quát cao hơn, nhưng không phải tồn tại trên văn bản mà được rút ra từ tư duy của người tiếp nhận” [11, 122] Việc

nêu ra thêm nghĩa khái quát của tục ngữ cho thấy sự cố gắng của các nhà

nghiên cứu trong việc “giải mã” tục ngữ Ngoài ra, còn cho chúng ta thấy,

cùng một tư duy logic, cùng một nội dung biểu đạt nhưng có nhiều cách diễnđạt khác nhau, những chất liệu tạo nghĩa khác nhau Do vậy, dù đề cập đến mộttriết lí nhân sinh nào đó, vốn khô khan nếu được diễn đạt bằng cách nói thôngthường, cách nói của tục ngữ vẫn tạo nên sự hấp dẫn đối với chúng ta

Nội dung biểu đạt của tục ngữ cũng đồng thời phản ánh kinh nghiệm vàquan niệm của nhân dân ta trong nhận thức cuộc sống Tục ngữ là những sảnphẩm kết tinh trong lời nói do nhu cầu truyền đạt và lưu giữ kinh nghiệm, do

đó tục ngữ là kho tàng chứa đựng các kinh nghiệm đó Có thể nói, mỗi câu tụcngữ là một kinh nghiệm nhất định Tục ngữ có khả năng mở rộng nghĩa lànhững câu nói về những quan niệm về xã hội, nhân sinh Khi mở rộng nghĩa,nghĩa của tục ngữ không còn mang tính cố định khi chỉ về một hiện tượng, sựvật cụ thể nữa mà có thể đề cập đến nhiều sự vật, hiện tượng mà người ta cóthể đồng nhất hoá Đến lúc này, nghĩa biểu trưng của tục ngữ không chỉ phảnánh một sự vật, hiện tượng mà đã tiến đến khái quát hoá, trừu tượng hoá tứcđến gần tư duy khoa học Nghĩa biểu trưng của tục ngữ được dùng để phảnánh những quy luật chung nhất của thế giới khách quan, quy luật vận động và

phát triển của xã hội “Nội dung của nhiều câu tục ngữ ấy có thể coi như là

những phạm trù nhận thức, những phạm trù triết học, được nhân dân dùng để nhận thức thế giới trong bản chất, trong tính quy luật của nó.” [13, 144]

1.2.1.2 Ca dao

Ca dao là tiếng nói trung thực, phản ảnh rõ nét nhất trong văn chươngbình dân, miêu tả sự việc xảy ra hằng ngày giữa cuộc đời và trở thành nhữngcâu hò, điệu hát của nhân gian như những bản tình ca bất diệt Ca dao hàmchứa ý nghĩa về giá trị tình yêu, đạo lí cuộc sống với một ẩn dụ tự nhiên làm

Trang 23

cho người ca ngâm cũng như người nghe có một cảm nhận gần gũi, giúp conngười yêu cuộc sống và làm theo cũng lời răn, những chuẩn mực đạo đức.

Thuật ngữ ca dao đã từng được dùng với nhiều nghĩa rộng, hẹp khác

nhau Theo nghĩa gốc thì “ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có

khúc điệu” [26, 26] “Ca dao là danh từ chung chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian” [26, 26].

Theo Từ điển Tiếng Việt, “ca dao là thể thơ dân gian được lưu truyền

dưới dạng câu hát”, “là thể loại văn vần thường bằng thơ lục bát, có dạng như ca dao” [50, 88].

Theo Phạm Việt Long: “Ca dao là một thể loại văn học dân gian, có

tính trữ tình, có vần điệu, do nhân dân sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế

hệ, dùng để miêu tả, tự sự, ngụ ý và chủ yếu diễn đạt tình cảm Nhiều câu ca dao vốn là lời của những bài dân ca” [25, 17].

Đặc trưng của ca dao là ca hát, ca dao đã trở thành khúc hát đi vàolòng và bày tỏ được nội tâm con người Ngoài ra ca dao còn là một tâm lý đạođức, dạy làm người… Đôi khi văn thơ phải mượn ngôn từ của ca dao để nóilên cái tình người, tình đời một cách chính xác hơn.Cao dao là những bài hátngắn lưu hành trong dân gian, là thể loại văn học truyền miệng, là sản phẩmcủa những người bình dân trong quá trình họ tham gia lao động sản xuất Nhẹnhàng nhưng cũng rất sâu sắc, cao dao Việt Nam chứa đựng nội dung vô cùngphong phú, mang tính chất giáo dục cao, hướng tới xây dựng một con ngườiViệt Nam hoàn thiện, đặc biệt ca dao rất chú trọng giáo dục đạo vợ chồng –lòng thủy chung, tình nghĩa vợ chồng, sự hòa thuận vợ chồng Trong ca dao,đạo vợ chồng được khai thác ở nhiều khía cạnh, góp phần cơ bản trong việchình thành và phát triển đạo đức vợ chồng nói riêng, đạo đức gia đình ViệtNam nói chung từ hàng nghìn năm nay

Trang 24

Ca dao có đặc trưng là cái tôi trữ tình, tính tập thể trong sáng tác và tính

truyền miệng trong lưu hành Đặc trưng cái tôi trữ tình trong ca dao là thông thường nội dung tác phẩm trữ tình được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân

vật trữ tình, đó là hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâmtrạng trong tác phẩm Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời

nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch nhưng nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ thể hiện được tâm hồn người, tấm lòng người Tập thể là một biểu hiện khác của những phương thức sáng tác và lưu truyền văn học dân gian Có những tác phẩm văn học dân gian ngay từ nguồn gốc đã là sáng tác cá nhân nhưng lưu truyền bằng con đường

của trí nhớ Dùng trí nhớ không thể giữ nguyên vẹn được cả nội dung và hình

thức của tác phẩm, vì thế mà sáng tác ấy mỗi người có thể thay đổi tùy ý ít nhiều Hơn nữa khi hát hoặc kể lại theo sở thích, mục đích của mình và của người nghe, thế là dù cho lúc đầu có thể là do một cá nhân sáng tác, nhưng

trong khi lưu truyền qua những người khác nhau, tác phẩm văn học luôn luôn

có khả năng tiếp nhận những yếu tố sáng tác mới và trở thành sở hữu tập thể.

Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu hành của văn học dân gian Văn

học truyền miệng ra đời từ khi dân tộc chưa có chữ viết Tuy nhiên khi dân tộc đã có chữ viết thì văn học truyền miệng vẫn tiếp tục phát triển Một mặt

do đại đa số nhân dân không có điều kiện học hành để hưởng thụ thành tựuvăn học viết, mặt khác do văn học viết không thể hiện đầy đủ tư tưởng, tình

cảm, nguyện vọng, thị hiếu và tập quán sinh hoạt nghệ thuật của nhân dân Vì

thế, những bài học đạo đức, những đạo lý về con người được truyền tải qua ca

dao một cách dễ hiểu, sâu lắng Những bài ca dao về tình yêu, hôn nhân và

gia đình luôn đi sâu vào lòng , đặc biệt là qua những bài ca dao đó thể hiệnlòng thủy chung sắt son, tình nghĩa vợ chồng, sự hy sinh, cách ứng xử vợchồng của người Việt Nó góp phần làm phong phú triết lý về đạo làm

Trang 25

người nói chung, đạo vợ chồng nói riêng của con người Việt, là một trongnhững nội dung của tư tưởng triết học Việt Nam.

Vì vậy, nói đến văn chương bình dân chúng ta không thể quên thi cabình dân mà ca dao nắm một vai trò chủ lực Ca dao là thể loại không ước lệ,không qui cách mà vẫn giữ đúng vần điệu, nhờ đó là ca dao dễ đi sâu vào lòngngười, nó góp phần đả thông tư tưởng, giáo dục đạo đức con người Chính bởivậy, ngay từ xa xưa, cha ông ta đã rất chú trọng tới việc giáo dục đạo đức vợchồng qua những bài học đạo đức giản dị, gần gũi mà thiết thực được thể hiệntrong những câu tục ngữ, những vần ca dao

Trong cuốn “Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam” NguyễnNghĩa Dân phân loại đạo làm người gồm:

- Tục ngữ, ca dao về lao động, học tập, tu dưỡng rèn luyện bản thân

- Tục ngữ, ca dao về đạo làm người trong quan hệ gia đình

- Tục ngữ, ca dao về đạo làm người trong quan hệ xã hội và tự nhiên

- Tục ngữ, ca dao về đạo làm người chống thói hư tật xấu và hành vi

vô đạo đức

Như vậy, đạo làm người được thể hiện trong các quan hệ cụ thể giữacon người trong quan hệ trong gia đình, nếu là con cái thì đó là đạo hiếu đốivới bố mẹ, nếu là anh chị em thì đó là đạo đễ, nếu là vợ chồng là đạo vợchồng (đạo nghĩa) Tục ngữ, ca dao về quan hệ vợ chồng chính là những khúchát yêu thương tự ngàn xưa, được ông cha ta đúc kết lại Đó là những lờikhuyên răn, những khúc hát mang âm hưởng của cả một dân tộc, một thời đại,mang triết lý nhân văn sâu sắc về đạo vợ chồng Trong kho tàng tục ngữ, cadao Việt Nam nội dung về đạo vợ chồng luôn được quan tâm, chú trọng với

số lượng lớn, nội dung phong phú, chất chứa nghĩa tình, đạo lý Tục ngữ ca,

ca dao Việt Nam đã chứa đựng và truyền tải những bài học sâu sắc về chữtình, chữ nghĩa trong mỗi người vợ, người chồng Việt Nam

Trang 26

Tục ngữ, ca dao là sản phẩm sáng tạo bởi quần chúng nhân dân, nộidung mang những tính chất chung nhưng cũng rất riêng, gần gũi với tập quánsinh hoạt của con người Được thử thách qua không gian, thời gian và lòngngười, được gọt giũa, trau chuốt bởi hàng vạn nhà thơ dân gian vô danh, tụcngữ, ca dao đã trở thành những viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa dân tộc.Tục ngữ, ca dao về đạo làm người đã góp phần cơ bản trong hình thành vàphát triển nhân cách con người Việt Nam từ hàng nghìn năm nay và trong giaiđoạn hiện nay nó vẫn còn nguyên giá trị sâu sắc cả về tư tưởng, lối sống,thuần phong mĩ tục Những kinh nghiệm lịch sử và triết lý giáo dục tưởngchừng như rất sâu xa, song lại được đúc kết lại dưới những hình thức tinhgiản mang nội dung súc tích và gói gọn trong những câu chữ hết sức hàm súc,

dễ đọc, dễ hiểu và dễ nhớ Tất cả những điều đó tạo nên cội nguồn vững bền,sức mạnh tinh thần cho việc kế thừa và phát huy những tinh hoa tốt đẹp đạolàm người của dân tộc Việt Nam ta Vấn đề đạo làm người là một nội dungquan trọng trong triết lý nhân sinh của người Việt, có quá trình hình thành,ngày càng được bổ sung và phát triển qua các giai đoạn lịch sử dân tộc Nếunhư đạo làm người được coi là giá trị nền tảng của các hệ giá trị trong đờisống dân tộc thì đạo hiếu được xem như một thứ tình cảm thiêng liêng và caođẹp nhất trong các thứ tình cảm của loài người Tục ngữ, ca dao cho ta thấy

rằng trong quan niệm của người Vỉệt, chung sống vợ chồng là một đạo lý Vì

vậy quyền hạn giữa người chồng và người vợ không phải chỉ có một chiều màphải đặt trên tính chất tương ứng và bình đẳng Quan hệ vợ chồng chủ yếu làtình yêu và hòa thuận, là nghĩa vụ tương thân tương ái và bình đẳng xây dựngtrên ý thức đồng lao cộng lực, thủy chung

Tóm lại, tục ngữ, ca dao là kho tàng văn học quý giá của đất nước, đãvượt qua mọi thử thách của thời gian, trở thành một thành tố quan trọng tronggia tài văn hoá nước ta Thông qua nghệ thuật ngôn từ, tục ngữ, ca dao đúc

Trang 27

kết trí tuệ, tình cảm của nhân dân và phản ánh nhiều mặt của xã hội, trong đó

có các mối quan hệ trong gia đình, nổi bật là quan hệ vợ chồng Việc đi sâunghiên cứu tục ngữ, ca dao đã phát hiện ngày càng nhiều những giá trị tiềm ẩntrong đó, giúp cho con người của xã hội đương đại có cơ sở để thực hiện đạo

lý vợ chồng, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa gia đình Đi sâu tìmhiểu nội dung của tục ngữ, ca dao giúp con người hiểu sâu hơn về các giá trịđạo đức dân tộc, để có cách thức ứng xử phù hợp với nhau, rút ra những bàihọc bổ ích cho cuộc sống hiện tại

1.2 Cơ sở hình thành và vị trí của đạo vợ chồng trong gia đình và

xã hội Việt Nam truyền thống

1.2.1 Cơ sở hình thành đạo vợ chồng trong xã hội Việt Nam truyền thống

1.2.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội

Xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử về tồn tại xã hội, ýthức xã hội và mối quan hệ giữa tồn tại xã hội – ý thức xã hội đã cho thấy cơ

sở hình thành đạo vợ chồng phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội cụthể của xã hội Việt Nam truyền thống Nó quy định lên những nét đặc trưng

về đạo vợ chồng của người Việt Nam Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vậtchất và những điều kiện sinh hoạt vật chất bao gồm các yếu tố chính làphương thức sản xuất, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số Ý thức

xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những quanđiểm, tư tưởng cũng tình cảm, tâm trạng của những cộng đồng xã hội, nảysinh từ tồn tại xã hội, trong gia đoạn xã hội nhất định Tồn tại xã hội có vai tròquyết định đối với ý thức xã hội Những điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện

tự nhiên, những phong tục tập quán, nếp sống của con người Việt Nam trong

xã hội truyền thống là yếu tố tồn tại xã hội có vai trò quyết định đối với sựhình thành, quy định đặc trưng của đạo vợ chồng – yếu tố ý thức xã hội

Trang 28

Một trong những vấn đề trung tâm, hàng đầu của tư tưởng triết học ViệtNam là vấn đề con người, đạo lý làm người, tức là nhân sinh quan.Với tưcách là ý thức xã hội và là tư tưởng nhân sinh quan, đạo vợ chồng được hìnhthành và phát triển dưới tác động của toàn bộ những nhân tố kinh tế, văn hóa,

xã hội gắn liền với tiến trình lịch sử Việt Nam Đạo đức vợ chồng được hìnhhình thành trên nền tảng văn minh lúa nước và những điều kiện đặc thù củalịch sử Việt Nam Sự tồn tại của gia đình nói chung, của quan hệ vợ chồng nóiriêng phải gắn liền và là một bộ phận của làng xã; quan hệ vợ chồng tạo thànhgia đình, nhiều gia đình tạo thành làng xã, nhiều làng xã tạo thành dân tộc, đấtnước Yêu cầu cố kết cộng đồng được phản ánh vào trong đạo đức gia đìnhkhông chỉ làm hình thành yêu cầu gắn kết các thành viên trong gia đình màcòn gắn kết các mối quan hệ trong gia đình, tiêu biểu là quan hệ vợ chồng vớilàng nước Điều đó tạo nên một sắc thái đặc thù trong quan hệ vợ chồng

Việt Nam với vị trí địa lý và đặc điểm về địa hình, khí hậu, tài nguyên,sinh thái, là một thiên nhiên nhiệt đới gió mùa phong phú đa dạng, chứa đựngnhiều tiềm năng to lớn, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức với con người.Nền sản xuất nhỏ manh mún được tiến hành trong những điều kiện thiênnhiên nhiệt đới giàu có, nhưng mặt khác cũng hết sức khắc nghiệt Con ngườiViệt Nam vừa thích nghi, vừa khai phá những tài nguyên và những mặt thuậnlợi của thiên nhiên để mở mang phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác phải liênkết lại trong cuộc đấu tranh khôi phục những trở ngại của thiên nhiên, chốngthiên tai Chính nỗ lực của con người đã khắc phục khó khăn đó, thông quahoạt động thực tiễn mới rèn luyện con người Việt Nam đem lại cho họ nhữngđức tính, những phẩm chất để tồn tại Mỗi thành viên trong gia đình luôn tậphợp nhau lại cùng lao động,sản xuất, cùng bảo vệ nhà cửa, mùa màng và sinhmạng Nó tạo nên sự đoàn kết, tương thân tương ái giữa những thành viêntrong gia đình, tạo nên vị trí quan trọng của người đàn ông trong gia đình, vai

Trang 29

trò chăm lo cuộc sống gia đình của người phụ nữ Đặc biệt, nó hình thành nên

sự hòa thuận, đồng cam chịu khổ, gắn bó trong lao động sản xuất của vợchồng người Việt

Do ảnh hưởng từ nền văn minh lúa nước nên đạo vợ chồng cũng mang

rõ ràng dấu ấn của cư dân nông nghiệp, coi trọng những hình ảnh thiên nhiên,

ca ngợi vợ chồng trong lao động, sản xuất Đó là những hình ảnh mang đặctrưng của con người Việt Nam như con cò, con trâu - cái cày, cái rổ - cái homhay râu tôm – ruột bầu Nó ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất người vợ - thủychung, tần tảo, sống vì chồng; ca ngợi sự gắn bó, trách nhiệm, giữ đạo nghĩacủa người chồng Những hình ảnh mang đậm chất nông nghiệp đã vẽ nên mộtbức tranh thật đẹp về một gia đình vợ chồng thuận hoà, hạnh phúc bên nhau,những hình ảnh rất đỗi mộc mạc, giản dị, đời thường với cuộc sống ngườinông dân luôn được gắn liền trong những lời khuyên răn, giáo dục đạo đức vợchồng như một chất liệu đặc trưng

Xã hội phát triển trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, ứng với mỗi giaiđoạn của lịch sử phát triển là một hình thái kinh tế - xã hội Sự tiến triển củacác hình thái kinh tế - xã hội của mỗi nước mang những nét đặc thù có ảnhhưởng đến sự phát triển văn hoá, ý thức, trong đó có ý thức đạo đức nói chung

và đạo đức vợ chồng nói riêng Trong tiến trình vận động và phát triển, giađình luôn có một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và giữ gìncác giá trị văn hóa Gia đình là nơi tiếp nhận, kế thừa và chuyển giao nhữnggiá trị truyền thống của dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác Theo chiều dàilịch sử dân tộc, những di sản quý báu về đạo đức gia đình nói chung, đạo vợchồng nói riêng đã được truyền dạy trong gia đình và cộng đồng Theonguyên lý phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đạo vợ chồng củangười Việt luôn vận động, phát triển theo thời gian đến ngày nay – đó là quá

Trang 30

trình gìn giữ, phát huy những tinh hoa đạo lý về quan hệ vợ chồng: thủychung, nghĩa tình, hòa thuận.

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, chế độ phụ quyền thiết lập namtôn ti từ luật pháp, lệ làng đến luân thường đạo lý, ăn sâu từ cội nguồn giađình, làng xã Người vợ vừa tham gia lao động sản xuất vừa là nguồn yêuthương chăm sóc chồng con, đỡ đần cha già mẹ yếu, là chỗ dựa cho gia đình

về nhiều phương diện Đảm đang, tần tảo, là người vợ đảm đang, chịu thươngchịu khó, thức khuya dậy sớm, cùng lúc làm nhiều việc mà việc nào cũng chutất mà thầm lặng hy sinh Tính chất phụ quyền của gia tộc Việt là điều đã

được nhiều lần nhấn mạnh, với các nguyên lý chính làm khung cho nó: quyền

uy tối cao của người chồng đối với người vợ, đặc quyền thừa kế của con trai,đặc biệt của con trai trưởng, vai trò quán triệt, có khi hầu như độc tôn của đànông chủ hộ trong mọi tổ chức ngoại gia đình Tính chất phụ quyền ấy cònđược tô đậm bởi nhiều thế kỷ giáo dục nhà Nho Trên bình diện sinh hoạtcộng đồng của làng - xã, sự vắng mặt quá "lộ liễu” của phụ nữ trong cơ cấu tổchức càng nói lên thế lép vế của họ, thân phận thấp bé Đặc tính của gia đìnhngười Việt trong xã hội Việt Nam truyền thống là yêu thương đùm bọc nhau,tôn trọng lễ nghĩa gia phong Gia đình và dòng họ trở thành cơ sở vững chắc ởnông thôn, từ đó có những quan hệ hẹp hòi như sự khắt khe trong quan hệ vợchồng - đạo nghĩa vợ chồng với lòng thủy chung son sắc, tình nghĩa, hòathuận và hi sinh Đó là những tư tưởng nhân văn của đạo đức Á Đông đượcViệt hóa, hòa vào bản sắc dân tộc Việt góp phần tạo ra tinh hoa văn hóa giađình Việt nói chung và đạo vợ chồng nói riêng từ thời dựng nước đến nay

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, đơn vị sinh hoạt trong làng là gia

đình “Gia đình là một định chế chi phối về mọi lãnh vực kinh tế, chính trị, xã

hội, giáo dục Mọi sinh hoạt của cá nhân đặt trực tiếp dưới quyền điều khiển của một cá nhân là chủ gia đình" [45, 12] Với điều kiện kết cấu xã hội như vậy,

Trang 31

tư tưởng cục bộ là một đặc trưng của người nông dân xưa Tư tưởng này được

thể hiện đậm nét trong quan niệm về hôn nhân của người Việt Mọi việc trongquan hệ vợ chồng đều khép kín trong lũy tre làng, nổi bật là lấy vợ, gả chồng:

"Tậu ruộng giữa đồng, lấy chồng giữa làng”, “Lấy chồng khó giữa làng, hơn lấychồng sang thiên hạ” Phương thức canh tác nông nhiệp cổ truyền, những luậttục của họ tộc, làng quê là môi trường nảy sinh sự mất cân bằng mối quan hệ vợchồng, những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ vợ chồng

Tóm lại, đạo đức vợ chồng không sinh ra mà được nảy sinh từ điềukiện kinh tế, đời sống xã hội, là kết quả của sự phát triển lịch sử Các giá trịđạo vợ chồng là kết quả của các mối quan hệ giữa người và người, giữa người

vợ và người chồng trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, truy tìm nguồngốc của nó trong điều kiện kinh tế - xã hội của thời đại mà nó phản ánh Như

Ăngghen nhận xét "Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ

trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ”

[5, 111] Trong tiến trình vận động và phát triển, đạo vợ chồng luôn có một vị

trí và vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và giữ gìn các giá trị đạo đức,văn hóa Việt Đạo đức gia đình nói chung, đạo vợ chồng nói riêng là nơi tiếpnhận, kế thừa và chuyển giao những giá trị truyền thống của dân tộc từ thế

hệ này sang thế hệ khác Với đặc trưng về điều kiện kinh tế - xã hội đã hìnhthành nên đạo vợ chồng người Việt với những nét riêng, là những di sản quýbáu của gia đình Viêt Nam tiêu biểu là lòng chung thuỷ, tình nghĩa, hòathuận vợ chồng đã được truyền dạy trong gia đình và cộng đồng trong suốtdòng lịch sử

1.2.1.2 Tiền đề tư tưởng

Trong quá trình phát triển lịch sử, những dân tộc ở gần nhau do sự giaolưu văn hóa với nhau, do tính chất xã hội tương tự nhau và do mối quan hệphụ thuộc về mặt chính trị đã ảnh hưởng lẫn nhau Việt Nam là cộng đồng

Trang 32

nằm giữa hai trung tâm văn hóa lớn Á Đông trong thời kỳ cổ đại và trung đại,

là nơi tiếp xúc với các loại hình tôn giáo như Nho giáo từ Trung Quốc, Phậtgiáo từ Ấn Độ Trong suốt thời kì Bắc thuộc, cùng với tư tưởng Nho giáo còn

có Phật giáo đã được truyền bá rộng rãi vào nước ta Vì vậy, văn hóa dân tộcViệt, đạo đức người Việt đã chịu ảnh hưởng từ hai luồng tư tưởng lớn Nhogiáo và Phật giáo Mặc dù vậy, người Việt không tiếp thu một cách thụ động,

mà chuyển hóa phù hợp, tiếp thu chọn lọc để tạo lên những giá trị văn hóa,đạo đức mang sắc thái riêng Với tư cách là yếu tố của kiến trúc thượng tầngtrên quan điểm nguyên lí về mối liên hệ phổ biến thì văn hóa, tôn giáo, đạođức và triết học có mối liên hệ, tác động lẫn nhau Bởi vậy, Nho giáo và Phậtgiáo là hai tiền đề tư tưởng lớn ảnh hưởng sâu sắc đến đạo vợ chồng củangười Việt Sự tương tác của các hệ tư tưởng này là cơ sở hình thành tư tưởngtriết học Việt Nam Một trong những tư tưởng triết học Việt Nam là trình độnhận thức về xã hội, con người, sự ứng xử giữa con người

Nho giáo

Nho giáo được du nhập vào đất Việt từ hơn hai ngàn năm trước Vớikhoảng một ngàn năm được chủ động tiếp nhận và hơn năm trăm năm đượcxem là chính đạo, được nhà nước phong kiến Việt Nam tích cực phổ biếnkhắp thôn xóm làng quê, trên mọi lĩnh vực: chính trị, luật pháp, giáo

dục…“Nho giáo đã làm thành một thành tố trong tâm thức con người không

thể thoát ly khỏi nó dễ dàng như cởi một cái áo khoác” [4, 32 ] Nho giáo về

sau đã khác nhiều so với lúc mới xuất hiện, nhưng nó vẫn có điểm chung - đó

là một học thuyết chính trị, đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc, chủtrương dùng "lễ trị", "đức trị" để quản lý xã hội Những nguyên tắc đạo đứccủa Nho giáo như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín vừa là chuẩn mực để điều chỉnhhành vi của con người, vừa là những biện pháp để bảo đảm cho chính trị,nhân nghĩa được thực hiện Bởi vậy, Nho giáo không đưa ra định nghĩa nào

Trang 33

về khái niệm "Đạo vợ chồng", nhưng qua các tác phẩm kinh điển, qua tưtưởng của các đại biểu Nho giáo có thể thấy, Nho giáo ảnh hưởng lớn đếnquan niệm về “Đạo vợ chồng” Insun Yu, khi nghiên cứu về pháp luật triều Lê

đã nhận xét: “Quan niệm Nho giáo về mối quan hệ vợ chồng đã được đề cao

đến tột bậc về phương diện pháp lý đối với người Việt Nam” [49, 113] Nó trở

thành thước đo phẩm hạnh của xã hội đối với người phụ nữ - người vợ Có thểnói, ý thức về bổn phận người vợ là nền tảng xây dựng ý thức, bắt đầu từtrong gia đình ra đến ngoài xã hội Vì thế, xã hội phong kiến quan niệm, nếungười vợ biết sống thủy chung, tình nghĩa, hòa thuận với người chồng vàngười chồng giữ đúng trách nhiệm trụ cột gia đình của mình thì tất yếu xã hộiphồn vinh, yên bình

Quan hệ vợ chồng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu

sắc đạo cường thường của Nho giáo: xuất giá tòng phu “Đây là một quy luật

bắt buộc người đàn bà Chữ “tòng” đây không chỉ có nghĩa là đi theo mà còn phải tuân theo mệnh lệnh của người chồng nữa Ý thức này ăn sâu vào dân gian Bởi vậy, người đàn bà trong chế độ Tam tòng thường có tư tưởng yếu đuối, cầu an Họ chỉ còn biết làm sao cho chồng thương để nhờ vào sự che chở của người chồng Xem thế, người đàn bà đối với chồng chỉ có nhẫn nhục và chiều chuộng” [23, 58]

Trong cuốn Nho giáo và gia đình do Vũ Khiêu chủ biên đã đề cập đến

những quan niệm của Nho giáo về mối quan hệ vợ - chồng trong gia đình.Theo tác giả, cuộc sống vợ chồng là cơ sở tồn tại của gia đình Nhưng xuấtphát từ quan điểm coi trọng huyết thống và từ thái độ coi thường phụ nữ, Nhogiáo coi trọng tình anh em hơn tình vợ chồng Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ

ra rằng theo Nho giáo, phụ nữ là người phải hứng chịu nhiều đau khổ, thiệtthòi, bất công, cả cuộc đời phụ nữ chỉ thực hiện chữ tòng Tác giả cũng chỉ rarằng, Nho giáo có quan niệm nghiệt ngã về tiết hạnh của người phụ nữ và bên

Trang 34

cạnh những điểm tích cực khuyên răn người phụ nữ phải trau dồi phẩm chấtđạo đức thì Nho giáo cũng có ảnh hưởng không tốt đến người phụ nữ ở quanniệm trong xã hội có hai loại người không thể giáo hóa đó là tiểu nhân và phụ

nữ Cuốn sách Nho giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy đã chỉ

ra sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hóa Việt Nam Ở đây, tác giả đềcập tới đặc điểm của gia đình Nho giáo Việt Nam, vị trí vai trò của người phụ

nữ Đặc điểm nổi bật của gia đình Nho giáo là gia đình phụ quyền gia trưởngnhằm củng cố chế độ phong kiến Trong gia đình Nho giáo, người phụ nữphải tuân phục người đàn ông, người phụ nữ phải thực hiện đạo tòng trongtam tòng: Con gái về nhà chồng phải kính nhường, giữ mình cho khéo, đừngtrái ý chồng Còn chuẩn mực tứ đức mà người phụ nữ cần vươn tới đó làtruyền cho con gái, tiếp nối vòng đời “tam tòng, tứ đức” Theo Nho giáo,người đàn ông có quyền lấy năm thê, bảy thiếp nhưng người phụ nữ chỉ đượcphép lấy một chồng và “trinh tiết” của người phụ nữ được Nho giáo đặc biệt

đề cao Bên cạnh đó, cuốn sách này cũng chỉ ra rằng, nếu như tình cảm vợchồng là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng gia đình hạnh phúc thì Nho giáolại đặt chữ “hiếu đễ” trên chữ “tình” (vợ chồng), thực chất là coi nhẹ yếu tố

cơ bản để xây dựng hạnh phúc Nó đã trở thành một đạo lý hằng thường chiphối phép tắc ứng xử của người vợ - người chồng

Quy phạm đạo đức, luân lý theo quan niệm của Nho giáo chính là tamcương, ngũ thường, trung hiếu, tam tòng, tứ đức,… Đạo vợ chồng của Nhogiáo bao quát các mối quan hệ trong xã hội ở một phạm vi rất rộng, vợ chồngsống với nhau có đạo đức, có “đạo vợ chồng” là cơ sở để người đó thực hiệntốt mối quan hệ trong quan hệ với tự nhiên, trong ứng xử xã hội, ứng xử vớichính bản thân mình theo danh phận Trong quan hệ vợ - chồng nếu nhưngười đàn ông theo quan điểm Nho giáo là người trụ cột gia đình, có quyềnnăm thê bảy thiếp, ngược lại người phụ nữ đức hạnh là người phải biết phục

Trang 35

tùng người chồng, ít có tiếng nói và quyền hành trong gia đình, khi chồngchết phải thờ chồng nuôi con Trong cuộc sống vợ chồng, người vợ có vai tròchăm sóc chồng, tạo điều kiện để chồng được học hành đỗ đạt Người phụ nữphải lấy đức hạnh, gia đình làm trọng Núp dưới bóng chồng con, lo toan giađình thay chồng để chồng con thăng tiến được coi là mẫu mực trong xử sựcủa phụ nữ truyền thống Với những quy tắc Nho giáo phong kiến, người phụ

nữ cũng phải tự xử theo địa vị thấp kém và về tâm lý, họ luôn có mặc cảmthấp kém so với nam giới Theo Khổng Tử, đàn bà và tiểu nhân là loại khódạy bảo nhất, vì vậy người phụ nữ không được học hành, nhất mực phục vụchồng con và gia đình Đặc trưng của quan hệ vợ chồng người Việt là gắn bótrong hòa thuận, nhường nhịn và thương yêu nhau Trong đó, người phụ nữthường đóng vai trò điều tiết, từ khái niệm tòng phu của Nho giáo, dân gian

đã chuyển thành khái niệm khác nhau, là biểu tượng cho sự gắn bó vợ chồngngười Việt trong xã hội phong kiến Khi phản ánh các hiện tượng tiêu cựtrong quan hệ vợ chồng, các tác giả dân gian thể hiện nhiều thái độ khác nhau,nhưng nhìn chung là không gay gắt lắm

Khác với các học thuyết triết học Phương Tây, triết học phương Đôngnói chung và đặc biệt là Nho giáo nói riêng, luôn xem xét con người trongtổng hòa các mối quan hệ xã hội Ở Nho giáo, chúng ta thấy, không tồn tạimột con người cá nhân, một cái tôi tách khỏi xã hội Chính việc nhìn nhậncon người trong các mối quan hệ xã hội đã giúp Nho giáo đề ra được nhữnggiải pháp bình ổn xã hội Theo quan niệm Nho giáo, mọi người trong xã hộiđều bị trói buộc bởi năm mối quan hệ tự nhiên Đó là quan hệ cha - con, vợ -chồng, anh - em, vua - tôi, bạn - bè Năm mối quan hệ này phản ánh hai mặtcủa cuộc sống hiện thực là quan hệ gia đình và quan hệ xã hội Trong xã hộiphong kiến, mối quan hệ gia đình được củng cố bằng chế độ tông pháp và chế

độ gia trưởng Tương ứng với mỗi quan hệ, Nho giáo đặt ra những yêu cầu

Trang 36

mang tính quy phạm đạo đức và được pháp luật ngầm bảo trợ Tất cả nhữngmối quan hệ trên và các phương thức ứng xử hội tương ứng với nó, theo Nhogiáo, là cái trời đã định sẵn cho con người Đã là gia đình thì phải có vợ -chồng Trong gia đình thì vợ - chồng phải hòa thuận, phu xướng phụ tùy(Chồng định làm gì, vợ cũng làm theo - người phụ nữ phải luôn luôn phụctùng người chồng) Để bảo đảm sự ứng xử được đúng, Nho giáo yêu cầu mỗingười phải làm tết vai trò của mình Đó là phận làm vợ, làm chồng Danhphận của người vợ, người chồng quy định cách ứng xử của họ Một xã hộimuốn thanh bình thì trước hết cần phải có những gia đình hòa thuận Gia đìnhhòa thuận là gia đình mà mọi thành viên luôn quan tâm đến nhau, chăm lo chonhau Trong gia đình đó, vợ chồng sống hòa thuận thương yêu nhau, cùngnhau chăm lo nuôi dưỡng dạy dỗ con cái nên người

Phật giáo

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, với thời gian tồn tại gần

2000 năm trên đất Việt, Phật giáo đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tưtưởng, trong quan niệm nhân sinh, trong đời sống tinh thần và nếp sống đạođức của con người Việt Từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo dễ dàng hòanhập vào văn hóa Việt Nam như “nước thấm vào lòng đất”, được người Việtđón nhận một cách tự nhiên và trở thành một yếu tố của văn hóa Việt Nam.Phật giáo đề xuất những yêu cầu, những chuẩn mực đạo đức nhằm điều chỉnhcác quan hệ trong gia đình, đặc biệt là quan hệ giữa vợ và chồng Vợ chồng là

do duyên nghiệp, và lẽ tất nhiên, duyên nghiệp có thể thay đổi nếu như có sựhợp tác nỗ lực thay đổi của cả vợ lẫn chồng Cần phải thấy rằng, con đường điđến hạnh phúc không chỉ có hoa hồng mà còn có cả chông gai Nỗ lực nhặtgai và đi tới là điều mà mỗi con người có thể thực hiện để kiến tạo hạnh phúccho gia đình mình Có được một gia đình thuận thảo, thương yêu, với điềukiện sống tương đối đầy đủ, với các mối quan hệ khả ái, biết hướng thượng,

Trang 37

vươn lên… đó là mơ ước của bất cứ một con người bình thường nào, và ởđây, Phật gọi đó là hạnh phúc Trong những điều kiện căn bản của hạnh phúc,thì quan hệ hôn nhân và những chuẩn mực ứng xử trong quan hệ hôn nhân,

mà ở đây gọi là đạo nghĩa vợ chồng, là một trong những yếu tố nổi trội vàquan trọng hơn cả

Cơ sở của quan hệ hôn nhân, hôn nhân là sự tự nguyện đến với nhau dobởi yêu thương nhau, gắn bó với nhau, sống không thể thiếu nhau giữa hai cáthể Đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân, dù con trai hay con gái thì ai cũngmong mỏi rằng muốn thấy mặt nhau trong đời này, và cũng muốn thấy mặtnhau trong đời sau Do bởi mong muốn đó, mà duyên nghiệp vợ chồng đượcđịnh hình, không phải một kiếp mà có thể kinh qua vô số kiếp Đó cũng làđiều dễ hiểu để lý giải tại sao có những đôi lứa thương nhau vài năm rồi mớicưới, hoặc có những lứa đôi tuy chỉ mới gặp nhau trong thoáng chốc nhưngtình cảm đã nhanh chóng thăng hoa sự liên hệ gắn kết giữa hai cá thể gọi là

vợ chồng cũng nằm trong sự chi phối và vận hành của nghiệp Vì lẽ, các loàihữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp Nghiệp là thai tạng,nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình;nghĩa là có liệt, có ưu Cụ thể hơn, sự phân định ranh giới giữa nam và nữcũng như sự lôi cuốn, hấp dẫn lẫn nhau giữa các cá thể cũng do bởi sự chiphối của dòng nghiệp lực Ở nghĩa giản đơn nhất, tất cả mọi tư duy, toan tính,lời nói, việc làm… của con người đều có thể gọi chung là nghiệp Với Phậtgiáo, nghiệp không phải tất định, vì mỗi cá nhân có thể thay đổi hoặc cảithiện, chuyển hóa nghiệp bằng chính nỗ lực của riêng mình Họ đến với nhau

là do duyên nghiệp, nhưng mỗi cá nhân hoàn toàn tự chủ để xây dựng một môthức hạnh phúc theo tiêu chuẩn chung; hoặc có thể tự do chấm dứt, nếu nhưmối quan hệ hôn nhân kia không đem đến hạnh phúc cho cả hai người Vì như

kinh đã dẫn, con người vốn dĩ là chủ nhân của nghiệp Khi hai cá thể nam, nữ

Trang 38

thương yêu nhau, phát nguyện cùng sống trọn đời với nhau, đến với nhau hợp

lẽ, thì một gia đình hình thành Tùy theo năng lực, điều kiện tri thức, sự giáodục gia đình, môi trường và hoàn cảnh sống, điều kiện nghiệp lực của mỗibên… mà tạo nên các mối quan hệ vợ chồng tương ứng Căn cứ từ thực tếcuộc sống, có những mối quan hệ vợ chồng hạnh phúc, có những mối quan hệ

vợ chồng vừa hạnh phúc vừa khổ đau đan xen, có những quan hệ tiềm ẩnnhững nguy cơ bất an, đau khổ

Theo Phật giáo, để có được một mối quan hệ hôn nhân hạnh phúc vàbền vững, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của hai cá nhân trong việc thực hiện trọnvẹn vai trò và bổn phận của mình Kinh Thiện Sinh là một trong những bảnkinh thề hiện quan điểm Phật giáo về đạo vợ chồng Kinh Thiện Sinh chứađựng nội dung toàn diện, sâu sắc về lời Phật dạy về phẩm chất đạo đức cơ bản

mà người vợ - người chồng cần phải có Phật dạy cách đối nhân xử thế theođúng đạo làm người trong mối quan hệ vợ chồng Trong quan hệ vợ chồng,

“Phật dạy Chồng phải đối xử với vợ theo năm điều: 1) Lấy lễ đối đãi với

nhau; 2) Oai nghiêm nhưng không nghiệt ngã; 3) Cung cấp cái ăn, cái mặc hợp lý; 4) Cho trang sức phù hợp; 5) Giao việc nhà cho vợ Vợ cũng phải cung kính đối xử với chồng theo năm điều: 1) Dậy trước; 2) Ngồi sau; 3) Nói lời hòa nhã; 4) Kính nhường tùy thuận; 5) Đón trước ý chồng” [9, 254] Mặc

dù trong bản kinh này có một số quan niệm chưa phù hợp với xã hội hiện nay(vợ phải “dậy trước, ngồi sau” chồng )song về cơ bản, quan niệm trên đãchứa đựng tư tưởng tiến bộ, nhân văn về đạo vợ chồng Nhất là khi xã hộihiên nay đang có sự xuống cấp về đạo đức, tình người thì việc kế thừa, pháthuy những giá trị tư tưởng của Phật giáo là một điều cần thiết và khách quan

Theo quan niệm Phật giáo về bổn phận của người vợ, với người phụ

nữ nói chung, tiêu chuẩn nhu thuận chiều chồng là một trong năm tiêu chuẩnđặc thù một khi đã lập gia thất Kinh văn còn tiếp tục khẳng định: “Trong các

Trang 39

hàng thê thiếp/ Nhu thuận là tối thắng” Chiều chồng ở đây không mang tínhchất dễ yếu đuối, đớn hèn mà hoàn toàn mang ý nghĩa tích cực Vì đó chính làbiết cách vận dụng tính chất nhu thuận, uyển chuyển riêng có của người phụ

nữ, nhằm tạo nên một sự hòa điệu, ấm êm, sinh khí trong gia đình Sở dĩ giađình mang nghĩa là mái ấm, cũng khởi phát và nương vào tính chất này.Chiều chồng còn mang ý nghĩa tích cực vì nhờ sự tùy thuận này, một ngườiphụ nữ khéo léo có thể chuyển hóa một người đàn ông theo chiều hướng tích

cực, vươn lên Kinh Tương Ưng đã chỉ rõ: “Nếu như một người phụ nữ biết

khéo léo vận dụng khả năng sắc đẹp, khả năng giới hạnh… một cách tối ưu thì sẽ tạo nên các sức mạnh Với sức mạnh đó, người phụ nữ có thể làm bất

cứ điều gì” [7, 122] Ở đây, chính là góp phần xây đắp một gia đình hạnh

phúc đúng nghĩa

Một trong những bổn phận quan trọng của người phụ nữ là phải biếtgiữ gìn tài sản của gia đình Ở gia đình thuở xưa, mặc dù đàn ông làm chủ,nhưng thực tế điều phối tiền tài, sản vật cũng như các khoản chi dụng… đều

do người phụ nữ quyết định “Phàm có tiền bạc, lúa gạo, bạc và vàng người

chồng đem về, chúng ta cần phải phòng hộ, bảo vệ chúng” [15] Tuy thực tế

xã hội ngày nay đã có sự phân định rạch ròi và thông thoáng hơn trong việcgiữ gìn tài sản giữa chồng và vợ, nhưng ít nhất, việc một người phụ nữ quản

lý và sử dụng hợp lý những khoản chi tiêu căn bản của gia đình là việc làm rấtmực cần thiết, dù ở thời đại nào Ở đây, phải kể đến vai trò của người phụ nữkhi sống trong một gia đình đông đảo, hoặc gia đình có sự hỗ trợ của ngườigiúp việc như gia đình hiện đại ngày nay, hoặc những gia đình có tổ chức sảnxuất nhỏ theo kiểu doanh nghiệp tư nhân… thì việc điều hành, phân bố côngviệc cho những người làm, quan tâm chế độ dinh dưỡng, quan tâm đến sứckhỏe khi họ ốm đau… cũng là một trong những bổn phận của người phụ nữ.Quan tâm đến việc giữ gìn tài sản gia đình, điều hành và ổn định người giúp

Trang 40

việc là một trong những bổn phận của người phụ nữ Thực hiện đúng vai trònày, người phụ nữ quả xứng danh là Nội tướng theo quan niệm của Á Đông.

Một bổn phận cần có của người phụ nữ là khéo léo trong những giaotiếp, khoản đãi liên hệ đến bạn bè và gia đình họ hàng của chồng Với bạn bècủa chồng, phải ứng xử như là thượng khách, với gia đình họ hàng nhà chồngphải cung kính và cung nhường khi có thể Khéo tiếp đón bà con là một bổnphận mà người phụ nữ cần phải kiện toàn Với chồng, bạn bè là quan trọng.Thiết đãi bạn bè chính đáng và hợp lý sẽ làm cho người chồng được nể trọng

và tôn vinh trong mắt bạn bè Quan niệm sang vì vợ ở một nghĩa nào đó, thìhoàn toàn đúng trong trường hợp này

Trang nghiêm tiết hạnh là một phẩm chất rất mực quan trọng của ngườiphụ nữ ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào Một nữ nhân hoàn toàn khả ý đối vớingười đàn ông phải hội đủ ít nhất một tiêu chuẩn đó là trang nghiêm giớihạnh Ngoài chồng ra, không được tà ý với bất cứ người nào khác là một bổnphận quan trọng nhằm đem đến hạnh phúc gia đình mà người phụ nữ cần phảithực hiện Nói theo ngôn ngữ kinh văn là: “trung thành với chồng” Trong bảy

hạng vợ được nêu ra trong kinh Tăng chi “người phụ nữ không hoàn thiện

giới hạnh thì được gọi vợ sát nhân” [16].

Một bổn phận kế tiếp của người phụ nữ, đó là phải biết chăm sócchồng, con và cùng chồng dạy dỗ con cái Trong việc chăm sóc gia đình, thìviệc chăm sóc chồng là một nghĩa vụ cơ bản của một người phụ nữ Kinh

ghi: “Săn sóc giúp đỡ chồng Như mẹ chăm sóc con Tài sản chồng cất chứa.

Biết hộ trì gìn giữ Hạng người vợ như vậy Ðược gọi vợ như mẹ” [16] Hoàn

thiện trách vụ này, kinh Tăng chi bộ xem như hoàn thành một trong hai tâmnguyện thiết thực của một người phụ nữ khi sống trong đời

Nếu như một người phụ nữ thực hiện trọn vẹn các bổn phận vừa nêu,thì ngọn lửa hạnh phúc luôn được thắp sáng trong gia đình của họ Và ở đây,

Ngày đăng: 13/04/2016, 08:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị An, Nguyễn Thị Huế (2001), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Trần Thị An, Nguyễn Thị Huế
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
2. Lê Thắng Ân (2004), Đạo làm Người, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo làm Người
Tác giả: Lê Thắng Ân
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2004
3. Đỗ Thị Bảy (2011), Sự phản ánh quan hệ gia đình, xã hội trong tục ngữ, ca dao, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phản ánh quan hệ gia đình, xã hội trong tục ngữ, ca dao
Tác giả: Đỗ Thị Bảy
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2011
4. Nguyễn Văn Bình (2001), Quan niệm Nho giáo về các mối quan hệ xã hội, ảnh hưởng và ý nghĩa của nó với xã hội ta ngày nay, Luận án Triết học, Viện Triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm Nho giáo về các mối quan hệ xã hội, ảnh hưởng và ý nghĩa của nó với xã hội ta ngày nay
Tác giả: Nguyễn Văn Bình
Năm: 2001
6. Thích Minh Châu (2002), Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người , Nxb Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người
Tác giả: Thích Minh Châu
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
Năm: 2002
7. Thích Minh Châu dịch (2006), Kinh Tương ưng tập IV, chương III, phần3, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh Tương ưng
Tác giả: Thích Minh Châu dịch
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2006
8. Võ Đình Cường (1986), Mấy suy nghĩ về tính chất nhân bản của Phật giáo. Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Viện Triết học. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy suy nghĩ về tính chất nhân bản của Phật giáo. Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam
Tác giả: Võ Đình Cường
Năm: 1986
9. Đại học Sư phạm Hà Nội (2014), Đạo làm người trong văn hóa Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo làm người trong văn hóa Việt Nam
Tác giả: Đại học Sư phạm Hà Nội
Nhà XB: Nxb Lý luận Chính trị
Năm: 2014
10.Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo xưa và nay
Tác giả: Quang Đạm
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1994
11. Phan Thị Đào (1997), Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam, Nxb Thuận Hoá, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Phan Thị Đào
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá
Năm: 1997
12.Nguyễn Nghĩa Dân (2000), Đạo làm người trong tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo làm người trong tục ngữ ca dao Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Dân
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2000
13. Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1975), Tục ngữ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1975
14.Lê Quý Đôn, Trần Văn Giáp (2006), Vân đài loại ngữ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vân đài loại ngữ
Tác giả: Lê Quý Đôn, Trần Văn Giáp
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2006
18.Pham Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa (nghiên cứu xã hội học), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa (nghiên cứu xã hội học)
Tác giả: Pham Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
19. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (2004), Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế Giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá
Nhà XB: Nxb Thế Giới
Năm: 2004
20.Tạ Chí Hồng (2004), Ảnh hưởng của Đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của Đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay
Tác giả: Tạ Chí Hồng
Năm: 2004
21.Vũ Thu Hương (2000), Ca dao Việt Nam những lời bình, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca dao Việt Nam những lời bình
Tác giả: Vũ Thu Hương
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2000
22.Vũ Ngọc Khánh (2006), Văn hóa Việt Nam – những điều học hỏi, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam – những điều học hỏi
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2006
23. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (1995), Kho tàng ca dao người Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng ca dao người Việt
Tác giả: Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1995
24. Nguyễn Tân Long, Phan Cảnh (1998), Thi ca bình dân Việt Nam, tập 1, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi ca bình dân Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tân Long, Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w