Hạn chế của quan niệm về đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐẠO VỢ CHỒNG TRONG TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT NAM (Trang 77 - 84)

chồng, trong đó nổi lên nếp sống thủy chung son sắt, tình nghĩa, hòa thuận và hi sinh... tạo nên giá trị lịch sử trong quan hệ vợ chồng người Việt.

2.3.2. Hạn chế của quan niệm về đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam Việt Nam

Đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam phản ánh mối quan hệ vợ chồng trên nhiều phương diện, từ tình cảm, tinh thần tới vật chất với những giá trị tích cực góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, giáo dục dạo đức vợ chồng. Bên cạnh những giá trị lịch sử, đạo chồng vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Những hạn chế đó bị quy định bởi điều kiện kinh tế - xã hội lúc bấy giờ và những ảnh hưởng sâu sắc từ phong tục tập quán, tiền đề tư tưởng hình thành đạo vợ chồng. Gia đình và dòng họ, những luật tục của họ tộc, làng quê trong một xã hội tiến triển chậm chạp đa hình thành những quan hệ hẹp hòi như sự khắt khe trong quan hệ vợ chồng.

Một là, sự khắt khe, hủ tục trong quan niệm hôn nhân. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, đơn vị sinh hoạt trong làng là gia đình “Gia đình là một định chế chi phối về mọi lãnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục. Mọi sinh hoạt của cá nhân đặt trực tiếp dưới quyền điều khiển của một cá nhân là chủ gia đình" [28, 48]. Với điều kiện kết cấu xã hội như vậy, tư tưởng cục bộ là một đặc trưng của người nông dân xưa. Tư tưởng này được thế hiện đậm nét trong quan niệm về hôn nhân của người Việt thông qua tục ngữ, ca dao.

Mọi việc trên đời đều khép kín trong lũy tre làng, nổi bật là việc vợ chồng : "Lấy chồng khó giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ". Trong tác phẩm “Chống hôn nhân gia đình phong kiến trong ca dao Việt Nam” (1960), tác giả Hằng Phương viết: "Dưới chế độ phong kiến, mặc dầu bị đàn áp thậm tệ, bị luân lý phong kiến mê hoặc, nhồi sọ, nhưng những tư tưởng chống đối vẫn nẩy nở và phổ biến rộng rãi trong câu ca tiếng hát dân gian." [28, 63]. Tác giả nêu lên những nội dung có tính chất tiêu cực trong ca dao là:

- Những nỗi lo âu và đau khổ của nam nữ thanh niên thời xưa. - Cưỡng ép hôn nhân.

- Tảo hôn. - Đa thê

- Cảnh góa bụa.

- Mẹ chồng nàng dâu, mẹ ghẻ con chồng. - Không dân chủ trong gia đình

Quan niệm về hôn nhân được tục ngữ, ca dao phản ánh khá sinh động tình trạng hôn nhân trong xã hội phong kiến, với những sắc thái khác nhau.Hôn nhân chịu sự chi phối của lễ giáo phong kiến. Thể hiện sự cam chịu của con cái trước sự áp đặt hôn nhân cho thấy sức mạnh của hủ tục trong xã hội phong kiến. Lễ giáo phong kiến đã khép người đàn bà Việt Nam vào một khuân khổ chật hẹp, khắt khe khi phân định vai trò khác nhau của hai phái nam nữ:

Gái thì giữ việc trong nhà Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa

Trai thì đọc sách ngâm thơ Dùi mài khinh sử để chờ kịp khoa...

Hai là, người vợ bị thiệt thòi, phụ thuộc và bị động; sự bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. Nhìn chung, trong quan hệ vợ chồng, người vợ đóng

vai trò bị động nhiều hơn, là người phải chịu đựng, phải hi sinh. Người chồng được nhờ cậy vào vợ, phải gánh vác việc nặng. Khi bàn về những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ vợ chồng, tác giả Phạm Việt Long thống kê có 88 câu ca dao, phân loại như đa thê 15 câu, đánh vợ 7 câu, cờ bạc 13 câu, phụ bạc nhau 12 câu, lẳng lơ 12 câu. Khi phản ánh các hiện tượng tiêu cực trong quan hệ vợ chồng, có nhiều thái độ khác nhau, nhưng nhìn chung không gay gắt.

Trên đây là những biểu hiện tiêu biểu cho chế độ phụ hệ, sống với chồng bị phụ thuộc, có chồng thì gò bó, trách nhiệm nặng nề, phải chịu đựng:

Có chồng chẳng được đi đâu, Có con chẳng được đứng lâu một giờ

*

Gái có chồng như gông đeo cổ *

Có chồng phải ngậm bồ hòn đắng cay

Nếu có chồng, người vợ mất tự do, gánh trách nhiệm nặng nề với nhà chồng, phải âm thầm chịu đựng những điều đắng cay. Nếu không chồng thì mất động lực, mất chỗ dựa, thì thiếu sức sống, chông chênh:

Gái không chồng như phản gỗ long đanh *

Gái không chồng như thuyền không lái *

Voi trên rừng không bành không tróc, Gái không chồng như cóc cụt đuôi

Với chồng, người vợ phải dựa vào chồng, nhờ chồng mà có phúc, có sức mạnh, được nhờ vả trong việc nhà, vì vậy cứ phải theo chồng. Nhiều khi, giá trị riêng của người vợ không còn phụ thuộc vào bản thân họ nữa, mà bị thay đổi theo cách nhìn, cách ứng xử, vị thế của chồng - chồng yêu thì mọi điều ở người vợ đều tốt đẹp, chồng chiều thì vênh vang, chồng rẫy thì tủi nhục, chồng giàu sang thì vợ cũng phú quý. Chồng cũng là nguồn cảm xúc của vợ - sắc thái tình cảm của người vợ biểu hiện theo tình trạng của chồng, nhưng không thấy một câu tục ngữ nào nói

đến những xúc cảm vui mà chỉ có xúc cảm buồn, ấy là khi chồng khốn khó thì vợ đau lòng.

Giữa người vợ và người chồng có những điểm khác biệt trong hôn nhân. Khi không có chồng, người phụ nữ chịu thiệt thòi, thậm chí mất động lực sống, bị gia đình, làng xóm dị nghị. Còn khi không có vợ, người đàn ông chỉ mất sự ràng buộc hoặc cùng lắm là chịu bơ vơ. Trong quan hệ vợ chồng với gia đình, người vợ phải có trách nhiệm nặng nề với nhà chồng, còn người chồng thì không có trách nhiệm gì với nhà vợ. Khi không hài lòng đối với cuộc sống vợ chồng, thì thái độ của người vợ là âm thầm chịu đựng, còn thái độ của người chồng thì bung phá, phủ định. Điều đó phản ánh rõ rệt biểu hiện tiêu cực quan hệ vợ chồng trong tục ngữ, ca dao.

Ba là, một số biểu hiện tiêu cực khác (tảo hôn, đa thê, vũ phu, cờ bạc, rượu chè, phụ bạc...) trong quan hệ vợ chồng. Tục ngữ, ca dao có lúc phản ánh trực tiếp, nhưng phần lớn là nói gián tiếp về những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ vợ chồng như:

Tảo hôn:

Chồng em thì thấp một gang Vắt mũi chưa sạch, ra đàng đánh nhau.

Nghĩ mình càng tủi càng đau Trách cha trách mẹ tham giàu khổ em

*

Đêm nằm tưởng cái gối bông Giật mình gối phải râu chồng nằm bên.

Sụt sùi tủi phận hờn duyên Oán cha trách mẹ tham tiền bán con

Đa thê:

Trai làm nên năm thê bảy thiếp Gái làm nên thủ tiết thờ chồng

Vũ phu:

Chê chồng trước đánh đau, gặp chồng sau mau đánh

*

Xưa kia ở cùng mẹ cha Mẹ cha yêu dấu như hoa trên cành.

Từ ngày tôi về cùng anh

Anh đánh, anh chửi, anh tình phụ tôi…

Mất dân chủ:

Muốn nói không, làm chồng mà nói.

Cờ bạc, rượu chè:

Lấy chồng cờ bạc như voi phá nhà *

Anh ham xóc đĩa cò quay Máu mê cờ bạc, lại hay rượu chè.

Eo xèo công nợ tứ bề Kẻ lôi người kéo, ê chề lắm thay.

Nợ nần em trả, chàng vay Kiếp em là kiếp kéo cày đứt hơi

Phụ bạc:

Giàu đổi bạn, sang đổi vợ

Trong chế độ phong kiến, người chồng có nhiều vợ được coi là một biểu hiện quan trọng về địa vị và sự giàu sang của người đàn ông, điều này được luật pháp, tập quán phong kiến thừa nhận. Nó làm nảy sinh những ham muốn về luyến ái không cùng của người đàn ông, và tạo nên những mâu thuẫn lớn trong hôn nhân và gia đình, coi khinh người phụ nữ. Tục ngữ có câu:

Ca dao lại có câu:

Sông bao nhiêu nước cũng vừa Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng

Đặc trưng của quan hệ vợ chồng người Việt thể hiện qua tục ngữ, ca dao là hoà thuận và gắn bó. Tuy vậy, cũng có một số tác giả chỉ phân tích sâu về những nỗi bất hạnh trong quan hệ vợ chồng, quy kết đó là hậu quả của quan niệm và cách thức ứng xử theo kiểu chế độ phong kiến, chịu sự áp chế của chế độ phụ quyền, vì thế, trong quan hệ vợ chồng, người phụ nữ luôn luôn bị thiệt thòi, cay đắng. Trong Kinh thi Việt Nam, Nguyễn Bách Khoa viết: "Luân lý phụ quyền đặt người đàn ông lên địa vị chủ tể. Phụ nữ Việt Nam đã mỉa mai, giày đạp cái oai quyên ấy, Họ tìm đủ tính xấu của đàn ông đem ra trào phúng, để chứng rằng địa vị ưu thắng của đàn ông không được họ công nhận. Cái tính xấu thứ nhất họ chê bai ở người đàn ông là tính hoang toàng, đĩ thõa, phụ tình” [26, 9].

Giữa giá trị tích cực với những hạn chế trong quan niệm đạo vợ chồng của người Việt trong tục ngữ, ca dao có mâu thuẫn với nhau. Tục ngữ, ca dao đã phản ánh, lên án, châm chọc những thói xấu của người chồng và những bất công với người vợ. Tuy nhiên, đạo vợ chồng rất đề cao lòng thủy chung, vì vậy việc khẳng định cái tôi công bằng của người vợ nên phù hợp với chuẩn mực đạo đức, không nên quá giới hạn của người vợ, có đòi công bằng nhưng không gay gắt như trong bài ca dao sau:

Hỡi cô mặc yếm hoa tằm Chồng cô đi lính cô nằm với ai?

Cô đẻ thằng bé con giai

Chồng về chồng hỏi : con ai thế này? Con tôi đi kiếm về đây

Đề cập đến loạt hạn chế trong việc phản ánh đạo vợ chồng, thái độ của các tác giả dân gian không gay gắt, không phê phán trực tiếp, mà chỉ châm biếm nhẹ nhàng thậm chí châm biếm ngược đối tượng - châm biếm chính người vợ. Điều này có thể giải thích được vì trong chế độ phong kiến, đa thê được thừa nhận chứ không bị coi là vi phạm pháp luật như hiện nay. Đến thói vũ phu, tục ngữ, ca dao cũng chỉ phản ánh gián tiếp, coi nó như một cách thử thách sự khôn ngoan của người vợ. Tệ cờ bạc bị phê phán khá nghiêm khắc, nhưng trong mối quan hệ vợ chồng, thói hư này cũng chỉ được nói gián tiếp, nhẹ nhàng. Điềụ này cho thấỵ tục ngữ, ca dao phản ánh khá nhất quán thái độ ứng xử của người vợ đối với người chồng - ứng xử theo tình chứ không theo lý. Chồng cờ bạc thì vợ chỉ không thương chứ cũng không dùng lý lẽ để phê phán. Sự bất bình đẳng trong đổi xử với người vợ, nghiệt ngã với người vợ cũng là biểu hiện của tư tưởng trọng nam khinh nữ của chế độ phụ quyền. Tuy nhiên, cách tổng kết sai lầm như thế chỉ xảy ra trong một trường hợp, cho thấy ảnh hướng của Nho giáo vào xã hội Việt Nam tuy có mạnh nhưng không đều khắp, không có sức chi phối toàn bộ nhận thức dân gia. Qua tục ngữ, ca dao thấy rõ dặc tính nổi bật của người vợ là nhường nhịn, giàu tình thương, hy sinh, và tuy bị đối xử rất khắt khe vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống gia đình.

Chính chế độ phụ quyền thiết lập nam tôn ti từ luật pháp, lệ làng đến luân thường đạo lý đã ăn sâu vào cội nguồn gia đình Việt Nam từ đó làm nảy sinh những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ vợ chồng. Người vợ vừa tham gia lao động sản xuất vừa là nguồn yêu thương chăm sóc chồng con, đỡ đần cha già mẹ yếu, là chỗ dựa cho gia đình về nhiều phương diện. Đảm đang, tần tảo, là người vợ đảm đang, chịu thương chịu khó, thức khuya dậy sớm, cùng lúc làm nhiều việc mà việc nào cũng chu tất mà thầm lặng hy sinh. Vô số tục ngữ, ca dao ca ngợi người vợ - nói lên sự quý trọng đối với công lao "gánh vác giang sơn nhà

chồng", lòng biết ơn và tình cảm sâu sắc, thiết tha của người vợ đối với người chồng. Tính chất phụ quyền của gia tộc Việt là điều đã được nhiều lần nhấn mạnh, với các nguyên lý chính làm khung cho nó: quyền uy tối cao của người chồng đối với người vợ, đặc quyền thừa kế của con trai, đặc biệt của con trai trưởng, vai trò quán triệt, có khi hầ.u như độc tôn của đàn ông chủ hộ trong mọi tổ chức ngoại gia đình... Tính chất phụ quyền ấy còn được tô đậm bởi nhiều thế kỷ ảnh hưởng của giáo dục Nho giáo. Trên bình diện sinh hoạt cộng đồng của làng - xã, sự vắng mặt quá "lộ liễu” của phụ nữ trong cơ cấu tổ chức càng nói lên thế lép vế của họ và số phận hẩm hiu của họ.

Một phần của tài liệu ĐẠO VỢ CHỒNG TRONG TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT NAM (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w