tục ngữ, ca dao Việt Nam
2.3.1. Giá trị lịch sử của quan niệm về đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam ca dao Việt Nam
Đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam là quan niệm về đạo vợ chồng của người Việt trong xã hội truyền thống, đó là những giá trị lịch sử mà xã hội ngày nay cần kế thừa và phát huy. Những giá trị lịch sử về quan niệm đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam là ca ngợi lòng thủy chung, nghĩa tình, hòa thuận trong quan hệ vợ chồng; là tiếng nói đòi sự bình đẳng giữa người chồng và người vợ; là sự tôn vinh vai trò của người vợ… góp phần ổn định gia đình, xã hội và giữ gìn hạnh phúc vợ chồng.
Một là, đạo vợ chồng trọng nhất là thủy chung, tình nghĩa và hoà thuận. Đây là giá trị lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng hạnh phúc vợ chồng, gia đình văn minh, xã hội ổn định. Người chồng trọng nhất là phải giữ nghĩa với vợ, mà vợ thì phải giữ tiết hạnh với chồng. Phụ nữ phải đủ tứ đức mớí gọi là hiền, lại có nghĩa tam tòng nữa. Nghĩa vụ của người chồng đối với vợ thì chỉ ăn ở cho đúng đắn, biết thương yêu, quý trọng vợ, nhất là có tài trí, khiến cho vợ được nương nhờ. Vợ chồng đồng tâm hiệp lực. Đạo vợ chồng trong ca dao, tục ngữ đã cho thấy những tình huống nói về sự bình đẳng, vai trò chủ động của người vợ, lấy lại sự cân bằng trong quan hệ vợ chồng. Khi bàn về những giá trị lịch sử của đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam tác giả Phạm Việt Long đã rất lạc quan khi cho rằng: “Nhìn chung, khi nhìn nhận quan hệ vợ chồng, con người Việt thường lấy tiêu chí về tinh thần chứ không căn cứ vào tiêu chí vật chất, thể hiện quan niệm rất đúng đắn về hạnh phúc lứa đôi – được quyết định ở những giá trị tinh thần chứ không phải do vật chất” [26, 165]. Nhận định trên chưa hoàn toàn phù hợp hoàn toàn nhưng với cách nhìn nhận tích cực của tác giả về quan hệ vợ chồng muốn nhấn mạnh, khẳng định vai trò xây dựng và vun đắp hạnh phúc gia đình
nói chung và quan hệ vợ chồng nói riêng là trên nền tảng tinh thần là chủ yếu.
Hai là, sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. Một trong những giá trị tích cực của đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao đó là sự chuyển đổi ý nghĩa từ khái niệm “tòng phu” sang khái niệm “theo nhau”. Đạo vợ chồng của người Việt bị chi phối bởi quan niệm tam tòng tứ đức của Nho giáo, từ đó người vợ bị phụ thuộc vào người chồng và quan niệm “tòng phu” đã trói buộc họ. Tuy nhiên, người Việt không đơn thuần là tiếp nhận Nho giáo mà đó là sự tiếp nhận có chọn lọc, tiếp nhận những tinh hoa, qua tục ngữ, ca dao con người Việt muốn truyền tải tư tưởng triết lý không phải chỉ có phụ nữ mới theo chồng mà còn cả đàn ông theo vợ và quan trọng hơn nữa là họ theo nhau. Như tác giả Phạm Việt Long đã cho rằng: “Qua ca dao, chúng ta thấy không phải chỉ có phụ nữ mới theo chồng, mà có cả đàn ông theo vợ, và quan trọng hơn là họ theo nhau, “phu phụ tương tòng”... Cách thức theo chồng của người phụ nữ Việt thời phong kiến đa dạng, phong phú, với nhiều ý nghĩa tích cực, thể hiện sự chủ động của người phụ nữ trong việc lựa chọn và xây đắp hạnh phúc cho mình. Trong sự chủ động ấy, người phụ nữ sẵn sàng gánh vác việc khó khăn, nặng nhọc, sẵn sàng chịu đựng mọi éo le của cuộc sống miễn là làm cho vợ chồng được gắn bó. Từ khái niệm tòng phu của Nho giáo, các tác giả dân gian đã chuyển hóa thành khái niệm theo nhau – “tương tòng”, là biểu tượng cho sự gắn bó vợ chồng người Việt trong xã hội phong kiến” [25, 66].
Vợ theo chồng:
Lấy chồng theo thói nhà chồng *
Có chồng thì phải theo chồng Đắng cay cũng chịu, mặn nồng cũng vui
Chồng theo vợ:
*
Mình về anh cũng theo về
Sum vầy phu phụ hiểm nghèo có nhau
Vợ chồng theo nhau:
Theo nhau cho chọn lời vàng đá *
Theo nhau cho trọn, tử sinh cũng đành
Ba là, sự chủ động tích cực trong tình yêu, hôn nhân. Những tưởng rằng quan niệm "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" khiến người con gái thụ động trong việc tình duyên. Nhưng không, trong tình yêu và hôn nhân, người phụ nữ cũng khát khao được thể hiện tình cảm của mình. Bất chấp những quy phạm đạo đức khắc nghiệt và sự cấm đoán của gia đình, người phụ nữ nên tiếng đòi tự do yêu đương, tự do hôn nhân, chủ động trong tình yêu và hôn nhân, bởi đó là cuộc sống của họ:
Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi
*
Phình phình lớn giữa lớn ra Mẹ ơi con chẳng ở nhà được đâu
Ở nhà làng bắt mất trâu Cho nên con phải đâm đầu ra đi
Bốn là, sự chủ động đòi quyền bình đẳng và hạnh phúc của người phụ nữ nói chung, người vợ nói riêng. Bị áp bức nặng nề bởi chế độ phong kiến phụ quyền, người phụ nữ vùng dậy phản kháng. Họ muốn phá phách, đạp đổ sự rằng buộc đó, đả kích quan niệm"trung hiếu" theo kiểu đạo đức giả của phong kiến:
Chữ trung thì để phần cha Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ tình
Và rồi khi chịu cảnh bạo hành của chồng, họ không cam chịu mà quyết tâm ra đi để bảo vệ chính mình:
Xưa kia ở với mẹ cha
Mẹ cha yêu dấu như hoa trên cành Từ ngày tôi ở với anh
Ánh đánh, anh chửi, anh hành hạ tôi Đất rắn nặn chẳng nên nồi Anh đi lấy vợ cho tôi lấy chồng
Trước chế độ phong kiến đầy bất công và xã hội hạ thấp vai trò của người phụ nữ, quan niệm "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" (một trai cho là có, mười gái vẫn rằng không), đạo lý dân gian chống lại:
Trai mà chi, gái mà chi Sinh ra có ngãi, có nghìn thì thôi
Quan niệm "nam tôn, nữ ti" phong kiến đã bị đả kích bằng câu ca dao mang đầy tính chế giễu:
Ba đồng một mớ đàn ông Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một mụ đàn bà Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi
Người phụ nữ Việt Nam vốn nhu mì là thế, nhưng đôi khi cũng muốn chống lại chế độ đa thê đầy bất công đó. Họ không chịu thua kém chồng:
Chồng ăn chả, vợ ăn nem Đứa ở có thèm, mua thịt mà ăn
Dù theo lễ giáo, những việc làm này của người vợ sẽ bị nên án mạnh hơn người chồng, nhưng xét cho cùng, đây là khát khao đòi bình đẳng và hạnh phúc của người phụ nữ. Để bảo ban được vợ, cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình, người chồng phải nghiêm túc, không bài bạc, trác táng; còn
một khi đã hư đốn, thì người vợ cũng có quyền như vậy mà không trách cứ được. Mâu thuẫn những người vợ của một ông chồng trong chế độ đa thê cũng là mâu thuẫn giữa quyền sống, quyền được hạnh phúc của người phụ nữ.
"Sự khinh miệt giữa người đàn ông và người đàn bà chứng tỏ ý thức chống đối mãnh liệt. Trong lúc chế độ phụ quyền bắt buộc người đàn bà phải sống theo đạo tam tòng, mà người đàn bà lại đem những thói hư, tật xấu của người đàn ông ra châm biếm, khác nào họ dùng những mũi tên độc bắn thẳng vào nền phong kiến, đập vỡ những áp bức, bất công mà gia đình Việt Nam đã chịu ảnh hưởng xã hội Trung Quốc” [11, 205]. Qua tục ngữ, ca dao về đạo vợ chồng, hạnh phúc gia đình được gìn giữ và phát triển bởi những lời dặn dò, giữ gìn nhân cách, giữ đạo vợ chồng nhẹ nhàng mà sâu sắc, triết lý. Đặc biệt, tục ngữ, ca dao về đạo vợ chồng là tiếng nói châm biếm, phê phán những hạn chế, hủ tục, bất công trong quan hệ vợ chồng - là giá trị tích cực góp phần khẳng định vai trò bình đẳng vợ - chồng, xây dựng gia đình tiến bộ.
Đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao cho thấy đa số tình huống, đa số cách ứng xử, người phụ nữ đều ở thế bị động, phải nhún nhường, chịu nhiều thiệt thòi, nhưng tục ngữ, ca dao cũng nêu lên những tình huống nói về sự bình đẳng, vai trò chủ động của người vợ, lấy lại sự cân bằng trong quan hệ vợ chồng. Đối với người chồng, lấy được người vợ tốt là mơ ước của họ, họ đề cao người vợ "Vợ hiền hoà, nhà hướng nam". Vợ chồng bình đẳng trong hành động, trong sự đánh giá, trong tâm lý, tình cảm:"Chồng chèo thì vợ cùng chèo", "Chồng hoà, vợ thuận", "Gái có công, chồng chẳng phụ", "Của chồng công vợ". Người vợ có vai trò chủ động, có quyền lựa chọn, có giá trị, đòi hỏi giá trị tương ứng:
Trai khôn kén vợ chợ đông Gái khôn kén chồng giữa đám ba quân
Người vợ có vai trò quan trọng trong cuộc sống gia đình và được đối xử công bằng:
Có chồng phảigánh giang sơn nhà chồng *
Giàu về bạn, sang về vợ *
Làm ruộngphải có trâu, làm giàu phải có vợ
Câu tục ngữ nhằm chống lại tư tưởng phong kiến "thủ tiết thờ chồng", chống lại quy định của chế độ phong kiến, trói buộc phụ nữ trong gia đình chồng, nêu lên hưởng ứng xử phù hợp với quy luật xã hội: người phụ nữ chỉ làm dâu khi có chồng, đã gián tiếp chống lại quy định của nhà nước phong kiến muốn trói buộc người phụ nữ với nhà chồng, kể cả những trường hợp không còn chồng (như chồng chết).
Người vợ chi phối chồng “Lệnh ông không bằng cồng bà” và điều tiết cuộc sồng của chồng: “Trai có vợ như giỏ có hom", "Trai có vợ như lỗ tiền chôn", “Trai có vợ tề gia nội trợ".
Người chồng cùng lo việc nhà:
Có ông chồng siêng như có ông tiên nho nhỏ *
Đàn ông học sẩy học sàng Đến khi vợ đẻ thì làm mà ăn
Người chồng có lúc yếu thế, có lúc phải trả giá:
Tay không chẳng thèm nhờ vợ *
Phụ vợ, không gặp vợ
Vợ chồng có thể giáo dục lẫn nhau, tuy nhiên, mức độ giáo dục có khác nhau, vợ chi khuyên còn chồng thì được dạy:
Mài gươm dạy vợ, giết chó khuyên chồng *
Dạy con từthuở cònthơ Dạy vợ từ lúc bơ vơ mới về
Tác giả của tục ngữ, ca dao chủ yếu là nông dân. Phương thức sáng tác ngẫu hứng, truyền miệng trong môi trường sinh hoạt dân dã đã sản sinh những câu tục ngữ, ca dao chứa chan tình cảm và hàm chứa nhiều tâm sự. Những nhà nho cũng có vai trò trong việc sáng tác và phổ biến những câu tục ngữ, ca dao: sự gắn bó vợ chồng, cách thức ứng xử trog quan hệ vợ chồng, tình huống tạo sự cân bằng mối quan hệ vợ chồng. Triết lý về con người trong văn học dân gian Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả, thể hiện ở niềm tin và tình thương yêu mãnh liệt của con người. Tư tưởng triết lý ấy đã chi phối sự ứng xử của con người Việt Nam trong mối quan hệ vợ chồng. Tư tưởng triết lý đó cần được trân trọng, gìn giữ đến hôm nay và ngày mai, trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, cuộc sống gia đình văn minh, hạnh phúc.
Qua tục ngữ, ca dao mà những bài học làm vợ, làm chồng đã được truyền tụng một cách dễ dàng cho các thế hệ người Việt. Triết học có tính lý luận, tính hệ thống cao nên những quan niệm, đạo lý về đạo vợ chồng rất khó để phổ biến một cách rộng rãi và đời sống nhân dân. Bởi vậy, thông qua tục ngữ, ca dao tác giả dân gian đã thể hiện được tư tưởng, đạo lý cơ bản nhất về đạo vợ chồng của người Việt. Tục ngữ, ca dao về đạo vợ chồng đã góp phần cơ bản trong hình thành và phát triển nhân cách người vợ, người chồng Việt Nam từ hàng nghìn năm nay và trong giai đoạn hiện nay nó vẫn còn nguyên giá trị sâu sắc cả về tư tưởng, lối sống, thuần phong mĩ tục. Qua những câu tục ngữ, ca dao xưa chúng ta thấy toát lên những triết lý đạo đức và cách giáo dục đạo đức thật sâu sắc, có sức thuyết phục. Đó là những quan niệm của cha ông ta về sự thủy chung, đạo nghĩa vợ chồng, sự hòa thuận trong quan hệ vợ
chồng và cả những đạo đức tạo nên hạnh phúc gia đình như sự hi sinh, ý thức trách nhiệm, sự tôn trọng giữa vợ chồng với nhau. Đồng thời thông qua những câu tục ngữ, ca dao chúng ta còn tìm thấy ở nó những tiêu trí để kiểm định nhân cách, phẩm chất người vợ - người chồng, giúp mỗi người vợ - người chồng ngày càng hoàn thiện hơn, cùng nhau vun đắp gia đình. Đặc tính của gia đình người Việt là yêu thương đùm bọc nhau, tôn trọng lễ nghĩa gia