trường ở Việt Nam hiện nay
Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại, phát triển tới trình độ cao dưới chủ nghĩa tư bản, nhưng nó không phải chỉ tồn tại trong chủ nghĩa tư bản mà còn tồn tại trong các xã hội khác. Kinh tế thị trường không phải là một mô hình có sẵn mà là mô hình kinh tế được hình thành dần trong quá trình con người hoạt động, nó thay đổi tùy theo điều kiện đặc thù của mỗi quốc gia. Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo sự điều tiết của cơ chế thị trường, lấy sự tồn tại và phát triển của quan hệ hàng hóa – tiền tệ làm cơ sở, là kinh tế hàng hóa đạt đến trình độ xã hội hóa cao và trình độ kỹ thuật cao, trong đó, toàn bộ hay hầu hết đầu vào và đầu ra của sản xuất đều phải thông qua thị trường.
Kinh tế thi trường là một kiểu tổ chức kinh tế, trong đó quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng gắn liền với thị trường, thực hiện thông qua thị trường. Lịch sử kinh tế thế giới đã biết đến các mô hình kinh tế: kinh tế tự nhiên, kinh tế thị trường, kinh tế kế hoạch hóa tập trung… trong đó, kinh tế thị trường tuy còn nhiều hạn chế, khuyết tật nhưng đã tỏ ra là mô hình kinh
tế năng động, phù hợp nhất với trình độ phát triển, kinh tế cho đến nay của xã hội loài người
Nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là nền kinh tế thị trường vừa mang tính chất chung của kinh tế thị trường, chịu sự chi phối của quy luật thị trường, vừa mang tính chất đặc thù, dựa trên nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Một là, những biến đổi tích cực của đạo vợ chồng trong điều kiện kinh tế thi trường ở nước ta hiện nay. Xét về phương diện nhân cách đạo đức gia đình nói chung, sự tác động tích cực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa những giá trị và những chuẩn mực đạo đức gia đình truyền thống vẫn được nhiều người tán đồng, khẳng định và coi đó là đạo lý. Các mối quan hệ gia đình trở nên dân chủ và cởi mở hơn, tiếp thu, xây dựng những giá trị nhân văn mới, tiêu biểu là quyền bình đẳng giới, người phụ nữ đã và đang từng bước khẳng định được vị trí của mình trong gia đình và xã hội.
Trong quan hệ vợ chồng, dưới tác động tích cực của kinh tế thị trường, khi vị trí, vai trò của người vợ đã thay đổi so với trước đây thì những chuẩn mực đạo đức trong quan hệ như tình nghĩa, thủy chung, hòa thuận cũng có cơ sở vững chắc hơn. Mối quan hệ bình đẳng dân chủ giữa vợ và chồng là nét tiêu biểu đạo vợ chồng trong thời kỳ kinh tế thị trường. Hiến pháp nước ta, với những điều luật rõ ràng khẳng định quyền bình đẳng về mọi mặt của phụ nữ. Luật hôn nhân và gia đình ban hành từ năm 1959 đến nay đã trải qua nhiều sửa đổi, bổ sung, ngày càng được cụ thể hóa chặt chẽ hơn về quyền hạn, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.
Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập, đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phụ nữ - người vợ có nhiều cơ hội tổ chức, tham gia các
hoạt động lao động sản xuất để tạo ra thu nhập kinh tế cho gia đình. Đây chính là tiền đề kinh tế - xã hội để giải phóng phụ nữ từ gia đình, là cơ sở để nâng cao địa vị xã hội của họ. Trình độ học vấn của người phụ nữ ngày càng được nâng cao, các nữ tri thức luôn khẳng định được vai trò của mình – “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Tham gia công tác xã hội, người vợ được nâng cao trình độ và nhận thức, góp phần xây dựng gia đình văn hóa.
Hai là, những biến đổi tiêu cực của đạo vợ chồng trong điều kiện kinh tế thi trường ở nước ta hiện nay. Bên cạnh những tác động tích cực thì kinh tế thị trường ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ tới mọi lĩnh vực của đạo đức gia đình nói chung và đạo đức vợ chồng nói riêng. Nhiều giá trị, chuẩn mực đạo đức truyền thống đã trở thành nếp sống văn hóa gia đình đang có những biến đổi phức tạp. Trong quan hệ vợ chồng, những chuẩn mực đạo đức như tình nghĩa, thủy chung, hòa thuận ở đâu cũng bị xáo trộn. Chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ đang phát triển trong quan hệ vợ chồng, dẫn đến sự không ổn định và thiếu bền vững của nhiều cuộc hôn nhân. Quan niệm về đạo đức trong hôn nhân hiện nay cũng đang biến đổi. Xu hướng thực dụng, vụ lợi trong hôn nhân xuất hiện khá nhiều, thực tế cho thấy hiện nay có nhiều cuộc hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu. Số các cặp vợ chồng ly thân hiện nay đang có chiều hướng tăng mạnh. Các cặp chồng có thể vẫn sống với nhau dưới một mái nhà nhưng không còn tình thương và trách nhiệm với nhau. Ngày nay, một số bộ phận không xem hôn nhân là điều thiêng liêng, là kết hợp của một vợ một chồng và cũng không đòi hỏi vợ chồng phải chung thủy với nhau trọn đời. hôn nhân là kết hợp của một vợ một chồng nhưng vợ chồng lại để bỏ nhau quá dễ dàng. Những quan niệm về lối sống tự do phóng túng, nếp sống buông thả, sống thử, sống bầy đàn và thiếu kỷ luật đã hình thành trong một bộ phận thanh niên gây nên tình trạng báo động về sự suy cấp đạo đức vợ chồng nói riêng, đạo đức con người nói chung. Sự xem nhẹ tình nghĩa vợ chồng và
không giữ lòng chung thủy đối với người bạn đời chính là đạo đức suy đồi của xã hội.
Bên cạnh những biểu hiện không nghiêm túc về hôn nhân, còn có hiện tượng đạo đức tình dục bị vi phạm. Hành vi tình dục diễn ra trước hôn nhân hoặc không dẫn tới hôn nhân kiểu “già nhân ngãi, non vợ chồng” bắt đầu được một số người tán thưởng, dư luận xã hội cho qua. Tình trạng ngược đãi nhau, bạo hành… diễn ra với tình trạng ngày càng tăng, mức độ ngày càng nguy hiểm. Sự phát triển biến đổi của đời sống vật chất đã tác động không nhỏ đến đời sống tinh thần, đặc biệt là sự chuyển đổi của nền kinh tế cơ chế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, cái được, cái lợi là rất lớn, nhưng cái chưa được, cái mất cũng không phải là ít. Nền kinh tế thị trường và xu hướng dân chủ hóa đời sống xã hội đã góp phần tạo nên sự khác biệt giữa vợ và chồng về quan điểm, nhận thức, lối sống, sở thích cá nhân, cách ứng xử, trình độ học vấn… làm cho đời sống vợ chống gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu tâm – sinh lý. Nguy hại hơn, có khi nó lại là nguyên nhân dẫn đến xung đột, mâu thuẫn vợ chồng, nạn bạo hành gia đình…
Hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang ở trình độ sơ khai, đời sống của nhân dân còn nhiều hạn chế nên tất yếu là tâm lý của vợ chồng vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi quan niệm truyền thống, dư luận xã hội và áp lực cộng đồng, nhất là về mặt tinh thần muốn sinh con trai, lựa chọn giới tính khi sinh. Những chuẩn mực đạo đức vợ chồng cơ bản như tình nghĩa, thủy chung, hòa thuận…đang có nguy cơ bị xâm hại, bị lấn át bởi sức mạnh của lợi ích kinh tế, thậm chí có có dấu hiệu khủng hoảng. Trong mối quan hệ vợ chồng Việt Nam hiện nay đang nảy sinh mâu thuẫn giữa sự phát triển của kinh tế và sự suy giảm đạo vợ chồng. Trong gia đình cần đảm bảo tốt quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa nam và nữ. Phải nhìn nhận đánh giá đúng vai trò, vị trí của người phụ nữ, người vợ trong gia đình và trong xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường với cơ chế mở cửa hội nhập thì sự xuất hiện ngày càng cao có nguy cơ gia tăng các tệ nạn xã hội, các tệ nạn xã hội được “trá hình” một cách tinh vi như cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, mại dâm... Những tệ nạn này không những chỉ tàn phá các quan hệ truyền thống tốt đẹp mà còn trực tiếp tàn phá mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, đời sống văn hóa, tinh thần của gia đình nói chung, của vợ chồng nói riêng. Đứng trước những biến đổi hết sức to lớn của đời sống đạo đức gia đình nói chung và đạo đức vợ chồng nói riêng, có lẽ cần hết sức thận trọng khi đánh giá chúng là tích cực hay tiêu cực. Nhưng điều phải tính đến một cách nghiêm túc là làm như thế để những phát triển, tăng trưởng nhanh, mạnh của kinh tế sẽ không làm ảnh hưởng tiêu cực tới đạo đức vợ chồng một trong những mội trường hình thành và phát triển nhân cách của con người. Nếu không có những giải pháp thiết thực với điều kiện hiện nay thì khó có thể kiểm soát, giữ gìn hạnh phúc vợ chồng và sự ổn định của gia đình.
Tóm lại, trong quá trình mở rộng cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập với thế giới, bên cạnh những yếu tố tích cực, một vấn đề nóng bỏng hiện nay là sự hấp thụ thiếu chọn lọc những biểu hiện văn hóa ngoại lai, xa rời những tiêu chuẩn đạo lý dân tộc, đạo đức gia đình (nổi bật là đạo vợ chồng) từng tồn tại hàng nghìn đời nay. Nhiều mặt tiêu cực của xã hội hiện đại đã tác động vào quan hệ gia đình và đến quan hệ vợ chồng, tạo ra nguy cơ phá vỡ sự bình yên của gia đình, phá vỡ hạnh phúc vợ chồng, phá vỡ những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp trong quan hệ vợ chồng người Việt. Trong điều kiện đó, đạo vợ chồng trong xã hội hiện đại đang là một vấn đề được quan tâm. Việc nghiên cứu những giá trị đạo vợ chồng trong gia đình truyền thống thể hiện qua tục ngữ, ca dao là một cách thức đóng góp vào việc định hướng xây dựng gia đình trong xã hội ngày nay. Việc chọn lựa và đề cao những giá trị đạo đức tốt đẹp trong quan hệ vợ chồng, tìm ra và loại bỏ những
hủ tục, những hạn chế, chống lại lối sống thực dụng, xa rời những chuẩn mực đạo đức nhằm củng cố gia đình, xây dựng gia đình văn hóa, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phục vụ sự nghiệp cách mạng hiện nay cũng như lâu dài.
Để đạt được mục tiêu “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” thì việc kế thừa những giá trị lịch sử và hạn chế những tiêu cực của đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng gia đình mới trong xã hội hiện nay. Bởi vạy, mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội cần thực hiện tốt một số giải pháp như sau:
Một là,thực hiện chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thành viên trong gia đình. Trong đó nền tảng là đạo đức vợ chồng với nội dung chủ yếu là lòng thủy chung, trọng nghĩa tình và hòa thuận. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội cũng như mỗi cá nhân về vai trò, vị trí đặc biệt của gia đình đối với xã hội và trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trong gia đình, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình. Xây dựng gia đình Việt Nam phải trên cơ sở kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của thời đại về gia đình.
Hai là, chấp hành hệ thống chính sách, pháp luật xây dựng gia đình văn hóa. Chúng ta đã có Luật Hôn nhân và Gia đình (năm 2000); Luật Bình đẳng giới (năm 2007); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (năm 2008); Pháp lệnh Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020... Tuy nhiên, gia đình luôn vận động và
biến đổi theo sự vận động của xã hội, vì vậy, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục ban hành, bổ sung một số chính sách mới phù hợp với điều kiện xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Nâng cao hiểu biết về các văn bản luật này, cùng các kiến thức, kỹ năng về cuộc sống gia đình cho mỗi người, mỗi gia đình.
Ba là, tiếp tục sự nghiệp giải phóng phụ nữ nhằm thực hiện bình đẳng giới. Hiện nay, phụ nữ - người vợ còn chịu nhiều thiệt thòi, bất bình đẳng so với nam giới, do vậy, họ chưa phát huy hết vai trò của bản thân trong xây dựng gia đình, đồng thời hạn chế sự đóng góp của họ cho toàn xã hội. Phụ nữ cần tiếp tục được giải phóng, được chia sẻ về công việc gia đình, hỗ trợ về các dịch vụ gia đình để họ có thời gian phát triển sự nghiệp. Xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, tập trung ở những vùng và khu vực có sự bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình.
Tiểu kết chương 2
Nội dung đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam là toàn bộ kinh nghiệm xây dựng nét đẹp truyền thống đạo đức, nhân cách con người, góp phần thực hiện tốt đẹp và có hiệu quả mối quan hệ giữa người vợ - người chồng. Đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam là một triết lí sâu sắc của con người Việt, thể hiện quan hệ mật thiết giữa triết học với đạo đức, văn hóa, và là một yếu tố tinh hoa về văn hóa tinh thần của dân tộc ta. Đồng thời, đạo vợ chồng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam vừa là sản phẩm của do ý thức con người tạo ra được phản ánh bằng ngôn ngữ dân tộc, được sàng lọc, lắng đọng vào tâm hồn người Việt một cách sâu sắc cho đến nay.
Trong gia đình, quan hệ vợ chồng có vai trò quyết định, nên giữa vợ chồng sự thủy chung, trọng nghĩa tình, sự hòa thuận, chia sẻ là rất cần thiết. Đây cũng là những tinh hoa, những giá trị lịch sử được kết tinh từ xã hội Việt Nam truyền thống đến xã hội hiện nay, góp phần xây dựng đạo đức xã hội nói chung, đạo vợ chồng trong đạo đức gia đình nói riêng. Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng trong giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Vì thế, với tư cách là tế bào xã hội, vườn ươm các nhân tài của đất nước, nơi nuôi dưỡng những công dân mới cho tương lai, gia đình phát triển bền vững không chỉ là niềm hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà mà còn là nhân tố quan trọng góp phần giữ gìn sự phát triển của xã hội và sự ổn định của mỗi quốc gia. Sự tốt xấu của mỗi gia đình đều có ảnh hưởng tới sự ổn định của xã hội, xây dựng một gia đình hạnh phúc dựa trên cơ sở chuẩn mực đạo đức giữa người vợ và người chồng góp phần xây dựng xã hội văn minh.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta