ngữ, ca dao Việt Nam
Từ thuở xa xưa, ông cha ta đã quan tâm đến việc xây dựng hạnh phúc gia đình thông qua tình cảm của những người trong gia đình với nhau. Làm thế nào để giữ được hạnh phúc của gia đình? Mối quan hệ đầu tiên đặt nền móng cho sự ra đời gia đình là quan hệ vợ chồng. Bởi vậy, tình cảm vợ chồng, đạo vợ chồng chính là yếu tố giữ vai trò quyết định trong tình cảm gia đình, trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình. Nét đặc trưng của vợ chồng người Việt là thủy chung, gắn bó với nhau và trọng nghĩa tình. Thủy chung là một chuẩn mực đạo đức được thể hiện rất sâu sắc trong tục ngữ, ca dao. "Thủy" có nghĩa là khởi đầu, bắt đầu. "Chung" là cuối, là kết thúc. Thủy chung được hiểu là sự trùng nhau giữ điểm đầu và điểm cuối, đúc kết một triết lý rằng, vợ chồng phải sống "trước thế nào, sau thế ấy", “trước sau như một” nhất quán không đổi thay.
Thủy chung được thể hiện qua tình cảm yêu thương, sự gắn bó sâu sắc giữa vợ và chồng. Theo tác giả Phạm Văn Long: “Về số lượng, số câu tục ngữ phản ánh sự gắn bó vợ chồng nhiều gấp 5,25 lần số câu có nội dung ngược lại” [25, 36]. Tục ngữ, ca dao về đạo vợ chồng rất chú trọng đến sự gắn bó vợ chồng. Trong gia đình, người vợ bao giờ cũng là trung tâm của tình cảm. Người vợ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bao giờ họ vẫn luôn gắn bó với chồng, thủy chung son sắc một lòng với chồng. Với người phụ nữ khi đã có
chồng, họ thường cho đó là số kiếp mà trời đã đã định, là số phận đã an bài nên không thể thay đổi, họ chỉ biết một mực thủy chung với chồng:
Đi đâu cho thiếp theo cùng Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam
Thủy chung của người vợ là thương chồng và theo chồng trên căn bản, không phải bị áp bức, bắt buộc, mà phát xuất từ tình thương, lòng mong mỏi xây dựng gia đình. Bởi vậy, chúng ta thấy trong tâm tư họ có cái gì tha thiết, như:
Vai mang khăn gói theo chồng Đắng cay thiếp chịu, mặn nồng thiếp cam
Sự thủy chung, gắn bó được thể hiện dưới nhiều cách thức như gắn bó trên phương diện vật chất lẫn tinh thần:
Đói bụng chồng, đau lòng vợ *
Vợ chồng đầu gối tay ấp *
Vợ chồng chăn chiếu chẳng rời
Xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội hình thành đạo vợ chồng của người Việt nên những hình ảnh rất đỗi mộc mạc, giản dị, đời thường với cuộc sống người nông dân luôn được tục ngữ, ca dao Việt Nam sử dụng như một chất liệu đặc trưng ngợi ca tình cảm gắn bó của những đôi vợ chồng lao động nghèo. Râu tôm và ruột bầu là những thứ quá đỗi bình dị, thậm chí còn để bỏ đi, song mối tình đẹp của những đôi vợ chồng ấy đã tạo cho họ một cảm nhận rằng bát canh nấu với râu tôm và ruột bầu cũng vẫn ngon. Trong cái nghèo vẫn có niềm vui, sự đồng lòng hòa thuận , đồng cam cộng khổ nhất dạ thương yêu thì mọi đắng cay hóa ngọt bùi. Tình cảm vợ chồng sâu đậm, yêu thương nhau dù trong mọi hoàn cảnh có khó khăn như thế nào đi chăng nữa ,dù phải sống cuộc sống khó khăn thiếu thốn về vật chất nhưng họ vẫn rất hạnh phúc
nên khi ăn một món ăn dân dã thì họ vẫn cảm thấy rất ngon vì nó chứa đựng niềm vui và hạnh phúc:
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
Sự gắn bó trong sự hòa quyện thân thể và tinh thần, gắn bó trong sự tương hợp hỗ trợ nhau:
Chồng như giỏ, vợ như hom *
Vợ chồng như đũa có đôi
Sự gắn bó trong sự sở hữu:
Nhường cơm nhường áo không ai nhường chồng *
Đổi quần đổi áo thời hay
Đổi chồng đổi vợ xưa nay chẳng lành
Sự gắn bó như một sự tất yếu:
Bà phải có ông, chồng phải có vợ *
Triều đình có văn có võ, trong nhà có mụ có ông
Sự gắn bó trong sự an phận:
Ngu si cũng thể chồng ta
Dẫu rằng khôn khéo cũng ra chồng người
Sự gắn bó bằng tình thương:
Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm sông hương mặc người
Sự gắn bó trọn đời:
Tóm lại, sự chung thủy, gắn bó vợ chồng mà tục ngữ, ca dao phản ánh được biểu hiện cả trên phương diện vật chất và phương diện tinh thần, cả góc độ đạo lý và góc độ tình cảm, cả ở sự hành xử và kết quả sự hành xử.
Sự chung thủy là một chuẩn mực đạo đức trong quan hệ vợ chồng. Một người nam và một người nữ không cùng dòng máu, thân tộc, gặp nhau, tìm hiểu, yêu thương và kết thành vợ chồng. Đó là một điều rất thường tình trong cuộc sống, nhưng lại là một điều rất đặc biệt của tạo hóa. Sự tốt xấu trong quan hệ vợ chồng được đo đếm bằng nhiều tiêu trí và nhiều cách thức khác nhau: sự tống nhất về quan điểm sống, sự tốt đẹp về kinh tế gia đình, sự thành đạt của vợ chồng và con cái,... Và một trong những tiêu trí rất quan trọng trong quan hệ vợ chồng là sự thủy chung. Một gia đình chỉ có thể là tốt đẹp khi người vợ và người chồng yêu thương và thủy chung với nhau. Thủy chung là dù trong bất cứ hoàn cảnh nào: giàu sang hay nghèo đói, mạnh khỏe hay đau ốm, trẻ chung hay già yếu, xa nhau hay gần nhau, lúc khó khăn và khi thuận lợi,... người vợ và người chồng vẫn gắn bó, một lòng với nhau, cùng nhau giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.
Chồng em áo rách em thương,
Chồng người áo gấm sông hương mặc người *
Đã đành là nghĩa vợ chồng,
Dầu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng dời
Tình cảm của người vợ đối với người chồng trong ca dao:
Chồng em vừa xấu vừa đen Vừa kém nhan sắc, vừa hèn chân đi
Chồng em rỗ sứt, rỗ sì
Bao giờ vào đám tháng giêng Bắt chồng em đến khêng chiêng cho làng
*
Đèn người thắp sáng tứ phương Đèn tôi tỏa sáng đầu giường nhà tôi
Bài ca dao chứng tỏ sự gắn bó không rời của người vợ đối với người chồng. Mặc dù tự nhận thấy chồng mình hèn kém và xấu xí đủ thứ, nhưng nếu đến tháng Giêng mà chồng đến khêng chiêng cho làng thì chồng nàng lại trở thành một người đàn ông rất đáng giá và sẽ được nhiều người quý trọng. Thực tế, biết có việc khêng chiêng hay không nhưng người vợ cứ hy vọng như vậy. Niềm hy vọng ngây thơ đó đã gắn chặt hơn tình cảm vợ chồng và tình cảm gia đình.
Người vợ bao giờ cũng nghĩ đến gia đình, nghĩ đến đạo vợ chồng, thủy chung trước sau như một:
Có chồng bớt áo thay vai Bớt màu trang điểm kẻo trai nó lầm
*
Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm, xông hương mặc ngườI
Đối với người chồng khi nghĩ về vợ, tình cảm của người chồng với vợ, lòng thủy chung của người chồng được bộc lộ, thể hiện theo cách riêng, không khuôn mẫu, không rõ ràng như lòng thủy chung của người vợ:
Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo: “Râu rồng trời cho” Đêm nằm thì ngáy o o…
Chồng yêu chồng bảo: “Ngáy cho vui nhà” Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo: “Về nhà đỡ cơm” Trên đầu những rác cùng rơm
Chồng yêu chồng bảo: “Hoa thơm rắc đầu” *
Yêu nhau quá đỗi nên mê Tỉnh ra mới biết kẻ chê người cười.
Vợ ta dù có quê mùa Thì ta vẫn cứ sớm trưa vui cùng
Sự thể hiện lòng thủy chung của người chồng đôi khi chỉ là những quan niệm rất đơn giản, là những điều rất bình dị, đơn sơ mà sâu sắc và ý nghĩa vô cùng:
Làm trai cho đáng nên trai Ăn cơm với vợ, lại nài vét niêu
Con vợ nó cũng biết điều
Thắt lưng con cón cạy niêu với chồng” *
“Chồng còng lấy vợ cũng còng Nằm phản thì chật, nằm nong thì vừa”.
Trong quan hệ vợ chồng, thủy chung là một phẩm chất đạo đức được con người và xã hội Việt Nam truyền thống rất chú trọng, bởi nó mang tính giáo dục đạo đức vợ chồng, đưa con người vào khuôn mẫu quy tắc đạo đức. Trong quan hệ vợ chồng thủy chung là gắn bó với nhau trọn vẹn, hết đời, sự không thủy chung bị xã hội lên án, phê phán rất gay gắt (đặc biệt với người vợ):
Đổi quần đổi áo thời hay, Đổi chồng đổi vợ xưa nay chẳng lành
*
Lên chùa tháo ván nhổ đinh Đốt chùa không tội bằng mình bỏ ta
*
Thay quần, đổi áo thì xinh
Thay chồng đổi vợ, kẻ khinh người cười
Tư tưởng, triết lý nhân sinh này là sự phản ánh đúng đắn đời sống xã hội Việt Nam truyền thống và nên được giữ gìn trong xã hội hiện nay. Chúng ta đã, đang và còn thực thi chính sách hôn nhân tiến bộ một vợ một chồng. Giữ gìn và giáo dục phẩm chất thủy chung ấy như thế nào? Tác giả tục ngữ, ca dao Việt Nam lập luận và chỉ dẫn tiếp:
Chưa chồng đi dọc đi ngang, Có chồng cứ thẳng một đàng mà đi
*
Có chồng bớt áo hai vai Bớt màu trang điểm kẻo trai nó lầm
Ở đây, tác giả muốn nhấn mạnh, để có phẩm chất thủy chung thì cả người chồng và người vợ đều chỉ dành tình cảm, yêu thương gắn bó của mình cho người vợ (người chồng) của mình. Điều ấy chứng tỏ, khi bàn luận, giáo dục phẩm chất thủy chung, những tác giả tục ngữ, ca dao Việt Nam đã đồng quan điểm với tác giả của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ph.Ăngghen từng nhấn mạnh trong một công trình nghiên cứu rất công phu, đồ sộ của ông, quyển Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà nước, rằng: "Bản chất của tình yêu nam nữ là không thể chia sẻ được".
Chính vì vậy, khi nhấn mạnh và giáo dục phẩm chất đạo đức về thủy chung trong quan hệ vợ chồng, tác giả dân gian Việt Nam đã để lại cho chúng ta những tác phẩm tuy ngắn gọn về số chữ, nhưng bất hủ về nội dung, tư tưởng, có giá trị trường cửu. Tục ngữ, ca dao đã nhắc nhở những người phụ nữ Việt Nam phải cảnh giác với tác động từ ngoại cảnh và không đi theo dấu chân của ai đó đã trở thành tấm gương phản diện:
Có chồng thủ phận thủ duyên, Trăm con bướm đậu của quyền xin lui
Ở đây, tác giả bài dân ca khuyên bảo người phụ nữ có chồng hãy bằng lòng với chức vị duyên phận của mình, không nên đòi hỏi gì hơn và phải biết khước từ những cám dỗ, hấp dẫn bằng tiền tài, địa vị, quyền lực…
Đá vàng đây giữ một màu, Lòng son xin đỏ làu làu chớ phai
Trong tiếng Việt, hai chữ "đá vàng" được dùng để nói nên tấm lòng trung thành, thủy chung, tình yêu bền vững của người vợ dành tất cả cho chồng. Tác giả dân gian Việt Nam muốn lưu ý, giáo dục đạo đức thủy chung, trước sau như một, dành trọn vẹn tình cảm, một lòng trung thành, gắn bó với người vợ - người chồng:
Chừng nào muối ngọt chanh thanh Em đây mới dám bỏ anh lấy chồng
Sự thuỷ chung, gắn bó vợ chồng trong tục ngữ, ca dao đúc kết thành quy luật được biểu hiện cả trên phương diện vật chất và phương diện tinh thần, cả ở góc độ đạo lý và góc độ tình cảm, cả ở trong sự hành xử và trong kết quả của sự hành xử ấy. Về mặt đạo lý, sự tất yếu của việc gắn bó vợ chồng: đã là vợ chồng thì phải gắn bó, đã có chồng thì phải có vợ; chính sự gắn bó ấy làm cho cuộc sống được cân bằng và phát triển. Mối quan hệ tương hỗ giữa hai vợ chồng cũng đã được chỉ ra: phẩm chất, hành động của người này bao giờ cũng tác động sang người kia, cả vinh và nhục, cả thành công và thất bại; qua sự đúc kết này, tục ngữ, ca dao gián tiếp khuyên răn các cặp vợ chồng phải có trách nhiệm với nhau. Về phương diện vật chất, tục ngữ, ca dao nhìn nhận quan hệ vợ chồng trên hai yếu tố cơ bản nhất của cuộc sống là ăn và mặc, biểu hiện qua hai cặp trạng thái đói - no, lành - rách, thể hiện cách sống đạm bạc của người nông dân, cũng thể hiện nhu cầu khá đơn giản của
chồng người Việt là do thủy chung, gắn bó, càng khốn khó, họ càng thương yêu nhau. Mặc dù bị quan niệm phong kiến đè nặng, coi việc nói về chuyện chăn gối là điều cấm kỵ, thế nhưng các tác giả dân gian vẫn mạnh dạn chỉ ra rằng không những vợ chồng cần gần gũi với nhau về tình cảm, mà còn phải gần gũi về thân thể - ấy là không những "quen hơi", "biết tính" mà còn phải "chăn chiếu chẳng rời", là "đầu gối tay ấp". Tuy vậy, đậm đà nhất trong quan hệ vợ chồng vẫn là tình cảm. Sự thủy chung, trọng nghĩa tình của vợ chồng trong tục ngữ, ca dao thường được biểu hiện qua từ “thương” và “nghĩa”. Đây là một biểu hiện của trách nhiệm trong quan hệ vợ chồng: trọng nhân nghĩa, giàu tình thương và có thương, có nhân nghĩa là có sự bảo đảm cho một quan hệ lâu bền giữa vợ chồng. Cùng với năm tháng, tình yêu có thể phai nhạt, nhưng trong quan hệ vợ chồng của người Việt, thì tình nghĩa lại ngày một đậm đà hơn. Vì có tình thương, có nhân nghĩa, nên cách ứng xử trong quan hệ vợ chồng người Việt dù có nhiều sắc thái nhưng rất nhất quán: nếu may mà vợ chồng hòa hợp thì "giữ" nhau, không "nhường" cho người khác, nhưng rủi mà vợ chồng không cân xứng, người ta vẫn cam chịu, không "thay". Chính vì thế, tục ngữ, ca dao đã khẳng định một tất yếu là vợ chồng phải gắn bó đến già, gắn bó trọn đời, không những vậy còn gắn bó với nhau khi đã sang thế giới bên kia. Sự gắn bó ấy tạo nên sức mạnh giúp gia đình vượt qua mọi sóng gió cuộc đời, làm nên được nghiệp lớn, mà câu tục ngữ tiêu biểu là "Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn".
“Tình nghĩa” đã thấm sâu trong các quan hệ từ trong gia đình ra đến xóm làng, cộng đồng xã hội - một trong nội dung nhân ái, nhân nghĩa của người Việt là chữ "tình", chữ “nghĩa”. Hồ Chí Minh cũng từng kêu gọi mọi người "Đối xử với nhau phải có tình có nghĩa". Có lẽ, quan điểm này đã trở thành nhân sinh quan chung trong đời sống người Việt. Thật vậy, trong đời sống vợ chồng, người Việt rất quý trọng "tình nghĩa". "Nghĩa" là cái sâu sắc trong tình cảm ở đời. Tình cảm ấy có vai trò rất quan trọng. Nó có thể là "quan tòa" lương tâm để xét xử
những mối bất hòa trong quan hệ vợ chồng. Vì vậy, có trường hợp, một số cặp vợ chồng không còn tình cảm sâu đậm hay thương yêu nhau do mối bất hòa trong quan hệ gia đình, nhưng họ vẫn sống chung với nhau; vì nghĩa mà người ta sống với nhau đến răng long, đầu bạc. Điều này lý giải tại sao trong đời sống vợ chồng của người Việt khác với vợ chồng của một số dân tộc, người Việt Nam hay nói đến "tình sâu nghĩa nặng" hơn.
Đạo nghĩa vợ chồng theo quan niệm dân gian, đạo nghĩa được dùng trong tục ngữ, ca dao có nội dung khá rộng, bao hàm ý nghĩa vật chất và ý nghĩa tinh thần. Về ý nghĩa vật chất, vợ chồng cần thể hiện sự âu yếm nhau, chịu đựng thiếu thốn, không phụ thuộc vào của cải. Về ý nghĩa tinh thần, đạo nghĩa bao hàm cả tình cảm và ý chí, sự tôn trọng, trách nhiệm với nhau, vợ chồng gắn bó với nhau bằng nhân nghĩa:
Tôi tớ xét công, vợ chồng xét nhân nghĩa
*
Ðốn cây ai nỡ dứt chồi
Ðạo chồng nghĩa vợ, giận rồi lại thương