TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI
Trang 1TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
Người hướng dẫn:Th.SNGUYỄN TRỌNG BÌNH
Người thực hiện:TẠ THỊ THÚY AN
Lớp: 09020302 Khoá: 13
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu cùng với việc được xem xét, tìm hiểu, quan sát tình hình thực tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai, để hoàn thành báo cáo thực tập này, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ban lãnh đạo Ngân hàng, các cô chú, anh chị ở các phòng ban, đặc biệt là Phòng Quan hệ khách hàng cá nhânđã giúp đỡ, tạo điều kiện trong suốt thời gian thực tập tại quý ngân hàng
Các thầy, cô khoa Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Tôn Đức Thắng - những người đã cung cấp cơ sở kiến thức về kinh tế và xã hội, đặc biệt thầy Nguyễn Trọng Bình - người đã trực tiếp hướng dẫn để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn.Kính chúc quý Ngân hàng sẽ ngày càng phát triển hơn nữa Kính chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe, đạt nhiều thành công trong công việc và cuộc sống!
Trang 3CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của ………; Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình Trường đại học Tôn Đức Thắng không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có)
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Tác giả
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……
Tp.Biên Hòa, ngày… tháng….năm 2013
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Tp.Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2013
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
Tp.Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2013
Trang 71 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.1 Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng
1.2 Mục tiêu cụ thể
Nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, cần phải giải quyết các vấn đề sau:
- Hệ thống hoá lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng
- Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai thông qua doanh số cho vay, doanh sốthu nợ, dư nợ cho vay và tỷ lệ nợ xấu
- Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng BIDVchi nhánh Đồng Nai
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng ở ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Số liệu thu thập được để thực hiện đề tài là từ các phòng ban của ngân hàng BIDV Đồng Nai, sử dụng số liệu trong thời gian ba năm 2010-2012
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thông qua hồ sơ lưu trữ, số liệu thực tế phát sinh tại ngân hàng
BIDV Đồng Nai thông qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2012
- Kết hợp với việc quan sát, phỏng vấn trực tiếp các cô chú anh chị trong Ngân hàng
Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu số giữa giá trị của kỳ phân tích và
kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế
Trang 8Trong đó Q0: giá trị của chỉ tiêu năm trước
Q1: giá trị của chỉ tiêu năm sau
Q: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm đang xét với số liệu năm trước, xem
có biến động không và tìm ra nguyên nhân của sự biến động đó của các chỉ tiêu kinh
tế, từđó tìm ra biện pháp khắc phục
Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là thương số giữa giá trị chênh lệch của
kỳ phân tích và kỳ gốc so với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế
Trong đó: Q0: giá trị của chỉ tiêu năm trước
Q1: giá trị của chỉ tiêu năm sau
Q: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
% Q: biểu hiện tốc độ tăng trưởng hay suy giảm của các chỉ tiêu kinh tế
1.4.2.2 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê các bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, dùng phương pháp tỷ số, phương pháp so sánh các số liệu qua các năm để minh họa phân tích
KẾT CẤU KHÓA LUẬN: gồm 4 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM
- Chương 2: Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Đồng Nai
- Chương 3: Thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Đồng Nai
- Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Đồng Nai
Q
Q0 %Q = *100%
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
1.1 Khái niệm về cho vay tiêu dùng 1
1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 1
1.3 Phân loại cho vay tiêu dùng 2
1.3.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng 2
1.3.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay 3
1.3.3 Căn cứ vào phương thức cho vay 3
1.3.4 Căn cứ vào hình thức cho vay 3
1.3.5 Căn cứ vào hình thức đảm bảo 3
1.4 Vai trò của cho vay tiêu dùng 4
1.4.1 Đối với ngân hàng 4
1.4.2 Đối với người tiêu dùng 4
1.4.3 Đối với nền kinh tế 4
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng trong các NHTM hiện nay 5
1.5.1 Nhân tố chủ quan 5
1.5.2 Nhân tố khách quan 7
1.6 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM 9
1.6.1 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) 9
1.6.2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%) 9
1.6.3 Tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động ( % ) 10
1.6.4 Hệ số thu nợ ( % ) 10
1.6.5 Tỷ lệ nợ xấu (%) 10
1.6.6 Vòng quay vốn Tín dụng (vòng) 11
KÉT LUẬN CHƯƠNG 1………11
Trang 10CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
12
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 12
2.1.1 Những dấu ấn ban đầu (1977 – 1980 ) 13
2.1.2 Vững bước đi lên – BIDV Đồng Nai tăng tốc theo sự phát triển của đất nước 13
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh 16
2.1.4 Những đóng góp nổi bật cho xã hội 16
2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai 17
2.2.1 Hoạt động ngân hàng thương mại 17
2.2.2 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm 19
2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 20
2.4 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban 20
2.5 Một số kết quả hoạt động chủ yếu của ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Đồng Nai từ 2010-2012 22
2.5.1 Hoạt động huy động vốn 22
2.5.2 Hoạt động cho vay: 24
2.5.3 Kết quả kinh doanh 26
KÉT LUẬN CHƯƠNG 2……… 27
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMPCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI 28
3.1 Giới thiệu về bộ phận thực tập 28
3.1.1 Cơ cấu tổ chức của bộ phận thực tập 28
3.1.2 Quy trình cấp tín dụng bán lẻ 29
3.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai 30
3.2.1 Tình hình dư nợ tín dụng bán lẻ 33
Trang 11giai đoạn 2010-2012 42
3.3.1 Vòng quay vốn tín dụng 43
3.3.2 Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn 43
3.3.3 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động 44
3.3.4 Hệ số thu nợ 44
3.3.5 Tỷ lệ nợ xấu 44
3.4 Nhận xét về hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Đồng Nai 44
3.4.1 Thuận lợi: 44
3.4.2 Khó khăn 45
3.4.3 Đánh giá về các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn: 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3………48
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI 49
4.1 Triển vọng thực hiện mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng tại BIDV Đồng Nai 49
4.2 Một số giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ĐT&PT Đồng Nai 52
4.2.1 Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng 52
4.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing đối với cho vay tiêu dùng để mở rộng thị phần 54
4.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của cho vay tiêu dùng 55
4.2.4 Chính sách huy động vốn phù hợp là cơ sở thúc đẩy cho vay tiêu dùng 56
4.2.5 Chăm sóc và mở rộng khách hàng 56
4.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ và chấp hành quy chế - quy trình, thực hiện các sổ tay nghiệp vụ: 58
4.3 Một số kiến nghie5 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại BIDV Đồng Nai 58
4.3.1 Kiến nghị với chính phủ 58
4.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 59
Trang 12KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 13Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu chuyển sang nền kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, năng suất sản xuất cao đã tạo ra lượng hàng hóa phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thực hiện chính sách mở cửa, bộ mặt nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi mạnh, đời sống của người dân ngày càng nâng cao, tiến đến cuộc sống thoải mái hơn về vật chất lẫn tinh thần, ngoài những nhu cầu thiết yếu, như ăn, ở, uống, đồ mặc thì nhu cầu cuộc sống được nâng cao hơn, như nhà đẹp tiện nghi, xe cộ hiện đại, du lịch, học hành nước ngoài, Do đó, đôi khi người dân cho phép mình chi tiêu vượt mức thu nhập, dẫn đến nhu cầu vay mượn để tiêu dùng tăng lên Điều này đã tạo ra thị trường cho vay tiêu dùng đối với các ngân hàng thương mại diễn ra cạnh tranh cao
Nắm bắt được nhu cầu của người dân cũng như làm tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng bạn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã triển khai loại hình tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân Đặc biệt là Chi nhánh Đồng Nai trong những năm gần đây đã không ngừng đẩy mạnh dư nợ tín dụng tiêu dùng, đã từng bước cải thiện quy trình, quy chế cho vay phù hợp nhu cầu của người dân, nhưng đảm bảo an toàn về tín dụng Tuy nhiên, về chính sách cũng như quy chế cho vay của Chi nhánh vẫn còn tồn đọng những vướng mắc khách quan, chủ quan làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng tín dụng tiêu dùng của Chi nhánh
Với những lý do và thực tế như trên, việc nghiên cứu để đưa ra giải pháp khắc phục những khó khăn và đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh một cách phù hợp và khoa học là vô cùng cấp thiết Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài ”Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai” làm đề tài nghiên cứu cho báo cáo tốt nghiệp của mình, với hy vọng sẽ mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển tín dụng tiêu dùng của Chi nhánh nói riêng và Ngân hàng Đầu tư & Phát triển nói chung
Trang 14DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BIDV.ĐN
Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai
Trang 15
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
SƠ ĐỔ
Sơ đồ 2.1: Sơđồ tổ chức BIDV chi nhánh Đồng Nai
Sơ đồ 3.1: Sơđồ tổ chức Phòng QHKH Cá nhân tại BIDV chi nhánh Đồng Nai
Sơ đồ 3.2: Quy trình cấp tín dụng bán lẻ tại BIDV, chi nhánh Đồng Nai
BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại BIDV, chi nhánh Đồng Naitừ năm 2010-2012 Bảng 2.2: Doanh số cho vay tại BIDV, chi nhánh Đồng Naitừ năm 2010-2012 Bảng 2.3: Tình hình dư nợ cho vay tại BIDV, chi nhánh Đồng Nai từ năm 2010-
2012
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh tại BIDV Đồng Nai từ năm 2010-2012
Bảng 3.1: Tình hình dư nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV.ĐNtừ năm 2010-2012
Bảng 3.2: Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đồng Nai giai đoạn 2010-2012
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV.ĐN từ năm 2010-2012
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tình hình dư nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV.ĐN từ năm 2010-2012
Biểu đồ 3.2 Diễn biến dư nợ các sản phẩm cho vay tiêu dùng giai đoạn 2010-2012 Biểu đồ 3.3 Cơ cấu hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Đồng Nai năm 2010Biểu đồ 3.4 Cơ cấu hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Đồng Nai năm 2011 Biểu đồ 3.5 Cơ cấu hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Đồng Nai năm 2012 Biểu đồ 3.6 Tình hình dư nợ cho vay mua nhà tại BIDV Đồng Nai từ2010-2012 Biểu đồ 3.7 Tình hình dư nợ cho vay mua ô tô tai BIDV Đồng Nai từ2010-2012 Biểu đồ 3.8 Tình hình dư nợ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm tại BIDV Đồng Nai giai đoạn 2010-2012
Biểu đồ 3.9 Tình hình dư nợ cho vay CBCNV tại BIDV Đồng Nai từ2010-2012 Biểu đồ 3.10 Tình hình dư nợ cho vay du học tại BIDV.ĐN từ2010-2012
Trang 16CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái niệm về cho vay tiêu dùng
Là một hình thức cấp tín dụng nhằm hỗ trợ cho nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng hàng ngày của cá nhân và hộ gia đình, như trang trải cho nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ, các nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch,… Đây nhà những nhu cầu thiết
yếu của cá nhân và hộ gia đình, những hoạt động này không sinh lợi
1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
– Quy mô hợp đồng vay nhỏ: Do mục đích vay là tiêu dùng, nên số tiền sử dụng không lớn Bên cạnh đó, khoản vay này sử dụng để mua sắm, nên không sinh lời, vì vậy để đảm bảo người vay có khả năng hoàn trả được, ngân hàng chỉ cho vay với số tiền hạn mức, nhỏ hơn so với khoản vay của doanh nghiệp
– Số lượng khách hàng rất lớn: Mỗi thành viên trong mỗi gia đình sẽ có những mục đích tiêu dùng riêng và thường khác nhau, do đó lượng người tiêu dùng rất đông Vì vậy, các khoản vay tiêu dùng rất đa dạng và phong phú
– Rủi ro tín dụng cao nhất
+ Thu nhập của người vay chính là căn cứ để ngân hàng xét cho vay và thu nợ Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, người vay có thể bị thất nghiệp, do đó ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro hơn trong việc thu hồi nợ
+ Do người vay là cá nhân, thường là công nhân viên, giới trẻ mới ra trường đi làm, hay mới lập gia đình,… nên không có tài sản đảm bảo hay thế chấp Vì vậy rủi ro
nợ quá hạn và mất khả năng hoàn trả rất cao và cao nhất trong danh mục cho vay của ngân hàng
– Nhu cầu vay tiêu dùng có tính nhạy cảm và phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế: Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng tốt và ổn định, người dân cảm thấy lạc quan về tương lai, họ sẽ thoải mái mua sắm, vì vậy nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, tâm l ý chung của cá nhân là lo lắng về cuộc sống tương lai, lo sợ tình trạng thất nghiệp xảy ra, nên họ có khuynh hướng tiết
Trang 17kiệm hơn để tích lũy cho tương lai, do đó việc tiêu dùng sẽ phải hạn chế tối đa, đồng thời hoạt động vay mượn ngân hàng giảm đi rất nhiều
– Người tiêu dùng kém nhạy cảm với lãi suất: Họ thường quan tâm món vay đó có thỏa mãn được nhu cầu của họ không, và số tiền phải trả trong mỗi kỳ là bao nhiêu, hơn là lãi suất mà họ phải chịu, mặc dù lãi suất là yếu tố biểu hiện chi phí họ phải
bỏ ra để có được số tiền vay Ngoài ra, do đây là những món vay tiêu dùng, khoản vay thấp, và không vì mục đích kinh doanh, nên người vay thường ít quan tâm đến chi phí phải trả Hơn nữa, đối tượng vay tiêu dung thường là những người lao động bình thường, công nhân viên chức,… nên họ ít am hiểu về các lĩnh vực ngân hàng như lãi suất,…
– Hiệu quả của vay tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều vào từng cá nhân
+ Yếu tố chủ quan: Tư cách của khách hàng như cam kết trả nợ, độ tín nhiệm của cá nhân đi vay,… là một yếu tố định tính rất khó xác định, tuy nhiên nó lại rất quan trọng, có tính quyết định cho sự hoàn trả của khoản vay
+ Yếu tố khách quan: Tuy nhiên, rủi ro không trả nợ cho ngân hàng không chỉ xuất phát do chủ quan từ phía người đi vay, nó còn chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ các yếu tố khách quan như rủi ro về mất việc làm, bệnh tật, tai nạn, chết, các
sự cố xảy ra trong gia đình,… Nhưng vì số lượng khách hàng rất nhiều nên những rủi ro này được phân tán, không tập trung vào một đầu mối, vì vậy giảm được
những tổn thất lớn cho ngân hàng
1.3 Phân loại cho vay tiêu dùng
1.3.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng tiêu dùng ngắn hạn: là khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng Khoản vay này thường được sử dụng cho các trường hợp có tính cấp bách, nhất thời như khám chữa bệnh, học tập hay đi du lịch,…
- Tín dụng tiêu dùng trung hạn: thời hạn vay từ 12 đến dưới 60 tháng Mục đích sử dụng chủ yếu là sinh hoạt tiêu dùng hằng ngày
- Tín dụng tiêu dùng dài hạn: thời hạn vay từ 60 tháng trở lên Số tiền vay trong thời
Trang 18hạn này thường được sử dụng để mua nhà ở, đất ở, mua xe và thiết bị gia dụng có giá trị lớn
1.3.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay
- Cho vay tiêu dùng cư trú: là khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà cửa của khách hàng cá nhân hoặc hộ gia đình
- Cho vay tiêu dùng phi cư trú: là khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua xe, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch,…
1.3.3 Căn cứ vào phương thức cho vay
- Cho vay trả góp: là khoản cho vay mà người vay phải trả nợ vay (cả tiền gốc và lãi) cho ngân hàng thành nhiều kỳ liên tiếp như đã thỏa thuận (thường là tháng hay quý)
- Cho vay trả một lần: là khoảng cho vay mà người đi vay chỉ thanh toán một lần với ngân hàng (cả tiền gốc và lãi) vào lúc đáo hạn hợp đồng theo thỏa thuận của hai bên Thông thường đây là những khoản vay có qui mô vốn nhỏ, đi kèm với thời gian ngắn và sử dụng cho những mục đích chi trả cho những chuyến đi nghỉ, tiền viện phí,…
1.3.4 Căn cứ vào hình thức cho vay
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là việc ngân hàng thực hiện phát vay trực tiếp cho
người đi vay một số tiền mặt nhất định nhằm mục đích tiêu dùng Và định kỳ người
vay phải trả một số tiền theo quy định cho ngân hàng
- Cho vay tiêu dùng gián tiếp: là việc ngân hàng thay người vay trả tiền cho nhà sản xuất hay nhà cung ứng bán hàng hóa Đây là hình thức phối hợp giữa ngân hàng và các tổ chức bán lẻ hàng hóa Sau đó, định kỳ ngân hàng sẽ thực hiện thu nợ từ người vay
1.3.5 Căn cứ vào hình thức đảm bảo
- Cho vay có tài sản đảm bảo (Thế chấp): là phương thức cho vay mà khách hàng có tài sản để thế chấp hoặc cầm cố nhằm đảm bảo cho mức độ an toàn cho khoản vay của họ
Trang 19hàng không có tài sản để thế chấp hoặc cầm cố để đảm bảo cho mức độ an toàn cho khoản vay của họ
1.4 Vai trò của cho vay tiêu dùng
Việc cho vay tiêu dùng của ngân hàng có tác động, và ảnh hưởng rất lớn đối với bản thân ngân hàng, cũng như đối với người tiêu dùng và nền kinh tế
1.4.1 Đối với ngân hàng
- Tác động tích cực: Giúp ngân hàng thiết lập và mở rộng nhiều mối quan hệ mật thiết với khách hàng cá nhân cũng như các doanh nghiệp Từ đó mở rộng thị phần phát triển dịch vụ ngân hàng và tăng cường khả năng huy động vốn, tiền gửi từ dân cư; từ đó tạo điều kiện đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng
- Tác động tiêu cực: Cho vay tiêu dùng có rủi ro tín dụng cao nên cần có biện pháp
để khắc phục
1.4.2 Đối với người tiêu dùng
- Tác động tích cực: Thông qua vay tiêu dùng, người tiêu dùng được hưởng các tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền, nhờ đó góp phần nâng cao mức sống, tạo niềm hưng phấn, tích cực lao động sản xuất Đặc biệt đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu có tính cấp bách như giáo dục và y tế Đồng thời, khuyến khích việc tăng thu nhập và tiết kiệm cho tiêu để trả nợ vay
- Tác động tiêu cực: Nếu lạm dụng việc đi vay để tiêu dùng vượt quá mức cho phép,
mà không cố gắng làm việc và tiết kiệm để trả nợ, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng Đồng thời, ảnh hưởng đến độ tín nhiệm của chính người vay, làm họ khó khăn hơn trong việc vay mượn lần sau
1.4.3 Đối với nền kinh tế
- Tác động tích cực: Phát triển vay tiêu dùng giúp tài trợ cho các chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ trong nước, góp phần đẩy mạnh kích cầu nội địa, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Tác động tiêu cực: Vay tiêu dùng nếu không được sử dụng đúng mục đích kích thích tiêu dung nội địa, khách hang vay tiêu dung chỉ để mua sắm hàng hóa ngoại
Trang 20nhập, đi du lịch nước ngoài,… vừa không có tác dụng kích cầu trong nước, còn làm giảm đi khả năng tiết kiệm
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng trong các NHTM hiện nay
1.5.1 Nhân tố chủ quan
1.5.1.1 Lãi suất cho vay
Một yếu tố sẽ làm cho thu hút khách hàng, làm tăng doanh số cho vay, làm cho ngân hàng có vốn lưu chuyển thường xuyên, làm cho ngân hàng vó vốn để kinh doanh đó là mức lãi suất cho vay Điều này khá dễ hiểu, lãi suất cho vay của ngân hàng nào cao thì khả năng thu hút khách hàng đến vay vốn sẽ thấp hơn những ngân hàng có mức lãi suất cho vay thấp Lãi suất cũng thay đổi so với mức rủi ro tín dụng trên hàng loạt các yếu tố như: số tiền cho vay, thời hạn, chi phí thực hiện, giám sát khoản cho vay và số dư tiền gửi của người vay Chính vì thế, lãi suất là yếu tố tác động rất lớn đối với mỗi khoản vay nói chung và CVTD nói riêng Bởi vì nếu ngân hàng đặt mức lãi suất CVTD quá cao thì sẽ làm cho nhu cầu vay vốn của cá nhân hoặc hộ gia đìnhgiảm đi, những người đó sẽ không dámvay một khoản tiền quá lớn, khách hàng cũng không muốn kéo dài thời gian vay quá lâu Trong một số đối tượng thì không thực sự cần thiết thì cũng không dám vay luôn.Cho nên việc mà ngân hàng tăng hoặc điều chỉnh lãi suất cho vay sẽ tác động không ít đến nhu cầu vay vốn của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và các cá nhân hoặc hộ gia đình
1.5.1.2 Công nghệ ngân hàng
Ngày nay, công nghệ đang thể hiện được mình và chứng tỏ được sự cần thiết, hữu ích của mình trong tất cả các lĩnh vực trong xã hội Trước đây khi công nghệ chưa phát triển thì số lượng nhân viên trong các NHTM là rất nhiều, những nhân viên đó phải quản lý khối lượng sản phẩm lớn cùng lượng giấy tờ quan trọng của khách hàng, nhưng tất cả các nghiệp vụ ngân hàng phải được ghi trên giấy tờ, sổ sách, thời gian thực hiện khá lâu, phức tạp Hệ thống công nghệ tin học đã hỗ trợ giúp cho ngành ngân hàng rất nhiều trong việc quản lý các khoản vay nói chung,
Trang 21của ngân hàng khá nhiều, các nghiệp vụ của ngân hàng giờ đây đã dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và chính xác hơn.Các hình thức chuyển tiền trong nước và nước ngoài thì thuận lợi hơn rất nhiều so với trước đây
Nhìn chung, công nghệ tin học đã giúp cho hoạt động của các NHTM nói chung và CVTD nói riêng Người dân không cảm thấy e ngại mỗi lần đến ngân hàng nữa, không phải suy nghĩ nhiều về thời gian chờ đợi nữa Chính vì có công nghệ, các NHTM dễ dàng quản lý và theo dõi món vay của cá nhân hoặc hộ gia đình hơn Ngược lại, khách hàng cũng sẽ thuận lợi hơn mỗi khi đến ngân hàng vay vốn
1.5.1.3 Chính sách tín dụng
Đây cũng là một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của các NHTM Các NHTM đều cố gắng và tìm mọi cách để đưa ra những chính sách tín dụng riêng của mình một cách hấp dẫn nhất nhằm thu hút khách hàng và các nguồn vốn nhànrỗi Việc ngân hàng đưa ra những chính sách tín dụng không chỉ nhằm mục đích cung cấp vốn cho các dự án, các công trình giao thông hoặc thuỷ điện mà trong đó còn bao trùm cả những khoản vay đơn lẻ, nhỏ bé như CVTD Ngân hàng sẽ cố gắng tung ra các chương trình khuyến mãi, chương trình dự thưởng, tặng quà đối với khách hàng thường xuyên của mình Nếu ngân hàng có chính sách tín dụng một cách hợp lý thì sẽ làm cho doanh số cho vay tăng lên trong đó bao gồm cả doanh số CVTD Đây là điều mà có thể thu hút người dân đến với ngân hàng nhiều hơn, sẽ làm cho ngân hàng có thể huy động vốn được nhiều hơn và ngân hàng sẽ có khả năng lưu chuyển vốn trong nền kinh tế một cách thuận lợi hơn
1.5.1.4 Nguồn vốn kinh doanh
Nguồn vốn kinh doanh bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng, nó bao gồm vốn tự có và vốn huy động.Ngân hàng cũng như một doanh nghiệp, muốn tiến hành sản xuất kinh doanh bao giờ cũng cần đến nguồn vốn Hai nguồn này phải luôn luôn duy trì ở mức ổn định, theo yêu cầu tối thiểu Mọi cơ hội kinh doanh của ngân hàng là được quyết định phần lớn phụ thuộc vào nguồn vốn huy động Khi quyết định CVTD thì nguồn vốn của ngân hàng
Trang 22phải đảm bảo sao cho vừa tăng khả năng mở rộng hoạt động, vừa đảm bảo hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh
1.5.1.5 Trình độ và phẩm chất của cán bộ tín dụng, quan điểm của lãnh đạo ngân hàng
Các nhân tố trên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Người lãnh đạo là người dẫn đầu trong ngân hàng nên phải có tầm nhìn bao quát, đúng đắn, khách quan, có chính sách đãi ngộ hợp lý kích thích tinh thần làm việc của nhân viên thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong công việc Cũng như vậy, cán bộ tín dụng phải có đạo đức nghề nghiệp tốt, khả năng giao tiếp, khả năng thu nhận và
xử lý thông tin tín dụng, marketing, trình độ nghề nghiệp…để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của mình
1.5.2 Nhân tố khách quan
1.5.2.1 Môi trường kinh tế
Hoạt động của NHTM được coi là “mạch máu” của nền kinh tế, chịu sự biến động mạnh mẽ từ những biến động của nền kinh tế.Trong đó hoạt động tín dụng cũng là một hoạt động chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế Chẳng hạn: nếu nền kinh
tế trong giai đoạn phát triển, tăng trưởng tốt, ổn định đất nước, không có chiến tranh hoặc khủng bố thì nhu cầu về vốn vay tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình sẽ tăng lên Người tiêu dùng sẽ yên tâm về mức thu nhập của họ và như vậy thì khả năng người tiêu dùng phát sinh nhu cầu tiêu dùng lớn hơn, hoạt động cho vay tiêu dùng cũng có cơ hội phát triển hơn Ngược lại, nếu nền kinh tế đang suy thái, lạm phát, tình hình chính trị không ổn định thì sẽ làm cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình chỉ dừng lại ở mức vừa đủ và sẽ làm cho hoạt động CVTD của các NHTM kém phát triển Chính vì thế, điều mà các NHTM phải quan tâm và chú ý tới là những dự báo kinh tế trong các năm trước khi đưa ra chính sách tín dụng nói chung
và chính sách CVTD nói riêng
1.5.2.2 Pháp luật
Các hoạt động trong xã hội đều bị chi phối bởi luật pháp mà Nhà nước đã đề
Trang 23hàng (người đi vay) đều phải tuân thủ đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Chính vì có pháp luật thì sẽ tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo một sân chơi bình đẳng giữa các NHTM với nhau.Bên cạnh đó, những chính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách về kinh tế cũng tác động đến CVTD của các NHTM Các quy định của pháp luật phải rõ ràng, đầy đủ, thông thoáng, đồng bộ, linh
hoạt…Có như vậy thì mới tạo ra hành lang pháp lý vững chắc
1.5.2.3 Chính sách của Nhà nước
Khi Nhà nước khuyến khích đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài như hạ trần lãi suất cho vay thì một mặt sẽ kích thích đầu tư phát triển kinh tế,mặt khác giảm được thất nghiệp, tăng thu nhập của người lao động, từ đó tăng mức sống của người dân lên Bên cạnh đó, còn là cơ sở thuận lợi để phát triển hoạt động CVTD của các NHTM.Ngoài ra, các chính sách ưu đãi cho hộ nghèo vay vốn, cho vay tín chấp đối với nông dân…là những chính sách rất tích cực làm cho khoảng cách giàu nghèo giảm đi, cải thiện mức sống bắt kịp cuộc sống thời đại.Những chính sách mà Chính phủ đưa ra đều có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các NHTM
1.5.2.4 Khả năng tài chính và đạo đức người đi vay
Rõ ràng nếu khách hàng có thu nhập cao và ổn định thì việc trả nợ ngân hàng thường ít ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác trong gia đình, đặc biệt là các nhu cầu thiết yếu và với những người này họ sẵn sàng thanh toán tiền vay cho ngân hàng để tránh rắc rối về mặt pháp lý Ngày nay, phần lớn các món vay tiêu dùng quy định nguồn trả là thu nhập thường xuyên của khách hàng trong tương lai, ngoại trừ các khoản vay ngắn hạn
Đạo đức người đi vay cũng là một yếu tố quan trọng với ngân hàng.Nó được đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm Vì rằng nếu thực sự khách hàng
có thu nhập cao, ổn định và thậm chí đưa ra được điều kiện đảm bảo tốt thì chưa chắc họ đã có thiện chí khi trả nợ Do đó, trước khi cho vay cán bộ tín dụng phải đánh giá độ tín nhiệm của khách hàng trong việc thực hiện tất cả các giao ước của hợp đồng tín dụng Ngân hàng cũng cần xem xét năng lực pháp lý của khách hàng, tài sản đảm bảo có liên quan đến các vụ kiện, tranh chấp hay không
Trang 241.5.2.5 Đối thủ cạnh tranh của ngân hàng
Do cạnh tranh trong lĩnh vực CVTD của các NHTM trong nước và nước ngoài là rất lớn nên trong thời gian gần đây cùng với việc nới lỏng các cơ chế tín dụng, các NHTM trong nước đã bắt đầu tiến hành mở rộng hoạt động CVTD Việc
mở rộng CVTD là một điều tất yếu giúp cho các ngân hàng đa dạng hoá sảnphẩm
để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng trong một môi trường đầy biến động và cạnh tranh Ngoài ra tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để có các chiến lược kinh doanh hợp lý cũng là việc ngân hàng phải làm để có thể đứng vững
và phát triển
1.6 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM
1.6.1 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%)
(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước)
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = - x 100%
Dư nợ năm trước
- Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng
- Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả
1.6.2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%)
(DSCV năm nay - DSCV năm trước)
Tỷ lệ tăng trưởng DSCV (%) = - x 100% DSCV năm trước
- Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng (tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư
nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu
Trang 25- Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả
1.6.3 Tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động ( % )
-Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy đông hay chưa
- Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của NH chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí
1.6.4 Hệ số thu nợ ( % )
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ ( % ) = - x 100%
Doanh số cho vay
- Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH
- Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng
sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn
- Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển
về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay
- Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém , và ngược lại
Trang 26( Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ )
Dư nợ bình quân trong kỳ = -
2
- Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày về cơ sở lý luận của hoạt động cho vay tiêu dùng tại các Ngân hàng thương mại Đồng thời nêu lên một số chỉ tiêu làm căn cứ đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh
Trang 27CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG
NAI 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Thông tin chung (Tên, địa chỉ, điện thoại, fax, giám đốc)
Tên gọi: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai
Tên gọi tắt: BIDV Đồng Nai
Địa chỉ: số 7 Hoàng Minh Châu, P.Hòa Bình, TP.Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
35 năm để tạo dựng thương hiệu BIDV Đồng Nai và lọt vào Top những ngân hàng dẫn đầu trên một địa bàn mà cơ cấu công nghiệp phát triển nhanh của cả nuớc như Đồng Nai là sự nổ lực rất bền bỉ của BIDV Đồng Nai
Trang 282.1.1 Những dấu ấn ban đầu (1977 – 1980 )
Giai đoạn những năm sau giải phóng miền Nam ( 30/04/1975 ), Đất nước gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế cần sử dụng nguồn Tài Chính lớnđể khôi phục, kiến thiết sau chiến tranh
Trong bối cảnh đó, năm 1977 Chi hàng Kiến Thiết Tỉnh Đồng Nai ( tiền thân của chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Đồng Nai - BIDV Đồng Nai – ngày nay ) được ra đời từ Sở Tài Chính, để quản lý chuyên trách nguồn vốn kiến thiết cơ bản trên địa bàn tỉnh
Những ngày đầu, chỉ có 24 người, dù kinh nghiệm chuyên môn còn hạn chế nhưng đã làm tốt nhiệm vụ quản lý, cấp phát, cho vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh Từ năm 1977 đến 1980 BIDV Đồng Nai đã cấp phát vay vốn kiến thiết cơ bản gần 430 công trình từ thành phố Biên Hòa cho đến các vùng sâu, vùng xa Tân Phú, Phương Lâm, Định Quán, Xuyên Mộc, Vĩnh Cửu, … tập trung vào các công trình cơ sở hạ tầng đường giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện, xí nghiệp, nhà máy, nông trường Tổng vốn đầu tư đã cấp phát trong giai đoạn 1977 – 1980 gần 150 triệu đồng ( trong đó, vốn cấp từ Trung Ương hơn 50% )
2.1.2 Vững bước đi lên – BIDV Đồng Nai tăng tốc theo sự phát triển của đất nước
Giai đoạn 1981 – 1990
Bắt đầu từ năm 1981 những cơ chế đổi mới quản lý kinh tế xuất hiện và chuyển dần từ tập trung bao cấp sang hạch toán kinh tế độc lập, đã tạo điều kiện cho BIDV nói chung và BIDV Đồng Nai nói riêng có sự chuyển mình mạnh mẽ
Tháng 6/1981 chi hàng Kiến Thiết tỉnh Đồng Nai, thuộc sở tài chính được chuyển đổi thành chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh Đồng Nai (sau này đổi thành BIDV Đồng Nai) chịu sự quản lý của ngân hàng nhà nước tỉnh Đồng Nai Chức năng và nhiệm vụ mới được mở rộng hơn, ngoài quản lý nguồn vốn xây dựng
cơ bản của nhà nước và cấp phát, quản lý chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh Đồng Nai còn huy động và cho vay vốn huy động phục vụ kinh doanh trong
Trang 29Từ năm 1981 đến 1990 lực lượng dân sự của BIDV Đồng Nai được tăng cường với 118 người, tăng gần 100 người so với giai đoạn khởi đầu
Đã cung ứng hơn 2.300 tỷ đồng cho hơn 1600 công trình trên các lĩnh vực công ngiệp, nông nghiệp, hạ tầng giao thông và phúc lợi xã hội
Bộ mặt kinh tế - xã hội Đồng Nai thay đổi và ngày càng tốt hơn trong đó có sự
nỗ lực vượt khó đóng góp của BIDV Đồng Nai trong giai đoạn này
Không chỉ thay đổi tên gọi, chức năng của BIDV Đồng Nai đã được thay đổi về chất Hoạt động của BIDV Đồng Nai đã thật sự là hoạt động của Ngân hàng thương mại Từ năm 1990, nhiều sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cũng được cung ứng cho kinh tế - xã hội của địa phương tạo một sức mạnh cạnh tranh tốt trên thị trường Trong 10 năm đổi mới, BIDV Đồng Nai đạt được tốc độ tăng trưởng cao, tổng tài sản bình quân tăng 22%/năm, nguồn vốn huy động trên địa bàn tăng 80 lần, dư
nợ cho vay tăng 23 lần nhằm mở rộng tín dụng phục vụ phát triển kinh tế và góp phần thực hiện chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát, đa dạng hóa tín dụng, không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng
Những sản phẩm, dịch vụ nổi bật trong giai đoạn này :
- Được phép huy Động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ trong nước và ngoài nước ( không chỉ nhận vốn và cấp phát như trước đây)
- Thực hiện kinh doanh tiền tệ với tất cả các khách hàng trong và ngoài nước
- Tổ chức kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế
- Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, làm đại lý, liên doanh, với khách hàng, tổ chức Tài chính
Trang 30 Giai đoạn 2001 – 2012
Đây là giai đoạn tạo đột phá trên nhiều bình diện về năng lực tài chính, về công nghệ, về tổ chức, cán bộ và quản trị điều hành hướng đến chuẩn mực, thông lệ và hiện đại
Trong hơn 10 năm thực hện bước đột phá, cùng với toàn hệ thống, BIDV Đồng Nai luôn hoạt động an toàn – hiệu quả - phát triển bền vững
Trong giai đoạn này, BIDV Đồng Nai đã đầu tư nhiều công trình góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh như: Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 5, KCN
Mỹ Xuân A, ….và các công trình đem lại hiệu quả kinh tế cao cho xã hội như: công trình xây dựng nhà máy thủy điện Sprokphumiêng, BOT thủy điện Bảo Lộc, công trình đường cao tốc quốc lộ 51, cầu Hóa An,… Ngoài ra BIDV Đồng Nai còn mở rộng việc đầu tư cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong và ngoài nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động trong các khu công nghiệp và trên địa bàn tỉnh, các dự án cho vay nông nghiệp và phát triển nông thôn
Để phát triển thương hiệu, không ngừng tăng thêm quy mô hoạt động và thị phần của BIDV trên địa bàn, ngày 1/10/2006 chi nhánh BIDV Đồng Nai trực thuộc hội sở chính đã chính thức ra đời và đi vào hoạt động trên cơ sở chi nhánh BIDV Long Thành trực thuộc BIDV Đồng Nai trước đó
Kể từ 1/1/2011 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có thêm chi nhánh mới là chi nhánh BIDV Nam Đồng Nai được nâng cấp từ phòng giao dịch Long Bình Tân trực thuộc chi nhánh Đồng Nai
Đến cuối năm 2011, các chỉ tiêu đều tăng trưởng cao Tổng tài sản tăng bình quân 14%, huy động tại chỗ tăng bình quân 26%, dư nợ cho vay tăng bình quân 13%, thu dịch vụ ròng tăng bình quân 33% Tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì ở mức dưới 0,3%
Trang 312.1.3 Ngành nghề kinh doanh
Huy động vốn:
Nhận tiền gửi các loại không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ với nhiều hình thức: Tiền gửi thanh toán, Tiết kiệm, Kỳ phiếu, Trái phiếu, Chứng chỉ tiền gửi…
- Thu đổi, Mua bán ngoại tệ…
- Thu hộtiền mặt tại doanh nghiệp, chi trả hộ tiền lương qua tài khoản
- Phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ thấu chi qua thẻ ATM;
- Thanh toán hóa đơn tại quầy giao dịch;
- Dịch vụ Mobile Banking, Home Banking, Gói dịch vụSmart@ccount;
- Vấn tin tài khoản tự động - BSMS; Dịch vụ Nạp tiền điện thoại VnTopup, Ví điện
tử VnMart…
2.1.4 Những đóng góp nổi bật cho xã hội
Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam
Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh,
Trang 32thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 – nay) Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền
tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước
Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,…
2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai
2.2.1 Hoạt động ngân hàng thương mại
Huy động vốn:
BIDV huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và các công cụ tài chính khác theo quy định của pháp luật dưới các hình thưc sau:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn trong nước và nước ngoài
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác hoạt động tại Việt Nam
và của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính nước ngoài
- Vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn
- Các hình thức huy động vốn khác không trái quy định của pháp luật
Trang 33- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụchyển nhượng và các giấy tờ có giá khác
- Bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế với các ngân hàng được phépthực hiện thanh toán quốc tế
- Phát hành thẻ tín dụng
- Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được NHNN chấp thuận
Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
- Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà Nước
- Mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng khác
- Mở tài khoản tiền gửi và tài khoản thanh toán ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối
- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng
- Cung ứng các phương tiện thah toán
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng trừ thẻ tín dụng
- Thực hiện dịch vụthu hộ và chi hộ
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác khi được NHNN chấp thuận
- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và ngoài nước, tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN chấp thuận
Các hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngân hàng thương mại khác:
- Tham gia thị trường tiền tệ: đấu thầu tín phiếu kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng Nhà Nước và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ
Trang 34- Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh về tỷgiá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác sau khi được Ngân hàng Nhà Nước chấp thuận bằng văn bản
- Được quyền ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước
- Cung ứng dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính, các dịch vụ quản
lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn
- Cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư
- Mua, bán trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh ngiệp
- Cung cấp dịch vụ mua giới tiền tệ
- Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được NHNN chấp thuận
- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật
2.2.2 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm
BIDV thực hiện cung ứng dịch vụ bảo hiểm sau đây dưới hình thức thành lập công
ty con, công ty liên kết hoặc làm đại lý cho các công ty bảo hiểm theo quy định của pháp luật:
- Bảo hiểm nhân thọ
- Bảo hiểm phi nhân thọ
- Tái bảo hiểm
- Các dịch vụ bào hiểm khác theo quy định của pháp luật
Trang 352.3 Sơđồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức BIDV chi nhánh Đồng Nai
(Nguồn: Phòng tồ chức hành chính)
2.4 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban
Khối trực tiếp kinh doanh bao gồm các phòng sau:
-Phòng Quan Hệ Khách Hàng Doanh Nghiệp 1: có chức năng tìm kiếm khách hàng
và thẩm định dựánđểđầu tư, chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn kinh doanh lớn
- Phòng Quan Hệ Khách Hàng Doanh Nghiệp 2: hoạt động như Phòng Quan Hệ Khách Hàng Doanh Nghiệp 1 nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Phó giám đốc
phụ trách Quan
hệ khách hàng
Phó giám đốc phụ trách tác nghiệp
Phó giám đốc phụ trách đơn
vị trực thuộc
Khối
QHKH
Khối Quản lý rủi ro
Khối Tác nghiệp
Khối Quản lý nội bộ
Khối Trực thuộc
- Phòng Quản trị tín dụng
- Phòng giao dịch khách hàng
- Phòng Quản
lý và dịch vụ ngân quỹ
- Phòng kế hoạch tổng hợp
- Phòng Tài chính kế toán
- Phòng tổ chức hành chính
- Phòng Giao dịch Thanh Bình
- Phòng Giao dịch Đồng Khởi
- Phòng Giao dịch Tam Hiệp
- Phòng Giao dịch Tân Hòa
- Phòng Giao dịch Long Khánh
- Quỹ tiết kiệm
số 3 Giám đốc
Trang 36- Phòng Quan Hệ Khách Hàng Cá Nhân: cũng hoạt động như trên và cũng tập trung vào các khách hàng là cá nhân Mỗi phòng ngoài chức năng huy động vốn và cho vay thì còn phải thu hồi vốn về cho Ngân hàng theo đúng hạn và cung cấp cũng như hướng dẫn hoàn tất các thủ tục cho khách hàng nhanh chóng và tiện lợi nhất
Khối tác nghiệp bao gồm các phòng sau:
- Phòng Quản Trị Tín Dụng chuyên kiểm tra lại các dự án đầu tư để cấp phép giải ngân cho dự án, sau khi dự án được phê duyệt sẽ nhận được hồ sơ từ phòng quan hệ khách hàng sau đó nhập thông tin vào hệ thống SIBS và lưu trữ hồ sơ theo quy trình quản lý
- Phòng Quản Lý Rủi Ro nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng từ phòng quan hệ khách hàng sau đó thẩm định rủi ro và các đề xuất tín dụng trình lên cấp lãnh đạo để phê duyệt
- Phòng dịch vụ khách hàng chủ yếu phục vụ cho khách hàng là cá nhân hay khách hàng vãng lai rút tiền, gửi tiết kiệm,… trực tiếp tại Ngân hàng
- Phòng Ngân Quỹ quản lý những hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo của khách hàng lượng tiền ra vào hàng ngày tại kho
Khối quản lý nội bộ:
- Phòng Tổ Chức Hành Chính phụ trách về nhân viên và kiểm soát hoạt động cũng như thay đổi nhân viên trong hệ thống, cấp phát những đồ dùng văn phòng phẩm, kiểm tra những tài sản cố định của Ngân hàng khi có sự cố để kịp thời sửa chữa hoặc đề nghị với ban giám đốc đổi mới trang thiết bị
- Phòng Tài Chính Kế Toán ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ tài chính phát sinh, giám sát chặt chẽ các khoản tài chính thu chi Cung cấp thông tin cho Ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý khác
- Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp là nơi thu thập, tổng hợp các số liệu về hoạt động kinh doanh và vạch ra kế hoạch hoạt động cho chi nhánh
Trang 372.5 Một số kết quả hoạt động chủ yếu của ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Đồng Nai từ 2010-2012
2.5.1 Hoạt động huy động vốn
Từ năm 2010 trở lại đây, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là lãi suất Lạm phát cao và cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính trong nước về huy động vốn đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung và của BIDV chi nhánh Đồng Nai nói riêng Mặc dù vậy với việc xác định huy động vốn luôn là nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, BIDV chi nhánh Đồng Nai vẫn giữ được quy mô nguồn vốn ổn định, chú trọng đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước Nguồn vốn huy động của BIDV chi nhánh Đồng Nai bao gồm:
- Tiền gửi và vay từ Ngân hàng Nhà nước
- Tiền gửi và vay các tổ chức tài chính khác
- Tiền gửi của khách hàng
- Phát hành giấy tờ có giá, phát hành trái phiếu tăng vốn
- Tiền vay bảo hiểm xã hội
Chi nhánh không ngừng mở rộng nâng cao huy động từ các nguồn tiền nhàn rỗi của
cư dân, doanh nghiệp, các định chế tài chính trong và ngoài địa bàn với mức lãi suất cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn Chi nhánh có nguồn vốn huy động ổn định được thể hiện như sau:
Trang 38Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại BIDV, chi nhánh Đồng Nai giai đoạn
2010-2012
(Đơn vị: Tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV, chi nhánh Đồng Nai) Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động đạt 2927 tỷ đồng, tăng 147 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 5.29% so với năm 2010 Năm 2012 tổng nguồn vốn huy động tăng
1273 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng tỉ lệ tăng là 43.49%, cho thấy thành công trong hoạt động huy động vốn của Chi nhánh
Nhìn chung tình hình huy động vốn của BIDV chi nhánh Đồng Nai là khá tốt, nguồn vốn huy động năm sau đều tăng so với năm trước Điều này cho thấy uy tín
và thương hiệu của Chi nhánh ngày càng được nâng cao và được khách hàng tín nhiệm Trong đó nguồn vốn huy động từ khách hàng bán lẻ luôn chiếm tỷ trọng cao
và tăng dần qua các năm Đây là một tín hiệu tốt cho Chi nhánh bởi đây là nguồn vốn có tính ổn định cao Còn đối với khách hàng doanh nghiệp và các định chế tài chính thì trong năm 2011 do tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát xảy ra nên nguồn vốn huy động tăng ít, nhưng sang năm 2012 nguồn vốn huy động đã tăng cao trở lại Để đạt được kết quả như vậy là do nền kinh tế đang dần phục hồi trở lại, người
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh
(2011/2010)
So sánh (2012/2011) Giá
trị
Tỷtrọng (%)
Giá trị
Tỷtrọng (%)
Giá trị
Tỷtrọng (%)
Giá trị
Tỷtrọng (%)
Giá trị
Tỷtrọng (%) Tổng nguồn
huy động 2780 100.00 2927 100.00 4200 100.00 147 5.29 1273 43.49Định chế
tài chính 362 13.02 369 12.61 499 11.88 7 1.93 130 35.23Doanh
nghiệp 530 19.06 544 18.59 753 17.93 14 2.64 209 38.42
Cá nhân 1888 67.91 2014 68.81 2948 70.19 126 6.67 934 46.38
Trang 39hàng khi đưa ra nhiều loại hình tiền gửi tiết kiệm cùng với các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng Chính vì thế đã thu hút được lượng lớn khách hàng tạo
sự tăng trưởng ổn định trong nguồn vốn huy động Từ đó tạo điều kiện cho Chi nhánh có thế phát triển đa dạng các dịch vụ, tăng khả năng thanh khoản, hạn chế sự khan hiếm về vốn
2.5.2 Hoạt động cho vay:
Doanh số cho vay
Bảng 2.2 Doanh số cho vay tại BIDV, chi nhánh Đồng Nai giai đoạn 2010-2012
trị
Tỷtrọng (%)
Giá trị
Tỷtrọng (%)
Giá trị
Tỷtrọng (%)
Giá trị
Tỷtrọng (%)
Giá trị
Tỷtrọng (%) Doanh số
cho vay 4211 100.00 5821 100.00 6563 100.00 1610 38.23 742 12.75 Ngắn hạn 2549 60.53 4030 69.23 4627 70.50 1481 58.10 597 14.81 Trung, dài
hạn 1662 39.47 1791 30.77 1936 29.50 129 7.76 145 8.10 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV, chi nhánh Đồng Nai) Doanh số cho vay của Chi nhánh trong năm 2011 có tăng so với năm 2010 Cụ thể năm 2010 doanh số cho vay là 4211 tỷ đồng, sang năm 2011 doanh số cho vay đạt
5821 tỷ đồng, tăng 1610 tỷ đồng tương ứng 38.23% Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng 1481 tỷ đồng, tương ứng 58.1% Đến năm 2012, doanh số cho vay đạt 6563 tỷ đồng, tăng 12.75% so với năm 2011
Ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm trên 50% tổng doanh số cho vay Điều này là do từ cuối năm 2011, chủ trương của BIDV là hạn chế cho vay trung dài hạn, tập trung vào cho vay ngắn hạn.Có sự tăng trường cao là do Chi nhánh đẩy mạnh cho vay với các doanh nghiệp lớn, truyền thống và có uy tín Đồng thời, Chi nhánh cũng tăng cường mở rộng tiếp thị đến khách hàng mới, có chính sách chăm
Trang 40sóc và ưu đãi cho khách hàng có tình hình tài chính tốt, hoạt động sản xuất kinh
doanh có hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cần thiết để mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh
Dư nợ cho vay
Bảng 2.3 Tình hình dư nợ cho vay tại BIDV, chi nhánh Đồng Nai từ năm
2010-2012
(Đơn vị: Tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV, chi nhánh Đồng Nai)
Năm 2011 dư nợ cho vay là 2567 tỷ đồng, tăng 70 tỷ đồng, tương ứng tỉ lệ
tăng là 2.8% so với năm 2010 Nợ xấu cũng tăng 2.91 tỷ đồng so với năm 2010,
tương ứng tỉ lệ tăng 26.65% Năm 2012 dư nợ cho vay là 2825 tỷ đồng tương ứng
với tỷ lệ tăng là 10.05% so với năm 2011, còn nợ xấu tăng 3.39 tỷ đồng, tương ứng
tỉ lệ tăng 24.51% Dư nợ tại chi nhánh liên tục tăng qua các năm cho thấy quy mô
tín dụng ngày càng được mở rộng.Trong đó chủ yếu là dư nợ ngắn hạn (luôn chiếm
trên 50% tổng dư nợ) Đối với khách hàng cá nhân thì vay ngắn hạn để đáp ứng nhu
cầu kinh doanh, sản xuất nhỏ lẻ, tiêu dùng, sửa chữa nhà ở,…Còn về doanh nghiệp
trị
Tỷtrọng (%)
Giá trị
Tỷtrọng (%)
Giá trị
Tỷtrọng (%)
Giá trị
Tỷtrọng (%)
Giá trị
Tỷtrọng (%)