Nhận xét về hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Đồng Nai

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 59)

3.4.1 Thuận lợi:

3.4.1.1 Môi trường bên ngoài:

Tỉnh Đồng Nai nói chung và Tp.Biên Hòa nói riêng là một thị trường lớn, năng động, có tiềm lực phát triển mạnh, có thành phần kinh tế đủ ngành nghề, nhiều khu công nghiệp nhất trong cả nước. Đời sống và nhu cầu của người dân ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng gia tăng, trong khi tỷ lệ người sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn thấp; là cơ hội để mở rộng hoạt động kinh doanh ngân hàng. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng

vẫn đang tiếp tục phát triển với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới.

Trong giai đoạn tái cơ cấu lại hệ thống các ngân hàng TMCP nhỏ, hoạt động kém hiệu quả, thì BIDV là thương hiệu mạnh, đã có uy tín trên thị trường, có được lòng tin từ phía khách hàng nên đây là cơ hội tốt cho chi nhánh tiếp cận, sàng lọc những khách hàng tốt.

3.3.1.2 Môi trường bên trong:

BIDV là một thương hiệu mạnh, có uy tín, có vị thế, có năng lực tài chính, công nghệ hiện đại và có mạng lưới rộng khắp trong cả nước và trên địa bàn.Mạng lưới giao dịch của chi nhánh được mở rộng với 1 trụ sở chi nhánh, và 6 phòng giao dịch. Ban lãnh đạo chi nhánh luôn bám sát diễn biến thị trường và có chỉ đạo điều hành kịp thời, linh hoạt, phù hợp. Nhờ đó chi nhánh đã xây dựng được nền khách hàng ổn định, chất lượng cả về huy động vốn và tín dụng. BIDV Đồng Nai đã ký thỏa thuận hợp tác với Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Nai, Cục thuế Đồng Nai, Cục hải quan Đồng Nai phối hợp thu ngân sách qua BIDV Đồng Nai là cơ hội cho chi nhánh tăng trưởng nguồn vốn huy động dồi dào với giá rẻ.

Về mặt nhân lực, Chi nhánh có nguồn lực lao động trẻ, nhiệt huyết, có chí cầu tiến, luôn tự học hỏi nâng cao trình độ nghề nghiệp.

3.4.2 Khó khăn

3.4.2.1 Môi trường bên ngoài:

Kinh tế thế giới và trong nước năm 2013 được dự báo là sẽ tăng trưởng chậm lại và đặt ưu tiên cho các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Tăng trưởng GDP thấp hơn giai đoạn trước sẽ ảnh hưởng đến tiết kiệm của nền kinh tế và do đó ảnh hưởng đến huy động vốn của hệ thống ngân hàng. Do vậy, các khách hàng vẫn tiếp tục gặp khó khăn và chưa có khả năng phục hồi trong năm tới. Những năm gần đây, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, số lượng lao động thất nghiệp tăng lên đáng kể, làm cho ngân hàng gặp khó khăn khi phát triển sản phẩm dịch vụ mới. Tp.Biên Hòa có diện tích không lớn nhưng tập trung hơn 53 TCTD, với mật độ điểm giao dịch dày đặc, tạo ra mội trường cạnh tranh hết sức quyết liệt.Nguồn vốn huy động và tín dụng, dịch vụ trong năm 2013 và giai đoạn sắp tới của Chi nhánh sẽ

gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng TMCP trong nước, các ngân hàng liên doanh, các tập đoàn tài chính, các công ty bảo hiểm,…Các Ngân hàng TMCP lớn trên địa bàn, như ACB, Eximbank, Techcombank, Vietcombank, Viettinbank,… đang đẩy mạnh phát triển các dịch vụ mang tính công nghệ cao, đa dạng về chủng loại dịch vụ cung cấp cho khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, chính sách hậu mãi hấp dẫn để thu hút và lôi kéo khách hàng. Đây sẽ là một thách thức lớn cho Chi nhánh trong việc giữ và phát triển nền khách hàng.Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu, sáp nhập các ngân hàng nhỏ thành ngân hàng có quy mô lớn hơn về tài sản, chất lượng dịch vụ sẽ là một trong những thách thức lớn đối với Chi nhánh trong vấn đề cạnh tranh. Mặc dù NHNN đã rất quyết liệt xử lý các vi phạm về vượt rào lãi suất, tuy nhiên đến nay, rất nhiều ngân hàng TMCP vì áp lực huy động vốn nên đã có tình trạng vượt rào lãi suất huy động dưới nhiều hình thức, do đó các cuộc chạy đua lãi suất lại tiếp diễn.

Mặt khác, thu nhập của người dân không tăng, trong khi mức giá chung liên tục tăng trong nhiều năm qua; mặt khác lãi suất cho vay mua bất động sản còn cao nên khó khăn cho việc phát triển tín dụng bán lẻ đối với sản phẩm cho vay mua nhà.

3.4.2.2 Môi trường bên trong:

BIDV đã có thương hiệu, tuy nhiên còn một phần lớn người dân chưa biết đến; nguyên nhân: mặc dù BIDV tăng cường cho chiến lược quảng bá thương hiệu nhưng việc làm này chỉ mới thực hiện vài năm gần đây, và chỉ tập trung đối với nhóm đối tượng khách hàng ở khu vực thành thị, thương hiệu BIDV vẫn còn xa lạ đối với các nhóm khách hàng ở các khu vực ngoại ô thành thị.Công tác tiếp thị, khuyến mại, các chương trình quảng cáo của chi nhánh còn hạn chế về nguồn lực nên chưa đi vào hướng chuyên nghiệp. So với các ngân hàng Agri bank, Vietcombank, Viettinbank,… thì mạng lưới của BIDV còn mỏng. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng tuy đa dạng, phong phú nhưng thường đi sau các ngân hàng TMCP khác và tính khác biệt chưa cao.Nền khách hàng chưa đảm bảo, còn tập trung, phụ thuộc vào một số khách hàng truyền thống, khả năng thu hút, lôi kéo khách hàng đạt ở mức độ nhất định.Nền tảng công nghệ của BIDV tuy đã có những bước tiến

nhấtđịnh, nhưng so với một số ngân hàng trên địa bàn, công nghệ ngân hàng của BIDV nhìn chung vẫn còn hạn chế.

Mặc dù chi nhánh đã nỗ lực trong việc chỉnh trang trụ sở làm việc khang trang sạch đẹp hơn rất nhiều so với trước đây, đầu tư trang trí nơi làm việc theo bộ nhận diện thương hiệu của BIDV, tuy nhiên cơ sở vật chất trụ sở vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của chi nhánh.

3.4.3 Đánh giá về các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn:

Trong những năm gần đây, các ngân hàng TMCP đang có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ; tiềm lực tài chính, trình độ quản lý và công nghệ, cùng với sự tham gia của các đối tác nước ngoài với mục tiêu hình thành tập đoàn tài chính vững mạnh với trình độ quản lý cao là một thách thức lớn đối với BIDV. Các ngân hàng này luôn sẵn sàng cho các cuộc chạy đua về lãi suất và công nghệ.

- Ngân hàng liên doanh: hoạt động còn hạn chế, mạng lưới mỏng, và phụ thuộc vào chính sách liên doanh giữa các bên tham gia.

- Ngân hàng nước ngoài: Với lợi thế về năng lực tài chính, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý hơn hẳn các ngân hàng thương mại trong nước, các ngân hàng nước ngoài là đối thủ cạnh tranh chính của khối ngân hàng trong nước. Tuy nhiên các ngân hàng này chỉ mới xuất hiện trên địa bàn Tp.Biên Hòa vài năm gần đây, chỉ trong giai đoạn thăm dò thị trường và tìm hiểu khách hàng nên mức độ cạnh tranh của các ngân hàng này chưa rõ ràng.

Xu thế cạnh tranh của các NHTM hiện nay là chuyển sang mô hình bán lẻ, tăng cường khai thác khách hàng cá nhân, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển dịch vụ thẻ, internet banking, home banking, mobile banking…hướng tới cung cấp một cách toàn diện nhu cầu sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Bên cạnh đó, dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, với lợi thế sẵn có, các NH TMCP và ngân hàng nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ.

thủ tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ chưa đơn giản, gây mất nhiều thời gian của khách hàng.

- Công tác tín dụng tại chi nhánh chưa gắn liền với việc phát triển các sản phẩm bán lẻ, do hạn chế về mặt nhân lực và khả năng bán hàng của cán bộ QHKH, vừa phải thực hiện công tác tín dụng vừa phải tiếp thị khách hàng, bán sản phẩm, nên hiệu quả không cao so với các NH TMCP khác, có cả một đội ngũ nhân viên chuyên thực hiện công tác tiếp thị sản phẩm tới trực tiếp khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nội dung chương 3 trình bày về:

Giới thiệu bộ phận thực tập: cơ cấu nhân sự phòng QHKH Cá nhân và quy trình tín dụng bán lẻ tại chi nhánh. Diễn giải quy trình chung cho các sản phẩm cho vay tiêu dùng.Đồng thời nêu lênthực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh giai đoạn 2010-2012.Từ đó rút ra nhận xét về một số thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

4.1 Triển vọng thực hiện mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng tại BIDV Đồng Nai BIDV Đồng Nai

Theo một chuyên gia ngân hàng, Việt Nam có dân số đông, lực lượng lao động trẻ, thu nhập của người dân đang ngày càng cải thiện. Vì vậy, trong những năm tới, tín dụng tiêu dùng vẫn là thị trường tiềm năng cho phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích.Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua giai đoạn khó khăn, sức cầu trong và ngoài nước suy yếu, hàng tồn kho của doanh nghiệp vẫn còn ở mức cao, đặc biệt tình trạng tồn kho bất động sản khiến không chỉ nợ xấu của doanh nghiệp mà cả ngân hàng tăng cao. Việc các ngân hàng tập trung cho vay tiêu dùng, trong đó đẩy mạnh vay mua, sửa nhà cũng là cách để các doanh nghiệp bất động sản bán được hàng và là cơ hội để ngân hàng xử lý nhanh nợ xấu.

Theo thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Bình, trong giai đoạn năm 2013-2015, BIDV dự kiến sẽ dành khoảng 30.000 tỷ để cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, cụ thể:

- Dành khoảng 19.500 tỷ đồng để triển khai gói sản phẩm cho vay cá nhân để mua, thuê mua nhà xã hội, trong đó riêng năm 2013 khoảng 3.000 tỷ, cho vay đối tượng: (i) cá nhân có thu nhập thấp, trung bình không đủ điều kiện được giải quyết nhu cầu về nhà ở xã hội nhưng có nhu cầu về nhà ở; (ii) Các đối tượng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng đã xuống cấp hư hỏng hoặc diện tích bình quân dưới 8 m2 sàn/người; các hộ gia đình thuộc diện tái định cư mà chưa được Nhà nước bố trí đất ở hoặc nhà ở tái định cư (chỉ áp dụng đối với các khách hàng thuộc đối tượng nói trên mua nhà ở có diện tích nhỏ hơn 70 m2 và giá bán thấp hơn 15 triệu đồng/m2). Cụ thể:

+ Mức cho vay: Tối đa 85% giá trị nhà mua. + Thời hạn cho vay: Tối đa 15 năm.

+ Lãi suất cho vay: Bằng 90% lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn của BIDV.

+ Nguồn trả nợ: Khách hàng vay phải có nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định đảm bảo khả năng trả đầy đủ nợ vay trong thời gian vay vốn.

+ Tài sản đảm bảo: Tài sản hình thành từ vốn vay, việc nhận tài sản đảm bảo thực hiện theo quy định hiện hành.

- Dành khoảng 10.500 tỷ cho Chương trình Nhà ở xã hội giai đoạn 2013-2015 để cho vay các đối tượng:(i) Chủ đầu tư triển khai các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có diện tích sàn căn hộ dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 sàn; (ii) Chính quyền địa phương trực tiếp triển khai đầu tư hoặc mua lại nhà ở phục vụ cho các chương trình nhà ở tái định cư, tạo lập quỹ nhà ở xã hội cho các gia đình chính sách, lực lượng vũ trang, nhà ở cho cán bộ công nhân viên thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp; Ưu tiên triển khai dự án ở địa bàn tại các thành phố lớn: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương... và các khu công nghiệp có nhiều công nhân lao động; Ưu tiên xem xét tài trợ vốn cho nhà ở công nhân của ngành than, nhà ở cho lực lượng vũ trang (công an, quân đội) và nhà ở cho cán bộ công nhân viên ngành y tế.

+ Mức cho vay: Tối đa 70% tổng mức đầu tư dự án. Mức cho vay cụ thể đối với từng dự án do BIDV quyết định sau khi tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn.

+ Thời hạn cho vay: 36 tháng, trường hợp đặc biệt tối đa 60 tháng.

+ Lãi suất cho vay: Trong giai đoạn 2013- 2015: lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt nam VDB (lãi suất ưu đãi); Trong thời gian còn lại (sau năm 2015): lãi suất cho vay bằng lãi suất thương mại thông thường của BIDV.

- Theo chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà, riêng về lãi suất, theo phân tích của BIDV, tại thời điểm này, thị trường chấp nhận có thể cho đối tượng vay mua nhà với mức lãi suất xoay quanh 6%-6,5% một năm. Tuy nhiên, lãi suất huy động hiện nay ở mức 8%. Trên cơ sở diễn biến lạm phát thực tế, BIDV đề xuất có thể xem xét điều chỉnh trần lãi suất huy động giảm thêm 0,5-1%, theo đó giảm lãi suất cho vay ngay đầu

năm 2013.Cùng với các chính sách của Ngân hàng Nhà nước cùng với gói hỗ trợ tín dụng của BIDV, kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, giúp hoạt động cho vay mua nhà tăng trưởng trở lại.

- Đối với cho vay mua ô tô:

Bộ Công Thương thống nhất phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ ôtô con để thúc đẩy ngành sản xuất trong nước phát triển, nhất là khi thuế nhập khẩu sẽ giảm về 0% vào năm 2018.

Trong cuộc họp về chiến lược phát triển công nghiệp ôtô từ nay tới năm 2020, tầm nhìn 2030, nhóm nghiên cứu của Viện Chiến lược chính sách Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã thống nhất phương án về thuế và phí ôtô để trình lên Chính phủ xem xét.Theo đó, với ôtô dưới 10 chỗ, thuế tiêu thụ đặc biệt được đề xuất giảm 50%, lệ phí trước bạ đăng ký lần đầu cũng giảm 50%. Việc ưu tiên phân khúc này là do ôtô con được thị trường ưa chuộng nhất nên sẽ tác động mạnh tới lượng cầu. Hiện nay, thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô dưới 10 chỗ, trừ loại chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học dao động từ 45 – 60%, cao nhất trong các dòng xe. Trong khi đó, lệ phí trước bạ với ôtô đăng ký lần đầu là 10-15%, từ lần thứ hai trở đi áp mức 2%.

Việc Bộ Công thương xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô nằm trong bối cảnh thuế nhập khẩu xe ngoại sẽ giảm dần từ nay tới 2018 theo lộ trình cam kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Do vậy, ngành sản xuất ôtô trong nước cần những chính sách hỗ trợ phát triển để trở thành ngành công nghiệp quan trọng vào năm 2020, góp phần giảm nhập siêu. Ngoài ra, việc phát triển dòng xe chủ lực, chiến lược cũng đang được Chính phủ xem xét. Trả lời các nhà đầu tư nước ngoài, ông Dương Tú Anh – Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) cho hay, Thủ tướng đã chỉđạo chọn loại xe có dung lượng thị trường lớn, phù hợp với thực trạng kinh tế và lối sống của người dân, thân thiện môi trường, dễ kêu gọi đầu tư để sản xuất phụ tùng làm dòng xe chủ lực, chiến lược. Hiện nay, các dòng xe thân thiện với môi trường cũng đã được ưu tiên bằng việc giảm thuế. Ví dụ, thuế tiêu thụ

đặc biệt với xe chạy bằng năng lượng sinh học bằng 50% xe cùng loại, đối với xe chạy gas và xăng điện bằng 70% xe cùng loại.

Theo cam kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA), đến năm 2018, thuế nhập khẩu ôtô con sẽ giảm về 0%. Hiện Bộ Tài chính cũng đã công bố lộ trình giảm thuếđến năm 2014, trong đó năm 2013 sẽ còn 60%, năm 2014 là 50%. Đối với giai đoạn 2015 đến 2018, dự kiến phương án giảm dần đều là 35% vào năm 2015, 20% vào năm 2016, 10% vào năm 2017 và 0% vào năm 2018.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)