BIDV Đồng Nai
Theo một chuyên gia ngân hàng, Việt Nam có dân số đông, lực lượng lao động trẻ, thu nhập của người dân đang ngày càng cải thiện. Vì vậy, trong những năm tới, tín dụng tiêu dùng vẫn là thị trường tiềm năng cho phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích.Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua giai đoạn khó khăn, sức cầu trong và ngoài nước suy yếu, hàng tồn kho của doanh nghiệp vẫn còn ở mức cao, đặc biệt tình trạng tồn kho bất động sản khiến không chỉ nợ xấu của doanh nghiệp mà cả ngân hàng tăng cao. Việc các ngân hàng tập trung cho vay tiêu dùng, trong đó đẩy mạnh vay mua, sửa nhà cũng là cách để các doanh nghiệp bất động sản bán được hàng và là cơ hội để ngân hàng xử lý nhanh nợ xấu.
Theo thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Bình, trong giai đoạn năm 2013-2015, BIDV dự kiến sẽ dành khoảng 30.000 tỷ để cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, cụ thể:
- Dành khoảng 19.500 tỷ đồng để triển khai gói sản phẩm cho vay cá nhân để mua, thuê mua nhà xã hội, trong đó riêng năm 2013 khoảng 3.000 tỷ, cho vay đối tượng: (i) cá nhân có thu nhập thấp, trung bình không đủ điều kiện được giải quyết nhu cầu về nhà ở xã hội nhưng có nhu cầu về nhà ở; (ii) Các đối tượng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng đã xuống cấp hư hỏng hoặc diện tích bình quân dưới 8 m2 sàn/người; các hộ gia đình thuộc diện tái định cư mà chưa được Nhà nước bố trí đất ở hoặc nhà ở tái định cư (chỉ áp dụng đối với các khách hàng thuộc đối tượng nói trên mua nhà ở có diện tích nhỏ hơn 70 m2 và giá bán thấp hơn 15 triệu đồng/m2). Cụ thể:
+ Mức cho vay: Tối đa 85% giá trị nhà mua. + Thời hạn cho vay: Tối đa 15 năm.
+ Lãi suất cho vay: Bằng 90% lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn của BIDV.
+ Nguồn trả nợ: Khách hàng vay phải có nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định đảm bảo khả năng trả đầy đủ nợ vay trong thời gian vay vốn.
+ Tài sản đảm bảo: Tài sản hình thành từ vốn vay, việc nhận tài sản đảm bảo thực hiện theo quy định hiện hành.
- Dành khoảng 10.500 tỷ cho Chương trình Nhà ở xã hội giai đoạn 2013-2015 để cho vay các đối tượng:(i) Chủ đầu tư triển khai các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có diện tích sàn căn hộ dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 sàn; (ii) Chính quyền địa phương trực tiếp triển khai đầu tư hoặc mua lại nhà ở phục vụ cho các chương trình nhà ở tái định cư, tạo lập quỹ nhà ở xã hội cho các gia đình chính sách, lực lượng vũ trang, nhà ở cho cán bộ công nhân viên thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp; Ưu tiên triển khai dự án ở địa bàn tại các thành phố lớn: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương... và các khu công nghiệp có nhiều công nhân lao động; Ưu tiên xem xét tài trợ vốn cho nhà ở công nhân của ngành than, nhà ở cho lực lượng vũ trang (công an, quân đội) và nhà ở cho cán bộ công nhân viên ngành y tế.
+ Mức cho vay: Tối đa 70% tổng mức đầu tư dự án. Mức cho vay cụ thể đối với từng dự án do BIDV quyết định sau khi tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn.
+ Thời hạn cho vay: 36 tháng, trường hợp đặc biệt tối đa 60 tháng.
+ Lãi suất cho vay: Trong giai đoạn 2013- 2015: lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt nam VDB (lãi suất ưu đãi); Trong thời gian còn lại (sau năm 2015): lãi suất cho vay bằng lãi suất thương mại thông thường của BIDV.
- Theo chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà, riêng về lãi suất, theo phân tích của BIDV, tại thời điểm này, thị trường chấp nhận có thể cho đối tượng vay mua nhà với mức lãi suất xoay quanh 6%-6,5% một năm. Tuy nhiên, lãi suất huy động hiện nay ở mức 8%. Trên cơ sở diễn biến lạm phát thực tế, BIDV đề xuất có thể xem xét điều chỉnh trần lãi suất huy động giảm thêm 0,5-1%, theo đó giảm lãi suất cho vay ngay đầu
năm 2013.Cùng với các chính sách của Ngân hàng Nhà nước cùng với gói hỗ trợ tín dụng của BIDV, kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, giúp hoạt động cho vay mua nhà tăng trưởng trở lại.
- Đối với cho vay mua ô tô:
Bộ Công Thương thống nhất phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ ôtô con để thúc đẩy ngành sản xuất trong nước phát triển, nhất là khi thuế nhập khẩu sẽ giảm về 0% vào năm 2018.
Trong cuộc họp về chiến lược phát triển công nghiệp ôtô từ nay tới năm 2020, tầm nhìn 2030, nhóm nghiên cứu của Viện Chiến lược chính sách Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã thống nhất phương án về thuế và phí ôtô để trình lên Chính phủ xem xét.Theo đó, với ôtô dưới 10 chỗ, thuế tiêu thụ đặc biệt được đề xuất giảm 50%, lệ phí trước bạ đăng ký lần đầu cũng giảm 50%. Việc ưu tiên phân khúc này là do ôtô con được thị trường ưa chuộng nhất nên sẽ tác động mạnh tới lượng cầu. Hiện nay, thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô dưới 10 chỗ, trừ loại chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học dao động từ 45 – 60%, cao nhất trong các dòng xe. Trong khi đó, lệ phí trước bạ với ôtô đăng ký lần đầu là 10-15%, từ lần thứ hai trở đi áp mức 2%.
Việc Bộ Công thương xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô nằm trong bối cảnh thuế nhập khẩu xe ngoại sẽ giảm dần từ nay tới 2018 theo lộ trình cam kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Do vậy, ngành sản xuất ôtô trong nước cần những chính sách hỗ trợ phát triển để trở thành ngành công nghiệp quan trọng vào năm 2020, góp phần giảm nhập siêu. Ngoài ra, việc phát triển dòng xe chủ lực, chiến lược cũng đang được Chính phủ xem xét. Trả lời các nhà đầu tư nước ngoài, ông Dương Tú Anh – Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) cho hay, Thủ tướng đã chỉđạo chọn loại xe có dung lượng thị trường lớn, phù hợp với thực trạng kinh tế và lối sống của người dân, thân thiện môi trường, dễ kêu gọi đầu tư để sản xuất phụ tùng làm dòng xe chủ lực, chiến lược. Hiện nay, các dòng xe thân thiện với môi trường cũng đã được ưu tiên bằng việc giảm thuế. Ví dụ, thuế tiêu thụ
đặc biệt với xe chạy bằng năng lượng sinh học bằng 50% xe cùng loại, đối với xe chạy gas và xăng điện bằng 70% xe cùng loại.
Theo cam kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA), đến năm 2018, thuế nhập khẩu ôtô con sẽ giảm về 0%. Hiện Bộ Tài chính cũng đã công bố lộ trình giảm thuếđến năm 2014, trong đó năm 2013 sẽ còn 60%, năm 2014 là 50%. Đối với giai đoạn 2015 đến 2018, dự kiến phương án giảm dần đều là 35% vào năm 2015, 20% vào năm 2016, 10% vào năm 2017 và 0% vào năm 2018.
- Đối với các sản phẩm còn lại, dư nợ kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai, khi hiện nay lạm phát đã được kiểm soát dần ổn định.Tuy nhiên vẫn phụ thuộc phần nhiều vào mức sống, nhu cầu của người dân và diễn biến của thị trường.