Đánh giá về các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 62 - 64)

Trong những năm gần đây, các ngân hàng TMCP đang có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ; tiềm lực tài chính, trình độ quản lý và công nghệ, cùng với sự tham gia của các đối tác nước ngoài với mục tiêu hình thành tập đoàn tài chính vững mạnh với trình độ quản lý cao là một thách thức lớn đối với BIDV. Các ngân hàng này luôn sẵn sàng cho các cuộc chạy đua về lãi suất và công nghệ.

- Ngân hàng liên doanh: hoạt động còn hạn chế, mạng lưới mỏng, và phụ thuộc vào chính sách liên doanh giữa các bên tham gia.

- Ngân hàng nước ngoài: Với lợi thế về năng lực tài chính, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý hơn hẳn các ngân hàng thương mại trong nước, các ngân hàng nước ngoài là đối thủ cạnh tranh chính của khối ngân hàng trong nước. Tuy nhiên các ngân hàng này chỉ mới xuất hiện trên địa bàn Tp.Biên Hòa vài năm gần đây, chỉ trong giai đoạn thăm dò thị trường và tìm hiểu khách hàng nên mức độ cạnh tranh của các ngân hàng này chưa rõ ràng.

Xu thế cạnh tranh của các NHTM hiện nay là chuyển sang mô hình bán lẻ, tăng cường khai thác khách hàng cá nhân, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển dịch vụ thẻ, internet banking, home banking, mobile banking…hướng tới cung cấp một cách toàn diện nhu cầu sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Bên cạnh đó, dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, với lợi thế sẵn có, các NH TMCP và ngân hàng nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ.

thủ tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ chưa đơn giản, gây mất nhiều thời gian của khách hàng.

- Công tác tín dụng tại chi nhánh chưa gắn liền với việc phát triển các sản phẩm bán lẻ, do hạn chế về mặt nhân lực và khả năng bán hàng của cán bộ QHKH, vừa phải thực hiện công tác tín dụng vừa phải tiếp thị khách hàng, bán sản phẩm, nên hiệu quả không cao so với các NH TMCP khác, có cả một đội ngũ nhân viên chuyên thực hiện công tác tiếp thị sản phẩm tới trực tiếp khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nội dung chương 3 trình bày về:

Giới thiệu bộ phận thực tập: cơ cấu nhân sự phòng QHKH Cá nhân và quy trình tín dụng bán lẻ tại chi nhánh. Diễn giải quy trình chung cho các sản phẩm cho vay tiêu dùng.Đồng thời nêu lênthực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh giai đoạn 2010-2012.Từ đó rút ra nhận xét về một số thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)