Tuy nhiên do sự thay đổicủa mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới, những tác động từ phía môi trường bênngoài thì quá trình quản lý xây dựng văn hóa nhà trường của trường Cao đẳng Sưphạm
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ này là một phần quan trọng trong quá trình đào tạo cao học.Với tất cả tình cảm chân thành tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô khoaQuản lí giáo dục, phòng sau đại học trường ĐHSP Hà Nội đã quan tâm và tạo điềukiện cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu
Tôi xin được bày tỏ lời tri ân sâu sắc của tôi xin dành cho người hướng dẫn
của tôi, PGS TS Nguyễn Thị Yến Phương, người đã luôn tận tình chỉ dẫn, giúp
đỡ, động viên và chia sẻ với tôi những kinh nghiệm quý báu trong quá trình thựchiện luận văn
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý nhà trường Cao đẳng Sưphạm Hà Nội, các thầy cô đã nhiệt tình hợp tác và đóng góp những ý kiến quý báucho bản thân tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu thực trạng tại trường
Tôi vui mừng chia sẻ thành quả này cùng với lời cảm ơn đến tất cả các thànhviên lớp Quản lí giáo dục K22, những người đã cùng tôi trải qua 2 năm học tập vànghiên cứu tại trường
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè và đồngnghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình họctập và hoàn thành luận văn này
Với hy vọng luận văn này sẽ đóng góp tích cực vào việc xây dựng Văn hóanhà trường ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội nói riêng và hệ thống các trườngCao đẳng Sư phạm nói chung, tuy nhiên không thể tránh khỏi sự thiếu sót Tôi nghĩrằng để có một luận văn hoàn chỉnh hơn, bản thân tôi còn phải nghiên cứu rấtnhiều và cần có sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ của Hội đồng khoa học
Tôi xin trân trọng cảm ơn và kính chúc tốt đẹp!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Tác giả
Vũ Thị Quỳnh
Trang 2DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, ngành giáo dục
và đào tạo đang đứng trước những cơ hội phát triển, đồng thời cũng đương đầu vớinhững thách thức mới, yêu cầu con người phát triển toàn diện vừa có đức, vừa có
Trang 3tài như Bác Hồ đã từng dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì việc gì cũng khó” Bên cạnh đó, quá trình hội nhập quốc tế sâu
rộng thì vai trò của giáo dục càng trở nên quan trọng Chính vì thế Đảng và Nhànước ta đã xác định giáo dục cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu
và có những chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Chất lượnggiáo dục là mục tiêu trọng tâm mà mỗi nhà trường đều mong muốn đạt tới Điềunày phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Trong đó, văn hóa nhàtrường được xác định là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng vô cùng to lớn tới chấtlượng và hiệu quả hoạt động của mỗi nhà trường
Về góc độ tổ chức, văn hóa nhà trường được coi như một mẫu thức cơ bản,tạo ra một môi trường quản lý ổn định, giúp cho nhà trường thích nghi với môitrường bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong Một tổ chức có nền vănhóa mạnh sẽ hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội Văn hóa nhà trường sẽ giúpcho nhà trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sứcmạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sảnphẩm giáo dục toàn diện
Đối với giáo viên, một văn hóa nhà trường tích cực sẽ khuyến khích mốiquan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau; tạo bầu không khí tin cậy,thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy; bồi dưỡng tìnhyêu và sự tâm huyết với nghề, qua đó góp phần cải thiện chất lượng giáo dục trongnhà trường
Đối với người học, văn hóa nhà trường tích cực tạo ra môi trường giáo dục
có lợi nhất cho người học, khiến họ cảm thấy thoải mái, vui vẻ, ham học Ngườihọc thấy rõ trách nhiệm của mình, tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tíchcực tương tác với giáo viên và nhóm bạn Văn hóa nhà trường còn tạo ra môitrường thân thiện cho người học với mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết, học
Trang 4hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò Người học cảm nhận được ở nhà trường một cảmgiác an toàn, một bầu không khí cởi mở Các yếu tố của văn hóa nhà trường gópphần quan trọng phát triển nhân cách toàn diện cho họ
Như vậy, văn hóa nhà trường có tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dụctrong nhà trường Xây dựng văn hóa nhà trường tích cực là biện pháp quan trọng
để nâng cao chất lượng giáo dục Trong thực tế, văn hóa nhà trường chứa đựngnhững yếu tố tích cực cũng không ít những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới chấtlượng giáo dục Trong khi đó, vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường tích cực là mộttrong những nhu cầu tất yếu, một trong những biện pháp quan trọng, hiệu quả đểthực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành
Hiện nay, sinh viên được đào tạo trong các nhà trường cao đẳng và đại học
là nguồn lực chủ yếu thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Bên cạnh
đó quá trình hội nhập sâu rộng cần tới đội ngũ nguồn nhân lực vừa có năng lực vàphẩm chất đạo đức tốt Chính vì vậy quá trình đào tạo trong nhà trường đại học vàcao đẳng phải diễn ra trong một môi trường văn hóa ổn định và lành mạnh để đảmbảo được chất lượng và đáp ứng được đòi hỏi của xã hội
Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội nằm trong hệ thống trường dạy nghề,đào tạo nên những thầy cô giáo cho bậc Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở.Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường đó là đào tạo giáo viên giảngdạy và có khả năng làm tốt công tác giáo dục học sinh Vì vậy bên cạnh việc trang
bị kiến thức chuyên môn và khả năng nghiệp vụ sư phạm nhà trường còn phải thựchiện tốt việc giáo dục sinh viên để trở thành những nhà giáo mẫu mực sau khi tốtnghiệp Chính vì thế vấn đề xây dựng một văn hóa nhà trường tích cực có tác độngrất lớn tới việc đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường Tuy nhiên do sự thay đổicủa mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới, những tác động từ phía môi trường bênngoài thì quá trình quản lý xây dựng văn hóa nhà trường của trường Cao đẳng Sưphạm Hà Nội cần có những biện pháp phù hợp hơn Nhận thức được tính cần thiết
Trang 5từ mặt lý luận và thực tiễn trong vấn đề quản lý xây dựng văn hóa nhà trường, tác
giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội”
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường(VHNT) ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội để từ đó đề ra các biện pháp quản lýxây dựng văn hóa nhà trường mang tính khả thi và phù hợp với thực tế của nhàtrường nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo, đáp ứngyêu cầu của xã hội hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý xây dựng VHNT ở trường Cao đẳng
Sư phạm
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý xây dựng VHNT ở Trường Cao
đẳng Sư phạm Hà Nội
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu công tác quản lý xây dựng VHNT của Ban Giám hiệu,lãnh đạo phòng ban, các khoa và tổ trưởng tổ chuyên môn của nhà trường Caođẳng Sư phạm
5 Giả thuyết khoa học
Văn hóa nhà trường ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh, thương hiệu, chất lượnggiáo dục và hiệu quả hoạt động của nhà trường, là sức mạnh cho sự phát triển ổnđịnh và bền vững Tuy nhiên công tác xây dựng VHNT ở nhà trường Cao đẳng Sưphạm Hà Nội vẫn còn một số điểm hạn chế nhất định nên chưa đáp ứng tốt đượcyêu cầu của xã hội Nếu có những biện pháp quản lý xây dựng VHNT phù hợp thì
sẽ khắc phục được những tồn tại và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trongnhà trường
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 66.1 Hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý xây dựng văn hóa nhà trường Cao đẳng Sư phạm.
6.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý xây dựng VHNT trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội.
6.3 Đề xuất biện pháp quản lý xây dựng VHNT ở trường Cao đẳng Sư phạm
Hà Nội.
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các vấn đề lý luận trong các công trìnhnghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài Các văn kiện của Đảng, pháp luật củaNhà nước, các văn bản chỉ đạo của ngành Giáo dục, sách, báo tạp chí… liên quanđến vấn đề lý thuyết về xây dựng VHNT để làm cơ sở lý luận cho đề tài
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Tác giả sử dụng các bộ phiếu điều tra bảng câu hỏi cho các nhóm đối tượng:Cán bộ quản lý nhà trường, giảng viên, nhân viên và sinh viên
7.2.2 Phương pháp quan sát
Phương pháp này nhằm ghi chép lại về không gian giáo dục và đào tạo trongnhà trường Cùng với đó là những thái độ, hành vi giao tiếp, tác phong ứng xử, làmviệc giữa cán bộ quản lý với giảng viên, giữa giảng viên với giảng viên, giữagiảng viên với sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn
Thực hiện phỏng vấn sâu các cấp lãnh đạo trong nhà trường như Hiệutrưởng, thành viên trong Ban giám hiệu, các lãnh đạo khoa, phòng ban và giảngviên phụ trách công tác Đoàn trong nhà trường
Trang 7Thực hiên phỏng vấn trên từng nhóm sinh viên trong nhà trường để nhằmđưa ra một bức tranh cụ thể hơn về thực trạng văn hóa làm việc giữa nhà quản lý -nhân viên - giảng viên – sinh viên
7.3 Phương pháp toán thống kê toán học
Sử dụng phần mềm xử lý số liệu (SPSS) và phương pháp thống kê để xử lý
số liệu thu thập được từ phiếu khảo sát
8 Dự kiến kết cấu của luận văn
Phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo
Phần nội dung bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở trườngCao đẳng Sư phạm
Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Caođẳng Sư phạm Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Caođẳng Sư phạm Hà Nội
Phụ lục
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA
NHÀ TRƯỜNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Khái niệm “Văn hóa tổ chức” (organisational culture) xuất hiện lần đầu tiêntrên báo chí Mỹ vào khoảng thập niên 1960 và chính thức trở thành khái niệmtrong Khoa học tổ chức- Quản lý, xuất hiện ở Âu Mỹ từ nhũng năm 80 của thế kỷ
XX, hiện nay là một khái niệm thịnh hành và phổ biến rộng rãi Thuật ngữ tươngđương “Văn hóa công ty” (corporate culture) xuất hiện muộn hơn, khoảng thậpniên 1970 và trở nên hết sức phổ biến khi tác phẩm “Văn hóa công ty” củaTerrence Deal và Atlan Kennedy được xuất bản tại Mỹ năm 1982 [29]
Trang 8Thuật ngữ “Văn hóa nhà trường” (School culture) là một khái niệm mới xuấthiện trong nhiều chục năm gần đây Nội dung của “Văn hóa học đường” bao hàmnội dung của “Trường học thân thiện” do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc(UNICEF) đề xướng từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX [9]
Nghiên cứu của GS Peter Smith trường Đại học Sunderlands, Anh quốc đãkhẳng định văn hóa nhà trường có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chất lượngcuộc sống và hiệu quả hoạt động của nhà trường
Craig Jerald (2006) khẳng định Văn hóa nhà trường chính là “chương trìnhđào tạo ẩn”, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của học sinh trong nhàtrường
Hai tác giả Julie Heifetz & Richard Hagberg đã đề xuất mô hình xây dựngvăn hóa nhà trường dựa trên cơ sở mô hình xây dựng văn hóa tổ chức gồm 11 bước
cụ thể trong các nghiên cứu của mình
1.1.2.Những nghiên cứu ở trong nước
Thuật ngữ “Văn hóa nhà trường” là một khái niệm mới xuất hiện trong mấynăm gần đây và được đề cập ngày càng một nhiều trong các diễn đàn cũng như cáchội thảo Nhưng thực ra bản chất và nội dung VHNT đã được các nhà trường ởViệt Nam từ xa xưa xây dựng và trở thành các truyền thống quý báu của dân tộc tanhư “Tôn sư trọng đạo”, “Kính thầy yêu bạn”, “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” Trongquá trình xây dựng và phát triển, VHNT biểu hiện trong mọi phương diện QL,trong các hoạt động dạy học cũng như trong mọi hành vi ứng xử của các thành viêntrong NT tạo nên sự khác biệt, các dấu ấn riêng của nhà trường
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến giáo dục “cái nền”đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ để họ trở thành những người “vừa hồng vừachuyên”
Trong những năm gần đây, quan điểm về đổi mới, phát triển Giáo dục vàĐào tạo đã được Đảng ta đề ra từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI và ngày càng cụ
Trang 9thể, hoàn thiện để sát hợp với thực tiễn và tiếp tục được khẳng định trong báo cáochính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) Ngày 14 – 05 – 2011 BộChính trị khóa XI ban hành chỉ thị số 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Một trong những nội dung chủ yếucủa Chỉ thị đó là “Coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ”
[18.tr2] Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được
phát động vào đầu năm học 2008-2009 của Bộ GD&ĐT (Chỉ thị số BGDĐT, ngày 22/7/2008) Ban chấp hành trung ương khóa VII đã khẳng định vănhóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ pháttriển của một dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp trong quan hệ giữa ngườivới người, với xã hội và với thiên nhiên Đây là một trong những bước đi đầu tiêntiếp cận hiện đại trong giáo dục, đó là xây dựng văn hóa nhà trường
40/2008/CT-Từ năm 2008 đến 2010 theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Họcviện Quản lý giáo dục Việt Nam đã hợp tác với Học Viện Giáo dục Singapore tổchức chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kếtViệt Nam- Singapore giai đoạn 2008- 2010 Nội dung chương trình có 7 chuyên
đề, trong đó có chuyên đề 3 “Văn hóa nhà trường” được rất nhiều nhà Lãnh đạo
đánh giá cao về tầm quan trọng của VHNT và được coi là một trong những yếu tốhàng đầu làm nên sự thành công trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhàtrường [15]
Nội dung xây dựng VHNT ở bậc phổ thông, cao đẳng và đại học được đềcập tới khá nhiều Có những đề tài khoa học, bài viết tham luận nói về vấn đề này
có thể kể đến như sau:
- Phạm Minh Hạc ( 2012), Xây dựng văn hóa học đường phải là mối quan tâm của mọi nhà trường, Tạp chí Ban Tuyên giáo, Hà Nội.
Trang 10- Phạm Quang Huân (2007), Văn hóa tổ chức, hình thái cốt của văn hóa nhà trường, Kỷ yếu Hội thảo VH học đường do Viện NCSP, Trường Đại học Sư phạm
trẻ” khoa Quản lý giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Hứa Thị Hoàn (2012), Biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn,
Luận văn Thạc sĩ khoa học QLGD, Đại học Sư phạm Hà Nội
- Nguyễn Thị Lan Anh (2012), Biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường của
hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ, Luận văn
Thạc sĩ khoa học QLGD, Đại học Sư phạm Hà Nội
Nhìn chung những các đề tài khoa học ở trên đã đi vào nghiên cứu VH nóichung và VHNT nói riêng để thấy rõ đặc điểm và ảnh hưởng của công tác xâydựng VHNT đến chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường Tuy nhiên ởkhía cạnh đưa ra những biện pháp cụ thể cho quá trình xây dựng VHNT tại nhà
trường Cao đẳng Sư phạm thì chưa được đề cập tới Chính vì vậy Luận văn “Quản
lý xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội” tập
trung đi sâu vào vấn đề xây dựng VHNT tại trường cao đẳng sư phạm trên cơ sở kếthừa và phát triển những kết quả nghiên cứu trên với hi vọng làm sáng tỏ biện phápquản lý xây dựng VHNT của cán bộ quản lý nhà trường Cao đẳng Sư phạm cóhiệu quả Mặt khác đưa ra những biện pháp cụ thể để xây dựng VHNT góp phầnxây dựng một môi trường tích cực cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viêntrong nhà trường
1.2 Một số khái niệm cơ bản
Trang 111.2.1 Quản lý nhà trường
Trong hệ thống giáo dục, nhà trường chiếm giữ một phần quan trọng, chủyếu Đa phần các hoạt động giáo dục đều được thực hiện trong nhà trường, thôngqua hệ thống nhà trường (phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học
và sau đại học) Nhà trường là “tế bào chủ chốt” của hệ thống giáo dục từ trungương tới cơ sở Theo đó quan niệm quản lý giáo dục (QLGD) luôn đi kèm với quanniệm quản lý nhà trường (QLNT) Các nội dung QLGD luôn gắn với QLNT.QLNT có thể được coi là sự cụ thể hóa công tác QLGD
Một số nhà nghiên cứu cho rằng “Quản lý nhà trường là hệ thống những tácđộng có hướng đích của hiệu trưởng đến con người (giáo viên, cán bộ nhân viên
và học sinh), đến nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin, …) hợp quy luật(quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luật kinh tế, quy luật xãhội) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục”
Ngày nay nhà trường trong nền kinh tế công nghiệp không chỉ là thiết kế sưphạm đơn thuần Công việc diễn ra trong nhà trường có mục tiêu cao nhất là hìnhthành “nhân cách – sức lao động”, phục vụ phát triển cộng đồng làm tăng nguồnvốn con người, vốn tổ chức, vốn xã hội
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì quản lý nhà trường là: “Tập hợpnhững tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp…)của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác nhằm tậndụng các nguồn dự trữ do Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do laođộng xây dựng vốn tự có hướng vào việc việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhàtrường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ Thực hiện có chất lượng mụctiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới”
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lốigiao dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận
Trang 12hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục Mục tiêu đào tạo đốivới ngành giáo dục, với thể hệ trẻ và với từng học sinh”
Tóm lại, QLNT là quá trình tác động của chủ thể quản lý nhà trường (Hiệutrưởng, Cán bộ phụ trách phòng ban) đến các đối tượng quản lý (giáo viên, họcsinh, các quá trình dạy học và giáo dục) để đạt được mục tiêu giáo dục mà nhàtrường đề ra Trong nội dung quản lý nhà trường thì quản lý xây dựng văn hóa làmột nội dung quan trọng
1.2.2 Văn hóa
Văn hóa là từ Việt gốc Hán Theo Kinh Dịch và trong những tài liệu cổ xưa
thì văn có nghĩa là “ vẻ đẹp”, hóa có nghĩa là “thay đổi, biến đổi”, “làm cho thay đổi, biến đổi”, “giáo hóa”, văn hóa hiểu theo nghĩa gốc là “làm cho trở nên đẹp đẽ,
văn vẻ” Bản thân văn hóa rất đa dạng và phức tạp Do đó, khi có những tiếp cậnnghiên cứu khác nhau sẽ dẫn đến có nhiều quan niệm về văn hóa, nhưng tựu chunglại, các nhà nghiên cứu đều có một nghĩa chung căn bản: VH là sự giáo hóa, vuntrồng nhân cách con người, làm cho con người và cuộc sống con người trở nên tốtđẹp hơn
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về văn hóa, văn hóa là sản phẩm do laođộng của con người tạo ra, nó vô cùng phong phú, đa dạng Qua thời gian và khônggian và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa về văn hóa khácnhau Cho đến nay, nhà nghiên cứu Phan Ngọc cho biết số lượng định nghĩa đã lêntới gần 400 định nghĩa Đúng như một học giả Ba Lan đã nhận xét: khó mà hìnhdung được một khái niệm nào nhiều nghĩa hơn và rộng hơn là khái niệm văn hóa
[21]: Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do lao động của con người sáng tạo ra, được cộng đồng khẳng định tích lũy lại, tạo ra bản sắc riêng của từng tộc người, từng xã hội Nghị quyết Trung ương 5 – Khóa VIII, Đảng ta khẳng định:
Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng cácdân tộc Việt Nam sáng tạo ra, trong quá trình dựng nước và giữ nước , là kết quả
Trang 13giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoànthiện mình Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh ViệtNam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Trần Ngọc Thêm định nghĩa về văn hóa (được coi là khá đầy đủ và toàndiện): “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do conngười sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tácgiữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”
UNESCO định nghĩa, “Văn hóa là một bộ phận không thể tách rời của cuộcsống và nhận thức – một cách hữu thức cũng như vô thức – của các cá nhân và cáccộng đồng Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ vàtrong hiện tại Qua các thế kỷ, các hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành trên một hệthống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố xác định hệ thốngriêng của mỗi dân tộc ”; “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêngbiệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hộihay của một nhóm người trong xã hội Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thànhsinh vật đặc biệt nhân bản có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý.Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình
là một thực thể chưa hoàn chỉnh đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân,tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo những công trình vượttrội lên bản thân”; “Văn hóa là tổng thể những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của xãhội thể hiện trên các mặt vật chất, tinh thần, tri thức và tình cảm”
Tựu chung lại thì có thể thấy điểm cốt lõi và phổ biến nhất khi đề cập tớikhái niệm văn hóa đó là sự nhấn mạnh đến yếu tố con người, gắn với con người,thuộc con người và tất cả những sản phẩm của con người
1.2.3 Văn hóa tổ chức
Tùy theo đối tượng tiếp cận, văn hóa tổ chức được gọi bằng một số tên khácnhau như văn hóa công ty, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở Trong đó thuật
Trang 14ngữ văn hóa tổ chức được sử dụng khá phổ biến Có nhiều các định nghĩa khácnhau về văn hóa tổ chức, có thể kể đến một vài quan niệm cơ bản như sau:
Trong tác phẩm “Quản lý hành chính – Lý thuyết và thực hành” các tác giảMichel Amiel, Francis Bonnet và Joseph Jacobs đã cho rằng “Văn hóa tổ chức làtoàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả năng quy định hành
vi của mỗi thành viên trong tổ chức, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổitheo thời gian, mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng.” [28] Văn hoá tổ chức làmột tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử của một tổchức tạo nên sự khác biệt của các thành viên của tổ chức này với các thành viêncủa tổ chức khác (Greert Hofstede, Cultures & Organisations, 1991)
Văn hoá tổ chức liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một
tổ chức Nó biểu hiện trước hết trong trong tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, triết lý,các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý…, bầu không khí tâm lý Thể hiện thànhmột hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử được xem là tốtđẹp và được mỗi người trong tổ chức chấp nhận
Văn hoá tổ chức là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến vàtương đối ổn định trong tổ chức (Williams, A, Dobson, P & Walters)
Văn hoá thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhauphổ biến trong tổ chức và có xu hướng tự lưu truyền trong thời gian dài (Kotter,J.P & Heskett, J.L.)
Qua những định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy rằng dù phát biểu theonhững cách khác nhau về văn hóa tổ chức nhưng nói chung các tác giả đều nhấn
mạnh những chuẩn mực và giá trị chung được biểu hiện thành những nguyên tắc sống, những nguyên tắc ứng xử có tác dụng chỉ dẫn hành vi của cá nhân trong tổ chức
1.2.4 Văn hóa nhà trường
Trang 15Từ điều đã khẳng định: nhà trường là một tổ chức, có thể suy ra rằng: văn hoá nhà trường là văn hoá của một tổ chức hành chính – sư phạm.
Văn hoá nhà trường – School Culture Văn hoá tổ chức của một nhà trường
là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ
đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.
Văn hóa nhà trường là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin vàhành vi ứng xử VHNT là những nét đặc trưng riêng biệt, tạo nên sự khác biệt củanhà trường với các tổ chức khác và sự khác biệt giữa trường này với trường khác.VHNT liên quan tới toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà trường.VHNT là những giá trị tốt đẹp được hình thành bởi một tập thể và được mỗi cánhân trong nhà trường chấp nhận
Các tác giả Urben G.C., Hugies L.W., Noris C.J cho rằng VHNT gắn liềnvới chất lượng giáo dục “Một trường tốt có chuẩn chất lượng cao, có kỳ vọng caođối với HS, có môi trường giảng dạy và học tập tốt, hay nói cách khác là có VHNTtốt”
Joan Richardson định nghĩa “VHNT là sự tích lũy các giá trị và chuẩn mựccủa nhiều người Đó là sự đồng thuận về những gì quan trọng Đó là những kỳvọng của tập thể chứ không phải những kỳ vọng của một cá nhân” [37]
Văn hoá nhà trường (VHNT) thể hiện ở mọi góc độ nhà trường, bao gồm từphong cách ngôn ngữ của GV và HS, cách bài trí lớp học,…cũng như thái độ quantâm của họ đối với những nội dung chương trình và phương pháp GD, đến nhữngđịnh hướng giá trị nhân cách của HS (và cả của GV) trước những thay đổi của cuộcsống XH hiện đại VHNT lành mạnh sẽ giảm bớt được xung đột và tăng tính ổnđịnh Đúng như Donahoe (1997) chỉ ra rằng: “Nếu văn hoá thay đổi thì mọi thứ sẽthay đổi”
Trang 16Tóm lại VHNT là hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần tồn tại trongnhà trường làm cho nhà trường có những nét riêng biệt, khác biệt để phân biệt nhàtrường này với nhà trường khác.
1.2.5 Xây dựng văn hóa nhà trường
Theo từ điển Tiếng Việt thì xây dựng là gây dựng nên, làm nên hay tạo ra cái có giá trị tinh thần hay nội dung gì đó Vậy khi nói tới khái niệm xây dựng văn
hóa tức là gây dựng hay sáng tạo nên những giá trị mới về tinh thần và vật chấtthuộc về văn hóa Tuy nhiên văn hóa luôn tồn tại những giá trị được lưu truyền từđời này qua đời khác ta gọi đó là giá trị văn hóa Giá trị văn hóa luôn có ý nghĩanhưng trong từng thời kỳ thì ý nghĩa của các giá trị văn hóa đó có phù hợp haykhông mới là cái quan trọng Chính vì thế, khi nói tới xây dựng văn hóa tức làngười ta muốn đề cập đến việc kế thừa những giá trị văn hóa sẵn có để xây dựnghoặc có thể phát triển những giá trị văn hóa cho phù hợp với từng thời kỳ lịch sử
Nhà trường là môi trường thường có nhiều giá trị văn hóa tích cực hơn.Chính vì vậy, xây dựng văn hóa nhà trường được hiểu là quá trình kế thừa, xâydựng và phát triển những giá trị văn hóa đã tồn tại trong nhà trường Đó là nhữnggiá trị thuộc về bề nổi và bề chìm của văn hóa nhà trường Xây dựng văn hóa nhàtrường không hoàn toàn ở việc tạo nên một giá trị văn hóa hoàn toàn mới Xâydựng đồng nghĩa là kế thừa và phát triển những giá trị tích cực phù hợp với điềukiện hoàn cảnh từng nhà trường, đồng thời cũng loại bỏ đi những giá trị tiêu cực,không phù hợp hoặc cản trở sự phát triển của nhà trường
Vậy khi nhắc đến khái niệm xây dựng văn hóa nhà trường tức là quá trình kếthừa và phát triển những giá trị văn hóa tích cực tồn tại trong nhà trường để nhằmđưa nhà trường phát triển ổn định và đạt được mục đích giáo dục Xây dựng vănhóa nhà trường là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực đóng góp của tất cả cácthành viên trong nhà trường trong đó nhấn mạnh vai trò đi đầu của cán bộ quản lýnhà trường
Trang 171.2.6 Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường
Xây dựng VHNT là một nội dung của quản lý nhà trường mà mỗi cán bộquản lý phải thực hiện Quản lý nhà trường gắn với mục đích đạt được hiệu quảcủa từng hoạt động, vậy quản lý xây dựng VHNT cũng được hiểu một cách đơngiản là quản lý để đạt được hiệu quả trong xây dựng VHNT Nhưng nhìn một cáchbiện chứng thì xây dựng VHNT lại có trong tất cả các hoạt động quản lý nhàtrường Vì vậy, quản lý xây dựng văn hóa ở nhà trường vừa là yêu cầu, vừa là mụctiêu của mỗi nhà trường
Từ đấy có thể hiểu rằng, quản lý xây dựng văn hóa nhà trường là quá trình tác động có ý thức, có định hướng lên tất cả các thành tố tham gia vào quá trình tá động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý, nhằm đưa ra các hoạt động xây dựng VHNT cụ thể để đạt được kết quả mong muốn một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường
Quản lý xây dựng VHNT gắn với điều kiện cụ thể của mỗi một nhà trườngnhưng nhìn chung nó sẽ bao gồm các vấn đề lớn cần tập trung đó là xây dựng nền
VH đạo đức xã hội chủ nghĩa trong trường học Tích cực xây dựng môi trường học
an toàn, thân thiện, cảnh quan hiện đại, mối quan hệ tốt đẹp, thương hiệu và giá trịđạo đức của nhà trường
Theo cách tiếp cận chức năng quản lý thì quản lý VHNT là một quá trìnhbao gồm các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và đảmbảo các điều kiện cần thiết để xây dựng VHNT đạt hiệu quả
Tóm lại có thể nói quản lý hoạt động xây dựng VHNT là một quá trình tác động có hướng đích của chủ thể quản lý nhà trường đến khách thể thuộc về yếu tố VHNT thông qua các biện pháp quản lý phù hợp nhằm đưa hoạt động xây dựng VHNT đạt được kết quả cao nhất, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục trong nhà trường.
1.3 Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường Cao đẳng Sư phạm
Trang 181.3.1 Cấu trúc của văn hóa nhà trường
Theo lý thuyết cơ bản về VHNT thì có hai quan điểm được nghiên cứu khinhắc tới cấu trúc VH đó chính là mô hình tảng băng VH và mô hình VH ba tầngbậc
Mô hình thứ nhất: Mô hình tảng băng (có phần nổi, phần chìm).
Mô hình tảng băng được Frank Gonzales đưa ra vào năm 1978 Theo đó,VHNT giống như một tảng băng có văn hóa thể hiện phần nổi và văn hóa thể hiệnphần chìm Văn hóa phần nổi là những thành tố có thể quan sát, nắm bắt hoặc thayđổi được Phần văn hóa chìm là các giá trị, niềm tin, thái độ, các giá trị về tinh thầncái mà rất khó quan sát hay thay đổi được ta chỉ có thể cảm nhận và thấu hiểu khitiếp cận với con người hoặc môi trường đó
Hình 1.1: Văn hóa nhà trường theo Mô hình tảng băng.
Tầm nhìn, chính sách, mục đích, mục tiêu Khung cảnh, cách bài trí lớp học
Logo, khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tượng Đồng phục, Các nghi thức, nghi lễ Các hoạt động văn hoá, học tập của trường…?
Phần
Trang 19Mô hình thứ hai – Mô hình cấu trúc ba tầng bậc.
Mô hình văn hóa tổ chức Edgar H Schien đưa ra và được áp dụng vàoVHNT Theo mô hình này VHNT có ba tầng bậc:
Tầng thứ nhất: Những yếu tố hữu hình - có thể quan sát được
Tầng thứ hai: Những giá trị được thể hiện, bao gồm: niềm tin, thái độ, cách ứngxử
Tầng thứ ba: Những giả thiết cơ bản – bao gồm: những yếu tố liên quan đến môitrường xung quanh, thực tế của tổ chức, hoạt động và mối quan hệ giữa con ngườitrong tổ chức [38]
Thực tế, trong hai mô hình trên mô hình tảng băng được minh họa cụ thể, dễquan sát và nắm bắt vấn đề và được chia làm hai phần rõ ràng Mô hình này đượcnhiều nhà nghiên cứu Việt Nam sử dụng khi bàn về cấu trúc VHNT Tuy nhiên,
mô hình ba cấp độ của VHNT phản ánh rất cụ thể, đầy đủ và chặt chẽ Cấu trúcVHNT ở đây được thể hiện sâu hơn ở tầng thứ 3: Những giả thiết cơ bản; Như vậyVHNT sẽ được quy chiếu rõ ràng trong mối quan hệ với môi trường xung quanh vàđược đặt trong hoàn cảnh thực tế Theo Edgar H Schien, tầng giả định cơ bản bềsâu chính là những giả thiết ban đầu được hỗ trợ bởi một giá trị nào đó trải qua quátrình sử dụng liên tục dần trở thành hiện thực Những giả thiết cơ bản này sẽ quyếtđịnh đến cách giải quyết, nhìn nhận, xem xét vấn đề của tổ chức Tầng giả thiết cơbản có mối quan hệ biện chứng, chi phối tầng thứ nhất (yếu tố hữu hình) và thứ hai(những giá trị) của cấu trúc
Vấn đề cấu trúc VHNT theo mô hình 3 tầng bậc cần phải có rất nhiều thờigian quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu thực tế trong nhà trường; và quy chiếu trongmôi trường xung quanh cũng như từng thời điểm cụ thể… Trong điều kiện thựchiện luận văn, tác giả không thể nghiên cứu đến tầng thứ ba trong cấu trúc văn hóanhà trường vì vậy đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu sử dụng mô hình tảng băng gồm haiphần cơ bản của VHNT để tiến hành nghiên cứu
Trang 20Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài về cấu trúc VHNT Cao đẳng Sư phạmchúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu theo mô hình cấu trúc tảng băng Đó là baogồm các yếu tố thuộc về phần nổi và phần chìm của VHNT.
1.3.2 Trường Cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân
Trường Cao đẳng là cơ sở giáo dục đại học nằm trong hệ thống giáo dụcquốc dân Trường có tư cách pháp nhân và con dấu riêng
Nhiệm vụ của trường Cao đẳng được quy định tại Điều 9 – Điều lệ trườngCao đắng như sau:
1 Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và nănglực thực hành nghề nghiệp tưng xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có nănglực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho nhữngngười khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầuxây dựng và bảo vệ Tổ quốc
2 Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo vớinghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định củaLuật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật
3 Giữ gìn và phát triển những di sản và bản sắc văn hoá dân tộc
4 Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong những người học và trong đội ngũcán bộ giảng viên của trường
5 Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên; xây dựng đội ngũ giảng viên củatrường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi
và giới
6 Tuyển sinh và quản lý người học
Trang 217 Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt độnggiáo dục
8 Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạtđộng xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội
9 Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quyđịnh của pháp luật
10 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật Quyền hạn và
trách nhiệm của trường Cao đẳng được quy định tại Điều 10- Điều lệ trường Cao
đẳng như sau
Trường cao đẳng được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy địnhcủa pháp luật và Điều lệ này về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chứccác hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức
và nhân sự Cụ thể là:
1 Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trườngphù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường caođẳng của Nhà nước;
2 Xây dựng Chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối vớicác ngành nghề nhà trường được phép đào tạo trên cơ sở Chương trình khung do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của Nhà nước,
tổ chức các hoạt động đào tạo, công nhận tốt nghiệp, in ấn và cấp văn bằng theoquy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
3 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáodục; hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y
Trang 22tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng giáodục, gắn đào tạo với việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội;
4 Quyết định thành lập các tổ chức trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức đãđược phê duyệt trong Quy chế tổ chức và hoạt động của trường; quyết định bổnhiệm các chức vụ từ cấp khoa, phòng và tương đương trở xuống; quản lý và phânphối chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị trong trường theo chỉ tiêu được cơ quan chủquản giao hàng năm; quyết định các vấn đề liên quan đến công tác cán bộ từ ngạchgiảng viên, chuyên viên trở xuống
5 Nghiên cứu các đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ, thực hiện các dự án,sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ theo kế hoạch do cấp trên giao hoặcchủ động hợp tác với các viện, các trường đại học, cao đẳng, học viện, các tổ chứcquốc tế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước theo quy định củapháp luật; tổ chức đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học, dự án, sảnxuất thử nghiệm cấp trường và cấp Bộ; xuất bản tập san, các ấn phẩm khoa học, tàiliệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triểncông nghệ của trường theo Luật Xuất bản và quy định của Bộ Giáo dục và Đàotạo
6 Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân; góp vốn bằngtiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành các hoạt động khoa học vàcông nghệ, sản xuất kinh doanh; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư
mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, chi cho cáchoạt động giáo dục và bổ sung nguồn tài chính cho nhà trường;
7 Được Nhà nước giao đất; được thuê đất, vay vốn; được miễn, giảm thuếtheo quy định của Nhà nước;
Trang 238 Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện cácnhiệm vụ đào tạo, khoa học và công nghệ và hoạt động tài chính;
9 Thực hiện chế độ báo cáo cơ quan chủ quản và các cơ quan cấp trên vềcác hoạt động của trường theo quy định hiện hành
Trường Cao đẳng Sư phạm là cơ sở đào tạo dạy nghề thuộc hệ thống cáctrường Cao đẳng, Đại học trong cả nước Chính vì thế nhiệm vụ, quyền hạn vàtrách nhiệm của trường Cao đẳng Sư phạm cũng tương tự như trường Cao đẳng nóichung
1.3.3 Tầm quan trọng của xây dựng văn hóa nhà trường Cao đẳng Sư phạm
1.3.3.1 Vai trò của văn hóa nhà trường
Văn hóa nhà trường có tác động đến mọi khía cạnh sư phạm của giáo viên,giảng viên, là yếu tố lan tỏa khắp nhà trường và khó xác định Freiberg (1998) mô
tả VHNT “… như không khí mà chúng ta thở Không ai nhận ra nó cho đến khi nó
bị ô nhiễm” VHNT quyết định đến việc các thành viên trong nhà trường cùng tậptrung vào mục tiêu chung, cam kết và nỗ lực cho mục tiêu đó VHNT giúp cácthành viên xác định và xây dựng cam kết của mỗi cá nhân và của nhà trường đốivới các giá trị cốt lõi Một nhà trường có nền tảng văn hóa tích cực sẽ góp phầnquan trọng cải thiện hiệu quả làm việc trong nhà trường
Về góc độ tổ chức, VHNT được coi như một mẫu thức cơ bản, tạo ra mộtmôi trường quản lý ổn định, giúp cho Nhà trường thích nghi với môi trường bênngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong Một tổ chức có nền văn hóa mạnh
sẽ hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội VHNT sẽ giúp cho nhà trường thực sựtrở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ vàlòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàndiện Phạm Quang Huân cho rằng, VHNT có năm vai trò:
Trang 24Văn hóa là một thứ tài sản lớn và quyết định trường tồn của một tổ chức.Văn hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng với nhà trường, hơn bất kỳ tổ chức nào tínhvăn hóa là tính chất đặc thù của nhà trường.
Văn hóa nhà trường tạo động lực làm việc
Văn hóa nhà trường hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhânbằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thuyết donhững thế hệ con người trong tổ chức xây dựng lên
Văn hóa nhà trường hạn chế tiêu cực và xung đột VHNT giúp các thànhviên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, địnhhướng và hành động
Nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường
Từ những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến người dạy và người học,văn hóa có tác động lớn đến chất lượng giáo dục trong nhà trường Một nền vănhóa tốt chính là một chương trình đào tạo tốt trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượnggiáo dục trong nhà trường Đối với nhà trường Cao đẳng Sư phạm, nơi đào tạo ranhững thầy cô giáo tương lai phục vụ cho bậc học Mầm non, Tiểu học và Trunghọc cở sở thì văn hóa nhà trường tích cực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cáchnghề nghiệp của sinh viên Văn hóa nhà trường là cái nôi – tạo động lực học tập vàphấn đấu rèn luyện chuyên môn và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho người học
1.3.3.2 Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến các lực lượng giáo dục bên trong
và bên ngoài nhà trường.
* Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến Hiệu trưởng và cán bộ quản lý nhà trường
Cần lưu ý rằng, trong nhà trường, người hiệu trưởng vừa là người quản lý (manager), vừa là người lãnh đạo (leader) Điều đó có nghĩa là người hiệu trưởng
phải đảm nhận đồng thời hai chức năng: lãnh đạo và quản lý Hai chức năng nàygắn làm một như hai mặt của một đồng tiền Theo quan điểm của Pam Robbins và
Trang 25Harvey B Alvy, quản lý và lãnh đạo luôn luôn song hành với nhau, nó tích hợptrong một nhà quản lý và theo J P Khongtter (1990), thật vô ích khi bàn về banquản lý mà không bàn về ban lãnh đạo “Người hiệu trưởng có vai trò quyết định,chi phối sự phát triển văn hóa nhà trường”
Hiệu trưởng xây dựng văn hóa nhà trường tuy nhiên trong mối liên hệ ngượcVHNT giúp hiệu trưởng trước hết phải là người lãnh đạo gương mẫu
Hiệu trưởng hình thành văn hóa thông qua hàng trăm các hoạt động tươngtác hàng ngày với giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh và cộng đồng
Biểu hiện của hiệu trưởng đối với những biến động trong và ngoài nhàtrường trở nên linh hoạt và tích cực
Hiệu trưởng luôn chú ý đến nhu cầu của các thành viên trong nhà trường rènluyện kỹ năng biết lắng nghe và thấu hiểu, nuôi dưỡng bầu không khí tâm lí cởi
mở, tin cậy, đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau trong nhà trường
Xác lập cơ chế đánh giá, thi đua khen thưởng công bằng hợp lí Phong cáchlãnh đạo dân chủ, tăng cường đối thoại; phân công công việc phù hợp, phân địnhtrách nhiệm rõ ràng
Ngoài ra VHNT còn ảnh hưởng đến đội ngũ quản lý là trưởng phòng ban,trưởng khoa, trưởng bộ môn Đây là đội ngũ thực hiện sự phân cấp quản lý củaHiệu trưởng nhà trường Cao đẳng Sư phạm Đối với đội ngũ quản lý này thìVHNT tạo nên một môi trường thuận lợi để họ trực tiếp quản lý và thực hiện cácquyết định của Hiệu trưởng VHNT cũng quy định các chuẩn mực đạo đức màngười cán bộ quản lý cần thực hiện, chính vì thế VHNT sẽ là khung tiêu chuẩn đểđánh giá hoạt động quản lý của cán bộ quản lý
*Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến cán bộ và giảng viên
Đối với đội ngũ CBGV nhà trường, VHNT thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạonên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vìmục tiêu chung Thầy cô giáo là người trực tiếp tham gia hoạt động dạy học và đào
Trang 26tạo Và hơn ai hết, chính nhân cách Nhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cáchhọc trò Vì vậy, chúng ta rất cần những Nhà giáo ngoài kiến thức chuyên môn, phảihiểu biết rộng về cuộc sống, có kiến thức sâu sắc về văn hóa xã hội.
Khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các giáo viên.
- GV cảm thấy thoải mái dễ dàng thảo luận về những vấn đề hay khó khăn mà họđang gặp phải
- GV sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn
- GV tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy
- GV quan tâm đến công việc của nhau
- GV cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra
Tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập.
- Bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau tạo động lực để GV quan tâmcải tiến nâng cao chất lượng dạy và học;
- Cải thiện thành tích giảng dạy và học tập của nhà trường
* Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến sinh viên
Đối với sinh viên, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnhhành vi Khi được đào tạo trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trịvăn hóa, người học không những hình thành được những hành vi chuẩn mực màquan trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vàonhững điều tốt đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng.Đồng thời, VHNT còn giúp các em về khả năng thích nghi với xã hội và có thái độđúng đắn với nghề nghiệp sau này Một con người có văn hóa thì trong con người
đó luôn hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ
độ, thương yêu con người, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội Do vậy,khi gặp những tình huống xã hội phát sinh, dù là những tình huống mà các em
Trang 27chưa từng trải qua nhưng nhờ vận dụng năng lực văn hóa để điều tiết hành vi mộtcách hài hòa, các em có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp
lẽ, hợp với lòng người và cuộc sống xung quanh
Tạo ra một bầu không khí học tập tích cực
- Người học cảm thấy thoải mái, vui vẻ, ham học
- Người học được thừa nhận, được tôn trọng, cảm thấy mình có giá trị
- Người học thấy rõ trách nhiệm của mình
- Người học tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với giảngviên, nhóm bạn
- Người học nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất
Tạo ra môi trường thân thiện, cởi mở và hợp tác cho người học
- An toàn, cởi mở, tôn trọng
- Cởi mở và chấp nhận các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau của người học
- Khuyến khích học sinh phát biểu/bày tỏ quan điểm cá nhân
- Xây dựng mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhaugiữa thầy và trò
* Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến mối quan hệ bên trong và ngoài nhà
nhà trường
Các mối quan hệ bên trong và bên ngoài là một đặc thù của văn hóa nhàtrường, cũng như các mối quan hệ này VHNT sẽ phát triển
Mối quan hệ bên trong nhà trường giữa giảng viên với giảng viên, trong môi
trường văn hóa tích cực sẽ khuyến khích sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏilẫn nhau GV cảm thấy thoải mái và dễ dàng thảo luận, chia sẻ về những vấn đềhay khó khăn trong công việc, tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạycũng như cuộc sống VHNT sẽ tạo ra bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫnnhau tạo động lực để GV quan tâm cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy
Trang 28Mối quan hệ giữa giảng viên và sinh trong nhà trường có ảnh hưởng rất lớnđến kết quả đào tạo của nhà trường Trong môi trường tích cực, mối quan hệ GV-
SV là mối quan hệ tương tác, khuyến khích GV tôn trọng SV, tận tình, trung thực,
có sự cảm thông và giúp đỡ sẽ có sự khuyến khích tích cực với học sinh để SV đạtkết quả tốt Ngược lại nếu mối quan hệ tiêu cực tạo ra sự áp đặt, thiếu công bằng,không tôn trọng lẫn nhau, thụ động trong các hoạt động sẽ ảnh hưởng xấu đến kếtquả giáo dục và đào tạo
Mối quan hệ giữa SV- SV tốt đẹp sẽ tạo ra một bầu không khí học tập tíchcực, SV cảm thấy thoải mái, vui vẻ với nhau trong môi trường thân thiện, đoàn kết,ham học hỏi, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp; tạo cảm hứng cho giảng viên và khôngkhí tốt đẹp trong nhà trường
Mối quan hệ bên ngoài nhà trường là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường –
xã hội về mục đích, nội dung, hình thức hoạt động Nội dung xây dựng VHNT củanhà quản lí cần xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với các lực lượng xã hộibên ngoài nhà trường Cơ chế chính sách quản lí hợp lí, đồng bộ, cùng với sự ủng
hộ, chia sẻ, giúp đỡ của các lực lượng xã hội đối với giáo dục và công tác xây dựngvăn hóa của nhà trường Các lực lượng được kết hợp tốt sẽ kịp thời phát hiện cácvấn đề nảy sinh để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả tạo ra môi trường giáo dục
ở khắp nơi
1.3.4 Biểu hiện của văn hóa nhà trường Cao đẳng Sư phạm
Trong một tổ chức nói chung cũng như một nhà trường, văn hóa luôn tồn tạitrong mọi hoạt động của tổ chức đó Mỗi thành viên trong nhà trường cần ý thức rõ
sự tồn tại của nó để quản lý và sử dụng sức mạnh của nó Và hơn bất cứ tổ chứcnào trong xã hội, Nhà trường phải là tổ chức có “hàm lượng” văn hoá cao nhất; lànơi hội tụ, kết tinh văn hoá để đào tạo ra những chuẩn mực văn hoá cho xã hội
Văn hóa nhà trường nói chung hay văn hóa nhà trường trường Cao đẳng Sưphạm nói riêng là tập hợp các yếu tố làm nên nét đặc trưng, bản sắc riêng của nhà
Trang 29trường này với nhà trường khác và nhà trường với tổ chức khác Bản thân văn hóa
vô cùng đa dạng và phức tạp, biểu hiện của VHNT cũng phong phú, đa dạng.VHNT có những biểu hiện tích cực (có văn hóa) và biểu hiện tiêu cực, không lànhmạnh (thiếu văn hóa) Căn cứ theo tài liệu bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPTtrong chương trình hợp tác Việt Nam – Singapore về biểu hiện của VHNT xinđược đưa ra biểu hiện của VHNT trường Cao đẳng Sư phạm như sau:
Biểu hiện tích cực (có văn hóa):
* Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau
* Mỗi thành viên đều biết rõ công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, luôn có ýthức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định dạy và học
* Coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sựthành công của mỗi người
* Nhà trường có những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vươn tới
* Sáng tạo và đổi mới
* Khuyến khích giảng viên và sinh viên cải tiến phương pháp giảng dạy và học tậpnâng cao chất lượng đào tạo Các thành viên được khuyến khích tham gia đóng góp
ý kiến trong mọi hoạt động của nhà trường
* Khuyến khích đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm
* Khuyến khích giảng viên,cán bộ và sinh viên thực hiện nghiên cứu khoa học vàhọc tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
* Chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn
* Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm
* Chia sẻ tầm nhìn
* Nhà trường thể hiện sự quan tâm, có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộngđồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề của giáo dục và đào tạo
Những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh (thiếu văn hóa):
* Sự buộc tội, đổ lỗi cho nhau
Trang 30* Sự kiểm soát chặt chẽ đánh mất quyền tự do và tự chủ cá nhân.
* Quan liêu, nguyên tắc một cách máy móc
* Thiếu sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong giảng dạy, học tập và nghiên cứukhoa học
* Thiếu sự động viên khuyến khích
* Thiếu sự cởi mở, thiếu sự tin cậy
* Thiếu sự hợp tác, thiếu sự chia sẻ học hỏi lẫn nhau
* Mâu thuẫn xung đột nội bộ không được giải quyết kịp thời
Ngoài những biểu hiện trên của VHNT còn có một số quan điểm khácthường được đề cập về biểu hiện của VHNT Theo nghiên cứu của các tác giảPeterson K.D, Deal T.E, Gonzales F, Jerald C, Richardson J, VHNT biểu hiện cụthể thành hai tầng bậc (các yếu tố bề nổi và các yếu tố bề sâu) Yếu tố bề nổi củaVHNT là các yếu tố dễ nắm bắt, quan sát Yếu tố bề sâu là những yếu tố không dễdàng quan sát được mà phải cảm nhận trong quá trình trải nghiệm ở nhà trường đó
1.3.5 Vai trò của các cấp quản lý ở trường Cao đẳng Sư phạm trong xây dựng văn hóa nhà trường
1.3.5.1 Vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý xây dựng văn hóa nhà trường
Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu tráchnhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quyđịnh của pháp luật, Điều lệ trường cao đẳng, các quy chế, quy định của Bộ Giáodục và Đào tạo, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đã được cơ quan chủquản phê duyệt (Khoản 1, Điều 13, Điều lệ trường Cao đẳng)
Hiệu trưởng là cán bộ quản lý và lãnh đạo cao nhất trong nhà trường, theo
đó việc xây dựng và hoàn thiện VHNT phải bắt đầu từ Hiệu trưởng Theo tài liệubồi dưỡng Hiệu trưởng trường THPT theo hình thức liên kết Việt Nam- Singapore
thì “Hiệu trưởng có vai trò quyết định/ chi phối sự phát triển của văn hóa nhà
Trang 31trường” Vậy để quản lý quá trình xây dựng văn hóa nhà trường người Hiệu trưởng
cần:
- Hiệu trưởng phải là người gương mẫu;
- Hiệu trưởng hình thành VHNT thông qua hàng trăm hoạt động tương táchàng ngày với cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên và cộng đồng;
- Hiệu trưởng chú ý đến nhu cầu của giảng viên và nhu cầu của sinh viên;
- Cách phản ứng của người Hiệu trưởng đối với những biến động trong NT;
- Hiệu trưởng xác lập cơ chế thi đua, khen thưởng đúng người, đúng việc;
- Phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cường đối thoại, cùng tham gia, phâncông trách nhiệm;
- Khả năng biết lắng nghe của Hiệu trưởng nuôi dưỡng bầu không khí tâm lýcởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau nơi làm việc
1.3.5.2 Vai trò của các cấp quản lý khác trong nhà trường
Các cấp quản lý khác trong nhà trường Cao đẳng Sư phạm đó là các Trưởngkhoa, Trưởng phòng ban và Tổ trưởng chuyên môn Đây là một đội ngũ làm côngtác chuyên môn và công tác quản lý theo sự phân công của Hiệu trưởng nhàtrường Đội ngũ cán bộ quản lý này trực tiếp chỉ đạo các hoạt động cụ thể liên quantới đào tạo và giáo dục trong nhà trường Mỗi khoa, mỗi phòng ban, mỗi tổ chuyênmôn sẽ là một bộ phận làm nên nhà trường chính vì vậy trách nhiệm của các cấpquản lý này trong hoạt động xây dựng VHNT là cũng không kém phần quan trọng
Để thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác quản lý xây dựngVHNT thì các cấp quản lý này cần:
- Chấp hành và thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;
- Gương mẫu trong công tác quản lý và giảng dạy;
- Tạo động cơ khuyến khích các cá nhân trong tập thể của mình có cơ hộiphát triển;
Trang 32- Tạo môi trường làm việc hợp tác, cởi mở và sáng tạo trong bộ phận mìnhquản lý;
- Giám sát các hoạt động đào tạo và giáo dục của giảng viên, cán bộ, nhânviên để có những điều chỉnh phù hợp;
1.3.6 Nội dung quản lý xây dựng văn hóa nhà trường Cao đẳng Sư phạm
1.3.6.1 Nội dung quản lý xây dựng văn hóa bề chìm của văn hóa nhà trường
- Tổ chức, chỉ đạo xây dựng khuôn viên, tạo cảnh quan sư phạm trong nhà trường
Xây dựng kiến trúc, không gian văn hóa nhà trường Bố trí hợp lí hệ thốnglogo, bảng biểu tạo cảnh quan đẹp mắt, dễ quan sát
Xây dựng khuôn viên khoa học, sạch đẹp tạo không khí thoáng mát, gần gũi,thân thiện cho môi trường giáo dục, phục vụ tốt cho quá trình dạy - học và các hoạtđộng tập thể, hoạt động vui chơi bổ ích trong nhà trường
Bố trí hợp lí các phòng chức năng phù hợp với đặc thù bộ môn, phòng làmviệc thuận tiện cho việc quả lí công việc, phòng học phù hợp đối tượng về tâm sinh
lí và lứa tuổi
- Xây dựng khẩu hiệu, tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường
Xây dựng và chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường tập trung vào việcdạy học và giáo dục
Xây dựng các chuẩn mực văn hóa trong nhà trường để luôn cải tiến và vươntới, là thước đo đánh giá giá trị về đạo đức của mỗi cá nhân
Giáo dục ý thức truyền thống, lịch sử của nhà trường Tạo nên truyền thống
tự hào cho các thế hệ từ đó có ý thức gìn giữ và phát huy truyền thống, phát huynội lực, gia tăng bề dày truyền thống trong nhà trường
- Chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động giáo dục và đào tạo trong nhà trường
Các thành viên trong nhà trường cùng cộng tác trong mọi hoạt động
Trang 33Khuyến khích năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo cho các cán bộ,giảng viên, học sinh.
Nhà trường quan tâm hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ và thu hút cộng đồng tham giavào các vấn đề của nhà trường
1.3.6.2 Nội dung quản lý xây dựng văn hóa bề nổi của văn hóa nhà trường
- Tổ chức xây dựng bầu không khí dân chủ, thân thiện… trong nhà trường
Tạo giá trị tích cực cho các mối quan hệ trong nhà trường Thúc đẩy làmviệc hợp tác, làm việc nhóm
Khuyến khích các thành viên tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng kế hoạchcho các mục tiêu của nhà trường
Tích cực tổ chức các hoạt động bổ trợ… tạo không khí hứng khởi, xây dựngtinh thần đoàn kết, gắn bó tình cảm giữa các thành viên trong nhà trường
- Tổ chức xây dựng cơ chế giám sát, lập kế hoạch và tiến hành đánh giá công tác thi đua khen thưởng; kỷ luật; chế độ chính sách
Công nhận sự cống hiến của đội ngũ
Giải quyết các mâu thuẫn, xung đột nội bộ kịp thời
Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong nội bộ nhà trường
Lắng nghe ý kiến giáo viên trong việc xây dựng các hình thức khen thưởng
và kỷ luật của nhà trường Thăm hỏi kịp thời động viên giúp đỡ cán bộ, giáo viên,nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
- Xác định và đánh giá giá trị cốt lõi, niềm tin, lí tưởng nhà trường hướng tới trong tương lai
Xây dựng và chia sẻ các giá trị cốt lõi hướng đến việc nâng cao chất lượnggiảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong nhà trường
Coi trọng việc phát triển chuyên môn và coi trọng sự liên tục cải tiến trongnhà trường
1.3.7 Các biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường
Trang 341.3.7.1 Bồi dưỡng nhận thức và hiểu biết về tầm quan trọng trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường
Nhận thức là khâu đầu tiên của bất kỳ một hoạt động nào, nó có tác dụngđịnh hướng, là yếu tố tâm lý thúc đẩy con người tự giác hành động, thúc đẩy hoạtđộng diễn ra Ý thức trách nhiệm được hình thành khi bản thân mỗi người nhậnthức được đúng, đủ và sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của hoạt động, chúng có tácdụng cho cả chủ thể quản lý và các lực lượng thực hiện hoạt động
Để nâng cao nhận thức cho CB, GV và toàn thể SV trong nhà trường về tầmquan trọng trong công tác xây dựng VHNT thì người cán bộ quản lý nhà trườngcần có những kế hoạch cụ thể, chi tiết cho công tác bồi dưỡng Nhận thức là mộtquá trình, do đó việc bồi dưỡng nhận thức cần được thực hiện liên tục, thườngxuyên
Để có được nhận thức đúng đắn trong hoạt động xây dựng VHNT không thểchỉ dựa vào sự tự nguyện, tự giác của mỗi thành viên, đi liền với sự tự nguyện tựgiác cần phải có những biện pháp mang tinh bắt buộc, lồng ghép trong các kỳ kiểmtra nhận thức hoặc hình thành nên những nội quy, quy định của nhà trường và đượcđánh giá trong xem xét thi đua hàng tháng, hàng năm Điều đó sẽ hình thành thóiquen và trở thành nhu cầu tất yếu và tự bản thân mỗi người sẽ có hành vi, thái độphù hợp với những nét văn hóa chung của nhà trường Từ tâm lý tích của tập thể sẽgóp phần bài trừ các hành vi phi văn hóa trong nhà trường
Quản lý được sự nhận thức của tập thể CB, GV và toàn học sinh về tầmquan trọng của hoạt động xây dựng VHNT là một biện pháp nền tảng trong quátrình quản lý hoạt động xây dựng VHNT mà người cán bộ quản lý nhà trường phảithực hiện
1.3.7.2 Lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường
Trang 35Xây dựng kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nội dung và chương trình xâydựng VHNT phù hợp đặc điểm, tình hình của nhà trường là bước đi đầu tiên chohoạt động quản lý xây dựng VHNT của cán bộ quản lý
Việc lập kế hoạch cần dựa vào các căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn, thựctrạng của nhà trường, nắm bắt được thực tế về VHNT để từ đó xác định được điểmmạnh để phát huy và điểm yếu để hạn chế Điều này cần thiết cho quá trình xâydựng cũng như quản lý xây dựng VHNT Mặt khác, quá trình lập kế hoạch tronghoạt động xây dựng văn hóa nhà trường cũng là con đường để lựa chọn phươngtiện, con đường, biện pháp thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong quá trình xâydựng VHNT
Trên cơ sở kế hoạch hoạt động của nhà trường về xây dựng VHNT, các tổchức, lực lượng giáo dục trong nhà trường xây dựng kế hoạch hành động cho tổchức và cá nhân sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình của từng tổ chức, cánhân Điều quan trọng là khi lập kế hoạch, cán bộ quản lý nhà trường phải là người
có tính trách nhiệm cao nhất để phê duyệt kế hoạch để kế hoạch mang tính pháp lý
Kế hoạch xây dựng VHNT vừa là kim chỉ nam cho mọi hoạt động xây dựngVHNT cũng vừa là công cụ để cán bộ quản lý nhà trường làm căn cứ để đánh giácác hoạt động
1.3.7.3 Tổ chức xây dựng văn hóa nhà trường
Tổ chức có vai trò thực hiện hóa các mục tiêu, nội dung, chương trình kếhoạch đề ra Để tổ chức tốt các hoạt động cần có sự sắp xếp, phân phối các nguồnlực, phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên trong tổ chức từ sự phâncông cụ thể trong ban lãnh đạo đến các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đảng ủy,Khoa, phòng ban chức năng, lực lượng giảng viên và các thành viên khác trongnhà trường
VHNT có trong mọi hoạt động của nhà trường, hình thành nên văn hóa ứng
xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa dạy, văn hóa học, văn hóa ăn mặc, văn hóa lãnh đạo,
Trang 36văn hóa quản lý….nên tổ chức các hoạt động nhằm xây dựng VHNT cần đượclồng ghép trong tất cả các hoạt động và để thực hiện liên tục, thường xuyên
1.3.7.4 Chỉ đạo hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường
Chỉ đạo là một chức năng mang tính điều hành, điều khiển khi hoạt động đãdiễn ra trong thực tế Chỉ đạo bao gồm cả hướng dẫn công việc, liên kết, liên hệ,động viên mọi thành viên trong nhà trường thực hiện đúng mục tiêu, nội dung,chương trình kế hoạch đề ra
Văn hóa nhà trường mang tính bao trùm, nó vừa mang tính cá nhân vừamang tính xã hội nên việc chỉ đạo cần phải khéo léo, tránh mệnh lệnh, sử dụngquyền lực Để đạt được hiệu quả cao trong công tác chỉ đạo ngoài phân công côngviệc cho từng cá nhân, tập thể thực hiện thì nên chú ý vào việc liên kết các thànhviên, tổ chức cùng thực hiện công việc đặc biệt đó là những việc mang tính lâu dàinhư xây dựng VHNT Trong quá trình chỉ đạo thực hiện cần đồng thời ngăn chặn,phê phán những sai trái, vi phạm thúc đẩy sự tự giác thực hiện nhiệm vụ
1.3.7.5 Kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả xây dựng văn hóa nhà trường
Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng của một hoạt động quản lý giúp nhàquản lý thu nhận thông tin phản hồi về tình hình thực hiện các quyết định của nhàquản lý Kiểm tra có thể diễn ra trong suốt quá trình từ lập kế hoạch, tổ chức chođến chỉ đạo Tuy nhiên, để tổng kết một quá trình xây dựng VHNT thì giai đoạnkiểm tra, đánh giá sau cùng là quan trọng hơn cả trong đó có kết hợp với kiểm trathường xuyên Kiểm tra, đánh giá sẽ giúp nhà quản lý thấy được những kết quả,nguyên nhân của kết quả cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những hạnchế đó để tiến hành khắc phục
Một lưu ý khác nữa là kiểm tra, đánh giá phải tạo nên động lực cho cácthành viên Nếu kiểm tra, đánh giá mang tính kìm hãm sự phát triển của tổ chức thì
đó là kiểm tra, đánh giá không khoa học, sai mục đích Kiểm tra, đánh giá nhằm điđến việc ghi nhận kết quả, sau đó tiến hành biểu dương, khen thưởng, khuyến
Trang 37khích mọi thành viên phấn đấu vươn lên; đồng thời, ngăn chặn, phê phán nhữngsai trái, vi phạm thúc đẩy sự tự giác thực hiện nhiệm vụ.
1.3.7.6 Bảo đảm các điều kiện cho hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường
Bảo đảm các điều kiện cho hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường là mộtcông việc cần thiết Đó chính là việc chuẩn bị các điều kiện thuận lợi nhất về cơ sởvật chất, tài liệu, trang thiết bị cũng như là việc mọi thành viên được học tập trongmột môi trường thân thiện, cởi mở, dân chủ với một cơ chế chính sách quản lý hợp
lý, bảo đảm mọi quyền lợi đều đến được với mọi thành viên, vì mục đích chungcủa nhà trường
Bảo đảm các điều kiện ở đây còn cần phải đề cập tới việc thiết lập các liênđới giáo dục trong và ngoài nhà trường để cùng nhau nỗ lực xây dựng VHNT Đểmột tổ chức nhà trường trở thành văn hóa thực sự theo đúng nghĩa của nó cần có
sự phối hợp của nhiều lực lượng xã hội trong đó ở nhà trường Cao đẳng Sư phạm
đó là các tổ chức xã hội- các tổ chức đoàn thể- các cơ sở giáo dục phổ thông Thựchiện tốt được sự liên kết giữa các liên đới giáo dục chính là nhà trường đang tiếnhành công tác xã hội hóa giáo dục một cách triệt để Trong đó quá trình xây dựngVHNT cũng sẽ được tiến hành xã hội hóa
Cũng như các hoạt động khác của nhà quản lý khi tiến hành quản lý xâydựng VHNT thì việc đảm bảo các điều kiện cho hoạt động xây dựng văn hóa nhàtrường cũng cần có kế hoạch và sự dự trù các khoản kinh phí Đó chính là nhữngviệc làm chính mà cán bộ quản lý nhà trường cần phải làm để đảm bảo được sựhuy động tối đa các điều kiện cho quá trình xây dựng VHNT
Vậy muốn quản lý xây dựng VHNT có hiệu quả đòi hỏi cán bộ quản lý nhàtrường cần phải biết vận dụng linh hoạt các biện pháp trên, tuy từng điều kiện màphối hợp các biện pháp sao cho phát huy được tối đa điểm mạnh của các biện pháp
và hạn chế tối thiểu điểm yếu của các biện pháp
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý xây dựng văn hóa nhà trường.
Trang 381.4.1 Các yếu tố chủ quan
1.4.1.1 Năng lực của cán bộ quản lý nhà trường.
Đây là nhân tố quyết định đến quá trình quản lý xây dựng văn hóa nhàtrường Bởi cán bộ quản lý nhà trường là những người trực tiếp làm công tác quản
lý Xây dựng văn hóa nhà trường là một nội dung cơ bản của quản lý nhà trường.Trách nhiệm xây dựng văn hóa nhà trường của cán bộ quản lý nhà trường là tráchnhiệm đầu tiên và quan trọng nhất Trong nhà trường Cao đẳng Sư phạm thì cán bộquản lý nhà trường bao gồm có Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Trưởng khoa,Trưởng các phòng ban và Tổ trưởng tổ chuyên môn Ở mỗi cấp quản lý thì sẽ cónhiệm vụ và chức năng khác nhau nhưng nhìn chung trong quá trình quản lý xâydựng VHNT đều cần tới những năng lực quản lý và phẩm chất đạo đức của nhàquản lý
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm hoạch định tầm nhìn chiến lược cũngnhư ra quyết định về sự phát triển của nhà trường trong thời gian lâu dài Phó Hiệutrưởng là người hỗ trợ đắc lực cho Hiệu trưởng trong quá trình triển khai các vấn
đề quản lý Các Trưởng khoa, trưởng phòng ban chức năng và Tổ trưởng tổ chuyênmôn là những người tiếp nhận quyết định quản lý và trực tiếp triển khai tới từngđơn vị mà mình phụ trách Trong quá trình xây dựng VHNT cũng vậy nếu nhữngcán bộ quản lý không có năng lực quản lý thì sẽ không thực hiện được đúng chứcnăng và nhiệm vụ của mình được phân công Ngoài ra khi đề cập đến xây dựngVHNT rất chú trọng đến chuẩn đạo đức của cán bộ quản lý Bởi người quản lý phải
là người tiên phong, chịu trách nhiệm với quá trình hình thành và phát triển nhữnggiá trị đạo đức trong nhà trường của mình Sự nêu gương trong trường hợp này làrất cần thiết
1.4.1.2 Chất lượng của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong nhà trường
Cán bộ, giảng viên là đội ngũ trực tiếp làm công tác chuyên môn trong nhàtrường Một nhà trường vững mạnh là một nhà trường có đầy đủ số lượng và đảm
Trang 39bảo về chất lượng cán bộ, giảng viên Chất lượng của giảng viên tác động trực tiếpđến sự nhận thức của họ về hoạt động xây dựng văn hóa trong nhà trường Khinhận thức đúng thì dẫn tới hành động cũng sẽ đúng Chính vì thế khi chất lượnggiáo viên cao thì cán bộ quản lý trong nhà trường sẽ thuận lơi trong việc lấy được
sự đồng thuận và hợp tác để tiến hành xây dựng VHNT
Cán bộ, giảng viên còn là người ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng ngườihọc Vì vậy có thể xem họ là cầu nối quan trọng để truyền đạt kế hoạch xây dựng
và phát triển VHNT tới sinh viên Ngoài ra khi chất lượng giảng viên trong nhàtrường cao thì họ sẽ luôn hướng tới những giá trị VH tốt đẹp Chính bản thân họ sẽthừa nhận khả năng của mình và thừa nhận khả năng của đồng nghiệp
Tóm lại chất lượng của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong nhà trường có ảnhhưởng rất lớn tới quá trình quản lý xây dựng VHNT
1.4.1.3 Đặc điểm của sinh viên sư phạm
Sinh viên trong khối ngành Cao đẳng Sư phạm nhìn chung là sinh viên cóđạo đức tốt và tính định hướng nghề nghiệp cao Sinh viên trong một nhà trườngCao đẳng Sư phạm thường không có sự khác nhau về địa lý sống hay thói quen vănhóa bởi họ thường đến trong một địa phương (Tỉnh – Thành Phố) mà nhà trườngđóng Chính vì thế mà công tác quản lý, giáo dục và đào tạo sinh viên của nhàtrường khá thuận lợi Chính đặc điểm của sinh viên làm nên những nét đặc trưngriêng trong văn hóa nhà trường Cao đẳng Sư phạm Người làm công tác quản lýcần nắm vững đặc điểm này để tiến hành quản lý công tác xây dựng VHNT Đặcđiểm đạo đức tốt và có tinh thần trách nhiệm chính là động lực quan trọng giúp nhàtrường Cao đẳng Sư phạm tiến hành xây dựng VHNT thuận lợi
1.4.2 Các yếu tố khách quan
1.4.2.1 Quá trình xã hội hóa giáo dục.
Trang 40Xã hội hóa giáo dục đang dần trở thành một xu thế tất yếu của quá trình pháttriển giáo dục hiện nay Bản chất của xã hội hóa giáo dục chính là việc huy độngcác lực lượng trong xã hội cùng tham gia làm công tác giáo dục Trong đó việc huyđộng và phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường Cao đẳng Sưphạm tham gia vào quá trình xây dựng VHNT là việc làm hết sức cần thiết Xã hộihóa giáo dục sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quản lý trong quá trình tranh thủ sựủng hộ của các tổ chức xã hội, cha mẹ sinh viên trong việc xây dựng một nếp sốngvăn hóa mới cho nhà trường Đồng thời cùng với quá trình xã hội hóa giáo dục thìnhà trường sẽ tận dụng được sự ảnh hưởng của các lực lượng xã hội để tăng cườngcông tác tuyên truyền và giáo dục sinh viên Bởi khi tham gia vào quá trình đào tạotại các nhà trường cao đẳng thì đa phần các sinh viên đều tích cực tham gia cáchoạt động xã hội Đồng thời khi tham gia tích cực các hoạt động xã hội thì cũngđồng nghĩa là nhà trường đang tạo dựng cho mình một nét văn hóa tích cực Đặcbiệt hơn, khi công tác xã hội hóa được nâng cao thì việc huy động nguồn lực tàichính phục vụ cho quá trình xây dựng cũng như quản lý xây dựng VHNT thuận lợihơn
Cán bộ quản lý nhà trường có thể nhận thấy những ảnh hưởng tích cực củacông tác xã hội hóa giáo dục đối với quá trình quản lý xây dựng VHNT thì cũngphải nhìn thấy mặt hạn chế nhất định của xã hội hóa giáo dục mang đến Đó chính
là sự đòi hỏi về chất lượng giáo dục và đào tạo mà nhà trường mang đến cho xãhội Trong sự đòi hỏi đó có sự đòi hỏi về những giá trị VHNT của nhà trường.Chính vì thế nhà quản lý phải là người khơi dậy được sự cam kết đồng lòng giữacác lực lượng trong quá trình xây dựng VHNT
1.4.2.2 Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông
Thế kỷ 21 được coi là kỷ nguyên của công nghệ và truyền thông Khoảngcách giữa con người với con người được công nghệ thông tin và truyền thông rútngắn lại Giáo dục là lĩnh vực chịu nhiều sự tác động cả về tích cực cũng như tiêu