Đề tài Tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam Đề tài: Tƣ tƣởng triết học về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam 7 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƢỜI VỚI TỰ NHIÊN TRONG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm “con người” trong triết học Đạo gia Vấn đề bản tính con người là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nhà triết gia Trung Quốc cổ đại. Ở mỗi điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể và góc độ tiếp cận khác nhau mà các trường phái triết học, các triết gia lại có những quan điểm khác nhau về việc lý giải vấn đề con người theo lập trường khác nhau. Khác với các nhà tư tưởng của Nho gia và Pháp gia khi giải quyết vấn đề này ở góc độ hoạt động thực tiễn chính trị, đạo đức của xã hội thì các nhà tư tưởng của Đạo gia lại tiếp cận giải quyết vấn đề về bản tính tự nhiên của con người. Trong triết học Đạo gia, khái niệm “con người” chưa được định nghĩa một cách rõ ràng mà nó được biểu hiện thông qua mối quan hệ với phạm trù “Đạo”, “Đức”, “vô vi” và “vị ngã”. Có lẽ ở thời Xuân thu – Chiến quốc, Tử Sản là người đầu tiên đề cập đến “Đạo”. Chúng ta thường gặp chữ “Đạo” trong danh pháp của Nho gia khi thể hiện lý tưởng đạo đức. Có thể thấy, phạm trù “Đạo” không chỉ được dùng trong trường phái Đạo gia mà nó còn được dùng cho nhiều trào lưu tư tưởng của triết học Trung Quốc cổ đại. Phạm trù “Đạo” trong triết học Đạo gia có nhiều nghĩa khác nhau thể hiện tư tưởng của các triết gia. Theo nghĩa đen, “Đạo” là con đường, lối đi hoặc có nghĩa là dẫn dắt, giao tiếp bằng ngôn ngữ với người khác,… Trong Kinh Dịch, “Đạo” chỉ một nguyên lý tối cao bao gồm và chi phối sự luân phiên của Âm và Dương. Từ đó, “Đạo” trở thành một nguyên lý chỉ trật tự của tự nhiên hay đạo đức, chính trị. Đề tài: Tƣ tƣởng triết học về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam 8 Phạm trù “Đạo” thời xưa đều mang hàm ý nhân đạo (đạo làm người) và cho đến Lão Tử thì “Đạo” mang một ý nghĩa riêng – Đạo không chỉ có nghĩa là con đường mà còn bao gồm nội dung như bản thể luận, quy luật hay chuẩn mự c. Tư tưởng về “Đạo” chiếm vai trò cực kì quan trọng trong triết học của Lão Tử. Nó là nền tảng của mọi vận động khác và chi phối xuyên suốt toàn bộ học thuyết của ông. Xét về phương diện bản thể luận, “Đạo” được Lão Tử diễn đạt theo hai nội dung là: thể (bản chất) và dụng (công dụng, chức năng). Về mặt thể của “Đạo”: Bản chất của “Đạo” theo Lão Tử thể hiện ở hai tính chất tự nhiên, thuần phác và trống không. Về mặt dụng của “Đạo” thể hiện ở cái không tên là cái thể của Đạo, nó chỉ trạng thái ban đầu, nguyên thủy của Đạo khi chưa vận động, chưa biểu lộ tính chất; còn cái có tên, chính là dụng của Đạo – là trạng thái vận động, biến đổi với năng lực sản sinh và huyền đồng vạn vật. Lão Tử cho rằng trời đất và vạn vật đều sinh ra từ một nguyên lý chung đó được gọi là “Đạo”. Đạo là nguyên lý chung sinh ra vạn vật, tác dụng của Đạo cũng là tác dụng của vạn vật, nhưng vạn vật thành là do Đạo. “Đạo” vô hình, vô thanh, nhìn không thấy, không nghe được và không nắm bắt được. Lão Tử viết: “Đạo thường vô vi nhi vô bất vi.” (Đạo thường không làm gì, nhưng qua nó cái gì cũng được làm.) [27; chương 37] Đối với Lão Tử, “Đạo” là một thực thể nguyên thủy và vĩnh viễn (trường), là hư, là vô. Nó có trước mọi vật hữu hình và người ta không thể nắm được nó bằng giác quan, nó là cái không tri giác được (vô). Từ cái vô này nảy sinh thế giới hữu hình (hữu) và cuối cùng nảy sinh các sự vật riêng biệt. Các phạm trù “vô” và “hữu” là cốt lõi trong tư duy của ông. Hữu và Vô là hai phương diện của Đạo. Đề tài: Tƣ tƣởng triết học về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam 9 Lão Tử viết: “Thiên địa vạn vật sinh ư Hữu, Hữu sinh ư Vô.” (Muôn vật trong thiên hạ đều sinh ra từ cái Hữu, cái Hữu sinh ra từ cái vô.) [27; chương 40] “Đạo” theo Lão Tử là cội nguồn của muôn loài, là chủ của trời đất và là cơ sở đầu tiên của vạn vật. “Đạo” là hư, là vô và là cái ban đầu của vạn vật, là bản nguyên của vũ trụ, “huyền diệu mà bất kì một ngôn từ nào cũng không thể diễn tả được” [24; tr.15]. Lão Tử viết: “Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật. Vạn vật phụ Âm nhi bão Dương, xung khí dĩ vi hòa.” (Đạo sinh Một, Một sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba sinh vạn vật. Vạn vật đều cõng Âm, ôm Dương, và là sự dung hòa của hai khí Âm Dương.) [27; chương 42] Đạo luôn vận hành theo quy luật, quy luật đó không phải cái gì khác mà chính là lẽ tự nhiên. Lão Tử cho rằng toàn bộ vũ trụ bị chi phối bởi hai quy luật cơ bản nhất đó là luật quân bình (bắt nguồn từ tư tưởng của dịch học ở quẻ Thái của dịch ở thế cân bằng trung dung) và luật phản phục (khuynh hướng tất yếu trong quá trình vận động, biến đổi của vạn vật là trở về trong “Đạo” và trở về với tĩnh lặng, hư không). “Đạo” mang ý nghĩa là quy luật chung của mọi sự biến hóa của vạn vật, vừa có trước sự vật lại vừa nằm trong sự vật. Con người được sinh ra, tồn tại và không tách rời “Đạo”. Vì vậy, con người mang tính thuần phác, tự nhiên, vô vi của “Đạo” và không nên hữu vi, không nên làm gì trái với bản tính tự nhiên của mình cũng như của vạn vật. Quy luật biến hóa tự thân của sự vật được Lão Tử gọi là “Đức”. “Đức” là sự thể hiện của “Đạo” trong hiện thực. “Đức” là nguyên lý sinh ra một vật, tức là cái lý được Hàn Phi Tử nhắc tới. “Đức” là “Đạo” cư ngụ trong vạn vật; nói cách khác, đức là cái mà vật nhận được từ “Đạo” để vật là chính nó. Theo Lão Tử, “Đạo” sinh “Đức” dưỡng. Đề tài: Tƣ tƣởng triết học về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam 10 Lão Tử viết: “Đạo khả đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh.” (Đạo có thể gọi được thì nó không phải là Đạo vĩnh hằng; tên có thể gọi được thì không thể là tên vĩnh hằng.) Hay: (Đạo vĩnh hằng không làm mà làm tất cả.) [27; chương 1] Từ đó, Lão Tử đưa ra quan niệm về “vô vi”. “Vô vi” theo nghĩa thông thường là không làm gì. Trong triết học Lão Tử, “vô vi” nghĩa là con người không áp đặt, không can thiệp, sống và hoạt động theo lẽ tự nhiên. “Vô vi” là con người không hành động có tính chất giả tạo, gò ép, trái với bản tính tự nhiên của mình, không can thiệp vào “guồng máy tự nhiên của vạn vật” và nhờ có vô vi mà được tất cả [35; tr.129]. “Vô vi” cũng có nghĩa là bảo vệ, giữ gìn bản tính tự nhiên của mình và của vạn vật. Lão Tử viết: “Ngã hữu tam bảo, trì nhi bảo chi; nhất viết từ, nhị viết kiệm, tam viết bất cẩn vi thiên hạ tiên.” (Ta có ba bảo vật thường giữ cẩn thận. Một là lòng từ ái, hai là tính cần kiệm, ba là không dám hiếu thắng ở trước mặt người khác.) [27; chương 67] Như vậy, theo Lão Tử “Đạo” là bản nguyên, là khởi thủy của mọi thứ trên đời. Mặc dù quan niệm của Lão Tử còn huyền bí nhưng đã giải thích nguồn gốc của vũ trụ và lần đầu tiên xác lập vũ trụ quan của người Trung Quốc. Lão Tử khẳng định vũ trụ có từ sự biến hóa vô cùng, vô tận của “Đạo” và con người phải sống trong “Đạo”. Trang Tử trong quan niệm về “Đạo” có những điểm khác biệt với Lão Tử. Ông được coi là nhà tư tưởng lớn trong trường phái Đạo gia với quan điểm “tề vật luận” (mọi sự không có sự phân biệt) đã mang lại những tư tưởng sâu sắc về vấn đề con người. Đề tài: Tƣ tƣởng triết học về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam 11 Trang Tử cho rằng, con người sinh ra từ đạo tự nhiên, vô danh; mỗi vật, mỗi người đều có một bản tính, khả năng, sở thích tự nhiên của mình và thuận theo bản tính tự nhiên ấy mỗi vật, mỗi người đều có chỗ cho là phải, là trái, là lớn, là nhỏ, là tốt,… không người nào giống người nào. Nhận thức của con người cũng là tương đối và trí thức chỉ là sản phẩm chủ quan của con người tạo ra áp đặt cho sự vật mà thôi. Trang Tử đề ra học thuyết vứt bỏ phán đoán về mặt lý luận và thủ tiêu đấu tranh về mặt thực tiễn khi cho rằng: “đây” cũng là “kia”, “kia” cũng là “đây”. “Kia” có phải trái của nó. “Đây” cũng có phải trái của nó… Phải cũng là một lẽ vô cùng, trái cũng là một lẽ vô cùng... [28; Tề vật luận]. Từ đó, Trang Tử dạy người ta đối với những điều phải trái tự nhiên phát triển, không cần phân biệt chân lý, sai lầm. Theo Trang Tử con người và vạn vật sinh ra từ “Đạo” đều có bản tính và khả năng tự nhiên của mình. Ông đưa ra học thuyết cơ bản “Trời đất cùng ta đồng sinh, vạn vật cùng ta là Một.” [28; Tề vật luận]. Đề tài Tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam Đề tài Tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam Đề tài Tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam Đề tài Tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam Đề tài Tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam Đề tài Tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam Đề tài Tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam Đề tài Tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam Đề tài Tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam Đề tài Tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam Đề tài Tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam
Trang 1Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới kiến trúc sư – phong thủy Kiến Phong và kiến trúc sư Nguyễn Quốc Khánh đã giúp đỡ em để hoàn thành các vấn đề kiến trúc phong thủy và hoàn thành khóa luận này
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị An
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Chữ kí của GVHD
PGS.TS Lê Văn Đoán
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Ý nghĩa đề tài 6
7 Kết cấu đề tài 6
PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI TỰ NHIÊN TRONG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA 7
1.1 Một số khái niệm cơ bản 7
1.1.1 Khái niệm “con người” trong triết học Đạo gia 7
1.1.2 Khái niệm “tự nhiên” trong triết học Đạo gia 12
1.2 Nội dung mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong triết học Đạo gia 16
1.2.1 Cơ sở hình thành mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong triết học Đạo gia 16
1.2.2 Thiên - Địa - Nhân hợp nhất 20
1.2.3 Lý tưởng hóa tự nhiên 22
1.2.4 “Đạo” vượt trên cõi tự nhiên 24
1.2.5 Phương pháp luận lấy tự nhiên và quy luật tự nhiên làm cách xử thế của con người 29
1.3 Những giá trị và hạn chế của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong triết học Đạo gia 37
Trang 4CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI
PHONG THỦY Ở VIỆT NAM 40
2.1 Cơ sở lý luận về kiến trúc phong thủy 40
2.1.1 Khái niệm “phong thủy” 40
2.1.2 Khái niệm “kiến trúc phong thủy” 43
2.1.3 Nguồn gốc thuật phong thủy 44
2.1.4 Sự phát triển của thuật phong thủy với ngành kiến trúc 50
2.2 Ý nghĩa đối với kiến trúc phong thủy trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên của triết học Đạo gia 54
2.2.1 Kiến trúc phong thủy với ngoại cảnh thiên nhiên 54
2.2.2 Kiến trúc phong thủy với các yếu tố nội thất 62
2.2.3 Kiến trúc phong thủy với vấn đề đất đai 66
2.3 Những giá trị và hạn chế của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong triết học Đạo gia đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam 68 PHẦN KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Một nhà hiền triết thời cổ đại đã nói rằng, đối với con người thì không có đối tượng nào thú vị hơn là bản thân con người; con người là giá trị cao nhất,
là kẻ sáng tạo duy nhất tất cả mọi thành tựu văn hóa trên trái đất, là trung tâm
có lý tính của vũ trụ, là điểm mà tất cả phải xuất phát từ đó và tất cả phải quay
về đó
Bất kỳ khoa học cụ thể nào nghiên cứu con người đều dùng phương pháp chia cắt các vấn đề xung quanh con người, còn triết học thì bao giờ cũng nắm lấy tính chỉnh thể của con người Triết học vạch ra vị trí và ý nghĩa của con người trong thế giới, quan hệ của con người với thế giới, khả năng của con người làm ra bản thân mình, tức là trở thành kẻ sáng tạo ra số phận của mình
Vì thế, nhà triết học Xocrat từng nói: “Hãy nhận thức bản thân mình”
Có thể thấy, vấn đề con người là vấn đề gốc rễ, cốt lõi của tất cả các vấn
đề triết học khác Triết học Mác lại khẳng định rằng: con người là sản phẩm của giới tự nhiên và là một bộ phận của tự nhiên Mặt khác, với tư cách là một thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, thúc đẩy sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội Giữa con người và tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau Vì vậy, triết học đã khái quát và trình bày mối quan hệ biện chứng giữa con người với tự nhiên trong suốt chiều dài của lịch sử triết học
Theo dòng lịch sử của nhân loại, đã có rất nhiều tư tưởng triết học của các nhà triết gia về vấn đề con người và tự nhiên, về vị trí và vai trò của con người trong thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy Nếu ví triết học là một dòng chảy của nền văn minh nhân loại thì những tư tưởng triết học của các triết gia thời cổ đại có vai trò là tiền đề, nền móng cho các học thuyết triết học thời kỳ sau nghiên cứu và phát triển tư tưởng của mình
Trang 6Một trong những nền tư tưởng đóng góp vào dòng chảy của nền triết học
đó là triết học Trung Quốc cổ đại Triết học Trung Quốc cổ đại là những kho tàng tư tưởng phản ánh lịch sử phát triển của những quan điểm của nhân dân Trung Quốc về tự nhiên, xã hội và quan hệ của con người với thế giới xung quanh Trong đó, triết học Trung Quốc cổ đại đề cập sâu sắc về vấn đề con người và đặc biệt mối quan hệ giữa con người với tự nhiên theo quy luật
“Thiên nhân hợp nhất” Tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với
tự nhiên trong Đạo gia ở khía cạnh triết học được thể hiện sâu sắc nhất so với các học thuyết của các nhà triết học thời đó
Đạo gia là một trong ba trào lưu triết học lớn trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc thời Xuân thu – Chiến quốc Sự hình thành và phát triển của Đạo gia gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà tư tưởng và tiêu biểu nhất đó là ba nhà hiền triết có công sáng lập và hoàn thiện Đạo gia đó là Lão Tử, Dương Chu và Trang Chu
Người Trung Quốc xưa rất coi trọng việc chọn đất làm nhà, cất mộ… Họ cho rằng, gia chủ có gặp điều tốt hay không là do vị trí địa lý và các yếu tố tự nhiên tác động Phong thủy ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu tâm lý của nhân dân
và nó cũng là một hiện tượng văn hóa được lưu truyền từ việc ứng dụng các
tư tưởng của các triết gia trong vấn đề mối quan hệ giữa con người với hoàn cảnh – một sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn Phong thủy chứa đựng những yếu tố hợp lý song không ít người ứng dụng sai dẫn đến mê tín dị đoan Để thấy được những giá trị to lớn của thuyết phong thủy, chúng ta cần nghiên cứu tính triết học trong phong thủy để làm sáng tỏ những yếu tố khoa học Vì vậy, những tư tưởng của triết học Đạo gia mang lại ý nghĩa sâu sắc đối với lĩnh vực phong thủy về sự kết hợp giữa con người với tự nhiên một cách hài hòa
Triết học Đạo gia, học thuyết Âm Dương – Ngũ Hành và Kinh dịch là một trong ba tiền đề cho sự ra đời của thuật phong thủy Việc ứng dụng những kiến thức về phong thủy và kiến thức triết học vào việc thiết kế và xây dựng nơi ở,
Trang 7nơi làm việc đã mang lại cuộc sống thoải mái, hòa hợp với tự nhiên cho con người Kiến trúc phong thủy dựa trên tiền đề triết học Đạo gia đã phán ánh nhu cầu, nguyện vọng của con người hướng tới cuộc sống hài hòa và gắn kết với tự nhiên Hiện nay, kiến trúc phong thủy đã được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và trở thành một môn khoa học được nhiều người biết đến Ở Việt Nam, phong thủy đã được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là lĩnh vực kiến trúc Nghiên cứu vấn đề kiến trúc phong thủy trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên của triết học Đạo gia dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, với tinh thần “gạn đục khơi trong” sẽ lý giải vấn đề này theo cơ sở khoa học
Chính từ ý nghĩa đó, tôi lựa chọn đề tài “Tư tưởng triết học về mối quan
hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp đại học của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong việc nghiên cứu lịch sử triết học có một số công trình nghiên cứu
đã đề cập tới vấn đề con người thời cổ đại Tuy nhiên, những công trình này mới mang tính khái quát và sơ lược về vấn đề con người nhưng chưa sâu sắc,
hệ thống và toàn diện về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
Một số công trình tiêu biểu như cuốn sách “Lịch sử triết học đại cương”
(2010) của tác giả Đỗ Minh Hợp Đây là một tập hợp gồm 8 chương, trong đó chương 1 đề cập tới lịch sử triết học cổ đại của Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp –
La Mã Trong quá trình nghiên cứu về lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại, công trình này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các tư tưởng của các triết gia trong đó có Đạo gia, giải thích và trình bày quan điểm về lịch sử triết học Mặc dù công trình đã đôi nét đề cập đến vấn đề con người nhưng chưa đề cập đến mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong triết học Đạo gia một cách
hệ thống và sâu sắc
Cuốn sách “Kinh dịch”(2007) của tác giả Nguyễn Hiến Lê cũng có đề
Trang 8cập một phần về vấn đề con người và tự nhiên nhưng chỉ dừng lại ở triết lý trong Kinh dịch là vũ trụ quan, nhất là nhân sinh quan của con người
Cuốn sách “Lịch sử triết học Trung Quốc” của PGS Hà Thúc Minh đã
trình bày trong phần một - triết học Trung Quốc thời kỳ Xuân thu – Chiến
quốc đề cập đến các tư tưởng của trường phái Đạo gia Cuốn sách “Đại cương
lịch sử triết học phương Đông cổ đại” của tác giả Doãn Chính cũng đã trình
bày các tư tưởng của triết học Đạo gia Tuy nhiên, hai cuốn sách này chưa đề cập đến mối quan hệ giữa con người với tự nhiên một cách rõ nét
Cuốn sách “Lược sử triết học Trung Quốc” (2013) của tác giả Phùng
Hữu Lan với 28 chương đã trình bày về lịch sử triết học Trung Quốc từ thời khởi nguyên các học phái cho đến thời hiện đại Công trình này đã đề cập tới các tư tưởng của các triết gia, tổng quát các đặc điểm của triết học Đạo gia và chỉ dừng ở việc khái quát vấn đề mối quan hệ giữa con người với tự nhiên của triết học thời cổ đại
Cuốn sách “Địa lý phong thủy toàn thư (2011) của nhà xuất bản Thời đại
với 12 chương đã trình bày lịch sử ra đời của thuật phong thủy và các kiến thức cơ bản của phong thủy Trong đó, công trình này chỉ dừng lại ở ứng dụng thuật phong thủy trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên khái quát ở yếu tố ngoại cảnh
Một số cuốn sách như: tác giả Hoàng Thần Thuần viết (2012) cuốn sách
Lão Tử tinh hoa trí tuệ qua danh ngôn và Trang Tử tinh hoa trí tuệ qua danh ngôn; tác giả Nguyễn Hiến Lê viết cuốn sách tư tưởng của Trang Tử (2009) là Nam hoa kinh; của NXB Văn hóa – Thông tin đã phần nào trình bày tư tưởng
của các triết gia Đạo gia nhưng chưa đề cập đến vấn đề mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
Một số công trình nghiên cứu về lịch sử triết học, về vấn đề con người,
về kiến trúc và phong thủy nhưng chỉ dừng ở mức độ khái quát như: công
trình nghiên cứu“Thiên - Địa - nhân hợp nhất” của Giáo sư Nguyễn Tiến
Trang 9Đích; năm 2010 Thiên Việt công bố công trình “Bí ẩn Âm dương Ngũ hành
trong thiên can địa chi” do NXB Văn Lang xuất bản; “Nho giáo” của tác giả
Trần Trọng Kim xuất bản năm 2003 bởi NXB Văn học; năm 2010 NXB Văn
hóa Thông tin xuất bản cuốn sách“Đạo đức kinh” của Lão Tử với phần chú
dịch và giới thiệu của Nguyễn Hiến Lê; năm 2011 NBX Trẻ xuất bản cuốn
sách“Đổng Trọng Thư và sự độc tôn Nho học đời Hán” của Võ Thiện Điển
biên soạn; năm 2013 NXB Văn hóa - Thông tin xuất bản cuốn
sách“Almanach Những nền văn minh thế giới” của nhiều tác giả; công trình
“Nguyên lý chọn ngày theo quan niệm thiên can” của Nhật Minh trên
lyso24h.com; công trình“Triết học xã hội” của A.G XPI - RKIN do NXB
Tuyên huấn năm 1989 với Phan Huy Châu dịch
Một số bài viết về phong thủy của các kiến trúc sư như: Tổng quan về mối
liên hệ giữa kiến trúc và phong thủy - KTS Kiến Phong; Những cơ sở lý thuyết khoa học của thuật phong thủy - KTS Nguyễn Văn Vịnh; Một số giá trị của phong thủy đối với quy hoạch xây dựng hiện nay - KTS Doãn Quốc Khoa; Phong thủy và kiến trúc xây dựng - KTS Nguyễn Cảnh Mùi; Bàn luận phong thủy dưới góc độ kiến trúc và đô thị - PGS TS KTS Doãn Minh Khôi; Thuật phong thủy với tiến trình lịch sử kiến trúc Việt Nam - KTS Nguyễn Bá Đang; Nhìn nhận phong thuỷ trong kiến trúc và quy hoạch xây dựng trên cơ sở nhận thức xã hội về mối quan hệ logic giữa môi trường và sức khoẻ của con người -
GS.TS.GVCC Đặng Đức Phú đã đôi nét nói về lịch sử ngành kiến trúc và tư tưởng triết học cơ sở của phong thủy Tuy nhiên, các công trình này chưa đi sâu vào ý nghĩa của triết học Đạo gia với phong thủy và lĩnh vực kiến trúc
Mặc dù một số công trình, bài báo của các tác giả đã ít nhiều đề cập đến
tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia
và ý nghĩa trong phong thủy nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vần đề này một cách đầy đủ và hệ thống
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia, khóa luận làm rõ những giá trị và hạn chế của mối
Trang 10quan hệ đó, đồng thời đưa ra những ý nghĩa đối với lĩnh vực kiến trúc phong thủy ở Việt Nam
4 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận trình bày hệ thống tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa đối với lĩnh vực kiến trúc ở Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVII với việc Cao Biền truyền thuật phong thủy vào Việt Nam đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu khóa luận này sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc phân tích đánh giá vấn đề và phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử trong việc nghiên cứu lịch sử nhằm phân tích bản chất của vấn đề một cách khách quan theo xu hướng vận động của sự vật, hiện tượng
- Phương pháp luận mácxít trong nghiên cứu lịch sử nhằm phân tích bản chất của vấn đề một cách khách quan và xu hướng vận động của nó
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic
- Phương pháp liên ngành như tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, phân tích,
6 Ý nghĩa đề tài
- Khóa luận làm rõ tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia, trình bày ý nghĩa đối với lĩnh vực kiến trúc phong thủy ở Việt Nam
- Thông qua những mối quan hệ, những ý nghĩa đó để rút ra một số giá trị cũng như hạn chế
7 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận gồm 2 chương 6 tiết:
Chương 1: Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong triết học Đạo gia
Chương 2: Ý nghĩa của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong triết học Đạo gia đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam
Trang 11PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI TỰ NHIÊN
TRONG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm “con người” trong triết học Đạo gia
Vấn đề bản tính con người là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nhà triết gia Trung Quốc cổ đại Ở mỗi điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể và góc độ tiếp cận khác nhau mà các trường phái triết học, các triết gia lại có những quan điểm khác nhau về việc lý giải vấn đề con người theo lập trường khác nhau Khác với các nhà tư tưởng của Nho gia và Pháp gia khi giải quyết vấn đề này ở góc độ hoạt động thực tiễn chính trị, đạo đức của xã hội thì các nhà tư tưởng của Đạo gia lại tiếp cận giải quyết vấn đề về bản tính tự nhiên của con người
Trong triết học Đạo gia, khái niệm “con người” chưa được định nghĩa một cách rõ ràng mà nó được biểu hiện thông qua mối quan hệ với phạm trù
“Đạo”, “Đức”, “vô vi” và “vị ngã”
Có lẽ ở thời Xuân thu – Chiến quốc, Tử Sản là người đầu tiên đề cập đến
“Đạo” Chúng ta thường gặp chữ “Đạo” trong danh pháp của Nho gia khi thể hiện lý tưởng đạo đức Có thể thấy, phạm trù “Đạo” không chỉ được dùng trong trường phái Đạo gia mà nó còn được dùng cho nhiều trào lưu tư tưởng của triết học Trung Quốc cổ đại
Phạm trù “Đạo” trong triết học Đạo gia có nhiều nghĩa khác nhau thể hiện tư tưởng của các triết gia Theo nghĩa đen, “Đạo” là con đường, lối đi hoặc có nghĩa là dẫn dắt, giao tiếp bằng ngôn ngữ với người khác,… Trong Kinh Dịch, “Đạo” chỉ một nguyên lý tối cao bao gồm và chi phối sự luân phiên của Âm và Dương Từ đó, “Đạo” trở thành một nguyên lý chỉ trật tự của tự nhiên hay đạo đức, chính trị
Trang 12Phạm trù “Đạo” thời xưa đều mang hàm ý nhân đạo (đạo làm người) và cho đến Lão Tử thì “Đạo” mang một ý nghĩa riêng – Đạo không chỉ có nghĩa
là con đường mà còn bao gồm nội dung như bản thể luận, quy luật hay chuẩn mực Tư tưởng về “Đạo” chiếm vai trò cực kì quan trọng trong triết học của Lão Tử Nó là nền tảng của mọi vận động khác và chi phối xuyên suốt toàn bộ học thuyết của ông Xét về phương diện bản thể luận, “Đạo” được Lão Tử diễn đạt theo hai nội dung là: thể (bản chất) và dụng (công dụng, chức năng)
Về mặt thể của “Đạo”: Bản chất của “Đạo” theo Lão Tử thể hiện ở hai tính chất tự nhiên, thuần phác và trống không Về mặt dụng của “Đạo” thể hiện ở cái không tên là cái thể của Đạo, nó chỉ trạng thái ban đầu, nguyên thủy của Đạo khi chưa vận động, chưa biểu lộ tính chất; còn cái có tên, chính
là dụng của Đạo – là trạng thái vận động, biến đổi với năng lực sản sinh và huyền đồng vạn vật
Lão Tử cho rằng trời đất và vạn vật đều sinh ra từ một nguyên lý chung
đó được gọi là “Đạo” Đạo là nguyên lý chung sinh ra vạn vật, tác dụng của Đạo cũng là tác dụng của vạn vật, nhưng vạn vật thành là do Đạo “Đạo” vô hình, vô thanh, nhìn không thấy, không nghe được và không nắm bắt được Lão Tử viết:
“Đạo thường vô vi nhi vô bất vi.”
(Đạo thường không làm gì, nhưng qua nó cái gì cũng được làm.)
[27; chương 37] Đối với Lão Tử, “Đạo” là một thực thể nguyên thủy và vĩnh viễn (trường), là hư, là vô Nó có trước mọi vật hữu hình và người ta không thể nắm được nó bằng giác quan, nó là cái không tri giác được (vô) Từ cái vô này nảy sinh thế giới hữu hình (hữu) và cuối cùng nảy sinh các sự vật riêng biệt Các phạm trù “vô” và “hữu” là cốt lõi trong tư duy của ông Hữu và Vô
là hai phương diện của Đạo
Trang 13Lão Tử viết:
“Thiên địa vạn vật sinh ư Hữu, Hữu sinh ư Vô.”
(Muôn vật trong thiên hạ đều sinh ra từ cái Hữu, cái Hữu sinh ra từ cái vô.) [27; chương 40]
“Đạo” theo Lão Tử là cội nguồn của muôn loài, là chủ của trời đất và là
cơ sở đầu tiên của vạn vật “Đạo” là hư, là vô và là cái ban đầu của vạn vật, là bản nguyên của vũ trụ, “huyền diệu mà bất kì một ngôn từ nào cũng không thể diễn tả được” [24; tr.15] Lão Tử viết:
“Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật Vạn vật phụ Âm nhi bão Dương, xung khí dĩ vi hòa.”
(Đạo sinh Một, Một sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba sinh vạn vật Vạn vật đều cõng Âm, ôm Dương, và là sự dung hòa của hai khí Âm Dương.) [27; chương 42]
Đạo luôn vận hành theo quy luật, quy luật đó không phải cái gì khác mà chính là lẽ tự nhiên Lão Tử cho rằng toàn bộ vũ trụ bị chi phối bởi hai quy luật cơ bản nhất đó là luật quân bình (bắt nguồn từ tư tưởng của dịch học ở quẻ Thái của dịch ở thế cân bằng trung dung) và luật phản phục (khuynh hướng tất yếu trong quá trình vận động, biến đổi của vạn vật là trở về trong
“Đạo” và trở về với tĩnh lặng, hư không) “Đạo” mang ý nghĩa là quy luật chung của mọi sự biến hóa của vạn vật, vừa có trước sự vật lại vừa nằm trong
sự vật Con người được sinh ra, tồn tại và không tách rời “Đạo” Vì vậy, con người mang tính thuần phác, tự nhiên, vô vi của “Đạo” và không nên hữu vi, không nên làm gì trái với bản tính tự nhiên của mình cũng như của vạn vật Quy luật biến hóa tự thân của sự vật được Lão Tử gọi là “Đức” “Đức” là
sự thể hiện của “Đạo” trong hiện thực “Đức” là nguyên lý sinh ra một vật, tức là cái lý được Hàn Phi Tử nhắc tới “Đức” là “Đạo” cư ngụ trong vạn vật; nói cách khác, đức là cái mà vật nhận được từ “Đạo” để vật là chính nó Theo Lão Tử, “Đạo” sinh “Đức” dưỡng
Trang 14Lão Tử viết:
“Đạo khả đạo phi thường Đạo Danh khả danh phi thường danh.”
(Đạo có thể gọi được thì nó không phải là Đạo vĩnh hằng; tên có thể gọi được thì không thể là tên vĩnh hằng.)
Hay:
(Đạo vĩnh hằng không làm mà làm tất cả.) [27; chương 1]
Từ đó, Lão Tử đưa ra quan niệm về “vô vi” “Vô vi” theo nghĩa thông thường là không làm gì Trong triết học Lão Tử, “vô vi” nghĩa là con người không áp đặt, không can thiệp, sống và hoạt động theo lẽ tự nhiên “Vô vi” là con người không hành động có tính chất giả tạo, gò ép, trái với bản tính tự nhiên của mình, không can thiệp vào “guồng máy tự nhiên của vạn vật” và nhờ có vô vi mà được tất cả [35; tr.129]
“Vô vi” cũng có nghĩa là bảo vệ, giữ gìn bản tính tự nhiên của mình và của vạn vật Lão Tử viết:
“Ngã hữu tam bảo, trì nhi bảo chi; nhất viết từ, nhị viết kiệm, tam viết bất cẩn vi thiên hạ tiên.”
(Ta có ba bảo vật thường giữ cẩn thận Một là lòng từ ái, hai là tính cần kiệm, ba là không dám hiếu thắng ở trước mặt người khác.) [27; chương 67] Như vậy, theo Lão Tử “Đạo” là bản nguyên, là khởi thủy của mọi thứ trên đời Mặc dù quan niệm của Lão Tử còn huyền bí nhưng đã giải thích nguồn gốc của vũ trụ và lần đầu tiên xác lập vũ trụ quan của người Trung Quốc Lão Tử khẳng định vũ trụ có từ sự biến hóa vô cùng, vô tận của “Đạo”
và con người phải sống trong “Đạo”
Trang Tử trong quan niệm về “Đạo” có những điểm khác biệt với Lão
Tử Ông được coi là nhà tư tưởng lớn trong trường phái Đạo gia với quan điểm “tề vật luận” (mọi sự không có sự phân biệt) đã mang lại những tư tưởng sâu sắc về vấn đề con người
Trang 15Trang Tử cho rằng, con người sinh ra từ đạo tự nhiên, vô danh; mỗi vật, mỗi người đều có một bản tính, khả năng, sở thích tự nhiên của mình và thuận theo bản tính tự nhiên ấy mỗi vật, mỗi người đều có chỗ cho là phải, là trái, là lớn, là nhỏ, là tốt,… không người nào giống người nào Nhận thức của con người cũng là tương đối và trí thức chỉ là sản phẩm chủ quan của con người tạo ra áp đặt cho sự vật mà thôi
Trang Tử đề ra học thuyết vứt bỏ phán đoán về mặt lý luận và thủ tiêu đấu tranh về mặt thực tiễn khi cho rằng: “đây” cũng là “kia”, “kia” cũng là
“đây” “Kia” có phải trái của nó “Đây” cũng có phải trái của nó… Phải cũng
là một lẽ vô cùng, trái cũng là một lẽ vô cùng [28; Tề vật luận] Từ đó, Trang Tử dạy người ta đối với những điều phải trái tự nhiên phát triển, không cần phân biệt chân lý, sai lầm
Theo Trang Tử con người và vạn vật sinh ra từ “Đạo” đều có bản tính và khả năng tự nhiên của mình Ông đưa ra học thuyết cơ bản “Trời đất cùng ta đồng sinh, vạn vật cùng ta là Một.” [28; Tề vật luận]
Một mặt, Trang Tử đã có quan điểm không đồng nhất với Lão Tử về
“Đạo”, ông công kích những quan điểm duy vật và những quan điểm về nhận thức tiến bộ của thời đó khiến ông rơi vào chủ nghĩa tương đối Trang Tử xem
“Đạo” là một thứ thực thể thần bí siêu lý tính không thể tưởng tượng được
“Đạo” là cái “hư không”, hỗn độn và xem cái “không” là nguồn gốc của thế giới, biểu dương lý luận “trong cái không sinh cái có”, “cái có không thể lấy cái có làm cơ sở” [28; Cang Tang Sở] Tất cả vật chất tồn tại đều sinh ra từ chỗ hư vô, hay từ cái không tồn tại Mặt khác, Trang Tử chịu ảnh hưởng của quan điểm duy vật của Lão Tử khi khẳng định đạo Trời là tự nhiên vốn có, không ai sinh ra nó mà nó tự bản, tự căn, vô cùng vô hạn, là bản thể đầu tiên của vũ trụ, có trước cả Trời đất, quỷ thần Ông cho rằng “con người sinh ra là
do khí tụ lại, tụ thì sống, tan thì chết” [28; Tri Bắc du]
Trang 16Cùng với quan điểm về “Đạo”, Trang Tử đưa ra quan điểm về “Đức”
“Đức” theo ông là “Đạo” thể hiện ở mỗi vật, là bản tính tự nhiên của mỗi vật, mỗi người sinh ra từ “Đạo” tự nhiên, vô danh, vô thể
Dương Chu lại chủ trương “vị ngã” khi đề cập đến vấn đề con người Ông cho rằng cái danh chỉ là ngụy tạo, chỉ có thân ta là thực, vật nuôi sống ta
là thực, bởi vậy không nên mang hư danh mà nên coi trọng, bảo toàn thân ta
và cuộc sống thực Con người phải biết tận hưởng hết mọi thú vui trong cuộc đời ngắn ngủi và phải biết “toàn sinh”, “quý kỉ”, “vị ngã”
Như vậy, khái niệm “con người” đã được các nhà triết học Đạo gia đề cập thông qua phạm trù “Đạo” Trong triết học Đạo gia, phạm trù “Đạo” có hai nghĩa được rút ra từ sự quan sát sự vận chuyển của vạn vật trong thế giới
“Đạo” là bản nguyên của vũ trụ, có trước trời đất, không biết đặt tên nó là gì, tạm gọi là “Đạo” Nó là cơ sở vật chất đầu tiên của thế giới, dùng “Đạo” để giải trích tính vật chất là tính thống nhất của thế giới Những quan điểm đó tuy còn hạn chế do điều kiện hoàn cảnh lịch sử và góc nhìn của mỗi triết gia, nhưng đã mang những tư tưởng duy vậy và biện chứng rõ nét Quan điểm về con người của triết học Đạo gia đã đóng góp những tư tưởng sâu sắc vào dòng chảy của triết học Trung Quốc nói riêng và trên thế giới nói chung
1.1.2 Khái niệm “tự nhiên” trong triết học Đạo gia
Triết học Đạo gia đóng góp vào nền triết học Trung Quốc cổ đại không chỉ ở những vấn đề về con người mà còn đề cập đến vấn đề về “tự nhiên” và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên Cũng giống như khái niệm “con người” trong triết học Đạo gia, khái niệm “tự nhiên” được đề cập thông qua các phạm trù “Đạo”, “Vô vi”, “Thiên lý” và “Thiên – Địa – Nhân hợp nhất”
Thứ nhất, phạm trù “Đạo” là sự khái quát cao nhất của triết học Lão – Trang và là nền tảng chi phối toàn bộ học thuyết của Đạo gia
Trong bản thể luận của Lão Tử, về mặt thể của “Đạo”, ông cho rằng tính
tự nhiên của Đạo được hiểu như là tính khách quan, vốn có và không phụ
Trang 17thuộc vào ý chí con người (không hiểu như khái nhiện tồn tại khách quan trong triết học phương Tây bởi vì “Đạo” chứa đựng và hòa đồng cả cái tồn tại và cái không tồn tại, cả cái tĩnh lặng và biến đổi, cả cái tương đối và tuyệt đối) Nó vốn tự nhiên, lạnh lùng trước con người Nó là tự nhiên nhưng không phải tồn tại có định tính, hình thái mà là một trạng thái vĩnh cửu, chưa đựng tất cả Vì vậy, Lão Tử đã đứng trên lập trường quan điểm duy vật khi bàn về Đạo Ông xuất phát từ bản thân tự nhiên để giải thích vấn đề thế giới quan của mình Lão Tử viết:
“Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh Tịch hề, liêu hề, độc lập nhi bất cải Chu hành nhi bất đãi Khả dĩ vi thiên hạ mẫu Ngô bất tri kỳ danh; tự chi bất Đạo, cưỡng vi chi danh viết Đại.”
(Có vật gì trong sự hỗn độn, có trước cả Trời đất, vừa trống không vừa lặng yên, đứng một mình không đổi, lưu hành khắp trốn không mỏi, có thể là
mẹ thiên hạ, ta không biết nó tên gì, nên mới đặt tên cho nó là Đạo, gượng gọi
là Lớn.) [27; chương 25]
“Đạo” gồm hai phương diện “hữu” và “vô” “Vô” là thể của “Đạo”,
“hữu” là dụng của “Đạo” “Vô” là nguyên lý vô hình, là gốc của trời đất
“Hữu” là nguyên lý hữu hình là mẹ của vạn vật “Đạo” là thể thống nhất giữa
“hữu” và “vô”, “thể” và “dụng”, là động lực biến hóa của vạn vật mà không cần hoạt động Vì vậy, Lão Tử viết: “Mọi người trong thiên hạ sinh ra từ hữu, hữu sinh ra từ vô” [27; chương 40] và vạn vật sản sinh ra theo trình tự “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật” [27; chương 42]
“Đạo” còn là quy luật biến hóa tự thân của sự vật, quy luật ấy gọi là
“Đức” Mỗi vật đều có đức mà đức của bất kỳ sự vật nào cũng từ “Đạo” mà
ra, là một phần của “Đạo”, đức nuôi lớn mỗi vật tùy theo đạo
Từ đó, Lão Tử đưa ra học thuyết “đạo pháp tự nhiên” để giải thích bản chất của “Đạo” “Đạo” sinh ra vạn vật, không có ý chí dục vọng, không có mục đích “Đạo” không làm chúa tể chi phối vạn vật mà thuận
Trang 18theo sự phát triển tự nhiên của vạn vật Lão Tử cố gắng tìm ra quy luật khách quan của sự vật phát triển và biến hóa, khuyên con người hành động theo quy luật tự nhiên
Đối với Trang Tử, ông cho rằng “Đạo” là vô hạn, ở khắp mọi nơi và nó
có trước tự nhiên Vì vậy, vạn vật sinh ra từ “Đạo” đều có bản tính, khả năng
tự nhiên của mình Mặt khác, ông cho rằng “Đức” là “Đạo” thể hiện ở mỗi vật, là bản tính tự nhiên của mỗi vật, mỗi người sinh ra từ “Đạo” tự nhiên, vô danh, vô thể
Từ quan niệm cốt lõi của “Đạo” (Đạo pháp tự nhiên), Lão Tử cho rằng
xã hội con người không những không thể tách khỏi tự nhiên mà ngược lại không được làm những gì ngược lại với tự nhiên Mọi cái nhân tạo đều sai lầm, mọi cái tự nhiên đều vĩ đại
Thứ hai, quan niệm về “vô vi” của triết học Đạo gia
“Vô vi” là một khái niệm triết học đạo đức của người Trung Quốc cổ đại Đó là phương pháp sống tự nhiên, mộc mạc, thuần phác, không bị cưỡng chế, gò ép “Vô vi” theo Lão Tử cũng xuất phát từ ý nghĩa này nhưng thực
Trang 19chất của nó là nghệ thuật sống của con người trong sự hòa nhập với tự nhiên
và thuận theo bản tính tự nhiên của con người
Trong triết học Lão Tử, vô vi có ba ý nghĩa: vạn vật đều có bản tính tự nhiên của mình, chúng tồn tại, vận động, biến hóa theo lẽ tự nhiên, sống với cái vốn có của tự nhiên; vô vi là tự do tuyệt đối, không bị ràng buộc bởi bất
cứ thứ gì và vô vi là luôn bảo vệ, giữ kín bản tính tự nhiên của mình, biết ngăn chặn, bài trừ những gì vốn làm tổn hại đến bản tính tự nhiên của vạn vật
mà trước hết là chống lại mọi hành động của con người xã hội
“Vô vi” và “Hữu vi” theo Lão Tử thể hiện bản tính nhân loại “Vô vi” là khuynh hướng trở về với gốc để sống với tự nhiên, có nghĩa là hợp thể với “Đạo” theo hai quy luật là luật quân bình và luật phản phục “Vô vi” còn có nghĩa không làm trái tự nhiên, vượt quá bản tính, nhu cầu tự nhiên của con người
Hay:
“Thủ thiên hạ thường dĩ vô sự.”
(Muốn được thiên hạ phải luôn dùng vô vi.) [27; chương 48]
Trang 20Vô vi khác hữu vi Hữu vi là phát huy tính năng động chủ quan, cố sức thi thố đạo đức nhân nghĩa, ban hành pháp lệnh chính sách, bày vẽ lễ nghi giáo huấn… Tất cả những thứ đó theo Lão Tử, càng làm càng khiến cho xã hội ngày càng xấu đi mà thôi
Thứ ba, tự nhiên hợp nhất với Trời và người thể hiện trong tư tưởng
“Thiên – Địa – Nhân hợp nhất”
Thiên – Địa – Nhân hợp nhất trong triết học Đạo gia có hai nghĩa, đó là: Trời – Đất – Người giống nhau và Trời – Đất – Người có quan hệ mật thiết với nhau
Triết học Đạo gia đã có những quan niệm về vấn đề tự nhiên sâu sắc và khẳng định vũ trụ quan của mình với những yếu tố biện chứng Chính những quan niệm đó đã khẳng định năng lực quan sát và trình độ tư duy sâu sắc của các nhà triết học đối với sự vật khách quan, tuy còn những hạn chế do điều kiện hoàn cảnh lịch sử hay thế giới quan của các nhà triết học thời Xuân thu – Chiến quốc
1.2 Nội dung mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong triết học Đạo gia
1.2.1 Cơ sở hình thành mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong triết học Đạo gia
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, sự phát sinh, phát triển của những tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại gắn liền với sự thay đổi, phát triển của nền sản xuất, khoa học và tính chất sinh hoạt xã hội Trung Quốc cổ đại Vì vậy, tính chất, đặc trưng của nền triết học đó tất yếu phản ánh và bị chi phối bởi những điều kiện lịch sử của xã hội ấy
Đạo gia là một trong ba trào lưu triết học lớn trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc thời Xuân thu – Chiến quốc Người sáng lập là Lão Tử là người nước Sở Lão Tử tiếp nhận tư tưởng của Âm Dương Ngũ Hành và phép biện chứng của Dịch học để sáng lập nên Đạo gia thể hiện trong cuốn Đạo Đức
Trang 21Kinh Dương Chu và Trang Tử là người đã phát triển học thuyết Lão Tử (Trang Tử đã đứng trên lập trường duy tâm và những tư tưởng của ông được thể hiện trong cuốn Nam Hoa Kinh)
Thời Xuân thu – Chiến quốc là thời kỳ phát triển rực rỡ của triết học Trung Quốc cổ đại Đây là giai đoạn suy tàn của chế độ nô lệ và chế độ sơ kỳ phong kiến đang lên Thời kỳ Xuân thu bắt đầu khi Chu Bình Vương dời đô
về phía Đông vào khoảng từ năm 770 trước C.N đến năm 475 trước C.N Thời Chiến quốc bắt đầu từ năm 475 trước C.N và kết thúc vào năm 221 trước C.N và gắn với sự kiện nhà Tần thống nhất đất nước
Cơ sở hình thành mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong triết học Đạo gia được hình thành từ điều kiện địa lý, điều kiện kinh tế - chính trị
và văn hóa của Trung Quốc cổ đại
Thứ nhất, cơ sở hình thành mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong triết học Đạo gia được hình thành từ điều kiện địa lý của Trung Quốc
Trung Quốc là một đất nước lục địa có Trường Giang và Hoàng Hà là hai con sông lớn dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới Hai con sông này được bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển của Trung Quốc Có thể nói, thiên nhiên đã dành cho Trung Quốc những ưu ái về mặt địa hình cũng như khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nghề nông nghiệp định canh định cư
Cảnh quan Trung Quốc biến đổi trên lãnh thổ rộng lớn Ở phía Đông, dọc theo bờ biển Hoàng Hải và phía Hoa Đông là các đồng bằng phù sa rộng,
cư dân đông đúc; phía rìa cao nguyên Nội Mông là các thảo nguyên rộng lớn Đồi và các dãy núi thấp chi phối địa hình tại Hoa Nam, trong khi miền Trung – Đông có những châu thổ gắn với hai con sông lớn Khí hậu Trung Quốc được chia thành hai mùa rõ rệt mùa đông và mùa hạ
Trung Quốc là một đất nước có điều kiện địa lý thuận lợi cho việc phát triển nghề nông nghiệp và định canh định cư Điều kiện sống ở Trung Quốc
Trang 22đã làm cho con người hòa đồng với thiên nhiên, gắn bó với tự nhiên và con người từ khi sinh ra đã gắn kết không tách rời khỏi tự nhiên
Vì vậy, điều kiện địa lý của Trung Quốc đã quyết định đến thế giới quan
và phương pháp luận của các triết gia Trung Quốc, đặc biệt là các triết gia của Đạo gia luôn gắn vấn đề con người với tự nhiên
Thứ hai, cơ sở hình thành mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong triết học Đạo gia được hình thành từ điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa của Trung Quốc
Về kinh tế, suốt chiều dài của lịch sử Trung Quốc, tư tưởng và chính sách
về kinh tế vẫn luôn chú trọng vào nông nghiệp với điều kiện của một nước lục địa Cho nên, đến cả thời Chiến quốc (480 – 222 TCN) đất nước Trung Quốc
bị chia cắt thành nhiều nước phong kiến vẫn lấy “canh chiến chi thuận” (thuật chinh chiến và canh tác) làm nền tảng
Thời Xuân thu, việc sử dụng công cụ sản xuất bằng sắt và dùng bò kéo cày đã khá phổ biến, tạo điều kiện cho việc khai khẩn đất hoang, phát triển kỹ thuật canh tác và kỹ thuật “dẫn thủy nhập điền” dẫn đến năng suất lao động trong nông nghiệp tăng cao Thủ công nghiệp đã có những bước phát triển mới, đặc biệt là trong sự phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất dẫn tới các ngành nghề mới được ra đời Không chỉ có nông nghiệp và thủ công nghiệp mà thương nghiệp cũng phát triển hơn Chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất được hình thành từ sự phát triển của sức sản xuất xã hội và bọn quý tộc chiếm đoạt ruộng đất ngày càng tăng cao
Thời Chiến quốc, kinh tế đã có những bước phát triển mới Đồ bằng sắt được phổ biến rộng rãi do sự phát triển của nghề luyện sắt trở lên hưng thịnh
và bên cạnh những đường giao thông quan trọng được sử dụng để lập nên các trấn đô mới Vì vậy, nông nghiệp ngày càng phát triển do thủy lợi và kỹ thuật canh tác nhờ các công cụ mới như cày, cuốc, rìu, dao ra đời Các ngành nghề thủ công ngày càng phát triển và sự thịnh hành của tiền tệ bằng kim loại
Trang 23Quan hệ sản xuất phong kiến nông nô xuất hiện và dần dần chiếm ưu thế trong đời sống xã hội
Có thể thấy, trong tư duy về kinh tế của các triết gia Trung Quốc có sự phân biệt rõ giữa gốc và ngọn Trong đó, gốc là nông nghiệp và ngọn là thương nghiệp vì nông nghiệp liên quan đến sản xuất còn thương nghiệp liên quan đến trao đổi sản phẩm Muốn trao đổi sản phẩm thì trước tiên phải sản xuất ra nó Trong một nước nông nghiệp thì hình thức chủ yếu là sản xuất Do
đó, suốt lịch sử Trung Quốc, các lý thuyết và chính sách về kinh tế đều “trọng gốc khinh ngọn” [11; tr 33]
Những điều kiện về kinh tế trên dẫn đến nghề học, nghề cày ruộng là hai nghề đáng tôn trọng ở Trung Quốc và đời sống của người dân gắn chặt với nông nghiệp Do đó, vũ trụ quan và nhân sinh quan của các triết gia Trung Quốc luôn gắn liền với tự nhiên cũng như có sự diễn đạt ngôn ngữ riêng Điều
đó được thể hiện rõ nét trong triết học của Đạo gia
Về chính trị và văn hóa, Trung Quốc thời kỳ Xuân thu – Chiến Quốc có
nhiều biến động về chính trị cũng như văn hóa
Thời Xuân thu, mệnh lệnh của nhà Chu không còn được tuân thủ dẫn đến trật tự về lễ nghĩa và cương thường xã hội đảo lộn, đạo đức suy đồi, tranh quyền đoạt vị, chiến tranh xảy ra liên miên Ước tính thời Xuân thu có khoảng
295 năm thì đã xảy ra 483 cuộc chiến tranh Vì vậy, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, như thời kỳ nước Tần thì “thây người chết đầy đường”
Thời Chiến quốc, chiến tranh giữa các nước liên tục xảy ra khiến cho đời sống nhân dân ngày càng cực khổ và trật tự xã hội đảo lộn khiến lòng dân ly tán Chính trong những sự biến động của chính trị và xã hội Trung Quốc thời Xuân thu – Chiến quốc ấy đã đặt ra một loạt những vấn đề xã hội và triết học mới Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các nhà tư tưởng phải quan tâm, giải quyết ngày càng nhiều và dẫn đến sự đa dạng của các trường phái triết học với sự đấu tranh quyết liệt
Trang 24Hình thành trên cơ sở hoạt động thực tiễn lâu dài của nhân dân, những tri thức về triết học một mặt đã góp phần thúc đẩy sản xuất và đời sống xã hội phát triển; mặt khác, nó còn góp phần phát triển nhận thức, khám phá và cải tạo hiện thực, làm tiền đề cho thế giới quan triết học duy vật nảy nở và phát triển
Sự phong phú, đa dạng của triết học Trung Quốc thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc đã phản ánh sự phát triển rất cao trong đời sống văn hóa tinh thần của xã hội Trung Quốc và đối với văn hóa phương Đông Điều này đã đánh dấu một mốc son trong lịch sử Vì vậy, triết học Đạo gia đã thể hiện mối gắn kết giữa con người với đời sống nông nghiệp của Trung Quốc một cách sâu sắc qua những tư tưởng về con người với tự nhiên
1.2.2 Thiên - Địa - Nhân hợp nhất
“Thiên – Địa – Nhân hợp nhất” là tư tưởng quan trọng trong triết học Trung Quốc Tư tưởng này được thể hiện rõ nét trong triết học Đạo gia Thiên – Địa – Nhân hợp nhất trong triết học Đạo gia có hai nghĩa, đó là: Trời – Đất – Người giống nhau và Trời – Đất – Người có quan hệ mật thiết với nhau Danh từ “Thiên” thời xưa trong văn tự Trung Quốc có năm nghĩa, đó là: bầu trời, tương ứng với đất; ông Trời, có tính cách như người; vận mệnh, những thứ có liên quan đến con người nhưng không thể kiểm soát được; sự vận hành tự nhiên; nguyên lý tối cao trong vũ trụ
Sự tin tưởng vào “Trời” đã được Khổng Tử nhìn nhận và được Mặc Tử
đề xướng Tuy nhiên, Mạnh Tử có lúc sử dụng danh từ “Thiên” với ý nghĩa duy tâm đạo đức – là nó không ám chỉ một đấng tối cao mang hình dáng con người đặt ra những quy luật đạo đức Lão Tử đã thủ tiêu ý duy tâm và đạo đức của “Thiên” khi viết: “Thiên địa bất nhân” (Trời đất không có lòng nhân) [27; chương 5] Mặt khác, Lão Tử đã lấy Đạo và tự nhiên làm khởi nguồn cho những giá trị tư tưởng triết học của mình về Thiên, Địa, Nhân hay vạn vật là một chỉnh thế thống nhất
Trang 25Lão Tử viết:
“Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên.”
(Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên.) [27; chương 25]
Trang Tử lại cho rằng “Đạo” gắn với “Thiên”, “Thiên” ở đây có nghĩa là
“tự nhiên” và “Trời đất với ta cùng sinh, vạn vật với ta là một” Cho nên Trang Tử nói:
“Vô vi vi chi vị thiên”
(Vô vi mà làm gọi là thiên) Và:
“Thiên tại nội, nhân tại ngoại Ngưu mã tứ túc, thị vị thiên; lạc mã thủ, xuyên ngưu tỵ, thị vị nhân.”
(Thiên (sự tự nhiên) thì ở bên trong, nhân (sự nhân tạo) thì ở ngoài Trâu hoặc ngựa có bốn chân, đó là tự nhiên; cột dây vào đầu ngựa và xỏ dây vào mũi trâu, đó là nhân tạo.) [28; Thu Thủy]
Quan niệm “Thiên nhân tương thông” cũng được thể hiện phần nào đó trong triết học Đạo gia Khi đề cập đến vấn đề này, các nhà triết học Trung Quốc cho rằng con người là bẩm thụ được tinh của trời, thì cái đạo của trời là cái đạo của người Cái bẩm thụ được cái tính của trời, nên trời và người có quan hệ mật thiết với nhau, mà người phải lấy phép tắc của trời làm mẫu mực, phải coi thiên đạo là nhân đạo, nghĩa là phải ăn ở cho hợp với đạo trời Lão
Tử không hoàn toàn chủ trương “Thiên nhân tương thông” nhưng cũng nghĩ rằng “người bắt chước đất, đất bắt chước trời”
Quan niệm “Thiên – Địa – Nhân hợp nhất” của triết học Đạo gia đã cho thấy sự thống nhất của Trời – Đất – Người và mối quan hệ giữa chúng Con người sống trong tự nhiên, là một bộ phận của tự nhiên, hay nói cách khác con người và tự nhiên là một chỉnh thể
Trang 261.2.3 Lý tưởng hóa tự nhiên
Đạo gia là một trong số ít các trường phái triết học thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc đề cập đến vấn đề mối quan hệ giữa con người với tự nhiên thông qua việc lý tưởng hóa tự nhiên
Tư Mã Đàm nói:
“Đạo gia sử nhân tinh thần chuyên nhất, động hợp vô hình, thiện túc vạn vật Kỳ vi thuật dã, nhân Âm Dương chi đại thuận, thái Nho Mặc chi thiện, toát Danh Pháp chi yếu Dữ thời suy di, ứng vật biến hóa Lập tục thi sự, vô
sở bất nghi Chi ước nhi dị thạo, sự thiểu nhi công da.”
(Đạo gia khiến cho tinh thần người ta chuyên nhất, mọi hành động đều phải hành động đều phải hòa hợp với cái vô hình, với sự phóng khoáng đối
với vạn vật Họ theo thuyết đại thuận (tùy theo cõi tự nhiên) của Âm Dương
gia, chọn lấy cái hay của Nho gia và Mặc gia, thâu tóm các điểm quan trọng của Danh gia và Pháp gia Họ theo sự thay đổi của thời tiết và ứng với sự vật
mà biến hóa Họ hành động ở đời chẳng có điểm nào mà không thích nghi Ý chí của họ thì giản dị và dễ thực hành Họ hành động ít nhưng thành tựu nhiều.) [23; Thái Sử Công Tự Tự]
Cùng với sự quan sát đó là sự quan sát sự vận chuyển của vạn vật trong thế giới, các triết gia của Đạo gia đã rút ra những quy luật về sự biến hóa của
tự nhiên và giải thích nguồn gốc của vạn vật từ “Đạo” Trong đó, Lão Tử đã
đề cập đến một bức tranh điền viên của một quốc gia tiểu nông
Trang 27thuyền, mà chẳng khi dùng Tuy có giáp binh, mà chẳng phô trương Khiến dân trở lại việc thắt nút mà dùng Ăn thấy ngon, mặc thấy đẹp, ở thấy yên, sống thấy sướng Tuy các nước cận kề, nhìn thấy nhau, gà kêu chó sủa ở nước này thì nước kia đều nghe, nhưng người dân cho đến lúc già chết cũng chẳng qua lại thăm nhau.) [27; chương 80]
Nông dân luôn gắn liền với trời, đất cho nên yêu mến và ngưỡng mộ tự nhiên Điều đó được Đạo gia phát triển triệt để và phân biệt giữa cái thuộc về
tự nhiên và cái thuộc về con người, giữa sự tự nhiên và nhân tạo Tuân Tử nhận xét Đạo gia “bị tự nhiên che lấp mà chẳng biết đến người” (tế ư thiên nhi bất tri nhân) Nếu sự tự nhiên là nguồn hạnh phúc nhân sinh thì sự nhân tạo là gốc của mọi sự thống khổ của con người
Đạo gia cho rằng, con người sinh ra từ lẽ tự nhiên phải thuận theo lẽ tự nhiên và từ đó tuyệt đối hóa đời sống tự nhiên của con người Dương Chu cho rằng con người cần “vị ngã” nghĩa là sống đúng với bản tính tự nhiên, vốn có của mình và không màng danh lợi, tiền tài, không bị ràng buộc bởi luân lý, đạo đức; “vị ngã” còn có nghĩa là sống vì mình, bảo tồn thân thể, sinh mệnh
và bản tính tự nhiên của mình, không để vật lụy mình, cũng không để mình lụy vật Trang Tử lại cho rằng “Trời đất cùng ta đồng sinh, vạn vật cùng ta là Một” khẳng định bản tính và khả năng tự nhiên của con người
Là một người được xem là bậc đại trí, Lão Tử sống và nhìn nhận thiên nhiên đó là một bầu trời trong xanh, vùng đất yên bình, sông nước chảy êm đềm, vạn vật sinh sôi nảy nở, tất cả đều hợp thành một, đều thấm nhuần ân đức, giống như một bản giao hưởng hài hòa đang diễn tấu một bản nhạc tình cảm Lão Tử viết:
“Sinh chi súc chi Sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, trưởng nhi bất tể, thị
vị huyền đức.” [27; chương 10]
(Trời đất sinh ra vạn vật, nuôi dưỡng chúng, chăm sóc chúng, những không chiếm hữu chúng, giúp đỡ vạn vật nhưng không kể công, là chủ của
Trang 28vạn vật nhưng không có bất kỳ sự bóc lột, loại quan niệm nghệ thuật siêu nhiên này mới thật sự đáng được gọi là đức lớn.)
Như vậy, Đạo gia chủ trương con người hợp nhất với toàn cõi tự nhiên, hợp nhất với vũ trụ hay còn gọi là “phối thiên” Chính vì lẽ đó, theo tư tưởng của Đạo gia, con người sống phải gắn với tự nhiên, phải “vô vi”, “vị ngã”
1.2.4 “Đạo” vượt trên cõi tự nhiên
Học thuyết về “Đạo” của Đạo gia đã thể hiện vũ trụ quan, nhân sinh quan của các triết gia Khẳng định “Đạo” là nguồn gốc hình thành vạn vật bằng sự quan sát con người và sự chuyển biến của vạn vật Phạm trù “Đạo” là phạm trù khái quát và trung tâm của triết học Đạo gia khi đề cập đến vấn đề con người và tự nhiên trong mối quan hệ giữa chúng
Phạm trù “Đạo” thời xưa đều mang hàm ý “nhân đạo” tức là đạo làm người nhưng cho đến khi sách của Lão Tử ra đời thì nó lại mang một ý nghĩa khác khi cho rằng trời đất và vạn vật đều sinh ra từ một “nguyên lý chung” (tổng nguyên lý) được gọi là “Đạo” “Đạo” là cái sinh ra vạn vật
Lão Tử viết:
“Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh Tịch hề, liêu hề, độc lập nhi bất cải Chu hành nhi bất đã Khả dĩ vi thiên hạ mẫu Ngô bất tri kỳ danh; tự chi viết Đạo Cưỡng vi chi danh viết Đại.”
(Có một vật hỗn độn mà nên, sinh trước trời đất; yên lặng, trống không; đứng một mình mà chẳng thấy hay; đi khắp nơi mà không mỏi Có thể làm mẹ thiên hạ Ta không biết tên, đặt tên chữ đó là Đạo; gượng gọi tên đó là Lớn.) [27; chương 25]
“Đạo” lúc đầu chưa phân chia, do đó cảm quan của con người không thấy được nhưng nó vẫn tồn tại tuyệt đối, vĩnh viễn, mạnh mẽ, bao khắp cả vũ trụ, có trước Trời đất và là cái từ đó vạn vật có danh tính, có hình thể được sinh ra
Trang 29Lão Tử viết:
“Đại Đạo phiếm hề, kỳ khả tả hữu Vạn vật thị chi nhi sinh bất tử Công thành bất danh hữu Ái dưỡng vạn vật nhi bất di chủ.”
(Đại Đạo tràn lan bên phải, bên trái Vạn vật nhờ đó nó mà sinh, nhưng
nó không nói gì Hoàn thành việc rồi nhưng nó không xưng là có Thương yêu nuôi dưỡng muôn loài mà nó không làm chủ.) [27; chương 34]
Chỉ thuận theo tự nhiên chứ không có ý chí là tác dụng của “Đạo” Như vậy, con người phải thuận theo tự nhiên để đạt được Đạo Đạo thường không làm gì nhưng qua nó cái gì cũng làm được Lão Tử viết:
“Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên.”
(Người bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời; Trời bắt chước Đạo; Đạo bắt chước tự nhiên.) [27; chương 25]
Giải thích đặc điểm của “Đạo”, Lão Tử cho rằng “Đạo” là bản chất sâu
xa, tuyệt đối, là cơ sở do đó Trời đất và vạn vật sinh sống, vì thế nó giống với
sự vật Sự vật sinh ra từ “Đạo” vừa “Hữu” vừa “Vô” “Vô” là cái thể của
“Đạo” và không thể gọi tên được “Hữu” là dụng của “Đạo” và có hình thể, có thể gọi tên được
Lão Tử viết:
“Đạo khả đạo phi thường Đạo Danh khả danh phi thường danh Vô danh thiên địa chi thủy Hữu danh vạn vật chi mẫu Cố thường vô, dục dĩ quan lỳ diệu Thường hữu, dục dĩ quan kỳ kiếu Thử lưỡng giả, đồng xuất nhi
dị danh Đồng vị chi huyền Huyền chi hựu huyền Chúng diệu chi môn.”
(Hễ Đạo mà có thể gọi được, thì nó không phải là Đạo bất biến Hễ tên mà
có thể gọi được, thì nó không phải là tên bất biến Không tên là gốc của Trời đất, có tên là mẹ của muôn vật Cho nên, về cái Vô bất biến, ta muốn thấy chỗ
vi diệu của nó Về cái Hữu bất biến, ta muốn thấy chỗ giới hạn của nó Hai cái
đó cùng một nguồn gốc, nhưng tên khác nhau, đều gọi là Huyền Huyền rồi càng huyền, nó chính là cửa nẻo sinh ra mọi điều huyền diệu.) [27; chương 1]
Trang 30“Đạo” là nguyên lý chung sinh ra vạn vật chứ không phải là sự vật cụ thể Lão Tử nói “Đạo thường vô danh” [27; chương 32] nhưng cũng nói “Đạo
ẩn vô danh” [27; chương 41] cho thấy “Đạo” chuyển hóa không ngừng Nếu
“Đạo” là nguyên lý chung sinh ra vạn vật thì “Đức” là nguyên lý sinh ra một vật Cho nên Lão Tử viết:
“Khổng đức chi dung, duy Đạo thị tùng.”
(Hình dạng của Đức lớn chỉ tuân theo Đạo.) [27; chương 21]
Vì thế, Lão Tử cho rằng vạn vật đều tôn theo Đạo và quý Đức:
“Đạo sinh chi, đức sinh súc chi, vật hình chi, thế thành chi Thị dã vạn vật mạc bất tôn Đạo nhi quý Đức Đạo chi tôn, Đức chi quý, phù mạc chi mệnh, nhi thường tự nhiên.”
(Đạo sinh, Đức dưỡng, vật chất cho mình, hoàn cảnh tác thành vạn vật Cho nên vạn vật đều tôn Đạo, quý Đức Sự cao trọng của Đạo và Đức chẳng nhờ ai ban, vì Đạo và Đức tự nhiên vốn đã cao trọng.) [27; chương 51]
Lão Tử còn đưa ra học thuyết “Đạo pháp tự nhiên” để giải thích căn bản của “Đạo” “Đạo” theo Lão Tử không làm chúa tể chi phối vạn vật mà thuận theo sự phát triển tự nhiên của vạn vật [27; chương 5] Ông cố gắng tìm ra quy luật khách quan của sự vận động – biến hóa và dạy mọi người hành động theo quy luật tự nhiên Con người chỉ có thể thích ứng với tự nhiên một cách
bị động và đứng trước tự nhiên không cần làm gì cả Lão Tử đã dẫn con người tới việc phủ nhận đấu tranh
“Đạo” theo Lão Tử còn là con đường, là quy luật sinh thành, biến hóa của vạn vật trong vũ trụ Ông cho rằng: trên thế giới không có vật gì vĩnh viễn không thay đổi, có những vật tiến lên phía trước, có những vật lùi lại đằng sau, có những vật đang hình thành, có những vật đang đi tới sự tiêu diệt Sự vận động của vạn vật không phải hỗn độn mà tuân theo những quy luật tất yếu, tự nhiên nghiêm ngặt, không sự vật nào đứng ngoài quy luật đó, kể cả trời đất, thần linh [27; chương 37]
Trang 31Theo Lão Tử, toàn thể vũ trụ bị chi phối bới hai quy luật phổ biến đó là luật quan bình và luật phản phục Luật quân bình luôn giữ cho vận động được thăng bằng theo một trật tự điều hòa tự nhiên, không thái quá, bất cập và không mất cân bằng Và “cái gì khuyết ắt được tròn đầy, cái gì cong sẽ được thẳng, cái gì cũ thì mới lại, cái gì ít sẽ được, nhiều thì mất” [27; chương 22] Luật phản phục là cái gì phát triển đến tột đỉnh sẽ trở thành cái đối lập với nó,
đó là “vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản” hay “phản giả đạo chi động” [27; chương 40] Vạn vật biến đổi theo một vòng tuần hoàn được Lão Tử gọi là
“Thiên quân” Phản phục có ý nghĩa là trở về với Đạo tự nhiên – “Vô vi” Trở
về với Đạo tự nhiên vô vi là trở về với cái gốc của mình, lâu dài
Nói đến phản phục, trong Kinh Dịch ở hào Từ của quẻ Thái có câu:
“Vô hình bất bí, vô vãng bất phục” [11; tr 262]
Vạn vật không bao giờ có sự phẳng lặng, sự nghiêng lệch Hệ từ có viết
về sự biến hóa tức là cái hiện tượng tiến rồi lùi, chứ không phải cứ một chiều
mà đi tới mãi:
“Biến hóa giả; tiến thoái chi tượng giả.”
Có thể thấy, vạn vật trên đời luôn động Động nên mất quân bình nhưng
là tạm thời để tìm lại quân bình Luật quân bình chi phối tất cả sự vật và “cái Tịnh là gốc của cái Động” [2; tr 78] Vì vậy, Lão Tử mới khẳng định “Hữu sinh ư vô” thông qua luật quân bình giống như tình trạng của hư vô, nó lại là nguồn gốc của vạn hữu
Như vậy, “Đạo” theo quan điểm của Lão Tử là phạm trù khái quát và nó không chỉ một sự vật, hiện tượng cụ thể hữu hình nào mà là chỉ tất cả mọi thứ
từ đó sinh ra, tồn tại vĩnh viễn, bất biến “Đạo” vừa duy nhất, vừa thiên hình vạn trạng, vừa biến hóa và bất biến Vì thế, Lão Tử chống lại quan điểm Trời sáng tạo ra thế giới và cho rằng Trời không phải là căn cứ tồn tại của “Đạo”
và “Đạo” có trước thần linh Lão Tử đã khẳng định “Đạo” vượt trên cõi tự nhiên, cõi người và cõi thần Ông viết: “Trời được một mà trong, đất được một mà yên, thần được một mà linh” [27; chương 30]
Trang 32“Đạo” theo Trang Tử cũng phần nào giống “Đạo” của Lão Tử và vượt trên cõi tự nhiên “Đạo” là tổng nguyên lý sinh ra trời đất và vạn vật; hễ có vật thì có Đạo, nên Đạo ở khắp nơi “vô sở bất tại” nên “tự nó là gốc của nó”, tồn tại vĩnh viễn mà không có đầu, có cuối Vạn vật trong trời đất cứ y theo Đạo mà sinh hóa không ngừng
Trang Tử không những phủ nhận giới tự nhiên tồn tại mà còn cho rằng toàn bộ giới tự nhiên chẳng qua chỉ là khí mà thôi: “Toàn bộ tự nhiên, vạn vật
là khí này từ Đạo mà ra” hay “Đạo là cái gì có trước trời đất”
Tác dụng của “Đạo” có tình chất tự nhiên vì thế Trang Tử cho rằng “Đức gắn với Đạo, Đạo gắn với Thiên” (“Thiên” ở đây có nghĩa là “tự nhiên”) và
“Vô vi mà làm gọi là Thiên”, “Thiên (sự tự nhiên) thì ở trong, nhân (sự nhân tạo) thì ở ngoài” Quan điểm này giống với quan điểm “Đạo pháp tự nhiên” của Lão Tử
“Đạo” theo Trang Tử biểu hiện trong vạn vật, nên vạn vật tự sinh tự trưởng, tự hủy tự diệt “Đạo” làm và vạn vật tự làm
Trang Tử nói:
“Ngô hà vi hồ? Hà bất vi hồ? Phù cố tương tự hóa.”
(Ta làm gì? Ta không làm gì? Vạn vật tự chuyển hóa mà thôi!)
[28; Thu Thủy]
Trang Tử cũng chịu ảnh hưởng của Lão Tử và khẳng định rằng “Đạo Trời là tự nhiên” vốn có, không ai sinh ra nó mà nó tự bản, tự căn, vô cùng vô hạn, là bản thể đầu tiên của vũ trụ, có trước Trời đất, quỷ thần Ông cho rằng vạn vật sinh ra từ “Đạo” đều biến hóa một cách tự nhiên và sự sống chết là quá trình tất yếu của tự nhiên, “con người sinh ra là do khí tụ lại, tụ thì sống, tan thì chết” [28; Tri Bắc du]
Trang Tử chủ trương không cần cải biến sự vật, không lấy người hại người, không lấy việc hại mệnh và cho rằng con người đều không làm gì được trước mọi biến hóa của sự vật khách quan, chỉ có thể tuyệt đối phục tùng tính chất tất nhiên biến hóa của thế giới vạn vật
Trang 33Như vậy, với học thuyết về “Đạo” đã thể hiện vũ trụ quan của các nhà triết gia thuộc trường phái Đạo gia Học thuyết “Đạo” được các triết gia quan niệm là bản nguyên của vũ trụ, bản nguyên của vạn vật và có trước mọi thứ kể
cả Trời đất, thần linh Từ đó, “Đạo” vượt trên cõi người, vượt trên cõi tự nhiên và khuyên răn con người sống đúng “Đạo”, sống hài hòa với tự nhiên không thái quá, bất cập bằng luật quân bình, luật phản phục
1.2.5 Phương pháp luận lấy tự nhiên và quy luật tự nhiên làm cách
xử thế của con người
Học thuyết Nho gia là triết học về sự tổ chức xã hội, về đời sống sinh hoạt thường ngày và nhấn mạnh đến trách nhiện của con người đối với xã hội Đạo gia thì lại có điểm khác với Nho gia khi nhấn mạnh cái tự nhiên và sự tự phát trong con người Vì thế, Trang Tử nói “Nho gia ngao du trong phạm vi
xã hội, Đạo gia ngao du ngoài phạm vi xã hội” [11; tr 36]
Đạo gia đã lấy tự nhiên và quy luật tự nhiên để gắn kết mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trở nên gần gũi Đạo gia bằng học thuyết của mình đã đưa ra cách xử thế, giáo dục đạo đức và giúp con người biết cách làm thế nào
để được hạnh phúc, tự do và bình đẳng Để từ đó, học thuyết của Đạo gia đã được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống
Thứ nhất, triết học Đạo gia lấy “Đạo” làm cách xử thế của con người trong mối quan hệ với tự nhiên
Theo Đạo gia, Đạo luôn vận hành theo quy luật là lẽ tự nhiên Bản thân
lẽ tự nhiên là chuẩn mực rồi, con người chỉ cần noi theo lẽ tự nhiên (Đạo) là
đủ không cần phải làm cái gì khác noài tự nhiên nữa Đối với xã hội loài người, không phải phát triển đi đâu xa cả mà chính là luôn trở về cái nguyên
sơ của nó, trở về với “nước nhỏ dân ít”
Lão Tử cũng đã xây dựng một loạt các mâu thuẫn trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, đạo đức, quan hệ ứng xử xã hội, để giải quyết theo chủ trương điều hòa của ông và còn được nâng lên như một nghệ thuật sống: động
Trang 34và tĩnh, nóng và lạnh, thấp và cao, mềm và cứng, hư và vô, thọ và yểu, thiện
và ác, tốt và xấu… Các mặt đối lập này đối lập với nhau thì vạn vật mới tươi tốt, vạn vật mới thuận hòa, còn khi chúng phát triển đến cực thịnh thì chúng
sẽ biến thành cái đối lập với chính bản thân mình
Sự biến hóa của vạn vật trong vũ trụ luôn có những quy luật của nó thì con người “tri tường viết minh” khi xử thế phải có một phương pháp nhất định Lão Tử cho rằng, con người muốn làm được việc gì thì trước tiên phải làm trái ngược:
“Tương dục hấp chi, tất cố trương chi Tương dục nhược chi, tất cố cường
chi Tương dục phế chi, tất cố hưng chi Tương dục đoạt chi, tất cố dữ chi.”
(Muốn làm cho chùng, thì hãy giương ra cho thẳng Muốn làm cho suy yếu, thì hãy giúp cho mạnh thêm Muốn vất bỏ, thì hãy làm hưng vượng Muốn cướp lấy, thì hãy trao tặng.) [27; chương 36]
Lão Tử thuật lại những gì nhìn thấy trong cuộc sống, trong sự biến hóa của vạn vật và sự biến hóa của tự nhiên để rút ra cách xử thế
Lão Tử viết:
“Bất tự hiện cố minh, bất tự thị cố chương; bất tự phạt cố hữu công, bất
tự căng cố trưởng; phù duy bất tranh cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh.”
(Không phô trương nên sáng; không tự cho mình là phải nên hiển dương; không kể công nên có công; không khoe mình nên hơn người; vì không tranh với ai nên không ai tranh với mình.) [27; chương 22]
Trang 35phát triển thì đừng biến thành phản diện, trước tiên phải chống chế phần phản diện hàm chứa bên trong, để sự vật không đạt được cực điểm Vì vậy, thông qua “Đạo” mà Lão Tử viết:
“Minh Đạo nhược muội; tiến Đạo nhược thoái; di Đạo nhược lỗi;
thượng đức nhược cố; đại bạch nhược nhục; quảng đức nhược bất túc; kiến đức nhược thâu; chất chân nhược du; đại phương vô ngung.”
(Sáng về Đạo dường như tăm tối; tiến về Đạo dường như thụt lùi; ngang với Đạo dường như cục cằn; đức cao dường như hang suốt; thật trong trắng dường như bợn nhơ; đức dồi dào dường như không đủ; đức vững chắc dường như cẩu thả; chất thực dường như biến đổi; hình vuông lớn không vuông góc.) [27; chương 41]
Vì thế, thánh nhân vứt bỏ sự vượt trội, sự xa xỉ, sự thái quá để không cho
sự vật phát triển thái quá sẽ phản ngược Lão Tử viết:
“Bảo thử Đạo giả bất dục doanh.”
(Kẻ giữ Đạo thì không muốn đầy.) [27;chương 15]
Trong vũ trụ, Đạo thì không tên còn vạn vật thì có tên Xã hội con người ban đầu vốn không tên, mà Lão Tử gọi là “chấc phác” Toàn thể vũ trụ, theo Lão Tử bị chi phối bởi hai quy luật phổ biến là: luật quân bình và luật phản phục Biểu tượng của luật quân bình là nước Nước có bản tính mềm mại, gặp chỗ trống thì chảy vào, gặp chỗ đầy dư thì chảy ra, lánh cao mà tìm thấp Vì thế nó ngày đêm chảy mãi không ngừng; lên trên thành mưa thấm nhuần vạn vật, xuống dưới thì thành sông tưới mát muôn loài Chính nhờ hai quy luật này mà vạn vật tồn tại, biến đổi không ngừng theo một trật tự tự nhiên, nhất định Luật quân bình chống lại cái gì thái quá trái với sự điều hòa của tự nhiên [3; tr.228] Vạn vật trở về với “Đạo” – sự hòa nhập, đồng nhất với cái tĩnh lặng, tự nhiên
Vạn vật đều xuất phát từ “Đạo”, mỗi vật đều có được cái Đức riêng của mình Mỗi vật đều có tính tự nhiên và nếu vạn vật thuận theo tính tự nhiên thì
Trang 36sẽ hành phúc Vạn vật như thế nào thì con người như vậy và thể chế chính trị tốt nhất là dùng chính sách vô vi
Trang Tử nói:
“Cố phù tri hiệu nhất quan, hành tỷ nhất hương, đức hợp nhất quân, nhi
trưng nhất quốc giả, kỳ tự thị dã, diệc nhược thử hĩ.”
(Có người tài trí đủ làm một chức quan; có người hành vi làm gương cho một làng; có người đạo đức đáng làm vua và được cả nước tín nhiệm; nhưng khi họ tự nhận xét mình thì họ cũng cảm thấy an vui như thế.) [28; Tiêu Dao Du]
Con người đều quá vừa lòng đối với cái mà họ có được từ tự nhiên (Thiên) Trang Tử nói:
“Bỉ dân hữu thường tính, chức nhi y, canh nhi thực, thị vị đồng đức
Nhất nhi bất đảng, mệnh viết thiên phóng Cố chí đức chi thế, kỳ hành điền điền, kỳ thị điên điên Đương thị thời dã, sơn vô khê toại, trạch vô chu lương; vạn vật quần sinh, liên thuộc kỳ hương; cầm thú thành quần, thảo mộc toại trưởng Thị cố cầm thú khả hệ ky du, điểu thước chi sào khả phan viện nhi khuy Phù chí đức chi thế, đồng dữ cầm thú cư, tọc dữ vạn vật tịnh, ô hồ tri quân tử tiểu nhân tai! Đồng hồ vô tri, kỳ đức bất ly; đồng hồ vô dục, thị vị tố phác Tố phác nhi dân tính đắc hĩ.”
(Dân có bản tính bất biến Họ tự dệt vải để mặc, tự cày cấy để ăn Đức của họ giống nhau Họ thống nhất, mà không kéo bè kết đảng Đó gọi là tuân theo tự nhiên Trong thời chí đức, ai cũng đi thong thả ung dung, mắt nhìn thẳng phía trước Thời ấy, trên núi không có đường mòn; trên ao đầm không
có thuyền và cầu; vạn vật sống thành bầy; người sống thành làng gần gũi nhau; cầm thú sống thành bầy đông đúc; thảo mộc phát triển sum suê Người ta có thể dắt cầm thú đi chơi, có thể leo lên cây nhìn vào tổ chim hay tổ khách Trong thời chí đức, loài người sống lẫn với cầm thú, đồng đẳng với vạn vật như một nhà, nào có phân biệt quân tử với tiểu nhân? Vạn
Trang 37vật vô tri như nhau, không rời bỏ đức tự nhiên của mình; họ cùng vô dục như nhau, nên gọi là chấc phác Chất phác tức là bản tính của dân chúng còn giữ được.) [28; Mã Đề]
Theo Trang Tử, Trời đất có quy tắc, mặt trời và mặt trăng có sự sáng vốn thế, tinh tú la liệt vốn thế, cầm thú sống thành bầy đàn vốn thế, cây cối
có chỗ sinh trưởng vốn thế; đó là tự nhiên, là thiên nhiên, là “Thiên” Thuận theo Đức mà làm, thuận theo Đạo mà đi; tức là tùy theo bản tính của người và vạn vật
Con người cần để vạn vật thuận theo sự tự nhiên thì như thế tự nhiên sẽ
có thịnh trị Trang Tử chủ trương “lấy không trị mà trị thiên hạ” Nếu ta không thuận theo bản tính con người, mà cứ ép dùng các thứ chế độ để cai trị
họ thì chính là lấy sự nhân tạo cải đổi tự nhiên gây đến hậu quả khôn lường Dương Chu lại cho rằng con người sinh ra từ đạo tự nhiên, phải thuận theo bản tính tự nhiên, bảo tồn sự sống của mình đó là “Thiên tính tồn ngã” Nhưng theo ông, sự bảo tồn của con người không phải bằng sức mạnh bạo lực
để xâm chiếm làm tổn hại đến sự tồn tại và bản tính tự nhiên vốn có của mình Bằng “Huyền đồng với vạn vật” tức là thuận theo bản tính tự nhiên của vạn vật
mà coi ta cũng như vật, vật cũng như ta, thì mọi việc không còn phải lo lắng, xao động về sự sống – cái chết, mất – còn, giàu – nghèo đối với con người
Vì vậy, Dương Chu cho rằng để “tồn ngã” thuận theo bản tính tự nhiên của mình, con người phải được phát huy triệt để năng lực và cũng như thỏa mãn mọi nhu cầu tự nhiên của mình Do vậy, ông đề cao tự do cá nhân, đòi
Trang 38quyền sống cho mình và con người; khuyên con người sống “vị ngã” – vì mình, sống đúng bản tính tự nhiên, không ham vật chất Đây là tư tưởng mang đến một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng về con người
Thứ hai, triết học Đạo gia lấy vô vi làm thuật xử thế của con người trong mối quan hệ với tự nhiên
Quan điểm “vô vi” của Lão Tử xét cho cùng là những vấn đề đạo đức, nhân sinh và chính trị xã hội Mặc dù Lão Tử đề cao mặt tự nhiên của con người, phủ nhận mặt xã hội, nhưng quan điểm “vô vi” của Lão Tử vẫn biểu hiện sâu sắc nghệ thuật sống, thái độ ứng xử của con người Đây chính là chỗ tập trung giá trị hệ thống triết học của ông
“Vô vi” là phương pháp sống tự nhiên, mộc mạc, thuần phác, không bị cưỡng chế, gò ép và nghệ thuật sống của con người trong sự hòa nhập với tự nhiên Với ba ý nghĩa của vô vi đem lại ba ý nghĩa trong việc xử thế của con người Đó là:
Một là, vì vạn vật đều có bản tính tự nhiên của mình, chúng tồn tại, vận động, biến hóa theo lẽ tự nhiên nên con người sống với cái vốn có tự nhiên, mộc mạc, thuần phác của mình, không trái với quy luật của tự nhiên Mặt khác, con người cũng không can thiệp vào quá trình vận hành của các vật khác, biết chấp nhận và thích ứng mọi hoàn cảnh, môi trường
Hai là, “vô vi” còn có nghĩa là tự do tuyệt đối, không bị ràng buộc bởi bất cứ thứ gì Trong đời sống nếu người ta cố chạy theo những nhu cầu, ham muốn trái với khả năng, bản tính tự nhiên của mình sẽ đánh mất chính bản thân mình Theo Lão Tử, “trí tuệ sinh thì có đại nguy” [28; chương 18] là nguy hại đến bản tính tự nhiên của Đạo, ảnh hưởng đến tự do của vạn vật Vì vậy, vô vi chống lại tri thức và tiến bộ xã hội
Ba là, “vô vi” còn có nghĩa là bản vệ, giữ gìn bản tính tự nhiên của mình, biết ngăn chặn, bài trừ những gì làm tổn hại đến bản tính tự nhiên của vạn vật
mà trước hết là chống lại mọi hành động của con người xã hội
Trang 39Từ “vô vi” của Lão Tử mà rút ra những điểm căn bản trong nghệ thuật sống của con người Đó là: những đức tính từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung, tri túc và kiến vi Con người giữ được sự đồng nhất với “Đạo”, hòa mình vào khoảng không nhưng lại biết dành cho người khác một chỗ mà không làm mất chỗ của mình Con người biết giảm ánh sáng của mình để có thể đắm mình vào bóng tối của người khác, ngập ngừng như kẻ phải lội qua sông trong mùa đông, lưỡng lự như kẻ e ngại láng giềng, run rẩy như tuyết sắp tan, giản dị như miếng gỗ chưa đẽo gọt, trống trải như thung lũng và bất dạng như nước đục Đạt được nghệ thuật sống như vậy chính là người thực chân thiện, là người bước vào vương quốc của giấc mơ để tỉnh dậy trước thực
tế vào lúc chết
Như vậy, theo Lão Tử con người trước hết phải chủ trương bỏ hết những
gì trái với đạo tự nhiên vô vi, vượt quá bản tính, khả năng và nhu cầu tự nhiên cần thiết của con người: “Thánh nhân bỏ nhiều, bỏ thừa, bỏ quá” [28; Chương 29] hay “theo đạo thì càng bớt, bớt rồi lại bớt đến vô vi” [28; Chương 40] Ông kêu gọi đưa xã hội và cuộc sống của con người trở về với trạng thái tự nhiên, nguyên thủy, chấc phấc, không ham muốn, dục vọng, không thể chế, pháp luật, không ràng buộc bởi truyền thống đạo đức, không thi thức, văn hóa
và theo bản tính tự nhiên mọi người tự làm những việc mà mỗi con người phải làm một cách tự nhiên
Vô vi theo nghĩa đen là không làm gì nhưng thực chất là không hành động theo vô thức và mục đích để cải tạo tự nhiên, xã hội Trong triết học Trang Tử, “vô vi” cũng có ba nội dung chính, đó là: sống, tồn tại theo bản tính tự nhiên vốn có của mình, không cần phải có sự tham gia có tính chất
xã hội nào đó; thuận theo lẽ tự nhiên mà làm, hành động như thế là “làm
mà không phải mình làm”, vì làm đó không còn bị ràng buộc bởi ý chí, mục đích của con người nữa, cũng giống như nóng và sáng là tính tự nhiên của lửa, nó vốn như thế, ta không thể cưỡng ép nó không được nóng và
Trang 40sáng; làm cho mọi vật đều được tự do, bình đẳng sống, hành động theo bản tính tự nhiên của chúng
Quan điểm “vô vi” của Trang Tử được thể hiện trong các vấn đề sống, chết, tự do, bình đẳng, hạnh phúc tuyệt đối Ông cho rằng, sống, chết như nhau, ở vào hoàn cảnh nào thì thuận theo hoàn cảnh ấy, không buồn mà cũng không vui Ông cũng phản đối quan điểm tự do, bình đẳng thông thường theo phái Hữu vi Mọi xã hội đều định ra những tiêu chuẩn chung cho mọi người trong khuôn khổ luân lý, puật pháp, giáo dục… Nhưng ông cho rằng làm như vậy là trái với lẽ tự nhiên Mỗi vật đều có tính tự nhiên của nó, cưỡng ép chúng vào một khuôn khổ chung, thực chất là làm tổn hại đến tự do, bình đẳng của vạn vật và con người
Thứ ba, thuật xử thế ở chỗ “biết đủ” (tri túc) và “biết dừng” (tri chi) của Đạo gia
“Biết đủ” mới có thể biết rõ lúc nào dừng Biết đủ và biết dừng là điều cần làm trong xã hội ngày nay Cần trị gốc chứ không chỉ lo trị ngọn Người mất ngủ là vì Âm Dương mất thăng bằng vì vậy mà cần “bất dĩ trị, trị thiên hạ” (đừng lấy cái trị mà trị thiên hạ) của triết học Lão Trang
Tri túc của Đạo gia hiểu nôm na là biết đủ, không ham muốn quá đáng
Vì thế mà Lão Tử khuyên biết đủ thì không có gì phải hổ thẹn, biết dừng lại đúng lúc thì tránh được nguy nan nhờ đó mà trường cửu: “tri túc bất nhục” và
“tri chi bất dã, khả dĩ trường cửu”
Từ quan niệm “tri túc”, “tri chi” của Đạo gia khuyên con người cách sống để có được hạnh phúc là hài lòng với những gì mình đang có Lối sống tri tú là một lối sống khuyên con người nên sống biết đủ và biết điểm dừng Tuy nhiên, sống tri túc, tri chi không có nghĩ là sống phẳng lặng, không đấu tranh Sống tri túc là sống phải biết đủ, người biết đủ là người hiểu được quy luật của cuộc sống và của tự nhiên để từ đó biết mình phải làm gì và không nên làm gì Con người biết cái cần làm và biết cái không nên làm mà từ đó hành xử cho đúng