Luận văn: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY

104 2.6K 45
Luận văn: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU1 1.Lý do chọn đề tài1 2.Lịch sử nghiên cứu3 3.Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn6 4.Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn7 5.Phương pháp nghiên cứu7 6.Kết cấu của luận văn7 NỘI DUNG8 Chương 1: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN – CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN8 1.1. Nguyễn Trãi – con người và sự nghiệp8 1.1.1.Tiểu sử của Nguyễn Trãi8 1.1.2.Sự nghiệp của Nguyễn Trãi10 1.2. Tiền đề cho sự ra đời tư tưởng triết học Nguyễn Trãi12 1.2.1.Tình hình kinh tế, chính trị12 1.2.2.Tình hình văn hóa, tư tưởng14 1.2.3.Ảnh hưởng của Nho giáo đến tư tưởng triết học Nguyễn Trãi16 1.2.4.Ảnh hưởng của truyền thống gia đình, văn hóa dân tộc đến tư tưởng triết học Nguyễn Trãi23 1.3. Tư tưởng triết học cơ bản của Nguyễn Trãi30 1.3.1. Tư tưởng nhân nghĩa30 1.3.2. Tư tưởng thân dân47 Tiểu kết chương 170 Chương 2: GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY71 2.1. Giá trị tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi đối với việc xây dựng con người mới71 2.2. Giá trị tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi đối với việc thực hiện chế độ dân chủ, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa82 2.3. Giá trị tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi đối với việc bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia87 Tiểu kết chương 293 KẾT LUẬN94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO96

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI  TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY Chuyên ngành: Triết học LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2015 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Duy Hoa. Các dẫn chứng trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học dựa trên kết quả thu thập từ các tư liệu và tài liệu tham khảo có trích nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, tháng 6 năm 2015 Tác giả Trần Thị Thủy LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa Triết học cùng các thầy cô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Hội đồng khoa học và cô hướng dẫn TS. Lê Thị Duy Hoa đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ để tôi có thể học tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn của mình. Hà Nội, tháng 6 năm 2015 Tác giả Trần Thị Thủy MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là nước có nền văn hiến lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước. Ngay từ thời Âu Lạc nhân dân ta đã phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ đất nước. Trải qua bao thăng trầm lịch sử với bốn nghìn năm văn hiến, nhân dân ta đã xây dựng cho mình những truyền thống văn hóa, những hệ tư tưởng riêng mang màu sắc dân tộc Việt. Trong quá trình xây dựng và phát triển, mỗi một quốc gia, dân tộc đều hình thành nên cho mình những hệ tư tưởng riêng mà cụ thể là tư tưởng triết học mang màu sắc dân tộc. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Khi nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và lịch sử triết học nói riêng có nhiều ý kiến khác nhau về việc Việt Nam có triết học hay không. Nhà nghiên cứu Lê Hữu Tầng nhận định: Việt Nam có triết học, bởi vấn đề cơ bản của triết học, theo Ph.Ăngghen là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, tự nhiên và tinh thần, tồn tại và tư duy. Ở Việt Nam, lịch sử triết học không điển hình, khó viết, bởi không có triết học như các nước khác, không có các trường phái triết học, hệ thống các phạm trù triết học rõ ràng như triết học phương Tây. Lịch sử tư tưởng triết học phản ánh trình độ phát triển về mặt tư duy lí luận cũng như thực tiễn của mỗi dân tộc. Vì vậy việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam là điều nên làm trong xã hội ngày nay. Lịch sử tư tưởng nhân loại thực chất là lịch sử theo đuổi các mục đích khác nhau. Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại mới với nền kinh tế tri thức và bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, quân sự. Hội nhập đã đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam đã từng bước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, sự hội nhập mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế, chính trị, giáo dục nhưng nó cũng ảnh hưởng không nhỏ 1 đến đời sống tinh thần xã hội về mặt đạo đức, lối sống, tư tưởng. Trong nghị quyết hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng khóa IX đã chỉ rõ: văn hóa không những chỉ là mục đích mà còn là động lực của sự phát triển. Hội nhập là để phát triển bền vững, hòa nhập nhưng không hòa tan, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy, nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngày nay, Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế cả về kinh tế, chính trị, văn hóa. Cùng với quá trình hội nhập là sự du nhập, lai căng của văn hóa phương Tây làm cho con người mất dần đi những đạo đức truyền thống của dân tộc, sự suy đồi về đạo đức, phẩm chất, xuất hiện những lối sống vị kỉ, thực dụng, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng trở nên xa cách. Đây cũng là thách thức đặt ra cho các nước trong việc phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Thực tế cho thấy muốn phát triển bền vững thì không thể chỉ nhìn vào thực tại, hướng tới tương lai mà lãng quên đi quá khứ của dân tộc, Vì thế, quay trở về tìm hiểu những giá trị tư tưởng truyền thống của dân tộc là bàn đạp vững chắc cho sự phát triển trong thời kì hội nhập. Nó không đơn thuần chỉ là sự tìm về quá khứ, để phục cổ, hoài cổ mà là để hiểu rõ hơn quá khứ của dân tộc để từ đó định hướng cho sự phát triển trong tương lai của dân tộc Việt Nam nói riêng và nhân dân thế giới nói chung. Bên cạnh đó, nó còn góp phần giáo dục đạo đức con người trong thời đại mới. Trong tiến trình phát triển lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã sản sinh ra biết bao nhà tư tưởng, nhà chính trị, quân sự, tài ba. Trong số rất nhiều các vị anh hùng kiệt xuất từ trước đến nay, ở thế kỉ XV Nguyễn Trãi xuất hiện như ngôi sao khuê tỏa sáng. Nguyễn Trãi không chỉ là môt nhà chiến lược quân sự, nhà chính trị, ngoại giao mà còn là một nhà văn hóa tư tưởng lớn. Có thể nói, tư tưởng Nguyễn Trãi đạt đến đỉnh cao của thời đại và 2 ông đã có những đóng góp to lớn cho lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam nói riêng. Với nội dung tư tưởng tiến bộ, lòng yêu nước thương dân, ý thức độc lập tự chủ, lòng nhân ái và ước vọng thái bình, quan hệ hòa chiến giữa các dân tộc đã ăn sâu vào trong tâm thức của Nguyễn Trãi. Từ những lí do trên tôi nhận thấy việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam mà cụ thể là tư tưởng triết học Việt Nam là điều cần thiết và quan trọng. Bên cạnh việc nghiên cứu tư tưởng triết học dân tộc còn phải chỉ ra những giá trị của nó trong xã hội ngày nay, vì thế tôi quyết định lựa chọn đề tài “Tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi và giá trị của nó trong xã hội ngày nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Nguyễn Trãi là một vĩ nhân vào loại hiếm có, tiêu biểu nhất cho các giá trị tinh thần của dân tộc ta trong lịch sử hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến .Tư tưởng của Nguyễn Trãi nói chung và tư tưởng triết học của ông nói riêng rất đa dạng và phong phú, có giá trị nên được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Số lượng các công trình nghiên cứu về tư tưởng của Nguyễn Trãi rất đồ sộ với những bài viết, những công trình khoa học được đăng trên các sách, báo, tạp chí. Cụ thể: “Bàn thêm về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi (nhân đọc bài thử tìm hiểu tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi của Trần Nghĩa)”, Bùi Văn Nguyên, Tạp chí Triết học, số 3, 10/1964. Trong bài viết tác giả bước đầu đã chỉ ra việc Nguyễn Trãi có tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Mạnh trên hai khía cạnh. Một là, Nguyễn Trãi có tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa qua sách Tống nho không. Hai là, nhận định mức độ tiến bộ trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi như thế nào. Như vậy, bài viết đã phần nào chỉ ra được nguồn gốc tư tưởng triết học mà cụ thể là tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. 3 Luận án tiến sĩ Triết học “Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi”, Triệu Quang Minh. Luận án đã trình bày một cách cụ thể nhất về tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo, từ đó đi đến khẳng định sự ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi. Nhưng sự tiếp thu của Nguyễn Trãi không phải là sự dập khuôn, máy móc mà nó có sự tiến bộ, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước ta. Đồng thời, luận văn còn chỉ ra những giá trị trong tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi đối với việc giáo dục đạo đức con người trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, luận văn chỉ mới dừng lại khai thác một khía cạnh trong tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi đó là tư tưởng nhân nghĩa. “Mấy nét tổng quát về Nho giáo trong lịch sử Việt Nam”, Lê Sĩ Thắng, Tạp chí Triết học, số 2, 6/1977. “Nguyễn Trãi, một nhà ái quốc tiêu biểu cho lòng nhân nghĩa và ý chí hòa bình của nhân dân ta đầu thế kỉ XV”, Minh Tranh, Tạp chí Văn Sử Địa, số 20, 8/1956. Trong bài viết, tác giả đã phân tích tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa, nhân dân, hòa bình của ông. “Nho giáo và tư tưởng “nhân nghĩa” nửa đầu thế kỉ XV”, Nguyễn Sĩ Cẩn, Tạp chí Triết học, số 1 (24), 1/1979. “Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi với thời đại của ông”, Bùi Văn Nguyên, Nội san nghiên cứu Đại học Sư phạm Hà Nội, số 3, 1970. “Nhân cách nhà nho trong con người Nguyễn Trãi”, Nguyễn Văn Bình, Tạp chí Triết học, số 4, 1998. “Về mối quan hệ tam giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi”, Trần Nguyên Việt, Tạp chí Triết học, số 7, 2005. Các bài viết, công trình nghiên cứu trên mới chỉ nghiên cứu tư tưởng nhân nghĩa trong hệ thống tư tưởng triết học Nguyễn Trãi. Đánh giá những 4 giá trị của tư tưởng đó trong thời đại Nguyễn Trãi cũng như trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, chưa có một bài viết hay công trình khoa học nào trình bày cụ thể toàn bộ tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi. Trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy, bên cạnh những bài viết về tư tưởng nhân nghĩa cũng có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tư tưởng thân dân, quan niệm về con người, tự nhiên của Nguyễn Trãi. “Bàn thêm về tư tưởng “nhân dân” của Nguyễn Trãi”, Nguyễn Anh, Nghiên cứu Lịch sử, số 84, 3/1966. “Vài nét về quan niệm chủ nghĩa anh hùng của Nguyễn Trãi”, Nguyễn Đổng Chi, Nghiên cứu Lịch sử, số 132, 5 và 6/1970. “Thử tìm hiểu nguồn gốc tư tưởng nhân dân của Nguyễn Trãi”, Hoài Phương, Nghiên cứu Lịch sử, số 8, tháng 11/1965. Trên cơ sở khảo sát chúng tôi nhận thấy các bài viết, công trình khoa học nghiên cứu về tư tưởng thân dân, yêu nước của Nguyễn Trãi tương đối phong phú và đạt được những giá trị nhất định. Nhưng đó mới chỉ là một nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học Nguyễn Trãi, chưa khái quát hết được tư tưởng của ông. Ngoài ra còn một số bài viết, nghiên cứu về tư tưởng của Nguyễn Trãi như: “Con người trong tư tưởng Nguyễn Trãi”, Nguyễn Bá Cường, Tạp chí Triết học, Viện Triết học, số 7. “Quan niệm của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm về tính người”, Kỷ yếu hội thảo khoa học cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm toàn quốc lần 1, 2011, Nxb Đại học Sư phạm. “Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc”, Phạm Văn Đồng, Báo Nhân dân số 3099, 19/9/1962. “Kỉ niêm 600 năm sinh Nguyễn Trãi”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982. Như vậy, Nguyễn Trãi là một đề tài thu hút nhiều người quan tâm nghiên cứu để hiểu hơn về một con người vĩ đại đã sống hết mình vì dân vì nước . Toàn bộ tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi còn là mảnh đất màu mỡ cho nhiều nhà nghiên cứu muốn khám phá, lĩnh hội và phát triển. Trong quá trình khảo sát tôi nhận thấy có một số bài viết đã bước đầu nghiên cứu về tư 5 [...]... cứu của đề tài là: làm rõ những tư tưởng triết học cơ bản của Nguyễn Trãi, từ đó đánh giá những giá trị của nó đối với việc giáo dục con người và phát triển đất nước trong thời đại ngày nay 6 - Đối tư ng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi và giá trị của nó trong xã hội ngày nay - Phạm vi nghiên cứu: Tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi, giá trị của nó đối với giáo... cứu vấn đề Tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi và giá trị của nó trong xã hội ngày nay nhằm góp phần đem lại cái nhìn hệ thống, toàn diện hơn về tư tưởng triết học Nguyễn Trãi, đồng thời đánh giá những giá trị hiện thời của những tư tưởng đó trong việc phát triển xã hội ngày nay, đặc biệt là việc giáo dục đạo đức con người trong thời đại mới 3 Mục đích, đối tư ng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.. .tư ng triết học của Nguyễn Trãi một cách toàn diện như bài viết “Về tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi , Doãn Chính, Tạp chí Triết học, số 9 (220), tháng 9/2009 Bài viết đã chỉ ra tiền đề lí luận cho việc hình thành tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi Tiếp đó, nghiên cứu tư tưởng triết học Nguyễn Trãi trên ba nội dung chính là: quan điểm của Nguyễn Trãi về thiên mệnh, về trời đất và con người; tư tưởng. .. dựng xã hội xã hội chủ nghĩa * Đóng góp mới của luận văn: - Góp phần nghiên cứu làm sâu sắc thêm lịch sử tư tưởng Việt Nam, góp phần khẳng định thêm Việt Nam có tư tưởng triết học - Luận văn góp phần nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi - Luận văn chỉ ra những giá trị tích cực trong tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi, ý nghĩa của nó đối với giáo dục, xây dựng con người mới và. .. vắng bóng trong các tác phẩm của các nhà tư tưởng Những đặc điểm chính trị nêu trên đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của Nguyễn Trãi Cuộc đời của Nguyễn Trãi luôn gần gũi nhân dân, tiếp thu những tinh hoa trong đời sống tư tưởng của nhân dân, hiểu rõ nguyện vọng của nhân dân, chịu ảnh hưởng những giá trị tích cực của Nho giáo Vì vậy, Nguyễn Trãi có những tư tưởng thân dân, tư tưởng yêu nước, tư tưởng nhân... con người và phát triển xã hội ngày nay 4 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn * Những luận điểm cơ bản: - Lịch sử tư tưởng Việt Nam là một kho tàng đồ sộ và có giá trị, mang đậm tính nhân văn, nhân đạo - Tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử tư tưởng Việt Nam thế kỉ XV - Tư tưởng triết học Nguyễn Trãi chứa đựng những giá trị to lớn, góp phần giáo dục,... những tư tưởng lễ giáo cứng nhắc của Nho giáo thành những tư tưởng phù hợp với đời sống văn hóa tư tưởng của người Việt Để hình thành nên tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi thì không chỉ có yếu tố Nho giáo mà còn là sự ảnh hưởng của truyền thống dân tộc, gia đình và đặc biệt là nhân cách, trí tuệ Nguyễn Trãi 1.2.4 Ảnh hưởng của truyền thống gia đình, văn hóa dân tộc đến tư tưởng triết học Nguyễn Trãi. .. đến tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi ở những cấp độ nhất định, tuy nhiên chưa có sự bao quát nhất định mà chỉ đi vào nội dung cụ thể Vấn đề tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi và giá trị của nó chưa được khai thác một cách triệt để và đúng mức trong tình hình xã hội ngày nay Dựa trên sự khảo sát và đánh giá lịch sử nghiên cứu vấn đề, trên tinh thần kế thừa có chọn lọc và phát triển các thành tựu của. .. tinh hoa của thời đại, bằng tài năng của mình, ông đã đưa nó lên một tầm cao mới trong lịch sử phát triển 29 của nhân loại 1.3 Tư tưởng triết học cơ bản của Nguyễn Trãi 1.3.1 Tư tưởng nhân nghĩa Tư tưởng nhân nghĩa là một trong những nội dung quan trọng của tư tưởng triết học Nguyễn Trãi Xuất phát từ tình yêu thương dân chúng cũng như nhận thức được sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ và xây... chính trị, quân sự, văn học, triết học, địa lý, Tư tưởng triết học của ông chịu ảnh hưởng khá nhiều từ Nho giáoNói cách khác, nhưng luôn có ý thức Việt hóa những nội dung tư tưởng có yếu tố nguồn gốc Trung Quốc Ông đã góp phần đưa lịch sử phát triển tư tưởng, văn hóa của dân tộc sang một giai đoạn mới, giai đoạn đỉnh cao của tư duy lý luận 1.2.3 Ảnh hưởng của Nho giáo đến tư tưởng triết học Nguyễn Trãi . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI  TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY Chuyên ngành: Triết học LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ. đề Tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi và giá trị của nó trong xã hội ngày nay nhằm góp phần đem lại cái nhìn hệ thống, toàn diện hơn về tư tưởng triết học Nguyễn Trãi, đồng thời đánh giá. con người và phát triển đất nước trong thời đại ngày nay. 6 - Đối tư ng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi và giá trị của nó trong xã hội ngày nay. - Phạm

Ngày đăng: 05/09/2015, 10:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan