Tư tưởng thân dân

Một phần của tài liệu Luận văn: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY (Trang 52 - 60)

Nếu tư tưởng nhân nghĩa là quan điểm triết học nhất quán bao trùm lên toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi thì tư tưởng thân dân lại là quan điểm cốt lõi trong con người văn hóa của ông. Trước Nguyễn Trãi, nhân dân với tư cách là những người dân lao động bình thường ít nhiều cũng đã được nói tới. Nhưng nhân dân ở đây mới chỉ là đối tượng của sự thương xót và chăn dắt của các minh quân, hiền tướng. Lý Công Uẩn đã biết chú trọng đến ý dân, lòng dân khi tiến hành các hoạt động chính trị. Trong “Chiếu dời đô”, ông viết: “Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân”. Lý Thường Kiệt cho rằng: “Trời sinh ra dân chúng, vua hiền tất hòa mục, đạo làm chủ cốt ở nuôi dân”. Mặc dù đã để tâm đến dân chúng nhưng ở Lý Thường Kiệt vẫn đề cao vai trò của vua quan trong mọi vấn đề của đất nước, ông cho rằng “Nam quốc sơn hà” là cho “ Nam đế cư”, người dân chưa được nhắc đến như một lực lượng quan trọng đối với việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Trần Hưng Đạo là người đầu tiên nêu bật vai trò của nhân dân trong chiến tranh ở lời di chúc nổi tiếng của ông. Với Trần Hưng Đạo, việc khoan thư sức dân, tranh thủ sự đồng lòng của nhân dân là kế sâu rễ bền gốc, là phương châm chiến lược lâu dài để xây dựng phát triển quốc gia độc lập. Trần Minh Tông hết lòng thương xót dân: hết thảy sinh dân đều là đồng bào của ta, nỡ lòng nào để cho bốn bể khốn cùng. Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, với chế độ đại điền trang và chế độ nô tỳ đương thịnh hành, vai trò của nhân dân lao động ít được nhắc đến, không được đề cao. Khi diễn ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, một phong trào yêu nước có tính chất nhân dân sâu sắc, thì tư tưởng về vai trò của nhân dân trong đấu tranh chính trị mới hình thành đầy đủ, thể hiện thông qua quan điểm của Nguyễn Trãi. Tư tưởng thân

dân của Nguyễn Trãi là tư tưởng thân dân ảnh hưởng phần tích cực của Nho giáo và chịu ảnh hưởng của đời sống nhân dân. Theo Nho giáo, để bảo vệ lợi ích lâu dài của giai cấp thống trị trong xã hội thì vua quan phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Vua quan có quan tâm đến đời sống của nhân dân thì mới nhận được sự ủng hộ của nhân dân, chế độ phong kiến nhờ vậy mà được bảo vệ, củng cố. Muốn được lòng dân thì kẻ làm vua phải: “thích cái thích của dân, phải ghét cái ghét của dân. Thế mới gọi là cha mẹ của dân được”

(Dân chi sở hiếu, hiếu chi; dân chi sở ố, ố chi. Thử chi vị dân chi phụ mẫu) [39;105]. Mạnh Tử lại nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân dân hơn nữa:

“Dân là quý nhất, rồi mới đến nhà nước, còn vua là nhẹ” (Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh) [39;105]. Là một nhà Nho tiến bộ, Nguyễn Trãi đã tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của Nho giáo, những cái phù hợp với tâm hồn, ý chí của dân tộc Việt, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của xã hội Việt Nam. Nếu như các nhà Nho Trung Quốc còn có tư tưởng coi khinh dân chúng, cho dân là kẻ “hạ đẳng”, kẻ “tiểu nhân” thì Nguyễn Trãi luôn đề cao, để tâm dân chúng. Trong bất kì hoàn cảnh nào, mọi suy nghĩ, hành động của Nguyễn Trãi đều hướng đến dân chúng lầm than.

Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Trãi lại dành tình cảm cho nhân dân như vậy, bên cạnh ảnh hưởng của Nho giáo thì cuộc sống từ thuở ấu thơ cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của ông. Xã hội dưới thời Nguyễn Trãi xảy ra loạn lạc liên miên, ông đã phải sống cuộc đời nghèo khó cùng cha ở làng Nhị Khê sau khi ông ngoại mất. Ông cũng đã phải trải qua những năm tháng “no nước uống thiếu cơm ăn” khi bị giam lỏng ở thành Đông Quan. Đặc biệt, trong thời gian tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, ông đã sống gần gũi, “nằm gai nếm mật” cùng với nhân dân. Qua đó, ông đã thấy được nguyện vọng và sức mạnh của nhân dân trong cuộc kháng chiến trường kì

của dân tộc. Bởi lẽ đó, tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi có nhiều nét độc đáo, gần gũi với hầu hết quảng đại quần chúng nhân dân.

Nguyễn Trãi luôn nghĩ đến trách nhiệm phải phục vụ nhân dân, mang lại nhiều lợi ích cho dân. Trong bài Trần tình (bài số ) ông đã nói lên nỗi lo lắng ấy:

“Quốc phú binh cường chăng có chước, Bằng tôi nào thửa ích chưng dân”.

Ngay từ khi còn đọc sách thánh hiền, Nguyễn Trãi nhận thấy phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Ông viết: “Đọc sách thời thông đòi nghĩa sách. Đem dân mựa (chớ) nỡ mất lòng dân” (Gươm báu răn mình, bài số 57). Cái tài, lòng nhân nghĩa của ông được hình thành từ rất sớm. Dường như, Nguyễn Trãi luôn đau đáu nỗi niềm về cuộc sống của nhân dân, bất kể khi vui hay buồn, khi thái bình hay loạn lạc. Trong bài thơ mừng Lê Lợi về Lam Sơn, ông cũng nhắc đến tấm lòng vì dân của nhà vua: “Nhớ xưa ở Lam Sơn đọc binh thư, đương lúc ấy chí đã ở nơi nhân dân” [66;106]. Khi quân Minh xâm lược nước ta, Nguyễn Trãi cũng xuất phát từ tình thương yêu dân chúng mà tham gia kháng chiến: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Mặt khác, vạch trần tội ác của giặc Minh: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” . Nguyễn Trãi luôn sục sôi ý chí căm thù giặc, quyết tâm “vì dân rửa sạch vết tanh hôi”. Tội ác của giặc Minh gây nên cho nhân dân ta không thể nào kể xiết được, biết bao gia đình phải tan nát, bao nhiêu dân lành phải chịu cảnh chia ly. Sự thống trị của giặc Minh đối với dân tộc ta càng kéo dài bao nhiêu thì nhân dân ta càng phải chịu kiếp sống khổ cực, lầm than bấy nhiêu. Chính vì vậy mà Nguyễn Trãi đã luôn lấy cuộc sống của nhân dân làm mục tiêu cho mọi hành động và sách lược chiến đấu với kẻ thù. Nguyễn Trãi đã ví mình như Bá Nhân: “Bá Nhân chan lệ Tấn Sơn Hà”. Khi nhà Tần mất, Bá Nhân chạy sang Giang Đông, nhìn non nước mà khóc; Nguyễn Trãi cũng rơi lệ khi nhìn về Tổ quốc mình đang bị xâm lăng, nhìn về nhân dân mình đang bị

quân giặc dày xéo. Cho nên, trong khoảng thời gian Nguyễn Trãi phò Lê Lợi ở Lam Sơn cũng là lúc: “cái chí cũng đã vì dân đen rồi”.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, nếu Lê Lợi là minh chủ, là linh hồn của cuộc kháng chiến thì Nguyễn Trãi lại là linh hồn của tư tưởng nhân nghĩa áp dụng trong nghĩa quân, gắn kết tình quân dân bền chặt: “hòa rượu cùng uống, binh sĩ một dạ cha con”. “Đồng bào cốt nhục nghĩa càng bền. Cành Bắc, cành Nam một cội nên”. Nguyễn Trãi quan niệm, nhân dân là lực lượng có sức mạnh vô địch, khi đất nước lâm nguy có nhân dân đứng lên giúp đỡ. Vì thế khi đất nước thái bình, vua quan, tướng sĩ được hưởng bổng lộc của triều đình thì phải nhớ đến nhân dân lao động. Bởi ông nghĩ tất cả những vinh hoa phú quý có được đều là do nhân dân làm ra, là mồ hôi và nước mắt của dân. Ông khẳng định:

Ở yên thì nhớ lòng xung đột Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày

(Quốc âm thi tập – Bảo kính cảnh giới, bài 19)

Điều đó có nghĩa là được sống yên ổn thì phải nhớ ơn người lính chiến đấu, có lương mà ăn, có bổng lộc mà hưởng thì phải đền ơn người nông dân. Nguyễn Trãi còn nhấn mạnh điều đó như một chân lý tuyệt đối: “Quy mô lớn lao lộng lẫy đều là sức lao khổ của quân dân”. Dưới chế độ phong kiến, ở vị thế của kẻ thống trị, tầng lớp vua quan chỉ lo hưởng lạc, bòn rút của dân, bắt dân xây dựng lầu son gác tía mà ít chăm lo đến đời sống và lợi ích của dân. Nguyễn Trãi lại khác, ông thường nghĩ những quy mô lớn lao, lộng lẫy đều là sức lao khổ của nhân dân. Đến đây, Nguyễn Trãi đã vượt bọn quan lại đương thời xa lắm, cái mà ông nhận thức được lúc bấy giờ đã đi ngược lại với lề thói cũ của xã hội phong kiến nên không phải lúc nào ông cũng nhận được sự đồng tình từ giai cấp mình. Trong các chiếu văn ông viết thay Lê Lợi khi răn dạy thái tử, khi ngăn cấm bọn quan lại tham lam, lười biếng, khi chiêu dụ hiền tài đều sáng ngời tấm lòng Nguyễn Trãi yêu quý nhân dân, luôn lo lắng cho vận mệnh của dân tộc, cho cuộc sống của nhân dân lao động.

Khi được nhà vua cử ra làm nhạc với Lương Đăng, việc Nguyễn Trãi nghĩ đến đầu tiên không phải là đào là kép, là nhạc cụ mà là nhân dân:

“...dám mong bệ hạ rủ lòng thương và chăn nuôi dân, khiến trong thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu, đó tức là giữ được cái gốc của nhạc” [66;107]. Trong sự nghiệp quan trường, Nguyễn Trãi một lòng nghĩ đến dân và khẳng định cái chí của ông hướng về nhân dân, lưu tâm kinh điển: chí muốn theo cái chí của người xưa, thường nghĩ đến sinh linh, lo trước điều lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ. Để thể hiện ý chí, tấm lòng đối với nhân dân, Nguyễn Trãi đã từng mắng bọn Nguyễn Thúc Huệ và Lê Cảnh Xước là những chức quan Nội mật viện và Học sĩ: ...Hiện nay trong nước đương hạn hán, sở dĩ có tai nạn ấy là do các ông. Các ông chỉ là những người thích sưu cao thuế nặng, vơ vét của dân cho nhiều, nên trời mới giáng tai họa, tỏ ý trừng phạt.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, Nguyễn Trãi đã nhìn thấy sức mạnh của nhân dân và nhận thấy rằng thuận lòng dân thì sống, nghịch lòng dân thì chết. Trong thư gửi cho Vương Thông, ông đã chỉ ra sự chênh lệch giữa quân Minh và nghĩa quân Lam Sơn nhưng cái kết cuối cùng nhân dân ta đã dành thắng lợi bởi lòng quân dân như một: “Ở Khả Lam, Trà Lân, bọn Phương Chính có quân vài vạn đều là tinh nhuệ, tôi chỉ có vài trăm quân” nhưng nghĩa quân “đi đến đâu đánh tan đến đấy, thế tựa chẻ tre”. Như vậy, đánh được giặc, cứu được nước là do dân. Sự hưng vong của một triều đại cũng do nhân dân quyết định. Sức mạnh của nhân dân là vô địch. Trong bài “Đóng cửa biển”, Nguyễn Trãi viết: “Làm lật thuyền mới biết dân mạnh như nước”. Nước có thể chở thuyền nhưng cũng có thể lật thuyền. Sức mạnh của nhân dân một lần nữa được Nguyễn Trãi khẳng định đanh thép.

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Nguyễn Trãi đã khẳng định lập trường chiến đấu vì nhân dân. Khi viết bài chiếu “Dụ hào kiệt” nhằm kêu gọi nhân tài ra cứu nước, Nguyễn Trãi vẫn luôn khẳng định cứu nước là cứu dân: tôi cúi mình thành khẩn khuyên các bậc hào kiệt nên cùng lòng góp sức giúp đỡ muôn dân, chớ có ẩn náu khiến thiên hạ đắm mãi vào cảnh lầm than.

Trong bài “Chiếu cấm các đại thần, tổng quản cùng các quan ở viện, sảnh, cục, tham lam lười biếng” Nguyễn Trãi đã dựa vào quá trình phát triển của lịch sử để vạch ra nguyên nhân, động lực cho sự thay thế các triều đại là dân. Bên cạnh đó, ông đã vạch ra nguyên nhân nhà Trần, Hồ thất bại là do để mất lòng dân, bọn giặc Minh bị nhân dân oán hận do bóc lột, đàn áp nhân dân. Nguyễn Trãi nói do “lòng trời chán ghét” thực chất cũng là lòng dân mà thôi. Muốn biết lòng trời thì cứ xem lòng dân: “Trời trông thấy tự ở dân ta trông thấy, trời nghe thấy tự ở dân ta nghe thấy”, “Trời thương dân, dân muốn đều gì trời cũng nghe theo”.

Xuất phát từ lòng yêu thương, tôn quý nhân dân, từ sự đánh giá cao địa vị, công lao của nhân dân trong đời sống xã hội, Nguyễn Trãi đã hình thành tư tưởng bình đẳng xã hội, một tư tưởng ít thấy trong thời đại phong kiến trước Nguyễn Trãi và sau ông. Ông nói: “Trời không che riêng ai, đất không chở riêng ai, mặt trời, mặt trăng không soi riêng ai”. Quan niệm bình đẳng của Nguyễn Trãi không chỉ về mặt xã hội, về quyền sống của con người mà còn trong cả trí tuệ. Ông không coi thường hay quá đề cao ai dù họ có học vấn thấp hay cao. Dù ở hoàn cảnh nào thì nhân dân trong quan niệm của Nguyễn Trãi cũng là những người có phẩm chất cao thượng, có lý tưởng, hướng đến cái tốt, làm những điều thiện. Điểm này ở Nguyễn Trãi đã vượt lên trên quan điểm của Nho giáo, vượt lên trên những nhà tư tưởng trước và cùng thời với ông. Trong “Bình Ngô đại cáo”, ông nhấn mạnh phẩm chất hướng về cái đẹp, cái cao thượng của những nghĩa quân bình

thường mà ông rất tin tưởng và khâm phục “sống nhục thà thác vinh biết quân ta khả dụng”.

Sinh thành trong bối cảnh nước mất nhà tan, Nguyễn Trãi thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân sống trong cảnh mất nước. Chính vì thế, ông luôn dành tình yêu lớn đối với nhân dân Đại Việt. Từ thuở hàn vi nghèo túng, đến khi được nhà vua trọng dụng, cầm giữ việc quân việc dân trong tay, ông lúc nào cũng yêu thương nhân dân và sống một cuộc đời thanh bạch, trong sáng, luôn ý thức bảo vệ đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Mọi hành động của Nguyễn Trãi đều xuất phát từ tấm lòng yêu dân. Trong suốt cuộc đời lúc nào ông cũng coi việc nước là việc dân, việc dân là việc của bản thân mình. Đối với ông, việc nước, việc dân, việc của bản thân không tách rời nhau:

“coi công việc của quốc gia làm công việc của mình, lấy điều lo của sinh dân làm điều lo thiết kỷ”. Trước thời đại của Nguyễn Trãi cũng như thời đại mà ông sống không phải ai cũng có thể thấu hiểu được dân, yêu dân như chính bản thân mình, sẵn sàng làm mọi việc vì nước vì dân, tận trung với nước tận hiếu với dân, mang lại cuộc sống ấm lo, hạnh phúc cho nhân dân. Có người trung với nước nhưng chưa thực hiện được việc hiếu với dân, chưa lấy lợi ích của nhân dân đặt lên hàng đầu. Chính vì thế, một người vừa tận trung với nước, tận hiếu với dân như Nguyễn Trãi thật là một hiện tượng hiếm có trong lịch sử.

Thân dân là nội dung quan trọng và nổi bật trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, nó thể hiện qua từng hành động của ông đối với cuộc sống, với khát vọng của nhân dân. Sau khi chiến tranh kết thúc, đất nước được thái bình, Nguyễn Trãi vẫn chưa nguôi nỗi lòng yêu thương dân chúng, ông vẫn luôn mong muốn mang hết sức mình ra làm việc nước, việc dân, góp phần công sức vào công cuộc xây dựng nhà nước vững mạnh và ổn định đời sống của nhân dân sau những năm tháng chiến tranh loạn lạc. Nguyễn Trãi cùng với Lê Lợi thực hiện một số chính sách làm ổn định lòng dân, củng cố thêm lòng

tin của nhân dân vào triều đình, đem lại cho dân một cuộc sống an bình, hạnh phúc. Trước tiên, về nội trị là chế định và ban hành ngay những luật định cần thiết của nhà nước và phép tắc làm việc của các tướng lĩnh, quan lại và quân dân. Nguyễn Trãi đã viết chiếu gửi tới các quan lại và tướng sĩ để họ thấy được tầm quan trọng của việc này mà nghiêm chỉnh làm theo:“Từ xưa đến nay trị nước phải có pháp luật, người mà không có phép để trị thì loạn. Cho nên bắt chước đời xưa đặt ra pháp luật, để dạy các quan, dưới đến nhân dân, cho biết thế nào là thiện ác, điều thiện thì làm, điều ác thì lánh, chớ có phạm pháp...” [9;510]. Bên cạnh đó, nhằm góp phần nhằm góp phần ổn định đời sống của nhân dân, giúp nhân dân bớt khổ, Nguyễn Trãi đã

Một phần của tài liệu Luận văn: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w