tưởng triết học Nguyễn Trãi
Nho giáo đã góp một phần không nhỏ vào việc hình thành nên tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi. Từ những quy chuẩn về đạo và lễ giáo của Nho gia mà Nguyễn Trãi đã xây dựng những quy chuẩn cho riêng mình và cho xã hội mà theo ông là nên làm theo. Mặc dù chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho, Phật, Lão mà chủ yếu là Nho giáo nhưng tư tưởng của Nguyễn Trãi vẫn mang
tinh thần của người Việt. Không thể bỏ qua yếu tố thời đại, truyền thống văn hóa của dân tộc và gia đình trong việc hình thành nên tư tưởng Nguyễn Trãi. Dựa vào những tinh hoa của các nền văn hóa khác nhau, ông đã sáng tạo và khéo léo đưa chúng trở thành tư tưởng của người Việt Nam, phù hợp với nếp sống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Chính nhờ vào truyền thống của dân tộc và gia đình mà tư tưởng về nhân nghĩa, thân dân, yêu nước, ... của Nguyễn Trãi khác với Nho giáo.
Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên khi xã hội rối ren, biến động, đất nước bị đô hộ, xâm lược. Tổ quốc độc lập được xây dựng từ bao đời với bao xương máu của cha ông đã biến thành quận huyện của nước người. Đồng bào trên khắp mọi miền đang rên xiết dưới sự tàn bạo của kẻ thù. Nền văn minh rực rỡ của dân tộc Đại Việt hùng cường đang đứng trước nguy cơ bị đồng hóa. Hàng vạn con em ưu tú của dân tộc đã bỏ mình trong chiến đấu vì lí tưởng giành lại độc lập cho dân tộc, cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân. Người trí thức Việt Nam cùng toàn thể nhân dân đang đứng trước những thử thách lớn nhất của lịch sử và từ đó nảy sinh những chiều hướng khác nhau trong suy nghĩ và hành động. Bao người đã ngã xuống, bao người đã tuyệt vọng khi nợ nước chưa xong đầu đã bạc. Là cháu ngoại của dòng họ anh hùng, Nguyễn Trãi từ ngày còn nhỏ đã sống giữa những truyền thuyết và di tích anh hùng “ Đoạt sáo Chương Dương độ, cầm Hồ Hàm Tử quan”. Câu thơ đầy khí phách ấy của Trần Quang Khải đã sớm vang trong đầu Nguyễn Trãi trước khi ông đọc chữ thánh hiền. Có thể nói, Nguyễn Trãi là kết tinh của dân tộc, là “người đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam, tâm hồn lộng gió thời đại”.
Đứng trước vận mệnh của dân tộc Nguyễn Trãi không nguôi ý chí trả nợ nước báo thù nhà. Cùng với khí thế của dân tộc và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc được hun đúc từ bao đời, Nguyễn Trãi đã hình thành nên cho mình tinh thần yêu nước.
yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta. Truyền thống anh hùng của dân tộc ta bắt nguồn từ tinh thần yêu nước nồng nàn, từ lòng yêu dân vô hạn, từ khí phách anh hùng bất khuất, từ ý chí dũng cảm hi sinh quên mình vì nghĩa lớn của cả dân tộc và đã thể hiện từ hàng nghìn năm xưa, trong muôn vàn hành động kiên cường chiến đấu chống xâm lược và trong truyền thống quân sự ưu tú tuyệt vời của nhân dân ta. Việt Nam là một nước nhỏ, nhỏ hơn rất nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới, nhưng tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc thì không phải là nhỏ. Nhân dân Đại Việt yêu nước theo cách của dân tộc mình, chẳng thế mà biết bao kẻ xâm lược to lớn hơn chúng ta gấp nhiều lần đã phải khiếp sợ trước tinh thần, ý chí quật cường của dân tộc ta. Truyền thống đó được bồi đắp ngay từ thuở mẹ Âu Cơ sinh ra trăm trứng và ngày càng phát triển mạnh mẽ trong lịch sử dân tộc. Từ đời này qua đời khác nhân ta phát huy truyền thống này của dân tộc, giữ vững độc lập chủ quyền.
Khi thấy vua Trần hoang mang, lo ngại trước sự xâm lăng tàn bạo của giặc Nguyên, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn nói: “Bệ hạ hãy chém đầu tôi trước rồi sẽ hàng”, cũng như lời Trần Bình Trọng đã dõng dạc nói với quân giặc: “Thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” khi ông bị giặc bắt và dụ hàng. Đây chính là sự thể hiện rực rỡ khí phách anh hùng, truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ dưới ách thống trị của quân xâm lược, không chịu đánh mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Hào khí giết giặc cứu nước ấy không chỉ của riêng một ai mà là việc làm của tất cả tầng lớp nhân dân trong cả nước. Lịch sử dân tộc ta đã ghi lại biết bao hành động anh hùng, bao
nhiêu lời nói đầy khí phách của những người phụ nữ, những cụ già, em nhỏ. Từ hơn một nghìn năm trước Nguyễn Trãi, lời Bà Triệu: “Tôi quyết cưỡi lên gió mạnh, đạp trên sống dữ, đánh đuổi giặc Ngô, lập lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ chứ không thể làm tỳ thiếp người” [9;5], một lời nói tiêu biểu cho khí phách anh hùng của phụ nữ Việt Nam còn vọng mãi đến muôn đời sau. Lời hô “quyết chiến” của các bô lão thay mặt nhân dân thời Trần họp tại điện Diên Hồng bàn việc nước đã là tiếng trống thúc giục mọi người đồng tâm xông lên đánh thắng quân Nguyên. Khí phách đó, tinh thần đó đã tạo nên biết bao sự nghiệp anh hùng làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang, oai hùng của dân tộc ta. Từ gần hai nghìn năm trước, Hai Bà Trưng là những người anh hùng cứu nước đầu tiên của dân tộc đã giương cao ngọn cờ giải phóng cho cả nước noi theo, làm rạng rỡ khí phách anh hùng của phụ nữ Việt Nam đã không ngại hi sinh thân mình để tô thắm những trang đầu lịch sử chiến thắng huy hoàng của dân tộc Đại Việt. Hai mươi năm sau đó, Bà Triệu vùng lên đánh cho quân giặc phải khiếp sợ. Tướng giặc đã phải than rằng:
Hoành qua đương hổ dị Đối diện Bà Vương nan
Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử của trận mạc, có lẽ vì thế mà tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm luôn sục sôi trong lòng mỗi người dân Đại Việt. Trong nửa đầu thế kỉ X, với ý chí quyết chiến để giành độc lập của nhân dân ta và với chiến lược, chiến thuật tài tình cùng với lòng quả cảm của các tướng sĩ, Ngô Quyền đã nhấn chìm quân Nam Hán xâm lược xuống dòng sông Bạch Đằng, dựng nền độc lập lâu dài cho nước nhà từ đây.
Cuối thế kỉ X, nhà Tống diệt nhà Nam Hán và tiếp tục âm mưu xâm lược nước ta. Bằng sự lãnh đạo tài giỏi của Lê Hoàn, nhân dân ta đã dẹp tan được âm mưu của quân giặc. Sang nửa cuối thế kỉ XI, quân Tống lại một lần nữa quyết tâm xâm lược nước ta. Quân dân nhà Lý đã không chịu khuất phục trước sức mạnh của kẻ thù, quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước. Lý Thường Kiệt đã lãnh đạo nhân dân chống lại quân Tống. Tại đây Lý Thường Kiệt đã truyền tới toàn quân bài thơ với những câu thơ hùng hồn, đanh thép khẳng định chủ quyền của nước ta và cái giá phải trả cho những kẻ dám xâm phạm vào chủ quyền đó, góp phần khích lệ ý chí của quân dân và cũng khiến quân giặc phải khiếp sợ.
Nam quốc sơn hà, Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tai thiện thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
(Nam quốc sơn hà) Nước ta từ ngàn xưa, vô tình hay hữu ý mà đất nước ta được thiên nhiên ưu ái với ruộng đất phì nhiêu, tài nguyên phong phú, vị trí địa lý, giao thông đều thuận lợi. Vì thế Việt Nam luôn là miếng mồi ngon cho bọn xâm lược có mong muốn bành chướng thuộc địa. Đến thế kỉ XIII, là giai đoạn mà nhân dân ta phải gồng mình lên chống lại sự xâm lược của quân Nguyên, chúng liên tục kéo quân sang nước ta với tham vọng mở rộng thuộc địa. Ba lần chống quân Nguyên thành công đã khiến cho cả thế giới phải khiếp sợ trước tinh thần của nhân dân Đại Việt.
thành hành động, ý thức dân tộc và tinh thần làm chủ đất nước của nhân dân ta, đã trở thành một truyền thống lâu đời của dân tộc ta: truyền thống anh dũng bất khuất, kiên cường chiến đấu cho độc lập thống nhất của Tổ quốc. Tất cả những truyền thống đó dường như đã được Nguyễn Trãi lĩnh hội một cách đầy đủ nhất dù nó cách xa thời đại của Nguyễn Trãi sống, thậm chí là đến hàng thế kỉ. Có lẽ đây chính là cơ sở, nền tảng để Nguyễn Trãi xây dựng chủ nghĩa yêu nước trong tư tưởng của ông sau này. Không chỉ thế, ông còn học hỏi được rất nhiều từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Như vậy, không phải đến Nguyễn Trãi mới có tư tưởng yêu nước, thương dân, ý thức tự tôn dân tộc mà nó xuất hiện trước đó từ rất lâu. Nguyễn Trãi chỉ là người kế thừa và phát triển nó lên một tầm cao mới.
Ngay từ xa xưa, khi nước ta mới được hình thành dưới sự lãnh đạo của các vua Hùng nhân dân ta đã sống trong tình yêu thương, bình đẳng, đùm bọc lẫn nhau. Trong những cuộc chiến tranh của dân tộc tinh thần dân chủ, thân dân được thể hiện rất rõ, đặc biệt là trong thời nhà Trần. Dưới thời nhà Trần, tinh thần thân dân được nâng cao, các vua quan nhà Trần luôn chú tâm giữ vững đoàn kết nhất trí trong nội bộ các vua chúa, thủ lĩnh, vương hầu. Bên cạnh đó, không quên chăm lo đến đời sống của nhân dân, mọi vấn đề quan trọng của đất nước đều hỏi ý dân. Thực hiện dân chủ là một nhân tố quan trọng để nâng cao tinh thần dân tộc và kết hợp chặt chẽ dân tộc với dân chủ đã đem lại cho nhân dân ta một sức mạnh vô địch, đánh thắng quân Nguyên ở thời Trần cũng như đánh thắng quân Tống ở thời Lý. Chính tinh thần dân chủ, mọi vấn đề đều dựa vào sức mạnh của dân đã khiến cho nước ta dành được nhiều thắng lợi trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm. Nhận thức được điều này mà Nguyễn Trãi đã hình thành nên cho mình tư tưởng thân dân, yêu thương dân chúng trong mọi hoàn cảnh. Đối với ông muốn yên dân thì phải trừ bạo, mục đích cuối cùng Nguyễn Trãi hướng đến cũng là vì dân, dân có ấm no, hạnh phúc thì nước mới yên được. Trên bước đường tiến lên của lịch
sử, trong điều kiện của xã hội có giai cấp và trong khuôn khổ của chế độ phong kiến, truyền thống dân chủ của nhân dân vẫn được phát huy, ý thức dân chủ vẫn được tôn trọng, dù chỉ trong chừng mực nhất định. Đây là một điểm độc đáo trong tiến trình phát triển của dân tộc ta và đã được lịch sử chứng minh rất rõ. Cùng với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Nguyễn Trãi còn ảnh hưởng mạnh mẽ những tinh hoa của nền văn hóa thời Lý – Trần với tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhân đạo, điều này thể hiện rất rõ trong các sáng tác văn chương của ông, qua đó khái quát nên hệ tư tưởng chung của Nguyễn Trãi trong thời đại ấy. Như vậy, muốn hiểu được tư tưởng của Nguyễn Trãi, muốn lý giải đến ngọn nguồn về thiên tài Nguyễn Trãi, danh nhân văn hóa dân tộc thì phải đặt Nguyễn Trãi trong tiến trình phát triển của lịch sử để xem xét quá trình tiếp thu, kế thừa và sáng tạo của ông.
Để làm nên một Nguyễn Trãi tài hoa ở thời đại đó không chỉ nhờ vào sự ảnh hưởng của các nền văn hóa, của truyền thống dân tộc mà còn là sự ảnh hưởng của truyền thống và cách giáo dục từ gia đình. Nguyễn Trãi xuất thân trong một dòng tộc, nhiều đời là võ quan cao cấp dưới nhiều triều đại. Một dòng họ có truyền thống cương trực, khảng khái, khí tiết, lập trường thân dân, luôn đứng lên bảo vệ những người nghèo khổ, chống lại bọn cường quyền, bạo lực. Ông ngoại Nguyễn Trãi là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, một người học vấn uyên thâm, nổi tiếng thơ văn, giỏi lịch pháp, độn số và có nhiều cống hiến trong việc thành lập nhà Trần. Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh cũng là một người tài đức vẹn toàn. Có lẽ, cha và ông ngoại là hai người có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành nhân cách và tư tưởng của Nguyễn Trãi. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Trãi đã sống với ông ngoại nên ông đã thừa hưởng được phong cách thanh cao, tài trí hơn người của Trần Thủ Độ.
Tóm lại, nền tảng gia đình đã hun đúc cho Nguyễn Trãi những tư tưởng cao đẹp nhất, có giá trị nhất để có thể đem lại cho nhân dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc, hướng tới một xã hội tốt đẹp không có áp bức, bóc lột.
Nguyễn Trãi, chúng ta không thể không đề cập đến nhân tố chủ quan của nhân tài Nguyễn Trãi – nhân tố giữ vai trò quyết định trong việc hình thành tư tưởng của ông. Bởi vì, tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của tư duy con người trên cơ sở con người phản ảnh sáng tạo và khái quát hiện thực khách quan. Nguyễn Trãi sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho, ông đã học được ở ông và cha những kiến thức sâu rộng và tâm hồn cao đẹp. Ông cũng tiếp thu nhiều tư tưởng tiến bộ của các nhà Nho trước đó và cùng thời ông với tư tưởng suốt đời báo quốc, an dân. Sự thiên tài của Nguyễn Trãi còn thể hiện ở chỗ ông biết tự đổi mới mình theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Nguyễn Trãi dưới thời phong kiến vốn dòng dõi thế tộc, chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến lúc bấy giờ, đã từng hấp thụ kiến thức qua sử sách cổ như qua “Tứ thư”, “Ngũ kinh” nhưng vốn là người có bản lĩnh, biết tư duy độc lập cho nên ông đã biết chắt lọc, tiếp thu những nhân tố tích cực trong tư tưởng Nho – Phật – Lão. Tất nhiên, Nguyễn Trãi không thể thoát ly hoàn cảnh ông đang sống, không thể đoạn tuyệt với tất cả những ràng buộc trong xã hội lúc bấy giờ nhưng ông vẫn tìm ra lối thoát khỏi những ràng buộc của khuôn khổ phong kiến để trở thành một tâm hồn lộng gió thời đại.
Như vậy, Nguyễn Trãi không chỉ thừa hưởng những nhân tố tích cực của các nền văn hóa khác nhau, tiêu biểu là ảnh hưởng của Nho giáo mà ông còn chịu ảnh hưởng từ truyền thống gia đình, dòng họ; được tiếp thu một nền giáo dục có hệ thống và uyên bác cùng tư tưởng thân dân của ông ngoại và cha; từng sống một đời sống thanh bạch, giản dị, gần gũi với nhân dân thấu hiểu nỗi niềm và khát vọng của dân chúng. Nhưng như thế chưa đủ để làm nên một Nguyễn Trãi vĩ đại như thế. Ông còn chịu ảnh hưởng từ những truyền thống quý báu, cao đẹp của dân tộc từ hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Ở Nguyễn Trãi là sự kết tinh những tinh hoa của thời đại, bằng tài năng của mình, ông đã đưa nó lên một tầm cao mới trong lịch sử phát triển
của nhân loại.
1.3. Tư tưởng triết học cơ bản của Nguyễn Trãi
1.3.1. Tư tưởng nhân nghĩa
Tư tưởng nhân nghĩa là một trong những nội dung quan trọng của tư