Giá trị tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi đối với việc thực hiện chế độ dân chủ, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Luận văn: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY (Trang 86 - 91)

chế độ dân chủ, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa

Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam mong muốn hướng tới một xã hội tốt đẹp, thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm lo. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, chế độ phong kiến tồn tại ở nước ta trong một thời gian dài, chi phối toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Ban đầu giai cấp địa chủ phong kiến còn quan tâm đến đời sống của nhân dân, nhưng lâu dần tầng lớp đó chỉ biết bóc lột của dân, ăn chơi hưởng lạc. Sự thối nát của nhà nước phong kiến đòi hỏi phải có một chế độ xã hội khác tiến bộ hơn ra đời, đáp ứng yêu cầu lịch sử đặt ra. Trong tiến trính ấy, nhà nước Việt Nam nhận thấy nhiều mặt trái của xã hội tư bản chủ nghĩa, nó không phù hợp với tâm tư nguyện vọng của quảng đại quần chúng nhân dân. Vì vậy, Việt Nam đã thực hiện quá độ từ xã hội phong kiến lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Một xã hội mà ở đó nhân dân được sống tự do, bình đẳng, không ai bóc lột ai, mọi vấn đề trong xã hội đều do dân quyết. Ngày nay, với sức mạnh của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực thực hiện chế độ dân chủ, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.

Tư tưởng xây dựng một xã hội dân chủ, vì nhân dân, không có áp bức bóc lột, không phải vấn đề mới. Cách đây gần 600 năm đã được Nguyễn Trãi nhắc tới khi ông mong muốn xây dựng một xã hội Nghiêu Thuấn mà ở đó khắp trong thôn cùng xóm vắng không một tiếng oán sầu. Nguyễn Trãi đã nhấn mạnh đến vai trò của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngày nay, Đảng và nhà nước ta đã và đang vận dụng sáng tạo tư tưởng lấy dân làm gốc của Nguyễn Trãi trong thời kì đổi mới, tiến tới một xã hội

Trong thời kì đổi mới, tư tưởng lấy dân làm gốc được kế thừa và phát triển một cách sáng tạo trong việc xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững chắc để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của thời đại. Trong báo cáo chính trị của đại hội VI đã rút ra bốn bài học kinh nghiệm lớn: Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Hai là, Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới. Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Việc coi trọng nhân dân, coi nhân dân nguồn lực phát triển kinh tế, chính trị, xã hội đã được Đảng và Nhà nước ta đẩy mạnh hơn nữa. Bởi Đảng ta nhận thấy rõ, mọi sáng kiến của dân là nguồn gốc hình thành nên đường lối chính trị.

Nguyễn Trãi nhận thấy được sức mạnh của quần chúng dân dân lao động, ông cho rằng “dân là dân nước, nước là nước dân” nước có thể đẩy thuyền nhưng cũng có thể lật thuyền. Nhân dân là sức mạnh duy nhất làm nên thắng lợi trong những cuộc chiến tranh xâm lược. Nếu không được lòng dân thì sớm muộn triều đại đó cũng bị suy vong. Tư tưởng lấy dân làm gốc của Nguyễn Trãi đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh kễ thừa có chọn lọc và phát triển trong quá trình Người lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh giải phóng đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã phát triển tư tưởng lấy dân làm gốc khi kế thừa và phát triển những tư tưởng trước đó của nhân loại, trong đó có Nguyễn Trãi. Trong những cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, Người đã nhận thấy sức mạnh của nhân dân trong việc độc lập và giải phóng dân tộc. Người khẳng định “dân là gốc của một nước và nước lấy dân làm gốc”.

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào. Thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân. Sự đoàn kết của toàn dân đã đem lại thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, khẳng định quyền độc lập tự chủ của Việt Nam.

Tư tưởng lấy dân làm gốc, xây dựng một xã hội bình đẳng, tiến tới xã hội xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong các chính sách xã hội mà nghị quyết đại hội VI đã thông qua nhằm phát huy mọi khả năng của con người và lấy việc phục vụ con người là mục đích cao nhất. Đảng ta đã thành công trong việc tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân. Từ đại hội VI trở đi bài học lấy dân làm gốc luôn là nội dung xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo của Đảng.

Trong tư tưởng thân dân, Nguyễn Trãi đã nhận thức được vị trí, vai trò và sức mạnh của nhân dân trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ông coi sức mạnh của nhân dân là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, mở nền thái bình cho dân tộc. Ông quan niệm: “chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, thuận dân thì sống, nghịch dân thì chết”. Tư tưởng trọng dân của Nguyễn Trãi được Đảng và Nhà nước ta vận dụng một cách triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Từ quan điểm

“cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra sức mạnh của quần chúng nhân dân trong sự cấu kết với cộng đồng dân tộc, giai cấp với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Người khẳng định, có dân là có tất cả: “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Theo Hồ Chí Minh: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh nhất bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đảng ta phải: gần gũi nhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời nhân dân thì tài tình mấy cũng không làm gì được.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, muốn thành công được thì Đảng và Nhà nước phải đoàn kết toàn dân, đó là nhân tố quyết định sự thành bại của mọi cuộc chiến tranh. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công,đại thành công”. Nhận thấy sức mạnh của dân không thôi chưa đủ, phải đoàn kết sức mạnh đó lại, kết nó thành một làn sóng mà không gì có thể phá vỡ được. Đại hội VII của Đảng (1991) lần đầu tiên trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta khảng định lấy khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức làm nền tảng cho khối đại đoàn kết dân tộc.

Đại hôi IX của Đảng nhấn mạnh: động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do đảng lãnh đạo; kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể, xã hội; phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực phát triển của các thành phần kinh tế xã hội. Nhằm cụ thể hóa tinh thần nghị quyết đại hội IX, trong nghị quyết trung ương bảy khóa IX cụm từ “đại đoàn kết toàn dân” được bổ sung hoàn chỉnh thành “đại đoàn kết toàn dân tộc”. Đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được thể hiện và thể chế hóa bằng các chính sách pháp luật. Các tầng lớp nhân dân chung sức, chung lòng cùng Đảng, Nhà nước vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Vai trò của nhân dân, sự tự quyết của nhân dân trong xã hội được thể hiện thông qua việc nhân dân được tự do bầu cử để tìm ra người đại diện cho mình, một người vừa có tài vừa có đức đảm bảo đem lại cho nhân dân có cuộc sống ổn định, nâng cao đời sống của nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”. Chính quyền từ xã đến trung ương đều do dân cử ra. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Người chủ trương xây dựng: nhà nước của dân,

do dân và vì dân. Hồ Chí Minh luôn trăn trở vấn đề thực hiện dân chủ với dân, làm thế nào để nhân dân “biết dùng quyền dân chủ”“hưởng quyền dân chủ”. Ngày 6/1/1946, Người đã trực tiếp tổ chức cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Bác Hồ cho rằng: Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những ai có tài, có đức để gánh vác việc nhà nước. Hễ là những người muốn làm việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nước của dân còn bao hàm việc dân có quyền bãi miễn chính phủ và nhân viên chính quyền nhà nước các cấp nếu họ có tư tưởng hay việc làm có hại đến lợi ích của nhân dân, đặt lợi ích của cá nhân lên lợi ích của tập thể.

Nguyễn Trãi chủ trương khi có việc quốc gia đại sự thì bàn với dân. Đối với ông, mọi việc trong đất nước đều hướng tới mục tiêu ổn định xã hội, đem lại cho nhân dân cuộc sống âm no, hạnh phúc. Ông nói: trời không che riêng ai, đất không chở riêng ai, mặt trăng, mặt trời không soi riêng ai. Từ đó ông khẳng định, con người trong xã hội ai cũng như ai, người giàu kẻ nghèo đều giống nhau, không có đặc quyền đặc lợi. Nếu trong xã hội có kẻ làm quan, làm vua thì cũng chỉ là sự phân công của xã hội. Bên cạnh đó, ông cũng không quá coi trọng người trí thức mà xem nhẹ người ít học, ngược lại ông cho rằng người giỏi là thầy dạy của người không giỏi. Nguyễn Trãi còn đưa ra trách nhiệm của vua quan đối với nhân dân, vua quan không phải là những kẻ chuyên đi bóc lột, hạch sách nhân dân, vùi nhân dân trong đau khổ, bắt nhân dân phải phục tùng mình. Mà vua quan chính là những người bảo vệ nhân dân có cuộc sống thái bình, coi trọng những gì nhân dân đem lại cho mình, báo đáp dân chúng. Ông viết : “Ăn quả đền ơn kẻ cấy cày”. Những tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi đã được Đảng và Nhà nước ta vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ta nhận định, mọi vấn đề trong xã hội đều do dân làm, dân bàn bạc và người kiểm tra cũng là nhân dân.

Đảng và Nhà nước chỉ là những người định hướng cho dân không đi sai đường. Đảng ta luôn đẩy mạnh mục tiêu: dân làm, dân bài, dân kiểm tra để xã hội luôn được ổn định, lòng dân không rối loạn trong giai đoạn hội nhập với đầy rẫy những khó khăn, thử thách. Đảng và Nhà nước luôn là đầy tớ của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền...phải xứng đáng là người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Mục đích của Đảng là phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, để làm tốt nhiệm vụ trên thì Đảng phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Mọi cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước đều là công bọc của dân. Người viết: Nước ta là nhà nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ, trong bộ máy cách mạng từ người quét nhà, nấu ăn, cho đến Chủ tịch nước đều phân công làm đầy tớ của dân.

Như vậy, trong xã hội hiện đại vấn đề xây dựng quyền làm chủ của nhân dân và tiến đến xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa là quan trọng. Đảng ta đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo tư tưởng triết học, đặc biệt là tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Vị trí và vai trò của nhân dân cũng như nền hòa bình của đất nước luôn được khẳng định vững chắc. Để tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân thì Đảng và Nhà nước ngày càng phải củng cố sức mạnh đoàn kết toàn dân trong mọi mặt của đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w