độc lập, chủ quyền quốc gia
Mối quốc gia dân tộc đều có truyền thống dựng nước và giữ nước riêng. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu ấy. Ở vào một vị trí địa lý tự nhiên nhiều thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên lại phong phú nên việc dựng nước của Việt Nam đã khó, việc giữ nước còn khó hơn bội phần. Ngay từ thời dựng nước, nhân dân Đại Việt đã có ý thức đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững chủ quyền dân tộc. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc
ta là lịch sử của các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Lý Thường Kiệt đã từng hùng hồn khẳng định nền độc lập của dân tộc trong bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”:
Nam quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Những câu thơ đanh thép, hùng hồ đã khiến cho quân giặc phải khiếp sợ. Ở Lý Thượng Kiệt tư tưởng về độc lập chủ quyền mới được thể hiện một cách cụ thể nhất. Sau đó phát triển đến đỉnh cao ở thời đại của Nguyễn Trãi, người đã khẳng định nền độc lập của dân tộc trên mọi mặt. Không chỉ khẳng định nước ta là một nước độc lập, Nguyễn Trãi còn đưa ra những chứng cứ chứng minh để bẻ gẫy luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, buộc chúng phải thừa nhận chân lý ấy. Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi là nội dung cốt lõi trong toàn bộ hệ tư tưởng của ông. Nguyễn Trãi khẳng định nước ta có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, văn hóa riêng, có các triều đại nối đời dựng nước, có anh hùng hào kiệt,... Tinh thần yêu nước, lời khẳng định về chủ quyền dân tộc của ông cha ta, đã để lại nhiều bài học có giá trị trong việc bảo vệ chủ quyền dân tộc, thống nhất đất nước, phát triển chính sách ngoại giao nhằm phát triển kinh tế trong thời đại mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Như vậy, trong bất kì hoàn cảnh nào nhân dân ta cũng luôn giương cao ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (1/2011) của Đảng, trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội tiếp tục khẳng định: nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và
các thế hệ mai sau. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Trong thời đại hiện nay, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Lãnh thổ và biên giới quốc gia là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của quốc gia Việt Nam. Nó là yếu tố cơ bản đảm bảo sự ổn định bền vững của đất nước. Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ người Việt Nam đã phải đổ bao mồ hôi, xương máu mới xây dựng và bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ. Nhờ đó mà con người Việt Nam ngày nay mới được sống trong hòa bình, sánh vai với bạn bè năm châu. Tuy nhiên, thời đại mới có nhiều cơ hội để phát triển đất nước nhưng đặt ra không ít thách thức buộc Đảng và Nhà nước ta phải lựa chon con đường đi đúng để giữ vững nền độc lập dân tộc.
Tình hình thế giới và khu vực hiện nay, đặc biệt là vấn đề biển Đông đang diễn biến phức tạp. Trước việc Trung Quốc tuyên bố yêu sách đường 9 đoạn “đường lưỡi bò” chiếm đến hơn 80% diện tích Biển Đông (bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam) và thực hiện hàng loạt hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ lợi ích quốc gia được đặt ra một cách cấp bách. Trước tình hình đó thì việc nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với những nội dung mới sẽ giúp chúng ta tạo ra lực lượng lớn mạnh đảm bảo cho Đảng hoàn thành nhiệm vụ lịch sử trong giai đoạn mới.
Quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong xử lý các mối quan hệ quốc tế và khu vực hiện nay đặt ra phải luôn tỉnh táo, bình tĩnh, khôn khéo, không bị kích
động, xúi giục gây xung đột vũ trang, chiến tranh; giải quyết mọi vấn đề bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực. Vì vậy, trước sự biến đổi khôn lường của tình hình thế giới, khu vực và trên biển Đông thời gian qua, nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước nhất là an ninh trên biển trở thành nhiệm vụ nặng nề, đặt trước nhiều khó khăn, thách thức. Phát huy lợi thế kết hợp với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo đang trở thành nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định: Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, Đảng ta chủ trương: Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ dầu khí, vận tải… Phát triển kinh tế đảo phù hợp với vị trí, tiềm năng và lợi thế của từng đảo. Quan điểm, chủ trương của Đảng về phát huy lợi thế kết hợp bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam không chỉ thể hiện sự phát triển năng lực tư duy lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình mới, mà còn là ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trước bối cảnh quốc tế phức tạp như hiện nay.
Trong quá trình đấu tranh chống quân Minh xâm lược, Nguyễn Trãi đã dùng cách đánh “tâm công” tức là đánh vào lòng địch. Chính sách này của Nguyễn Trãi đã đưa lại thắng lợi cho nhân dân ta. Theo Nguyễn Trãi, đối với quân giặc phải mềm dẻo bởi ông nhận thấy sự tương quan lực lượng giữa quân ta và quân địch rất lớn. Chính sách mềm dẻo của ông không chỉ áp dụng
trong đánh giặc mà ngay khi đánh thắng giặc Nguyễn Trãi vẫn tiếp tục phát huy nó. Nguyễn Trãi đã xin tha cho quân giặc, ông còn chuẩn bị xe ngựa cho chúng trở về nước an toàn. Hành động đó của Nguyễn Trãi đã thể hiện con người nhân nghĩa của ông, qua đó cũng thể hiện cái nhìn xa của ông trong tương lai. Ông không muốn có chiến tranh, không muốn mối quan hệ giữa nhân dân Đại Việt với nhân dân Trung Quốc ngày càng căng thẳng. Với chính sách quân sự, ngoại giao mềm dẻo, Nguyễn Trãi đã giúp nhân dân ta có một cuộc sống ổn định, thái bình.
Đảng và nhà nước ta đã vận dụng triệt để chính sách ngoại giao mềm dẻo của Nguyễn Trãi để xây dựng chính sách trong thời đại mới. Đảng và Nhà nước ta tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm: Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước đã có nhiều thay đổi trong tư duy ngoại giao. Sau khi giành độc lập, thống nhất hai miền nam bắc, nhà nước Việt Nam đẩy mạnh việc xây dựng đất nước, hàn gắn vết thương và quan tâm đến vấn đề ngoại giao với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các nước khác. Tuy nhiên, Việt Nam lại vấp phải khó khăn khi đưa quân tình nguyện sang Campuchia làm nhiệm vụ quốc tế. Tranh thủ cơ hội này, Mỹ và Trung Quốc đã gây khó khăn cho ta, chúng tiến hành đóng băng và cô lập Việt Nam khiến nước ta không thể bình thường hóa quan hệ với các nước trong khối ASEAN. Trước tình hình đó, nghị quyết đại hội VI đã nêu rõ: chính phủ nước ta chủ trương tiếp tục rút quân tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia, đồng thời sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên đi tới giải pháp đúng đắn về chính trị ở Campuchia. Sau khi quân tình nguyện của ta rút khỏi Campuchia thì Trung Quốc và Mỹ không còn cớ để gây khó dễ.
Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, không ai có thể quên được nỗi đau mà bọn phong kiến Trung Quốc và đế quốc Mỹ gây nên cho nhân dân Việt nam. Thế nhưng, sau khi đánh thắng được kẻ thù xâm lược, nhân dân Việt Nam đã khép lại quá khứ, hướng tới tương lai để mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác trong đó có Mỹ và Trung Quốc. Đây có thể coi là một chính sách ngoại giao mềm dẻo của Đảng và Nhà nước khi kết thúc chiến tranh.
Việt Nam tiến hành tái thiết lập quan hệ với Trung Quốc. Tại đại hội Đảng lần VI, Đảng ta chính thức tuyên bố: Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào và bất cứ ở đâu nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Việt Nam cũng chính thức bỏ đoạn chống Trung Quốc trong lời nói đầu của Hiến pháp, đề nghị hai bên chấm dứt mọi hoạt động quân sự và tiến tới thực hiện mối quan hệ song phương, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Việc tiến hành thiết lập mối quan hệ với Mỹ cùng gặp không ít khó khăn. Tại văn kiện đại hội VI Đảng ta tiếp tục khẳng định: chính phủ ta tiếp tục bàn bạc với Mỹ giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại và sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ vì lợi ích của hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á. Bên cạnh đó Đảng ta còn nhấn mạnh: cần có chính sách toàn diện với Mỹ nhằm tranh thủ dư luận và nhân dân Mỹ và thế giới tạo thuận lợi cho chiến lược của ta tập trung vào việc giữ vững hòa bình và phát triển kinh tế. Ngoài việc đẩy mạnh hợp tác song phương thì Việt Nam còn tiến hành hợp tác đa phương, hăng hái tham gia vào các tổ chức liên hiệp trong khu vực và trên thế giới như: ASEAN, WTO, WHO,...
Như vậy, bên cạnh việc mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác, Đảng ta vẫn không quên nhiệm vụ bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc không chỉ trong đất liền mà còn ở vùng biển, vùng trời. Tiến hành hội nhập quốc tế về mọi mặt văn hóa, chính trị, kinh tế nhưng vẫn quan tâm đến vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Tóm lại, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng thành công, linh hoạt, sáng tạo tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi trong việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định trong “Tuyên ngôn độc lập” ngày 2/9/1945: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”; “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam nguyện đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ quyền tự do và độc lập ấy”. Như vậy, trong bất kì hoàn cảnh, giai đoạn lịch sử nào thì vấn đề độc lập dân tộc, ý thức tự tôn dân tộc luôn được đặt lên hàng đầu. Nếu không có chủ quyền lãnh thổ, không có văn hóa, phong tục,...thì dân tộc ấy cũng sớm diệt vong.
Tiểu kết chương 2
Nguyễn Trãi là một trong những nhà tư tưởng tiêu biểu của Việt Nam thế kỉ XV. Nội dung chủ đạo trong hệ tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng thân dân, tư tưởng yêu nước. Tất cả những tư tưởng đó như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình lịch sử đấu tranh chống quân xâm lược, xây dựng và phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi không bị hạn chế bởi không gian, thời gian ông đang sống mà nó tồn tại mãi mãi trong lịch sử tư tưởng dân tộc từ quá khứ, hiện tại đến tương lai. Tư tưởng triết học Nguyễn Trãi có ảnh hưởng lớn trong việc xây dựng con người mới, xây dựng xã hội chủ nghĩa cũng như bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc trong thời đại mới.
Tiếp nối những tư tưởng của cha ông, Nguyễn Trãi đã đưa trình độ tư duy lý luận của dân tộc lên một tầm cao mới, nâng cao ý thức tự tôn dân tộc, khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam trước bạn bè quốc tế.
KẾT LUẬN
Lịch sử triết học trải qua hàng nghìn năm tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của con người. Ra đời do kết quả của sự tách biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay, cùng với đó là sự phát triển của tư duy con người đạt trình độ cao – trình độ hệ thống hóa, khái quát hóa và trừu tượng hóa. Nó là sự hiểu biết, nhận thức chung của con người về thế giới.
Ngay từ buổi ban đầu, triết học đã trở thành một môn khoa học thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Ở Việt Nam cũng vậy, tuy nó không mang những đặc điểm rõ nét như triết học thế giới nhưng nó cũng thể hiện thông qua các tư tưởng, các quan niệm của các vĩ nhân để lại. Triết học của Nguyễn Trãi là một trong số nhiều tư tưởng đặc sắc và độc đáo thể hiện tinh thần dân tộc với quan niệm về dân tộc, con người và thế giới xung quanh.
Tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi thể hiện thông qua các tác phẩm nghiên cứu cũng như qua chính quá trình lao động và hoạt động chính trị của mình. Với một loạt quan niệm về con người cũng như vị trí và vai trò của con người trong xã hội phong kiến, Nguyễn Trãi đã đưa ra các quan điểm triết học sâu sắc làm phong phú thêm tư tưởng triết học Việt Nam mà đến nay vẫn còn những giá trị to lớn không chỉ trong nước mà còn trên thế giới.
Trong luận văn của mình, chúng tôi đi vào nghiên cứu hai vấn đề lớn: Thứ nhất, nghiên cứu con người Nguyễn Trãi cũng như những tiền đề hình thành tư tưởng triết học của ông. Từ đó đưa ra những nhận xét đúng đắn dựa trên cơ sở thực tế cuộc đời nhà triết gia.
Thứ hai, đi vào nghiên cứu các quan điểm triết học của Nguyễn Trãi và rút ra những giá trị của nó đối với xã hội ngày nay.
Tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi xuất hiện cách đây hơn 600 năm nhưng nó vẫn còn nhiều điểm tích cực. Nguyễn Trãi đã đưa ra những tư tưởng tiến bộ, mang tính vượt thời đại. Ngày nay, khi nghiên cứu tư tưởng triết học