CDV Tài chính – Ngân hàng là một ngành khá là rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ. Vì vậy có rất nhiều các lĩnh vực chuyên ngành hẹp. Ngành Tài chính – Ngân hàng chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau: Chuyên ngành Tài chính, chuyên ngành Ngân hàng, chuyên ngành Phân tích tài chính, Quỹ tín dụng…
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ĐỔNG TRỌNG THƯ
( Bài tiểu luận môn triết học phương Đông trung đại )
TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ THÂN THẾ SỰ NGHIỆP CỦA ĐỔNG TRỌNG THƯ 5
1.1 Khái quát điều kiện lịch sử xã hội thời Lưỡng Hán 5
1.2 Thân thế và sự nghiệp của Đổng Trọng Thư 11
Chương 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA ĐỔNG TRỌNG THƯ 13
2.1 Quan điểm về thế giới 13
2.2 Quan điểm về nhân sinh 18
2.3 Quan điểm về lịch sử - xã hội 25
KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử Trung Quốc là một trong những thời kỳ đen tối nhất trong tối nhấttrong lịch sử Đây là thời kỳ diễn ra các cuộc chiến tranh, giành chủ quyền củanhau “thời kỳ Long Hổ tranh hùng” Trong thời kỳ này đã trải qua nhiều triều đại,từ thời nhà Tần được thành lập năm 221 trước Công nguyên, nhà Hán thay nhà Tầnnăm 206 trước Công nguyên Chỉ trong vòng 15 năm mà đã diễn ra sự đổi ngôi lẫnnhau điều này cho thấy trong xã hội Trung Quốc thời bấy giờ đã chìm trong loạn lạc,chiến tranh diễn ra triền miên Nhưng cứ tưởng rằng khi nhà Hán lên nắm quyền thìđất nước sẽ yên ổn thái bình, người dân được sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc, thìđiều đó không xảy ra mà trái lại trong nội bộ nhà Hán đã xảy ra cuộc nội chiến,xoán ngôi lẫn nhau từ đó chia ra làm hai thời kỳ Đông Hán và Tây Hán
Trong thời kỳ này, chiến tranh diễn ra triền miên, người dân thì sống trongcảnh lầm than, cù bơ cù bất lang thang khắp nơi Vì vậy mà các nhà tư tưởng TrungQuốc đưa ra những chính sách để phục sức dân, ổn định đời sống xã hội, từ đó cáchọc thuyết về “vương đạo”, “nhân chính”, “hữu vi” của Nho gia đã có ảnh hưởngnhất định Trong đó có học thuyết của Đổng Trọng Thư về “Thiên nhân cảm ứng”,Thiên bất biến, đạo diệt bất biến”, “vương quyền thần thụ” Đặt biệt là Nho học đãchiếm địa vị thống trị, chi phối trong xã hội
Decastes nói: “Tôi tư duy, tôi tồn tại”, cho nên để tồn tại được thì trongmỗi chúng ta phải vận động, phải luôn luôn tư duy, tìm tòi, nghiên cứu nguồn kiếnthức cô tận của nhân loại nói chung mà đặt biệt là kho tàng triết học phương Đông
Trang 4nói riêng Trong đó cần phải nói đến triết học của Đổng Trọng Thư Để từ đó giúpcho chúng ta có những hiểu biết sâu sắc thêm trong kho tàng triết học phương Đôngnói chung và Triết học Đổng Trọng Thư nói riêng, từ đó xem xét các tư tưởng triếthọc đó có ảnh hưởng thế nào đối với triết học Trung Quốc, cũng như ở nước ta rasao.
Từ những lý do nêu trên nên tác giả chọn đề tài này nhằm mong muốn tìmhiểu, nghiên cứu một số tư tưởng chủ đạo của triết học Đổng Trong Thư để từ đó cóthể bổ sung và làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Hiện nay ở nước ta đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và cũng không íttài liệu dịch thuật bàn về thời kỳ Lưỡng Hán mà đặt biệt là tư tưởng triết học củaĐổng Trọng thư, đây là công trình rất lớn được các nhà tư tưởng nghiên cứu chẳnghạn như:
+ Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc do PGS.TS Doãn Chính biên soạn.+ Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc của Giảng chi và Nguyễn Hiến Lê.+ Đại cương lịch sử triết học phương Tây của Nguyễn Đăng Thục
+ Nho gia Trung Quốc của Nguyễn Tôn Nhan
…
Tuy nhiên những công trình đó các tác giả đã trình bày dưới dạng khái quátcả một thời kỳ lịch sử triết học Trung Quốc mà không phân tích sâu vào một đốitượng nào cả Trong khi đó, thông qua đề tài này tác giả đã trình bày một cách kháiquát, cô động nhất về một đối tượng mà ở đây là tư tưởng của Đổng Trong Thư Đólà hướng đi mới của đề tài
Trang 53 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đứng trên quan điểm, lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử, đề tài nghiên cứu khoa học sử dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp biện chứng duy vật
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp
+ Phương pháp diễn dịch, qui nạp
Ngoài ra đề tài còn tam khảo nhiều tài liệu khác
4 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
+ Mục đích: Đề tài góp phần nghiên cứu sâu sắc tư tưởng triết học củaĐổng Trọng Thư, từ đó rút ra một số đánh giá về mặt tích cực và hạn chế của ông
+ Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên thì đề tài cần phải thực hiện một sốnhiệm vụ cơ bản sau:
Đầu tiên phải làm rõ bối cảnh lịch sử thời kỳ Lưỡng Hán, thân thế sựnghiệp của Đổng Trọng Thư
Sau đó phải nêu lên được những tư tưởng triết học cơ bản của ĐổngTrọng Thư và nêu lên những đánh giá trong triết học của Oâng
5 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
+ Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần làm nổi bậc những lý luận cơ bản củaĐổng Trọng Thư về các lĩnh vực chính trị xã hội, luân lý đạo đức, lịch sử…
Trang 6+ Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở đó đề tài đã đề xuất một số phương hướngđể vận dụng tư tưởng của Đổng Trọng Thư vào một số lĩnh vực về chính trị, đạođức… Góp phần làm phong phú thêm kho tàng tri thức của triết học Trung Quốc, vàlà tài liệu nghiên cứu học tập của Sinh viên.
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài gồm có hai chương:
+ Chương 1 : Bối cảnh lịch sử thời kỳ Lưỡng Hán và thân thế sự nghiệpcủa Đổng Trọng Thư
1.1 Bối cảnh lịch sử1.2 Thân thế sự nghiệp+ Chương 2: Nội dung tư tưởng triết học cơ bản của Đổng TrọngThư
2.1 Quan điểm về thế giới2.2 Quan điểm về chính trị xã hội2.3 Quan điểm về luân lý đạo đức2.4 Quan điểm về lịch sử xã hội
Trang 7Chương 1 HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ THÂN THẾ SỰ NGHIỆP
CỦA ĐỔNG TRỌNG THƯ
1.1 Khái quát điều kiện lịch sử xã hội thời Lưỡng Hán
Năm 221 trước Công nguyên, Tần thuỷ Hoàng chinh phục sáu nước Tề,Yên, Sở, Hàn, Triệu, Ngụy trong cục diện “thất hùng” thiết lậpp nên nhà nướcphong kiến trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc Ngay sau khithống nhất Trung Quốc, Tần Thuỷ Hoàng đã thực hiện trong cả nước biện pháp cảicách của Thương ưởng, như xoá bỏ chế độ “Tỉnh điền”, khuyến khích khai khẩn đấtđai, thừa nhận chế độ tư hữu ruộng đất và việc mua bán đất tự do…tạo điều kiện chokinh tế phong kiến phát triển
Để thực hiện thống nhất về mặt chính trị, nhằm tăng cường bộ máy nhànước chuyên chế trung ương tập quyền, Tần Thuỷ Hoàng đã xoá bỏ chế độ phânphong có từ thời Tây Chu, tập trung quyền lực vào tay vua; chia cả nước làm 36quận do các quan thú, uý cai trị Mỗi quận lại chia làm nghĩa vụ huyện, dưới huyệnlà các cấp hương, đình, lý Tấc cả các quan lại ở quận, huyện đều ở vua bổ nhiệm.Với chủ trương pháp trị “khắc bạc, không dùng nhân đức, ân nghĩa”1, nhà Tần Đãthực hiện chính sách cực đoan “chôn Nho đốt sách” (phần thư khanh nho), ra lệnh
“đốt tấc cả sách sử, trừ những sách sử nhà Tần…ai cất dấu Kinh Thư, Kinh Thi, sáchvở của trăm nhà thì đều đem đến các quan thú, quan uý mà đốt đi, hai người dámbàn với nhau về Kinh Thư, Kinh Thi thì chém giữa chợ, lấy đời xưa để chê đời nay
1Tư Mã Thiên: Sử Ký, Nxb Văn học, Hà Nội, 1998, tr 45 - 51.
Trang 8thì giết cả họ Quan lại biết mà không tố cáo thì cũng bị tội Lệnh ban ra trong bamươi ngày không đốt sách thì khắc vào mặt cho đi thú để xây thành và canh giữTrường thành Những sách không đốt là sách thuốc, sách bói và sách trồng cây”Tần Thuỷ Hoàng cũng đã hạ lệnh chôn sống 460 nho sinh ở Hàm Dương vì tộiphạm điều cấm để răn đe thiên hạ; huy động sức người và tiền của của nhân dânmột cách tàn bạo để xây Vạn lý Trường Thành, dựng cung A Phòng, lập lăng LySơn, gây chiến tranh xâm lược các nước, sống xa hoa trên xương máu của nhân dân,không chú ý đến việc củng cố và phát triển kinh tế-xã hội của chế độ phong kiến,nên nhà Tần đã lao nhanh đến bước suy vong Sau khi Tần Thuỷ Hoàng mất TriệuCao một kẻ nuôi dã tâm leo cao, luồn sâu vào bộ máy chính quyền nhà Tần đã thừa
cơ thoán quyền, cấu kết với thừa tướng Lý Tư giết Phù Tô, đưa con thứ của TầnThuỷ Hoàng là Hồ Hợi lên làm vua, ra sức thao túng triều chính, tăng cường bóc lộtnhân dân lao động tàn bạo, khiến cho mâu thuẩn giữa giai cấp nông dân và nhândân lao động với giai cấp quí tộc địa chủ, phong kiến quan liêu càng thêm gay gắt.Năm 206 trước Công nguyên, lực lượng vũ trang nhân dân chống nhà Tần do LưuBang đứng đầu đã lợi dụng thành quả của cuộc khởi nghĩa nông dân do Trần Thắngvà Ngô Quảng lãnh đạo, diệt Hạng Vũ dựng lên nhà Hán, lấy hiệu là Hán Cao Tổ,lịch sử gọi là thời Tây Hán
Năm 195 trước Công nguyên, Lưu Bang chết, Huệ Đế lên ngôi nhưng mọiquyền hành đều nằm trong tay Lữ Hậu Sau khi Huệ Đế chết, Lữ Hậu nghiễmnhiên trở thành người cầm quyền như Hoàng Đế, thao túng triều chính, thẳng taygiết chết người trong gia đình họ Lưu, cho người họ Lư õnắm giữ các chức vụ quantrọng trong triều đình Năm 180 trước Công nguyên, Lữ Hậu chết, cung đình nổ racuộc chính biến, họ Lữ bị tước mọi quyền lực, ngay vàng họ Lưu lại được củng cố
Trang 9Sau thời kỳ ổn định và vững mạnh, nhất là thời Hán Vũ Đế(140-87 trước Côngnguyên), nhà Tây Hán bước sang thời kỳ suy vong Măn thứ tám sau Công nguyên,Vương Mãng là cháu vợ vua Hán Nguyên Đế đã phế bỏ vua Hán, tự lên làm vua,lập nên một triều đại mới gọi là Tầân Sau vụ loạn Vương Mãng và các cuộc khởinghĩa của nông dân của quân lục Lâm năm 17 ở Hồ Bắc do Vương Khuông, VươngPhương lãnh đạo; Xích Mi ở Sơn Đông do Phàn Sùng lãnh đạo, Lưu Tú đem quânđánh Lạc Dương và lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quan Vũ, đóng đô ở Lạc Dương,đặt tên nước là Hán (năm 25), lịch sử gọi thời kỳ này là Đông hán hay Hậu Hán.
Trong thời kỳ Lưỡng Hán, rút ra bài học diệt vong của nhà Tần, bọn quý tộcphong kiến nhà Hán đã chú trọng đến việc xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị,xã hội để cũng cố vững chắc nền tảng giai cấp, xã hội của chế độ phong kiến ThờiTây Hán triều đình đã huỷ bỏ những điều luật hà khắc của nhà Tần, xoá bỏ nhữngnhục hình, đình chỉ xây dựng những công trình lớn và giảm nhẹ sưu thuế cho dân đểtạo ổn định trong đời sống xã hội Về kinh tế, Hán Cao Tổ rất chú ý đến việc khôiphục và phát triển sản xuất nông nghiệp bằng cách phục viên binh lính cho về sảnxuất và miễn thuế cho họ một thời gian từ sáu đến mười hai năm Đối với giai cấpđịa chủ, nếu vì chiến tranh phải rời bỏ quê hương, nay được trở về lấy lại ruộng đất,và được khôi phục tước vị cũ Đối với những người thân thích và công hầu, nhà vuaphong tước, cắt đất; còn đối với quan lại thì hầu hết được nhà vua thăng cấp
Thời Hán Vũ Đế, do thế lực các vương quốc còn mạnh, chính quyền trungương thực tế chỉ cai trị được 15 quận, còn 39 quận là do các tập đoàn quý tộc địaphương khống chế, nên Hán Vũ Đế đã thi hành nhiều chính sách nhằm tập trungmọi quyền lực vào tay Hoàng Đế, xoa dịu mâu thuẩn xã hội để củng cố nền thốngtrị của mình, “ra lệnh mở rộng ân huệ” của Hoàng đế đối với các vương
Trang 10quốc…Ngoài ra, Hán Vũ Đế còn hạn chế quyền lực của Thừa Tướng, ban lệnh chocác địa phương hàng năm phải tiến cử nhân tài để triều đình tuyển dụng làm quan,thiết lập quân đội thường trực của trung ương gọi là “quân kỳ môn” và “quân vũlâm”1 Còn dưới thời Vương Mãng nắm quyền, để xoa dịu mâu thuẩn ngày càngtăng trong xã hội, nhà vua đã thực hiện một loạt những cải cách như tuyên bố tấc cảruộng đất trong cả nước đều thuộc quyền sở hữu của vua, gọi là “vương điền”, nô tìlà “tứ thuộc” cấm không được buôn bán, gia đình không có tám đàn ông khôngđược chiếm trên một “tỉnh” ruộng đất ( 900 mẫu ta), người không có đất thì mỗiđinh nam được nhận 100 mẫu; ruộng đất cấm không được mua bán Nhà nước độcquyền quản lý sáu thứ: muối, sắt, đúc tiền, rừng núi, giá cả và việc cho vay nợ.
Tuy nhiên do tính chất ăn bám quan liêu của nhà nước phong kiến và sựđấu tranh giành quyền lực khá quyết liệt giữa các phe phái trong nội bộ nhà Hán,đã gây nên nhiều sự xáo trộn trong xã hội làm cản trở sự thống nhất về kinh tế vàchính trị trong nội bộ nhà Hán Mặt kkác trong thời kỳ Lưỡng Hán, các thế lựcphong kiến, địa chủ dùng quyền thế ra sức chiếm đoạt ruộng đất, vơ vét bóc lộtnhân dân tàn bạo, vua quan ăn chơi xa xỉ, làm cho đời sống người tư hữu nhỏ vànông dân rơi vào tình trạng bần cùng Thêm vào đó hạn hán và châu chấu đanghoành hành đã làm cho cuộc sống nhân dân vô cùng cực khổ Mâu thuẩn xã hộicàng trở nên gay gắt Một loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra, nhất là cuộckhởi nghĩa Hoàng Cân, cuối đời Đông Hán, đã làm rung động cơ sở thống trị cũanhà Hán
Thời Lưỡng Hán nhờ có những cải cách về xã hội và kinh tế, nên nền khoahọc, kĩ thuật và văn hoá trong thời kỳ này cũng đạt được những thành tựu nhất định
1Nguyễn Anh Thái (chủ biên): Lịch Sử Trung Quốc, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1991, tr 47.
Trang 11so với thời Tần Trên cơ sở sự phát triển của nông nghiệp, nghề đúc thép, nghề dệtvải, nghề làm giấy và buôn bàn hưng thịnh.
Về toán học, người Hán đã sáng tạo ra các phương pháp tính diện tích ruộng
đất theo các hình khác nhau và phương pháp tính khối lượng đất khi đào đắp thành,
hào được ghi trong cuốn Cửu chương toán thuật Trong các phương pháp tính toán
trên, cuốn sách đã đề cập đến một số mặt của đại số học, phương pháp giải phươngtrình có một ẩn số
Về thiên văn học, người Trung Quốc vốn có những hiểu biết rất sớm và khá
phong phú từ thời cổ đại Đến thời Tần, Hán người ta lại tìm ra nông lịch, chia mộtnăm thành 24 tiết để căn cứ vào đó người ta biết được các thời vụ sản xuất Nhàthiên văn học thời Đông Hán là Trương Hành đã biết ánh sáng của mặt trăng lànhận từ ánh sáng của mặt trời, biết thiên thể hình cầu như vỏ trứng mà trái đất thìnhư lòng đỏ và một vòng của bầu trời là 3650 , một nửa ở trên quả đất, một nửa ởdưới quả đất Oâng còn chế tạo ra dụng cụ đo động đất gọi là “địa động nghi”, “cóthể đo một cách chính xác phương hướng của động đất”1
Về y học, đời Hán đã xuất hiện nhiều thầy thuốc giỏi có nhiều cuốn sách
quý, như Trương Trọng Cảnh với cuốn Thương Hàn Luận, Hoa Đà thời Đông Hánvới phương pháp phẫu thuật nổi tiếng
Từ thời Tây Hán trở về trước, người Trung Quốc cổ viết chữ trên thẻ tre vàlụa thì đến thời Đông Hán viên hoạn quan Thái Luân đã phát hiện ra cách làm giấy.Từ đó sản xuất giấy đã trở thành một nghề mới, tạo điều kiện cho sự phát triển củanền văn hoá Trung Quốc
1Sđd, tr 90
Trang 12Đặt biệt, thời Tây Hán sử học đã thực sự trở thành một lĩnh vực độc lập,người đặt nền móng cho môn khoa học này là Tư Mã Thiên(145-86 trước Công
nguyên) với tác phẩm Sử Ký nổi tiếng Sử Ký là bộ thông sừ đầu tiên của Trung
Quốc, một tác phẩm đồ sộ mang tính chất tổng hợp của một bộ óc bách khoa; tất cảcó 52 vạn chữ, 130 thiên, phản ánh bao quát 24 thế kỷ từ vị Hoàng đế đầu tiên đến
thế kỷ I trước Công nguyên, gồm năm phần: Bản Ký, chép lịch sử các triều đại,
Biểu, ghi thế thứ gia hệ; Thư, ghi chép bàn luận về nghi lễ, chiến tranh, lịch pháp, kĩ
thuật, thuỷ lợi, địa lý…,Thế gia, ghi lịch sử các dòng họ lớn, địa vị cao trong xã hội;
Liệt truyện, chép tiểu sử nhiều nhân vật thuộc các loại khác nhau như: chính khách,
trí thức, chiến lược gia, văn sĩ, quan chức, hiệp sĩ lang y, chiêm tinh gia, thương gia…với tư liệu rất phong phú và chính xác Tấc cả điều được Tư Mã Thiên phân tích,đánh giá một cách nghiêm túc và sâu sắc Bằng đạo đức tài hoa và trí tuệ uyên bác,ông đã thể hiên sâu sắc quan điểm của mình về mọi vật, hiện tượng của đời sống,lịch sử, xã hội Trung Hoa qua các thời kỳ
Trên lĩnh vực tư tưởng, buổi đầu nhà Hán do thực hiện chính sách sức dân,ổn định đời sống xã hội, nên học thuyết Hoàng Lão được tôn sùng Các tư tưởng
“vương đạo”, “nhân chính”, “hữu vi” của Nho gia cũng có ảnh hưởng nhất định.Đến thời Hán Vũ Đế để thích ứng với nhu cầu tăng cường nền chuyên chính phongkiến, các trào lưu triết học chủ yếu phục hồi lý luận chính trị, đạo đức, thần quyềnthời Tây Chu và lợi dụng chủ nghĩa thần bí trong thuyết Aâm dương- Ngũ hành xuấthiện cuối thời chiến quốc, đề cao Nho học Khổng-Mạnh, mê tín thụât thần tiên, ảotưởng ở sự trường sinh bất tử…Trong đó quan trọng nhất là hệ thống triết học có tínhchất thần học “Thiên nhân cảm ứng”, “Thiên bất biến đạo diệc bất biến”, “Vươngquyền thần thụ của Đổng Trọng Thư Đặc biệt Nho học được Đổng Trong Thư cải
Trang 13tạo, kết hợp với thần học “sấm vĩ” thành một trào lưu tư tưởng phản động của chủnghĩa duy tâm thần bí, chính thức trở thành hình thức chiếm địa vị thống trị trong xãhội phong kiến thời Lưỡng Hán Đó là vũ khí tinh thần của giai cấp thống trị nhằmnô dịch quần chúng nhân dân lao động, hoà hoãn mâu thuẩn giai cấp trong xã hộivà khống chế các tập đoàn phong kiến địa phương Tuy nhiên trên cơ sở phát triểncủa đời sống xã hội và những thành tựu của khoa học, kĩ thuật, tư tưởng triết học vôthần đã có bước phát triển mới Nhân cuộc khủng hoảng xã hội của các cuộc bạođộng của nông dân liên tiếp nổ ra, phái không cầm quyền là những tầng lớp địa chủmới lớn lên, những nhà tri thức tiến bộ đã đưa ra thế giới quan duy vật và nhữngquan điểm chính trị, xã hội tiến bộ, làm vũ khí tư tưởng chống lại tầng lớp địa chủ,quý tộc cầm quyền lấy quan điểm thần học Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thốngtrong đời sống tinh thần xã hội đương thời Chính vì thế mà thời Lưỡng Hán đã xuấthiện nhiều nhà duy vật nổi tiếng như Tư Mã Thiên, Hoàn Đàm, Dương Hùng,Vương Sung…họ đấu tranh mạnh mẽ với chủ nghĩa duy tâm thần bí tôn giáo, làmcho triết học thời kỳ này có một luồn sinh khí mới.
1.2 Thân thế và sự nghiệp của Đổng Trọng Thư
Đổng Trọng Thư(179-104 trước Công nguyên) người Quảng Xuyên (nay làthôn Đông Cố, huyện Cảnh, tỉnh Hà Bắc, là nhà Nho lớn thời Tây Hán) Người cho
tư tưởng triết học chính thống thời Lưỡng Hán Thuở nhỏ Đổng Trọng Thư học tậpkinh Xuân Thu, hết sức tham khảo các truyện để cầu lấy phần tinh vi
Sách ghi rằng, ông đã ba lần dâng đối sách với Hán Vũ Đế, đưa ra kiến nghịmở nhà thái học, biểu trưng lục nghệ, bãi truất bách gia, tôn sùng Nho thuật Oângham đọc sách đến ba năm không nhìn ra đến vườn Vào năm 136 trước Công
Trang 14nguyên, dưới thời Hán Vũ Đế, Đổng Trọng Thư đã cho điện định lại tấc cả sách vỡ,kinh điển của Nho gia và phân thành năm loại gọi là Ngũ kinh gồm: Kinh Thư,Kinh thi, Kinh Dịch, kinh Lễ, Kinh Xuân Thu Đến thời vua Cảnh Đế, ông từngđược bổ nhiệm chức quan bác học sĩ, buông màn ngồi đọc sách và giảng sách, họctrò ở ngoài ,màn cứ thứ đệ đến thụ nghiệp, có kẻ không bao giờ thấy mặt Oângthực- tiễn những điều lễ- nghĩa, tiến thoái cử chỉ, hễ điều gì trái lễ là không làm.Vậy nên những học sĩ thời ấy đều tôn ông làm thầy.
Đổng Trọng Thư tự coi mình là người tiếp tục tư tưởng của Nho gia Oâng
“chuyên trị sách Xuân Thu”, theo cái quan niệm “thiên nhân tương dữ, mà ti nhữngsự tai dị”1 Do đó tư tưởng của Oâng phù hợp với giai cấp quý tộc địa chủ thời đó,nên từ thời Hán Nguyên Đế về sau những tư tưởng mà ông đưa ra đã dần dần đượcnhà Hán thực hiện
Về tác phẩm: Những tác phẩm của Đổng Trọng Thư làm ra về sau mất mát
đi hiện nay chỉ còn có quyển Xuân Thu Phồn Lộ và quyển Đổng-Tử-Văn-Tậptruyền cho đời
1Xem Trần Trọng Kim: Nho giáo( quyển hạ), Trung tâm học liệu Bộ Giáo Dục, Sài Gòn,1972
Trang 15Chương 2 NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN
CỦA ĐỔNG TRỌNG THƯ
2.1 Quan điểm về thế giới
Xuất phát từ bản tính của con người để xây dựng quan niệm về thế giới, kếthừa thuyết “tính người” của Mạnh Tử và Tuân Tử Trước hết khi lý giải về nguồngốc, kết cấu của vũ trụ, Đổng Trong Thư đã kết hợp quan niệm “Thiên mệnh” củaKhổng-Mạnh với thuyết Aâm dương- Ngũ hành để sáng tạo ra vị thần có nhân cáchđứng trên cả vũ trụ, có ý thức, có đạo đức đó là Trời Oâng nói: “Trời có nhân vậy”,
“Trời, vua của trăm vị thần, là người được nhà vua tôn quý”(Xuân thu phồn lộ,Vương đạo thông tam, hiệu đế) Oâng xem trời như vị chúa tể tối cao chi phối tựnhiên và xã hội, là đại quân của bách thần, là ông tổ của mọi vật, vạn vật không cótrời không sinh(Thuận mệnh) “Trời làm ra cái tính mệnh của người, khiến ngườilàm điều nhân nghĩa” (Xuân thu phồn lộ, thiên 19) Mọi sự vật, hiện tượng cũngnhư mọi quá trình biến hoá của tự nhiên và sự biến đổi hưng vong của xã hội đều làsự an bài có ý thức, có mục đích của Trời Hoàng đế là con của Trời nên gọi làThiên Tử, Aâm Dương- Ngũ Hành đều là thể hiện của mệnh trời, Trời lấy dương làmmặt chủ đạo, lấy âm làm mặt phụ thuộc, “Dương quý mà Aâm tiện”, Trời tin Dươngmà không tin Aâm, hiểu đức mà không hiểu hình” (Xuân thu phồn lộ, thiên 47)
Trang 16“Ngũ hành tương sinh là sự thể hiện của Trời”, “Ngũ hành tương thắng”ê3 hiệnhình phạt của Trời Sự phân biệt bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thể hiên sự mừnggiận, vui, buồn của Trời Vậy nếu sắp loại thì trời với người là một (Xuân thu phồnlộ, thiên 49).
Đổng Trọng Thư cho rằng, người có cả tính ác, “Trời ban ra có hai khí âmdương, thân người ta cũng có hai bản tính Thiện và ác”(Chương thiên sát danh hiệu),và theo Oâng tính người có ba bật theo tính giai cấp: “tính thiện” của bật thánh nhân,
“tính ác” của những người bị trị và “tính vừa thiện vừa ác” của những người trungbình Vậy tính người là gì ? “Bản tính tức là chất, tính là thèm muốn của con người”( Chương Hán thư) Cái mà Oâng gọi là “bản tính” (tính người) chính là bản thể của
ý thức, gắn với con người từ khi con người mới sinh ra Bản tính ấy gắn với conngười, vậy con người ở đâu mà ra ? Oâng cho rằng, con người do trời sinh ra, “muônvật không có trời thì không sinh ra được”( Chương thuận mệnh) Nhưng nếu mọi vậtđều do trời sinh ra và điều ban cho bản tính thì tại sao lại có sự phân chia thành babậc Oâng cho rằng, vì mỗi giai cấp được Trời ban cho một bản tính khác nhau và địa
vị của họ do Trời qui định Từ đó ông đưa ra học thuyết “thiên nhân cảm ứng”(Trời,người cảm thông với nhau)
Đổng Trọng Thư cho rằng, vũ trụ được cấu tạo bởi “thập đoan”, có liên hệmật thiết với nhau, đó là: Trời, đất, âm dương, ngũ hành (mộc , hoả, thổ, kim, thuỷ),và con người Thập đoan thông qua sự tương hợp của ân dương và sự “tương sinh”,tương khắc” của ngũ hành mà biến hoá thành vũ trụ, vạn vật Trong đó con người làsự sáng tạo đặt biệt của trời, vượt lên trên vạn vật, tương hợp với Trời Học thuyếtvề âm dương, ngũ hành là học thuyết về đạo Trời của Đổng, Trọng Thư và cũng là
cơ sở triết học của tấc cả chủ trương tôn giáo, chính trị của ông Tư tưởng của Oâng