Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
45,69 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Khoa Triết Học Môn Lịch sử triết học phương Đông cổ đại Bài tiểu luận: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA TUÂN TỬ Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đoàn Thị Ngân Nhóm thực hiện: Vũ Ý Như 1356070038 Nguyễn Thị Lan Vi 1356070079 Lê Hoàng Yến 1356070081 1 2 MỤC LỤC 3 Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trung Quốc là một quốc gia phương Đông có diện tích rộng lớn ở khu vực châu Á.Với nền lịch sử văn hóa hàng ngàn năm, Trung Quốc đã trở thành cái nôi hình thành nên nền văn hóa của khu vực phương đông. Văn hóa Trung Quốc nổi bật với những quan niệm đạo đức, nhân sinh, lễ nghĩa, cùng với đó là những tư tưởng triết học mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, đã ảnh hưởng sâu rộng đến việc hình thành tư tưởng triết học của các quốc gia phương Đông. Một trong những trường phái triết học lớn có tư tưởng giá trị nhất trong nền triết học Trung Quốc là trường phái Nho gia, một trường phái triết học lấy luân lý đạo đức làm cơ sở cốt lõi để phát triền. Triết học Nho gia cũng là phản ánh của một bộ phận lịch sử phức tạp, đa dạng của Trung Quốc, thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc với những biến đổi phức tạp trong quan niệm nhân sinh đạo đức Trung Quốc đương thời. Trong trường phái Nho gia này, Tuân Tử nổi lên là một triết gia mang tư tưởng Triết Học tiến bộ với những quan niệm duy vật về thế giới, về mối liên hệ giữa con người và đất, trời, cũng như vai trò của con người trong việc làm chủ vận mệnh của chính mình. Là một bộ phân của Triết Học Trung Quốc, trường phái Nho Gia nói chung và đặc biệt là tư tưởng triết học của Tuân Tử nói riêng cần thiết phải được nghiên cứu và bàn luận để hiểu một cách chính xác và toàn diện về nền Triết Học Trung Quốc – một nền triết học đặc trưng của triết học phương Đông. Đề tài sau đây của nhóm chỉ xin được trình bày những vấn đề cơ bản như bản thể luận, nhận thức luận, và vấn đề đạo đức luân lý trong tư tưởng triết học của Tuân Tử. 2. Mục đích của đề tài. 4 - Hiểu rõ những quan điểm, tư tưởng của triết gia Tuân Tử về các vấn đề căn bản trong triết học như bản thể luận, nhận thức luận, các vấn đề đạo đức nhân sinh. Có hiểu biết nhất định về một giai đoạn phát triển của lịch sử triết học Trung Quốc. 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài. Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên nền tảng triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, sự dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vậy lịch sử làm chủ đạo kết hợp với các phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp Logic, so sánh để nghiên cứu và hoàn thành. 4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài. Đề tài nghiên cứu đến các quan điểm về thế giới, cách nhận thức về thế giới của con người, và những lý luận đạo đức, nhân sinh trong học thuyết triết học của triết gia Tuân Tử thuộc trường phái triết học Nho gia của Trung Quốc. 5. Ý nghĩa của đề tài: Ý nghĩa lí luận: Nghiên cứu đề tài Triết học Tuân Tử giúp hiểu thêm về một tư tưởng triết học lớn trong trường phái Nho Gia Trung Quốc, từ đó tìm hiểu được những tiến bộ và phát triển trong lịch sử triết học phương Đông nói chung cũng như triết học Trung Quốc nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn: - Đề tài nghiên cứu về triết học Tuân Tử có thể được sử dụng để làm tài liệu cho các công trình nghiên cứu khác. - Nghiên cứu triết học Tuân Tử để nhận ra các tư tưởng giá trị trong về tự nhiên, xã hội và con người đối với thế giới xung quanh mình để vận dụng vào đời sống thực tế, cách đối nhân xử thế và quan hệ giữa con người và con người. 6. Kết cấu đề tài: Đề tài bao gồm hai chương và 5 tiểu tiết. 5 Chương I: Những điều kiện tiền đề, cơ sở hình thành tư tưởng triết học của Tuân Tử (2 tiểu tiết). Chương II: Nội dung tư tưởng triết học Tuân Tử (3 tiểu tiết). Phần nội dung Chương I: Những điều kiện tiền đề, cơ sở hình thành tư tưởng triết học của Tuân Tử: 1. Bối cảnh lịch sử xã hội Trung Quốc vào thời Xuân Thu –Chiến Quốc: 6 1.1. Điều kiện tự nhiên: 1.1.1. Địa lí: Trung Quốc là một đất nước rộng lớn và là một trong những nền văn minh nhân loại xuất hiện sớm nhất. Văn minh Trung Quốc ra đời bên cạnh hai con sông lớn: phía bắc là Hoàng Hà và sông Trường Giang ở phía nam. Vào khoảng thế kỉ XXI Tr.CN, Trung Hoa chỉ là một vùng lãnh thổ nhỏ ở trung lưu sông Hoàng Hà. Con sông mười tám khúc này bắt nguồn ở Thanh Hải, giống như con rồng hung dữ khiến cho Lý Bạch cứ tưởng như nước của nó từ trên trời đổ xuống (Hoàng hà chi thủy thiện thượng lai). Nhưng dẫu sao nó cũng tạo ra được một vùng đất màu mỡ chiếm 40% đất canh tác toàn quốc. 1.1.2. Dân cư: Tiền thân của dân tộc Trung Hoa hiện nay có nguồn gốc Mông Cổ, được gọi là Hoa Hạ (hay Hoa /Hạ), sống du mục, thích săn bắn và chinh phục. Còn cư dân ở phía nam Trường Giang là các dân tộc Bắc Việt, chủ yếu sống bằng nông nghiệp, định canh, định cư, có nền văn hóa riêng, nhưng sau này dần dần bị dân tộc Hán đồng hóa. 1.2. Điều kiện xã hội: 1.2.1. Kinh tế: “Chế độ chia đất cày cho dân, chế độ "tỉnh điền" có lẽ xuất hiện từ đời Hạ, sang đời Chu được chỉnh đốn lại, mỗi miếng đất vuông vức 900 mẫu chia làm 9 phần bằng nhau, mỗi phần 100 mẫu. Tám phần chung quanh chia đều cho 8 gia đình; phần ở giữa để lại một ít làm chỗ ở cho 8 gia đình, còn bao 7 nhiêu 8 gia đình cày cấy chung, nộp lúa cho nhà vua. Hình miếng đất khi chia như vậy, giống chữ 井 nên gọi là phép tỉnh điền” 1 . Vào thời kì Xuân Thu với sự ra đời của đồ sắt đã thúc đẩy phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho việc khai khẩn đất đai, phát triển kĩ thuật canh tác “dẫn thủy nhập điền” cũng như việc sử dụng sức kéo của động vật trong nông nghiệp. Thủ công nghiệp cũng rất phát triển với những tiến bộ của kĩ thuật như đúc thau, làm mộc, làm muối… Kế đó còn xuất hiện thêm nhiều nghề mới như luyện kim, đúc sắt, luyện gang thép. Việc giao thương giữa các nước chư hầu cũng rất phát đạt, tiền tệ xuất hiện cùng với tầng lớp thương nhân ngày càng lớn mạnh. Qua thời Chiến Quốc, kinh tế phát triển mạnh mẽ, nghề luyện sắt hưng thịnh , vật dụng bằng sắt được sử dụng phổ biến và rộng rãi; thêm đồ sơn, đồ thuỷ tinh, kỹ thuật đồ gốm, kỹ thuật dệt và nhuộm (có khi người ta nhuộm tới bảy màu), rất tiến bộ và người ta đã tìm được những hợp kim để chế tạo những tấm gương soi mặt rất tốt. Từ đó hàng hóa đa dạng, nhiều chủng loại, hoạt động thương mại diễn ra rất sôi nổi. Những nơi như Hàm Dương ở Tần, Lâm Tri ở Tề, Hàm Đan ở Triệu, Đại Lương ở Nguỵ đều là những thị trấn thương mại rất đông dân và thịnh vượng. Trong xã hội đã xuất hiện nhưng lái buôn lớn chuyên đầu cơ tích trữ lũng đoạn thị trường. 1.2.2. Văn hóa tư tưởng: Vào thời kì các nước Hạ, Thương và Tây Chu, thế giới quan thần thoại, tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm thần bí thống trị trong đời sống tinh thần văn hóa và xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Đã có sự xuất hiện của các tư tưởng triết học, song vẫn chưa được phát triển thành một hệ thống. Nó gắn chặt thần quyền với thế quyền, lí giải sự liên hệ mật thiết giữa đời sống chính trị -xã hội 1 Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi: Hàn Phi Tử, NXB Văn Hóa, năm 1994. 8 với lĩnh vực luân lí đạo đức. Lúc này đã có sự xuất hiện của những quan niệm duy vật có tính chất phác, ngây thơ. Đến thời kì Đông Chu hay còn gọi là Xuân Thu –Chiến Quốc, với sự phát triển sôi nổi của xã hội đã xuất hiện các tụ điểm, những nơi tập trung các “kẻ sĩ” luận tranh luận về những trật tự của xã hội cũ và đề ra những mô hình của một xã hội trong tương lai. Thời kì này được gọi là thời kì “bách gia chư tử”, làm sản sinh các nhà tư tưởng với những hệ thống triết học khá hoàn chỉnh. 1.2.3. Chính trị: Theo truyền thuyết Trung Hoa, triều đại đầu tiên là Hạ, bắt đầu từ khoảng 2070 Tr.CN. Tuy nhiên, triều đại này bị các sử gia cho là thần thoại cho đến các khai quật khoa học phát hiện ra những di chỉ đầu thời kỳ đồ đồng tại Nhị Lý Đầu, Hà Nam vào năm 1959. Vẫn chưa rõ về việc liệu các di chỉ này là tàn tích của triều Hạ hoặc của một văn hóa khác cùng thời kỳ. Triều đại đầu tiên để lại các ghi chép lịch sử là Thương với thể chế phong kiến lỏng lẻo, định cư dọc Hoàng Hà tại miền Đông Trung Quốc từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 11 Tr.CN. Giáp cốt văn của triều Thương tiêu biểu cho dạng chữ viết Trung Quốc cổ nhất từng được phát hiện, và là tổ tiên trực tiếp của chữ Hán hiện đại. Triều Thương bị triều Chu chinh phục vào thế kỷ 12 Tr.CN. Quyền lực tập trung của triều Chu dần suy yếu trước các chư hầu phong kiến, nhiều quốc gia độc lập cuối cùng xuất hiện từ triều Chu và liên tục tiến hành chiến tranh với nhau trong thời kỳ Xuân Thu kéo dài 300 năm. “Từ thế kỷ 8 Tr.CN, trước sức ép của các bộ tộc phía tây thường xuyên tấn công và cướp bóc, nhà Chu đã bỏ kinh đô phía tây để chuyển sang phía đông ở châu thổ Hoàng Hà. Nhà Chu đã nhờ cậy các vương hầu của mình bảo vệ trước sự tấn công của các bộ lạc, nhân cơ hội nhà Chu suy yếu các vương 9 hầu đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ nhỏ hơn. Cuối cùng, còn lại vài chục nước, trong đó các chư hầu mạnh nhất lần lượt nổi lên tranh ngôi bá chủ Trung Quốc là Tề,Tấn, Sở, Tần, Tống, Ngô, Việt. Trên danh nghĩa nhà Chu nắm thiên mệnh, nhưng thực sự quyền lực nằm trong tay các chư hầu” 2 Đến thời Chiến Quốc trong thế kỷ 5–3 Tr.CN, “thời đại này xảy ra vì sự cân bằng mong manh giữa các nước chư hầu biến thành hỗn loạn trong một thế kỷ và vì một phần ở sự kết thúc thời đại cai trị của nhà Chu. Các liên minh dễ thay đổi và thường bị tan rã khi các nước lớn bắt đầu xâm chiếm và sáp nhập các nước nhỏ hơn. Bắt đầu từ thế kỷ 4 Tr.CN, chỉ tám hay chín nước lớn còn sót lại. Tất cả các cuộc xung đột thời Chiến quốc đều có mục đích tìm kiếm kẻ có thể kiểm soát toàn bộ Trung Quốc” 3 . 1.2.4. Xã hội: Nhà Hạ mở màn cho chế độ chiếm hữu nô lệ. Chế độ này được chia làm hai thời kì: Thời kì hình thành và phát triển (từ thế kỉ 21 -770 TCN), thời kì suy vong (770 -476 TCN). Sau thời kì chiếm hữu nô lệ là sự giao hòa và chuyển sang chế độ phong kiến, “từ chế độ tông tộc chuyển sang chế độ gia trưởng, giá trị tư tưởng, đạo đức của xã hội cũ bị bang hoại, những giá trị tư tưởng, đạo đức mới còn manh nha và đang trên con đường xác lập” 4 . 2. Tiền đề lí luận hình thành tư tưởng triết học Tuân tử: Thời Xuân Thu –Chiến Quốc, chiến tranh loan lạc liên miên, nhân dân rơi vào cảnh lầm than, sự suy đồi đạo đức của xã hội Trung Quốc bấy giờ đã thúc đẩy phát triển các học thuyết. Trải qua các thời kì, lần lượt các tư tưởng 2 http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Trung_Qu%E1%BB%91c 3 http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Trung_Qu%E1%BB%91c 4 PGS. TS. Doãn Chính (chủ biên): Lịch sử triết học phương Đông, NXB CTQG, tr240. 10 [...]... lên có Tuân Tử một nhà triết học mang những tư tưởng vượt bậc, cách xa thời đại lúc bấy giờ Tư tưởng của ông được nhận định rằng “ hấp thụ triết lí tự nhiên của Lão – Trang, lấy tư tưởng chính trị nhân bản của Mạnh tử, xuyên suốt học thuyết của mình, có duy vật, có duy tâm song Tuân Tử đã thể hiện lòng trung thành với luân lí chính trị của người đã sáng lập ra Nho gia” 5 Vào thời này, Tuân tử, Nho... và lập luận của riêng mình Chương 2: Nội dung tư tưởng triết học Tuân Tử Khi nghiên cứu về Tuân Tử, ta phải chú ý tới sự quan hệ của ông với các nhà tư tưởng đương thời Trong sách của ông có nhiều phê bình các nhà tư tưởng và có nhiều giá trị Trong thiên Thiên luận có nói “ Thận Tử có thấy được việc sau, không thấy được việc trước Lão Tử có thấy được lẽ co lại, không thấy được lẽ duỗi ra Mặc Tử thấy... nên quan điểm của ông cũng có ý nghĩa tích cực KẾT LUẬN Tuân Tử được đánh giá như một hiền triết thứ ba sau Khổng Tử và Mạnh Tử Qua việc nghiên cứu triết học Tuân Tử ta thấy rằng: Tuân Tử đã có một cách nhìn duy vật về tự nhiên, ông đã có một bước tiến lớn hơn so với Khổng Tử và Mạnh Tử 22 Trong nhận thức luận, Tuân Tử đã nhìn thấy được mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung Tư tưởng của ông còn có... Chính, Lịch sử triết học phương Đông 12 Tuân Tử đặt vấn đề về mối quan hệ giữa trời và người, mệnh đề: “Trời và người có sự phân biệt”, là một nội dung quan trọng nhất trong tư tưởng triết học của Tuân tử Ông phản bác lối lập luận duy tâm thần bí vầ mối quan hệ giữa trời và người của các nhà tư tưởng khác Tuân Tử đã phê bình triết học Trang Tử, ông cho rằng Trang Tử qúa chú trọng về đạo trời nên mới sinh... và Mặc gia đều thịnh hành; các trường phái triết học nở rộ, vừa kế thừa tư tưởng của nhau, vừa phê phán , công kích nhau từ nhiều phía Tuân tử là người theo học thuyết của Khổng tử, đề cao “nhân nghĩa”, “lễ nhạc”, chủ trương “chính danh”, trọng vương khinh bá , nhưng tư tưởng của ông lại tư ng phản với Khổng tử và Mạnh tử cả về thế giới quan cũng như những triết lý về đạo đức, chính trị Tuy có sự kế... được coi là sản phẩm cao nhất của tự nhiên Có thể nói thế giới quan của Tuân Tử là bước tiến rõ rệt trong triết học Nho gia Dù vẫn nói đến trời, đất trong học thuyết của mình song Tuân Tử thể hiện rõ nét tư tưởng duy vật và đạo trời của ông là cái gì rất gần gũi với các quy luật khách quan Phủ nhận thuyết thiên mệnh, phân biệt thiên chức của các bộ phận trong vũ trụ, Tuân Tử đã đứng về chủ nghĩa vô thần... là thầy của thừa tư ng nhà Tần là Lý Tư Ông vừa là quan trong triều đình vừa dạy học và viết sách Tác phẩm chính của ông là bộ Tuân Tử gồm 32 thiên Trong tác phẩm đó, ông trình bày toàn bộ quan điểm triết học của mình phần lớn bằng những câu chuyện ngụ ngôn, hay những lời nói mang tính giáo huấn 1 Thế giới quan: 6 Hồ Thích,Trung Quốc triết học sử đại cương , tr 488 7 Doãn Chính, Lịch sử triết học phương... sự biện luận vậy Chỉ theo trời mà thôi thì đạo trong thiện hạ sẽ dừng cả ở nguyên nhân vậy”6 Qua đó ta thấy học vấn của Tuân Tử rất uyên bác, ông từng nghiên cứu các học thuyết đồng thời của các nhà Cũng vì có học thức rộng lớn đó ông đã tách mình khỏi Nho gia hình thành một phái khác Tuân Tử 7(315 tr.CN – 230 tr.CN), tên Huống, tự là Khanh người nước Triệu,làm việc cho Tề Vương Vương Tuân Tử chính... được vận mệnh của con người Việc trị hay loạn, lành hay dữ là do con người làm ra chứ không phải tại trời Đây là tư tưởng biểu hiện rõ nét tính chất duy vật và vô thần trong triết học của ông Đạo trời là đạo trời, đạo người là đạo người: “Cái đạo thường của trời đất ấy không liên quan gì đến đạo của người” 8 “Gọi là đạo, không phải là cái 8 Nguyễn Hiếu Lê – Giản Chi, Tuân tử, tr 20 13 đạo của trời, không... Và cũng chính trong quan điểm về thế giới, ta thấy Tuân Tử là nhà triết học duy vật triệt để 2 Nhận thức luận: 2.1 Mối quan hệ giữa “tâm” và “thiên quan”: Khi trình bày về nhận thức luận, Tuân Tử đã thể hiện lập trường duy vật về nhận thức, khi cho rằng con người có khả năng nhận thức về thế giới giới vạn vật cũng như các quy luật của thế giới Tuân Tử cho rằng, con người trước hết nhận thức thế giới . lý trong tư tưởng triết học của Tuân Tử. 2. Mục đích của đề tài. 4 - Hiểu rõ những quan điểm, tư tưởng của triết gia Tuân Tử về các vấn đề căn bản trong triết học như bản thể luận, nhận thức luận, các. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Khoa Triết Học Môn Lịch sử triết học phương Đông cổ đại Bài tiểu luận: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA TUÂN TỬ Giảng. hai chương và 5 tiểu tiết. 5 Chương I: Những điều kiện tiền đề, cơ sở hình thành tư tưởng triết học của Tuân Tử (2 tiểu tiết). Chương II: Nội dung tư tưởng triết học Tuân Tử (3 tiểu tiết). Phần