Lý do chọn đề tài Dù ở trong thời kỳ nào thì yếu tố con người luôn là yếu tố được đều cao, tùy từng thời kỳ của xã hội mà yếu tố con người có thể khác nhau như thời kỳ công xã nguyên thủ
Trang 1Đề tài: Quan điểm triết học “không có con người của mọi thời đại mà chỉ có con người của một thời đại” vào ngành lập pháp ở Việt Nam
Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Dù ở trong thời kỳ nào thì yếu tố con người luôn là yếu tố được đều cao, tùy từng thời kỳ của xã hội mà yếu tố con người có thể khác nhau như thời kỳ công xã nguyên thủy thì mọi cá nhân có mối quan hệ bình đẳng, thời kỳ nô lệ thì nô lệ không được xem là một con người mà là một công cụ biết nói… Tuy ở thời kỳ nào thì sự phát triển con người cũng là mục tiêu phát triển của xã hội Thông qua các nghiên cứu khoa học kỹ thuật, các phát minh… thì mục tiêu trực tiếp hay gián tiếp đều liên quan đến yếu tố con người Tuy nhiên, nhu cầu con người không phải tồn tại bất di bất dịch
mà luôn thay đổi theo các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Sự phát triển của con người cũng chịu ảnh hưởng của xã hội, trong mỗi mối quan hệ xã hội nhất định thì con người có một sự phát triển, quan niệm, tư tưởng khác nhau, chỉ cần một yếu tố thay đổi thì quan niệm con người cũng sẽ thay đổi theo
Thông qua các thời kỳ lịch sử khác nhau thì con người mang các đặc tính khác nhau, do đó để hiểu rõ hơn về từng thời kỳ xã hội thì có thể nghiên cứu thông qua yếu
tố con người trong thời kỳ đó, đồng thời để phát triển xã hội theo một định hướng nhất định thì cần phải tác động đến các mối quan hệ liên quan như kinh tế, xã hội và nhận thức của con người Trong các yếu tố tác động lên con người thì chỉ cần một yếu
tố thay đổi sẽ dẫn đến các yếu tố liên quan đến quan niệm, tư tưởng của con người cũng thay đổi theo
Vì không có con người của mọi thời đại mà chỉ có con người của môt thời đại,
do đó ta cần phải nghiên cứu vấn đề con người cũng như xã hội trong một giai đoạn nhất định để tìm ra điểm phù hợp và bất cập trong từng thời kỳ để đảm bảo sự phát triển của con người cũng như xã hội cho thời kỳ tương lai sau này
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Quan điểm “không có con người của mọi thời đại mà chỉ có con người của một thời đại” làm quan điểm đã tồn tại cùưg quá trình phát triển của mọi dân tộc, đất nước
và đó cũng là đề tài nghiên cứu trong các bài báo khoa học, sử học, trong các giáo trình giảng dạy về quan điểm chính trị, tư tưởng
3 Mục đích và nhiệm vụ
Thứ nhất: tìm hiểu rõ thời đại là gì?
Thứ hai: tại sao con người lại chỉ có thể là con người của một thời đại mà không phải của mọi thời đại?
Trang 2Thứ ba: ảnh hưởng của quan điểm “không có con người của mọi thời đại mà chỉ có con người của một thời đại”
Trang 34 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích tổng hợp, liên hệ giữa
lý thuyết và thực tiễn, phân tích và bình luận
5 Ý nghĩa của đề tài
“Không có con người của mọi thời đại mà chỉ có con người của một thời đại” là một trong những quan điểm về vấn đề con người, là cơ sở cho việc nghiên cứu những tác động, ảnh hưởng liên quan đến vấn đề con người để phát huy, quản lý, chỉ đạo hoạt động xây dựng và phát triển xã hội
6 Bố cục của đề tài
Gồm có hai chương
Chương 1: Một số khái niệm
1 Quan điểm triết học là gì?
2 Thời đại là gì?
3 Cơ quan Lập pháp
4 Con người
a Theo quan điểm khoa học
b Theo quan điểm triết học
Chương 2: Quan điểm của triết học “không có con người của mọi thời đại mà chỉ
có con người của một thời đại” trong nền lập pháp tại Việt Nam
1 “Không có con người của mọi thời đại mà chỉ có con người của một thời đại”
2 Quan điểm “không có con người của mọi thời đại mà chỉ có con người của một thời đại” trong nền lập pháp tại Việt Nam
Trang 4B Nội dung
Chương 1: Một số khái niệm
1 Quan điểm triết học là gì?
Theo từ điển vi.wiktionary.org thì
Quan điểm là điểm xuất phát quy định phương hướng suy nghĩ, cách xem xét và hiểu các hiện tượng, các vấn đề như quan điểm giai cấp, quan điểm luyến ái Đồng thời quan điểm còn được hiểu là cách nhìn, suy nghĩ, ý kiến về một vấn đề
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận
Do đó quan điểm triết học có thể được hiểu là cách nhìn nhận vấn đề nào đó dưới gốc độ những cái chung nhất, cơ bản nhất về thế giới (thế giới quan) và về chính con người (nhân sinh quan), và vị trí con người trong chính thế giới quan, những vấn
đề liên quan đến chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, ngôn ngữ
2 Thời đại là gì?
Thời đại là một khái niệm khoa học dùng để phân kỳ lịch sử xã hội, phân biệt những nấc thang phát triển của xã hội loài người Tuy nhiên ở mỗi ngành khoa học, mỗi phương diện công tác khác nhau có cách gọi tên và phân chia thời đại khác nhau
Căn cứ phân chia thời đại:
Tiêu chí kỹ thuật như thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng, thời đại cối xay gió, thời đại máy hơi nước, thời đại tên lửa, vũ trụ và thời đại tin học
Yếu tố đặc thù của xã hội như thời kỳ (thời đại) mông muội, dã man, gia trưởng, văn minh
Theo nền văn minh, như văn minh phương Tây, văn minh Khổng giáo (Nho giáo), văn minh Nhật Bản, văn minh Mỹ - Latinh, văn minh châu Phi Cũng có quan điểm chia lịch sử loài người thành 3 nền văn minh kế tiếp nhau tương ứng với các thời đại: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp
Do đó, trong phạm vi bài tiểu luận này sẽ phân tích theo hướng thời kỳ lịch sử được phân chia thành ba thời đại: là thời đại nông nghiệp, thời đại công nghiệp, thời đại hậu công nghiệp
Trang 53 Cơ quan Lập pháp
Cơ quan lập pháp là kiểu hội đồng thảo luận đại diện có quyền thông qua các luật Đây là một trong ba cơ quan chính gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp của thể chế chính trị tam quyền phân lập
Theo cơ cấu tổ chức của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đứng đầu là Quốc hội, là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (Điều 69, Hiến pháp 2013) Quốc hội có chức năng làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật, (Điều 70, Hiến pháp 2013) thể hiện quyền lập pháp
Trong cơ cấu tổ chức nhà nước thì Việt Nam không có cơ quan lập hiến riêng nhưng có cơ quan thực hiện chức năng lập hiến, và là một trong 245 quốc gia có cơ quan lập pháp
Tại Việt Nam thì Quốc hội đảm nhiệm vai trò lập hiến, Quốc hội là một cơ quan
do nhân dân tính nhiệm bầu cử, là cơ quan thể hiện quyền lực và tiếng nói của người dân, là cơ quan thông qua các quy định về pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhân dân
về những vấn đề này
Khi một văn bản luật được thông qua thì nó sẽ được hướng dẫn thi hành bởi các văn bản dưới luật, văn bản hướng dẫn, tạo thành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
4 Con người
a Theo quan điểm khoa học
Loài người (theo phân loại học là Homo sapiens, tiếng La-tinh nghĩa là "người thông thái" hay "người thông minh", nên cũng được dịch sang tiếng Việt là trí nhân hay người tinh khôn) là loài duy nhất còn sống của tông Hominini, thuộc lớp động vật
có vú Con người là một loài sinh vật có bộ não tiến hóa rất cao cho phép thực hiện các suy luận trừu tượng, ngôn ngữ và xem xét nội tâm Điều trên kết hợp với một cơ thể đứng thẳng cho phép giải phóng hai chi trước khỏi việc di chuyển và được dùng vào việc cầm nắm, cho phép con người dùng nhiều công cụ hơn tất cả những loài khác
Trang 6Cũng như những loài linh trưởng khác, con người là một sinh vật xã hội, sống bầy đàn, có sự phân thứ bậc nhất định xác định từ cọ xát và truyền thống Hơn thế nữa, con người cũng rất thành thạo việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, để biểu lộ những ý kiến riêng của mình và trao đổi thông tin Con người tạo ra những xã hội phức tạp trong đó có những nhóm hỗ trợ nhau và đối nghịch nhau ở từng mức độ, có thể từ những cá nhân trong gia đình cho đến những quốc gia rộng lớn Giao tiếp xã hội giữa con người và con người đã góp phần tạo nên những truyền thống, nghi thức, quy tắc đạo đức, giá trị, chuẩn mực xã hội, và cả luật pháp Tất cả cùng nhau tạo nên những nền tảng của xã hội loài người Con người cũng rất chú ý đến cái đẹp và thẩm mỹ, cùng với nhu cầu muốn bày tỏ mình, đã tạo nên những sự đổi với
về văn hóa như nghệ thuật, văn chương và âm nhạc
Con người cũng được chú ý ở bản năng muốn tìm hiểu mọi thứ và điều khiển tự nhiên xung quanh, tìm hiểu những lời giải thích hợp lý cho những hiện tượng thiên nhiên qua khoa học, tôn giáo, tâm lý và thần thoại Bản năng tò mò đó đã giúp con người tạo ra những công cụ và học được những kĩ năng mới Trong giới tự nhiên, con người là loài duy nhất có thể tạo ra lửa, nấu thức ăn, tự may quần áo, và sử dụng các công nghệ kỹ thuật trong đời sống
b Theo quan điểm triết học
Cho đến ngày nay thì con người vẫn còn là một bí mật Không ai có thể định nghĩa đúng đắn được con người, không ai hiểu được con người
Con người nghiên cứu được tất cả những gì xung quanh mình, ở dưới đất và cả trên trời, nhưng lại không tìm được mục đích tồn tại của mình Càng nghiên cứu sâu vào bên trong, con người càng đặt ra nhiều câu hỏi Con người đã sáng chế ra nhiều thứ để mang lại hạnh phúc cho loài người, nhưng không có gì làm con người thỏa mãn thực sự
Toàn bộ cơ cấu chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới lệ thuộc phần lớn vào câu trả lời cho câu hỏi này Thật vậy, con người là con tốt trên bàn cờ hay là một nhân vị? Một bánh xe trong cỗ máy hay một hữu thể tự do, có khả năng sáng tạo và chịu trách nhiệm về các hành vi của mình? Câu hỏi này cũng xưa như con người và cũng mới như tờ báo sáng nay Ðặt câu hỏi thì hầu như mọi người đều nhất trí; còn trả lời câu hỏi thì gây nhiều tranh luận
Những người theo thuyết duy vật thì cho rằng con người chỉ là một con vật, một vật nhỏ bé trong một tổng thể to lớn đang vận hành, tức là thiên nhiên, hoàn toàn
vô thức và phi nhân cách Toàn bộ đời sống con người có thể giải thích bằng biến hóa của vật chất Một hệ thống tư tưởng như thế khẳng định rằng hành động con người bị điều kiện hóa; trí tuệ con người cũng chỉ là sản phẩm của bộ não
Trang 7Những quan niệm con người như thế thường có thái độ bi quan Họ đồng quan điểm với một tác giả thời nay cho rằng con người chỉ là một tai nạn xảy ra trong vũ trụ, một căn bệnh khó chữa trị trên mặt đất, hoặc với Jonathan Swift khi ông viết:
"Con người là loài sâu bọ tác hại nhất chưa từng có trước nay mà thiên nhiên để cho sinh sản và tràn lan khắp địa cầu"
Thuyết nhân bản vô thần cũng thường được xem là một câu trả lời khác cho câu hỏi "Con người là gì?" Không tin vào Thiên Chúa cũng như vào sự hiện hữu của một sức mạnh siêu nhiên, thuyết nhân bản vô thần cho rằng con người là một hình thái hiện hữu cao nhất mà vũ trụ tự nhiên có thể làm thành Thay vì bi quan, những kẻ theo thuyết này lại tỏ ra lạc quan - một sự lạc quan tột độ, đắc thắng như Shakespeare
mô tả trong vở kịch Hamlet:
"Con người đích thực là một tuyệt tác: với lý trí trổi vượt và các khả năng vô tận, với dáng điệu duyên dáng như thiên thần và trí tuệ minh mẫn như thần minh Con người là tinh hoa của vũ trụ, trổi vượt muôn loài muôn vật, về mọi phương diện"
Trang 8Chương 2: Quan điểm của triết học “không có con người của mọi thời đại
mà chỉ có con người của một thời đại”
1 “Không có con người của mọi thời đại mà chỉ có con người của một thời đại”
Trong thực tiễn, bản chất con người là mối dung hòa của các quan hệ xã hội, do
đó khi bản chất con người có thể thay đổi, và vận động, biến đổi theo các mối quan hệ
xã hội
Trong các thời đại khác nhau thì sự phát triển của con người cũng khác nhau và
nó phụ thuộc vào sự phát triển của xã hội như:
Thời đại văn minh nông nghiệp thì cơ sở kinh tế với nền sản xuất xã hội ở trình
độ hết sức thấp kém nên chế độ chiếm hữu nô lệ của mình một cách thuần thục và điển hình Sự phát triển rất yếu ớt chế độ tư hữu ruộng đất và sự tồn tại dai dẳng những tổ chức công xã nông thôn, tàn tích của xã hội thị tộc nguyên thủy có thể coi là những nguyên nhân gây nên tình trạng trì trệ, yếu kém của các nền văn minh cổ đại phương Đông Với nền kinh tế yếu kém dẫn đến cơ sở chính trị-xã hội với hình thức nhà nước đặc thù, nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mà mọi quyền lực đều ở trong tay nhà vua và một bộ máy quan lại cồng kềnh, quan liêu Các quốc gia cổ đại phương Đông đã duy trì lâu dài chế độ nô lệ gia trưởng và các hình thức áp bức bóc lột kiểu gia trưởng nên vai trò của nô lệ trong xã hội chưa nổi bật Chính trên
cơ sở như vậy mà nền văn minh phương Đông ra đời và phát triển và cũng chính các yếu tố đó đã ảnh hưởng, chi phối tạo nên những nét đặc thù của nền văn minh phương Đông Tính chất nông nghiệp – sông nước được thể hiện ở rất nhiều bình diện văn minh và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển của các nền văn minh phương Đông như:
Thứ nhất: văn hoá vật chất liên quan đến những nhu cầu thiết yếu nhất của con
người, đó là ăn, mặc, ở, đi lại Nguồn lương thực chính là lúa gạo và các loại ngũ cốc
do nền sản xuất nông nghiệp tạo ra như ăn cơm với các loại thực phẩm mang tính tự cung tự cấp như rau, cá và một số loại thịt gia cầm và các loại gia vị, hương liệu như
ớt, tiêu, rau thơm, cari, v.v Cách ăn mặc của cư dân phương Đông cũng phù hợp với công việc sản xuất nông nghiệp: mặc ấm về mùa lạnh (hoặc ở xứ lạnh) và mát mẻ về mùa nóng (hoặc ở xứ nóng); mặc gọn gàng, tiện lợi (khố, váy, v.v.) Trừ một số khu vực dân cư theo loại hình kinh tế du mục nên ở lều di động, đa số cư dân còn lại sống trong một ngôi nhà cố định Về phương tiện đi lại thì thuyền phổ biến ở nhiều nơi, trước hết gắn với sông nước, sau đó mới đến yếu tố thương mại
Trang 9Thứ hai: tính chất nông nghiệp của văn minh phương Đông còn được biểu hiện
ở các tín ngưỡng và sinh hoạt văn hoá dân gian rất độc đáo của cư dân phương Đông
Có thể nói bao trùm lên đời sống cư dân nông nghiệp phương Đông là niềm tin tín ngưỡng và các sinh hoạt văn hoá dân gian như lễ hội Phổ biến nhất là tín ngưỡng sùng bái tự nhiên Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ở thời kì sơ khai khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển, gần như tất cả đều phụ thuộc vào thiên nhiên, vào ý Trời Vì vậy, ở khắp nơi, từ Đông Bắc Phi-Tây Á đến lưu vực sông Hoàng Hà rộng lớn v.v đâu đâu người ta cũng thờ cúng các vị Thần liên quan đến sản xuất nông nghiệp như Thần Mặt trời, Thần Đất, Thần Nước, Thần Lúa, Thần Gió, Thần Sông
Thứ ba: văn minh phương Đông nặng về tính cộng đồng Trong sản xuất nông
nghiệp, các gia đình nông dân cùng canh tác trên một cánh đồng, ruộng đất nhà này tiếp giáp ruộng đất nhà kia Để có được năng suất và phòng chống thiên tai, những người nông dân trong làng không thể không liên kết với nhau Với tính chất này nên mỗi người khi hành động luôn luôn phải nghĩ đến cộng đồng, đến tập thể, xã hội Trong làng, người dân thường tránh những việc làm phương hại đến tập thể Vì tập thể, người ta sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân nên thường đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm
Thứ tư: hoà đồng, thuận tự nhiên Nền sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất
nhiều vào thiên nhiên Bởi vậy từ trong tâm khảm của người dân, tự nhiên là đấng tối cao Sản xuất nông nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả khi thuận theo tự nhiên và thể hiện
rõ nhất là tính thời vụ Nếu trái ý tự nhiên, trái ý Trời sẽ bị trả giá như đồng bằng sông Cửu Long thì phải chấp nhận “sống chung với lũ” như là một lẽ tự nhiên
Thứ năm: văn minh phương Đông hướng nội và khép kín Cuộc sống nông
nghiệp luôn luôn cần một sự ổn định do đó con người có xu hướng sống hài hoà với
tự nhiên, tình cảm với mọi người, suy cho cùng, cũng là nhằm đạt tới sự ổn định Từ đây xuất hiện phương thức sống hướng nội và khép kín Trong xã hội phong kiến, mô hình làng xã “kín cổng cao tường” cùng với những thiết chế xã hội ngặt nghèo của nó càng làm cho “tầm nhìn” của cư dân nông nghiệp không vượt khỏi “lũy tre làng” Với
xu hướng sống hướng nội và khép kính dẫn đến nền kinh tế khép kính, sản xuất theo lối tự cung tự cấp
Thời kỳ công nghiệp là thời kỳ có sự chuyển giao sâu đậm, là cơ sở vững chắc cho thời kỳ hậu công nghiệpThứ nhất: nền văn hóa bắt đầu phát triển, xuất hiện những phát minh quan trọng nhằm hổ trợ con người trong việc đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở,
đi lại như việc phát minh ra thoi bay 1733 làm tăng năng suất sản xuất tơ sợi lên gấp
Trang 10đôi 1764 phát minh ra máy kéo sợi, và sự xuất hiện của động cơ hơi nước đã thúc đẩy năng suất lao động của con người gấp nhiều lần
Thứ nhất: lối sống không còn là lối sống khép kính, tự cung tự cấp mà chuyển
sang giai đoạn mở rộng phạm vi giao tiếp, mở cửa thị trường Đặc biệt sự phát triển của phương tiện đi lại đã có các phát kiến địa lý lớn khiến con người có thể thúc đẩy hoạt động ngoại thương, mua bán và là một trong những nguyên nhân dẫn đến chế độ buôn bán nô lệ phổ biến ở giai đoạn này
Thứ hai: học thuyết về tự do cá nhân và quốc gia dân tộc thế kỷ XIX đã giải
phóng con người khỏi chế độ độc đoán của chế độ phong kiến, Cong người ngày càng
có ý thức về quyền tự do cá nhân và quyền bình đẳng giữa các dân tộc Có khái niệm cho rằng sự tự do cá nhân phụ thuộc vào sự nghiêm minh của pháp luật và trình độ dân trí Về quyền của dân tộc thì có hai xu hướng là mỗi dân tộc đều có quyền lựa chọn cách sống riêng cho dân tộc mình và không có dân tộc nào có quyền xâm phạm
và xu hướng thứ hai là các dân tộc lớn cho rằng dân tộc mình là siêu đẳng hơn và có nhiệm vụ phải giúp đỡ các dân tộc khác phát triển
Thứ ba: trong thời kỳ này có những thành tựu lớn đặc biệt trong ngành thiên văn,
vật lý, khoa học, như phát triển định luật về sự chuyển động của các thiên thể, xác định trái đất chuyển động quanh mặt trời theo quỷ đạo hình elip, vận tốc chuyển động của các hành tinh đang nhanh dần khi đến gần Mặt Trời và chậm dần khi xa Mặt Trời, xác định được công thức tính thời gian chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất Chế tạo ra kính thiên văn để quan sát mặt trời
Thời đại hậu công nghiệp là thời kỳ có những bước tiến quan trọng về khoa học
kỹ thuật công nghệ, thời kỳ mà thế giới dần chuyển sang thế giới phẳng, nơi mà mọi người ở mọi nơi trên thế giới có thể dễ dàng trao đổi và giao tiếp vói nhau và cụ thể là:
Thứ nhất: nền văn hóa không còn đáp ứng nhu cầu vật chất của con người như
ăn, ở, đi lại mà đã chuyển sang đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, nhu cầu thể hiện cái tôi và sự khác biệt về bản thân Con người có quyền lựa chọn cho mình những lương thực khác nhau, nguồn gốc lương thực đến từ nhiều nơi và cách chế biến
đa dạng, ăn mặc theo xu hướng thời trang với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu nổi tiếng thể hiện phong cách riêng, phương tiện đi lại cũng trở nên đa dạng hơn và không phụ thuộc nhiều vào địa hình