1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tư tưởng triết học phật giáo và ảnh hưởng của phật giáo đến xã hội việt nam

23 4,5K 87

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 156 KB

Nội dung

Đạo Phậtđược truyền bá vào nước ta khoảng thế kỷ II sau công nguyên và đã nhanh chóngtrở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người ViệtNam bên cạnh đạo Nho

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Phật giáo là một trường phái triết học - tôn giáo điển hình của nền tư tưởng

Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng rộng rãi, lâu dài trên phạm vi thế giới Hệ thống giáo lýcủa nó rất đồ sộ và có số lượng phật tử đông đảo phân bố rộng khắp Đạo Phậtđược truyền bá vào nước ta khoảng thế kỷ II sau công nguyên và đã nhanh chóngtrở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người ViệtNam bên cạnh đạo Nho, đạo Lão, đạo Thiên Chúa…

Từ khi du nhập Việt Nam đến nay, Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với lịch

sử dân tộc, nó ngấm sâu vào tư duy và trở thành một bộ phận văn hoá, nếp sống củangười Việt Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, Đạo Phật đã khẳng định chân giátrị của nó trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa, chính trị… Đặc biệt, xét trên khíacạnh hệ thống tư tưởng, thì Phật giáo đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hìnhthành một quan niệm sống và sinh hoạt cho con người Việt Nam

Hiện nay, tư tưởng chủ đạo, vũ khí lí luận của chúng ta trong công cuộc xâydựng đất nước quá độ lên CNXH là chủ nghĩa Mác-Lênin; nhưng bên cạnh đó, bộphận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức sống dai dẳng, trong đó giáo lýnhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng tình cảm của một bộ phận lớn dân cư ViệtNam Việc xoá bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của nó là không thể thực hiện được nênchúng ta cần vận dụng một cách hợp lí để góp phần đạt được mục đích của thời kìquá độ cũng như sau này Vì vậy, nghiên cứu lịch sử, giáo lý và sự tác động củaPhật giáo đối với thế giới quan, nhân sinh quan của con người là hết sức cần thiết.Việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá những mặt hạn chế cũng như tiến bộ của Phậtgiáo giúp ta tìm ra được phương cách để hướng đạo cho người dân một cách đúngđắn cũng như định hướng cho sự phát triển nhân cách, tư duy con người Việt Namtrong tương lai

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em chọn nghiên cứu đề tài “Tư tưởng triết học Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo đến xã hội Việt Nam”.

Trang 2

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO 1.1 Khái quát về nguồn gốc ra đời và sự phát triển của tư tưởng triết học Phật giáo

1.1.1 Nguồn gốc ra đời

Theo truyền thuyết, người sáng lập Phật giáo là thái tử Tất Đạt Đa (SiddhartaGautama) con vua Tịnh Phạn, một nước nhỏ thuộc Bắc Ấn Độ (ngày nay thuộc Nê-pan) vào khoảng thế kỉ VI tr.CN Thái tử có một thời niên thiếu cao sang sốngtrong nhung lụa, kết hôn với công chúa Da-du-đà-la (Yasodhara), và có một ngườicon trai là La-hầu-la (Rahula)

Một lần nọ, khi dạo chơi trên đường phố, Ngài thấy được bốn cảnh vật làmthay đổi tư duy của mình Ngài thấy một một cụ già run rẩy, một người bệnh rênsiết, và một tử thi sình thối Ba cảnh nầy khiến Ngài suy nghĩ rất nhiều và quyếttâm tìm một phương cách để giúp nhân loại và để tìm một ý nghĩa chân thật của đờisống Cảnh vật thứ tư là cảnh của một vị du tăng bình an tĩnh lặng đã khiến choNgài có một niềm hy vọng là đó có thể là một con đường để tìm ra Chân lý, thoátkhỏi hoạn khổ Vốn không thích làm vua, năm 29 tuổi, Tất Đạt Đa rời bỏ hoàngcung theo các nhà tư tưởng học tập, gia nhập đời sống của một đạo sĩ khất thựctrong 6 năm, đi tìm con đường diệt khổ Vào đêm trăng rằm tháng Tư, khi ngồithiền dưới cội cây Bồ đề ở Gaya, Ngài tìm được lời giải đáp và giác ngộ Lúc đó,

Ngài được 35 tuổi, lấy hiệu là Buddha (phiên âm tiếng Việt là Bụt, Hán Việt là

Phật đà, gọi tắt là Phật, có nghĩa là giác ngộ) Sáng tạo ra giáo lý đạo Phật, Ngài đi

đến Sa-nặc (Sarnath) gần thành phố Ba-na-lại (Benares) và thuyết giảng bài pháp

đầu tiên - Chuyển Pháp Luân - tại khu vườn nai (Lộc Uyển) Trong 45 năm tiếp

theo, Ngài thu nhận đồ đệ và đi chu du khắp đất nước Ấn Độ để truyền bá họcthuyết của mình, giảng dạy về con đường giác ngộ cho những ai hữu duyên và sẵn

Trang 3

sàng tu học, và Ngài thành lập một giáo đoàn các vị tỳ kheo (nam tu sĩ) và tỳ kheo

ni (nữ tu sĩ) thường được gọi là Tăng đoàn (Sangha)

Trong suốt cuộc đời hoằng hóa, dù phải đối phó với nhiều trở ngại, Đức Phậtlúc nào cũng giữ một phong thái an nhiên tự tại, và ngay cả trong giờ phút lâmchung, Ngài vẫn bình thản cho dù thân xác đã suy yếu Ngay trong giờ phút cuốicùng đó, Ngài vẫn tiếp tục giảng dạy và khuyên bảo các đệ tử để họ tiếp tục tu tậptheo giáo pháp của Ngài: "Này các tỳ kheo, Như Lai khuyên quý vị rằng mọi pháphữu vi đều vô thường, quý vị hãy tinh tấn với chánh niệm" Đó là những lời cuốicùng của đức Phật, và Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi, trong năm 543 trước CôngNguyên

Sau khi Phật qua đời, các đồ đệ tổ chức Hội nghị kết tập để tổng kết, ghi lạinhững lời Phật dạy Khoảng 100 năm sau, Hội nghị kết tập lần thứ hai được tổ chức

để hoàn thiện kinh Phật

1.1.2 Sự phát triển của Phật giáo

Sau khi Buddha qua đời, đạo Phật chia thành hai giáo phái: Thượng tọa bộ

(Theravada) gồm các tu sĩ già có khuynh hướng bảo thủ và Đại chúng bộ (Mahasanghika) gồm các tu sĩ trẻ có khuynh hướng cải cách việc tu luyện để thu

hút được nhiều tín đồ hơn Về sau từ hai bộ lớn này Phật giáo tiếp tục phân chiathành 18 tông phái nhỏ

Đầu Công nguyên, trong Phật giáo xuất hiện giáo phái Đại thừa (Mahayana:

cỗ xe lớn) chủ trương đại chúng hóa đạo Phật để thu hút được đông đảo quần

chúng, đối lập với phái nguyên thủy Theravada chủ trương duy trì việc tu luyện với

những luật lệ khắt khe nên ít người có thể theo được gọi là phái Tiểu thừa(Hinayana: cỗ xe nhỏ)

Phật giáo Đại thừa thịnh hành ở Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Triều Tiên

và Nhật Bản Trong khi đó, Phật giáo Tiểu thừa được lưu truyền rộng rãi ở SriLanka, Mianma, Thái Lan, Lào và Campuchia Riêng Việt Nam, cả hai giáo pháilớn này đều có mặt từ rất sớm Giáo phái Đại thừa có một truyền thống lâu đời và

Trang 4

đã có mặt tại Việt Nam do các tu sĩ Ấn Độ truyền sang vào cuối thế kỉ thứ II Giáo

phái nguyên thủy Theravada cũng có mặt tại vùng đất này qua nhiều thế kỉ trong

các cộng đồng người Khơme tại Nam Bộ và được truyền bá đến các phât tử ngườiKinh trong thập niên 1940

1.1.3 Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Phật giáo hiện diện trong nền văn hóa Việt Nam đã hai nghìn năm Ngay từbuổi mới du nhập, Phật giáo đã nhanh chóng được cha ông chúng ta tiếp nhận, bảnđịa hóa và trở nên một tôn giáo của dân tộc Với xu hướng đó, ngoài những giáo lýnền tảng, Phật giáo Việt Nam có những nét đặc thù, được thể hiện rõ nhất là trongquan niệm về Ðức Phật

Cũng nên lưu ý rằng, trước khi Phật giáo du nhập Việt Nam, tại nước ta đã

có một nền văn hóa phát triển phong phú, với nền tảng vững chắc mà tiêu biểu là

có hệ thống lịch pháp, ngôn ngữ, âm nhạc, luật pháp độc lập Trong tín ngưỡng tạiđây đã có mặt các vị thần biểu tượng cho những yếu tố tự nhiên có ý nghĩa sốngcòn đối với một nền văn minh nông nghiệp mà trồng lúa nước là chủ yếu, như thầnMây, Mưa, Sấm, Sét Khi Phật giáo đến, những tín ngưỡng này vẫn được duy trì,nhưng kết hợp với quan niệm Phật của Ấn Ðộ, và kết quả là sự ra đời của tínngưỡng theo mô hình mới: tín ngưỡng Phật điện, hay còn gọi là tín ngưỡng TứPháp, có thể xuất hiện vào thế kỷ thứ II Các vị thần Mây, Mưa, Sấm, Sét đượcPhật hóa để trở thành Phật Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Ðiện, mà PhậtPháp Vân là biểu trưng và là hình tượng trung tâm Tín ngưỡng này là một trongnhững nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam Ngay từ rất sớm, với sự ra đời của tínngưỡng Phật Pháp Vân, Phật giáo Ấn Ðộ đã rủ bỏ lớp áo của mình để đâm rễ vàonền văn hóa Việt Nam Nói khác đi, nền văn hóa của nước ta thời bấy giờ là mộtnền văn hóa độc lập và đủ sức mạnh để tiếp nhận và bản địa hóa Phật giáo, làm choPhật giáo không còn là một yếu tố văn hóa ngoại lai Với tín ngưỡng Phật PhápVân, chúng ta không thể tìm ra hình ảnh của Ðức Phật Ấn Ðộ, đồng thời nội dungcủa tín ngưỡng cũ cũng không còn nguyên vẹn mà được bổ sung một nội dung mới

Trang 5

Do thế, Ðức Phật của người Việt cổ xưa không phải là Ðức Phật theo nguyên mẫuđến từ Ấn Ðộ, mà đã được khúc xạ qua nền văn hóa bản địa để trở thành một ÐứcPhật đầy quyền năng, phò trợ cho nhân dân và cả dân tộc

Tín ngưỡng Phật Pháp Vân nói riêng và tín ngưỡng Tứ Pháp nói chung làmột trong những chỗ dựa về tâm linh của người Việt qua nhiều thời đại, và tồn tạicho đến ngay nay Tín ngưỡng này vẫn được tồn tại cho đến hôm nay, đặc biệt thểhiện đậm nét ở miền Bắc nước ta, chiếc nôi của Phật giáo Việt Nam

1.2 Nội dung cơ bản của tư tưởng triết học Phật giáo

Tam tạng kinh điển của Phật giáo rất đồ sộ có tới trên 5000 quyển được chia

thành ba loại gồm Kinh tạng – Luật tạng – Luận tạng (gọi là Tam tạng tức “ba kho

kinh điển”) Về mặt triết học thì quan trọng nhất là “Kinh” và “Luận”

- Kinh tạng: Chép lời Đức Phật giảng về giáo lý

- Luật tạng: Ghi lại việc tu tập và toàn bộ những giới luật của Phật giáo quyđịnh

- Luận tạng: Luận tạng do các bậc cao tăng viết ra nhằm giới thiệu giáo lýcủa Phật giáo một cách có hệ thống, đó là những bài bình chú, giải thích gồm bảy

bộ thể hiện một cách toàn diện các quan điểm về giáo pháp của Phật giáo

Những tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo gồm mấy vấn đề lớn sau:

- Thế giới quan Phật giáo là một thế giới quan có nhiều yếu tố duy vật và

biện chứng nhưng về cơ bản triết học Phật giáo vẫn là triết học duy tâm chủ quan.Đặc điểm:

+ Thế giới là vô tạo giả: Đây là nét độc đáo của Phật giáo, không thừa nhận

tồn tại Brahman sáng tạo ra thế giới và Atman – linh hồn bất tử Phật giáo cho rằngthế giới tồn tại khách quan không phụ thuộc vào thần thánh, không do thần thánhsáng tạo ra, mặc dù Đạo Phật thừa nhận có thần tiên là đẳng cấp cao hơn con người,nhưng thần tiên lại không có vai trò đặc biệt, không sáng tạo thế giới Theo Phậtgiáo, mọi sự vật hiện tượng đều có nguyên nhân của nó nhưng không có gì xác

Trang 6

định được nguyên nhân của mọi nguyên nhân, tức không thể tìm ra một nguyênnhân đầu tiên (nghĩa là không có một Đấng tối cao nào sáng tạo ra vũ trụ)

Phật giáo thừa nhận thế giới tồn tại cả vật chất và tinh thần: Thế giới do các

yếu tố vật chất và tinh thần kết hợp với nhau tạo nên Vật chất gồm sắc là những yếu tố có hình thù như địa (đất), thủy (nước), hỏa (lửa), phong (gió) và không là những yếu tố không có hình thù Các yếu tố tinh thần gọi là danh gồm thụ (cảm giác), tưởng (suy nghĩ, tư tưởng), hành (suy lí), thức (ý thức).

Tính biện chứng sâu sắc của triết học Phật giáo đặc biệt thể hiện rõ qua việc

luận chứng về tính chất vô ngã và vô thường của vạn vật.

+ Thuyết vô thường:

Vô thường có nghĩa là không có gì ổn định, bất biến Phật giáo cho rằng thếgiới không có gì là vĩnh hằng mà thế giới là một dòng chuyển biến liên tục, tuyệt

đối Luật vô thường chi phối vũ trụ, vạn vật, và con người Thế giới biến đổi không ngừng, sự biến đổi diễn ra trong khoảnh khắc gọi là niệm vô thường và sự biến đổi diễn ra theo những chu kì nhất định gọi là nhất kì vô thường, mỗi chu kì có 4 giai đoạn, ở thế giới vật thể nói chung là sinh, trụ, dị, diệt và ở thế giới sinh vật nói riêng là sinh, lão, bệnh, tử

Thuyết vô thường là một trong những thuyết cơ bản trong giáo lý Phật, là cơ

sở của lý luận cho phương thức sống, cho triết lý sống của những con người tudưỡng theo giáo lý phật

Phật giáo trong quá trình giải thích sự biến hoá vô thường của vạn vật, đã

xây dựng nên thuyết nhân duyên.Nhân duyên là tư tưởng, giáo lý cơ thể hiện quan

điểm của Phật giáo đối với đời người, với tồn tại và sinh mệnh, là cơ sở triết họccủa giáo thuyết cụ thể và tư tưởng quan trọng của Phật giáo, như nhân quả, khônghữu, trung đạo, bình đẳng, từ bi, giải thoát v.v… Nó là một luận thuyết tương đốihợp lý về sự sinh thành diễn biến và về bộ mặt vốn có của thế giới; là thế giới quanđộc đáo của Phật giáo và là đặc trưng cơ bản để phân biệt Đạo Phật với các tôngiáo khác

Trang 7

Trong thuyết nhân duyên có ba khái niệm chủ yếu là Nhân, Quả và Duyên.

- Cái gì phát động ra ở vật gây ra một hay nhiều kết quả nào đó, được gọi làNhân (nguyên nhân)

- Cái gì tập lại từ Nhân được gọi là Quả

- Duyên: là điều kiện, mối liên hệ, giúp Nhân tạo ra Quả Duyên không phải

là một cái gì đó cụ thể, xác định mà nó là sự tương hợp, điều kiện để giúp cho sựbiến chuyển của vạn Pháp

Phật giáo dùng thuyết nhân duyên để giải thích nguồn gốc của tất cả các sựvật, hiện tượng Tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân Nhân kết hợpvới duyên thì sinh ra quả Quả lại kết hợp với duyên lại biến thành nhân và sinh raquả khác… Như vậy mối quan hệ nhân duyên bao trùm toàn bộ thế giới, thế giới đadạng, phong phú, nhiều hình vẻ cũng chỉ là một dòng biến hóa hư ảo vô cùngkhông có gì là thường định, là thực và là không thực Tất cả đều nằm trong mộtdòng sinh diệt bất tận Ở quan điểm này cho thấy một hạn chế của Phật giáo là chỉthấy sự vận động, tuyện đối hóa sự vận động mà không nhìn thấy sự đứng yêntương đối

+ Thuyết vô ngã: phủ nhận sự tồn tại vĩnh viễn của linh hồn cá thể, phủ nhận

sự tồn tại thực sự của con người, coi sự tồn tại của con người chỉ là giả hợp của các

yếu tố danh và sắc Vì vậy không có cái tôi thường định, cái tôi hôm nay khác cái

tôi hôm qua và cái tôi ngày mai Con người chỉ là sự hội tụ tạm thời giây lát củacác yếu tố vật chất và tinh thần rồi lại tan ra trong dòng chảy biến hóa tan hợp hợptan một cách vô tận

- Nhân sinh quan Phật giáo:

+ Triết lí nhân sinh và con đường giải thoát: Con người không phải do

Thượng đế sinh ra mà chỉ là sự kết hợp của ngũ uẩn bao gồm sắc (vật chất: đất, nước, lửa, gió) và danh (tinh thần: hành, tưởng, thụ, thức).

Thuyết luân hồi, nghiệp báo: Phật giáo tuy bác bỏ Brahman và atman nhưng

lại kế thừa thuyết luân hồi, nghiệp báo trong đạo Balamôn Con người sau khi chết

Trang 8

sẽ chịu sự luân hồi qua 6 kiếp: địa ngục, ác quỷ, attula, súc vật, người, thần tiên.Muốn chuyển nghiệp thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử con người sẽ phải tu luyện,

tu hành, tu nhân tích đức Cái chi phối luân hồi là nghiệp lực (ý nghiệp, khẩunghiệp, thân nghiệp) tức là hành vi, suy nghĩ của con người gây ra ở kiếp trước quyđịnh kiếp sau là gì, từ đó Phật giáo đưa ra con đường giải thoát luân hồi sinh tử

+ Tứ diệu đế: là bốn chân lí cao cả về sự đau khổ của con người và con

đường giải thoát Đó là:

1/ Khổ đế: Theo Phật giáo, đời là bể khổ Ở đời có vạn sự khổ, vạn sự có thể

biến thành cái khổ mà khái quát lại có 8 cái khổ phổ biến là: sinh khổ, lão khổ,

bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tăng hội khổ, sở cầu bất đắc khổ, ngũ uẩn khổ.

- Sinh khổ: Sự sinh sống của con người khổ (khổ trong lúc sanh và khổ trongđời sống)

- Lão khổ: Con người đến lúc già, thân thể hao mòn, suy kém, trí huệ lu mờ,khổ cả thể xác lẫn tinh thần

- Bệnh khổ: Hành hạ xác thân con người, làm cho nó khổ sở, không gì hơn làđau bệnh

- Tử khổ: Khổ của sự chết Con người sợ nhất là cái chết vì phải xa lìa vĩnhviễn tất cả bà con, của cải

- Ái biệt ly khổ: Khổ của sự chia ly với những gì thân yêu

- Oán tăng hội khổ: Ðây là cái khổ gây ra do sự thù ghét, hiềm khích nhau

mà cứ phải gần gũi, chung đụng

- Sở cầu bất đắc khổ: Khổ của sự mong cầu, hy vọng mà không toại nguyện

- Ngũ uẩn thủ khổ: Nỗi khổ của sự tồn tại của con người Khổ do sự bám víu,

ái nhiễm của ngũ uẩn

2/ Tập đế (còn gọi là Nhân đế): Phật giáo xác định 12 nguyên nhân của cái

khổ: vô minh (ngu tối), hành (suy nghĩ dẫn tới hành động), thức (hành động tác động đến ý thức), danh sắc, lục nhập (6 giác quan của con người), xúc (tiếp xúc),

Trang 9

thụ (cảm thụ), ái (yêu thích), thủ (chiếm đoạt), hữu (sở hữu), sinh (xuất hiện), lão

(già) và tử (chết).

Phật giáo nói đau khổ là vô tận (nước mắt chúng sinh nhiều hơn biển), chết

vẫn chưa hết khổ vì kiếp luân hồi

3/ Diệt đế: Theo Phật giáo, ta có thể tiêu diệt được khổ do đã biết được

nguyên nhân dẫn đến khổ; có thể đoạn hết kiếp nghiệp, thoát khỏi vòng sinh tử vàđến được cõi Niết bàn

4/ Đạo đế: Con đường diệt khổ

Phật giáo đưa ra bát chính đạo (8 con đường đúng đắn để diệt khổ):

- Chính kiến: thấy, xem xét sự vật một cách đúng đắn Chính kiến cũng cónghĩa là hiểu biết đúng đắn

- Chính tư duy: suy nghĩ đúng đắn

- Chính ngữ: lời nói đúng đắn (không nói dối, không nói lời ác, không nóichia rẽ; phải nói lời có ích, nói đúng chỗ, đúng lúc)

- Chính nghiệp: hành vi đúng, ứng xử đúng, làm điều thiện

- Chính mệnh: sinh sống lương thiện, tiết chế dục vọng và giữ giới luật

- Chính tinh tiến: cố gắng, nỗ lực phấn đấu một cách đúng đắn; siêng nănghọc tập, tu luyện, tìm kiếm và truyền bá chân lí của Đức Phật

- Chính niệm: thường xuyên tâm niệm chính pháp, nhớ Phật, niệm Phật

- Chính định: tập trung tư tưởng cao độ để suy nghĩ về tứ đế, về vô ngã, vôthường để kiên định theo con đường chân chính của Đức Phật

Tám con đường này được gộp lại thành 3 điều: Giới gồm chính ngữ, chính

nghiệp, chính mệnh, Định gồm chính tinh tiến, chính niệm, chính định; Tuệ gồm

chính kiến, chính tư duy Muốn thực hiện được Bát chính đạo thì phải có phương

pháp để thực hiện nhằm ngăn ngừa những điều gian ác gây thiệt hại cho mình vàkhuyến khích những người làm điều thiện có lợi ích cho mình và cho người Nội

dung của các phương pháp đó là thực hiện Ngũ giới (Năm điều răn) và Lục độ (Sáu

phép tu)

Trang 10

- Ngũ giới gồm:

+ Bất sát: Không sát sinh+ Bất đạo: Không làm điều phi nghĩa

+ Bất dâm: Không dâm dục

+ Bất vọng ngữ: Không bịa đặt, không vu oan giá họa cho kẻ khác,không nói dối

- Lục độ gồm:

+ Bố thí: Đêm công sức, tài trí, của cải để giúp người một cách thànhthực chứ không để cầu lợi hoặc ban ơn

+ Trí giới: Trung thành với điều răn, kiên trì tu luyện

+ Nhẫn nhục: Phải biết kiên nhẫn, nhường nhịn, chịu đựng để làm chủđược mình

+ Tịnh tiến: Cố gắng nỗ lực vươn lên

+ Thiền định: Tư tưởng phải tập trung vào điều ngay, chính không đểcho cái xấu cho lấp

+ Bát nhã: Trí tuệ thấy rõ hết, hiểu thấu hết mọi chuyện trên thế gian

Phật giáo cho rằng chỉ có bằng sự kiên định để thực hiện Bát chính đạo, Ngũ

giới, Lục độ thì chúng sinh mới có thể giải thoát mình ra khỏi nỗi khổ Mục đích

cao nhất của Đạo Phật là sự giải thoát, bằng cách tu luyện để từ bỏ mọi ham muốn

dục vọng đời thường, tiêu diệt vô minh, đạt đến sự sáng suốt (sự giác ngộ), khi đócon người sẽ thoát khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo, hòa nhập với cõi vĩnh hằng -nhập Niết bàn

Như vậy, Phật giáo là một trường phái triết học vô thần (mặc dù không triệtđể), có yếu tố duy vật, biện chứng Phật giáo có ưu điểm là: chống lại sự phân biệtđẳng cấp, chủ trương bình đẳng xã hội; khinh ghét những ham muốn dục vọng vậtchất tầm thường; có tính nhân đạo cao cả, khuyên con người làm điều thiện, tránh

xa điều ác, thương yêu, cứu giúp mọi người; không dùng bạo lực trong quan hệgiữa các giáo phái khác nhau cũng như với các tôn giáo khác

Trang 11

Tuy nhiên, nhìn chung tư tưởng triết học Phật giáo mặc dù có một số yếu tốduy vật vô thần và biện chứng nhưng nhân sinh quan Phật giáo lại rơi vào chủnghĩa duy tâm chủ quan (vì giải thích nguồn gốc của khổ từ trong tâm, diệt khổcũng từ trong tâm) Phật giáo cho rằng nguyên nhân cơ bản của cái khổ là vô minh;

và sự sáng suốt, giác ngộ của con người là yếu tố quyết định sự giải thoát conngười khỏi mọi đau khổ Nhận thức luận của Phật giáo cũng có tính chất duy tâm.Phật giáo không thừa nhận vai trò của nhận thức cảm tính và tư duy, cũng như vaitrò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức Mặc dù Phật giáo lên án rất gay gắtchế độ người bóc lột người, chống lại chủ nghĩa duy tâm cua Bàlamôn giáo nhưngPhật giáo không chủ trương giải phóng con người bằng cách mạng xã hội Đứngtrước bể khổ của chúng sinh Phật giáo chủ trương cải tạo tâm linh chứ không phảicải tạo thế giới hiện thực Phật cho cuộc đời là giả, ảo, mọi ham muốn đời thườngđều là tội lỗi; thế nhưng Niết bàn, cái mà Phật cho là thực tại thì không có gì làmbằng chứng Phật giáo chủ trương xa lánh cuộc đời, phủ nhận sự biến đổi, cải tạo

xã hội bằng thực tiễn cách mạng

Ngày đăng: 17/10/2014, 11:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Lê Hữu Ái, PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng, Giáo trình Triết học, NXB Đà Nẵng, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
2. Nguyễn Duy Cần, Tinh hoa Phật giáo, NXB TPHCM, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tinh hoa Phật giáo
Nhà XB: NXB TPHCM
3. Thích Nữ Trí Hải dịch, Đức Phật đã dạy những gì (con đường thoát khổ), NNXB Tôn giáo, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đức Phật đã dạy những gì (con đường thoát khổ)
Nhà XB: NXB Tôn giáo
4. PGS. Nguyễn Tài Thư , Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
5. PTS. Phương Kỳ Sơn, Lịch sử Triết học, NXB Chính trị quốc gia, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Triết học
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
6. Viện triết học, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội, 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Phật giáo Việt Nam
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội Hà Nội
7. GS.TS Nguyễn Ngọc Long, GS.TS Nguyễn Hữu Vui, Giáo trình Triết học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
8. Các tư liệu từ Internet (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, website Phatgiao.vn, …) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phatgiao.vn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w