Lý tưởng hóa tự nhiên

Một phần của tài liệu Đề tài Tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu đề tài

1.2.3.Lý tưởng hóa tự nhiên

Đạo gia là một trong số ít các trường phái triết học thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc đề cập đến vấn đề mối quan hệ giữa con người với tự nhiên thông qua việc lý tưởng hóa tự nhiên.

Tư Mã Đàm nói:

“Đạo gia sử nhân tinh thần chuyên nhất, động hợp vô hình, thiện túc vạn vật. Kỳ vi thuật dã, nhân Âm Dương chi đại thuận, thái Nho Mặc chi thiện, toát Danh Pháp chi yếu. Dữ thời suy di, ứng vật biến hóa. Lập tục thi sự, vô sở bất nghi. Chi ước nhi dị thạo, sự thiểu nhi công da.”

(Đạo gia khiến cho tinh thần người ta chuyên nhất, mọi hành động đều phải hành động đều phải hòa hợp với cái vô hình, với sự phóng khoáng đối với vạn vật. Họ theo thuyết đại thuận (tùy theo cõi tự nhiên) của Âm Dương gia, chọn lấy cái hay của Nho gia và Mặc gia, thâu tóm các điểm quan trọng của Danh gia và Pháp gia. Họ theo sự thay đổi của thời tiết và ứng với sự vật mà biến hóa. Họ hành động ở đời chẳng có điểm nào mà không thích nghi. Ý chí của họ thì giản dị và dễ thực hành. Họ hành động ít nhưng thành tựu nhiều.) [23; Thái Sử Công Tự Tự]

Cùng với sự quan sát đó là sự quan sát sự vận chuyển của vạn vật trong thế giới, các triết gia của Đạo gia đã rút ra những quy luật về sự biến hóa của tự nhiên và giải thích nguồn gốc của vạn vật từ “Đạo”. Trong đó, Lão Tử đã đề cập đến một bức tranh điền viên của một quốc gia tiểu nông.

Lão Tử viết:

“Tiểu quốc quả dân, sử hữu tập bách nhân chi khí nhi bất dụng. Sử dân trọng tử nhi bất viễn tỷ. Tuy hữu chu dư, vô sở thừa chi. Tuy hữu giáp binh, vô sở trần chi. Cam kỳ thực, mỹ kỳ phục, an kỳ cư, lạc kỳ tục. Lân quốc tương vọng. Kê khuyển chi thanh tương văn. Dân chí lão tử, bất tương vãng lai.”

(Nước nhỏ, dân ít. Dù có khí giới đủ cho mười hay trăm người thì cũng không dùng đến. Dạy dân coi trọng cái chết để họ khỏi đi xa. Tuy có xe

thuyền, mà chẳng khi dùng. Tuy có giáp binh, mà chẳng phô trương. Khiến dân trở lại việc thắt nút mà dùng. Ăn thấy ngon, mặc thấy đẹp, ở thấy yên, sống thấy sướng. Tuy các nước cận kề, nhìn thấy nhau, gà kêu chó sủa ở nước này thì nước kia đều nghe, nhưng người dân cho đến lúc già chết cũng chẳng qua lại thăm nhau.) [27; chương 80]

Nông dân luôn gắn liền với trời, đất cho nên yêu mến và ngưỡng mộ tự nhiên. Điều đó được Đạo gia phát triển triệt để và phân biệt giữa cái thuộc về tự nhiên và cái thuộc về con người, giữa sự tự nhiên và nhân tạo. Tuân Tử nhận xét Đạo gia “bị tự nhiên che lấp mà chẳng biết đến người” (tế ư thiên nhi bất tri nhân). Nếu sự tự nhiên là nguồn hạnh phúc nhân sinh thì sự nhân tạo là gốc của mọi sự thống khổ của con người.

Đạo gia cho rằng, con người sinh ra từ lẽ tự nhiên phải thuận theo lẽ tự nhiên và từ đó tuyệt đối hóa đời sống tự nhiên của con người. Dương Chu cho rằng con người cần “vị ngã” nghĩa là sống đúng với bản tính tự nhiên, vốn có của mình và không màng danh lợi, tiền tài, không bị ràng buộc bởi luân lý, đạo đức; “vị ngã” còn có nghĩa là sống vì mình, bảo tồn thân thể, sinh mệnh và bản tính tự nhiên của mình, không để vật lụy mình, cũng không để mình lụy vật. Trang Tử lại cho rằng “Trời đất cùng ta đồng sinh, vạn vật cùng ta là Một” khẳng định bản tính và khả năng tự nhiên của con người.

Là một người được xem là bậc đại trí, Lão Tử sống và nhìn nhận thiên nhiên đó là một bầu trời trong xanh, vùng đất yên bình, sông nước chảy êm đềm, vạn vật sinh sôi nảy nở, tất cả đều hợp thành một, đều thấm nhuần ân đức, giống như một bản giao hưởng hài hòa đang diễn tấu một bản nhạc tình cảm.

Lão Tử viết:

“Sinh chi súc chi. Sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, trưởng nhi bất tể, thị

vị huyền đức.” [27; chương 10]

(Trời đất sinh ra vạn vật, nuôi dưỡng chúng, chăm sóc chúng, những không chiếm hữu chúng, giúp đỡ vạn vật nhưng không kể công, là chủ của

vạn vật nhưng không có bất kỳ sự bóc lột, loại quan niệm nghệ thuật siêu nhiên này mới thật sự đáng được gọi là đức lớn.)

Như vậy, Đạo gia chủ trương con người hợp nhất với toàn cõi tự nhiên, hợp nhất với vũ trụ hay còn gọi là “phối thiên”. Chính vì lẽ đó, theo tư tưởng của Đạo gia, con người sống phải gắn với tự nhiên, phải “vô vi”, “vị ngã”.

Một phần của tài liệu Đề tài Tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam (Trang 26 - 28)