7. Kết cấu đề tài
2.1.4. Sự phát triển của thuật phong thủy với ngành kiến trúc
Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước châu Á đã áp dụng thuật phong thủy vào lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là trong lĩnh vực kiến trúc. Theo đó, thuật phong thủy của người xưa căn cứ vào bốn yếu tố cơ bản. Đó là:
Một là, “Khí” là năng lượng vũ trụ, tà khí âm dương của trời đất cũng như con người.
Hai là, “Lý” là những quy luật vận động của khí, lý của phong thủy gồm ba nguyên tắc: Trời đất cai quản; cả trời đất đều tác động đến mọi vật và con
người phải biết cách vận dụng ảnh hưởng này để tạo yên vui cho cuộc sống; hạnh phúc của người sống còn tùy thuộc vào ảnh hưởng của người chết.
Ba là, “Số” những phương trình toán học là: nghi, tượng, quái hào của dịch lý.
Bốn là, “Hình” là thể vùng đất. Dòng nước và cấu trúc công trình xây dựng có ảnh hưởng tốt hay xấu đối với khí. [35; tr. 27]
Phong thủy trong kiến trúc là nghệ thuật bài trí mọi vật bao gồm từ việc chọn hướng cho đến trang trí nội thất và ảnh hưởng của dòng khí đến một địa điểm. Phong thủy giúp cho con người sử dụng các lực tự nhiên của trái đất và cân bằng âm dương để có sinh khí. Phong thủy tốt là sự kết hợp hài hòa giữ nhận thức chung và khiếu thẩm mỹ trong quan niệm về không gian, bố trí đồ đạc và sử dụng hiệu quả trong các công trình kiến trúc.
Có thể thấy phong thủy được sáng tạo ra ở Trung Quốc cách đây hơn 3000 năm nhưng đã lan rộng sang các nước châu Á và được áp dụng rộng rãi đối với việc trang trí bên trong và ngoài ngôi nhà để đạt được vẻ hài hòa, cân bằng. Ở Việt Nam, phong thủy đã xâm nhập vào lĩnh vực kiến trúc từ rất sớm. Từ thế kỷ XIX trở về trước, thuật Phong thuỷ truyền bá sang Việt Nam từ thời nghìn năm Bắc Thuộc. Với trên 2000 năm lịch sử của nền kiến trúc Việt Nam, các loại hình kiến trúc truyền thống như các đô thị cổ (Thăng Long Hà Nội, Huế .v.v..), các làng cổ (Đường Lâm - Sơn Tây, Phước Tích - Thừa Thiên Huế .v.v..). Các Thành cổ, các cung điện, dinh thự, các công trình tôn giáo tín ngưỡng: chùa, đền, miếu, nhà thờ; các công trình công cộng như: đình làng, các nhà ở dân gian; tất cả đều được xây dựng trên cơ sở của thuật phong thuỷ.
Hình 6: Đại Nội kinh thành Huế
(Nguồn: Báo du lịch)
Người nổi tiếng nghiên cứu về phong thủy có ông Lý Bá Truyền, ông đã cùng 72 học giả soạn thảo "Hồng Vũ Cấm Thư" trên cơ sở của thuật phong thuỷ Trung Hoa. Tiếp theo là cụ Tả Ao soạn thảo "Địa đạo diễn ca" với nhiều điển hình về thế đất. Các học giả Việt Nam như Lê Quý Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan đã xây dựng nên thuật phong thuỷ Việt Nam trên cơ sở kết hợp lý thuyết phong thuỷ Trung Hoa với đặc trưng khí hậu và thiên nhiên Việt Nam (hướng gió, độ ẩm, mức nước ngầm…). Vì vậy, thuật phong thuỷ là nguyên tắc cơ bản trong việc thiết kế và xây dựng các công trình kiến trúc truyền thống Việt Nam.
Cuối thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX, kiến trúc Việt Nam bước vào thời kỳ hiện đại, ngả theo văn hoá phương Tây. Thuật phong thuỷ không còn được xem là cơ sở nền tảng trong xây dựng các công trình đô thị, công trình công cộng thay vào đó là những lý thuyết, nguyên lý thiết kế, vật lý xây dựng, khoa học kỹ thuật từ phương tây truyền sang (chuyên gia Pháp, Mỹ, Nga,...). Song các nguyên tắc của thuật phong thuỷ vẫn tồn tại, lưu truyền trong xây dựng dân gian, như xem tướng đất, xem hướng nhà,
cổng ngõ tốt hay xấu (Bát Cẩm Trạch) cùng những tục lệ trong việc xây cất nhà cửa như xem ngày động thổ, đào móng hay cất nóc.
Ở các trường đào tạo kiến trúc sư, thuật phong thuỷ thường được đề cập một cách khái quát, trong nhân tố văn hoá có ảnh hưởng đến sự hình thành bản sắc của kiến trúc truyền thống Việt Nam (môn Lịch sử kiến trúc Việt Nam). Việc thiếu tài liệu nghiên cứu dẫn đến việc áp dụng phong thuỷ đã được xem như là một lĩnh vực huyền bí và mang yếu tố mê tín.
Bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ được coi như sự nổi trội của văn hoá phương Đông của thế giới tâm linh. Thuật phong thuỷ được giới khoa học cả Đông lẫn Tây Âu coi trọng. Một số các kiến trúc sư Tây Âu thừa nhận những điều "nên" và "không nên" trong thuật phong thuỷ cũng là những quy tắc hợp lý thuộc lĩnh vực vệ sinh đời sống và môi trường; phong thủy là một hệ thống đánh giá cảnh quan nhằm tìm một địa điểm tốt lành cho công trình kiến trúc, nó là nghệ thuật lựa chọn địa điểm và bố cục địa lý...
Có thể lấy ví dụ về thuật phong thủy đã được các vua triều Nguyễn ứng dụng triệt để khi chọn đất xây thành cổ Huế và quần thể lăng mộ nhà Nguyễn. Khi xây thành, các vua chúa đã khéo chọn khu đất nằm giữa núi Ngự Bình và dòng sông Hương. Thành Nội hướng mặt ra dòng sông Hương, như được sông Hương ôm ấp vào lòng. Trên dòng sông Hương lại có hai cồn đát khiến sông được tách thành hai nhánh và dòng chảy trở nên nhẹ nhàng hơn. Phía trước là khoảng rộng thoáng, một dãy núi nhỏ nhấp nhô đằng xa. Các lăng mộ vua Nguyễn đều bố trí quanh dòng sông Hương uốn khúc dựa vào các thế núi bao vây phía sau theo đúng qui tắc của thuật phong thủy.
Hình 7: Sơ đồ Đại Nội Huế
(Nguồn: Kiến trúc phong thủy Kiến Phong)
Vì vậy, quan niệm mọi vật trong tự nhiên đều có cuộc sống và gắn liền tự nhiên được vận dụng vào việc bố trí nhà ở cho hài hòa, gần gũi với tự nhiên. Phong thủy trong kiến trúc là việc tìm ra và bố trí một môi trường tốt và sống hòa hợp tự nhiên.