Kiến trúc phong thủy với ngoại cảnh thiên nhiên

Một phần của tài liệu Đề tài Tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam (Trang 58 - 66)

7. Kết cấu đề tài

2.2.1. Kiến trúc phong thủy với ngoại cảnh thiên nhiên

Kiến trúc phong thủy dựa trên cơ sở của các học thuyết về phong thủy cũng như các học thuyết triết học để ứng dụng vào trong lĩnh vực kiến trúc. Từ “Phong” có nghĩa là gió, “Thủy” là nước. Phong thủy có nguồn gốc từ các quẻ tam hào của Âm Dương và dựa vào việc dự đoán tương lai trên cơ sở Kinh Dịch, sự chuyển động của các hành tinh và từ trường trái đất liên quan đến các lực tự nhiên của Âm Dương làm nền tảng. Học thuyết của Đạo gia

cũng dựa trên nguyên lý Âm Dương và Kinh Dịch làm cơ sở. Có lẽ vậy mà học thuyết của Đạo gia từ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên mang lại những ý nghĩa trong lĩnh vực kiến trúc phong thủy.

Triết học Đạo gia khẳng định tự nhiên là yếu tố quan trọng đối với con người theo triết học Đạo gia. Đối với kiến trúc phong thủy, mối quan hệ mật thiết giữa con người với tự nhiên thể hiện ở việc bố trí, thiết kế không gian bên trong và bên ngoài hài hòa, gần gũi với tự nhiên. Điều đó thể hiện ở trước hết là ngoài cảnh thiên nhiên ở các yếu tố: Khí, Gió, Thủy và mối quan hệ Sơn Thủy.

Thứ nhất, “Khí” là một khái niệm trừu tượng và những nhà duy vật thời cổ đại cho rằng nó là nguyên tố cấu thành bản nguyên của thế giới. Khí tồn tại ở mọi nơi, cấu tạo nên vạn vật và luôn vận động, biến hóa. Lão Tử nói “vạn vật phụ âm mà bảo dương, xung khí dĩ vi hòa”.

Khí gồm nhiều loại như: sinh khí, tử khí, dương khí, âm khí, thổ khí, địa khí, tụ khí, nạp khí, khí mạch, khí mẫu… Khí là nguồn gốc của vạn vật, khí biến hóa vô cùng và quyết định phước họa của con người. Sinh khí là khí ban đầu chỉ có một hồi vận động biến hóa mà thành, ở trên thì vận chuyển xung quanh vạn vật, ở dưới đất thì sinh ra vạn vật. Trời không có nó thì không có gì cho đất, đất không có nó thì không có gì để cho Trời. Vì vậy, sinh khí ẩn trong lòng đất nhìn không thấy và dù dương trạch hay âm trạch đều phải chú ý đến sinh khí, tránh tử khí.

Khí cần thiết đối với con người cũng như đối với ngôi nhà hay địa điểm vì nó tượng trưng cho năng lượng và sự phát triển. Nơi nào có Âm Dương cân bằng nơi đó tồn tại long khí và nơi nào thiếu cân bằng nới đó có tử khí. Con người sẽ tốt nếu như ở những nơi có long khí. Phong thủy tốt không có nghĩa như tiền từ trên trời rơi xuống mà nó sẽ tạo ra các cơ hội để con người hưởng được sinh khí và sử dụng nguồn năng lượng đó.

Điều quan trọng nhất của thuật phong thuỷ là tìm được nơi hội tụ sinh khí, có sơn thuỷ bao quanh để sinh khí phát tán nuôi dưỡng vạn vật. Sự sống

của con người là kết quả của hội tụ sinh khí, sinh khí ngưng kết thành cốt cách của con người, khi chết da thịt tan đi nhưng xương cốt vẫn còn và nếu đem thi thể của tổ tiên cha mẹ táng vào nơi sinh khí hội tụ, thì con cháu sẽ được phúc – thọ - khang - ninh, phú quí… đó là cơ sở lý luận của Âm trạch phong thuỷ.

Đối với dương trạch phong thuỷ thì có khác, sinh mệnh con người đã do sinh khí tạo nên, nếu tìm được mảnh đất sinh khí nuôi dưỡng từ lòng đất đương nhiên là tốt nhưng công hiệu chậm, vấn đề ở chỗ con người còn luôn luôn thở hít khí trời, đây là nguồn năng lượng trực tiếp nuôi dưỡng cơ thể. Vì vậy, đối với dương trạch phong thuỷ vấn đề chọn hướng mở cổng, cửa, sắp xếp bố cục cho nội ngoại thất cho phù hợp với gia chủ là điều hết sức quan trọng, để tiếp nhận vượng khí loại trừ tà khí.

Hình 8: Nhà lệch tầng sẽ tạo ra xung khí

(Nguồn: Phong thủy Á Châu)

Kết hợp với nơi có sinh khí tốt để đạt cân bằng âm dương và cùng với sử dụng hình dạng ngôi nhà, không gian, kết cấu, màu sắc, các yếu tố kiến trúc

khác để tạo ra môi trường sống thoải mái hòa hợp với tự nhiên. Có thể thấy, khái niệm về “Khí” trong phong thuỷ cũng trùng hợp với khái niệm về môi trường vật lý trong kiến trúc hiện đại nhưng có ưu điểm là tổng hợp, ngoài các thành phần con người cảm giác được còn bao quát cả các thành phần không cảm giác được trực tiếp mà phải có phương tiện kỹ thuật cao như các loại sóng, hạt tạo nên trường khí tồn tại trong vũ trụ và bao bọc xung quanh trái đất, xung quanh từng vật thể và sinh vật (trong đó có cả con người).

Thứ hai, “Gió” là sự chuyển động của không khí. Trang Tử trong Tiêu Dao Du có đề cập đến gió, đó là “đất thở dài, hơi thở thành gió”. Các triết gia cổ đại cho rằng gió bắc từ lòng đất, gió xuân từ trong hang mà ra.

Hình 9: Thết kế nhà theo Bát Trạch cho người tuổi Nhâm Thân

(Nguồn: Biệt thự nhà phố đẹp)

Gió giúp vạn vật thay đổi, cỏ cây tươi tốt, phấn hoa truyền đi. Gió có quan hệ đến sự lành dữ của con người. Sử kí của Tư Mã Thiên có ghi: “gió từ phương Nam đến, đại hạn; từ Tây Nam, hạn nhỏ; từ phương Đông nước lớn, từ Đông Nam, dân bị ốm đau, mất mùa. Do đó các triết gia cổ tôn thờ gió.” [13] Vì thế, muốn tôn sùng gió thì tất nhiên phải quan sát gió.

Thứ ba, “Thủy” theo quan niệm của thuật phong thủy là thứ cần thiết cho đời sống con người. Nước là một yếu tố của tự nhiên, là nguồn gốc vạn vật, là thủy tổ của mọi sinh vật và nó đem lại hạnh phúc cho con người. Nước cũng gây ra tai họa cho con người như xói lở đất đai, gây thiên tai cho con người. Vì vậy mà nước vừa mang ơn lại vừa đem đến những nguy hại. Nước được gọi là thần và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người.

Hình 10: Thiết kế nhà hợp phong thủy

(Nguồn: Công ty kiến trúc và đào tạo xây dựng)

Phong thủy rất coi trọng nước, gọi sông ngòi là thủy long. Nước có khả năng tụ khí, con người được sinh khí có thể giàu sang.

Thứ tư, “Sơn Thủy” là mối quan hệ giữa núi và nước ví như “nước chảy theo núi, núi ngăn, nước dừng chỗ ngăn là vực”.

Nước bị chặn lại thì muốn vượt do vậy mà khí tụ lại. Nước mà không có núi thì nước tản mát, không phụ giúp gì được. Núi không có nước thì hàn mà không có nghĩa. Núi như quân lính, nước như vực sâu, nơi đóng quân mà không có thành trì không thành doanh trại, núi như nhà, nước như tường, ở nhà cao mà không có tường thì lấy gì phòng giữ.

Vì vậy, Lão Tử viết:

Thiên hạ mạc nhu nhược ư thủy, nhi công kiên cường giả mạc chi năng

thắng, dì kì vô dĩ dịch chi.”

(Vạt vật trong thiên hạ không có gì mềm bằng nước, nhưng công kích vật cứng thì không gì hơn nó, vì không có gì thay thế nó được.) [19; chương 78]

Ví “nước như vua thì nước sẽ như bề tôi. Vua tôi hòa hợp, phong hóa mới thuần. Núi như chủ nhà, nước như khách, chủ nhà và khách ung dung thì tính ý càng thân. Vì vậy, núi là thực khí, nước là hư khí. Đất càng cao thì khí càng đầy Nước càng sâu thì khí càng lớn. Đất mỏng thì khí nhỏ, nước nóng tất khí yếu”. [35; tr. 134]

Hình 11: Thiết kế vườn kết hợp sơn thủy

(Nguồn: Chung cư Đại Thanh)

Như vậy, núi và nước dựa vào nhau để tồn tại, không thể thiếu một trong hai yếu tố đó. Trong ngoài hợp thành một chỉnh thể không thể tách rời thì núi thuộc nội khí thì nước thuộc ngoại khí, núi và nước là biểu hiện của “hư” và “thực”. Các triết gia cổ đại quan niệm khí là một dạng hình thái của vật chất, khí ngưng tụ thì thành núi, khí tan ra thì thành nước. Chính vì vậy, khi ta ứng dụng vào kiến trúc phong thủy thì phải quan sát núi và nước.

Hình 12: Mối quan hệ Sơn Thủy

(Nguồn: Đồ họa xây dựng)

Với quan niệm của triết học Đạo gia, con người với tự nhiên phải hòa hợp với nhau. Các yếu tố Khí, Gió, Thủy, Sơn là yếu tố cơ bản của tự nhiên có mối quan hệ mật thiết với con người. Khi ứng dụng vào kiến trúc phong thủy, các tòa nhà cần phải được thiết kế hợp lý theo hai yếu tố là nguyên lý phong thủy và kết cấu môi trường xung quanh. Các yếu tố tự nhiên trong phong thuỷ cũng chính là các yếu tố tự nhiên trong kiến trúc hiện đại. Tuy nhiên, phong thuỷ chỉ cần 3 yếu tố chính là “Đất”, “Nước” và “Khí”. Vì thế, giá trị của phong thuỷ là tính tổng hợp trong nhận thức về các yếu tố của môi trường đối với lĩnh vực kiến trúc.

Có thể lấy ví dụ đơn giản, khi một tòa nhà được thiết kế xây dựng mà không có phần bảo vệ thích hợp, nước mưa sẽ thấm vào bên trong và hơi ẩm sẽ phá hỏng các phần nội thất đã hoàn tất. Nếu mái nhà không được bố trí ở góc độ thích hợp, nước mưa sẽ rỉ qua nên thường bố trí mái nhà nhô ra được xây rộng để bảo vệ tường nhà khỏi nắng và gió mưa, đặc biệt là các tòa nhà ở vùng nhiệt đới như Việt Nam.

Phong thủy cổ điển khi cân nhắc tới hình của một vị trí đất thường chú trọng tới khả năng có thể biểu tượng cho một con vật linh thiêng. Việc sử

dụng các yếu tố cảnh quan cũng như kiến trúc nếu tuân theo quy luật sắp xếp của tự nhiên thì sẽ tạo nên một giá trị mới – Thuận địa. Trong chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, có đoạn vua Lý Công Uẩn đã viết "Nơi đây có thế hổ phục rồng chầu .." là có ý đánh giá vị trí cảnh quan theo hình hài của những con vật linh thiêng.

Hình 13: Hình ảnh minh họa biểu tượng con vật linh thiêng

(Nguồn: Đồ họa xây dựng)

Tương tự như vậy, theo một số nhà nghiên cứu thì Chùa Thầy cũng được xây dựng trên thế đất của một con rồng. Chùa ngự trên trán con Rồng, lưng và bên phải dựa vào núi, quay mặt ra hướng nam là hồ. Sân cỏ là hàm rồng, Thủy đình là viên ngọc. Hai cầu ngói là (còn gọi là Cầu quán) gồm cầu hạ, cầu thượng chính là hai cái răng nanh. Còn hai cái giếng chính là mắt rồng. Rõ ràng là đã có sự kết hợp phong thủy địa lý với hình của một con vật thiêng và đó chính là một nét độc đáo của phong thủy Việt Nam.

Hình 14: Chùa Thầy

(Nguồn: Báo du lịch)

Việc bài trí nhà phải hài hòa với môi trường xung quanh và cân xứng với các quần thể nhà lân cận là yếu tố quan trọng kết hợp yếu tố môi trường và kiến trúc đảm bảo cho phong thủy tốt. Tuy nhiên, đôi khi cả phong thủy tốt và kiến trúc đẹp cũng không giúp ích cho vận may của con người. Theo quan điểm của triết học Đạo gia nói riêng và triết học Trung Quốc nói chung, cuộc sống của con người là do tiền định và có lúc may lúc rủi. Khi có thời vận may mắn, phong thủy xấu không thể tác động lên con người; nhưng ở thời vận rủi, phong thủy xấu lại càng làm cho hoàn cảnh của con người xấu hơn thể hiện ở:

“Nhất mạng, nhì vận, tam phong thủy, tứ đức, ngũ đọc sách.”

(Thứ nhất vận mạng, thứ hai vận may, thứ ba phong thủy, thứ tư đức độ, thứ năm học hành.)

Một phần của tài liệu Đề tài Tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)