Kiến trúc phong thủy với các yếu tố nội thất

Một phần của tài liệu Đề tài Tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam (Trang 66 - 70)

7. Kết cấu đề tài

2.2.2. Kiến trúc phong thủy với các yếu tố nội thất

Các yếu tố xây dựng có ảnh hưởng đến môi trường bên trong và phong thủy của một ngôi nhà hay căn hộ. Điểm mấu chốt là phần thiết kế nội thất để tận dụng tối đa dòng khí trong nhà. Nhà thiết kế nội thất quan tâm đến không gian, ánh sáng và màu sắc khi tạo một môi trường phù hợp với các hoạt động của con người. Vì thế, kiến trúc phong thủy quan tâm tới việc bày trí đồ đạc và vị trí của khí để qua đó kích hoạt được những điểm tốt trong ngôi nhà và con người.

Hình 15: Thiết kế kiến trúc nhà: cửa chính, phòng ngủ và phòng ngủ tương phối của nhà cửa hướng Tây

(Nguồn: Tư vấn phong thủy)

Về phòng ngủ, việc bố trí cửa trước và giường ngủ, đồ đạc trong phòng là quan trọng vì đó là nơi con người trải qua một phần ba cuộc đời.

Hình 16: Thiết kế vị trí giường

(Nguồn: Báo mới)

Nên bố trí giường tựa vào bức tường vững chắc sẽ đóng vai trò che chắn cho người chủ ví như đồi hay núi với một ngôi nhà. Giường ngủ không nên đặt đối diện cửa sổ, hướng Tây và hướng Đông vì có ánh sáng chiếu chói và nóng; tránh đặt gương đối diện giường. Bàn trang điểm trong phòng ngủ không nên đặt trực diện cửa sổ vì các tia sáng sẽ phản chiếu vào gương. Đồ đạc bày ngoài của phòng ngủ không nên sắp xếp theo hướng vòng cung hướng vào phòng.

Hình 17: Thiết kế phòng ngủ

(Nguồn: Tra cứu phong thủy)

Về phòng bếp, việc áp dụng nguyên lý cân bằng âm dương là cần thiết khi thiết kế nhà bếp. Bồn rửa hay tủ lạnh không được để gần bếp lò hay có xự xung khắc giữa âm và dương. Hướng bếp không nên ở hướng Nam hay Đông vì bếp thuộc hành hỏa trùng với hành hỏa của hướng Đông, tương khắc với hành kim ở hướng Nam. Mặt khác, khi thiết kế vị trí bếp thì bếp đặt ở vị trí hung nhưng hướng ra hướng tốt (hướng cát).

Hình 18: Thiết kế phòng bếp

Về phòng khách, nếu việc bài trí các ghế dài ngồi nghỉ ở phòng khách mang ý nghĩa phong thủy xấu vì nó trông giống hình vòng cung hay tam giác hướng thẳng vào chủ nhà. Ghế ngồi không nên đối diện cửa lớn hay cửa sổ vì sẽ bị tia sáng chói chiếu vào. Theo quan niệm của Đạo gia, cái gì tốt quá đều phản tác dụng vì vậy ánh sáng chói theo quan niệm phong thủy là sát khí. Về phòng tắm, đặt cách xa nhà bếp và cửa vào chính nếu không dòng khí trong nhà sẽ bị cản trở.

Hình 19: Thiết kế phong thủy nhà hướng Tây Nam

(Nguồn: Tư vấn kiến trúc)

Về màu sắc và ánh sáng có ý nghĩa quan trọng trong căn nhà. Dựa vào ý nghĩa các màu của Ngũ Hành để đưa vào kiến trúc phong thủy. Phối khí màu sắc có tác dụng đến phong thủy của nội thất và ánh sáng giúp cho màu sắc và hình dạng nổi bật hơn. Ánh sáng và màu sắc không nên bố trí quá đà tạo nên vẻ mất cân bằng hay sát khí. Đặc biệt là bố trí theo hướng ánh sáng chói gây sát khí.

Hình 20: Màu sắc ngũ hành

Về các yếu tố tự nhiên, nhà nên được bố trí cây cối và hồ cá cảnh vì chúng có khả năng thích ứng tốt và biểu tượng cho trường thọ, tránh điềm xấu. Trồng cây xanh trong nhà vừa có tác dụng trang trí, vừa loại bỏ khí độc và mang lại năng lượng thiết yếu cho ngôi nhà.

Hình 21: Kiến trúc xanh

(Nguồn: Nhà đẹp NBlog)

Việc thiết kế, bố trí các yếu tố nội thất được thiết kế sao cho phù hợp với con người và có sự gắn kết với các yếu tố của tự nhiên là điều quan trọng và cần thiết. Triết học Đạo gia đã khẳng định mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là mối quan hệ khăng khí và đặc biệt quan trọng. Vì thế, yếu tố tự nhiên mang ý nghĩa đối với lĩnh vực kiến trúc phong thủy như phương hướng, màu sắc, kết hợp với cây xanh là điều cần thiết cho một gia đình.

Một phần của tài liệu Đề tài Tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Đạo gia và ý nghĩa của nó đối với kiến trúc phong thủy ở Việt Nam (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)