1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh quảng ninh

105 464 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 251,91 KB

Nội dung

Đây là nguồn luận văn được tác giả sư tầm tư nhiều nguồn thư viện đáng tin cậy. Luận văn chứa đầy đủ thông tin về lý thuyết cũng như số liệu đều chuẩn xác với tên đề tài nghiên cứu. Bố cục Luận văn được áp dụng theo chuẩn về hình thức lẫn nội dung.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá vớiyêu cầu hội nhập khu vực và thế giới, các thành phần kinh tế đang phát triển nhanhchóng và đa dạng

Với vị trí là người “gác cửa” nền kinh tế đất nước, ngành Hải quan đã gópphần quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư,

du lịch phát triển Ngành hải quan là cơ quan được Nhà nước giao trọng tráchquản lý về lĩnh vực ngoại thương nói chung, quản lý và tập trung các khoản thu liênquan đến hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh Quản lý Nhà nước về mặt hảiquan là một mặt của công tác quản lý Nhà nước về kinh tế với vai trò nòng cốttrong thực thi chính sách kinh tế của Nhà nước, đặc biệt là với hoạt động nhập khẩu

Đất nước ta hiện nay, với chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá, ngànhthuế nói chung và thuế hàng hóa nhập khẩu nói riêng tương đối nhạy cảm với tìnhhình phát triển của các nước trong khu vực cũng như của thế giới Tuy nhiên, trongthực tế tình trạng thất thu thuế đang trong chiều hướng gia tăng trên tất cả các lĩnhvực, đặc biệt là trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hoá

Trong thời gian qua, tuy đã đạt được những kết quả khả quan trong công tácquản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu, nhưng do lưu lượng hàng hoá nhập khẩu quacửa khẩu ngày càng gia tăng, các thủ đoạn trốn lậu thuế và gian lận thương mạingày càng tinh vi và phức tạp nên tình trạng thất thu thuế là không thể tránh khỏi

Quảng Ninh là cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với 3 khu kinh

tế cửa khẩu (Móng Cái, Bắc Phong Sinh, Hoành Mô - Đồng Văn) và hệ thống nhiềucửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, điểm thông quan quan trọng Trong những nămqua, tỉnh Quảng Ninh đã phát huy hiệu quả lợi thế tự nhiên, đưa thương mại biêngiới trở thành “đòn bẩy” quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp gần50% GDP của tỉnh hàng năm Với những lợi thế về cảng biển, cửa khẩu; QuảngNinh đang đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất vàhoạt động thương mại qua các cảng biển, cửa khẩu, biên giới Số liệu từ Cục Hải

Trang 2

quan Quảng Ninh cho thấy hoạt động nhập khẩu tại Quảng Ninh luôn trong xuhướng tăng qua các năm Nhưng bên cạnh đó, việc quản lý thuế hàng hóa nhập khẩucũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, việc quản lý quy trình thu thuế hàng hóa nhập khẩutại hải quan Quảng Ninh còn chưa chặt chẽ, để lộ nhiều kẽ hở Đặc biệt là việc lợidụng quy định về tạm nhập tái xuất, buôn bán trao tay của cư dân biên giới để buônbán hàng cấm, gian lận thương mại, trốn thuế, thẩm lậu hàng hóa, kể cả hàng hóakhông bảo đảm vệ sinh, an toàn vào thị trường nội địa Thực trạng này đòi hỏi cầnđưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế hàng hóa nhập khẩutại Hải quan Quảng Ninh trong thời gian tới.

Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của công tác quản lý thu thuế hàng hóanhập khẩu tại hải quan Quảng Ninh, tác giả cho rằng, việc lựa chọn đề tài

“Hoàn thiện quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu tại cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh”

vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa thời sự trong giai đoạn phát triển kinh

tế của Quảng Ninh hiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về thuế xuất nhập khẩu và quản lý thuếhàng hóa nhập khẩu

- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế hàng hóa nhậpkhẩu của Cục Hải quan Quảng Ninh Qua đó chỉ ra những kết quả và những khókhăn, hạn chế của công tác quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu ở Cục Hải quanQuảng Ninh

- Đóng góp những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuthuế hàng hóa nhập khẩu ở Cục Hải quan Quảng Ninh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý thu thuếhàng hóa nhập khẩu tại cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Cục hải quan Quảng Ninh

- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2009- 2013

Trang 3

4 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 4chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thuế hàng hóa nhập khẩu, quản lý

thu thuế hàng hóa nhập khẩu và Hải quan

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu đề tài

Chương 3: Thực trạng về quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu tại cục Hải

quan tỉnh Quảng Ninh

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện việc quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu

tại cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Trang 4

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ NHẬP KHẨU,

QUẢN LÝ THU THUẾ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU 1.1 Cơ sở lý luận về thuế, thuế hàng hóa nhập khẩu và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm về thuế

Ra đời và tồn tại cùng Nhà nước, từ khi hành thành đến nay thuế đã trải quaquá trình phát triển và hoàn thiện lâu dài, đồng thời người ta đã đưa ra rất nhiều cáckhái niệm về thuế trên các góc độ khác nhau:

Các nhà kinh điển cho rằng: “Thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưng không bù lại” và “thuế cấu thành phần thu của Chính phủ, nó được lấy ra từ sản phẩm của đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế” [7]

Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta đưa ra khái niệm thuế như sau:Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhậpquốc dân nhằm hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (quỹngân sách Nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năngcủa Nhà nước

Trên góc độ quản lý thuế, người ta đưa ra khái niệm về thuế như sau: Thuế làhình thức huy động nguồn tài chính cho Nhà nước nhằm đáp ứng các nhu cầu chitiêu của Nhà nước Nguồn từ thuế là một phần thu nhập của các chủ thể trong xãhội Để có nguồn thu đó, Nhà nước dung quyền lực chính trị của mình bắt buộc cácthể nhân và pháp nhân đóng góp thông qua việc ban hành các luật thuế

Dựa vào sự khái quát kể trên cho thấy bản chất của thuế thể hiện trên bakhía cạnh sau:

Thứ nhất, xét về hình thức biểu hiện, thuế là khoản nộp, là sự chuyển giao

thu nhập, là sự vận động của nguồn tài chính từ các thể nhân và pháp nhân vàotrong tay Nhà nước

Thứ hai, xét về nội dung kinh tế, thuế là sự thể hiện, phản ánh quan hệ kinh

tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồntài chính

Trang 5

Thứ ba, xét về tính chất, thuế là hình thức động viên gắn liền với quyền lực

chính trị của Nhà nước, là khoản nộp có tính chất bắt buộc được pháp luật quy định(về mức thu và thời hạn)

Tóm lại, có thể đưa ra khái niệm về thuế như sau: Thuế là sự chuyển giao thu

nhập có tính chất bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ

và thời hạn được pháp luật quy định, nó phản ánh quan hệ kinh tế giữa Nhà nướcvới các chủ thể khác khi Nhà nước tham gia phân phối nguồn tài chính

1.1.1.2 Khái niệm về thuế hàng hóa nhập khẩu

Trong cấu trúc hệ thống thuế của một quốc gia thì thuế hàng hóa nhậpkhẩu có vai trò quan trọng và có ý nghĩa thiết thực, không chỉ tạo nguồn thucho ngân sách nhà nước hàng năm mà quan trọng hơn, nó là công cụ hữu hiệu

để nhà nước kiểm soát hoạt động nhập khẩu hàng hóa với nước ngoài, bảo hộ sảnxuất trong nước và thực hiện các mục tiêu đối ngoại trong từng thời kỳ Mặc dùxuất hiện muộn hơn so với một số sắc thuế nội địa nhưng thuế hàng hóa nhậpkhẩu đã nhanh chóng khẳng định được vai trò, tác dụng to lớn của mình đối vớinền kinh tế quốc gia, đặc biệt là vai trò kiểm soát hàng hoá nhập khẩu bên ngoài

và bảo bộ sản xuất trong nước Ngày nay, cho dù xu hướng hội nhập kinh tếquốc tế đang từng bước ảnh hưởng đến thuế hàng hóa nhập khẩu theo hướnghạn chế vai trò của loại thuế này ở mỗi quốc gia song về cơ bản, thuế hàng hóanhập khẩu vẫn là giải pháp quản lý vĩ mô có hiệu quả đối với nền kinh tế trongnước

Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuế hàng hóa nhập khẩu, tuỳ thuộc vàotừng góc độ tiếp cận

Xét về phương diện kinh tế, thuế hàng hóa nhập khẩu được quan niệm là

khoản đóng góp bằng tiền của các tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nướctheo qui định của pháp luật, khi họ có hành vi nhập khẩu hàng hóa qua biên giớicủa một nước Với cách tiếp cận này, thuế hàng hóa nhập khẩu được quan niệmnhư là một quan hệ phân phối các nguồn lực tài chính phát sinh giữa các chủ thể

là các tổ chức, cá nhân nộp thuế với người thu thuế là nhà nước Mặt khác, thuếhàng hóa nhập khẩu còn là đòn bẩy kinh tế hay là biện pháp kinh tế để nhà nướcđiều tiết trực tiếp đối với quá trình sản xuất, tiêu dùng trong phạm vi của mỗiquốc gia và chi phối một cách gián tiếp đối với hoạt động kinh tế trên phạm vitoàn cầu

Trang 6

Xét về phương diện pháp lý, thuế hàng hóa nhập khẩu có thể hình dung như

là quan hệ pháp luật phát sinh giữa nhà nước (người thu thuế) với tổ chức cánhân (người nộp thuế), về việc tạo lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lýcho các bên trong quá trình hình thành thu thuế hàng hóa nhập khẩu Quan hệpháp luật này phát sinh từ cơ sở pháp lý là đạo luật thuế hàng hóa nhập khẩu doQuốc hội ban hành mà hậu quả pháp lý chủ yếu của việc áp dụng đạo luật đótrong thực tiễn là làm phát sinh quyền thu thuế cho nhà nước và nghĩa vụ đóngthuế cho các tổ chức, cá nhân người nộp thuế Việc tiếp cận thuế hàng hóa nhậpkhẩu ở góc độ pháp lý có nhiều ý nghĩa thiết thực, trước hết là giúp chúng tanhận rõ hơn bản chất của thuế nói chung và thuế hàng hóa nhập khẩu nói riêng,thực chất là một quyết định hành chính đơn phương của một quốc gia đối vớingười đóng thuế.Trên cơ sở lý thuyết đó, giúp nhà nước hoạch định và thực thichính sách thuế hàng hóa nhập khẩu phù hợp với quyền lợi của quốc gia vàngười đóng thuế, xét trong mối quan hệ lợi ích với các quốc gia khác trong tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế

Từ những góc nhìn khác nhau về thuế hàng hóa nhập khẩu, ta có thể đưa

ra một kết luận về thuế hàng hóa nhập khẩu như sau:

“Thuế hàng hóa nhập khẩu là loại thuế thu vào hàng hoá được phép giao thương qua biên giới các quốc gia, nhóm quốc gia, hình thành và gắn liền với hoạt động thương mại quốc tế.

Thuế hàng hóa nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa nhập khẩu; hàng hóa từ thị trường trong nước bán vào các khu phi thuế quan và ngược lại”

1.1.2 Đặc điểm của thuế và thuế hàng hóa nhập khẩu

1.1.2.1 Đặc điểm của thuế

Từ khái niệm trên ta thấy thuế là một công cụ tài chính của Nhà nước, được

sử dụng để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung nhằm sử dụng cho mục đích côngcộng Thuế có các đặc điểm cơ bản sau:

- Tính cố định của thuế

Nhà nước ban hành sắc thuế để làm công cụ, bắt buộc các thành phần kinh tếtrong xã hội phải đóng góp nghĩa vụ thuế Luật thuế ban hành một mức thu cố địnhcho các hàng hóa dịch vụ Do có các mức cố định này mà Nhà nước có thể tính

Trang 7

trước được nguồn thu của mình, người nộp thuế cũng có thể tính trước được mức sẽphải nộp là bao nhiêu trong thu nhập của mình cho Nhà nước Thuế là nguồn thulớn và thu một cách thường xuyên của Nhà nước, chỉ cần có hoạt động sản xuấtkinh doanh là phải nộp thuế cho Nhà nước Do đó nhà nước có nguồn tài chính đểchi trả thường xuyên ổn định cho các nhu cầu của mình.

- Tính bắt buộc

Nhà nước sử dụng quyền lực của mình bắt buộc các thành phần kinh tế cósản xuất kinh doanh đều phải đóng một phần thu nhập của mình dưới hình thức nộpthuế cho ngân sách Nhà nước Do vậy Nhà nước đã ban hành các sắc thuế trực thu,gián thu để buộc người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng dịch vụ, người có thunhập cao phải nộp thuế theo quy định của các luật thuế do Nhà nước ban hành

- Tính không hoàn trả trực tiếp

Tính không hoàn trả trực tiếp thể hiện trên khía cạnh: người nộp thuế vàongân sách Nhà nước không có quyền đòi hỏi nhà nước phải cung cấp hàng hóa, dịch

vụ công cộng trực tiếp cho mình (điểm này thuế khác với phí, lệ phí là phí, lệ phímang tính chất hoàn trả trực tiếp cho người hưởng thụ) Người nộp thuế sẽ nhậnđược một phần dịch vụ công cộng Nhà nước cung cấp chung cho cả cộng đồng, giátrị phần dịch vụ đó không nhất thiết phải trùng với khoản thuế mà họ phải nộp choNhà nước

1.1.2.2 Đặc điểm của thuế hàng hóa nhập khẩu

Một là, thuế hàng hóa nhập khẩu là loại thuế gián thu nhằm động viên

một phần giá trị mới nằm trong giá cả hàng hoá trao đổi qua biên giới mộtnước, người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có hàng hoá nhập khẩu, còn ngườichịu thuế là người tiêu dùng các hàng hoá đó, họ mua hàng hoá với giá cả trong

đó có cả thuế Với cơ chế này, người kinh doanh hàng hoá nhập khẩu khi bánhàng hoá cũng là lúc họ thu hộ thuế hàng hóa nhập khẩu cho Nhà nước (qua giábán hàng hoá) và nộp khoản thuế hàng hóa nhập khẩu này cho Nhà nước, tức lànộp hộ người tiêu dùng hàng hoá Do đó, thuế hàng hóa nhập khẩu cũng là mộtloại thuế điều tiết vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu, thôngqua cơ chế giá hàng hoá và dịch vụ Thuế hàng hóa nhập khẩu “được che đậy”trong giá bán hàng hoá nên người chịu thuế (người tiêu dùng hàng hoá nhậpkhẩu) ít có cảm giác mình bị Nhà nước đánh thuế

Trang 8

Hai là, thuế hàng hóa nhập khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại

thương Thuế hàng hóa nhập khẩu là một công cụ quan trọng của nhà nước nhằmkiểm soát hoạt động ngoại thương thông qua việc kê khai, kiểm tra, tính thuế đốivới các hàng hoá nhập khẩu Việc đánh thuế thường căn cứ vào giá trị và chủng loạihàng hoá nhập khẩu Giá trị của hàng hoá được xác định làm căn cứ tính thuế hànghóa nhập khẩu giá trị của hàng hoá tại cửa khẩu nhập đầu tiên (đối với thuế hànghóa nhập khẩu) Thuế hàng hóa nhập khẩu thu vào các nhóm hàng, mặt hàng nhậpkhẩu Đối với các loại hàng hoá nhập khẩu khác nhau thì có các mức thuế khácnhau, có biểu thuế khác nhau và có suất thuế khác nhau và những điều này đãđược quy định rõ trong Luật thuế xuất khẩu, thuế hàng hóa nhập khẩu Các hànghoá nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hoá trao đổi được đưa từkhu phi thuế quan vào thị trường trong nước, thì được áp dụng Luật thuế hàng hóa

nhập khẩu

Ba là, thuế hàng hóa nhập khẩu là một khoản thu nhập của ngân sách Nhà

nước chịu sự tác động của các yếu tố về chính trị và xã hội, kinh tế trong nhữngthời kỳ nhất định

Các yếu tố về chính trị, xã hội tác động đến thuế hàng hóa nhập khẩu như là:thể chế chính trị của Nhà nước, tập quán tiêu dùng của các lớp dân cư, truyền thốngvăn hoá, xã hội của dân tộc

Các yếu tố về kinh tế tác động đến thuế hàng hóa nhập khẩu là: tốc độ tăngtrưởng kinh tế quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, giá cả, thị trường, sự biếnđộng của các dòng vốn đầu tư nước ngoài

1.1.3 Vai trò của thuế và thuế hàng hóa nhập khẩu

1.1.3.1 Vai trò của thuế

a Thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước

Thuế là công cụ quan trọng của Nhà nước trong quá trình quản lý kinh tế Đểhuy động được nguồn lực vật chất cho ngân quỹ Nhà nước thì Thuế là công cụ chủyếu chiếm số lớn trong nguồn thu, để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nướctrong quá trình thực hiện các chức năng xã hội nói chung

Sử dụng công cụ thuế để huy động tiền thuế cho Nhà nước có ưu điểm:+ Phạm vi thu thuế rộng; đối tượng nộp thuế gồm toàn bộ thể nhân và phápnhân hoạt động kinh tế

Trang 9

+ Nguồn huy động tập trung thông qua thuế là tổng sản phẩm xã hội và thunhập quốc dân trong nước tạo ra Nhờ đó một bộ phận đáng kể thu nhập xã hội tậptrung trong tay Nhà nước để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu và các biện pháp kinh tế

xã hội Mặt khác nguồn thu từ thuế được đảm bảo tập trung một cách nhanh chóng,thường xuyên và ổn định

+ Đây cũng là biện pháp hữu ích của công cụ tài chính

Vì lợi ích xã hội, Nhà nước có thể tăng thuế hay giảm thuế đối với các đốitượng nộp thuế, để kích thích hay hạn chế sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khácnhau của nền kinh tế nhằm giữ vững cân bằng ổn định thị trường để thúc đẩy pháttriển kinh tế Trong thời kỳ phát triển quá mức, có nguy cơ dẫn đến mất cân đối, bằngcách tăng thuế, thu hẹp đầu tư, Nhà nước có thể giữ vững nhịp độ tăng trưởng theomục tiêu đã đề ra Việc điều chỉnh chính sách thuế cần góp phần hình thành cơ cấungành hợp lý theo yêu cầu phát triển nền kinh tế trong từng giai đoạn Trong khi ápdụng các chính sách thuế cho từng ngành, từng loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau.Nhà nước có thể thúc đẩy sự phát triển các ngành quan trọng nhất, giữ vững vị tríthen chốt trong nền kinh tế hoặc san bằng tốc độ tăng trưởng giữa các ngành nghề

Với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, Nhà nước cần phải khuyến khíchtích luỹ trong các doanh nghiệp để tạo ra nguồn vốn đầu tư Việc thay đổi chínhsách thuế có thể ảnh hưởng đến quy mô, tốc độ tích luỹ tiền tệ do đó tác động đếnquá trình đầu tư phát triển kinh tế

Thuế được sử dụng như một công cụ có hiệu quả để góp phần thực hiệnchính sách đối ngoại và bảo hộ nền sản xuất trong nước và thúc đẩy hòa hợp kinh tếkhu vực và trên thế giới

Thông qua việc điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu, kịp thời qua từng thời kỳ đã tạonên điều kiện hạn chế hàng nhập khẩu để bảo hộ những mặt hàng trong nước sản xuất

b Thuế thực hiện vai trò phân phối của nguồn tài chính, góp phần đảm bảo công bằng xã hội

Sử dụng công cụ thuế nhà nước có thể điều tiết thu nhập một cách hợp lý,giảm bớt sự bất công bằng trong xã hội

Nếu sử dụng tốt công cụ này thì chính nó sẽ trở thành động lực khuyến khíchcác thành phần kinh tế phát triển

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, thuế ngày càng có vị trí quan trọngtrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế

Trang 10

Hoạch định các chính sách thuế phải đảm bảo phát huy vai trò là công cụ của Nhànước điều tiết nền kinh tế bằng các sắc thuế

Thông qua các phương pháp quản lý thu thuế cùng với các biện pháp tàichính khác của Nhà nước tác động hình thành nên thị trường, bình ổn giá cả tạo mọiđiều kiện cho các thành phần kinh tế kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh, nhằmmục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tăng thu ngân sách

c Thuế là công cụ quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có khả năng sử dụng chính sách thuế

để điều tiết vĩ mô nền kinh tế Điều đó xuất phát từ Khái niệm và mục tiêu quản lýthu thuế đối với doanh nghiệp

Quản lý thu thuế của nhà nước là một nội dung của quản lý thuế - một lĩnhvực quản lý hành chính công của Nhà nước Quản lý thu thuế của Nhà nước đượcmột số tác giả khái niệm hoá như sau:

“Quản lý thu thuế là quản lý việc thực thi và đảm bảo thực thi các chínhsách thuế hay là việc thực hiện quyền hành pháp và tư pháp của nhà nước tronglĩnh vực thuế” [5, tr.18]

“Quản lý thu thuế là quá trình tổ chức thực thi các luật thuế là việc định ra một

hệ thống các tổ chức, phân công các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệmcho các tổ chức này, xác lập mối quan hệ hữu hiệu trong việc thực thi luật thuế nhằmđạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện môi trường luôn biến động” [4, tr.11]

Theo luật quản lý thuế ở Việt Nam, “quản lý thu thuế là quá trình thực thicác chức năng quản lý từ quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, ấn địnhthuế; quản lý hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; quản lý xoá nợ tiền thuế, tiềnphạt; quản lý thông tin về người nộp thuế; kiểm tra, thanh tra thuế; cưỡng chế thihành các quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật thuế và giải quyếtkhiếu nại tố cáo về thuế” [10, tr.10]

Từ các khái niệm trên có thể định nghĩa quản lý thu thuế là một quá trình tổchức thực thi chính sách thuế, thông qua quá trình tác động của các cơ quan thuế lêncác tổ chức và công dân nhằm đảm bảo và tăng cường sự tuân thủ nghĩa vụ thuếmột cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian trong điều kiện môi trường quản lý

Trang 11

thu thuế luôn biến động Quá trình tác động của cơ quan thuế lên ĐTNT là quá trìnhthực thi các chức năng của quản lý thu thuế.

- Quản lý thu thuế đối với DN gắn liền với cơ quan thuế - một tổ chức Nhànước có tư cách pháp nhân công quyền Chủ thể quản lý thu thuế trực tiếp là các cơquan quản lý thuế các cấp được Nhà nước giao trách nhiệm và quyền hạn trực tiếpthu thuế Đối tượng quản lý là các DN có nghĩa vụ phải nộp thuế vào NSNN theoquy định của luật thuế

1.1.3.2 Vai trò của thuế hàng hóa nhập khẩu

a Thuế hàng hóa nhập khẩu góp phần thực hiện bảo hộ nền sản xuất trong nước

Thuế hàng hóa nhập khẩu có chức năng bảo hộ nền sản xuất trong nước Bảo

hộ là bảo vệ và trợ giúp các doanh nghiệp trong điều kiện cần thiết, là việc Nhànước thông qua các chính sách tạo ra môi trường, hành lang pháp lý thuận lợi giúpcác doanh nghiệp có điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

Trên thực tế, thuế hàng hóa nhập khẩu là một khoản chi phí nằm trong giágốc của hàng hoá, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp Giá cả

là phương tiện thực hiện cạnh tranh có hiệu quả cao Giá hàng nhập khẩu cao haythấp phụ thuộc nhiều vào chính sách thuế hàng hóa nhập khẩu Vì vậy, việc đánhthuế hàng hóa nhập khẩu là cần thiết để bảo hộ sản xuất trong nước

b Thuế hàng hóa nhập khẩu là nguồn thu lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước

Tại điều 11, Luật Hải quan quy định về nhiệm vụ của ngành Hải quan nhưsau: “Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá,phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá quabiên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạtđộng xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đốivới hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”

Nhà nước sử dụng công cụ quản lý bằng Hải quan, định ra các chính sách,luật pháp nhằm điều chỉnh hoạt động nhập khẩu, nhập cảnh, đảm bảo cho việc pháttriển các mối quan hệ quốc tế về kinh tế, văn hoá, góp phần tăng cường sự giao lưu

và hợp tác quốc tế, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia

Trang 12

Quản lý Nhà nước về Hải quan là tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát Hảiquan tại biên giới, cửa khẩu và bất cứ nơi nào có hàng hoá nhập khẩu, phương tiệnvận tải nhập cảnh, bao gồm nhiều mặt hoạt động trong đó hai mặt hoạt động chủyếu là thu thuế hàng hóa nhập khẩu và chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Do vậy, quản lý Nhà nước bằng công cụ Hải quan đối với hàng hoá nhậpkhẩu là yêu cầu tất yếu Chức năng quản lý đó ở hai mặt: Quản lý bằng chính sách,luật pháp và bằng hoạt động kiểm tra, giám sát thông qua thực hiện khai báo thủ tụcHải quan Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, thuế hàng hóa nhập khẩuchiếm trên 70% tổng số thu thuế xuất nhập khẩu Riêng Việt Nam hiện nay, thuếxuất nhập khẩu chiếm khoảng 1/3 tổng thu của ngân sách Nhà nước Việt Nam làmột nước có nền kinh tế dang phát triển, hoạt động nhập khẩu hàng hoá diễn ra rấtsôi động Có rất nhiều mặt hàng, công nghệ, máy móc thiết bị mà Việt Nam chưasản xuất được, phải nhập khẩu từ nước ngoài về, đây là một nguồn thu lớn cho ngânsách Nhà nước

c Thuế hàng hóa nhập khẩu là công cụ góp phần thực hiện nhiệm vụ quản

lý Nhà nước về Hải quan

Khi thực hiện nhiệm vụ thu thuế hàng hóa nhập khẩu, Hải quan đã kiểm tracác hoạt động nhập khẩu và điều tiết vĩ mô hoạt động nhập khẩu, vừa kích thíchnhập khẩu, vừa hướng dẫn tiêu dùng trong nước

Trong số các công cụ kinh tế mà Nhà nước sử dụng thì thuế hàng hóa nhậpkhẩu là một công cụ linh hoạt và hiệu quả nhất để Nhà nước thực hiện chức năngquản lý của mình Thuế hàng hóa nhập khẩu có tác dụng khuyến khích hay hạn chếtiêu dùng thông qua việc điều chỉnh thuế suất Với biểu thuế hàng hóa nhập khẩu vàchính sách miễn giảm thuế hàng hóa nhập khẩu, Nhà nước có thể thực hiện kiểmsoát và hướng dẫn hoạt động nhập khẩu cho phù hợp với đường lối phát triển trongtừng giai đoạn nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện công nghiệp hoá -hiện đại hoá

d Thuế hàng hóa nhập khẩu góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong quan hệ quốc tế, góp phần đảm bảo bình đẳng và công bằng

xã hội

Thuế hàng hóa nhập khẩu của Nhà nước là công cụ cần thiết khi Nhà nước thamgia ký kết các điều ước, điều khoản với các nước thành viên cũng như các nước cóquan hệ ngoại giao với Việt Nam Đồng thời, khi dùng thuế hàng hóa nhập khẩu có thể

Trang 13

loại bỏ các hạn chế định lượng cũng như hàng rào phi thuế quan khác khi Việt Nam gianhập tổ chức thương mại thế giới - WTO Các cam kết của Việt Nam với một số nướcđem lại những lợi thế cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu và manglại lợi ích cho người tiêu dùng Nhà nước quy định các mức thuế suất tùy theo mức độquan hệ của Việt Nam với các quốc gia đó Các mức thuế mà Nhà nước áp dụng trongđiều tiết quan hệ với các đối tác là: thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi, thuế suất

ưu đãi đặc biệt Việt Nam đã tham gia rất nhiều tổ chức kinh tế khu vực và quốc tênhư: ASEAM, ASEM, APEC, WTO, Khi tham gia các tổ chức này thì Việt Nam đềuphải có những cam kết về thu thuế hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia thành viên Vìvậy, thuế hàng hóa nhập khẩu là một công cụ tốt để Đảng và Nhà nước thực hiện chínhsách đối ngoại với các quốc gia khác

Thuế hàng hóa nhập khẩu là loại thuế đánh vào các hàng hoá, dịch vụ đượcnhập khẩu từ các quốc gia hay vùng lãnh thổ, dựa vào lợi thế về mặt hàng nhậpkhẩu có sức cạnh tranh cao Do đó, thuế hàng hóa nhập khẩu đã đem lại lợi thế chocác hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước, mang lại công bằng trong kinh doanh.Bên cạnh đó, thuế hàng hóa nhập khẩu còn góp phần bình ổn an ninh trật tự và côngbằng trong xã hội

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu

1.2.1 Khái niệm quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu

Xét trên quan điểm vĩ mô, quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu là một phầncủa quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu - thuộc một trong ba lĩnh vực là lập pháp,hành pháp, và tư pháp về thuế xuất nhập khẩu của công tác quản lý thu thuế

Quản lý thu thuế có thể được tiếp cận theo hai cách:

Thứ nhất, theo cách tiếp cận chiến lược, quản lý thu thuế hàng hóa nhập

khẩu là quá trình hoạch định chính sách, triển khai chính sách và kiểm soát sự thựchiện thu thuế hàng hóa nhập khẩu

Thứ hai, theo cách tiếp cận tác nghiệp, quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu

là quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về thuế hàng hóa nhập khẩu, chính sáchthuế hàng hóa nhập khẩu và các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan Làphương thức tác động của cơ quan thuế lên đối tượng nộp thuế theo cơ chế tự khai,

tự nộp thuế

Tự khai, tự nộp thuế là một phương thức quản lý thuế được xây dựng trênnền tảng sự tự giác tuân thủ của đối tượng nộp thuế, được cụ thể bằng việc đối

Trang 14

tượng nộp thuế tự tính thuế, tự xác định số thuế phải nộp và nộp đúng hạn qui định.

Cơ quan thuế được tổ chức và thực hiện các biện pháp quản lý thuế phù hợp vớinguyên tắc đó

* Người nộp thuế hàng hóa nhập khẩu: Tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập

khẩu thuộc đối tượng chịu thuế hoặc tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thayngười nộp thuế (gọi chung là doanh nghiệp)

Trong nội dung luận văn, tác giả đề cập đến quản lý thu thuế hàng hóa nhậpkhẩu theo cách tiếp cận tác nghiệp, được định hướng bởi Luật quản lý thuế số78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006

1.2.2 Mục tiêu của quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu

Quản lý thuế hàng hóa nhập khẩu là một trong những nội dung quan trọngcủa công tác quản lý tài chính Nhà nước, quản lý thuế hàng hóa nhập khẩu khôngthể tách rời quản lý thuế nói riêng và quản lý Nhà nước nói chung

Công tác quản lý thuế hàng hóa nhập khẩu nhằm đạt được các mục tiêu cơbản như sau:

Một là, Tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho ngân sách Nhà nước

trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu

Ở Việt Nam hiện nay, số thu bằng thuế hàng hóa nhập khẩu hàng năm chiếm

tỷ trọng lớn trong tổng số thu thuế cùng như tổng số thu của ngân sách Nhà nước

Vì vậy, làm tốt công tác quản lý thuế hàng hóa nhập khẩu sẻ có tác dụng lớn trongviệc tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho ngân sách Nhà nước

Mặt khác, các chính sách về thuế hàng hóa nhập khẩu có tác động lớnđến thu nhập của các tổ chức kinh tế và cá nhân, qua đó tác động đến quá trìnhphát triển kinh tế - cơ sở tạo ra nguồn thu thuế hàng hóa nhập khẩu trong tươnglại Để tăng cường và ổn định số thu của ngân sách Nhà nước, trong công tácquản lý thuế hàng hóa nhập khẩu cũng cần phải chú ý duy trì và phát triển các

cơ sở tạo ra nguồn thu

Hai là, phát huy tốt nhất vai trò của thuế hàng hóa nhập khẩu trong nền kinh tế.

Vai trò của thuế hàng hóa nhập khẩu là rất quan trọng trong nền kinh tế quốcdân Nhưng vai trò đó không mang tính khách quan, mà nó là kết quả của những tácđộng từ phía con người Những tác động đó được thực hiện thông qua những nộidung, những công việc cụ thể của công tác quản lý thuế hàng hóa nhập khẩu Cáccông việc cụ thể là:

Trang 15

- Hướng dẫn các doanh nghiệp để thực hiện đúng các văn bản chính sách mới(Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu; Luật Hải quan; Luật quản lý thu thuế), nâng cao ýthức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp, triển khai thực hiện chế độ kếtoán mới trong đó đã chủ động xây dựng và áp dụng có kết quả các phần mềm tin học,

vì vậy chất lượng công tác kế toán thuế hàng hóa nhập khẩu được nâng cao một bước,hạn chế được nhiều sai sót, nhầm lẩn trong việc theo dõi nợ đọng và cưỡng chế thuế

- Tổ chức tập huấn để triển khai Hiệp định GATT/WTO cùng với việc ràsoát để sắp xếp bố trí cán bộ làm công tác thuế cho phù hợp

Ba là, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế và dân cư.

Trong cơ chế kinh tế thị trường, Nhà nước thông qua công cụ luật pháp đểthực hiện sự tác động vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô Ý thức chấp hành luật pháp củacác tổ chức kinh tế và dân cư sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhữngtác động của Nhà nước đến nền kinh tế Qua công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra,thanh tra việc chấp hành luật thuế hàng hóa nhập khẩu cùng với việc tăng cườngtính pháp chế của luật thuế hàng hóa nhập khẩu, ý thức chấp hành của các luật thuếđược nâng cao, từ đó tạo thói quen chấp hành pháp luật trong mọi tầng lớp dân cư

Như vậy, trên đây là ba mục tiêu cơ bản của công tác quản lý thuế hàng hóanhập khẩu

1.2.3 Nội dung của cơ bản của công tác quản lý thuế hàng hóa nhập khẩu

1.2.3.1 Đối tượng chịu thuế và nộp thuế hàng hóa nhập khẩu

Thứ nhất, Tất cả hàng hoá và dịch vụ được phép nhập khẩu qua cửa khẩu

biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa vào thịtrường trong nước đều đối tượng chịu thuế hàng hóa nhập khẩu

Thứ hai, đối tượng không chịu thuế hàng hóa nhập khẩu là hàng hoá

nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế hàng hóa nhập khẩu sau khi làm thủ tụcHải quan gồm:

- Hàng quá cảnh và mườn đường qua lãnh thổ Việt Nam

- Hàng kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu, bao gồm các hình thức:+ Hàng được vận chuyển từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu không quacửa khẩu Việt Nam

+ Hàng hoá vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩuViệt Nam, nhưng không làm thủ tục nhập khẩu mà xuất khẩu ra khỏi Việt Nam

Trang 16

+ Hàng hoá vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩuViệt Nam, đưa vào kho ngoại quan, nhưng không làm thủ tục nhập khẩu và xuấtkhẩu ở Việt Nam

- Hàng hoá từ nước ngoài nhập vào khu chế xuất và hàng hoá từ khu chế xuấtxuất khẩu ra nước ngoài (trực tiếp hoặc qua cửa khẩu Việt Nam) hoặc hàng hoá đưa

từ khu chế xuất này đến khu chế xuất khác trong lãnh thổ Việt Nam

Thứ ba, Đối tượng nộp thuế hàng hóa nhập khẩu Tất cả các tổ chức, cá nhân

có hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuê nhập khẩu đều là đối tượng nộpthuế hàng hóa nhập khẩu Trường hợp nhập khẩu uỷ thác thì tổ chức nhận uỷ thácchịu trách nhiệm nộp thuế hàng hóa nhập khẩu cho cơ quan Hải quan thay chongười uỷ thác

1.2.3.2 Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu

a Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu

* Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu được quy định miễn thuế trong các trường hợp sau đây:

- Hàng viện trợ không hoàn lại theo dự án viện trợ.

- Hàng tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để tham gia hội chợ triển lãm

- Hàng hoá là tài sản di chuyển được miễn thuế hoặc trong tiêu chuẩn hàng lýmiễn thuế của khách nhập cảnh tại cửa khẩu Việt Nam

- Hàng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền miễn thuế trừtheo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với các công ước quốc tế mà ViệtNam ký kết

- Hàng hoá là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để phục vụ gia công cho phíanước ngoài, rồi xuất khẩu theo hợp đồng đã ký

* Xét miễn thuế hàng hóa nhập khẩu

Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu được xét miễn thuế hàng hóa nhập khẩu là cáctrường hợp sau đây:

- Hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh quốc phòng,nghiên cứu khoa học và giáo dục, đào tạo

- Hàng nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và của bênnước ngoài hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

- Hàng nhập khẩu của các nhà đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước

Trang 17

- Hàng là quà biếu, quà tặng được xét miễn thuế theo mức quy định.

- Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng miễn thuế

Đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA:

- Đối với sử dụng dự án ODA không hoàn lại, được miễn thuế hàng hóanhập khẩu, kể cả thu chênh lệch giá (hoặc phụ thu) đối với một số hàng nhậpkhẩu (nếu có)

- Đối với dự án sử dụng vốn ODA vay ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực, ngànhnghề địa điểm thuộc đối tượng khuyến khích đầu tư trong nước, được miễn thuếhàng hóa nhập khẩu đối với loại hàng hoá trong nước chưa sản xuất được hoặc sảnxuất được nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng theo quy định

b Giảm thuế hàng hóa nhập khẩu

Hàng hoá nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu

bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhậnthì được xét giảm thuế hàng hóa nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế củahàng hoá

Thẩm quyền xét giảm thuế:

Cục Hải quan địa phương căn cứ vào số lượng hàng hóa bị mất mát và tỷ lệtổn thất thực tế của hàng hóa đã được giám định chứng nhận để xem xét và ra quyếtđịnh giảm thuế hàng hóa nhập khẩu

c Hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu

Hàng hoá, dịch vụ được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau:

- Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu đã nộp thuế, còn lưu kho, bãi ở cửa khẩu, được táixuất

- Hàng đã nộp thuế hàng hóa nhập khẩu theo tờ khai, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn

- Hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, quy cách, phẩm cấp so với hợp đồngthương mại đã ký với phía nước ngoài, do phía nước ngoài gửi sai thì sẽ được hoànlại số thuế nhập đã nộp thừa, nếu thiếu thì phải nộp bổ sung

- Đối với trường hợp nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai, được hoàn trả tiền thuế nộpquá trong thời hạn 1 năm trở về trước (kể từ ngày kiểm tra phát hiện)

- Hàng là vật tư, nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được hoànthuế tương ứng với tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm

- Hàng được phép tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập

Trang 18

- Hàng hoá từ doanh nghiệp chế xuất được thực hiện như quy định hoàn thuế đối vớicác trường hợp nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, tạm nhập -tái xuất nêu trên.

- Hàng nhập khẩu nhưng vì lý do nào đó buộc phải tái xuất ra nước ngoài, được hoànthuế hàng hóa nhập khẩu đã nộp

- Đối với số máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cánhân được phép tạm nhập - tái xuất hoặc mượn tái xuất để thực hiện các dư án đầu tư,thi công, lắp đặt công trình khi nhập khẩu phải được kê khai nộp thuế hàng hóa nhậpkhẩu theo quy định, khi tái xuất ra khỏi Việt Nam sẽ được hoàn thuế hàng hóa nhậpkhẩu

Số thuế hàng hóa nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sơ giá trị sử dụngcòn lại của máy móc, thiết bị đó tính theo thời gian sử dụng và lưu tại Việt Nam

1.2.4 Quy trình quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu

1.2.4.1 Kê khai hải quan hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu

Tổ chức, cá nhân có hàng hoá nhập khẩu phải kê khai đầy đủ, chính xác cácnội dung theo quy định của pháp luật, nộp Tờ khai hàng hoá nhập khẩu và nộp/xuấttrình các hồ sơ liên quan cho cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá

1.2.4.2 Thời điểm tính thuế và thời hạn thông báo thuế

a Thời điểm tính thuế hàng hóa nhập khẩu

Thời điểm tính thuế hàng hóa nhập khẩu là ngày đối tượng nộp thuế đăng ký

Tờ khai hàng hoá nhập khẩu với cơ quan Hải quan theo quy định của Luật Hảiquan Trường hợp nộp thuế khai báo điện tử thì thời điểm tính thuế là ngày cơ quanHải quan cấp số Tờ khai tự động từ hệ thống (dưới đây gọi là tắt là ngày đăng ký Tờkhai hàng hoá nhập khẩu)

Thuế hàng hóa nhập khẩu được tính theo thuế suất, giá tính thuế, tỷ giá tính thuếtại ngày đăng ký Tờ khai hàng hoá nhập khẩu Quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khaihàng hoá nhập khẩu nhưng chưa có hàng hoá thực nhập khẩu thì Tờ khai hàng hoánhập khẩu đã đăng ký không có giá trị làm thủ tục Hải quan hàng hoá nhập khẩu Khi

có hàng hoá thực tế nhập khẩu đối tượng nộp thuế phải làm lại thủ tục kê khai và đăng

ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu, thời điểm tính thuế là ngày đăng ký Tờ khai lần sau

Trường hợp đối tượng nộp thuế kê khai trước ngày đăng ký tờ khai hàng hoánhập khẩu thì tỷ giá tính thuế được áp dụng theo tỷ giá tại ngày đối tượng nộp thuế đã kêkhai, nhưng không qua ba ngày liền kề trước ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu

Trang 19

b Thời hạn thông báo thuế

Trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi đối tượng nộp thuế đăng ký Tờkhai hàng hoá nhập khẩu, cơ quan Hải quan phải thông báo cho đối tượng nộp thuế

và số thuế phải nộp

Đối với những trường hợp phải có giám định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chấtlượng, số lượng, chủng loại để đảm bảo chính xác cho việc tính thuế (như xác địnhtên mặt hàng, mã số hàng hoá theo danh mục Biểu thuế, chất lượng, số lượng, tiêuchuẩn kỹ thuật, tình trạng cũ, mới, của hàng hoá nhập khẩu ) thì cơ quan Hải quanvẫn ra thông báo số thuế phải nộp theo khai báo của đối tượng nộp thuế trong thờihạn tám giờ làm việc kể từ khi đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hàng hoá nhậpkhẩu; đồng thời phải thông báo cho đối tượng nộp thuế biết lý do phải giám định vànếu có kết quả giám định khác so với khai báo của đối tượng nộp thuế thì đối tượngnộp thuế phải nộp thuế theo kết quả giám định

Sau khi có kết quả giám định, nếu có thay đổi về số thuế phải nộp, cơ quanHải quan ra thông báo điều chỉnh lại thông báo ban đầu trong thời hạn tám giờ làmviệc kể từ khi nhận được kết quả giám định Các chi phí liên quan đến việc giámđịnh sẻ do cơ quan Hải quan chi trả trong trường hợp cơ quan Hải quan đề nghịgiám định hoặc sẻ do đối tượng nộp thuế chi trả trong trường hợp đối tượng nộpthuế đề nghị giám định

c Thời hạn nộp thuế hàng hóa nhập khẩu

Thứ nhất, đối với hàng hoá là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản

xuất hàng hoá xuất khẩu là chín tháng (được tính tròn là 275 ngày) kể từ ngày đốitượng nộp thuế nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp

 Điều kiện để được áp dụng thời hạn nộp thuế chín tháng đối với vật tư, nguyên liệunhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu, phải có:

- Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuấtkhẩu

- Đối tượng nộp thuế không nợ đọng thuế quá thời hạn (tại thời điểm nhập khẩu) theoquy định của Luật thuế hàng hóa nhập khẩu; trừ trường hợp nợ thuế hàng hóa nhậpkhẩu quá hạn của các lô vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hànghoá xuất khẩu, sản phẩm đã được thực xuất khẩu và đối tượng nộp thuế đã đủ hồ sơyêu cầu hoàn thuế trong thời hạn quy định (bao gồm cả trường hợp cơ quan Hảiquan chưa làm thủ tục thanh quyết toán)

Trang 20

Căn cứ vào hồ sơ quy định, cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu rathông báo thời hạn nộp thuế cho đối tượng nộp thuế là chín tháng, đồng thời theodõi việc nợ thuế của đối tượng nộp thuế để quyết toán số nợ thuế khi thực tế xuấtkhẩu sản phẩm

Một số trường hợp đặc biệt do chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu củadoanh nghiệp dài hơn chín tháng như đóng tàu, thuyền, chế tạo máy móc, thiết bị cơkhí thì thời hạn nộp thuế có thể được hơn chín tháng Đối tượng nộp thuế có văn bảngiải trình để Cục Hải quan địa phương xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể

 Chậm nhất đến khi đối tượng nộp thuế được áp dụng là chín tháng hoặc hơn chíntháng, đối tượng nộp thuế phải làm thủ tục quyết toán số nợ thuế với cơ quan Hảiquan Nếu quá thời hạn nộp thuế mà đối tượng nộp thuế mới xuất khẩu hoặc khôngxuất khẩu sản phẩm theo hợp đồng xuất khẩu hàng hoá đã đăng ký với cơ quan Hảiquan thì bị xử lý phạt chậm nộp thuế cụ thể như sau:

- Đối với phần nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để sử dụng vào sản xuất sảnphẩm theo hợp đồng xuất khẩu hàng hoá đã đăng ký với cơ quan Hải quan, nhưngsản phẩm không xuất khẩu thì tính phạt chậm nộp thuế kể từ ngày thứ 31 tính từngày nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan đến ngày thực nộp thuế

- Đối với phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã sử dụng vào sản xuất sản phẩm

và đã thực xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế thì tính phạt chậm nộp thuế kể từ ngàyquá thời hạn nộp thuế theo thông báo của cơ quan Hải quan đến ngày thực nộp thuế

- Đối với trường hợp đối tượng nộp thuế được áp dụng thời hạn nộp thuếchín tháng hoặc hơn chín tháng nhưng không xuất khẩu sản phẩm hoặc xuất khẩungoài thời hạn nộp thuế, thì đối tượng nộp thuế phải nộp thuế (trường hợp xuất khẩusản phẩm ngoài thời hạn nộp thuế thì phải nộp thuế khi hết thời hạn nộp thuế được

áp dụng và được hoàn lại số thuế đã nộp thuế khi sản phẩm thực tế xuất khẩu) và bị

xử phạt như nêu trên, ngoài ra còn bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcthuế theo quy định hiện hành

- Đối tượng nộp thuế không được tiếp tục áp dụng thời hạn nộp thuế chíntháng (hoặc hơn chín tháng) của các lô hàng sau nếu còn nợ thuế, nợ phạt chậm nộp

và nợ phạt vi phạm hành chính; khi nộp xong tiền thuế, tiền phạt chậm nộp và tiềnphạt vi phạm hành chính theo thông báo của cơ quan thu thuế thì tiếp tục cho hưởngthời hạn chín tháng (hoặc hơn chín tháng) đối với lô hàng nguyên liệu, vật liệu nhậpkhẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu tiếp theo

Trang 21

Thứ hai, trường hợp hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập - tái xuất

hoặc tạm xuất - tái nhập thì thời hạn nộp thuế là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn của cơquan có thẩm quyền cho phép tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập (áp dụng cho

cả trường hợp được phép gia hạn) theo quy định của Bộ Công thương

Thứ ba, đối với hàng hoá tiêu dùng phải nộp xong thuế hàng hóa nhập khẩu

trước khi nhận hàng hoá tiêu dùng thực hiện theo qui định của Bộ Công thương).Trừ các trường hợp sau:

- Trường hợp đối tượng nộp thuế có sự bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thuế là 30ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo thuế của cơ quan Hảiquan về số thuế phải nộp, với điều kiện sau:

+ Đối tượng đứng ra bảo lãnh phải là tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khácđược phép thực hiện một số hoạt động Ngân hàng theo qui định của Luật các tổ chứctín dụng và Luật sữa đổi, bổ sung một số Điều của Luật các tổ chức tín dụng

+ Nội dung bảo lãnh phải ghi rõ tên tổ chức đứng ra bảo lãnh, tên doanhnghiệp được bảo lãnh, số tiền thuế được bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh và cam kết củađối tượng đứng ra bảo lãnh

Căn cứ vào giấy bảo lãnh của tổ chức đứng ra bảo lãnh, cơ quan Hải quannơi làm thủ tục nhập khẩu ra thông báo thời hạn nộp thuế là 30 ngày cho đối tượngnộp thuế tương ứng với số tiền thuế được bảo lãnh

Quá thời hạn nộp thuế theo thông báo thuế của cơ quan Hải quan mà đốitượng nộp thuế chưa nộp thuế theo qui định, cơ quan Hải quan đề nghị tổ chức đứng

ra bảo lãnh nộp số tiền thuế vào ngân sách Nhà nước thay cho đối tượng được bảolãnh theo đúng qui định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thực hiện

- Trường hợp hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh,quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo thuộc diện được xét miễnthuế hàng hóa nhập khẩu thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộpthuế nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp

- Trường hợp hàng hoá nằm trong Danh mục hàng hoá tiêu dùng theo quiđịnh của Bộ Công thương nhưng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp dùng chosản xuất thì được áp dụng thời hạn thuế là 30 ngày hoặc 275 ngày (đối với hàng hoá

là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu) kể từngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuếphải nộp Trên cơ sở bộ hồ sơ, kết quả kiểm tra lô hàng thực tế nhập khẩu và văn

Trang 22

bản cam kết của đối tượng nộp thuế về việc sử dụng vật tư, nguyên liệu nhập khẩutrực tiếp cho sản xuất Cục Hải quan địa phương ra thông báo thuế theo qui định.Trường hợp phát hiện có sự gian lận thì ngoài việc tính phạt chậm nộp thuế theothời hạn phải nộp thuế của hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu, đối tượng nộp thuế còn bị

xử lý theo qui định của pháp luật

Thứ tư, Đối với hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch, hàng hoá nhập khẩu của

cư dân biên giới thì đối tượng nộp thuế phải nộp xong thuế trước khi nhập khẩuhàng hoá vào Việt Nam

Thứ năm, Đối với hàng hoá nhập khẩu có thời hạn nộp thuế khác nhau thì

phải mở Tờ khai hàng hoá nhập khẩu riêng theo từng thời hạn nộp thuế

Thứ sáu, Trường hợp hàng hoá nhập khẩu còn trong sự giám sát của cơ quan

Hải quan, nhưng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để điều tra chờ xử lýthì thời hạn nộp thuế đối với từng loại hàng hoá thực hiện theo quy định của Luậtthuế hàng hóa nhập khẩu và tính từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có vănbản cho phép giải tỏa hàng hoá đã tạm giữ

1.2.5 Nguyên tắc quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu

- Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN Nộp thuế theo qui định của pháp

luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân Cơ quan, tổ chức, cá nhân cótrách nhiệm tham gia quản lý thuế

- Việc quản lý thu thuế được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế

và các qui định khác của pháp luật có liên quan

- Việc quản lý thu thuế phải đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng; bảođảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế

1.3 Nội dung quản lý của Hải quan đối với thuế hàng hóa nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay

Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của ngành Hải quan đó là tổ chức thựchiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Trong khuôn khổcủa bản luận văn tác giả tập trung nghiên cứu sâu về việc tổ chức quản lý thuếhàng hóa nhập khẩu đối với hàng hoá và doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

Quản lý của Hải quan đối với thuế hàng hóa nhập khẩu là các phương pháp,hình thức quản lý thuế (khai thuế, nộp thuế, thủ tục hoàn miễn giảm thuế, xemxét khiếu nại thuế và kiểm tra thanh tra thuế …), các công cụ quản lý (các qui định,

Trang 23

qui trình, biện pháp nghiệp vụ, phương tiện quản lý), cơ cấu tổ chức bộ máy(các bộ phận, các đơn vị thuộc cơ quan hải quan, đội ngũ cán bộ công chức hảiquan) đối với hàng hóa nhập khẩu qua của khẩu, biên giới lãnh thổ Việt Nam,hàng hóa được đưa vào từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khuphi thuế quan vào thị trường trong nước, hàng hóa từ khu chế xuất vào thị trườngtrong nước, ra nước ngoài và ngược lại.

1.3.1 Khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động quản lý thuế hàng hóa nhập khẩu của cơ quan Hải Quan

Thuế hàng hóa nhập khẩu là loại thuế chiếm tỉ trọng lớn trong các sắc thuế

mà cơ quan Hải quan quản lý và thu thuế Việc quản lý sắc thuế này chịu sự chiphối bởi rất nhiều nguồn luật trong nước và quốc tế, các cam kết trong hội nhập.Đối với luật trong nước, hiện nay sắc thuế này chịu sự tác động của thuế Luậtthuế xuất nhập khẩu; Luật Hải quan; Luật quản lý thuế và các văn bản qui phạmpháp luật có liên quan như sau:

+ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi bổ sungmột số điều của Luật Hải quan số 42/2011/QH ngày 29/11/2012;

+ Nghị định số 154/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 của Chính phủ qui địnhchi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra giám sát HQ;

+ Thông tư 112/2011/TT-BTC ngày 15/12/2011 của Bộ Tài Chính hướngdẫn về thủ tục Hải quan, kiểm tra giám sát Hải quan;

+ Luật thuế xuất khẩu, thuế hàng hóa nhập khẩu số 45/2011/QH11 ngày14/6/2011;

+ Nghị định 149/2011/NĐ-CP ngày 08/12/2011 của Chính phủ qui định chitiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế hàng hóa nhập khẩu;

+ Thông tư 113/2011/TT-BTC ngày 15/12/2011 của Bộ Tài Chính hướngdẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế hàng hóa nhập khẩu;

+ Luật Quản lý thuế số 78/2012/QH11 ngày 29/11/2012;

+ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 25/5/2013 của Chính phủ qui định chitiết thi hành Luật Quản lý thuế;

+ Thông tư 59/2013/TT-BTC ngày 14/6/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫnthi hành thuế xuất khẩu, thuế hàng hóa nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu;

Trang 24

+ Thông tư 60/2013/TT-BTC ngày 14/6/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thihành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2013/NĐ-

CP ngày 25/5/2013 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế;

+ Nghị định số 97/2013/NĐ-CP ngày 07/6/2013 của Chính phủ qui định vềviệc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chínhtrong lĩnh vực Hải quan;

+ Thông tư 62/2013/TT-BTC ngày 14/6/2013 của Bộ Tài Chính hướngdẫn thi hành Nghị định số 97/2013/NĐ-CP ngày 07/6/2013 của Chính phủ qui địnhviệc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan;

+ Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 07/6/2013 của Chính phủ qui định về việc

xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

+ Quyết định 2422/QĐ-TCHQ ngày 27/11/2008 về việc ban hành Quy trình kiểmtra thuế, ấn định thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi làm thủ tục Hải quan

+ Quyết định 2424/QĐ-TCHQ ngày 27/11/2008 về việc ban hành Quytrình miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế không thu thuế xuấtkhẩu, thuế hàng hóa nhập khẩu

1.3.2 Nội dung quản lý thuế [20]

Theo mô hình tự khai tự nộp, việc quản lý thuế gồm 4 nhóm công việc nhưsau: quản lý khai thuế, quản lý nộp thuế, xét miễn giảm hoàn thuế, xem xét khiếunại về thuế và thanh tra thuế

- Quản lý khai thuế: Quản lý khai thuế là khâu đầu tiên và đặc biệt quantrọng trong qui trình quản lý thuế Quản lý khai thuế tại cơ quan Hải quan là quátrình công chức Hải quan tiếp nhận khai báo; kiểm tra các tiêu chí khai báo vềthuế của DN; kiểm tra sự phù hợp giữa các loại chứng từ trong bộ hồ sơ Hảiquan và việc khai báo của Doanh nghiệp; ra quyết định ấn định thuế nếu thấy sựkhai báo của DN chưa chính xác hoặc không trung thực; thực hiện công tác kếtoán theo dõi thu nộp tiền thuế của các tổ chức, cá nhân nộp thuế

- Quản lý nộp thuế: thực hiện quản lý và đôn đốc thu nợ thuế, cưỡng chế

nợ thuế đảm bảo thu đủ và kịp thời tiền thuế vào NSNN và thực hiện giải quyết cácthủ tục về xóa nợ theo qui định

- Xét miễn giảm, hoàn thuế: căn cứ chế độ chính sách hiện hành để giảiquyết miễn giảm, hoàn thuế cho Doanh nghiệp

Trang 25

- Xem xét khiếu nại thuế và thanh tra thuế: thực hiện công tác thanh tra,kiểm tra tổ chức và cá nhân nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật về thuế; giảiquyết các khiếu nại, tố cáo về thuế của các tổ chức và cá nhân nộp thuế.

b Quản lý nộp thuế: Đối tượng nộp thuế ở đây là các tổ chức cá nhân có hàng

hóa nhập khẩu thuộc diện chịu thuế hàng hóa nhập khẩu, các cá nhân có hàng hóa khinhập cảnh, các tổ chức nhận uỷ thác, các DN cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông,dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, các tổ chức nhận bảo lãnh cho đối tượng nộp thuế

Mục tiêu: Kịp thời phát hiện và xử lý các ĐTNT cố tình chây ỳ, nợ thuế và

chiếm đoạt tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế, để đảm bảo thuđúng, thu đủ, kịp thời các khoản thu vào NSNN, phù hợp với pháp luật về thuế

Xây dựng và thực hiện các phương pháp, biện pháp theo dõi, đánh giá nợthuế và thu nợ thuế phù hợp nhằm thu đủ số nợ thuế nợ đọng vào NSNN, không

để thất thu và bảo đảm công bằng xã hội

Công tác thu nợ thuế phải bảo đảm xác định kịp thời, chính xác các khoản

nợ của từng ĐTNT Xác định nguyên nhân, tình trạng nợ của ĐTNT Từ đó cóbiện pháp thu nợ phù hợp, hiệu quả; sử dụng một cách có hiệu quả các biện phápthu nợ thuế với nguồn lực ít nhất thu được số nợ nhiều nhất cho NSNN

Quá trình quản lý nộp thuế diễn ra theo trình tự như sau:

- Tiến hành theo dõi quá trình chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của DN;

- Tiếp nhận chứng từ nộp thuế của DN và tiến hành xóa nợ thuế cho DNtrên hệ thống mạng quản lý nợ thuế;

- Tiến hành tính phạt chậm nộp thuế nếu DN nộp trể hạn so với thời hạn

đã qui định trong các văn bản luật;

- Nếu DN cố tình chây ỳ không nộp thuế đúng thời hạn được qui địnhtrong luật thì tiến hành cưỡng chế thuế của DN;

- Sử dụng các biện pháp đốc thu thu hồi nợ đọng thuế như phối hợp với các

cơ quan ban ngành Công an, Tòa án, các sở ban ngành…

Tại Việt Nam, có rất nhiều loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu Mỗi loạihình nhập khẩu đều có những đặc thù riêng cho nên việc quản lý nộp thuế, theodõi nợ thuế và cưỡng chế thuế đã có những chính sách quản lý thuế riêng Ví dụnhư đối với loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu thì để khuyếnkhích và thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này, chính sách thuế đã có những

ưu đãi đặc biệt như thời gian được phép nộp thuế là 275 ngày, DN tạm nộp thuế

Trang 26

hàng hóa nhập khẩu phần nguyên liệu vào tài khoản của Hải quan, sau đó DN sẽđược hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu nếu DN có sản phẩm được xuất ra.

Tùy theo đặc điểm của từng loại hình hàng hoá mà có cách thức quản lý riêng:

- Hàng kinh doanh theo hợp đồng mua bán: là loại hàng hoá được nhập khẩu

theo hợp đồng thương mại ký kết giữa người mua và người bán, theo đó người muaphải làm nghĩa vụ nộp thuế hàng hóa nhập khẩu cho lô hàng đó Do đó, đối tượngkinh doanh loại hàng hóa này phải chịu toàn bộ thuế hàng hóa nhập khẩu, thuếGTGT, thuế TTĐB( nếu có) Để ĐTNT chủ động trong hoạt động kinh doanh củamình, chính sách thuế cho phép loại hình này được ân hạn thuế trong vòng 30 ngày

kể từ ngày

ĐTNT kê khai tính thuế với điều kiện ĐTNT có quá trình chấp hành tốtpháp luật Hải quan, thường là 365 ngày trước đó Nếu hàng hoá là hàng tiêu dùngthì phải nộp thuế ngay trước khi giải phóng hàng Sau thời gian trên nếu DN chưađóng thuế thì cơ quan Hải quan sẽ tiến hành tính phạt chậm nộp thuế vớimức phạt là 0.05%/ngày/tổng số thuế phải nộp Nếu quá 90 ngày tính từ ngàyhết hạn nộp thuế nhưng DN vẫn cố tình chây ỳ không nộp thuế thì cơ quan HQtiến hành cưỡng chế không cho làm thủ tục các lô hàng tiếp theo của DN này vàtiến hành đưa DN này vào tiêu chí theo dõi, đôn đốc nợ thuế thường xuyên Nếuxét thấy cần thiết cơ quan Hải quan sẽ phối hợp với các ban ngành chức năng nhưCông an… để thu hồi nợ

- Hàng hoá tạm nhập, tái xuất: là loại hàng hóa tạm nhập vào lãnh thổ Việt

Nam trong một thời gian nhất định nào đó sau đó sẽ được tái xuất Vì loại hàng chỉ tạmnhập vào lãnh thổ Việt Nam nên cơ quan Hải quan không tiến hành thu thuế, tuy nhiênthời gian được phép lưu lại Việt Nam tối đa chỉ có 90 ngày, quá thời hạn 90 ngày cơquan Hải quan sẽ tiến hành thu thuế Thời hạn ân hạn thuế là 15 ngày kể từ ngày hếthạn tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập theo qui định của cơ quan có thẫm quyền.Nếu quá thời hạn nêu trên thì cơ quan HQ sẽ áp dụng các biện pháp tính phạt, cưỡngchế và thu hồi nợ đọng như đối với hàng kinh doanh theo hợp đồng mua bán

- Hàng là nguyên liệu nhập để sản xuất hàng xuất khẩu: là loại hình nhập

khẩu nguyên liệu về để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu Trong phương thức nàyngười mua và người bán hoàn toàn độc lập nhau Chủ trương của Đảng và nhànước đối với loại hình NSXXK là khuyến khích xuất khẩu, thực hiện chính sách

ưu đãi thuế đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nhằm

Trang 27

tạo công ăn việc làm, khai thác nguồn lực trong nước, tranh thủ vốn, khoa họcnước ngoài… nên thời gian ân hạn thuế của loại hình này là 275 ngày Số thuếnày sẽ không thu khi nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất sản phẩm và sản phẩm

đã thực xuất khẩu trong thời gian ân hạn thuế hoặc được hoàn thuế khi sản phẩmthực xuất khẩu ngoài thời gian ân hạn thuế Tuy nhiên nếu DN không xuất khẩuđược sản phẩm trong thời gian ân hạn thuế thì vẫn phải chịu tính phạt, cưỡng chế

và thu hồi nợ đọng như đối với hàng kinh doanh theo hợp đồng mua bán

c Hoàn, miễn, giảm thuế

Nhằm khuyến khích, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực, ngànhnghề nước ta còn yếu kém so với các nước trong khu vực đồng thời nhằm bảo đảm ansinh xã hội nên nhà nước ta đã chủ trương miễn, giảm, hoàn rất nhiều đối tượng thamgia hoạt động xuất nhập khẩu Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nướctrong điều kiện các Doanh nghiệp trong nước chưa thật sự đủ mạnh để cạnh tranh vớicác DN nước ngoài Tuy thật sự không phải là bảo hộ nhưng đây là bước chuẩn bị lựccho các DN trong nước khi bước vào Tổ chức thương mại thế giới WTO

d Thanh tra thuế, giải quyết khiếu nại về thuế

Mục tiêu: Ngoài việc khuyến khích ĐTNT tuân thủ tự nguyện và hỗ trợĐTNT trong việc kê khai thuế, cơ quan Hải quan phải nâng cao chất lượng vàhiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịpthời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế

Trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánhgiá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ

để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế Căn cứ vào kết quả kiểm tra, thanhtra thuế, thủ trưởng cơ quan Hải quan ra quyết định xử lý về thuế, xử phạt viphạm hành chính theo thẫm quyền hoặc đề nghị người có thẫm quyền ra quyếtđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế

Trường hợp kiểm tra, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế códấu hiệu tội phạm thì trong mười ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện cơ quan Hảiquan chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẫm quyền để điều tra theo qui định của phápluật tố tụng hình sự Cơ quan Hải quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điềutra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo qui định của pháp luật

Các qui định xử lý với ĐTNT phải phù hợp với thông lệ quốc tế và bảo đảm cácnguyên tắc tôn trọng sự tuân thủ tự nguyện ĐTNT và xử lý một cách công bằng

Trang 28

Trong trường hợp ĐTNT không đồng ý với các quyết định của cơ quan Hảiquan thì có quyền khiếu nại Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáođược thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế hàng hóa nhập khẩu

1.4.1 Các nhân tố chủ quan

1.4.1.1 Các yếu tố thuộc về năng lực con người

Con người luôn là yếu tố quan trọng trong tất cả các lĩnh vực Con ngườiphát minh ra máy móc, đồng thời chỉ có con người mới điều hành được máy móc

đó Nếu không có con người tác động thì không có máy móc nào có thể hoạt độngđược Trong quản lý thuế hàng hóa nhập khẩu, con người đóng vai trò quan trọngquyết định đến thành công hay thất bại của các hoạt động quản lý thuế Các cán bộthực hiện công tác quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu là những người có trình độchuyên môn cao, có trình độ nghiệp vụ, thành thạo các kỷ thuật Bên cạnh đó, cáccán bộ quản lý thu thuế nắm bắt nhanh các quy định mới và có trình độ ngoại ngữtốt nên thực hiện nhanh gọn các nghiệp vụ thu thuế hàng hóa nhập khẩu, tạo điềukiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi kê khai và nộp thuế hàng hóa nhập khẩu.Hàng năm, các lớp tập huấn về các quy định mới trong công tác quản lý thu thuếđược triển khai, giúp cán bộ nhân viên nâng cao nghiệp vụ kỹ thuật

Cơ chế thị trường tồn tại với những quy luật rất khắt khe Con người ngàycàng tìm kiếm, phát minh ra những máy móc, trang thiết bị hiện đại giúp con ngườitrong những hoạt động hàng ngày Mặt khác, con người cũng không ngừng nângcao kiến thức của mình để có thể bắt kịp với những yêu cầu mới trong thời kinh tếthị trường Trong lĩnh vực quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu, cán bộ công nhânviên luôn phải tìm tòi những cách thức mới để triển khai nhanh các thủ tục hànhchính, đồng thời phải luôn coi trọng việc tìm kiếm những công cụ mới nhằm pháthiện và ngăn chặn hiện tượng gian lận thuế hàng hóa nhập khẩu

Như vậy, trong lĩnh vực nào thì yếu tố con người đóng vai trò cực kỳquan trọng Con người quyết định đến sự thành công hay thất bại của các hoạtđộng Đế công tác quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu được diễn ra nhanhgọn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhậpkhẩu thì phải kể đến những đóng góp to lớn của cán bộ công nhân viên ngàyđêm tận tuỵ với nghề, đồng thời đảm bảo cho hoạt động thu thuế hàng hóa nhậpkhẩu được hoàn thành chỉ tiêu đề ra

Trang 29

1.4.1.2 Các yếu tố thuộc về mục tiêu hoạt động

Mục tiêu là cái đích mà doanh nghiệp hay tổ chức mong muốn và cố gắngthực hiện được Dựa vào mục tiêu mà mọi thành viên trong doanh nghiệp, cơ quan,

tổ chức nổ lực lao động để làm việc và đạt được mục tiêu đề ra

Mục tiêu đề ra của công tác quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu là hoànthành chỉ tiêu thu thuế do cơ quan cấp trên giao và phấn đấu vượt chỉ tiêu đề ra.Trong giai đoạn 2012 - 2010, các mục tiêu cụ thể mà công tác quản lý thu thuếcần đạt được như sau

Một là, cải cách hiện đại hoá và hội nhập, tập trung khai thác hệ thống tin học,

thực hiện khai báo điện tử, khai báo từ xa qua Internet Thực hiện các quy trình thủtục hải quan được sửa đổi theo các chuẩn mực cam kết WTO, đặc biệt qui trình thủtục quản lý hàng hoá, hành khách xuất nhập cảnh, chuyển phát nhanh Trong giaiđoạn này, tập trung phấn đấu áp dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo điều hành vàthông quan điện tử, phấn đấu 100% hàng hoá xuất nhập khẩu sẻ được áp dụng thôngquan khai báo điện tử hoặc khai báo từ xa qua Internet

Hai là, tập trung thực hiện hoàn thành và vượt chỉ tiêu thu thuế Thực hiện

quyết liệt các giải pháp trong công tác thu đòi nợ đọng thuế để hoàn thành chỉ tiêuthu nộp ngân sách được giao, tập trung phân tích, xử lý tình hình thu đòi nợ đọng.Nâng cao chất lượng công tác Kiểm tra sau thông quan, tăng cường hơn nữa côngtác theo dõi, cập nhật thông tin và phân loại doanh nghiệp để cung cấp thông tincho các đơn vị thành viên

Ba là, triển khai thực hiện chủ trương chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành

chính Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, triển khai thực hiện nghiêm túc cácquy định của lãnh đạo, kiên quyết xử lý các trường hợp gây phiền ha, sách nhiễutiêu cực nhằng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu

tư, du lịch Xây dựng Qui chế trách nhiệm của người đứng đầu gắn với toàn bộ hoạtđộng của đơn vị, trên cơ sở phân định rõ chức trách công việc cụ thể của lãnh đạocác cấp đến từng công chức thực thi nhiệm vụ Triển khai thực hiện việc áp dụng hệthống quản lý chất lượng ISO 9001 - 2000 tại một số đơn vị Chủ động phối hợpnắm bắt tình hình với các cơ quan chức năng và doanh nghiệp trên địa bàn quản lý,tuyên truyền, giới thiệu các văn bản pháp luật, trao đổi, đào tạo hướng dẫn doanhnghiệp cùng tuân thủ các văn bản pháp luật hải quan

Trang 30

Bốn là, nâng cao hiệu quả, tăng cường công tác tự kiểm tra Tổ chức và triển

khai thực hiện Đề án đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tự kiểm tra, thực hànhtiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường thực hiện kiểm tra công vụ tại các đơn vị

Năm là, công tác đào tạo cán bộ theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu, đáp

ứng yêu cầu hội nhập và hiện đại hoá Xây dựng tiêu chí chuẩn mực tạo môi trườnglàm việc văn hoá Đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng chuyên thiết thực, khảthi, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức trẻ có trình độ chuyên môn sâutrong một số lĩnh vực quản lý hải quan, nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý điềuhành của đội ngũ lãnh đạo, xây dựng và sử dụng tốt đội ngũ giáo viên kiêm chứcphục vụ công tác đào tạo tại chỗ của đơn vị trên từng lĩnh vực chuyên môn

1.4.1.3 Yếu tố cơ sở vật chất

Các yếu tố cơ sở vật chất là điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho công tácthu thuế hàng hóa nhập khẩu Cơ sở vật chất gồm: Nhà kho, hệ thống thông tin (bưuđiện, điện thoại, viễn thông, máy bộ đàm, hệ thống máy tính), sân ga, bến bãi,phương tiện vận tải hệ thống cơ sở vật chất ảnh hưởng đến mọi hoạt động trongnền kinh tế Trong công tác quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu, các yếu tố cơ sởvật chất đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong công tác kiểm tra các loại hàng hoáđược nhập khẩu vào Việt Nam Hệ thống máy kiểm tra hàng hoá cung cấp cácthông tin về hàng hoá thuận lợi trong việc kiểm tra hàng hoá nhập khẩu Bên cạnh

đó, hệ thống kho bãi giúp bảo quan hàng hoá thuận lợi trong việc thông quan hànghoá nhập khẩu

Trong điều kiện khoa học công nghệ của Việt Nam chưa phát triển thì côngtác quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu còn gặp nhiều khó khăn, các đối tượngbuôn bán hàng hoá nhập khẩu vẫn luôn tìm cách nhập khẩu được những hàng hoácấm như thuốc phiện, các văn hoá phẩm đồi truỵ ảnh hưởng nền văn hoá truyềnthống của Việt Nam Hệ thống máy tính, máy soi, bộ đàm, camera là những công

cụ giúp phát hiện kịp thời những gian lận trong kinh doanh hàng hoá nhập khẩu.Các yếu tố cơ sở vật chất hạ tầng là nhân tố ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực, trong đó

có lĩnh vực thu thuế hàng hóa nhập khẩu

Như vậy, cơ sở vật chất là một trong những yếu tố nội tại quan trọng quyếtđịnh đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, đơn vị Các yếu tố thuộc cơ

sở vật chất hạ tầng quyết định đến công việc hàng ngày của đơn vị Nếu điều kiện

cơ sở hạ tầng tốt sẻ giúp công tác thu thuế hàng hóa nhập khẩu diễn ra thuận lợi,

Trang 31

góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu cho các doanh nghiệp,góp phần vào phát triển nền kinh tế Ngược lại, điều kiện cơ sở vật chất không tốtthì không những ảnh hưởng tới công tác thu thuế hàng hóa nhập khẩu của đơn vị màcòn làm trì trệ các hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu của các doanh nghiệp,ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.

1.4.2 Các nhân tố khách quan

1.4.2.1 Môi trường kinh tế

Trong bối cảnh nền kinh tế đang biến đổi không ngừng, tình hình kinh doanhnói chung và kinh doanh hàng hoá nhập khẩu nói riêng có nhiều biến động Riêngcác điều khoản khoản, điều luật cũng có sự thay đổi tuỳ theo từng quốc gia Mặc dù

có những quy định chung của nó nhưng phải không ngừng cập nhật những thay đổi

để phù hợp với tình hình thực tế đang diễn ra hàng ngày, từ đó nắm bắt những thôngtin kịp thời, tránh những sai lầm không đáng có

Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang từng bước hội nhập sâurộng vào nền kinh tế thế giới Với tốc độ tăng trưởng trên 8%/ năm, môi trường đầu

tư an toàn là một thị trường thu hút rất nhiều đối tác muốn xâm nhập vào thị trườngViệt Nam Do vậy, công tác thu thuế hàng hóa nhập khẩu cần phải được phát huy đểgóp phần vào ổn định nền kinh tế, tạo ra một hành lang pháp lý cởi mở, thuận lợicho các đối tác khi bước đầu đầu tư vào thị trường Việt Nam

Những thay đổi lớn về chính sách, quy định trong lĩnh vực nhập khẩu, đòihỏi cán bộ làm công tác quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu phải nắm chắc nhữngthay đổi đó, đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho các doanh nghiệp,kết hợp với các doanh nghiệp để thực hiện đúng và đầy đủ những quy định mớitrong việc thu thuế hàng hóa nhập khẩu

1.4.2.2 Nhân tố hội nhập kinh tế quốc tế

Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của nhiều tổ chức kinh

tế khu vực và thế giới như: ASEAN, ASEM, APEC và đặc biệt là thành viên thứ 150của Tổ chức Thương mại thế giới - WTO Trong thời đại nền kinh tế Việt Nam đanghội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, với việc Việt Nam tham gia vào tổ chứcThương mại thế giới (WTO), trong lĩnh vực nhập khẩu cũng có những thay đổi lớn,đặc biệt là việc Việt Nam cam kết cắt giảm mức thuế bình quân toàn biểu được giảm

từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình 5 - 7 năm Dựavào những cam kết về thuế hàng hóa nhập khẩu mà công tác quản lý thu thuế hàng

Trang 32

hóa nhập khẩu cần nắm vững để đảm bảo thục hiện thu đúng, thu đủ, tránh các tìnhtrạng thu thiếu hay thu nhầm Như vậy, khi Việt Nam gia nhập WTO thì khối lượnghàng hoá nhập khẩu được nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tăng lên, nhưng mức thuế lạigiảm xuống đó là một thách thức lớn đặt ra cho công tác quản lý thu thuế hàng hóanhập khẩu.

Bên cạnh những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc

tế thì cũng còn có nhiều vấn đề cần xem xét Các đối tượng dựa vào các kẻ hở củaLuật thuế hàng hóa nhập khẩu để trục lợi cho mình Đó là một yêu cầu đặt ra rất lớncho công tác thu thuế hàng hóa nhập khẩu Phải đưa ra được những biện pháp phòngchống gian lận thương mại, buôn lậu qua biên giới, qua đường hàng không là yêucầu đặt ra trước mắt và lâu dài để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển, góp phần bình

ổn xã hội

1.4.2.3 Chính sách pháp luật của Nhà nước

Để đảm bảo cho công tác thu thuế hàng hóa nhập khẩu có hiệu quả và đi theohướng chủ trương chỉ đạo của Đảng nên Nhà nước có sự quản lý chặt chẽ về côngtác quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu Trong giai đoạn hiện nay, nước ta bướcvào thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực Nhànước đặc biệt quan tâm đến hoạt động quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu Chủtrương mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới của Đảng và Nhà nước là bước

đi đúng đắn mở ra những thị trường rộng lớn và hấp dẫn để các doanh nghiệp kinhdoanh xuất nhập khẩu nói chung và kinh doanh hàng hoá nhập khẩu nói riêng

Sự chỉ đạo của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý thu thuếhàng hóa nhập khẩu Các cải cách trong cơ chế hành chính, thủ tục của Nhànước góp phần làm cho công tác quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu đượcdiễn ra thuận lợi hơn Cơ quan Nhà nước trực tiếp chỉ đạo công tác quản lýcông tác thu thuế hàng hóa nhập khẩu là Bộ Tài chính, các cơ quan quản lý thuthuế hàng hóa nhập khẩu đều chịu sự chỉ đạo giám sát của Bộ Tài chính Hàngnăm, các đơn vị thu thuế hàng hóa nhập khẩu được giao chỉ tiêu thu thuế hànghóa nhập khẩu, từ đó làm mục tiêu phấn đấu thu đủ chỉ tiêu đề ra và phấn đấuvượt chỉ tiêu Như vậy các chính sách của Nhà nước chì kim chỉ nam cho hoạtđộng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

Trang 33

Nhà nước định hướng cho hoạt động thu thuế của các cơ quan, Nhà nước banhành những quy định về đối tượng thu thuế hàng hóa nhập khẩu, đối tượng đượcmiễn thuế hàng hóa nhập khẩu, ai là người nộp thuế hàng hóa nhập khẩu đều cótrong văn bản Luật thuế xuất khẩu Công tác quản lý thu thuế được quy định trongluật quản lý thuế Những quy định đó là cơ sở cho công tác quản lý thu thuế tìmđược hướng đi đúng đắn và hoàn thiện trong tương lai.

Trong công tác quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu, được cơ quan quản lýNhà nước - Bộ Tái chính luôn chỉ đạo sát sao từ công tác kiểm tra hàng hoá, áp gia,

áp mã hàng hoá, cho đến công tác thu thuế hàng hóa nhập khẩu Từ đó mà công tácthu thuế hàng hóa nhập khẩu luôn đạt được những kết quả tốt, hoàn thành chỉ tiêuthu thuế hàng hóa nhập khẩu được giao, có nhiều năm còn vượt mức chỉ tiêu đượcgiao Các chính sách pháp luật của Nhà nước giúp công tác thu thuế hàng hóa nhậpkhẩu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao về quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu

1.4.2.4 Nhân tố luật pháp áp dụng

Từ năm 1989, Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới chuyển từ cơ chế đóngsang cơ chế mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế chung của thế giới, chủ trương làmbạn với tất cả các nước trên thế giới Cùng với đổi mới đó, trong xã hội có nhữngthay đổi không ngừng Việt Nam chuyển dần sang nền kinh tế thị trường với nhữngquy luật đặc trưng Hoạt động mua bán quốc tế trở nên phổ biến, đặc biệt là hoạtđông nhập khẩu Do đó mà công tác quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu cũng chịunhiều tác động bởi nhiều điều luật khác nhau Nó không chỉ là các quy luật đơnthuần của cơ chế thị trường mà còn phải chịu điều chỉnh bởi các điều luật khác Nóbao gồm các luật của quốc gia và của các Tổ chức kinh tế mà Việt Nam tham gia

a Luật Hải quan [19]

Để góp phần bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển kinh

tế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ, hợp tác và giao lưu quốc tế, bảo về chủquyền và an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của

tổ chức, cá nhân Luật Hải quan được Quốc hội khoá X, kỳ họp lần thứ 9, từ ngày22/05/2001 đến ngày 29/06/2001 thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm

2002, được sửa đổi bổ sung một số điều tại kỳ hợp lần thứ 7, Quốc hội khoá XI, từngày 05/05/2011 đến ngày 14/06/2011 Luật Hải quan cung cấp một hệ thống thôngtin quan trọng trong lĩnh vực Hải quan

Trang 34

Chính sách về Hải quan của Việt Nam là luôn tạo điều kiện thuận lợi về Hảiquan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnhthổ Việt Nam

Luật Hải quan được áp dụng với các tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu,nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh phương tiện vận tải Cơ quanhải quan, công chức hải quan, cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản

lý Nhà nước về hải quan

Như vậy, Luật Hải quan được áp dụng đối với các đối tượng hàng hoá sau:hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam củangười xuất cảnh, nhập cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhậpcảnh, quá cảnh; kim khí quí, đá quí, cổ vật, văn hoá phẩm, bưu phẩm, các tài sảnkhác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan

Luật Hải quan là một trong những văn bản luật quan trọng trong công tácquản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu Luật có những điều khoản quy định về cácnội dụng trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu nhằm đảm bảo công bằng, tránh đượcnhững sai phạm xẩy ra trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

b Luật thuế xuất khẩu, thuế hàng hóa nhập khẩu

Cùng với việc mở rộng quan hệ kinh tế ngoại thương trong điều kiện nềnkinh tế mở, luật thuế xuất khẩu, thuế hàng hóa nhập khẩu hàng hoá mậu dịch đượcQuốc hội khoá VIII thông qua tháng 12 năm 1987 và có hiệu lực thi hành từ năm

1988 Kể từ ngày đó, luật thuế xuất khẩu, thuế hàng hóa nhập khẩu đã được sửađổi, bổ sung vào tháng 7 năm 1993 và tháng 5 năm 1998 (có hiệu lực từ 1/1/1999).Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đãđược sửa đổi, bổ sung theo Nghị Quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm

2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10, Luật thuế xuất khẩu, thuế hàng hóa nhậpkhẩu đã được sửa đổi và bổ sung Hiện nay áp dụng Luật Thuế xuất khẩu, nhậpkhẩu theo Nghị quyết số 45/2011/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2011, có những quyđịnh những quy định mới về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với thời kỳmới và phù hợp với các quy định của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới màViệt Nam tham gia Luật này quy định về thuế xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu,biên giới Việt Nam; hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới và hàng hoámua bán, trao đổi khác được coi là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Từ đó, luật cũng

Trang 35

quy định tổ chức, cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịuthuê là những đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Luật thuế xuất khẩu, thuế hàng hóa nhập khẩu cung cấp các thông tin có tính

hệ thống về lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu Từ đối tượng chịu thuế, đối tượng nộpthuế, căn cứ tính thuế và biểu thuế, thuê suất, Đây là những thông tin làm căn cứ

để cán bộ thu thuế hàng hóa nhập khẩu thực hiện nhiệm vụ của mình

c Luật Quản lý thuế [7]

Trước yêu cầu hiện đại hoá công tác quản lý thuế nhằm bảo đảm chính sáchđộng viên của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, phục vụ

sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, góp phần bình đẳng công bằng

xã hội, phù hợp với nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập quốc tế Tại kỳ họpthứ 10 (Quốc hội khoá XI), ngày 29 tháng 11 năm 2012 Quốc hội đã thông qua Luậtquản lý thuế, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 Đây là lần đầu tiên hoạt độngquản lý thuế được quy định thống nhất trong một Luật, tạo tiền đề pháp lý cao trongviệc thực hiện chiến lược cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế đã được Quốc hộiphê duyệt Luật quản lý thuế được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệulực, hiệu quả công tác quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế nộpđúng, nộp đủ tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước và cơ quan quản lý thuế thu đúng,thu đủ tiền thuế Quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế, cơquan quản lý thuế và của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý thuế.Đồng thời Luật được ban hành nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuếtheo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, tăng cường vai trò kiểm tragiám sat của Nhà nước, cộng đồng xã hội trong việc thực hiện quản lý thuế

Quản lý thuế là công việc liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân Đặc biệt, từnăm 2010 khi thực hiện cơ chế người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, vai trò củangười nộp thuế đã được đề cao hơn Theo đó, người nộp thuế tự chịu trách nhiệmtrong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của chính mình, cơ quan quản lý thuế tập trung vàothực hiện các chức năng tuyên truyền, hổ trợ kiểm tra, giám sát người nộp thuế Trongkhi đó, nội dung quản lý thuế lại được quy định rải rác ở nhiều luật thuế nên gây khókhăn cho cả người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế trong việc tuân thủ cá quy định

về quản lý thuế Việc ban hành Luật quản lý thuế áp dụng chung cho các loại thuế sẽkhắc phục được tình trạng trên và không phải sửa đổi nhiều luật thuế Từ đó sẽ táchmạch được nội dung quy định về quản lý thuế ra khỏi các luật thuế hiện hành

Trang 36

Hiện nay, tình trạng thất thu thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra ở nhiều sắc thuế,nhiều địa phương Ngoài các nguyên nhân về nhận thức của người nộp thuế, còn cónguyên nhân là chưa có quy định cụ thể về các công cụ giám sát, các chế tài xử phạt

vi phạm pháp luật về thuế Phương pháp quản lý thu thuế còn lạc hậu so với cácnước trong khu vực Vì vậy, cần thiết phải xây dựng Luật quản lý thuế phù hợp vớíthông lệ quốc tế Đó là người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, cơ quan quản lýthuế thực hiện cá chức năng quản lý thuế mà trong đó chủ yếu là cung cấp các dịch

vụ công (tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế), giám sát tuân thủ pháp luật thuế thôngqua việc kiểm tra, thanh tra, điều tra thuế và cưỡng chế thi hành pháp luật thuế

1.5 Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thuế hàng hóa nhập khẩu ở một số nước trên thế giới và bài học rút ra cho địa phương

Trong những năm gần đây, hòa mình với tiến trình hội nhập kinh tế quốc

tế, các quốc gia trên thế giới đang có xu hướng cải cách hệ thống thuế của mìnhcho phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế caohơn nữa và vươn mình ra mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài

1.5.1 Kinh nghiệm của Đài Loan [20]

Đài Loan - điển hình của các nước công nghiệp mới, được xem như làrất thành công trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhờ có chínhsách thuế hợp lý Bởi lẽ từ nhận thức xem thuế là một công cụ có hiệu lựcgóp phần khuyến khích đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần đưa đấtnước tiến lên giàu mạnh và tạo được nguồn tài chính quốc gia lành mạnh

Từ năm 1981 hệ thống thuế Đài Loan được phân chia cho 3 cấp phụtrách quản lý thu, gồm: thuế quốc gia, thuế tỉnh (thành phố), thuế huyện (quận).Theo thời gian hệ thống chính sách thuế của Đài Loan đã không ngừng hoànthiện Chế độ thuế quan được thực hiện rất thông thoáng với mục tiêu đạtđược thông lệ của WTO Điều này mang ý nghĩa rất lớn đối với việc thu hútnguồn vốn đầu tư nước ngoài

Đến nay, tại Đài Loan tồn tại nhiều loại thuế: thuế GTGT, thuế thunhập hàng hóa, thuế thu nhập cá nhân, thuế quà tặng Hệ thống thuế đượcchia thành hai hệ thống: thuế Trung ương và thuế địa phương Hiện nay 70% sốthu là thuế Trung ương, 30% là thuế địa phương

Trang 37

Chính nhờ mô hình quản lý này mà số thu thuế hàng hóa nhập khẩu củaquốc gia luôn đạt mức cao.

1.5.2 Kinh nghiệm của Thái Lan [10,20]

Thời kỳ 1990-1995 kinh tế Thái Lan tăng trưởng mạnh và ngân sáchthặng dư, cải cách thuế chỉ tập trung vào tin học hóa công tác quản lý thuế Từnăm 1997 Thái Lan bị khủng hoảng kinh tế nên cải cách thuế chịu ảnh hưởng bởicam kết với IMF bao gồm thuế GTGT chỉ có một mức thuế suất, giảm thuếhàng hóa nhập khẩu thu nhập (mức thuế suất lũy tiến cao nhất là 50% giảm còn37%) Về ưu đãi đối với đầu tư, Thái Lan cho phép được hưởng kỳ miễn thuế đến

8 năm và giảm 50% cho 5 năm tiếp theo đối với lĩnh vực công nghệ cao và khuvực có điều kiện địa lý khó khăn; đầu tư vào cơ sở hạ tầng được hưởng khoảntrừ bổ sung đối với tài sản đầu tư là 25%

1.5.2 Kinh nghiệm của Philipin [10,20]

Năm 1994 Philipin mở rộng diện đánh thuế và đơn giản, hợp lý hóa cácluật thuế và qui trình, phương pháp quản lý đã làm tăng số thu thuế từ 15.2%lên 20% GDP, cơ cấu số thu vẫn dựa vào thuế gián thu là chính

- Thuế thu nhập: đánh thuế theo nguyên tắc tổng thu nhập thay cho đánhthuế theo loại thu nhập, chuyển đơn vị chịu thuế từ gia đình sang cá nhân; tăngdiện áp dụng thuế khấu trừ tại nguồn đặc biệt là thu nhập từ cổ phần, lãi tiền vay,tiền bản quyền - Thuế gián thu: Chuyển từ cơ chế hai thuế suất sang một thuếsuất đối với thuế GTGT; đánh thuế tuyệt đối đối với thuế TTĐB, áp dụng thuếsuất % (thực chất là thuế doanh thu) đối với một số ngành dịch vụ không thuộcphạm vi áp dụng thuế GTGT (vận tải, ngân hàng, bảo hiểm…)

- Thuế đối với tài sản: Chú trọng các chính sách thu thuế đối với bấtđộng sản thông qua việc định giá lại bất động sản làm cơ sở ban hành chính sáchthuế đối với tài sản

- Về ưu đãi thuế đối với đầu tư: khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chọnbiện pháp khấu hao nhanh thay cho kỳ miễn thuế (tối đa 8 năm); cho phép bổsung 50% chi phí lao động trong 5 năm đối với một số dự án có tỷ lệ vốn đầu tưtrên số công nhân nhất định

Trang 38

1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn

- Để tránh tình trạng nợ thuế quá hạn do doanh nghiệp không tìm thấy địa chỉ cầntăng cường công tác điều tra, thu thập thông tin của doanh nghiệp làm thủ tục trên địabàn, phân loại doanh nghiệp theo tiêu chí quản lý rủi ro để có kế hoạch kiểm tra định kỳhoạt động của các doanh nghiệp rủi ro cao

- Nhằm áp dụng các biện pháp cưỡng chế đạt hiệu quả cao, cần chủ động xâydựng qui chế phối hợp giữa các ban ngành liên quan

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý theo dõi nợ thuế và kết nối dữ liệuvới các cơ quan như Cục thuế địa phương, Kho bạc nhà nước, Ban quản lý các KCN, Sở

kế hoạch đầu tư… để kịp thời thông tin về hoạt động và tình trạng nợ thuế, các khoảnđược hoàn thuế nội địa của doanh nghiệp, để kịp thời thu hồi nợ thuế

- Thuế là khoản đóng góp của toàn dân để hình thành nên ngân khố của mộtquốc gia Thông qua khoản đóng góp đó, nhà nước thực hiện chức năng phân phối

và phân phối lại các nguồn thu từ thuế Trong cơ cấu thuế của Việt Nam thì thuếhàng hóa nhập khẩu chiếm tỉ trọng rất cao với vai trò quan trọng là tạo nguồn thucho NSNN Ngoài ra, thuế hàng hóa nhập khẩu còn có vai trò trong việc kiểm soáthàng nhập khẩu, bảo hộ nền sản xuất trong nước và thực hiện các chính sách đốingoại của đất nước Tuy nhiên khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì Việt namphải tuân thủ nghiêm ngặt các cam kết trong hội nhập, vai trò của thuế hàng hóanhập khẩu sẽ ảnh hưởng theo chiều hướng hạn chế dần Do vậy, ngành Hải quan

mà đặc biệt là Hải quan tỉnh Quảng Ninh với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vàcách thức tổ chức quản lý của mình cần đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hơnnữa công tác quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu để công tác này đạt hiệu quảcao, đảm bảo thu đúng và thu đủ thuế cho NSNN, đảm bảo tuân thủ luật pháp trongnước và cam kết quốc tế, ngăn chặn các hình thức gian lận mới do DN lợi dụng cácchính sách ưu đãi về thuế trong hội nhập mà không làm ảnh hưởng đến hoạt độngđối ngoại của đất nước, đảm bảo sự thuận lợi cho các DN làm ăn chân chính

Nhìn chung, việc nghiên cứu lý luận thuế hàng hóa nhập khẩu và kinhnghiệm của một số nước trong giai đoạn hiện nay và ngành Hải quan đã giúpchúng ta có một góc nhìn toàn diện hơn về công tác quản lý thuế hàng hóa nhậpkhẩu của ngành Hải quan trong thời gian tới, để từ đó đánh giá một cách kháchquan công tác quản lý thuế hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh QuảngNinh nhằm xây dựng một chiến lược lâu dài cho ngành Hải quan cũng như

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh trong công tác quản lý thuế hàng hóa nhập khẩu

Trang 39

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được nội dung nghiên cứu đề tài chính là việc phải trả lờinhững câu hỏi sau:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về thuế hàng hóa nhập khẩu, quản lý thu thuếhàng hóa nhập khẩu và hải quan là gì?

- Để nghiên cứu đề tài cần sử dụng những phương pháp nào?

- Thực trạng quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan QuảngNinh những năm qua diễn ra như thế nào?

- Để hoàn thiện việc quản lý thu thuế hàng hóa nhập tại Cục Hải quan QuảngNinh cần có những định hướng, mục tiêu và những giải pháp cụ thể nào?

2.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu là một trong những nội dung quantrọng trong công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của ngành thuế cũng như củangành Hải Quan

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đến ngày 31/12/2013 quản lý 840 doanhnghiệp, số tiền thuế hàng hóa các đơn vị đã nộp vào ngân sách nhà nước trongnăm 2013 là 137.250 triệu đồng Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình, tácgiả đã chọn Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh làm địa điểm nghiên cứu Đây là nơithực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóaxuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh,nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

Trang 40

Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp và thứ cấp để đánh giá thực trạng công tácthu thuế hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Nguồn số liệu được lấy từ các nguồn sau:

- Các báo cáo của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh về công tác quản lý thuthuế hàng hóa nhập khẩu

- Các báo cáo liên quan đến công tác quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩuđối với các doanh nghiệp, đơn vị…

- Các thông tin, tài liệu, báo cáo liên quan đã được công bố

- Thông qua hệ thống thông tin dữ liệu về người nộp thuế của cơ quan thuế

và các kênh thông tin khác (từ các cơ quan hữu quan, đài, báo, Internet…), tác giả

đã thu thập, phục vụ nghiên cứu luận văn

2.2.3 Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi khai thác, thu thập được các tài liệu cần thiết, tác giả tiến hành chọnlọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.Các công cụ và kỹ thuật tính toán được tác giả xử lý trên chương trình MicrosoftExcel là chủ yếu

2.2.4 Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp căn cứ vào một hay một số chỉ tiêu nào đó để tiến hànhphân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất giốngnhau Phương pháp này giúp cho việc tổ chức điều tra, thu thập số liệu, tính toáncác chỉ tiêu giúp cho việc phân tích tài liệu được khách quan, phản ánh đúng nộidung kinh tế cần nghiên cứu

2.2.5 Phương pháp phân tích thông tin

Để có thể đánh giá thông tin thu thập được, tác giả sử dụng các phương phápphân tích sau:

- Đối với phương pháp phỏng vấn các chuyên gia, tác giả sử dụng phươngpháp tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia để nắm bắt thực trạng, vướng mắc trongcông tác quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu, đồng thời dựa trên những đề xuất, gợi

ý của các chuyên gia để từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp đúng đắn trongcông tác quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Ngày đăng: 24/03/2016, 18:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Ngọc Anh , Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về Hải quan ở nước ta hiện nay(1996), Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về Hải quan ở nước ta hiệnnay
Tác giả: Vũ Ngọc Anh , Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về Hải quan ở nước ta hiện nay
Năm: 1996
3. Bộ Tài chính, Quyết định số 1027//QĐ-BTC ngày 11/05/2010 qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1027//QĐ-BTC ngày 11/05/2010 qui định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương
7. Giáo trình Luật Thuế Việt nam, Trường Đại học Luật Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Thuế Việt nam
8. Hệ thống những quy định pháp luật về xuất nhập khẩu và biếu thuế xuất nhập (2012), Nhà xuất bản thống kê Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống những quy định pháp luật về xuất nhập khẩu và biếu thuế xuất nhập
Tác giả: Hệ thống những quy định pháp luật về xuất nhập khẩu và biếu thuế xuất nhập
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê Quảng Ninh
Năm: 2012
9. Hướng dẫn chi tiết ghi tờ khai XNK Hải quan, trình tự các thủ tục hải quan toàn tập và biểu mẫu kê khai hải quan (2013), Nhà xuất bản Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn chi tiết ghi tờ khai XNK Hải quan, trình tự các thủ tục hải quantoàn tập và biểu mẫu kê khai hải quan
Tác giả: Hướng dẫn chi tiết ghi tờ khai XNK Hải quan, trình tự các thủ tục hải quan toàn tập và biểu mẫu kê khai hải quan
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài Chính
Năm: 2013
13. Tổng cục Hải quan, Quyết định 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009 của Tổngcục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành qui trình thủ tục hải quan đốivới hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại
14. Tổng cục Hải quan (2009), Các qui định của Tổ chức thương mại Thế giới liên quan đến công tác Hải quan, Tài liệu tập huấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các qui định của Tổ chức thương mại Thế giớiliên quan đến công tác Hải quan
Tác giả: Tổng cục Hải quan
Năm: 2009
15. Tổng cục Hải quan (2010), Kỹ thuật quản lý rủi ro trong hoạt động Hải quan, Tài liệu tập huấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật quản lý rủi ro trong hoạt động Hải quan
Tác giả: Tổng cục Hải quan
Năm: 2010
16. Tổng cục Hải quan (2001), Cộng đồng Doanh nghiệp cơ quan Hải quan và hiệp định trị giá GATT/WTO, Tài liệu tập huấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cộng đồng Doanh nghiệp cơ quan Hải quan vàhiệp định trị giá GATT/WTO
Tác giả: Tổng cục Hải quan
Năm: 2001
18. PGS. TS Đinh Ngọc Viện, Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế (2013), Nhà xuất bản thống kê Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế (
Tác giả: PGS. TS Đinh Ngọc Viện, Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế
Nhà XB: Nhàxuất bản thống kê Quảng Ninh
Năm: 2013
19. Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (2009), Luận văn thạc sĩ kinh tế,Trường Đại học Kinh tế TP.HCM20. Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế "(2009)", Luận văn thạc sĩ kinhtế,Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Tác giả: Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Năm: 2009
6. Chính phủ (2011), Nghị định số 149/2011/NĐ-CP ngày 08/12/2011 quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế hàng hóa nhập khẩu Khác
10. Đinh Vũ Phong , Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế hàng hóa nhập khẩu Khác
17. PGS.TS. Đỗ Hoàng Toàn, PGS.TS. Mai Văn Bưu (2011), giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế, ,Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Quảng Ninh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w