Thực trạng quản lý thuế hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giớ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 74 - 75)

- Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN Nộp thuế theo qui định của pháp

5 Ơng Ngơ Đệ Tế

3.3.4. Thực trạng quản lý thuế hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giớ

Nhờ có chính sách phù hợp, những năm qua lượng dân cư biên giới tham gia trao đổi hàng hoá qua biên giới ln có sự phát triển, hàng hố trao đổi chủ yếu là hàng tiêu dùng, hoa quả, thực phẩm... Thơng qua chính sách đối với dân cư biên giới đã tạo điều kiện cho việc giao lưu, trao đổi hàng hố của cư dân biên giới được thuận lợi, tạo cơng ăn việc làm, tăng thu nhập cho cư dân vùng biên và phù hợp với xu thế hội nhập. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hàng hố trao đổi của cư dân biên giới nhưng phần lớn ý kiến đều cho rằng quy định việc mua, bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới được miễn thuế hàng hóa nhập khẩu hàng hố khơng q 2 triệu đồng/người/ngày là quá nhỏ so với giá trị hàng hoá thị trường và chưa tương xứng với chính sách thực hiện phía Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc đã thực hiện mức miễn thuế hàng hóa nhập khẩu đối với sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày thông qua phương thức trao đổi hàng hoá của

cư dân biên giới tại chợ biên giới được nâng lên mức 8.000 NDT/người/ngày (tương đương 20 triệu VND hoặc 1.200 USD). Trước đây Trung Quốc áp dụng định mức miễn thuế là 3.000 NDT. Do vậy, mức miễn thuế của Việt Nam cho hàng hoá trao đổi của cư dân biên giới như vậy là thấp.

Chậm thích ứng với những thay đổi về chính sách của Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực cũng hạn chế sự phát triển thương mại biên giới của tỉnh. Do vậy, hiện nay Cục Hải quan Quảng Ninh đã đề xuất với Bộ Cơng Thương trình Chính phủ dự thảo sửa đổi một số điều trong Quyết định 254/2006/QĐ-TTg ngày 7- 11-2006. Trong đó có sửa đổi quy định về mức miễn thuế theo hướng xác định mức chung và giao quyền xác định mức cụ thể cho chính quyền địa phương để phù hợp với những điều kiện thực tế. Về hợp tác phát triển mậu dịch chính ngạch và mậu dịch biên giới. Trong tương lai sẽ đẩy mạnh hợp tác trong việc hình thành một cơ cấu hàng hố trao đổi tối ưu, có các cơ chế chính sách phù hợp nhằm kích thích hoạt động đầu tư của doanh nghiệp hai nước. Sự phát triển mạnh các thị trường lân cận sẽ là cản ngại nếu Cục Hải quan Quảng Ninh không chủ động thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới gắn với sự phát triển của các thị trường. Sự hấp dẫn của các thị trường trung tâm nhất là khi giao thông phát triển thuận lợi sẽ thu hút lao động, nguyên liệu về các trung tâm kinh tế hoặc những vùng lân cận có điều kiện sản xuất và lưu thơng hàng hoá thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w