- Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN Nộp thuế theo qui định của pháp
5 Ơng Ngơ Đệ Tế
4.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính
4.3.1.1. Hồn thiện pháp luật và chính sách về nhập khẩu
Mặc dù trong thời gian qua, pháp luật về nhập khẩu đã được hoàn thiện, tạo khung pháp lý cơ bản cho hoạt động nhập khẩu của cả nước, tuy nhiên hệ thống luật pháp về nhập khẩu vẫn còn tồn tại một số bất hợp lý, chồng chéo, không ổn định đã ảnh hưởng phần nào đến hạn chế công tác quản lý hoạt động nhập khẩu. Đòi hỏi trong thời gian tới cần phải đổi mới và hồn thiện hơn nữa chính sách nhập khẩu phù hợp với tình hình thực tiễn, gắn nó với việc hồn chỉnh luật pháp về thương mại và hội nhập.
Nhìn chung chính sách thuế hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hiện nay có ảnh hưởng nới lõng sự hạn chế thương mại, từng bước giảm dần các mức thuế trên cơ sở các hiệp định đa phương và song phương. Thương lượng trong việc
xây dựng biểu thuế hàng hóa nhập khẩu được coi như là một đặc trưng cơ bản của chính sách thuế hàng hóa nhập khẩu trong những năm gần đây. Sự hình thành các liên minh thuế quan đã có những ảnh hưởng nhất định đến lượng hàng hoá được trao đổi giữa các nước trong liên minh và các nước ngồi liên minh. Chính sách liên minh thuế quan đã có tác động làm tăng đáng kể khối lượng thương mại giữa các nước thuộc liên minh trong khi đó nó tạo ra một hàng rào ngăn cản hàng hố của nước ngồi liên minh. Hiên nay, với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại - WTO, Việt Nam có được vị thế bình đẳng trong việc hoạch định chính sách thương mại tồn cầu, có cơ hội thiết lập một trật tự kinh tế mới cơng bằng, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế hàng hóa nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo Nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử. Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới tồn cầu hố, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẻ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống luật pháp chưa hồn thiện, nhất là luật thuế hàng hóa nhập khẩu, một số vấn đề về thuế hàng hóa nhập khẩu cần phải quan tâm nghiên cứu thực hiện để Việt Nam bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới.
Luật thuế hàng hóa nhập khẩu mặc dù đã được sửa đổi nhiều lần, nhưng vẫn chưa đồng bộ, nội dung chưa bao quát hết các đối tượng và nguồn thu. Thuế hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam vừa đánh theo tính chất hàng hố, vừa đánh theo mục đích sử dụng dễ tạo ra những sơ hở, bất hợp lý cho các đối tượng làm ăn bất chính triết để lợi dụng. So với các nước khác, biểu thuế suất nhập khẩu của Việt Nam vẫn còn phức tạp, bao gồm hàng chục nghìn dịng thuế, nhiều nhóm hàng, mặt hàng có nhiều mức thuế suất khác nhau, giữa các mức thuế lại có sự chênh lệch rất lớn vừa khơng phù hợp với xu thế hội nhập. Do vậy cấn phải tiếp tục sửa đổi các biểu thuế suất cho phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế và hạn chế được sự gian lận của các đối tượng.
Tự do hoá thương mại là một mục tiêu cần đạt tới và là một quá trình cần phải kết hợp hai mắt đối lập: tự do và bảo hộ trong một hệ thống nhất định của chính sách ngoại thương. Khơng một quốc gia nào cho phép tiến hành thương mại tự do theo nghĩa tuyệt đối. Kinh tế thị trường khơng có nghĩa là loại bỏ sự quản lý của Nhà nước, chỉ có điều sự quản lý được thực hiện chủ yếu bằng các công cụ kinh tế vĩ mơ chứ khơng phải bằng biện pháp hành chính. Tuy nhiên trong một số lĩnh vực chỉ có thể sử dụng biện pháp hành chính để đạt tới sự hài hoà giữa quyền lợi của cá nhân và của cộng đồng.
Thống nhất quan điểm đó, trong thời gian tới cơ chế quản lý nhập khẩu cần hoàn thiện theo hướng tăng cường quản lý Nhà nước thông qua một hệ thống các biện pháp: duyệt kế hoạch nhập khẩu, thuế quan, hạn ngạch, kết hợp chặt chẻ với các biện pháp về tổ chức và giám sát các hoạt động về nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của họ.