Thực trạng quản lý thuế hàng hóa tạm nhập tái xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 74)

- Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN Nộp thuế theo qui định của pháp

3.3.3.Thực trạng quản lý thuế hàng hóa tạm nhập tái xuất

5 Ơng Ngơ Đệ Tế

3.3.3.Thực trạng quản lý thuế hàng hóa tạm nhập tái xuất

* Đặc thù của hàng hóa tạm nhập, tái xuất tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Mặt hàng tạm nhập, tái xuất có thuế suất thuế hàng hóa nhập khẩu bằng 0% (mặt hàng gỗ); hàng tạm nhập tái xuất không thuộc đối tượng phải nộp thuế VAT.

* Diễn biến phức tạp của hàng tạm nhập, tái xuất tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Thời gian qua, hàng hóa tạm nhập, tái xuất có dấu hiệu bị tồn đọng tại các cảng biển. Hàng hóa và phương tiện bị dồn ứ, ách tắc tại các khu vực biên giới. Doanh nghiệp không chấp hành quy định về hàng hóa tạm nhập, tái xuất như: Sau khi làm thủ tục để tái xuất khỏi các khu vực kiểm sốt của hải quan ở cửa khẩu Móng Cái, Cái Lân… đã đi sai tuyến đường, xuất hàng sai địa điểm tái xuất ở cửa khẩu; Lợi dụng sự sơ hở của các cơ quan chức năng phá dỡ container, tẩu tán hàng, đưa vào nội địa tiêu thụ. Đặc biệt là thực hiện hành vị tẩu tán hàng hóa ảnh hưởng đến mơi trường, sức khỏe cộng đồng gây bức xúc trong dư luận. Tờ khai tái xuất đã

có xác nhận thực xuất của Hải quan cửa khẩu nhưng doanh nghiệp không đến thanh khoản…., dẫn đến còn nhiều hồ sơ tạm nhập, tái xuất quá hạn chưa thanh khoản.

Theo Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2009 – 2012 quản lý thuế tạm nhập tái xuất diễn ra bình ổn. Riêng năm tháng đầu năm 2013, lượng hàng hóa tạm nhập tái xuất vận chuyển bằng container qua các cửa khẩu Quảng Ninh giảm mạnh (hơn 20 ngàn container), chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm 2012. Tình trạng này khơng những làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, khả năng đóng góp cho ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp mà còn tác động không tốt tới an sinh xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Bên cạnh những nguyên nhân như phía Trung Quốc thắt chặt quản lý biên giới, cơ chế chính sách của Việt Nam cịn chồng chéo, thay đổi thường xuyên làm cho doanh nghiệp lúng túng, bị động; các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh thiếu lành mạnh, thiếu sự hợp tác cùng có lợi... cịn có ngun nhân từ tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của một số bộ phận cán bộ công chức nhà nước khơng cao, thậm chí cịn gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp; tình trạng kiểm tra, kiểm sốt trong khâu lưu thông từ cửa khẩu tạm nhập, trên các đường giao thơng tới cửa khẩu cịn tràn lan dẫn đến làm tăng thời gian và chi phí của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 74)