Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty cổ phần Nông nghiệp Việt Nam (ko lý luận)
Chuyờn thc tp chuyờn ngnh Lời mở đầu Trong iu kin nn kinh t th trng hin nay cựng vi s kin Vit Nam gia nhp WTO, s cnh tranh ca cỏc doanh nghip, t chc, cỏc cụng ty chuyờn sn xut kinh doanh cỏc mt hng tng t nhau din ra ht sc gay gt. Vỡ vy, th trng l vn sng cũn ca cỏc doanh nghip, mi hot ng sn xut kinh doanh ca doanh nghip u phi gn lin vi th trng, do ú doanh nghip phi t tỡm ngun cung cp v th trng tiờu th hng hoỏ ca h tn ti v phỏt trin. Nh nhng chớnh sỏch h tr v khuyn khớch thng mi quc t ca Nh nc, cỏc ngõn hng, cỏc t chc tớn dng m vic giao thng, hp tỏc gia cỏc doanh nghip gia cỏc quc gia tr nờn nhanh chúng v thun li hn. Mt khỏc, ngi tiờu dựng cng tr nờn thụng thỏi hn trong vic la chn cỏc mt hng. Nm bt c nhng u th ú, Cụng ty C phn Nụng nghip Vit Nam tỡm hng i cho mỡnh bng con ng nhp khu v phõn phi cỏc loi hng húa l cỏc mt hng thuc bo v thc vt v phõn bún giỳp cho ngi nụng dõn to ra nhng sn phm rau qu sch, sn lng thu hoch tng, em li ngun li khụng ch cho h m cũn gúp phn giỳp ớch cho xó hi. Vi nhng yờu cu ú, cụng tỏc k toỏn lu chuyn hng húa nhp khu úng vai trũ quan trng, l cỏnh tay c lc giỳp cỏc nh qun tr cụng ty hot ng hiu qu v ỳng phỏp lut. Vỡ vy, em chn ti:Hon thin k toỏn lu chuyn hng húa nhp khu ti cụng ty C phn Nụng nghip Vit Nam lm chuyờn tt nghip chuyờn ngnh. Kt cu chuyờn tt nghip chuyờn ngnh gm 3 chng: SV thc hin: Ngụ Th Hi Yn - K toỏn 48A 1 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty Cổ phần Nông nghiệp Việt Nam Chương 2: Thực trạng kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp Việt Nam Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp Việt Nam SV thực hiện: Ngô Thị Hải Yến - Kế toán 48A 2 Chuyên đề thực tập chuyên ngành CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU Với đặc điểm một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại nhập khẩu hàng hóa, để đảm bảo hoạt động hiệu quả, hợp lý nên Công ty Cổ phần Nông nghiệp Việt Nam chia hoạt động lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu chia làm hai giai đoạn rõ rệt: Giai đoạn 1: Mua hàng nhập khẩu: bắt đầu với việc ký kết các hợp đồng nhập khẩu, phòng kinh doanh tìm hiểu nhu cầu hàng trong nước, tìm kiếm nhà cung cấp nước ngoài thích hợp trên cơ sở các chỉ tiêu về chất lượng, giá cả, phương thức giao nhận, phương thức thanh toán. Sau đó, trình cho giám đốc duyệt, kí kết hợp đồng với các điều khoản. Sau khi hợp đồng nhập khẩu được ký kết, công ty xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan gồm các giấy tờ sau: - Bản chính hợp đồng thương mại - Bản chính hóa đơn thương mại - Bản sao chứng nhận đăng kí kinh doanh - Bản sao vận đơn (nếu có) Sau đó công ty xuất trình các chứng từ cần thiết để hải quan làm thủ tục giao nhận và kiểm tra hàng nhập khẩu. Sau khi hoàn tất các thủ tục hải quan, nhân viên của công ty có nhiệm vụ nhận hàng và vận chuyển hàng bằng đường bộ về kho H6 Văn Điển (được công ty thuê kho của công ty TNHH giao nhận và vận tải TM Duy Tài ). Bộ hồ sơ đi đường gồm có: SV thực hiện: Ngô Thị Hải Yến - Kế toán 48A 3 Chuyên đề thực tập chuyên ngành - Tờ khai hải quan - Hợp đồng thương mại - Hóa đơn thương mại - Bảng kê đóng gói - Vận đơn - Giấy đăng kí kinh doanh - Giấy đăng kí thuốc bảo vệ thực vật - Giấy chứng nhận phẩm chất và xuất xứ. - Hợp đồng thuê kho Hàng nhập kho theo đúng phương thức giao nhận theo hợp đồng thuê kho: “ Bên A giao hàng tại kho bên B để lưu trữ và bảo quản. Khi bên B ký xác nhận đã nhạn hàng tại kho thì coi như hàng đã nhập tại kho. Khi cần lưu chuyển hàng, bên A sẽ nhận hàng tại địa điểm kho của bên B”. ( Trích phụ lục 1: Hợp đồng thuê kho ) Giai đoạn này kết thúc khi lập xong Biên bản giao nhận hàng với bên B và kế toán kho ghi phiếu nhập kho giao liên2 cho thủ kho H6. Giai đoạn 2: Tiêu thụ hàng nhập khẩu Giai đoạn này bắt đầu khi có đơn đặt hàng của khách hàng, thỏa thuận các phương thức, điều khoản thanh toán, bên mua đồng ý thanh toán, hàng được chuyển từ kho H6 về kho Công ty. Sau đó, hàng được kiểm tra chất lượng, dán nhãn mác, đóng hộp ( kiện hàng ) tại kho Công ty, trước khi giao cho nhân viên kinh doanh. Nhân viên kinh doanh vận chuyển hàng cho khách hàng là các đại lý cấp 1, cấp 2. Kết thúc quá trình này khi kế toán xuất hóa đơn GTGT cho nhân viên kinh doanh giao cho bên mua, nhân viên kinh doanh thu tiền ngay từ đại lý về nộp thủ SV thực hiện: Ngô Thị Hải Yến - Kế toán 48A 4 Chuyên đề thực tập chuyên ngành quỹ hoặc ghi nợ vào sổ đại lý nếu đại lý xin thanh toán chậm ( phải được sự phê duyệt của ban giám đốc hoặc kế toán trưởng ). 1.1.1. Đặc điểm hoạt động nhập khẩu 1.1.1.1. Đặc điểm hàng hóa nhập khẩu Hàng hóa nhập khẩu là nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và phân bón nông nghiệp: Thuốc bảo vệ thực vật: - Thuốc trừ bệnh ELCARIN 0.5SL - Thuốc trừ sâu sinh học RATOIN 1.0EC - Thuốc trừ sâu sinh học RATOIN 5WDG - Thuốc trừ sâu rầy AFENO 30WP Phân bón: ANGEL ONE Tất cả các loại sản phẩm trên đều tồn tại ở hai dạng: dạng bột đóng theo gói và dạng lỏng đóng theo chai. Cơ cấu hàng nhập khẩu: Biểu số 1.1: Cơ cấu hàng nhập khẩu STT Tên hàng hóa Tỷ trọng (%) Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 1 Ratoin 5WDG 12,7 0 0 2 Ratoin 1.0 EC 8gml 15 17.5 20 3 Ratoin 1.0 EC 50ml 9,2 15 17.5 4 Elcarin 0,5 SL 10ml 10,3 12.8 5 5 Elcarin 0,5 SL 100ml 12,8 11.7 5 6 Elcarin 0,5 SL 240ml 13,2 8.1 5 7 Afeno 30WP 7g 11 5.4 9.5 8 Afeno 30WP 100g 0 4.5 8 9 Phân bón Angel one 15,8 25 30 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Nông nghiệp Việt Nam SV thực hiện: Ngô Thị Hải Yến - Kế toán 48A 5 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Cơ cấu hàng nhập khẩu biến động qua các năm, hầu như không theo một xu hướng tăng hay giảm nhất định nào, mà do các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật thường xuyên được cải tiến cho phù hợp với đặc điểm nông nghiệp Việt Nam. Từ nguyên nhân chủ đạo đó, mà Công ty nhập khẩu hàng hóa. 1.1.1.2. Thị trường nhập khẩu Do đặc điểm hàng nhập khẩu là các sản phẩm trong nước sản xuất với giá thành cao và chưa đặc chế được các loại sản phẩm này có chất lượng cao do quy trình công nghệ sản xuất còn chưa tân tiến. Vì vậy, công ty chọn nhập khẩu các mặt hàng này từ các nhà cung cấp Trung Quốc, đặc biệt là các bạn hàng quen thuộc như: Công ty Nông nghiệp HEILONGJIANG, Công ty hóa chất HISIGMA, Công ty SHANDONG… 1.1.1.3. Phương thức nhập khẩu Công ty tiến hành nhập khẩu trực tiếp, công ty tự tìm kiếm thị trường nhập khẩu, tự giao dịch, đàm phám, thỏa thuận và ký hợp đồng thương mại với nhà cung cấp nước ngoài. Khi nhận được thông báo hàng về cửa khẩu, công ty cử nhân viên kinh doanh đi nhận hàng và sau thời gian thỏa thuận trên hợp đồng, thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp. Với hình thức nhập khẩu trực tiếp này công ty tự cân đối được tài chính của mình để xác định nhà cung cấp phù hợp. 1.1.1.4. Phương thức thanh toán mua hàng nhập khẩu Phương thức thanh toán được quy định rõ ràng trong mỗi một hợp đồng thương mại. Phương thức thanh toán là toàn bộ quá trình nhận và trả tiền trong giao dịch mua bán hàng hóa ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Tùy vào đặc điểm, khả năng đàm phán, mức độ tin cậy, tính thường xuyên giao SV thực hiện: Ngô Thị Hải Yến - Kế toán 48A 6 Chuyên đề thực tập chuyên ngành dịch, mà có các phương thức thanh toán khác nhau với từng thương vụ và từng nhà xuất khẩu khác nhau. Khi mới thành lập, công ty còn sử dụng tiền mặt trong giao dịch thanh toán. Về sau này, công ty áp dụng các phương thức thanh toán quốc tế được chấp nhận rộng rãi, bởi công ty nhận thấy thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. Nó góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình kinh doanh và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế; hoạt động này được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến hoạt động lưu thông hàng hóa tiền tệ giữa người mua, người bán diễn ra trôi chảy, an toàn hơn, giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia, ví như chi phí đi lại, giao dịch trả tiền hàng, thời gian chờ đợi giao dịch. Các phương thức thanh toán quốc tế công ty chủ yếu sử dụng: (1)Phương thức chuyển tiền: gồm hai hình thức: - Chuyển tiền bằng điện T/T : Telegraphic Transfer Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền: + Người xuất khẩu chuyển giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu. + Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hoá (hoặc bộ chứng từ hàng hoá), nếu thấy phù hợp yêu cầu theo thoả thuận đôi bên, lập thủ tục chuyển tiền gửi ngân hàng bên nhập khẩu ( ngân hàng trả tiền ). + Ngân hàng trả tiền chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua chi nhánh ngân hàng trả tiền. + Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng SV thực hiện: Ngô Thị Hải Yến - Kế toán 48A 7 Chuyên đề thực tập chuyên ngành - Chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn TTR là từ viết tắt của Telegraphic Transfer Reimbursement, thường được sử dụng trong thanh toán L/C. Hai cách chuyển tiền trên chỉ khác nhau ở chỗ là: chuyển tiền bằng điện nhanh hơn chuyển tiền bằng thư, nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện cao hơn. (2) Phương thức tín dụng chứng từ: Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận mà trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho ngân hàng trong phạm vi số tiền đó, khi ngân hàng này xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Như vậy, để tiến hành thanh toán bằng phương thức này, bắt buộc phải hình thành một thư tín dụng. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thức thanh toán này, vì nếu không có thư tín dụng thì xuất khẩu sẽ không giao hàng và như vậy phương thức tín dụng chứng từ cũng sẽ không hình thành được. Tín dụng thư là văn bản pháp lý trong đó ngân hàng mở tín dụng thư cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu như họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của thư tín dụng đã mở. Thư tín dụng được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại, tức là phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng. Nhưng sau khi đã được mở, thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hoạt động thương mại đó. Điều đó có nghĩa là khi thanh toán, ngân hàng chỉ căn cứ vào nội dung thư tín dụng. Có nhiều loại thư tín dụng, nhưng công ty sử dụng thư tín dụng không thể huỷ ngang ( Irrevocable Letter of Credit – Irrevocable L/C ) là chủ yếu. Đây là loại thư tín dụng sau khi đã được mở thì việc sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ chỉ được ngân hàng tiến hành theo thoả thuận của tất cả các bên có liên quan. SV thực hiện: Ngô Thị Hải Yến - Kế toán 48A 8 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Ngoại tệ chính công ty sử dụng trong thanh toán quốc tế là USD. Mặt khác, do đặc điểm hàng hóa là các loại thuốc bảo vệ thực vật cần được kiểm tra độ an toàn và chính xác hóa chất nên thời gian thanh toán khá lâu sau khi công ty nhận được lô hàng nhập khẩu. Vì thế, công ty có lợi thế hơn về mặt tài chính, đặc biệt là trong năm 2009, thời điểm tỷ giá USD/VNĐ có nhiều thay đổi đáng kể. 1.1.1.5. Phương thức giao nhận hàng nhập khẩu Công ty Cổ phần Nông nghiệp Việt Nam áp dụng các quy định của Incoterms 2000 về điều kiện giao nhận hàng, điều khoản này cũng được thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. Các loại giá thường được sử dụng là: - Gía CIF ( Cost, Insurance and Freight ) nghĩa là giá của bên bán hàng đã bao gồm giá thành của sản phẩm, cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm. Loại giá này thường áp dụng khi công ty nhập khẩu hàng vận chuyển bằng đường biển. - Gía DAF ( Delivered At Frontier ) là giá giao tại biên giới. Công ty nhận hàng tại biên giới quy định; trả tiền cước chuyên chở tiếp từ biên giới tới kho hàng của công ty; hoàn thành thủ tục nhập khẩu, nộp thuế nhập khẩu cũng như các thuế và phí, lệ phí khác liên quan đến nhập khẩu lô hàng; chịu mọi rủi ro và tổn thất kể từ khi hàng được đặt dưới quyền định đoạt của công ty ở địa điểm giao hàng trên biên giới. Loại giá này thường được áp dụng khi hàng được vận chuyển bằng đường bộ. 1.1.2. Đặc điểm hoạt động tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại công ty Cổ phần Nông nghiệp Việt Nam 1.1.2.1. Thị trường tiêu thụ Với gần 85 đại lý cấp 1, 2 ở hầu khắp các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long; ở miền Bắc cũng như miền Nam; đội ngũ nhân SV thực hiện: Ngô Thị Hải Yến - Kế toán 48A 9 Chuyên đề thực tập chuyên ngành viên kinh doanh năng động, trẻ trung hoạt động theo một số tỉnh phụ trách, ví dụ: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hải Phòng, Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang là những tỉnh tại đó công ty có nhiều đại lý, họ tiêu thụ hàng với số lượng lớn. Họ chính là cầu nối giữa công ty với đại lý, hướng dẫn việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón cho đại lý, dự các buổi gặp gỡ nông dân – những người tiêu dùng chính các mặt hàng nhập khẩu này. Vì vậy, các sản phẩm nhập khẩu của công ty có một thị trường rộng rãi. 1.1.2.2. Phương thức tiêu thụ hàng nhập khẩu Có hai phương thức tiêu thụ hàng nhập khẩu tại công ty là: - Phương thức bán buôn qua kho Sau khi hàng được nhập khẩu, hàng được vận chuyển về nhập kho H6 Văn Điển. Tại đây, sau khi được Giám đốc đồng ý cho xuất hàng và thực hiện các thủ tục kiểm soát của kho và phòng kế toán, hàng được người mua vận chuyển khỏi kho. Phương thức này thường chỉ áp dụng đối với người mua là các chủ trang trại lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nam Bộ như Cần Thơ, An Giang. Vì vậy, phương thức này thường rất ít sử dụng. - Phương thức bán hàng qua đại lý Các khách hàng đại lý là các đại lý bán hàng hưởng chênh lệch giá ( đại lý bao tiêu), hàng được nhân viên kinh doanh vận chuyển tới đại lý. Đây là phương thức bán hang sử dụng thường xuyên ở công ty, do đặc điểm hàng hóa có quy cách cỡ nhỏ, giá trị tính trên một đơn vị sản phẩm nhỏ, cần có đại lý tiêu thụ hàng với số lượng lớn. 1.2.3.3. Các phương thức thanh toán SV thực hiện: Ngô Thị Hải Yến - Kế toán 48A 10 [...]... ngành CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2.1 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2.1.1 Thủ tục chứng từ Do đặc điểm thương mại quốc tế là các bên mua bán thường ở các quốc gia khác nhau Vì vậy chứng từ được công ty sử dụng trong giao dịch là những bằng chứng có giá trị pháp lý, cơ sở giải quyết những... cuối tháng Quan hệ đối chiếu, kiểm tra SV thực hiện: Ngô Thị Hải Yến - Kế toán 48A 17 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Nông nghiệp Việt Nam Sau đây là một ví dụ về quá trình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa theo phương thức nhập khẩu trực tiếp tại công ty Cổ phần Nông nghiệp Việt Nam: Mặt hàng Ratoin 5WDG là loại thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới phù hợp với... 34 Chuyên đề thực tập chuyên ngành 2.2 KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2.2.1 .Kế toán giá vốn hàng bán 2.2.1.1 Thủ tục, chứng từ - Phiếu xuất kho H6: Sau khi đơn đề nghị xuất hàng được duyệt xuất, kế toán kho viết phiếu xuất kho H6 Phiếu xuất kho được đặt giấy than, lập thành 2 liên: Liên 1: lưu tại quyển tại phòng kế toán Liên 2: đưa cho nhân viên kinh doanh... Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Nông nghiệp Việt Nam Tại kho: Hàng căn cứ vào Biên bản kiểm nghiệm hàng hóa, phiếu nhập kho, thủ kho vào thẻ kho các loại mặt hàng tương ứng Cuối tháng, thủ kho tiến hành SV thực hiện: Ngô Thị Hải Yến - Kế toán 48A 15 Chuyên đề thực tập chuyên ngành cộng nhập – xuất – tồn và tính ra số tồn kho cuối kỳ trên thẻ kho, rồi gửi về phòng kế toán công ty để kế toán đối chiếu... thực hiện: Ngô Thị Hải Yến - Kế toán 48A 18 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Căn cứ vào hợp đồng nhập khẩu này, ngày 02 tháng 12 năm 2009, kế toán công ty Cổ phần Nông nghiệp Việt Nam đến ngân hàng công thương Việt Nam làm thủ tục xin mở L/C, bằng cách chuyển tiền cho ngân hàng để mua ngoại tệ của ngân hàng 16.600 USD theo tỷ giá thực tế trong ngày là 18.600 VNĐ/USD, kế toán ghi sổ : Nợ TK 1442 - USD... kiểm tra quy cách, lấy mẫu gửi Cục Bảo vệ thực vật –Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn giám định (4) Thủ tục mở L/C, kê khai thuế, thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp Do phòng kế toán chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các công việc trên 1.2.2 Tổ chức quản lý tiêu thụ hàng nhập khẩu Công ty Cổ phần Nông nghiệp Việt Nam thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa dựa trên xem xét cầu thị trường, đặc biệt là... quyết Nhân viên này có nhiệm vụ vận chuyển hàng về kho H6 Văn Điển của công ty (3) Hàng về nhập kho Khi hàng về nhập kho, thủ kho lập biên bản nhận hàng từ nhân viên kinh doanh, phiếu nhập kho ghi cột số lượng Các chứng từ nhập khẩu và phiếu nhập kho chuyển cho phòng kế toán để vào sổ kế toán Sau khi hàng về nhập kho, thủ kho kết hợp với phòng kiểm tra chất lượng hàng hóa làm các thủ tục kiểm tra quy... khách hàng của công ty thường là những khách hàng thường xuyên giao dịch, việc thỏa thuận số tiền trả chậm và thời gian trả chậm phụ thuộc từng khách hàng 1.2 TỔ CHỨC QUẢN LÝ LƯU CHUYỂN HÀNG NHẬP KHẨU 1.2.1 Tổ chức quản lý nhập khẩu hàng hóa (1) Ký kết hợp đồng nhập khẩu Phòng kinh doanh công ty tìm hiểu thị trường trong nước, xem xét và lên phương án giá cho từng mặt hàng, xác định nhu cầu hàng hóa,... số liệu Tại phòng kế toán công ty: Kế toán căn cứ vào hóa đơn hải quan, giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước và phiếu nhập kho, kế toán mở sổ kế toán chi tiết hàng hóa ( mở tương ứng với thẻ kho, phản ánh đồng thời cả số lượng và tính thành tiền của hàng hóa nhập kho ) Cuối tháng kế toán đối chiếu sổ chi tiết hàng hóa với thẻ kho Đồng thời, từ sổ chi tiết hàng hóa kế toán lập bảng tổng hợp nhập – xuất... Ngô Thị Hải Yến - Kế toán 48A 16 Chuyên đề thực tập chuyên ngành 2.1.3 Kế toán tổng hợp Sơ đồ 2.3: Tổ chức hạch toán tổng hợp nhập khẩu hàng trực tiếp Chứng từ kế toán Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ Cái TK 156, 331, 1331, 33312, 3333… Bảng Cân đối số phát sinh Sổ kế toán chi tiết hàng nhập khẩu Bảng tổng hợp chi tiết giá trị hàng nhập khẩu Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối . quản lý lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty Cổ phần Nông nghiệp Việt Nam Chương 2: Thực trạng kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại Công ty Cổ. Cổ phần Nông nghiệp Việt Nam Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp Việt