Việc học là công việc cả đời dù bạn ở vị trí nào, nhưng không ai có thể tự mình tìm tòi, học hỏi mà không cần tham khảo bất cứ tài liệu nào. Bởi vây, hôm nay mình xin giới thiệu cho các bạn 1 tài liệu vô cùng quý giá và bổ ích. Mong là sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong quá hình học tập cũng như làm việc. Chúc các bạn thành công
Trang 1DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 2DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình đất đai của Thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2010 - 2012
38
Bảng 3.2 Biến động dân số và lao động thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2010-2012 39
Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế Thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2010-2012 40
Bảng 3.4 Thu ngân sách của Thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2010-2012 45
Bảng 3.5 Chi ngân sách Thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2010 - 2012 46
Bảng 3.6 Đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách Thành phố Cẩm Phả năm 2012 .48
Bảng 3.7 Nguồn thu NSNN TP, NSX trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả 50
Bảng 3.8 Thu ngân sách cấp xã trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2010 - 2012 51
Bảng 3.9 Thu ngân sách phường Cửa Ông giai đoạn 2010-2012 52
Bảng 3.10 Thu ngân sách phường Cẩm Thịnh giai đoạn 2010-2012 53
Bảng 3.11 Thu ngân sách phường Cẩm Đông giai đoạn 2010-2012 53
Bảng 3.12 Thu ngân sách phường Cẩm Bình giai đoạn 2010-2012 54
Bảng 3.13 Các khoản thu ngân sách cấp xã được hưởng 100% giai đoạn 2010-2012 55
Bảng 3.14 Các khoản thu ngân phường Cửa Ông được hưởng 100% giai đoạn 2010-2012 57
Bảng 3.15 Các khoản thu ngân sách Phường Cẩm Thịnh được hưởng 100% giai đoạn 2010-2012 58
Bảng 3.16 Các khoản thu ngân phường Cẩm Đông được hưởng 100% giai đoạn 2010-2012 59
Bảng 3.17 Các khoản thu ngân sách phường Cẩm Bình được hưởng 100% giai đoạn 2010-2012 60
Trang 3Bảng 3.18 Những phường thực hiện tốt công tác thu phí và lệ phí 62Bảng 3.19 Chi ngân sách xã trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2010-2012 64Bảng 3.20 Chi ngân sách trên địa bàn Phường Cửa Ông giai đoạn 2010-2012
65Bảng 3.21 Chi ngân sách trên địa bàn phường Cẩm Thịnh giai đoạn
2010-2012 65Bảng 3.22 Chi ngân sách trên địa bàn Phường Cẩm Đông giai đoạn
2010-2012 66Bảng 3.23 Chi ngân sách trên địa bàn phường Cẩm Bình giai đoạn
2010-2012 66Bảng 3.24 Cơ cấu chi cho giáo dục phân theo cấp ngân sách 67Bảng 3.25 Tỷ trọng chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trong tổng chi
ngân sách hàng năm của phường Cửa Ông 68Bảng 3.26 Tỷ trọng chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trong tổng chi
ngân sách hàng năm của phường Cẩm Thịnh 68Bảng 3.27 Tỷ trọng chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trong tổng chi
ngân sách hàng năm của Phường Cẩm Đông 69Bảng 3.28 Tỷ trọng chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trong tổng chi
ngân sách hàng năm của phường Cẩm Bình 69Bảng 3.29 Tỷ trọng số thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên và tổng thu ngân
sách xã của các xã, phường năm 2012 70
Trang 4DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Hệ thống Ngân sách nhà nước 10
Sơ đồ 3.2 Hệ thống quản lý ngân sách các xã, phường của Thành phố Cẩm Phả 49
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Cơ cấu kinh tế Thành phố Cẩm Phả 40
Biểu đồ 3.2 Thu NSNN TP, NSX trên địa bàn Thành phố 50
Biểu đồ: 3.3 Biểu diễn các khoản thu ngân sách cấp xã được hưởng 100% 56
Biểu đồ 3.4: Kết quả chi NSX trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả 64
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống tài chính quốc gia, ngân sách nhà nước (NSNN) là bộ phậnquan trọng, không những là điều kiện vật chất cần thiết để Nhà nước có thể thựchiện được các chức năng nhiệm vụ của mình, mà còn là công cụ để Nhà nước tácđộng điều tiết vĩ mô Ở Việt Nam, chính quyền cấp xã là chính quyền cơ sở, nơitrực tiếp nắm bắt, giải quyết các nguyện vọng của nhân dân, trực tiếp tổ chức vàlãnh đạo nhân dân triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách và phápluật của Nhà nước Các nội dung công việc của chính quyền cấp xã cần một nguồnlực tài chính rất lớn và có ý nghĩa tiên quyết mà chủ yếu NSNN đảm bảo
Ngân sách xã, phường, thị trấn (ngân sách xã) là một bộ phận của NSNN; Làmột cấp ngân sách nằm trong hệ thống NSNN, là ngân sách của chính quyền cơ sởnên có tầm quan trọng đặc biệt Ngân sách xã (NSX) vừa là phương tiện vật chấtbằng tiền, vừa là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền cơ sở thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh - quốcphòng trên địa bàn Để quản lý và sử dụng có hiệu quả NSX, đòi hỏi trước hết phảinhận thức một cách đầy đủ vai trò của NSX trong việc phát triển kinh tế - xã hội,đảm bảo an ninh - quốc phòng
Cẩm Phả là Thành phố công nghiệp thuộc tỉnh Quảng Ninh gồm 03 xã và 13phường; kinh tế, xã hội trong những năm quan phát triển với tốc độ cao so với mặtbằng chung của Tỉnh Qua khảo sát cho thấy việc quản lý ngân sách (QLNS) nóichung và QLNS cấp xã nói riêng đã đáp ứng được cơ bản các yêu cầu theo đúngquy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN; Sau gần
10 năm thực hiện Luật NSNN được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 2 thông qua ngày16/12/2002 và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004, cân đối ngân sách củaThành phố nói chung và của các xã, phường trên địa bàn Thành phố nói riêng đangngày càng được cải thiện, nguồn thu ngân sách ngày càng tăng, từng bước đảm bảođáp ứng được những yêu cầu chi thiết yếu của bộ máy quản lý nhà nước, sự nghiệpkinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng mà còn dành phần đáng kể cho đầu
tư phát triển
Trang 6Tuy nhiên, công tác QLNS của thành phố nhất là QLNS cấp xã trên địa bànThành phố vẫn còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế trong khâu tổ chức lập, phân bổ dựtoán, chấp hành và quyết toán NSNN Nhiều nội dung chi tiêu ngân sách còn sai chế
độ, lãng phí; trình độ quản lý tài chính của các xã, phường hạn chế dẫn đến nhiềusai sót; mặt khác do còn mang nặng tư tưởng bao cấp của cơ chế "xin - cho" nênchưa thực sự chủ động trong quản lý chi tiêu tài chính, chưa phát huy được hiệu quảkhi sử dụng NSNN Việc phân cấp QLNS còn nhiều bất cập… Để góp phần hoànthiện hơn nữa Luật NSNN nói chung và công tác QLNS trên địa bàn Thành phố
Cẩm Phả đặc biệt là tại các xã, phường nói riêng, chúng tôi chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh’’ để nghiên cứu, làm sáng tỏ những những vấn đề đã
đạt được và những tồn tại, hạn chế được của công tác QLNS cấp xã cả về phươngdiện pháp lý liên quan đến công tác chỉ đạo điều hành, từ đó đề xuất một số giảipháp nhằm hoàn thiện Luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳđổi mới, nâng cao hiệu quả của NSNN trong phát triển kinh tế - xã hội theo những
mục tiêu đã đặt ra
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản lý NSNN nói chung và quản lý NSNN cấp xã nói riêng đã và đangđược rất nhiều nhà quản lý kinh tế nghiên cứu Có một số công trình nghiên cứu đãcông bố liên quan đến quản lý NSNN như:
- Tào Hữu Phùng và Nguyễn Công Nghiệp (1992), Tác phẩm "Đổi mới ngân sách nhà nước", NXB Thống kê, Hà Nội
- Dương Đức Quân (2005), Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị - Quốc gia
Hồ Chí Minh
- Trần Văn Lâm (2006), Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách địa phương góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính Hà Nội.
Trang 7- Nguyễn Thanh Toản (2007), Đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luận văn thạc sỹ
kinh tế, Học viện Chính trị - Quốc gia Hồ Chí Minh
- Lương Ngọc Tuyền (2005), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Luận văn Thạc sỹ kinh tế,
Đại học Kinh tế TP.HCM
Phần lớn các công trình nghiên cứu và các bài viết trên đều tập trung nghiêncứu về các chính sách tài chính vĩ mô và quản lý NSNN nói chung hoặc quản lýNSNN tại một địa phương đơn lẻ hoặc mới chỉ ra giải pháp QLNS áp dụng chotừng vùng, miền cụ thể, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khíacạnh khác nhau về quản lý NSNN nhưng những vấn đề nghiên cứu đã khá lạc hậu
so với tình hình hiện nay Đặc biệt là với Thành phố Cẩm Phả chưa có công trìnhnào nghiên cứu về quản lý NSNN cấp xã trên địa bàn Thành phố
Đề tài nghiên cứu của luận văn được thực hiện trên cơ sở kế thừa và pháttriển những thành quả của các đề tài trước
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện côngtác QLNS cấp xã trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh để góp phầnvào việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách trên địa bàn Thành phốCẩm Phả
- Đề xuất được các giải pháp hoàn thiện phù hợp với điều kiện của Thànhphố Cẩm Phả trong thời gian tới
Trang 84 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là thực trạng công tác quản lý NSNN ởcấp xã trên địa bàn TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh theo Luật NSNN năm 2002
Phạm vi nghiên cứu trong luận văn chỉ giới hạn ở việc QLNS của TP CẩmPhả đối với các xã, phường thuộc thành phố, bao gồm cả nội dung quản lý ngânsách của các xã, phường trong thành phố
Thời gian khảo sát thực trạng quản lý NSNN cấp xã trên địa bàn Thành phốCẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh giới hạn trong giai đoạn 2010 - 2012 và đề xuất địnhhướng, giải pháp cho giai đoạn 2013 - 2015
5 Đóng góp mới của luận văn
- Đánh giá có hệ thống về tiềm năng, thế mạnh cũng như thực trạng công tácquản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả
- Rút ra 5 thành công, 3 nhóm với 12 hạn chế và 02 nhóm nguyên nhân hạnchế trong quản lý NSNN cấp xã ở Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh từ năm
2010 tới nay
- Đề xuất 11 nhóm giải pháp, 2 nhóm kiến nghị điều kiện nhằm hoàn thiệnquản lý NSNN cấp xã phù hợp với điều kiện của Thành phố Cẩm Phả, tỉnh QuảngNinh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 Luận văn là tài liệu tham khảo hữuích cho các nhà hoạch định chính sách ở Tỉnh, Thành phố và tài liệu nghiên cứu chohọc sinh, sinh viên
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách nhà nước cấp xã Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước cấp xã ở TP Cẩm Phả Chương 4: Các giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên
địa bàn Thành phố Cẩm Phả
Trang 9Theo quan điểm của Nga: NSNN là bảng thống kê các khoản thu và chi bằngtiền của nhà nước trong một giai đoạn nhất định Người Pháp cho rằng: NSNN làtoàn bộ tài liệu kế toán mô tả và trình bày các khoản thu và kinh phí của nhà nướctrong một năm
Có thể thấy rằng các quan điểm trên đều cho thấy biểu hiện bên ngoài củaNSNN và mối quan hệ mật thiết giữa nhà nước và NSNN Trong hệ thống tài chính,NSNN là khâu chủ đạo, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì sự tồn tạicủa bộ máy quyền lực nhà nước
Tại Việt Nam, định nghĩa về NSNN được Luật NSNN (2002) nêu rõ: Ngânsách nhà nước là toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước trong dự toán đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm đểđảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
Từ định nghĩa trên, ta có thể hiểu ngân sách nhà nước trên các khía cạnh:
+ Thứ nhất, ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính cơ bản hay rõ hơn là
bản dự toán thu, chi tài chính của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định;
+ Thứ hai: ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính; + Thứ ba: ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ của nhà nước hay còn gọi là quỹ
ngân sách phục vụ việc thực hiện chức năng của nhà nước
1.1.1.2 Khái niệm ngân sách xã
Theo quy định thì NSX là một cấp ngân sách hoàn chỉnh trong hệ thốngNSNN hiện nay NSX là một bộ phận của NSNN, là ngân sách của chính quyền cấp
Trang 10cơ sở do UBND xã xây dựng, tổ chức quản lý và thực hiện dưới sự giám sát củaHĐND xã NSX được xây dựng từ các nguồn thu, được phân cấp và các nội dungchi để thực hiện các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã
Theo Luật NSNN (2002): “NSX là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinhtrong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền nhà nướccấp xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước cấp cơ sởtrong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lý”
1.1.1.3 Phân cấp quản lý NSNN
Ngân sách nhà nước là một hệ thống bao gồm các cấp ngân sách phù hợp với
hệ thống chính quyền nhà nước các cấp Do bộ máy nhà nước được thiết lập theonhiều hình thức khác nhau nên ngân sách nhà nước cũng được tổ chức cho phù hợp
Thông thường, hệ thống chính quyền nhà nước được tổ chức thành nhiều cấp
và mỗi cấp đều được phân giao những nhiệm vụ nhất định Để thực hiện nhữngnhiệm vụ đó, mỗi cấp lại được phân giao những quyền hạn cụ thể về nhân sự, kinh
tế, hành chính và ngân sách Việc hình thành hệ thống ngân sách nhà nước gồmnhiều cấp thì việc phân cấp ngân sách nhà nước là một tất yếu khách quan Bởi vìmỗi cấp ngân sách nhà nước đều có nhiệm vụ thu, chi mang tính độc lập Trongviệc tổ chức quản lý tài chính nhà nước nếu cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhànước được thiết lập phù hợp thì tình hình quản lý tài chính và ngân sách nhà nước
sẽ được cải thiện góp phần thúc đẩy sự phát triển ổn định của nền kinh tế xã hội
Theo tác giả Lê Chi Mai (2006) cho rằng: Phân cấp quản lý NSNN là sựphân chia quyền hạn, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền trong việc quản lý, điềuhành NSNN
Nói đến phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, người ta thường nghĩ ngayđến việc có bao nhiêu cấp ngân sách và mối quan hệ lẫn nhau giữa các cấp đó nhưthế nào Điều quan tâm tiếp theo là từng cấp được quyền huy động những khoản thunào cho riêng cấp mình, những khoản thu đó dùng để đáp ứng những nhiệm vụ chinào mà cấp đó phải đảm nhiệm
Trang 111.1.1.4 Vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường
- Cơ chế thị trường: Trong nền kinh tế hàng hoá có những quy luật kinh tế
vốn có của nó hoạt động như: quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnhtranh, quy luật lưu thông tiền tệ…và lợi nhuận là động lực cơ bản của sự vận động
đó Các quy luật biểu hiện sự tác động của mình thông qua thị trường Nhờ sự vậnđộng của hệ thống giá cả thị trường mà diễn ra sự thích ứng tự phát giữa khối lượng
và cơ cấu của sản xuất với khối lượng và cơ cấu nhu cầu của xã hội Có thể hiểu cơchế thị trường là cơ chế tự điều tiết kinh tế hàng hoá do sự tác động của các quy luậtkinh tế, cơ chế đó giải quyết ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế là sản xuất cái gì,như thế nào và cho ai Cơ chế thị trường bao gồm các nhân tố cơ bản là cung cầu vàgiá cả thị trường (Sử Đình Thành, 2006)
NSNN là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nước điều chỉnh vĩ mônền kinh tế, xã hội NSNN ngoài việc duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước cònphải xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội để tạo ra môi trường thuận lợi cho cácdoanh nghiệp hoạt động NSNN được sử dụng như là công cụ tác động vào cơ cấukinh tế nhằm đảm bảo cân đối hợp lý của cơ cấu kinh tế và sự ổn định của chu kỳkinh doanh Trước xu thế phát triển mất cân đối của các ngành, lĩnh vực trong nềnkinh tế, thông qua quỹ ngân sách, Chính phủ có thể áp dụng các chính sách ưu đãi,đầu tư vào các lĩnh vực mà tư nhân không muốn đầu tư vì hiệu quả đầu tư thấp;hoặc qua các chính sách thuế bằng việc đánh thuế vào những hàng hoá, dịch vụ của
tư nhân có khả năng thao túng trên thị trường; đồng thời, áp dụng mức thuế suất ưuđãi đối với những hàng hoá mà Chính phủ khuyến dụng Nhờ đó mà có thể đảm bảo
sự cân đối, công bằng trong nền kinh tế
Một vai trò được coi là không kém phần quan trọng của NSNN là giải quyếtcác vấn đề xã hội: bất công, ô nhiễm môi trường…Chẳng hạn trước vấn đề côngbằng xã hội Chống lại sự bất công là cần thiết cho một xã hội văn minh và ổn định,Chính phủ thường sử dụng các biện pháp tác động tới thu nhập để thiết lập lại sựcông bằng xã hội Điều chỉnh thu nhập của các nhóm dân cư khác nhau bằng cách
Trang 12trợ cấp thu nhập cho những người có thu nhập thấp hoặc hoàn toàn không có thunhập Một cách khác, Chính phủ có thể sử dụng biện pháp tác động gián tiếp đếnthu nhập bằng cách tạo khả năng tạo thu nhập cao hơn dựa vào năng lực của bảnthân, đây là biện pháp tích cực nhất, đồng thời làm tăng thu nhập quốc dân; nói cáchkhác, nó làm cho một số người dân giàu lên mà không ai nghèo đi; hoặc qua chínhsách thuế thu nhập, sử dụng mức thuế suất cao đối với người có thu nhập cao vàngược lại Như vậy, vai trò của NSNN là rất lớn Vấn đề đặt ra là việc tổ chức quy
mô, cơ cấu và quản lý NSNN như thế nào để phát huy được vai trò của nó (NguyễnHữu Tài, 2002).[16]
1.1.2 Hệ thống, phân cấp, năm ngân sách và chu trình NSNN
hệ thống chính quyền nhà nước ta hiện nay, hệ thống NSNN bao gồm ngân sáchtrung ương và ngân sách địa phương:
* Ngân sách trung ương phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo ngành và giữ vai tròchủ đạo trong hệ thống NSNN Nó bắt nguồn từ vị trí, vai trò của chính quyền trungương được Hiến pháp quy định đối với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chínhtrị, xã hội của đất nước Ngân sách trung ương cấp phát kinh phí cho yêu cầu thực
Trang 13hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trung ương (sự nghiệp văn hoá, sự nghiệp
an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đầu tư phát triển…) Nó còn là trung tâmđiều hoà hoạt động ngân sách của địa phương Trên thực tế, ngân sách trung ương làngân sách của cả nước, tập trung đại bộ phận nguồn tài chính quốc gia và đảm bảocác nhiệm vụ chi tiêu có tính chất huyết mạch của cả nước
* Ngân sách địa phương là tên chung để chỉ các cấp ngân sách của các cấpchính quyền phù hợp với địa giới hành chính gồm có: Ngân sách tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách tỉnh); ngân sách huyện, thị xã, thànhphố trực thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách huyện); ngân sách xã, phường, thị trấn(gọi chung là ngân sách xã) Ngoài NSX chưa có đơn vị dự toán, các cấp ngân sáchkhác đều bao gồm một số đơn vị dự toán của cấp ấy hợp thành
- Ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo lãnh thổ,đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện kinh tế, xã hội của chínhquyền cùng cấp Chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện cần chủ động, sáng tạo trong việcđộng viên khai thác các thế mạnh trên địa bàn để tăng nguồn thu, đảm bảo chi vàthực hiện cân đối ngân sách cấp mình
- Ngân sách xã có tầm quan trọng đặc biệt và cũng có đặc thù riêng: nguồnthu được khai thác trực tiếp trên địa bàn và nhiệm vụ chi cũng được bố trí để phục
vụ cho mục đích trực tiếp của cộng đồng dân cư xã, phường mà không thông quamột khâu trung gian nào NSX là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, đảmbảo điều kiện tài chính để chính quyền xã, phường chủ động khai thác các thế mạnh
để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, thực hiện các chính sách xãhội, giữ gìn an ninh, trật tự, xây dựng các công trình phúc lợi trên địa bàn
Đối với nước ta hiện nay hệ thống chính quyền nhà nước được phânthành bốn cấp Vì vậy ứng với mỗi cấp chính quyền thì có một cấp ngân sáchtương ứng, do đó hệ thống ngân sách của nước ta gồm các cấp được thể hiện trên
Sơ đồ 1.1 sau:
Trang 14Sơ đồ 1.1 Hệ thống Ngân sách nhà nước
1.1.2.2 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
* Yêu cầu của phân cấp quản lý NSNN:
- Đảm bảo tính thống nhất của NSNN, nguồn thu và nhiệm vụ chi cho mỗicấp chính quyền được ổn định theo luật định
- Phân cấp quản lý NSNN phải phù hợp với phân cấp các lĩnh vực khác củaNhà nước, xác định rõ các mối quan hệ giữa ngân sách cấp trên và ngân sách cấpdưới, quan hệ giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương
- Nội dung phân cấp quản lý NSNN phải phù hợp với hiến pháp và luật phápquy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cấp chính quyền,đảm bảo mỗi cấp ngân sách có các nguồn thu, nhiệm vụ chi, quyền hạn và tráchnhiệm về ngân sách tương xứng nhau
- Quốc hội là cơ quan quyết định dự toán NSNN, phân bổ ngân sách Trungương, phê chuẩn quyết toán NSNN, Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp được chủđộng quyết định dự toán và phân bổ dự toán ngân sách địa phương
Ngân sách nhà nước
Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương
NS tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương
NS huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh
NS xã, phường, thị trấn
Trang 15* Nội dung phân cấp quản lý NSNN: Đây chính là việc giải quyết các mối
quan hệ về quyền lực, quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền trong quá trìnhquản lý và sử dụng NSNN bao gồm các nội dung sau:
- Giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong việc ban hành cácchính sách, chế độ thu, chi và chế độ quản lý NSNN
- Giải quyết mối quan hệ mật thiết trong quá trình giao nhiệm vụ chi, nguồnthu và cân đối NSNN
- Giải quyết mối quan hệ trong quá trình thực hiện quy trình NSNN
* Nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN:
- Phân cấp ngân sách phải được tiến hành đồng bộ với phân cấp kinh tế và tổchức bộ máy hành chính
- Đảm bảo thể hiện vai trò chỉ đạo của ngân sách Trung ương và vị trí độclập của ngân sách địa phương trong hệ thống NSNN thống nhất
- Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp ngân sách
Ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụchiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối đượcthu chi ngân sách
Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu đảm bảo chủ động trongthực hiện nhiệm vụ được giao; tăng cường nguồn lực cho NSX HĐND tỉnh quyếtđịnh việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địaphương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình
độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn
1.1.2.3 Năm ngân sách và chu trình ngân sách
a Năm ngân sách: Năm ngân sách chỉ khoảng thời gian mà trong đó dự toán
thu, chi ngân sách đã được phê chuẩn có hiệu lực thực hiện Thông thường trên thếgiới năm ngân sách có thời gian là 12 tháng nhưng khác nhau về thời điểm bắt đầu
và kết thúc Ở Việt Nam, năm ngân sách gồm 12 tháng, bắt đầu từ 1/1 đến 31/12(tính theo năm dương lịch), (Lê Chi Mai, 2006)
Trang 16b Chu trình ngân sách: Chu trình ngân sách gồm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Hình thành kế hoạch NSNN (thu, chi)
- Giai đoạn 2: Chấp hành NSNN (thực hiện kế hoạch thu, chi)
- Giai đoạn 3: Quyết toán NSNN
1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách
Theo tác giả Nguyễn Hữu Tài (2002) cho rằng các nhân tố ảnh hưởng chính đến quản lý ngân sách, gồm:
a Nhân tố về chế độ quản lý tài chính công: Đó là sự ảnh hưởng của những
văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối hoạt động của các cơquan Nhà nước trong quá trình QLNS Cụ thể là các văn bản quy định phạm vi, đốitượng thu, chi ngân sách của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phâncông, phân cấp nhiệm vụ QLNS của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nộidung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách; quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩmquyền của cơ quan Nhà nước trong quá trình QLNS và sử dụng quỹ ngân sách; quyđịnh, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu Các văn bản này cóảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả QLNS trên một địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏiNhà nước phải ban hành những văn bản đúng đắn, phù hợp với thực tế thì công tácquản lý NSNN mới đạt được hiệu quả
b Nhân tố về bộ máy và cán bộ quản lý NSNN: Việc phân định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộquản lý; việc quy định mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận và cán bộ quản lýthu, chi, giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quátrình phân công, phân cấp quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý NSNN Nếuviệc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp tỉnh không rõràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng thiếu trách nhiệm, hoặc lạm dụng quyền hạntrong việc quản lý NSNN Nếu bộ máy và cán bộ có năng lực trình độ thấp, đạo đức
bị tha hoá thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý NSNN
c Nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và xã hội: Quản lý ngân sách chịu
ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế xã hội và mức thu nhập của người dân trên
Trang 17địa bàn Khi trình độ phát triển kinh tế xã hội và mức thu nhập bình quân của ngườidân tăng thì huy động ngân sách cũng tăng, do đó quản lý NSNN ít phải đối mặt vớimâu thuẫn giữa nhu cầu chi cao mà nguồn thu thấp như ở các địa phương có trình
độ phát triển kinh tế thấp Khi ý thức tuân thủ pháp luật và các chính sách Nhà nướccủa các tổ chức, cá nhân được nâng cao, năng lực sử dụng NSNN tại các tổ chức và
cá nhân thụ hưởng NSNN được cải thiện thì việc sử dụng NSNN sẽ có hiệu quả caohơn, mức độ vi phạm cũng sẽ thấp hơn Ngược lại, khi trình độ phát triển kinh tế vàmức thu nhập bình quân trên địa bàn còn thấp, cũng như ý thức về sử dụng NSNNchưa cao thì sẽ tồn tại tình trạng ỷ lại Nhà nước, lạm dụng chi NSNN… làm choquá trình quản lý NSNN khó khăn, phức tạp hơn
Những nhân tố kể trên đều tác động ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phâncấp quản lý ngân sách Nhà nước
1.1.3 Quản lý ngân sách cấp xã
1.1.3.1 Chính quyền nhà nước cấp xã
Ngay từ khi mới giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã rất quantâm, chú trọng đến hệ thống tổ chức quản lý bộ máy nhà nước Trong Hiến phápnước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã quy định hệ thống tổ chức quản lý bộ máy nhànước bao gồm bốn cấp: Cấp Trung ương - cấp tỉnh - cấp huyện - cấp xã Cấp xã làđơn vị hành chính cơ sở của nhà nước, bao gồm HĐND và UBND
Chính quyền cấp xã thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau: Xây dựng và
thực hiện các phần kế hoạch kinh tế xã hội do xã phụ trách; Quản lý dân số, laođộng, hộ tịch, hộ khẩu, sinh tử, giá thú theo quy định hiện hành; Quản lý và thựchiện chính sách tài chính, thu thuế, thu nợ cho Nhà nước, xây dựng và QLNS cấp xãtheo đúng luật, chế độ, thể lệ của Nhà nước, theo quy định cụ thể của UBND cấptỉnh; Kiểm tra đôn đốc các hộ, các cá nhân và các cơ sở sản xuất kinh doanh, chấphành tốt các chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối vớiNhà nước; Thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần theo địnhhướng Xã hội chủ nghĩa (XHCN), chính sách quản lý thị trường, ngăn chặn mọihành vi kinh doanh, buôn bán trái phép, đầu cơ tích trữ; Giữ gìn an ninh trật tự và
an toàn xã hội, bảo vệ tài sản XHCN và tính mạng cho nhân dân
Trang 181.1.3.2 Bản chất, đặc điểm ngân sách xã
a Bản chất của ngân sách xã: Là hệ thống những mối quan hệ kinh tế nhà
nước và xã hội trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chínhnhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng của nhà nước Các quan hệ kinh tếnày bao gồm: Quan hệ kinh tế giữa chính quyền cấp xã và các tổ chức, hộ sản xuất,kinh doanh trên địa bàn; quan hệ giữa NSX với các tổ chức tài chính trung gian vớiquỹ tín dụng nhân dân; quan hệ kinh tế giữa ngân sách xã và các tổ chức xã hội;quan hệ kinh tế giữa ngân sách xã và các hộ gia đình
b Đặc điểm của ngân sách xã: Là một bộ phận trong hệ thống NSNN và là
cấp ngân sách của chính quyền cơ sở, ngân sách xã có những đặc điểm sau:
- Hoạt động thu, chi NSX luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị củachính quyền cấp xã và được tổ chức thực hiện trên cơ sở những quy định, luật lệthống nhất được Nhà nước ban hành
- Thu chi NSX gắn với hoạt động của chính quyền cơ sở do vậy NSX là mộtcấp ngân sách đặc biệt trong hệ thống NSNN, bởi vì: Với vị trí là một cấp ngân sáchhoàn chỉnh, NSX là toàn bộ dự toán thu, chi ngân sách một năm đã được HĐND xãquyết định và giám sát thực hiện Mặt khác do cấp xã là cấp cơ sở, dưới đó khôngcòn đơn vị dự toán, các đơn vị thụ hưởng ngân sách trực thuộc nên NSX cũng chính
là đơn vị dự toán; Với tư cách là một cấp ngân sách, NSX có chức năng và nhiệm
vụ của một cấp ngân sách; đồng thời với tư cách là một đơn vị dự toán ngân sách,NSX có nhiệm vụ chấp hành các chính sách, chế độ của Nhà nước trong quá trìnhchi ngân sách Hai tư cách quản lý lại phải thống nhất trong một bộ máy quản lý, vìvậy nó ảnh hưởng đến nhiều nội dung quản lý NSX như tổ chức bộ máy quản lý,chế độ kế toán NSX và công khai ngân sách xã (Sử Đình Thành, 2006)
1.1.3.3 Vai trò của ngân sách xã trong hệ thống NSNN và trong đời sống kinh tế xã hội ở địa phương
a Với tư cách là một bộ phận của NSNN, NSX có vai trò sau:
- NSX là công cụ huy động các nguồn lực tài chính để đảm bảo nhu cầu chitiêu của chính quyền cấp xã Vai trò của NSX được xác định trên bản chất kinh tếcủa Nhà nước
Trang 19- NSX huy động mọi nguồn thu trên địa bàn đã được phân cấp cho chínhquyền cấp xã quản lý, cân đối thu, chi để đảm bảo nhu cầu chi tiêu, thực hiện mốiquan hệ giữa nhân dân với Nhà nước và ngược lại, nhờ đó mọi chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước được truyền đạt và phổ biến rộng rãi đến nhân dân
b Vai trò của NSX biểu hiện thông qua quá trình thu và quá trình chi.
- Thông qua thu giúp chính quyền cấp xã thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát,điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác đi đúng hànhlang pháp luật; Thu NSX góp phần thực hiện các chính sách xã hội như đảm bảocông bằng giữa những người có nghĩa vụ đóng góp cho NSX, đồng thời có sự trợgiúp cho những đối tượng nộp khi họ gặp khó khăn hoặc thuộc diện ưu đãi theochính sách của Nhà nước thông qua xét miễn, giảm số thu; Thu tiền phạt đối với cánhân, tổ chức vi phạm trật tự an toàn xã hội để đưa người dân nghiêm chỉnh thựchiện tốt nghĩa vụ trước cộng đồng
- Thông qua chi NSX mà các hoạt động của cấp ủy, chính quyền, các đoànthể ở xã được duy trì phát triển một cách liên tục và ổn định, nhờ đó nâng cao hiệulực quản lý Nhà nước ở cơ sở; Chi NSX góp phần nâng cao dân trí, nâng cao sứckhoẻ cho mọi người dân biểu hiện thông qua NSX chi cho sự nghiệp giáo dục, sựnghiệp y tế Chi NSX thực hiện chính sách xã hội tại địa bàn mỗi xã như NSX chicứu tế xã hội, chi thăm hỏi, trợ cấp cho gia đình thương binh, liệt sĩ trong xã
1.1.3.4 Chức năng quản lý ngân sách xã
Theo tác giả Nguyễn Hữu Tài (2002), chức năng quản lý NSX [16], gồm:
a Chức năng quản lý ngân sách của Hội đồng nhân dân xã
- Quyết định dự toán và phân bổ ngân sách xã, giám sát thực hiện NSNN trênđịa bàn và phê chuẩn quyết toán ngân sách xã
- Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách xã khi cần thiết
- Đề ra các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách xã
- Quyết định thu các khoản đóng góp của nhân dân trên địa bàn xã (theophân cấp của cấp có thẩm quyền)
Trang 20b Chức năng quản lý ngân sách của Uỷ ban nhân dân xã
- Lập dự toán NSX, lập phương án phân bổ NSX, điều chỉnh NSX trongtrường hợp cần thiết trình HĐND cấp xã quyết định và báo cáo UBND cấp huyện
và Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện
- Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được HĐND xã phê chuẩn
- Lập quyết toán NSX hàng năm trình HĐND cấp xã phê chuẩn, báo cáoUBND cấp huyện và Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện
- Chỉ đạo Ban tài chính, kế toán xã trong thực hiện chế độ kế toán NSX,thống kê và tổ chức quản lý tài chính trên địa bàn xã theo quy định
- Công khai thu, chi ngân sách, chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn đónggóp của nhân dân theo đúng quy định của quy chế dân chủ ở cơ sở
1.1.3.5 Nội dung chính của công tác quản lý ngân sách xã
a Về thu: Nguồn thu ngân sách xã gồm:
- Các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%: Các khoản thu NSX
hưởng 100% là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồntài chính đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư phát triển Căn cứ vàonguồn thu, chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và nguyên tắc đảm bảo tối đanguồn tại chỗ cân đối cho các khoản thu, chi thường xuyên, khi phân cấp nguồn thuHĐND cấp tỉnh xem xét dành cho NSX hưởng 100% các khoản thu dưới đây:
+ Thu về xử lý vi phạm hành chính
+ Thu về phí, lệ phí theo thẩm quyền của xã
+ Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào NSX theo quy định.+ Các khoản thu đóng góp của các tổ chức, các cá nhân cho xã gồm: Cáckhoản huy động, vận động đóng góp của tổ chức, cá nhân theo pháp luật quy định;các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân để đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng do HĐND cấp xã quyết định đưa vào NSX quản lý và các khoản đóng góp tựnguyện khác
+ Thu về quản lý, sử dụng tài sản công
+ Viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp cho cấp xã
Trang 21+ Các khoản thu khác của xã theo quy định của pháp luật.
+ Thu kết dư ngân sách năm trước
- Các khoản thu ngân sách xã được hưởng, phân chia theo tỉ lệ phần trăm (%) giữa ngân sánh xã với ngân sách cấp trên: Theo quy định của Luật NSNN thì
các khoản thu này gồm: Thuế nhà đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; Lệ phí trước bạ
Các khoản thu trên tỷ lệ NSX được hưởng tối thiểu là 70% Căn cứ vàonguồn thu và nhiệm vụ chi của xã HĐND cấp tỉnh có thể quy định tỷ lệ ngân sách
xã được hưởng cao hơn, đến tối đa là 100% Ngoài các khoản thu phân chia nhưtrên NSX còn được HĐND các cấp bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau khicác khoản thuế, phí, lệ phí phân chia theo luật ngân sách nhà nước đã dành 100%cho NSX và các khoản thu NSX được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối đượcnhiệm vụ chi
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % này được điều chỉnh theo từng giaiđoạn để phù hợp cho mỗi cấp ngân sách ở địa phương
- Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã gồm: Thu bổ
sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệnh giữa dự toán chi được giao và dự toánthu từ các nguồn thu được phân cấp (gồm các khoản thu 100% và các khoản thuphân chia theo tỷ lệ) Số bổ sung cân đối này được xác định từ đầu thời kỳ ổn địnhngân sách và được giao từ 3 đến 5 năm; Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổsung theo từng năm để hỗ trợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể
b Về chi: HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX Căn
cứ vào chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước, các chính sách, chế
độ về hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở xã và nhiệm vụ phát triển kinh tế xãhội của xã khi phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã, HĐND tỉnh xem xét choNSX thực hiện các nhiệm vụ chi dưới đây:
* Chi thường xuyên: Là các khoản chi cho hoạt động của các cơ quan nhà
nước ở xã; chi cho công tác quốc phòng an ninh; chi cho công tác xã hội; chi hoạtđộng văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình do xã quản lý; chi
Trang 22hỗ trợ các hoạt động giáo dục, y tế thuộc trách nhiệm của chính quyền xã trên địabàn xã; chi sự nghiệp kiến thiết kinh tế; các khoản chi thường xuyên khác ở xã theoquy định của pháp luật.
* Chi đầu tư phát triển: Là khoản chi để sử dụng vào các công việc như xây
dựng, cải tạo đường giao thông, công trình nước sạch, bảo vệ môi trường, các côngtrình phúc lợi; chi để xây dựng sửa chữa các công trình văn hoá, thể thao, khu vuichơi giải trí trên địa bàn xã Ngoài ra khoản chi này còn được sử dụng để xây dựng,sửa chữa, cải tạo trụ sở HĐND, UBND
Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật Khoản chinày chủ yếu nhằm phục vụ các chức năng của cơ quan chính quyền ở địa phươngnhằm duy trì và phát triển hoạt động bình thường tại xã
1.1.3.6 Những nguyên tắc cơ bản về quản lý ngân sách xã
a Nguyên tắc đầy đủ: Điều 6 Luật ngân sách nhà nước quy định: “Tất cả các khoản thu, chi của ngân sách Nhà nước phải được hạch toán kế toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ” Thực hiện nguyên tắc trên tất cả các khoản thu
chi NSX đều phải được hạch toán đầy đủ vào ngân sách theo đúng Luật NSNN quyđịnh: Quản lý NSX đảm bảo cho các hoạt động thu, chi đúng chính sách chế độ quyđịnh, các khoản thu phải đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời và nộp đầy đủ vào ngânsách nhà nước và hạch toán đúng mục lục ngân sách, đúng chế độ kế toán, đồngthời khai thác triệt để mọi nguồn thu, bồi dưỡng phát triển các nguồn thu, phát triểnkinh tế xã hội ở xã, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển tạo thêm nhiều nguồnthu mới cho ngân sách xã Các khoản chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức,phải có dự toán được duyệt và được kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước
b Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Việc sử dụng nguồn lực tài chính phải
tính đến hiệu quả kinh tế xã hội Tăng cường kỷ luật tài chính, thực hiện tốt kiểmsoát chi một cách đồng bộ từ cơ chế chính sách, dự toán, phân bổ ngân sách đếnviệc cấp phát ngân sách Thực hiện tiết kiệm triệt để trong chi tiêu ngân sách nhất làtrong quản lý hành chính và chi đầu tư XDCB
c Nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm”: Cùng với sự hỗ trợ của
Nhà nước, phải đảm bảo động viên tối đa nguồn lực trong nhân dân để giảm nhẹ
Trang 23gánh nặng cho NSNN và nâng cao trách nhiệm giám sát của nhân dân đối với chitiêu của NSNN nhất là trong chi đầu tư XDCB để xây dựng kết cấu hạ tầng nôngnghiệp, nông thôn, nông dân.
d Nguyên tắc ổn định ngân sách và chính quyền cấp xã phải tự chiu trách nhiệm trước pháp luật và Nhà nước về quản lý ngân sách: Tỷ lệ điều tiết và bổ sung
ngân sách được giao ổn định từ 3 đến 5 năm (gọi là thời kỳ ổn định ngân sách).Trong những năm này chính quyền xã phải chủ động bố trí ngân sách, xây dựng dựtoán thu, chi trên cơ sở nhiệm vụ cấp trên giao và tiềm năng thế mạnh của xã, đểkhai thác hiệu quả các nguồn thu, xây dựng phương án thu ngân sách hàng năm đểđáp ứng tốt các nhu cầu chi của xã nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của xãtrong năm và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về QLNS ở xã mình
e Nguyên tắc công khai tài chính ngân sách: Việc thực hiện công khai tài
chính phải được thực hiện theo Thông tư số 01/2002/TT-BTC Của Bộ Tài chính làphải công khai dự toán, quyết toán thu trên địa bàn, tỷ lệ điều tiết, số thu bổ sungngân sách cấp trên, công khai chi tiết và kết quả hoạt động của các hoạt động tàichính khác hàng năm của xã Với các hình thức công khai là niêm yết tại trụ sởUBND xã, thông báo trước kỳ họp HĐND xã, và gửi UBND cấp huyện, Phòng Tàichính - Kế hoạch cấp huyện trực tiếp quản lý
1.1.3.7 Trình tự lập, chấp hành và quyết toán ngân sách xã
a Trình tự lập và căn cứ lập dự toán ngân sách xã
- Lập dự toán NSX là quá trình phân tích, đánh giá, tổng hợp nhằm xác lập các chỉ tiêu thu, chi NSX dự kiến có thể đạt được kỳ kế hoạch xác lập các biện pháp chủ yếu về kinh tế, tài chính và hành chính để đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu đó
- Các căn cứ chủ yếu để lập dự toán ngân sách xã :
+ Căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã kỳ kế hoạch.Hàng năm phải dựa vào mức tăng trưởng của mỗi ngành nghề để dự đoán mức độgia tăng của mỗi nguồn thu cho NSX
+ Căn cứ những quy định chung về phân cấp quản lý kinh tế xã hội và phâncấp quản lý NSNN hiện đang có hiệu lực
Trang 24+ Căn cứ các luật, pháp lệnh thuế, chế độ thu về phí, lệ phí, chế độ tiêuchuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định, các chế độ, chínhsách hiện hành làm cơ sở lập dự toán chi NSNN năm
+ Căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán NSX năm báo cáo và các nămtrước đó để thống kê và phát hiện ra những hiện tượng trong quá trình quản lý thu,chi NSX thường xuyên xảy ra
- Trình tự lập dự toán ngân sách xã:
+ Tiếp nhận số kiểm tra và các văn bản hướng dẫn lập dự toán ngân sách do
cơ quan hành chính nhà nước cấp trên giao
+ Lập dự toán thu ngân sách xã
+ Lập dự toán chi ngân sách xã
b Chấp hành dự toán ngân sách xã
Chấp hành dự toán ngân sách là quá trình sử dụng tổng hoà các biện phápkinh tế, tài chính, hành chính biến các chỉ tiêu đã được ghi trong dự toán trở thànhhiện thực Trước hết phải căn cứ dự toán NSX và phương án phân bổ NSX cả năm
đã được HĐND xã quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán chi NSX theomục lục NSNN, gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán vàkiểm soát chi
* Chấp hành thu ngân sách xã
- Tổ chức thu Ngân sách xã theo dự toán được giao theo các bước sau:
+ Ban tài chính xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế, đảm bảo thuđúng, thu đủ và thu kịp thời
+ Đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách, căn cứ vào thông báo thu của
cơ quan thu hoặc của ban tài chính xã, lập giấy nộp tiền đến Kho bạc Nhà nước đểnộp trực tiếp vào NSNN
- Trường hợp đối tượng phải nộp ngân sách không có điều kiện nộp tiền trựctiếp vào NSNN tại Kho bạc theo chế độ quy định thì:
+ Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của cơ quan thuế, cơ quan thuếthu, sau đó lập giấy nộp tiền vào Kho bạc nhà nước Trường hợp cơ quan thuế uỷ
Trang 25quyền cho Ban tài chính xã thu, thì cũng thực hiện theo quy trình trên và đượchưởng phí uỷ nhiệm thu theo chế độ quy định.
+ Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của Ban tài chính xã, Ban tàichính xã thu, sau đó lập giấy nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào quỹ củangân sách xã để chi theo chế độ quy định nếu là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xachưa có điều kiện giao dịch với Kho bạc Nhà nước
- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định phải hoàn trả khoản thuNSX, Kho bạc Nhà nước xác nhận số tiền đã thu vào NSX của các đối tượng nộptrực tiếp hoặc Chuyển khoản vào Kho bạc, đối với đối tượng nộp qua cơ quan thuthì cơ quan thu xác nhận để Ban Tài chính xã làm căn cứ hoàn trả
* Chấp hành chi ngân sách xã
- Trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc quản lý chi NSX:
+ Đối với các tổ chức, đơn vị thuộc xã chi đúng dự toán giao, đúng chế độ,tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, đối tượng và tiết kiệm có hiệu quả; Lập dựtoán sử dụng kinh phí hàng quý (có chia tháng) gửi Ban Tài chính xã Khi có nhucầu chi làm thủ tục đề nghị Ban tài chính xã rút tiền tại Kho bạc Nhà nước hoặc quỹtại xã để thanh toán; Chấp hành đúng quy định pháp luật về kế toán, thống kê vàquyết toán sử dụng kinh phí với Ban Tài chính xã và công khai kết quả thu chi của
tổ chức, đơn vị
+ Đối với Ban Tài chính xã: Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổchức, đơn vị, bố trí theo nguồn dự toán năm và dự toán quý để đáp ứng nhu cầu chi,trường hợp nhu cầu chi lớn hơn thu trong quý cần có biện pháp đề nghị cấp trêntăng tiến độ cấp bổ sung hoặc tạm thời sắp xếp lại nhu cầu chi phù hợp với nguồnthu, theo nguyên tắc đảm bảo chi lương, có tính chất lương đầy đủ, kịp thời; Kiểmtra giám sát thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các tổ chức, đơn vị sử dụngngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch UBND xã về những viphạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức để có biện pháp đảm bảo thực hiện đúng mụctiêu và tiến độ quy định
+ Đối với Chủ tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi:Việc quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi trong phạm vi
Trang 26dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về quyếtđịnh của mình.
- Việc thực hiện chi ngân sách phải đảm bảo các nguyên tắc:
+ Đã được ghi trong dự toán được giao, trừ trường hợp dự toán và phân bổ
dự toán chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và chi từ nguồn tăng thu, nguồn
dự phòng ngân sách
+ Đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định
+ Được chủ tịch UBND xã hoặc người uỷ quyền quyết định chi
c Kiểm tra, quyết toán ngân sách xã : Quyết toán NSX là công việc cuối cùng của chu trình quản lý NSX bao gồm: Quyết toán thu và quyết toán chi ngân sách.
- Hàng năm Ban Tài chính và NSX có trách nhiệm lập báo cáo quyết toánthu, chi NSX trình UBND xã xem xét để trình HĐND xã phê chuẩn, đồng thời gửiPhòng Tài chính - Kế hoạch huyện; Phòng Tài Chính - Kế hoạch có trách nhiệmkiểm tra báo cáo quyết toán thu, chi NSX, nếu có sai sót phải báo cáo với UBNDhuyện, yêu cầu HĐND xã điều chỉnh
- Ban Tài chính xã có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán vàquyết toán NSX theo mục lục NSNN và chế độ kế toán NSX hiện hành (theoQuyết định số 141/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính
về việc ban hành chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã; Quyết định 208/2003/QĐ-BTC ngày 15/12/2003 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính về việc sửa đổi bổ sungmột số điểm chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã ban hành theo Quyết định141/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001) Thời gian chỉnh lý quyết toán NSX hếtngày 31/01 năm sau
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước trên thế giới
1.2.1.1 Kinh nghiệm quản lý NSNN của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc)
Tỉnh Quảng Đông nằm ở phía Đông Nam Trung Quốc, có đường biên giớitiếp giáp với tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam), diện tích 480 ngàn km2, dân số 80 triệu
Trang 27người, gồm 21 thành phố, 105 huyện (đây là tỉnh tự cân đối thu - chi ngân sách, ngoài
ra còn có đóng góp nguồn thu về Trung ương để hỗ trợ cho các tỉnh miền Tây)
Theo tác giả Dương Đức Quân (2005) ở Trung Quốc NSNN không lồngghép và được chia thành 5 cấp: Cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp thành phố, cấp huyện,cấp xã Trước cải cách, việc lập dự toán ngân sách ở Trung Quốc căn cứ chủ yếuvào tình hình thực hiện năm trước với quy trình đơn giản và không rõ ràng, khôngbắt buộc phải lập dự toán Các đơn vị sử dụng ngân sách rất thụ động trong việc đềxuất nhu cầu chi tiêu của mình Các đơn vị sự nghiệp có thu phí tự sử dụng kinh phíthu được và để ngoài ngân sách, Nhà nước không kiểm soát được Các đơn vị thựchiện chi tiêu ngân sách bằng hình thức rút kinh phí trực tiếp từ Ngân hàng nhân dân
Trung Quốc Từ năm 2000 đến nay, quản lý ngân sách ở Trung Quốc đã được cải
cách mạnh mẽ trên 3 mặt: Cải cách khâu lập dự toán ngân sách, đào tạo và đào tạolại cán bộ quản lý NSNN, cải cách công tác kho quỹ
Đối với khâu lập dự toán và quyết định dự toán: Cơ quan quản lý NSNN giaocho các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán hàng năm, đồng thời lập kế hoạch tàichính ngân sách 3 - 5 năm để làm căn cứ ổn định ngân sách Dự toán phải thông quaQuốc hội hoặc HĐND các cấp Việc lập và quyết định dự toán ngân sách hàng nămtheo từng cấp
Quy trình lập dự toán được thực hiện theo hình thức 2 xuống 2 lên: Vàotháng 6 hàng năm, cơ quan tài chính ban hành hướng dẫn lập dự toán năm sau, trên
cơ sở đó các đơn vị dự toán lập khái toán gửi cho cơ quan tài chính lần thứ nhất.Sau khi nhận được khái toán của đơn vị, khoảng tháng 9-10 hàng năm cơ quan tàichính có văn bản yêu cầu đơn vị lập lại dự toán trên cơ sở khả năng cân đối củangân sách Các đơn vị dự toán tiến hành điều chỉnh lại khái toán và gửi lại cơ quantài chính lần thứ hai trước ngày 15/12 hàng năm Sau đó cơ quan tài chính tổng hợpxin ý kiến UBND, cuối cùng trình HĐND phê chuẩn dự toán Sau khi HĐND phêduyệt trong vòng 01 tháng cơ quan tài chính phê chuẩn dự toán chính thức cho cácđơn vị, giao số bổ sung cho ngân sách cấp dưới (cơ quan tài chính không tiến hành
Trang 28thảo luận, không làm việc trực tiếp với đơn vị dự toán và ngân sách cấp dưới, khôngthẩm định dự toán phân bổ chi tiết).
Định mức chi ngân sách được phân bổ theo từng ngành đặc thù khác nhau và
quy định khung mức để từng cấp chính quyền địa phương quyết định cụ thể Việcphân cấp chi ngân sách được quy định rõ ràng, trong đó ngân sách trung ương đảmbảo chi cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng, ngoại giao, môi trường và các hoạt độngcủa cơ quan Nhà nước cấp trung ương; ngân sách địa phương của chính quyền cấpnào có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chi do cấp đó quản lý, ngoài ra còn thựchiện các nhiệm vụ do ngân sách cấp trên giao
Về bổ sung ngân sách cấp trên cho cấp dưới theo 2 loại:
+ Bổ sung cân đối là khoản hỗ trợ căn cứ vào mức độ giàu nghèo của từngđịa phương cụ thể
+ Bổ sung có mục tiêu là bổ sung theo đề xuất cụ thể của các bộ chủ quảnđối với các công trình, dự án ở địa phương
Các chính sách đầu tư được vận dụng theo từng lĩnh vực:
- Đối với chi giáo dục: Luật giáo dục quy định không phải đóng học phí 9năm giáo dục phổ thông bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9 Các trường dân lập, bán công
tự thành lập và hoạt động, không phải nộp thuế và tiền thuê đất Các trường đại học,cao đẳng, trung học chuyên nghiệp được phép vay vốn tín dụng để đầu tư trang thiết
bị giảng dạy, đồng thời chủ động sử dụng nguồn thu học phí, tiền sử dụng đồ dùnghọc tập để trả nợ khi đến hạn Các trường thuộc Bộ, ngành, đơn vị lập thì tự lo kinhphí, Chính phủ xét thấy cần thiết thì hỗ trợ một phần; chính quyền thực hiện khoánchi cho tất cả các trường
- Đối với chi nông nghiệp: Sau khi có Luật nông nghiệp, các chính sách củaChính phủ được ban hành theo hướng hỗ trợ nông dân, nâng cao nhận thức về nôngnghiệp đối với nông dân, tạo điều kiện đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, giải quyếtnạn đói, nghèo ở nông thôn bằng cách tạo ra nhiều việc làm, đầu tư cơ sở hạ tầngnhằm nâng cao đời sống, thúc đẩy văn hoá phát triển ở nông thôn Các chính sáchtài chính được cụ thể hoá như miễn giảm thuế nông nghiệp, đầu tư phát triển hệthống thuỷ lợi, xây dựng vùng chuyên canh, cung cấp thông tin về nông nghiệp cho
Trang 29nông dân, hỗ trợ nhà cho nông dân, cho vay ưu đãi đối với nông dân nghèo có thunhập dưới 850 tệ để phát triển sản xuất.
1.2.1.2 Phân cấp quản lý ngân sách tại Pháp
Luật thuế địa phương của Pháp đã mở ra một giai đoạn quyết định trongquyền tự chủ của các địa phương về thuế Theo đó, các Hội đồng tỉnh, Hội đồng xã
và Hội đồng hợp tác liên xã có chế độ thuế riêng hàng năm được biểu quyết mứcthuế suất của các loại thuế đất, thuế cư trú và thuế nghề nghiệp Tuy nhiên, để giớihạn quyền của các địa phương, luật cũng quy định mức thuế suất trần để tham chiếu
và khống chế chặt chẽ việc thay đổi thuế suất (Lương Ngọc Tuyền, 2005)
Các nguồn thu của địa phương bao gồm: thuế địa phương, trợ cấp của nhànước, thu từ kinh doanh và các lĩnh vực khác
* Thuế địa phương: Thuế địa phương dựa trên các cơ sở tính thuế liên quan
đến đất đai và các trang thiết bị hữu hình của doanh nghiệp Thuế địa phương chủyếu là thuế trực thu với bốn loại thuế chính (thuế nghề nghiệp, thuế nhà ở, thuế thổtrạch và thuế đất), chiếm 75% tổng thu từ thuế của các địa phương Mỗi địa phươngđược quyền xác định thuế suất của thuế địa phương, nhưng phải tuân thủ một sốquy định chung nhằm hạn chế việc tăng thuế Tuy nhiên, nếu chính quyền thi hànhmột số chính sách thuế quá hà khắc thì sẽ bị nhân dân truất phế thông qua bầu cử
* Trợ cấp của Trung ương: Các khoản trợ cấp của Trung ương cho các địa
phương là nguồn tài chính chủ yếu của địa phương Tổng cộng các khoản hỗ trợ tàichính của nhà nước hàng năm dành cho địa phương lên đến khoảng 55 tỷ euro Cáckhoản trợ cấp đó được thực hiện qua nhiều kênh:
- Trợ giúp cho địa phương để hỗ trợ trang thiết bị và đầu tư Đây là khoản trợcấp mang tính truyền thống của Nhà nước
- Một phần trợ cấp là nhằm thực hiện nguyên tắc bù đắp tài chính cho việcchuyển giao một số chức năng của Trung ương cho địa phương
- Trợ cấp tổng thể về hoạt động: Được ấn định từng năm một theo luật tàichính, theo một tỷ lệ trích tính trước từ khoản dự định thu thuế giá trị gia tăng
* Các khoản thu từ kinh doanh và từ các tài sản công: Gồm các lệ phí, phí
hoặc thuế phải trả cho các dịch vụ công Trong số các dịch vụ này, một số có thể thu
Trang 30dưới dạng nhượng quyền, số công hoặc cho thầu Trên thực tế, phần thu từ kinhdoanh trong ngân sách địa phương còn thấp
Luật pháp bắt buộc các địa phương phải thực hiện cân đối ngân sách, để thựchiện cân đối, các địa phương có thể tự do đi vay Tổng số vay nợ hàng năm phảithấp hơn tổng số chi cho trang thiết bị, vay nợ phải được dùng để đầu tư
Theo quy định của pháp luật, địa phương được tự do vay các khoản dưới 500triệu euro Đối với các khoản vay từ 500 triệu đến 1 tỷ euro phải được Ban thư kýcủa Ủy ban ngân hàng phê chuẩn Nếu lớn hơn 1 tỷ euro thì phải thông qua 1 số cơ
sở chuyên môn về tín dụng
1.2.2 Một số kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước của Việt Nam
1.2.2.1 Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước của tỉnh Thái Bình
Giai đoạn 2007-2010, để quản lý NSNN trên địa bàn đạt hiệu quả, tỉnh TháiBình đã thực hiện phân cấp tối đa nguồn thu, nhiệm vụ chi và mở rộng tỷ lệ (%) phânchia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ổn định trong 4 năm Nhờ đó đã góp phầnkhuyến khích và tạo điều kiện cho các cấp chính quyền địa phương tăng cường côngtác quản lý, khai thác nguồn thu, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo nhiệm
vụ chi được giao, từng bước đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, nâng cao tính chủ độngtrong quản lý điều hành ngân sách và trách nhiệm của các cấp chính quyền
Trong quản lý chi thường xuyên UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành quy định
cụ thể về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho từng cấp ngân sách theotừng tiêu chí, cụ thể như định mức phân bổ cho sự nghiệp giáo dục được tính theo
số học sinh; định mức phân bổ cho sự nghiệp đào tạo tính theo số chỉ tiêu đào tạođược giao; định mức phân bổ sự nghiệp y tế tính theo giường bệnh; chi quản lýhành chính tính theo biên chế… Riêng sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học - côngnghệ, tài nguyên môi trường được phân bổ trên cơ sở tổng mức chi do Trung ươnggiao và khả năng cân đối của ngân sách địa phương
Tỉnh Thái Bình cũng đã tiến hành khoán biên chế và khoán chi hành chínhcho các cơ quan Nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP và cho các đơn vị sựnghiệp có thu theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP Kết quả cho thấy các đơn vị được
Trang 31giao khoán đã chủ động trong khai thác tối đa nguồn thu, quản lý chặt chẽ và sửdụng tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí được ngân sách cấp và kinh phí được chi từnguồn thu để lại Tỉnh đã chủ động sắp xếp bộ máy, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ
và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức
Theo báo cáo quyết toán chi ngân sách năm 2009 của tỉnh Thái Bình, tổngchi ngân sách địa phương đạt 4.803 tỷ đồng, bằng 167% dự toán Trung ương giao,trong đó:
+ Chi đầu tư phát triển: 1.050 tỷ đồng, bằng 124% dự toán Trung ương giao
và chiếm 23% tổng chi ngân sách địa phương
+ Chi thường xuyên: 2.515 tỷ đồng, bằng 130% dự toán Trung ương giao,chiếm 52,3% tổng chi ngân sách địa phương
+ Chi chuyển nguồn sang năm sau: 783 tỷ đồng, chiếm 16% tổng chi ngânsách địa phương
+ Chi bằng nguồn thu để lại quản lý qua NSNN: 438 tỷ đồng, chiếm 9% tổngchi ngân sách địa phương
Năm 2010 là năm cuối của thời kỳ ổn định ngân sách (2007 - 2010) nênkhông có sự thay đổi về định mức chi thường xuyên Công tác quản lý và điều hànhngân sách của các đơn vị, các địa phương trên địa bàn tỉnh bám sát dự toán giao,không có phát sinh lớn ngoài dự toán (trừ các nội dung bổ sung từ nguồn dự phòngngân sách khắc phục hậu quả thiên tai và những vấn đề an sinh xã hội) UBND tỉnhthường xuyên chỉ đạo các địa phương, các ngành chức năng tăng cường công tácgiám sát kiểm tra, kịp thời uốn nắn và xử lý nghiêm túc những trường hợp chi sai,vượt chế độ, định mức của chế độ chi tiêu tài chính hiện hành Đồng thời vẫn tiếptục thực hiện khoán chi cho 100% các đơn vị thuộc các phòng ban quản lý nhà nướctheo Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ, 100% các đơn vị sự nghiệp thựchiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chínhphủ đã tạo sự chủ động và gắn trách nhiệm rất cao đối với thủ trưởng các đơn vịtrong việc sắp xếp nội dung chi gắn với nhiệm vụ chuyên môn, do đó chi thườngxuyên cho bộ máy đáp ứng kịp thời, sát với dự toán được giao Tiếp tục thực hiện
Trang 32phân cấp ngân sách xuống các đơn vị trường học để các đơn vị chủ động quản lý và
sử dụng ngân sách
Chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung cho các công trình thuộc lĩnh vực y tế,giáo dục và các lĩnh vực an sinh xã hội Thực hiện nghiêm việc công khai ngân sáchcác cấp, nhất là các quỹ nhân dân đóng góp xây dựng hạ tầng
Bằng việc mạnh dạn thực hiện phân cấp nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sáchđịa phương tỉnh Thái Bình đã thu được những kết quả đáng khích lệ Kinh tế địaphương tăng trưởng, chính trị xã hội ổn định
Tuy nhiên công tác quản lý chi ngân sách tỉnh Thái Bình cũng còn nhữngkhó khăn, hạn chế đó là: Định mức chi ngân sách chưa được điều chỉnh cho phùhợp với biến động của thị trường dẫn đến việc bổ sung ngoài dự toán vẫn còn xảy
ra, hầu hết các sự nghiệp đều phải bổ sung mặc dù cuối năm vẫn phải chi chuyểnnguồn sang năm sau (9%) Cơ cấu phân bổ vốn chi đầu tư phát triển chưa hợp lý, ởmức thấp (chiếm 23% tổng chi ngân sách địa phương)
1.2.2.2 Kinh nghiệm quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình
Thực hiện chủ trương của Tổng cục Thuế và sự chỉ đạo của Cục Thuế tỉnhNinh Bình về thí điểm ủy nhiệm thu thuế cho UBND cấp xã, Chi cục Thuế huyệnHoa Lư triển khai tổ chức thực hiện từ năm 2005 và đến năm 2008, sau 3 năm thựchiện ủy nhiệm thu 10/11 xã, thị trấn của huyện đều hoàn thành và hoàn thành vượtmức dự toán được giao từ 10% - 15% Công tác phối kết hợp với các ngành chứcnăng trong công tác triển khai quản lý nguồn thu trên địa bàn tập trung vào một sốlĩnh vực như thu thuế chuyển quyền, thuế trước bạ; thuế giá trị gia tăng và thuế thunhập doanh nghiệp của một số ngành nghề
Năm 2008 thu ngân sách trên địa bàn huyện 22.150 triệu đồng đạt 124% dựtoán tỉnh giao, tăng so với cùng kỳ năm trước 4,6%, trong đó chỉ có 1/10 chỉ tiêuthu chưa đạt dự toán giao là thu thuế khu vực ngoài quốc doanh Các ngành, các cấpcủa huyện đã tập trung chỉ đạo ngay từ những tháng đầu năm đối với công tác thu.Công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật trong đó có chính sách thuế đã đượcquan tâm đúng mức Thường xuyên tăng cường công tác quản lý các nguồn thu phát
Trang 33sinh trên địa bàn, tăng cường công tác kiểm tra đối với hoạt động ngoài quốc doanh,
xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực thuế Điều tra, nắm bắt kịp thờibiến động về doanh thu và bổ sung kịp thời vào sổ bộ làm cơ sở quản lý thu Kiểmtra quyết toán của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để làm cơ sở thanh toán thuếcòn nợ đọng, xử lý nộp NSNN
Chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm đến phát triển quỹ đất, thực hiệnquy hoạch các khu xen cư bán đấu giá quyền sử dụng đất tăng thu cho ngân sách địaphương để đầu tư cho hạ tầng
Tất cả các xã đều thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở UBND, phát trênĐài truyền thanh xã về số hộ kinh doanh, mức thuế để dân biết tham gia giám sátbảo đảm đóng góp công bằng, động viên kịp thời những hộ nộp thuế đúng, đủ, nhắcnhở những hộ chấp hành chưa tốt Coi đó là tiêu chuẩn thi đua, ghi nhận khenthưởng danh hiệu đơn vị, thôn, làng, đoàn thể và gia đình văn hóa Nhờ có dân chủ,công khai mà dân đã phát hiện không ít các hộ kinh doanh buôn bán, vận tải, chủthầu xây dựng, các hộ chuyển quyền sử dụng đất dây dưa trốn thuế để xã có biệnpháp truy thu được số thuế đáng kể Thể hiện sức mạnh của dân khi được phát độngvào cuộc đấu tranh đảm bảo thực hiện công bằng xã hội
Chi ngân sách năm 2008 thực hiện 96.699 triệu đồng, đạt 124% dự toán tỉnhgiao, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước Năm 2008 là năm nằm trong thời kỳ ổnđịnh ngân sách (2007 - 2010) nên không có sự thay đổi về định mức chi thườngxuyên Công tác quản lý và điều hành ngân sách của các đơn vị, các địa phươngtrong huyện bám sát dự toán giao, không có phát sinh lớn ngoài dự toán (trừ các nộidung bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách khắc phục hậu quả thiên tai và nhữngvấn đề an sinh xã hội) UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các ngành chức năngtăng cường công tác giám sát kiểm tra, kịp thời uốn nắn và xử lý nghiêm túc nhữngtrường hợp chi sai, vượt chế độ, định mức của chế độ chi tiêu tài chính hiện hành
Bằng việc đổi mới đó huyện Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình bước đầu đã thu đượcnhững kết quả đáng khích lệ Kinh tế địa phương tăng trưởng, chính trị xã hội ổn định
Trang 34Tuy nhiên công tác quản lý ngân sách của huyện Hoa Lư cũng vấp phảinhững khó khăn, trở ngại đó là về yếu tố con người chưa đáp ứng kịp thời công tác.Khối xã còn thiếu cán bộ chưa đủ điều kiện, chủ đầu tư, khối các đơn vị dự toán cònhạn chế về trình độ quản lý tài chính, định mức chi chưa được điều chỉnh cho phùhợp với biến động của thị trường.
Qua nghiên cứu lý luận về quản lý NSNN, kinh nghiệm quản lý NSNN tạicác nước trên thế giới và ở Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn kinh tế - xã hội củaThành phố Cẩm Phả thì việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác quản lý NSNN đối với cấp xã là yếu tố thiết thực phục vụ sự nghiệp pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương
1.2.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với công tác phân cấp quản lý ngân sách tại Thành phố Cẩm Phả
Qua nghiên cứu công tác quản lý thu chi ngân sách tại một số địa phươngtrong và ngoài nước, một số bài học kinh nghiệm có thể được áp dụng đối với thànhphố Cẩm Phả như sau:
- Hầu hết các địa phương đều tăng cường thực hiện công tác ủy nhiệm thu,điều này vừa tăng thu được cho ngân sách về thuế, chống thất thu sót hộ, đồng thờităng cường trách nhiệm của các xã, phường trong công tác thu ngân sách
- Coi việc thực hiện công khai tài chính ngân sách các cấp là biện pháp đểtăng cường giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụngngân sách ở địa phương, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách
- Đẩy mạnh thực hiện việc khoán biên chế và quỹ lương, coi đây là biệnpháp để nâng cao hiệu quả công tác của bộ máy hành chính, tăng cường tráchnhiệm của cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ đồng thời tăng thu nhập chocán bộ công chức
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thu, chi ngân sáchnhà nước của các cơ quan, đơn vị, các xã, phường
- Quan tâm đến công tác tập huấn, ứng dụng phần mềm quản lý ngân sáchnhà nước trên địa bàn
Trang 35- Chủ động khai thác, phát huy thế mạnh của địa phương để tận thuNSNN.Có kế hoạch cụ thể, chi tiết ngay từ đầu năm NS đối với các khoản thu từtiền đất để tăng tích lũy chi đầu tư XDCB.
Trang 36Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Các câu hỏi nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm trả lời các câu hỏi sau đây:
- Những tiềm năng, thế mạnh và khó khăn nào ảnh hưởng đến công tác quản
lý NSX trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả? Nguyên nhân của những thuận lợi, khókhăn đó là gì?
- Quá trình quản lý NSX trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả trong thời gianvừa qua đã đạt được kết quả như thế nào?
- Những tồn tại (bất cập) trong quản lý NSX trên địa bàn Thành phố CẩmPhả trong những năm qua là gì?
- Những giải pháp nào cần triển khai để góp phần hoàn thiện công tác quản
2.2.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.2.1 Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu
Trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả có 13 phường và 3 xã Để chọn địa điểmnghiên cứu đại diện cho cả Thành phố chúng tôi dựa vào các căn cứ chính là: Quihoạch và phân vùng sinh thái, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội; địa giới hành chínhcủa các đơn vị hành chính trên địa bàn Thành phố Qua khảo sát và tham khảo ýkiến của các phòng ban trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là Phòng Tài chính - Kếhoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước Thành
Trang 37phố chúng tôi lựa chọn 04 đơn vị gồm: Phường Cửa Ông, Phường Cẩm Thịnh,Phường Cẩm Đông, Phường Cẩm Bình để nghiên cứu và điều tra khảo sát
Lý do chọn các đơn vị trên là: Phường Cửa Ông có nguồn thu từ Đền CửaÔng là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia, phường Cẩm Thịnh thuần túy làphường sản xuất công nghiệp và thương mại, dịch vụ, phường Cẩm Đông là phường
có hoạt động thương mại dịch vụ ở mức trung bình, phường Cẩm Bình có hoạt độngsản xuất nông nghiệp, có hợp tác xã nông nghiệp
2.2.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu
Số liệu được sử dụng trong luận văn bao gồm cả số liệu thứ cấp và sốliệu sơ cấp:
a Thu thập thông tin thứ cấp
Những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN nói chung và ngân sách xã nói riêngđược thu thập và hệ thống hoá từ các tài liệu, giáo trình, sách báo, tạp chí chuyênngành, các báo cáo tổng kết và hội thảo của các tổ chức kinh tế và các cơ quannghiên cứu, các công trình nghiên cứu có liên quan, văn bản pháp luật và thông quacác ý kiến của các chuyên gia, cán bộ đồng nghiệp Bên cạnh đó số liệu thứ cấpđược sử dụng trong luận văn này còn bao gồm: đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hộicủa Thành phố Cẩm Phả, tình hình thu chi ngân sách qua các năm (2010 - 2012)theo dự toán và quyết toán, được thu thập tại các cơ quan như Phòng Tài chính - Kếhoạch, Chi cục Thống kê, Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên môi trường…
b Thu thập số liệu sơ cấp
Để có được thông tin về quản lý ngân sách trên địa bàn các xã, phường trựcthuộc Thành phố, chúng tôi tiến hành khảo sát các nội dung về quản lý thu, quản lýchi tại 4 phường đại diện cho 4 vùng nghiên cứu đã nêu ở trên
Bên cạnh đó, số liệu sơ cấp còn được thu thập, tham khảo ý kiến của cán bộlàm công tác Tài chính kế toán xã, thông qua các cuộc họp giao ban định kỳ doPhòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì, nội dung giao ban để các cơ sở xin ý kiến chỉđạo về các khoản thu, định mức chi giao đầu năm, quá trình điều hành trong năm vàcác giải pháp quản lý NSX
Trang 38Đối với các thông tin định tính, chúng tôi trực tiếp phỏng vấn các cán bộ làmcông tác quản lý ngân sách từ Thành phố đến các xã, phường.
c Phương pháp điều tra phân tích phát triển nông thôn - RRA
Đây là phương pháp được nhiều nhà nghiên cứu trước đây sử dụng rộng rãi
và thu được kết quả tốt trong quá trình nghiên cứu nông thôn Phương pháp này còngọi là phương pháp đánh giá nhanh Phương pháp này được sử dụng trong luận văn
để nghiên cứu thực trạng tại 4 phường thuộc địa bàn nghiên cứu
Mục đích của RRA là giúp cho người nghiên cứu nắm được các thông tin vềđịa bàn nghiên cứu để thực hiện mục tiêu nghiên cứu RRA được dùng ở giai đoạnđầu của quá trình nghiên cứu mang tính thăm dò, lên kế hoạch nhằm đưa ra hướnggiải quyết sơ bộ, sau đó được kiểm nghiệm bằng việc nghiên cứu tiếp theo RRA cótính chuyên dùng để trả lời các câu hỏi trọng yếu có tính đặc trưng, các thông tinchủ yếu là do người nghiên cứu thực hiện, người dân ở địa bàn nghiên cứu là ngườicung cấp thông tin
2.2.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
a Phương pháp tổng hợp
Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết cáckết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tượng, khái quátnắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau
b Phương pháp phân tổ
Thực hiện phân chia các loại hình kinh tế - xã hội của các đơn vị đượcnghiên cứu, dựa trên cơ sở phân tích lý luận một cách sâu sắc, căn cứ vào điều kiệnlịch sử cụ thể và điều kiện tài liệu thực tế của đơn vị để lựa chọn ra phương thức tốtnhất phù hợp với mục đích nghiên cứu
c Phương pháp đồ thị
Phương pháp đồ thị là phương pháp được sử dụng khá phổ biến hiện nàytrong việc phân tích tài chính nhờ khả năng phản ánh trực quan của nó Phươngpháp đồ thị phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng biểu đồ hoặc đồ thị, qua
đó mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích hoặc mối thể hiện mốiquan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể của một đơn vị nhất định
Trang 39Ngoài ra, chúng tôi sử dụng phần mềm xử lý dữ liệu thống kê SPSS và phầnmềm Excel để tổng hợp và xử lý số liệu.
2.2.2.4 Các phương pháp phân tích
a Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp vàphân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó tìm ra được bản chất của vấn đề
Trong luận văn phương pháp thống kê mô tả được dùng để mô tả thực trạngtình hình thu, chi ngân sách xã trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả; hệ thống hoá bằngphân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, tương đối, số bình quân,
cơ cấu, tỷ trọng để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời giancũng như ảnh hưởng của hiện tượng này lên hiện tượng kia Từ đó thấy được sựbiến đổi về lượng và chất của vấn đề nghiên cứu để rút ra bản chất, tính quy luật, dựbáo xu hướng phát triển và đề xuất giải pháp mang tính khoa học
b Phương pháp so sánh
Là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùngnội dung, tính chất để xác định mức, xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giáthông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thờiđiểm khác nhau, chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay khôngphát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề
Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến độngcác chỉ tiêu của quy trình thu, chi NSX trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả qua 3 năm
từ 2010 đến 2012 Các chỉ tiêu được đưa vào nghiên cứu bao gồm: tốc độ phát triểnliên hoàn, tốc độ phát triển bình quân, và một số chỉ tiêu so sánh khác
c Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian
Phương pháp này được sử dụng để đưa ra những phân tích, đánh giá sự pháttriển cửa sự vật, hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định
- Tốc độ phát triển bình quân: Dùng để phản ánh nhịp độ phát triển điển hìnhcủa các chỉ tiêu nghiên cứu liên quan đến thu, chi ngân sách của Thành phố, các xã,phường thuộc Thành phố Cẩm Phả…phần lớn trong giai đoạn 2010-2012, được tínhbằng số bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn Công thức tính như sau:
Trang 40y t
- Tốc độ tăng trưởng bình quân để phản ánh nhịp độ tăng trưởng điển hìnhcủa chỉ tiêu thu, chi ngân sách của các xã, phường thuộc Thành phố Cẩm Phả tronggiai đoạn 2010-2012
Công thức: Tốc độ tăng trưởng BQ = Tốc độ phát triển BQ - 1 (hay 100).Đơn vị tính: có thể là lần hoặc %
d Phương pháp chuyên khảo
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên khảo để đi sâunghiên cứu một số phường, xã điển hình về công tác quản lý ngân sách, nhằm giúpcho việc đánh giá tình hình quản lý NSX được sát hơn, đồng thời đưa ra những giảipháp về quả lý thu, chi ngân sách trên địa bàn Thành phố nói chung và địa bàn cácphường nói riêng có cơ sở và hiệu quả
e Phương pháp chuyên gia
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài
Cụ thể của phương pháp này là tranh thủ ý kiến đóng góp của các chuyên gia kinh
tế, các nhà quản lý ở các cấp ngân sách và ý kiến của họ trong đánh giá cũng như đề
ra các giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề quản lý ngân sách nhà nước hiện nay
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương
2.3.1.1 Về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (theo giá so sánh ) (%);
- Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ (tỷ đồng);
- Thu ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng);