Đây là nguồn luận văn được tác giả sư tầm tư nhiều nguồn thư viện đáng tin cậy. Luận văn chứa đầy đủ thông tin về lý thuyết cũng như số liệu đều chuẩn xác với tên đề tài nghiên cứu. Bố cục Luận văn được áp dụng theo chuẩn về hình thức lẫn nội dung.
Trang 1TRẦN THANH TÙNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI TỈNH QUẢNG NINHChuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG THỊ THU
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu độc lập củabản thân với sự giúp đỡ của các giáo viên hướng dẫn Những thông tin, dữliệu, số liệu đưa ra trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồngốc Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính kháchquan và trung thực
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Trần Thanh Tùng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Phòng QLĐT Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế vàQuản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôitrong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS Hoàng Thị Thu
đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí, đồng nghiệp, bè bạn, và giađình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời cónhững ý kiến đóng góp trong quá trình tôi thực hiện và hoàn thành luận văn
Thái Nguyên, tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Trần Thanh Tùng
Trang 41 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Các mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
5 Kết cấu luận văn 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC
THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 4
1.1 Khái quát về doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài5
1.2 Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài 61.2.1 Những vấn đề chung về thanh tra thuế đối với doanh nghiệp đầu
tư trực tiếp nước ngoài 6
Trang 51.2.2 Nội dung thanh tra thuế đối với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp
1.3.1 Khái niệm hoàn thiện thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp
đầu tư trực tiếp nước ngoài 17
1.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện thanh tra thuế các
doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài 18
1.4 Kinh nghiệm hoàn thiện công tác thanh tra thuế đối với các doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số địa phương 261.4.1 Kinh nghiệm thanh tra của Cục Thuế thành phố Hà Nội 261.4.2 Kinh nghiệm thanh tra của Cục Thuế tỉnh Hải Dương 271.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh
27
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 Các câu hỏi nghiên cứu 29
2.2 Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 29
2.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin 30
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 30
2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 31
Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA THUẾ CÁC
DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH QUẢNG NINH 32
Trang 63.1 Khái quát một số đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh
32
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 32
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 33
3.2 Đặc điểm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh 39
3.3 Thực trạng thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh 42
3.3.1 Thực trạng công tác lập kế hoạch thanh tra thuế 42
3.3.2 Thực trạng thanh tra tại trụ sở người nộp thuế 43
3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra thuế đối với doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh 61
3.4.1 Nguyên nhân chủ quan 61
3.4.2 Nguyên nhân khách quan 65
3.5 Đánh giá thực trạng thanh tra thuế doanh nghiệp đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh 69
3.5.1 Kết quả đạt được 69
3.5.2 Hạn chế còn tồn tại71
Chương 4 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
THANH TRA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN TỚI 74
4.1 Định hướng công tác thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh 74
4.1.1 Hoàn thiện phương pháp thanh tra các doanh nghiệp đầu tư trực
tiếp nước ngoài 74
Trang 74.1.2 Tập trung xây dựng đội ngũ thanh tra viên từ thanh
tra tổng hợp sang thanh tra chuyên sau, chuyênnghiệp về từng lĩnh vực, ngành nghề 77
4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thuế đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 78
4.2.1 Tăng cường nguồn nhân lực phục vụ công tác thanh tra thuế
4.3.1 Kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ Việt Nam 91
4.3.2 Kiến nghị với Bộ Tài Chính và Tổng cục thuế 94
4.3.3 Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 102
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
ĐTTTNN Đầu tư trực tiếp nước ngoàiGTGT Giá trị gia tăng
Trang 9ngân sách từ doanh nghiệp của Cục Thuế Quảng Ninh 40Bảng 3.4 Số thuế giá trị gia tăng đã hoàn đối với doanh nghiệp
ĐTTTNN tại Quảng Ninh giai đoạn 2011 -2013 41Bảng 3.5 Tình hình thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp ĐTTTNN
của Cục thuế Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2013 44Bảng 3.6 Tình hình sai phạm của các doanh nghiệp ĐTTTNN Cục thuế
Quảng Ninh thanh tra giai đoạn 2011 - 2013 46Bảng 3.7 Số thuế truy thu và phạt sau thanh tra của các doanh nghiệp
ĐTTTNN tại Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2013 47Bảng 3.8 Số doanh nghiệp đã thanh tra so với cán bộ của bộ phận
thanh tra 48Bảng 3.9 Mức độ hài lòng của NNT đối với công tác thanh tra 48Bảng 3.10 Kết quả công tác thanh tra chấp hành quy định về đăng ký
kinh doanh, đăng ký thuế 52Bảng 3.11 Kết quả công tác thanh tra chấp hành chế độ kế toán, sổ
sách, hóa đơn, chứng từ 53Bảng 3.12 Kết quả truy thu thuế 55
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Mức độ rủi ro về thuế TNDN đối với các doanh nghiệp
ĐTTTNN theo hình chóp 74Biểu đồ 4.2 Mô hình chóp mô tả sự chuyển đổi 76Biểu đồ 4.3 Mô hình chuyển từ thanh tra toàn diện sang thanh tra các
nội dung theo chuyên đề 77Biểu đồ 4.4 Mô hình chuyển từ thanh tra chủ yếu tại doanh nghiệp
sang thanh tra chủ yếu tại cơ quan thuế 78
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Luật Quản lý thuế ra đời đã đem lại nhiều hiệu quả trong công tácquản lý thu thuế, khắc phục được tình trạng chia cắt, tách biệt về phươngthức quản lý giữa các loại thuế; các thủ tục hành chính thuế được quy địnhđơn giản, rõ ràng và minh bạch nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện cơ chếmới - cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước phápluật của người nộp thuế Cơ quan thuế chuyển sang thực hiện chức năngtuyên truyền, hỗ trợ, kiểm tra giám sát người nộp thuế Theo cơ chế mới,một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành thuế là công tác thanh trathuế đối với tổ chức, cá nhân nộp thuế để phòng ngừa, răn đe các hành vi viphạm pháp luật thuế, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, góp phần cải cáchthủ tục hành chính thuế, và là nhân tố quan trọng đảm bảo nguồn thu vàongân sách Nhà nước
Công tác quản lý thuế nói chung và công tác thanh tra thuế nói riêngtại tỉnh Quảng Ninh đã và đang dần được hoàn thiện, hiện đại hoá theo cácChương trình cải cách hệ thống thuế qua các giai đoạn như Chiến lược cảicách hệ thống thuế giai đoạn 2001-2010, Chiến lược cải cách hệ thống thuếgiai đoạn 2011-2020 Công tác thanh tra thuế đã phát huy được vai trò tíchcực, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của nước nộp thuế và góp phần tăng thucho NSNN Tuy nhiên, thực tế công tác thanh tra thuế tại tỉnh Quảng Ninhcũng không thể tránh khỏi những tồn tại, hạn chế Bên cạnh đó, khi nền kinh
tế ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế, số lượng doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài trên địa bàn không ngừng tăng lên, thủ đoạn trốn thuế củadoanh nghiệp này ngày càng tinh vi, phức tạp hơn thì rủi ro không tuân thủpháp luật và thất thu ngân sách càng cao, thực tế này đòi hỏi phải hoàn thiện
công tác thanh tra thuế Vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh” có ý nghĩa thiết thực, mang tính thời sự cấp bách cả
về mặt lý luận và thực tiễn
Trang 122 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu công tác thanh tra thuế cũng như đánh giá thựctrạng công tác thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nướcngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đề tài đề xuất các giải pháp hoàn thiệncông tác thanh tra thuế tại tỉnh Quảng Ninh nhằm nâng cao hoàn thiện côngtác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, góp phần tăng nguồn thungân sách cho địa phương nói riêng và cho cả nước nói chung Qua đó, gópphần nâng cao hiệu lực quản lý thuế của tỉnh Quảng Ninh
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra thuế đối vớidoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra thuế đốivới doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác thanh tra thuế đối với cácdoanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh
Trang 13- Nội dung: Công tác thanh tra thuế các doanh nghiệp đầu tư trực tiếpnước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh.
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Cũng như những vấn đề chung trong việc quản lý thu thuế của cảnước, kết quả nghiên cứu này đóng góp cho tỉnh Quảng Ninh giải phápnhằm hoàn thiện công tác thanh tra thuế các doanh nghiệp đầu tư trực tiếpnước ngoài, đảm bảo thực hiện tốt pháp luật thuế và tăng thu ngân sách địaphương nhằm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh theo kịp sự pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước
- Về lý luận: Khái quát, hệ thống hoá những cơ sở lý luận cơ bản vềcông tác thanh tra thuế
- Về thực tiễn: Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác thanh tra thuếcác doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh Đánh giánhững kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục và đưa ra giải phápnhằm hoàn thiện công tác thanh tra thuế các doanh nghiệp đầu tư trực tiếpnước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thanh tra thuế đối
với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng công tác thanh tra thuế các doanh nghiệp đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2013
Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra thuế đối với
các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh trong thờigian tới
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC
THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái quát về doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài
Để làm rõ khái niệm doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, trướchết cần tìm hiểu khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
* Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư mà nhà ĐTNN làngười bỏ vốn đồng thời là người sử dụng vốn Nhà ĐTNN bỏ vốn để thiếtlập cơ sở sản xuất kinh doanh, làm chủ sở hữu, tự quản lý, điều hành hoặcthuê người quản lý, hoặc hợp tác liên doanh với đối tác nước sở tại để thànhlập cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu được lợi nhuận
* Khái niệm doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Doanh nghiệp ĐTTTNN là doanh nghiệp được hình thành trên cơ sởhoạt động ĐTNN Theo quy định tại Điều 6 Luật đầu tư của Quốc hội nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 thì
"Doanh nghiệp có vốn ĐTNN bao gồm doanh nghiệp do nhà ĐTNN thànhlập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam donhà ĐTNN mua cổ phần, sáp nhập, mua lại"
Doanh nghiệp có vốn ĐTNN phân thành doanh nghiệp có vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.Tuy nhiên, theo quy định về phân cấp quản lý của cơ quan thuế tại ViệtNam, nhóm doanh nghiệp có vốn ĐTNN chính là các doanh nghiệp có vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài Các doanh nghiệp có vốn đầu tư gián tiếp nướcngoài được xếp vào nhóm doanh nghiệp khác để thuận tiện cho công tácquản lý Việc phân nhóm này nhằm hạn chế sự biến động trong công tác
Trang 15quản lý doanh nghiệp của cơ quan thuế Ví dụ như: một công ty cổ phần banđầu 100% vốn trong nước được phân cấp quản lý tại bộ phận quản lý cácdoanh nghiệp dân doanh Sau khi phát hành cổ phiếu ra công chúng và số cổphiếu này được các nhà ĐTNN mua lại thì trên thực tế, doanh nghiệp này đã
có vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài Nếu xếp doanh nghiệp này vào nhómdoanh nghiệp có vốn ĐTNN do bộ phận quản lý các doanh nghiệp có vốnĐTNN quản lý thì phải thực hiện quá trình chuyển doanh nghiệp được quản
lý giữa các bộ phận của cơ quan thuế Nếu các nhà ĐTNN bán hết cổ phầncủa mình trong công ty thì doanh nghiệp trên lại trở thành doanh nghiệp100% vốn trong nước và quá trình chuyển doanh nghiệp quản lý lại diễn ragây rất nhiều khó khăn cho cơ quan thuế Do đó, trên góc độ quản lý của cơquan thuế, doanh nghiệp có vốn ĐTNN dùng để chỉ doanh nghiệp có vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thường là cáccông ty đa quốc gia (chiếm 90% nguồn vốn ĐTNN đang vận động trên thếgiới) Ngoài ra, chủ doanh nghiệp có vốn ĐTNN có thể là các cá nhân nướcngoài sang đầu tư tại Việt Nam
- Thông thường các chủ ĐTTTNN trực tiếp điều hành hoặc tham giađiều hành hoạt động của doanh nghiệp tuỳ theo tỷ lệ vốn góp Tỷ lệ góp vốncủa phía nước ngoài càng cao thì quyền quản lý và ra quyết định đối với hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn Chủ doanh nghiệpĐTTTNN tự quyết định đầu tư, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Nguồn vốn của các doanh nghiệp ĐTTTNN bao gồm vốn góp đểhình thành vốn pháp định, vốn vay hoặc vốn bổ sung từ lợi nhuận giữ lại đểtriển khai và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 16- Quyền lợi của nhà ĐTTTNN gắn chặt với doanh nghiệp mà họ đầu
tư Kết quả hoạt động sản xuất kinh của doanh nghiệp quyết định mức lợinhuận của nhà đầu tư Sau khi trừ đi thuế lợi tức và các khoản đóng góp chonước chủ nhà, nhà ĐTTTNN nhận được phần lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp
- Nguồn vốn đầu tư tại các doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài được
sử dụng theo mục đích của chủ ĐTTTNN trong khuôn khổ pháp luật củanước sở tại Nước tiếp nhận đầu tư chỉ có thể định hướng một cách gián tiếpviệc sử dụng vốn đó vào những mục đích mong muốn thông qua các công cụnhư: thuế, giá thuê đất, các quy định để khuyến khích hay hạn chế đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào một lĩnh vực, một ngành nào đó
- Tại Việt Nam, hệ thống chính sách thuế được áp dụng thống nhấtcho mọi thành phần kinh tế Tuy nhiên, để khuyến khích đầu tư trực tiếpnước ngoài, những doanh nghiệp ĐTTTNN thành lập trước năm 2004 đượchưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% trong suốt thờigian hoạt động của dự án đầu tư, trong khi các doanh nghiệp thuộc các thànhphần kinh tế khác phải chịu mức thuế suất là 32%
- Do chủ đầu tư của doanh nghiệp ĐTTTNN là phần lớn là các công ty
đa quốc gia hoặc các công ty mẹ ở nước ngoài nên có thể xảy ra hiện tượngtrốn thuế qua chuyển giá Hệ thống sổ sách, báo cáo nội bộ công ty thườngbằng tiếng nước ngoài, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối phức tạp.Bên cạnh đó, do lãnh đạo công ty thường là người nước ngoài nên việc nắmbắt, vận dụng cũng như tuân thủ những quy định của pháp luật Việt Nam củadoanh nghiệp cũng có nhiều hạn chế
1.2 Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1 Những vấn đề chung về thanh tra thuế đối với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1.1 Khái niệm thanh tra thuế
Thanh tra thuế là chức năng thiết yếu của cơ quan thuế đối với việcthực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Để
Trang 17hiểu rõ hơn về khái niệm thanh tra thuế, trước hết cần nắm được khái niệmthanh tra.
* Khái niệm thanh tra:
Hoạt động thanh tra là việc xem xét, làm rõ những việc làm đúng saiđối với những vụ việc và hành vi của người thừa hành công vụ trong chứcnăng thực hiện công tác quản lý của mình
Thanh tra mang tính quyền lực Nhà nước, là chức năng của quản lýNhà nước, thể hiện như một tác động tích cực nhằm thực hiện quyền lực củachủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý Chủ thể tiến hành thanh tra luônluôn là cơ quan Nhà nước Thanh tra luôn áp dụng quyền lực của Nhà nướctrong quá trình tiến hành hoạt động của mình và nhân danh Nhà nước khi ápdụng quyền năng đó Thanh tra có tính độc lập tương đối Đây là đặc điểmvốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra, đặc điểm này phân biệt thanh travới các loại hình cơ quan chức năng khác của bộ máy Nhà nước
Khái niệm về thanh tra được cụ thể hoá trong Luật thanh tra năm2010: "là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do phápluật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiệnchính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân"
* Khái niệm thanh tra thuế đối với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp ĐTTTNN là việc xem xét, đánhgiá, xử lý của cơ quan thuế đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật vềthuế, nghĩa vụ đối với NSNN của các doanh nghiệp ĐTTTNN theo thẩmquyền, trình tự, thủ tục quy định trong các văn bản qui phạm pháp Luật vềthuế và các quy định khác của pháp luật Thanh tra thuế nhằm phòng ngừa,phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, phát hiện những sơ
hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với Nhà nướccác biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu
Trang 18quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của Nhànước, các quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
1.2.1.2 Mục đích thanh tra thuế đối với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hoạt động thanh tra thuế nhằm:
- Phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của doanh nghiệpĐTTTNN:
Đây là mục tiêu chủ yếu, trực tiếp của hoạt động thanh tra thuế đối vớidoanh nghiệp ĐTTTNN Thanh tra thuế là hoạt động thường xuyên của cơquan quản lý Nhà nước nhằm đảm bảo cho các quyết định quản lý đượcchấp hành, bảo đảm mọi hoạt động của doanh nghiệp ĐTTTNN tuân thủtheo đúng quy định của pháp luật Tính chất thường xuyên của hoạt độngthanh tra có tác dụng phòng ngừa các vi phạm pháp luật
- Phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật của doanh nghiệp ĐTTTNN:Định hướng xã hội Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt ra yêucầu phải tăng cường tính pháp chế, kỷ cương pháp luật trong mọi hoạt độngcủa cơ quan, tổ chức và trong cách thức hành xử của mỗi công dân Mọihành vi vi phạm pháp luật đều phải phát hiện nhanh chóng và xử lý nghiêmminh Hoạt động thanh tra thuế là xem xét việc thực hiện pháp luật về thuếcủa doanh nghiệp ĐTTTNN, từ đó tìm ra những hành vi sai phạm, người viphạm, đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị cơ quan nhà nước cóthẩm quyền xử lý
Hiện nay, khi hành vi vi phạm về thuế còn diễn ra phổ biến thì pháthiện các vi phạm để xử lý là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và là mụcđích quan trọng của hoạt động thanh tra thuế
- Phát hiện những sơ hở, hạn chế chưa đồng bộ trong cơ chế quản lý
và chính sách thuế để kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kịp thờisửa đổi bổ sung:
Trang 19Hoạt động thanh tra đối với doanh nghiệp ĐTTTNN không chỉ nhằmphát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật, mà còn giúp cơ quan quản lýNhà nước đánh giá lại bản thân cơ chế, chính sách, các quy định của phápluật, các quyết định quản lý của mình đã phù hợp với thực tiễn cuộc sốngchưa, có khiếm khuyết, sơ hở gì dễ dẫn đến sự vi phạm để kịp thời sửa đổi,
bổ sung nhằm khắc phục các sơ hở, khiếm khuyết đó
- Phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp củadoanh nghiệp ĐTTTNN khi thực hiện chính sách pháp luật về thuế:
Đây là những mục đích có tính chất gián tiếp nhưng cũng không kémphần quan trọng của hoạt động thanh tra, nhất là việc “Phát huy nhân tố tíchcực" qua hoạt động thanh tra Nhân tố tích cực ở đây được hiểu là nhữngviệc làm hay, mạnh dạn thể hiện một tư duy mới, một tư cách suy nghĩ vàhành động mới phù hợp với quan điểm và chủ trương đổi mới toàn diện đấtnước của Đảng ta, nhất là trong lĩnh vực thuế Mặt khác, thanh tra thuếkhông chỉ xem xét, đánh giá sự việc đúng, sai và còn phải đấu tranh bảo vệlợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế Thôngqua hoạt động thanh tra thuế cần kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiệntham nhũng, nhũng nhiễu gây tổn thất tài sản xã hội chủ nghĩa và xâm phạmđến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân Đây không chỉ
là yêu cầu của nhà nước mà còn là yêu cầu của nhân dân nói chung và doanhnghiệp ĐTTTNN nói riêng đối với ngành thuế
1.2.1.3 Nguyên tắc thanh tra thuế đối với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nguyên tắc thanh tra thuế là tập hợp các quy tắc chỉ đạo, những tiêuchuẩn hành động mà các cơ quan quản lý, các tổ chức thanh tra, các thanhtra viên và các đối tượng thanh tra phải tuân theo trong quá trình hoạt độngthanh tra Hoạt động thanh tra thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
Trang 20- Nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật:
Không được làm trái pháp luật là nguyên tắc quan trọng đối với cán bộthanh tra khi thi hành công vụ Việc tuân theo pháp luật được thể hiện trongquá trình thanh tra phải đúng những quy định văn bản pháp luật, bảo đảmtính độc lập, nghiêm túc khi thực hiện những thủ tục cần thiết trong phạm vithẩm quyền cho phép
- Nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan:
Trung thực đòi hỏi hoạt động thanh tra phải phán ánh đúng bản chấtcủa sự vật, hiện tượng; khi có đủ căn cứ mới được phép đưa ra quyết định.Quyết định đưa ra không vì quyền lợi cá nhân; đồng thời phải tỷ mỷ, cẩnthận và có kiến thức chuyên môn vững vàng
Tính chính xác đòi hỏi chủ thể thanh tra thuế phải nhận thức đúng vấn
đề, nội dung thanh tra, xác định, đánh giá đúng bản chất của sự việc để kếtluận thanh tra được chính xác Tính chính xác của kết quả thanh tra bảo đảmcông tác thanh tra thuế đạt hiệu quả cao
Tính khách quan bảo đảm phản ánh đúng sự vật, hiện tượng như nóvốn có, không được lồng ý kiến chủ quan khi mô tả sự vật, hiện tượng,không thiên lệch và bóp méo sự thật
- Nguyên tắc công khai, dân chủ, kịp thời:
Tính công khai thể hiện ở chỗ chủ thể thanh tra thuế phải thông báođầy đủ, công khai từ nội dung, kế hoạch, quyết định thanh tra đến kết luậnthanh tra để các tổ chức, các nhân liên quan biết, giám sát và phối hợp thựchiện Việc công khai hoạt động thanh tra thuế nhằm nâng cao tính kháchquan, hạn chế những tiêu cực phát sinh trong quá trình thanh tra thuế Tuynhiên, tuỳ tính chất cuộc thanh tra cụ thuể mà cần có hình thức, mức độ côngkhai phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động thanh tra thuế
Tính dân chủ trong hoạt động thanh tra thuế tạo cơ hội cho đối tượngthanh tra được trình bày ý kiến, quan điểm về nội dung, kết luận thanh tra
Trang 21cũng như về hoạt động của đoàn thanh tra, tránh tình trạng áp đặt của chủthể thanh tra, góp phần tích cực vào kết quả thanh tra.
Tính kịp thời trong hoạt động thanh tra thuế: hoạt động thanh tra thuếnhằm phục vụ các mục tiêu quản lý thuế trong những thời điểm nhất định.Thanh tra thuế kịp thời giúp cho đối tượng thanh tra nhận rõ sai phạm đểkhắc phục sửa chữa ngay, tránh vi phạm kéo dài Bên cạnh đó, việc thanh trathuế kịp thời còn giúp cơ quan thuế chấn chỉnh và sửa đổi cơ chế, chính sáchpháp luật về thuế phù hợp thực tiễn, nâng cao hiệu quả quản lý thuế Tínhkịp thời còn đảm bảo cuộc thanh tra có kết luận đúng thời hạn theo luật định,tránh tình trạng dây dưa kéo dài thời gian, gây khó khăn cho đối tượng thanhtra thuế
- Nguyên tắc bảo vệ bí mật:
Cần quán triệt nguyên tắc này trong thanh tra thuế là vì trong quá trìnhkiểm tra người là công tác này tiếp cận với nhiều vấn đề, nhiều tài liệu liênquan đến bí mật, bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp, bí mật quốc gia.Nếu để lộ cho những đối tượng không được phép biết sẽ làm thiệt hại lợi íchcủa quốc gia và các doanh nghiệp Do vậy, họ chỉ được báo cáo cho nhữngngười có thẩm quyền biết
- Nguyên tắc hiệu quả:
Nguyên tắc hiệu quả là nguyên tắc được đặt ra trong hầu hết các hoạtđộng quản lý Trong hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế, nguyên tắc hiệu quảphải được chú trọng, hiệu quả được xác định trên cơ sở so sánh giữa kết quảđạt được với nguồn lực chi phí đã bỏ ra hoặc được xem xét trên cơ sở tácđộng thực tế của hoạt động này đến các mục tiêu quản lý thuế
- Nguyên tắc thực hiện đúng quy trình, theo kế hoạch, nội dung đềcương được duyệt:
Quy trình của hoạt động thanh tra được xây dựng nhằm chuẩn hóa nộidung, các bước công việc trong hoạt động thanh tra, trách nhiệm của từng bộphận, từng công chức tham gia quy trình
Trang 22Thực hiện theo quy trình giúp công tác thanh tra thuế được thuận lợi,công việc thực hiện theo chuyên môn, giảm thiểu rủi ro trong quá trình thanhtra Quy trình thanh tra hợp lý và thực hiện nghiêm túc theo quy trình sẽ tạohiệu quả cao trong quá trình thanh tra.
1.2.1.4 Các hình thức thanh tra thuế
Hoạt động thanh tra thuế bao gồm các hình thức sau:
có, tình hình chấp hành pháp luật thuế trên địa bàn và mục tiêu quản lý thuế,
cơ quan thuế xây dựng kế hoạch thanh tra và trình cấp có thẩm quyền phêduyệt Tiếp đó, cơ quan thuế tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tratheo đã được phê duyệt
- Thanh tra đột xuất: được tiến hành khi cơ quan thuế phát hiện ngườinộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quyết định
* Theo nội dung và phạm vi thanh tra:
Xét theo nội dung và phạm vi thanh tra, thanh tra thuế bao gồm thanhtra toàn diện và thanh tra chuyên đề
- Thanh tra toàn diện:
Thanh tra toàn diện là loại hình thanh tra tổng hợp, toàn diện tình hìnhtuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế mà người nộp thuế đó có nghĩa
vụ thực hiện và ngành thuế có trách nhiệm quản lý
Thanh tra toàn diện là hình thức thanh tra được tiến hành một cáchđồng bộ đối với tất các các sắc thuế: thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng,tiêu thụ đặc biệt, thu nhập cá nhân và các loại thuế khác trong kỳ kê khai
Trang 23thuế Cán bộ thanh tra cần áp dụng kỹ thuật chọn mẫu và mức độ công việcthanh tra Số kỳ tài chính cần thanh tra sẽ được mở rộng khi các phát hiệncủa đội thanh tra yêu cầu phải mở rộng phạm vi thanh tra Cơ quan thuế cần
dự tình nguồn nhân lực cũng như kinh phí để thực hiện thanh tra toàn diệntrong quá trình lập kế hoạch thanh tra hàng năm
- Thanh tra chuyên đề:
Thanh tra chuyên đề là thanh tra trong phạm vi hẹp gồm:
+ Thanh tra một sắc thuế, một hoặc một số kỳ tính thuế;
+ Thanh tra một hoặc một số bộ hồ sơ hoàn thuế;
+ Thanh tra một hoặc một số yếu tố liên quan đến một hoặc một số kỳtính thuế như: thanh tra doanh thu tính thuế, giá vốn hàng bán, khấu hao, tiềnlương, tài sản ròng…
1.2.2 Nội dung thanh tra thuế đối với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nội dung thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN tậptrung vào những vấn đề chủ yếu sau:
* Thanh tra việc chấp hành những quy định về đăng ký kinh doanh vàđăng ký thuế:
Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế là quyền và nghĩa vụ của đốitượng kinh doanh Đối với mỗi cơ sở kinh doanh khi thanh tra cần đi sâuxem xét tính pháp lý của đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế; kiểm tra tínhtrung thực của các tài liệu, số liệu đã kê khai trong đăng ký kinh doanh vàđăng ký thuế về vốn, địa điểm, ngành nghề kinh doanh, ưu đãi thuế, điềukiện hưởng ưu đãi thuế, thời gian thực tế kinh doanh… nhằm phát hiện và
xử lý những gian lận trong kê khai đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế Cầncoi trọng việc kiểm tra nội dung ghi trong đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế
vì đây là những nội dung cơ bản về đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Doanh nghiệp ĐTTTNN do người điều hành thường
Trang 24không phải là người Việt Nam nên có nhiều hạn chế trong việc tìm hiểu vàchấp hành quy định của luật thuế, không coi trọng việc đăng ký kinh doanhcũng như đăng ký thuế, thay đổi thông tin người nộp thuế.
- Thanh tra việc chấp hành chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ
Việc thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ có liên quan trựctiếp đến việc tính thuế, nộp thuế và công tác quản lý của Nhà nước Nộidung thanh tra này bao gồm: thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Luật
kế toán của công ty ĐTTTNN, việc lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ có liênquan đến việc tính thuế Nội dung của kiểm tra chứng từ, hoá đơn là xácđịnh tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực, đầy đủ, hiện hữu của từng loạichứng từ hóa đơn có liên quan như: hoá đơn bán hàng, mua hàng, phiếu xuấtkho, chứng từ thu chi…
Qua thanh tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hoáđơn đảm bảo chính xác các căn cứ tính thuế, ngăn chặn kịp thời việc hạchtoán sai, xác định nghĩa vụ thuế sai để trốn lậu thuế Doanh nghiệp ĐTTTNNthường coi trọng việc sử dụng ngôn ngữ trong hệ thống báo cáo kế toán làtiếng nước ngoài để phục vụ công tác quản lý Để hiểu được bản chất củanghiệp vụ kinh tế phát sinh đòi hỏi cán bộ thanh tra phải có trình độ ngoạingữ nhất định để xem được các tài liệu gốc Mặt khác, do thiếu hiểu biếtdoanh nghiệp không duy trì hệ thống kế toán bằng tiếng Việt dẫn đến viphạm những quy định của luật kế toán, luật thuế Do vậy, nội dung thanh tranày cần được tiến hành thường xuyên Đây là nội dung thanh tra phức tạpnhất, tốn nhiều thời gian và công sức nhất
* Thanh tra việc thực hiện kê khai, tính thuế và nộp thuế:
Kê khai, tính thuế, nộp thuế là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, tổchức, cá nhân kinh doanh Nội dung công tác thanh tra việc thực hiện kêkhai tính thuế, nộp thuế của doanh nghiệp ĐTTTNN bao gồm:
Trang 25+ Kiểm tra để xác định đúng đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế
là yêu cầu bắt buộc phải làm trước khi xác định mức thuế phải nộp Trongthực tế, nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ĐTTTNNkhá phức tạp, cần phải kiểm tra để xác định đối tượng chịu thuế, đối tượngnộp thuế đúng với quy định của từng sắc thuế, tránh bỏ sót nguồn thu
+ Kiểm tra căn cứ tính thuế trên cơ sở kiểm tra sổ sách kế toán, hệthống báo cáo, chứng từ, hoá đơn và các tài liệu có liên quan nhằm xác địnhchính xác số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế được miễn, giảm, số thuếđược hoàn trong kỳ của doanh nghiệp Đối chiếu số liệu trên các tờ khai,bảng kê, quyết toán thuế, báo cáo tài chính đơn vị đã kê khai với số liệuthanh tra trên sổ sách kế toán và tình hình thực tế của doanh nghiệp để pháthiện số thuế kê khai thiếu, số thuế ẩn lậu Đây là khâu rất quan trọng trongquá trình thanh tra thuế, đòi hỏi cán bộ thuế phải nắm vững nội dung nhữngquy định của các Luật thuế, các văn bản hướng dẫn thực hiện và thông thạonghiệp vụ kế toán
+ Thanh tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế đểxác định xem cơ sở kinh doanh có thực hiện nghiêm túc quy định về thờihạn nộp thuế, nộp báo cáo của các luật thuế không, có chây ỳ nộp chậm tiềnthuế để chiếm dụng NSNN không, có nợ đọng tiền thuế không Đặc biệt chútrọng đến những doanh nghiệp ĐTTTNN có biểu hiện vi phạm nhiều lần,với số lượng lớn nhằm giảm thiểu tối đa khả năng thất thoát tiền thuế củaNhà nước Để đạt được yêu cầu trên, cần đối chiếu thời hạn phải nộp thuếtheo quy định của các luật thuế với thời gian nộp thuế của doanh nghiệp quacác chứng từ nộp thuế như giấy nộp tiền vào kho bạc, biên lai thuế
Như vậy, việc thanh tra doanh nghiệp ĐTTTNN là công việc mangtính tổng hợp cao, đòi hỏi cán bộ thanh tra phải nắm vững các quy định củapháp luật thuế, thông thạo nghiệp vụ kế toán, hiểu biết sâu rộng về nhiềulĩnh vực kinh tế xã hội khác
Trang 261.2.3 Phương pháp thanh tra thuế đối với doanh nghiệp đầu tư tực tiếp nước ngoài
Trong quá trình thanh tra thuế, cán bộ thanh tra thường sử dụng cácphương pháp sau:
- Phương pháp đối chiếu, so sánh:
Nội dung của phương pháp này là thực hiện việc so sánh, đối chiếunội dung cần thanh tra với các nguồn thông tin khác nhau để đánh giá, xemxét nội dung cần thanh tra Cán bộ thuế cần so sánh, đối chiếu các nguồnthông tin kê khai của người nộp thuế, phân tích so sánh thông tin về ngườinộp thuế qua các kỳ với nhau và với biến động của ngành để xác định mức
độ ổn định và tuân thủ của người nộp thuế
- Phương pháp kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết:
Đây được coi là phương pháp tối ưu để kiểm tra số liệu kế toán Theophương pháp này, việc kiểm tra được thực hiện từ kiểm tra từ số liệu tổnghợp đến số liệu chi tiết, tức là từ báo cáo tổng hợp (báo cáo tài chính và cácbáo cáo thuế khác) đến sổ sách kế toán (sổ tổng hợp), đến nhật ký chứng từ,
sổ chi tiết và cuối cùng là chứng từ gốc Phương pháp này nhằm rút ranhững nhận xét tổng quát để từ đó định hướng những nội dung cần đi sâukiểm tra chi tiết
- Phương pháp kiểm tra chứng từ gốc:
Phương pháp này được thực hiện xuôi theo đúng trình từ hạch toánbắt đầu từ chứng từ gốc đến bảng kê, bảng phân bổ, sau đố đến nhật ký, sổcái và cuối cùng là các báo cáo tổng hợp
Có ba cách kiểm tra chứng từ gốc:
+ Kiểm tra theo trình tự thời gian là việc kiểm tra chứng từ gốc đãđược sắp xếp theo trình tự thời gian phát sinh Cách thức này mất nhiều thờigian và hiệu quả thấp nên ít được sử dụng
Trang 27+ Kiểm tra theo loại nghiệp vụ là việc thực hiện kiểm tra chứng từ gốc
đã được phân loại, sắp xếp theo một nghiệp vụ nhất định, như chứng từ thu,chi tiền mặt, chứng từ ngân hàng, chứng từ xuất nhập kho… Phương phápnày được áp dụng khi cần rút ra kết luận đầy đủ về một loại nghiệp vụ theoyêu cầu của nội dung thanh tra
+ Kiểm tra điển hình là việc kiểm tra ngẫu nhiên một số chứng từ củamột loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc Phươngpháp này tiết kiệm nhiều thời gian nhưng độ tin cậy của kết luận không cao
- Các phương pháp kiểm tra bổ trợ:
+ Phương pháp phỏng vấn: phương pháp này được sử dụng khi cầnthu thập thông tin từ những người có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến nộidung thanh tra Phương pháp này giúp cán bộ kiểm tra có được cái nhìn tổngquát ban đầu về hoạt động của người nộp thuế Trong một số trường hợp,qua phòng vấn cán bộ thuế có thể phát hiện được những nghi ngờ, mâuthuẫn để có định hướng kiểm tra
+ Phương pháp quan sát, tham quan cơ sở doanh nghiệp giúp cán bộthanh tra nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, từ
đó so sánh với số liệu báo cáo trong hồ sơ khai thuế Ngoài ra còn một sốphương pháp như: phương pháp thẩm tra, xác nhận từng phần…
1.3 Hoàn thiện thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3.1 Khái niệm hoàn thiện thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp đầu
tư trực tiếp nước ngoài
Hoàn thiện thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp ĐTTTNN cónghĩa là làm cho công tác thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp ĐTTTNNngày càng tốt lên, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc thanh tra thuế và hoàn thànhđược các mục tiêu: phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về thuế; pháthiện và xử lý các vi phạm pháp luật về thuế; phát hiện những sơ hở, hạn chế
Trang 28trong cơ chế quản lý và chính sách thuế để kiến nghị cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền kịp thời sửa đổi bổ sung Đồng thời qua công tác thanh tra thuếđối với các doanh nghiệp ĐTTTNN để phát huy hiệu quả quản lý nhà nước,bảo vệ lợi ích của nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanhnghiệp có vốn nước ngoài khi thực hiện chính sách pháp luật về thuế
1.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện thanh tra thuế các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài
Mức độ hoàn thiện thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp ĐTTTNN
có thể đánh giá qua một số chỉ tiêu theo Quyết định số 688/QĐ-TCT ngày22/4/2013 như sau:
* Tỷ lệ doanh nghiệp đã thanh tra:
Tỷ lệ doanh nghiệp
đã thanh tra =
Số lượng doanh nghiệp được thanh tra
Số doanh nghiệp đang hoạt độngChỉ tiêu này Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra thuế,đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT
Mục tiêu quan trọng của thanh tra thuế đối với các doanh nghiệpĐTTTNN là phòng ngừa các hành vi vi phạm về thuế; phát hiện và xử lý các
vi phạm pháp luật về thuế Công tác thanh tra thuế càng hoàn thiện khi cáchành vi vi phạm pháp luật về thuế được phát hiện, xử lý thích đáng và qua
đó để phòng ngừa, răn đe đối với các doanh nghiệp khác Đồng thời công tácthu thuế cũng được đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, tránh bỏ sótkhoản thu Số lượng doanh nghiệp được thanh tra càng nhiều thì hành vi viphạm pháp luật càng được phát hiện và xử lý kịp thời, công tác thanh trathuế càng được hoàn thiện hơn
* Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra:
Kế hoạch thanh tra đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoàn thiện công tác thanh tra Cơ quan thuế chỉ được thanh tra các doanh nghiệp nằm trong kế hoạch thanh tra được duyệt (trừ các trường hợp thanh tra đột xuất) Lập kế hoạch thanh tra giúp cho việc phân bổ và
sử dụng nguồn lực thanh tra được hiệu quả Do đó, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra cho thấy nguồn lực thanh tra có được phân bổ hợp lý hay không, có lãng phí nguồn lực không, hiệu
Trang 29suất làm việc của đoàn thanh tra có tối ưu hay không Đồng thời, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra còn cho thấy công tác lập kế hoạch và việc lựa chọn doanh nghiệp để thanh tra có khoa học hay không.
Tỷ lệ hoàn thành
kế hoạch thanh tra =
Số doanh nghiệp đã thanh tra
Số doanh nghiệp phải thanh tra theo kế
hoạch
* Tỷ lệ doanh nghiệp thanh tra phát hiện có sai phạm:
Chỉ tiêu này cho thấy khối lượng công việc thanh tra doanh nghiệp màcán bộ thanh tra thuế đã thực hiện trong năm đánh giá
Tỷ lệ doanh nghiệp
thanh tra phát hiện
có sai phạm
=
Số DN thanh tra phát hiện có sai phạm
Số doanh nghiệp đã thanh tra trong năm
* Số thuế truy thu bình quân một cuộc thanh tra:
Số thuế truy thu bình quân một cuộc thanh tra thể hiện mức độ viphạm pháp luật về thuế của doanh nghiệp ĐTTTNN được thanh tra Số thuếtruy thu bình quân một cuộc thanh tra càng lớn thì mức độ vi phạm pháp luật về thuế càng cao, phản ánh mục tiêu phòng ngừa và răn đe các hành vi vi phạm về thuế chưa được đảm bảo, thanh tra thuế chưa hoàn thiện.
Số thuế truy thu bình quân
1 cuộc thanh tra =
Tổng số thuế truy thu sau thanh tra
Số doanh nghiệp đã thanh tra trong
Số doanh nghiệp đã thanh tra
Số cán bộ của bộ phận thanh tra
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1.3.3.1 Các nhân tố chủ quan
Trang 30* Nguồn nhân lực phục vụ thanh tra thuế
Theo quy định của Luật quản lý thuế, bộ máy quản lý thuế ở cơ quanthuế các cấp được cải cách theo hướng tổ chức tập trung theo 4 chức năngnhằm chuyên môn hoá, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng,gồm: Thanh tra, kiểm tra thuế; Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Kê khai
kế toán thuế; Đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế Trong đó bộ phận thanh tratrực tiếp thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế
Để phù hợp với yêu cầu quản lý thuế hiện đại và tính chất phong phú,phức tạp, nhiều loại hình của người nộp thuế cũng như tình hình phát triểnkinh tế hiện nay, trình độ chuyên môn của cán bộ thanh tra thuế là yếu tố vôcùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác thanh tra Cán
bộ thanh tra phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng yêu cầucủa tình hình về chính sách thuế, nghiệp vụ thanh tra các sắc thuế Ngoài ra,
để có thể lựa chọn đúng người nộp thuế đưa vào kế hoạch thanh tra hàngnăm cũng như để phân tích chính xác thông tin người nộp thuế trong quátrình thanh tra tại doanh nghiệp thì kỹ năng phân tích, đánh giá rủi ro, trình
độ tin học của cán bộ thanh tra cũng là một yêu cầu bắt buộc Bên cạnh đó,thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế thật tận tụy, công tâm, kháchquan giữa quyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của đối tượng nộp thuế, làngười bạn đồng hành đáng tin cậy của các đối tượng nộp thuế trong việcthực hiện các luật thuế Phẩm chất cán bộ thanh tra, đạo đức nghề nghiệpphải được rèn luyện, tu dưỡng thường xuyên để không bắt tay với đối tượng
vi phạm luật thuế
Số lượng cán bộ thanh tra thuế cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả thanhtra thuế Với số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng, các nghiệp vụ kinh tếphát sinh phức tạp, các thủ đoạn luồn lách trốn thuế ngày càng tinh vi thìviệc thanh tra thuế cần đảm bảo một tần suất nhất định Nếu nguồn lực thanhtra thiếu thì không thể đạt hiệu quả thanh tra cao Nhưng nếu bộ máy thanh
Trang 31tra cồng kềnh sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực, trở thành gánh nặng cho côngtác quản lý cũng như NSNN Do vậy, tổ chức bộ máy cán bộ công chức thuếnói chung và bộ máy thanh tra thuế nói riêng có ý nghĩa quan trọng ảnhhưởng trực tiếp đến công tác thanh tra thuế.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thanh tra thuế
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thanh tra thuế bao gồm: hệ thống cơ
sở dữ liệu, trang thiết bị làm việc và địa điểm làm việc
Kế hoạch thanh tra được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi rongười nộp thuế và việc lập kế hoạch thanh tra chỉ có thể thực hiện một cách
có hiệu quả khi cơ quan thuế xây dựng được một hệ thống thông tin vềngười nộp thuế đầy đủ, chính xác và kịp thời, với sự hỗ trợ của công nghệthông tin, của các phần mềm ứng dụng Nếu không, các vấn đề rủi ro, cácnghi vấn, bất hợp lý về người nộp thuế sẽ không được phát hiện một cáchchính xác, kịp thời Việc lựa chọn người nộp thuế đưa vào kế hoạch thanhtra không chỉ dựa vào dữ liệu mà cơ quan thuế thu thập được mà còn là kếtquả của việc phân tích, đánh giá các dữ liệu về người nộp thuế Để thực hiệnđược điều này, ngoài kỹ năng phân tích, đánh giá của cán bộ thuế cần thiếtphải có sự hỗ trợ của hệ thống máy tính và các ứng dụng tin học chuyên biệt
về quản lý thông tin, tra cứu thông tin và xử lý thông tin tự động
Cán bộ thanh tra sẽ thực hiện công việc và hoàn thành công việc củamình tốt hơn nếu được trang bị đầy đủ công cụ làm việc Với sự tiến bộ củakhoa học công nghệ cũng như sự phát triển của nền kinh tế, quá trình làmviệc của thanh tra thuế không thể tách rời hệ thống máy tính, đặc biệt là máytính xách tay khi làm việc ở cơ sở doanh nghiệp Trang thiết bị làm việc đầy
đủ, hiện đại sẽ giúp thanh tra thuế xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng,chính xác, tránh được các lỗi toán học khi xử lý dữ liệu thủ công Việc lưutrữ hồ sơ, số liệu của người nộp thuế cũng được thực hiện tốt hơn với sự trợgiúp của các thiết bị hiện đại
Trang 32Địa điểm làm việc, cơ sở hạ tầng trụ sở cơ quan thuế và phương tiện đilại phục vụ thanh tra thuế cũng là nhân tố ảnh hưởng thường xuyên đến hiệuquả làm việc của cán bộ thanh tra Làm việc trong điều kiện cơ sở hạ tầngxuống cấp, chật chội, thiếu thốn,… sẽ không thể đảm bảo một môi trườnglàm việc tốt kích thích cán bộ thuế yên tâm công tác.
* Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Một trong những tiêu thức để đánh giá một hệ thống thuế tốt là tínhhiệu quả của hệ thống với biểu hiện rõ nét nhất là tính tự giác tuân thủ, tựnguyên cao trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của đốitượng nộp thuế Để đạt được điều này, ngoài việc xử lí nghiêm các hành vi
vi phạm cần có sự tuyên truyền, hỗ trợ hiệu quả của cơ quan thuế
Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ của cơ quan thuế sẽ giúp đối tượng nộpthuế cũng như các tổ chức, cá nhân trong xã hội kịp thời nắm bắt các quiđịnh về thuế, hiểu rõ bản chất tốt đẹp và ý nghĩa quan trọng của việc nộpthuế - nghĩa vụ nhưng cũng là quyền lợi của đối tượng nộp thuế Đồng thờithông qua những thông tin, dịch vụ hỗ trợ do cơ quan thuế cung cấp, đốitượng nộp thuế sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc tìm hiểu, nghiêncứu chính sách thuế cũng như hiểu đúng các qui định của pháp luật thuế, từ
đó giảm dần các sai phạm không cố ý Chính sự tự giác chấp hành đúngnghĩa vụ thuế sẽ làm giảm chi phí quản lí của cơ quan thuế
Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế kết hợp với hoạt độngthanh tra thuế giúp người nộp thuế phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các saiphạm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, hạn chế hành vi vi phạm hànhchính về thuế và đặc biệt là hành vi trốn thuế
1.3.3.2 Các nhân tố khách quan
* Cơ chế quản lý thuế
Trang 33Để quản lý thuế, người ta áp dụng một trong hai cơ chế: Cơ quan thuếtính và ra thông báo nộp thuế hoặc cơ sở kinh doanh tự khai tự nộp thuế.
- Cơ chế cơ quan thuế tính và ra thông báo nộp thuế:
Trước đây, Việt Nam đã thực hiện quản lý thu thuế theo cơ chế này.Theo cơ chế này, cơ quan thuế căn cứ và tờ khai thuế do người nộp thuế kêkhai để kiểm tra và tính thuế, sau đó thông báo số thuế phải nộp cho ngườinộp thuế Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đầy đủ tiền thuế theo thôngbáo trong thời gian quy định Cơ chế này đảm bảo việc tính toán chính xác
số thuế phải nộp vào NSNN của người nộp thuế Tuy nhiên cơ chế này tạonên gánh nặng về nghiệp vụ cho cơ quan thuế, dễ xảy ra hiện tượng tiêu cựcgiữa cán bộ thuế và người nộp thuế làm thất thu NSNN, mang tính áp đặt vàkhông phát huy được trách nhiệm và nghĩa vụ của người nộp thuế Do vậy,công tác thanh tra thuế gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thu thuế thấp
Nhằm khắc phục những hạn chế đó, nước ta đã chuyển sang cơ chế tự
kê khai, tự nộp thuế
- Cơ chế người nộp thuế tự khai tự nộp thuế:
Theo đó, người nộp thuế căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh vàcác nghiệp vụ phát sinh của mình để tự kê khai, tự tính toán số thuế phải nộp
và chủ động nộp thuế theo đúng thời hạn quy định của pháp luật thuế Cơquan thuế không can thiệp vào quá trình kê khai nộp thuế trừ khi phát hiệncác sai sót và các dấu hiệu vi phạm của người nộp thuế Cơ quan thuế cótrách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để người nộp thuế hiểu rõ và tựgiác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ phápluật thuế của người nộp thuế Thông qua công tác kiểm tra, thanh tra thuế đểphát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm của người nộp thuế
Thực hiện cơ chế tự khai tự nộp thuế, bộ máy quản lý thuế được tổchức tập trung theo các chức năng: tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; xử lý
Trang 34tờ khai và kế toán thuế, thu nợ và cưỡng chế thuế, kiểm tra và thanh tra thuế.Trong đó chức năng thanh tra kiểm tra thuế là chức năng trọng tâm
Chỉ khi người nộp thuế nhận thức rằng cơ quan thuế đang thực hiệncác chương trình thanh tra thuế và nếu có gian lận về thuế, họ sẽ bị cơ quanthuế phát hiện và xử lý, người nộp thuế mới có ý thức hơn trong việc thựchiện đúng nghĩa vụ thuế Trong cơ chế tự khai tự nộp, công tác thanh trakhông phải để tăng số thu thuế mà mục tiêu chính là nhằm ngăn ngừa, pháthiện kịp thời những vi phạm về thuế Cơ chế này tạo nên sự thông suốt cũngnhư phát huy được tính tương tác hai chiều giữa cơ quan quản lý thuế vàngười nộp thuế
* Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thuế
Hệ thống pháp luật về thuế là nền tảng cho hoạt động quản lý thuế của
cơ quan thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế Một hệ thốngvăn bản quy phạm pháp luật về thuế đơn giản, đồng bộ, phù hợp với tìnhhình kinh tế xã hội của đất nước sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng hết giúpngười nộp thuế hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ thuế Đồng thời, đó cũng là
cơ sở pháp lý để hoạt động thanh tra thuế đi vào khuôn khổ, tuân theo đúngnhững chuẩn mực, quy trình, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm mà phápluật thuế quy định
Nếu nội dung của các sắc thuế quá phức tạp, qui định không rõ ràng,thủ tục hành chính về thuế rườm rà sẽ khó khăn cho cả cán bộ thuế vàngười nộp thuế Bên cạnh đó, tính ổn định của hệ thống văn bản pháp luật
về thuế cũng tác động rất lớn đến việc chấp hành pháp luật thuế của cả cơquan thuế và người nộp thuế Hệ thống văn bản liên tục thay đổi, sửa đổi,
bổ sung có thể phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, với các chính sách vĩ
mô của nhà nước nhưng lại có mặt trái là dễ gây chồng chéo, phức tạp, khónắm bắt Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tuân thủ của người nộp
Trang 35thuế và gây khó khăn cho công tác quản lý thuế nói chung và thanh tra thuếnói riêng
* Trình độ dân trí và ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội tronggiai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, trình độ dân trí của người dân ngày càngđược nâng cao Khi người dân thực sự hiểu biết pháp luật về thuế, có ý thức
tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế thì hiệu quả của công tác quản lý thuế
sẽ rất cao Ngược lại, người dân sẽ không có thái độ rõ ràng trước các hành
vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn thờ ơ, khuyến khích, đồng tình,
và trong việc kê khai, tính thuế, tự giác nộp thuế của mỗi người dân sẽkhông đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời, sẽ dấn đến hậu quả lànguồn thu từ thuế khó tránh khỏi thất thu, không đảm bảo tính công bằnggiữa các đối tượng nộp thuế, công tác quản lý thuế kém hiệu quả
Trình độ dân trí càng cao, sự hiểu biết về pháp luật thuế càng cao thìkhả năng trốn thuế cũng như các thủ đoạn trốn thuế, ẩn lậu thuế của ngườinộp thuế cũng ngày càng tinh vi hơn, phức tạp hơn Do vậy công tác thanhtra thuế càng phải sát sao, kịp thời hơn để nhanh chóng phát hiện các gianlận, nâng cao hiệu quả thanh tra thuế và quản lý thuế
* Sự hợp tác giữa các cơ quan hữu quan và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuế
Trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức với việc quản lý thu thuếchưa được qui định đầy đủ, rõ ràng trong các văn bản pháp luật hóa sẽ dẫnđến tình trạng các tổ chức, cá nhân này không thực hiện việc cung cấp thôngtin và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong điều tra xác định mức thuế,thực hiện cưỡng chế về thuế
Sự phối hợp với các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan công an,kiểm sát, quản lý thị trường trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại,chống làm hàng giả, chống trốn lậu thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế, chống
Trang 36buôn bán hoá đơn bất hợp pháp, sẽ có tác dụng tốt trong việc phát hiện, xử
lý kịp thời những vi phạm pháp luật thuế Cơ chế quản lý thuế hiện nay cũngđòi hỏi sự hợp tác đặc biệt giữa cơ quan thuế và các ngân hàng, tổ chức tíndụng trong việc cung cấp thông tin về người nộp thuế cũng như thực hiệnphong toả tài khoản ngân hàng, cưỡng chế nộp thuế trong một số trường hợpnhất định
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự hợp tác hiệu quảgiữa cơ quan thuế Việt Nam và cơ quan thuế nước ngoài sẽ giúp chống thấtthu thuế trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế cũng như tạo một môi trườngkinh doanh thuận lợi, hấp dẫn cho các nhà ĐTNN
1.4 Kinh nghiệm hoàn thiện công tác thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số địa phương
1.4.1 Kinh nghiệm thanh tra của Cục Thuế thành phố Hà Nội
Công tác thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp ĐTTTNN của CụcThuế Hà Nội chú trọng vào những công tác sau:
- Công tác lập kế hoạch thanh tra dựa trên tiêu chí rủi ro: Các tiêu chíđược gán điểm rủi ro Đua bộ chỉ tiêu vào phần mềm kết xuất ra những đơn
vị có điểm rủi ro từ cao xuống thấp Qua đó lựa chọn những đơn vị có rủi rocao để đưa vào kế hoạch thanh tra
- Áp dụng phương pháp phân tích hồ sơ khai thuế: Qua phân tích hồ
sơ khai thuế xác định được những NNT có rủi ro cao về thuế Thời gianthanh tra tại trụ sở NNT có hạn, khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh củadoanh nghiệp lại rất lớn nên cán bộ thanh tra không thể thanh tra toàn bộhoạt động của NNT cũng như thanh tra tất cả các chứng từ sổ sách kế toáncủa NNT Phân tích hồ sơ khai thuế cung cấp các thông tin tổng quát vềdoanh nghiệp cũng như giúp cán bộ thanh tra phát hiện các dấu hiệu nghi
Trang 37vấn, bất hợp lý để từ đó có định hướng thanh tra tập trung vào những nghiệp
vụ có rủi ro cao, tránh tình trạng thanh tra lan man
- Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác thanh tra không ngừng được đàotạo, tập huấn, bồi dưỡng theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra thuế
Do công tác trên được chú trọng nên kết quả thanh tra của Cục Thuế HàNội đạt hiệu quả cả về quy mô lẫn chất lượng Năm 2013 Cục Thuế Hà Nộithanh tra 94 doanh nghiệp với số thuế truy thu và phạt 25.206 triệu đồng
1.4.2 Kinh nghiệm thanh tra của Cục Thuế tỉnh Hải Dương
Cục Thuế tỉnh Hải Dương đã xây dựng kế hoạch thanh tra theochuyên đề:
- Thanh tra chuyên đề các doanh nghiệp kinh doanh xây dựng: Quathanh tra đã truy thu và phạt 15,3 tỷ đồng, chủ yếu do đơn vị chưa khai thuếnhững công trình xây đã có hoàn thành nghiệm thu từng giai đoạn, hạch toánchi phí không hóa đơn chứng từ,
- Thanh tra theo chuyên đề các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhàhàng, ăn uống: Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm chủ yếu do đơn vị làkhông khai doanh thu của những khách lẻ không lấy hóa đơn, hạch toán chiphí đầu vào vượt định mức Do đó Cục Thuế Hải Dương đã ấn định doanhthu, chi phí dẫn đến số thuế truy thu và phạt là 5,7 tỷ đồng
1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh
Công tác xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra hàng năm được tậptrung thống nhất theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế, căn cứ vào mục tiêu,nhiệm vụ hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch thanh tra tập trung vào đốitượng, ngành, nghề nhất định, phê duyệt điều chỉnh tỷ lệ đối tượng thanhtra giữa ngành nghề
Công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng theo hướng chuyên sâu, chuyênnghiệp phải được chú trọng
Trang 38Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra thuế.
Có những chuyên đề thanh tra đối với những ngành nghề đặc thù củatỉnh Quảng Ninh như: Chuyên đề thanh tra những đơn vị kinh doanh dịch vụvận tải khách trên vịnh Hạ Long, chuyên đề thanh tra những đơn vị kinhdoanh ăn uống nhà nghỉ, chuyên đề thanh tra những đơn vị khai thác than,khoáng sản
Trang 39Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Các câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác thanh tra thuế các doanh nghiệp đầu tư trực tiếpnước ngoài tại Quảng Ninh như thế nào?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra thuế các doanh nghiệpđầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh?
- Giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra thuế các doanh nghiệp đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh?
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp để đánh giá thực trạng công tác thanhtra thuế đối với các doanh nghiệp ĐTTTNN tại tỉnh Quảng Ninh Nguồn sốliệu được lấy từ các chương trình phần mềm ứng dụng của cơ quan thuếnhư:
- QLT: Chương trình quản lý thuế
- QTT: Chương trình phân tích tình trạng người nộp thuế
- TINC: Chương trình quản lý thông tin về người nộp thuế
- QHS: Chương trình quản lý hồ sơ (hồ sơ đến, hồ sơ đi)
- QLAC: Chương trình quản lý ấn chỉ
- QLTN: Chương trình quản lý thu nợ
- BCTC: Chương trình phân tích Báo cáo tài chính
Thông qua hệ thống thông tin dữ liệu về người nộp thuế của cơ quanthuế và các cơ quan Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Thanh tra Chính phủ,Kiểm toán Nhà nước,… tác giả đã thu thập, phục vụ nghiên cứu luận văn
* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:
Trang 40Đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin sơ cấp để tìm hiểu,đánh giá mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với công tác thanh tra củaCục thuế Quảng Ninh.
- Xác định đối tượng điều tra là: Các doanh nghiệp đầu tư trực tiếpnước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh
- Chọn mẫu điều tra:
Năm 2011, 2012 và năm 2013 Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh có kế hoạchthanh tra các doanh nghiệp ĐTTTNN lần lượt là 8; 13; 11 đơn vị Do cácdoanh nghiệp ĐTTTNN đã thanh tra trong 3 năm trên có hạn và không lặp lạinên tác giả đã điều tra mức độ hài lòng của tất cả những doanh nghiệp trên
Qua đó xác định mẫu điều tra là 32 đơn vị
- Xây dựng Phiếu điều tra về mức độ hài lòng của NNT đối với côngtác thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh (có mẫu phiếu điều trakèm theo)
Thông qua những số liệu điều tra được để đánh giá mức độ hài lòngcủa NNT đối với công tác thanh tra thuế của Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh
2.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
Các tài liệu sau khi điều tra, thu thập được tiến hành chọn lọc nhậpvào máy tính bằng phần mềm Excel, hệ thống hóa để sử dụng phù hợp vớimục đích nghiên cứu
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1 Phương pháp so sánh
Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phươngpháp so sánh số liệu thu thập được giữa các năm với nhau, cơ cấu giữa cácchỉ tiêu trong cùng một năm để thấy được sự biến động tăng, giảm, mức độảnh hưởng của các chỉ tiêu đến vấn đề nghiên cứu
2.2.3.2 Phương pháp thống kê mô tả