1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boon, 1931) tại quảng ninh

110 497 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Đồng thời, tôi xin cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Quảng Ninh, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Qu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Người hướng dẫn khoa học:

TS LÊ ANH TUẤN

Chủ tịch Hội đồng:

PGS TS Nguyễn Đình Mão

Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: "Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát

triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại Quảng

Ninh" là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất

cứ công trình khoa học nào khác cho đến thời điểm hiện nay

Nha Trang, ngày 24 tháng 12 năm 2015

Tác giả luận văn

Lưu Văn Dần

Trang 4

LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quí phòng ban trường Đại học Nha Trang, Khoa Sau đại học, Viện Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang, Viện Nghiên cứu Hải sản – Hải Phòng và Quí thầy cô giáo trong và ngoài Trường đã giảng dạy và tạo điều kiện để tôi được học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo tiến sỹ Lê Anh Tuấn, người đã định hướng và tận tình đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này

Đồng thời, tôi xin cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Quảng Ninh, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Quảng Ninh, Viện Nuôi trồng thủy sản I, các Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú Y, Cục Thống kê, Chi cục Bảo vệ Môi trường, UBND các xã phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn Xin cảm ơn các tổ chức, cá nhân đã dành thời gian và cung cấp thôn tin trong luận văn này

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, ngày 24 tháng 12 năm 2015

Tác giả luận văn

Lưu Văn Dần

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC HÌNH xi

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xii

MỞ ĐẦU 1

Mục tiêu nghiên cứu 3

Mục tiêu chung: 3

Mục tiêu cụ thể: 3

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Nuôi tôm he chân trắng trên thế giới 4

1.2 Tình hình nuôi tôm nước lợ ở Việt Nam 8

1.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua 15

1.4 Đặc điểm điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu 18

1.4.1 Vị trí địa lý 18

1.4.2 Địa hình 19

1.4.3 Khí tượng thuỷ văn 19

1.4.4 Sông ngòi 21

1.4.5 Tài nguyên thiên nhiên 21

1.4.5.1 Tài nguyên biển và tài nguyên sinh vật 21

1.4.5.2 Tài nguyên đất 23

1.4.5.3 Tài nguyên nước ngọt 23

1.5 Điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến phát triển thủy sản 24

1.5.1 Dân số, lao động và việc làm 24

1.5.1.1 Về dân số và cơ cấu dân số 24

1.5.1.2 Về lao động, cơ cấu lao động và việc làm 24

1.5.2 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 26

1.5.3 Chỉ số ICOR so với nông, lâm nghiệp và trung bình toàn tỉnh 26

Trang 6

1.5.5 Vị trí, vai trò của ngành thủy sản đối với nên kinh tế của tỉnh Quảng Ninh 28

1.5.5.1 Đóng góp của ngành thủy sản vào GDP của tỉnh Quảng Ninh 28

1.5.5.2 Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập 29

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1 Nội dung nghiên cứu 31

2.2 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 32

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 32

2.2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 32

2.3 Phương pháp nghiên cứu 32

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 32

2.3.2 Phương pháp chọn mẫu 32

2.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

3.1 Hiện trạng phát triển nuôi tôm chân trắng tại tỉnh Quảng Ninh 35

3.1.1 Hiện trạng nuôi tôm chân trắng thương phẩm 35

3.1.1.1 Tình hình chung 35

3.1.1.2 Lao động nuôi tôm he chân trắng thương phẩm 38

3.1.1.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng 39

3.1.1.4 Con giống và mật độ nuôi 41

3.1.1.5 Mùa vụ, năng suất nuôi và tỉnh hình dịch bệnh 43

3.1.1.6 Đầu tư và hiệu quả kinh tế nuôi tôm chân trắng 45

3.1.2 Hiện trạng sản xuất giống và dịch vụ cung cấp thức ăn, chế phẩm sinh học 47

3.1.2.1 Hiện trạng về sản xuất giống 47

3.1.2.2 Hiện trạng về dịch vụ cung cấp thức ăn, chế phẩm sinh học 49

3.1.3 Hiện trạng về quản lý nhà nước 51

3.1.3.1 Công tác quy hoạch nuôi trồng thủy sản 51

3.1.3.2 Bộ máy quản lý và thực thi nhiệm vụ quản lý 52

3.1.3.3 Hiện trạng về cơ chế chính sách 53

3.1.4 Môi trường vùng nuôi 54

3.1.5 Thị trường tiêu thụ 55

3.1.6 Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu đến nghề nuôi tôm Quảng Ninh 56

3.1.6.1 Các thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh 56

Trang 7

3.1.6.2 Các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi TCT 56

3.1.7 Những khó khăn trong phát triển nuôi tôm chân trắng 57

3.2 Giải pháp phát triển nuôi tôm he chân trắng 59

3.2.1 Giải pháp về quy hoạch 59

3.2.2 Giải pháp về con giống 60

3.2.3 Giải pháp về kỹ thuật 61

3.2.4 Giải pháp về vốn 63

3.2.5 Giải pháp về thị trường tiêu thụ 63

3.2.6 Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến ngư 64

3.2.7 Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu 65

3.2.8 Giải pháp về quản lý nhà nước 66

CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 68

4.1 Kết luận 68

4.2 Đề xuất ý kiến 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC a

Trang 9

USD Đô la Mỹ

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 1: Diễn biến diện tích NTTS (ha) theo địa phương năm 2008 - 2013 16

Bảng 1 2: Sản lượng NTTS (tấn) theo địa phương từ năm 2008 - 2013 17

Bảng 1 3: Hiện trạng dân số tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013 24

Bảng 1 4: Hiện trạng lao động tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013 25

Bảng 1 5: Trình độ của lao động nông nghiệp Quảng Ninh năm 2013 25

Bảng 1 6: Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005-2013 27

Bảng 1 7: Quy mô sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh năm 2013 28

Bảng 1 8: Đóng góp thủy sản vào tăng trưởng GDP tỉnh Quảng Ninh 29

Bảng 3 1: Hiện trạng số lượng lao động tham gia nuôi TCT hộ dân và Công ty trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 38

Bảng 3 2: Trình độ và kinh nghiệm của người lao động nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 39

Bảng 3 3: Quy mô diện tích đất nuôi TCT của hộ dân và Công ty trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 39

Bảng 3 4: Hiện trạng diện tích/ao nuôi tôm chân trắng thương phẩm của hộ dân và Công ty trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 40

Bảng 3 5: Ao chứa và xử lý nước thải trong nuôi nuôi tôm chân trắng thương phẩm của người lao động nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 41

Bảng 3 6: Mật độ nuôi tôm chân trắng thương phẩm tỉnh Quảng Ninh 42

Bảng 3 7: Thời gian nuôi tôm chân trắng thương phẩm tại Quảng Ninh 43

Bảng 3 8: Năng suất nuôi tôm chân trắng thương phẩm tại Quảng Ninh 43

Bảng 3 9: Tổng chi phí sản xuất nuôi tôm chân trắng thương phẩm của hộ dân và Công ty trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 45

Bảng 3 10: Tổng doanh thu nuôi tôm chân trắng thương phẩm của hộ dân và Công ty trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 46

Bảng 3 11: Lợi nhuận nuôi tôm chân trắng thương phẩm của hộ dân và Công ty trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 46

Bảng 3 12: Hạng mục công trình trại sản xuất giống TCT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 49

Bảng 3 13: Những khó khăn nuôi TCT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 58

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1: Diện tích NTTS và diện nuôi tôm Việt Nam từ năm 1999 – 2013 8

Hình 1 2: Diễn biến về diện tích nuôi tôm từ năm 1999 – 2013 9

Hình 1 3: Sản lượng và năng suất tôm nuôi từ năm 1999 – 2013 10

Hình 1 4: Diện tích nuôi tôm he chân trắng Việt Nam giai đoạn 2003-2013 11

Hình 1 5: Sản lượng nuôi tôm he chân trắng theo địa phương ở Việt Nam năm 2013 11

Hình 1 6: Giá trị XK thủy sản và giá trị XK tôm Việt Nam (1999 – 2013) 14

Hình 1 7: Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản từ 2003-2012 15

Hình 1 8: Tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013 26

Hình 1 9: Chỉ số ICOR so với nông, lâm nghiệp và trung bình toàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013 27

Hình 1 10: Hiện trạng lao động thủy sản Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013 30

Hình 1 11: Đóng góp của thu nhập thủy sản vào thu nhập chung lao động tỉnh Quảng Ninh năm 2013 30

Hình 2 1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 31

Hình 3 1: Diện tích nuôi tôm nước lợ của Quảng Ninh giai đoạn 2005-2013 36

Hình 3 2: Sản lượng nuôi tôm nước lợ Quảng Ninh giai đoạn 2005-2013 37

Hình 3 3: Năng suất nuôi tôm nước lợ Quảng Ninh giai đoạn 2005-2013 38

Hình 3 4: Diện tích nuôi tôm nước lợ tại Quảng Ninh bị bệnh giai đoạn 2007-2013 44

Hình 3 5: Nhu cầu tôm giống nước lợ tại Quảng Ninh từ năm 2005 đến 2013 47

Hình 3 6: Cây vấn đề xác định nguyên nhân của sự phát triển không bền vững 59

Trang 12

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Quảng Ninh là tỉnh có tôm chân trắng được đưa vào nuôi rất sớm, với nhiều ưu điểm tôm chân trắng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi, góp phần cải tạo đất hoang hóa, giải quyết việc làm và bảo vệ an ninh biên giới Đến nay sau hơn 10 năm kể từ ngày được đưa vào nuôi ở Quảng Ninh đã và đang bộc lộ và đối mặt với nhiều tồn tại khó khăn thách thức như dịch bệnh, con giống, môi trường, xu hướng

diện tích nuôi đang ngày càng bị thu hẹp lại Do đó việc thực hiện nghiên cứu "Đánh

giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại Quảng Ninh" là hết sức cần thiết và cấp bách, nhằm đánh

giá thực trạng nghề nuôi tôm chân trắng của tỉnh, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển nghề nuôi tôm chân trắng theo hướng bền vững tại tỉnh Quảng Ninh

Nghiên cứu được thực hiện thông qua thu thập số liệu theo 3 cấp: Cấp huyện, cấp

xã và cơ sở (cơ sở nuôi, cơ sở sản xuất giống và kinh doanh thức ăn, chế phẩm sinh học) Kết quả điều tra cho thấy, Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng lớn về diện tích để phát triển nuôi tôm nước lợ nói chung, nuôi tôm chân trắng nói riêng Quảng Ninh có diện tích nuôi tôm chân trắng năm 2005 là 1.350 ha, đến năm 2013 tăng lên 2.741 ha (đạt tốc độ TTBQ là 9,3%/năm); sản lượng năm 2005 đạt 2.500 tấn, đến năm 2013 đạt 6.958 tấn (đạt tốc độ TTBQ là 13,6%/năm) Hình thức nuôi TCT theo bán thâm canh

và thâm canh, ao có diện tích trung bình 3.000 – 5.000 m2 Thời gian nuôi từ 84-110 ngày/vụ Năng suất hộ dân nuôi trung bình đạt 6,5 ± 2,2 tấn/ha/vụ, Công ty nuôi đạt năng suất trung bình 7,5 ± 3,1 tấn/ha/vụ Hệ thống sản xuất và cung cấp giống, thức ăn, chế phẩm dùng trong nuôi tôm chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế Sản xuất tôm giống trong tỉnh đáp ứng được 10-20% nhu cầu giống thả nuôi Phải nhập giống từ các tỉnh phía Nam và Trung Quốc, con giống thả nuôi chưa được kiểm tra, kiểm dịch đầy

đủ Mô hình nuôi TCT là mô hình nuôi mang lại lợi nhuận cao: Hộ dân nuôi lợi nhuận trung bình 455±132 triệu đồng/ha/vụ, Công ty đạt lợi nhuận trung bình 698 ± 210 triệu đồng/ha/vụ Tỷ suất lợi nhuận trung bình đối với các hộ dân đạt 65,39%; đối với Công

ty đạt 71,49%

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được về kinh tế xã hội, nhìn chung các cơ

sở nuôi còn gặp không ít khó khăn như: Dịch bệnh thường xẩy ra, lực lượng quản lý nhà nước về NTTS thiếu, đặc biệt cấp huyện và xã ít cán bộ chuyên ngành, cơ chế

Trang 13

chính sách thiếu và nhiều bất cập Bên cạnh đó, môi trường vùng nuôi báo động ô nhiễm, suy thoái, thị trường giá cả luôn biến động

Để giải quyết các vấn đề khó khăn tồn tại nêu trên, Quảng Ninh cần có các giải pháp về quy hoạch, con giống, kỹ thuật, vốn, thị trường tiêu thụ, khoa học công nghệ

và khuyến ngư, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, giải pháp về quản lý nhà nước nhằm khắc phục những điểm yếu, phát huy các điểm mạnh, lợi thế của địa phương ổn định và phát triển nghề nuôi tôm nói chung, nghề nuôi tôm chân trắng nói riêng theo hướng bền vững, tạo ra sản lượng lớn cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo vệ an ninh vùng biên giới, cụ thể như:

- Tiếp tục hỗ trợ đầu tư và kêu gọi nhân dân cùng đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng vùng nuôi (hệ thống giao thông, hệ thống ao cấp và xử lý nước thải,

hệ thống kênh cấp thoát, hệ thống điện,…)

- Đầu tư cơ sở vật chất và trạng thiết bị, mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường vùng nuôi để thực hiện tốt công tác quan trắc cảnh báo môi trường và phòng chống dịch bệnh cho vùng nuôi TCT

- Xây dựng chính sách thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống để tạo ra giống sạch bệnh, đảm bảo số lượng cung cấp cho các cơ sở nuôi; tăng cường công tác quản lý sản xuất tôm giống, kiểm soát nguồn cung cấp tôm giống

an toàn cho nuôi tôm thương phẩm, tránh tình trạng mua giống không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch về nuôi

- Đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho các cơ sở nuôi TCT; xây dựng mô hình nuôi tôm VietGAP, CoC,…

- Quản lý vùng nuôi và các cơ sở nuôi theo nhóm cộng đồng, nâng cao ý thức và trách nhiệm của người nuôi để bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới phát triển bền vững

Trang 14

MỞ ĐẦU

Tôm he chân trắng (Penaeus vannamei) có nguồn gốc từ bờ biển Tây Thái Bình

Dương của Châu Mỹ La tinh, từ Nam Pêru tới Bắc Mê-hi-cô Loài tôm này đã được du nhập tới đảo Thái Bình Dương từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước Tại đây người ta

đã thực hiện nghiên cứu về khả năng sinh sản và tiềm năng nuôi của tôm chân trắng Cuối những năm 70 và đầu những năm 80, tôm he chân trắng đã được đưa tới Ha-oai và Đông Đại Tây Dương của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, từ Nam Carolina và Bắc Texas tới Trung Mỹ và tới tận Nam Braxin

Tôm he chân trắng được đưa vào nuôi thử nghiệm tại Châu Á từ năm 1978-1979 Tuy nhiên, chỉ từ năm 1996, loài tôm này mới được đưa vào nuôi thương phẩm tại Trung Quốc và Đài Loan, sau đó nuôi tại một số nước ven biển Châu Á khác như Philippin, Inđônêxia, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Ấn Độ trong năm 2000-2001 Hiện nay, tôm he chân trắng đã được nuôi ở nhiều nước trên thế giới

Việt Nam, tôm he chân trắng (TCT) được đưa vào nuôi thử nghiệm năm 2001 và đến nay TCT đã phát triển nuôi tại 30 tỉnh thành ven biển nước ta Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thủy sản diện tích nuôi tôm he chân trắng toàn quốc năm 2002 là 1.710

ha, sản lượng đạt 10.000 tấn, đến năm 2012 diện tích nuôi đạt 39.210 ha, sản lượng đạt 193.000 tấn Nghề nuôi tôm he chân trắng ở Việt Nam phát triển mạnh nhất là giai đoạn

từ năm 2008-2009 sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ban hành chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS ngày 25/1/2008 về phát triển nuôi tôm he chân trắng cho phép các tỉnh ở miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long nuôi TCT Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, nghề nuôi tôm TCT tại Việt Nam đang gặp phải những bất lợi do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chất lượng con giống kém, dư lượng kháng sinh, rào cản thương mại khác [44]

Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có tiềm năng rất lớn

về diện tích để phát triển nuôi tôm nước lợ nói chung, nuôi tôm he chân trắng nói riêng, theo số liệu của Sở NN&PTNT Quảng Ninh, có 27.000 ha đất bãi triều có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi tôm nước lợ, năm 2013 mới phát triển nuôi được 8.870 ha chiếm 32,85 % so với tiềm năng sẵn có Quảng Ninh là một trong những tỉnh đầu tiên

du nhập TCT vào nuôi, năm 2001 tôm tôm he chân trắng được đưa vào nuôi tại xã Vạn Ninh, thị xã Móng Cái (nay là phường Vạn Ninh, thành phố Móng Cái) Nhưng đến năm 2002 TCT bắt đầu phát triển mạnh, so với tôm sú đang nuôi trên địa bàn tỉnh tôm

Trang 15

he chân trắng với những ưu điểm vợt trội hơn như tốc độ sinh trưởng nhanh, có thể nuôi mật độ cao, có tỷ lệ sống và sinh trưởng tốt, có khả năng chịu được nhiệt độ thấp (<15oC), cho năng suất cao (có thể đạt 16-18 tấn/ha/vụ), đã nhanh chóng cuốn hút được các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh đầu tư vào nuôi Tôm he chân trắng đã làm chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, từ chổ Quảng Ninh chỉ nuôi được một vụ/năm, chuyển sang nuôi được hai vụ/năm Công nghệ nuôi cũng được nâng lên, trước đây diện tích nuôi tôm chủ yếu là nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, nay chuyển sang bán thâm canh, thâm canh Diện tích nuôi ngày càng được mở rộng, thống kê của Sở NN&PTNT cho thấy diện tích nuôi tôm he chân trắng của Quảng Ninh tăng rất nhanh trong thời gian qua,

từ năm 2002 diện tích nuôi tôm he chân trắng toàn tỉnh là 280 ha, đến năm 2010 là 4.000 ha, tăng 3.720 ha so với năm 2002 Đồng thời, Quảng Ninh là tỉnh có diện tích nuôi TCT lớn nhất cả nước và chiếm 10,2% so với diện tích nuôi tôm he chân trắng của toàn quốc năm 2010 [41]

Tuy nhiên, đến nay sau hơn 10 năm kể từ ngày tôm he chân trắng được du nhập vào, nghề nuôi tôm he chân trắng ở Quảng Ninh đã và đang bộc lộ và đối mặt với nhiều tồn tại khó khăn thách thức như dịch bệnh, con giống, môi trường, biến đổi khí hậu Mặc dầu diện tích nuôi phát triển tăng nhanh (tăng bình quân 465 ha/năm) nhưng sản lượng không cao, theo số liệu của Tổng cục Thủy sản năm 2010 sản lượng chỉ đạt 6.421 tấn, năng suất trung bình thấp và xu hướng diện tích nuôi đang ngày càng bị thu hẹp lại Vậy vấn đề đặt ra là vì sao diện tích nuôi lớn nhưng sản lượng thấp và thực trạng của nghề nuôi tôm he chân trắng tại Quảng Ninh đang phát triển như thế nào? Để trả lời vấn đề đó cần phải có đánh giá đúng thực trạng nuôi tôm he chân trắng hiện nay của Quảng Ninh, từ đó có cái nhìn tổng quát và có những giải pháp, định hướng phát triển phù hợp nhằm sản xuất ổn định, đảm bảo môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả kinh

tế, tạo ra sản lượng lớn tập trung để phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh

Xuất phát từ những thực tiễn trên, chúng tôi thấy cần thiết triển khai thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng tại tỉnh Quảng Ninh” Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm có:

- Điều tra hiện trạng tình hình nuôi tôm he chân trắng tại tỉnh Quảng Ninh

- Đề xuất một số giải pháp phát triển nuôi tôm he chân trắng tại Quảng Ninh

Trang 16

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung:

Góp phần phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiệu quả và bền vững

Mục tiêu cụ thể:

Đánh giá được thực trạng nghề nuôi tôm he chân trắng của tỉnh Quảng Ninh

Đề xuất được các giải pháp phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng theo hướng bền vững tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn tới trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Trang 17

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Nuôi tôm he chân trắng trên thế giới

Tôm he chân trắng (P vannamei) có nguồn gốc từ bờ biển Tây Thái Bình Dương

của Châu Mỹ La tinh, từ Nam Pêru tới Bắc Mê-hi-cô Loài tôm này có tên thường dùng trong các tài liệu nước ngoài là pacific white shrimp, West Coast white shrimp, Camaron blanc, langostino; Tổ chức FAO thường dùng trong tài liệu của mình là: White-leg shrimp, Crevette pattes blanches, Camaron patiblanco Trong tài liệu của Việt Nam viết bằng tiếng Anh là White-leg shrimp [28] Tôm he chân trắng đã được du nhập tới đảo Thái Bình Dương từ đầu những năm 70 Tại đây người ta đã thực hiện nghiên cứu về khả năng sinh sản và tiềm năng nuôi trồng của chúng Cuối những năm 70 và đầu những năm 80, chúng đã được đưa tới Ha-oai và Đông Đại Tây Dương của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, từ Nam Carolina và Bắc Texas tới Trung Mỹ và tới tận Nam Braxin Tôm he chân trắng được đưa vào nuôi thử nghiệm tại Châu Á từ năm 1978-1979 Tuy nhiên, chỉ từ năm 1996, loài tôm này mới được đưa vào kinh doanh tại Trung Quốc đại lục và Đài Loan, sau đó là tại một số nước ven biển Châu Á khác trong năm 2000-2001 Đầu năm 1996, tôm he chân trắng được đưa tới Châu Á để nuôi thương phẩm, bắt đầu là tại Trung Quốc, Đài Loan và sau đó được mở rộng tới Inđônêxia, Malaixia, Philippine, Êcuađo, Mêhicô, Panama, Hundurat, Braxin, Mỹ, Columbia, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Ấn Độ [62, 67]

Tôm he chân trắng với những ưu điểm như: có thể lớn nhanh như tôm sú hoặc đặc biệt lớn nhanh hơn (1-5g/tuần) tôm sú (1g/tuần) cho đến 20g [28]; dễ nuôi ở mật

độ rất cao từ 60-150 con/m2, khả năng chịu được độ mặn với biên độ lớn (0,5 – 45 ppt); chịu được nhiệt độ rất thấp (dưới 15oC) nên có thể nuôi trong mùa lạnh (<15oC)

[69] Nhu cầu về protein của tôm he chân trắng thấp hơn (20-35%) so với tôm sú dẫn

đến việc giảm chi phí sản xuất; Tỉ lệ sống cao; Tỉ lệ thịt của tôm he chân trắng

(66-68%) cao hơn so với tôm sú (62%) Đồng thời do có khả năng kháng bệnh cao nên loài

tôm này đã được phát triển nuôi mạnh ở châu Mỹ từ cuối thập kỷ 80 [64] Tới những năm 90 tôm chân trắng đã chiếm ưu thế với trên 70% tổng sản lượng tôm nuôi tại các quốc gia châu Mỹ Cũng trong thập kỷ 90 ngành nuôi tôm chân trắng ở châu Mỹ phải trải qua hai đợt dịch bệnh đó là dịch Taura và đại dịch đốm trắng, trong đó hội chứng Taura đã gây thiệt hại cho ngành nuôi tôm chân trắng ở châu Mỹ La tinh trong thập niên

Trang 18

trắng nuôi năm 1992 [60] Tới năm 2002, tình hình nuôi tôm chân trắng ở châu Mỹ dần

ổn định trở lại và đã đem lại sản lượng đạt 213.000 tấn Năm 2010, TCT chiếm 39% tổng sản lượng tôm thế giới (không tính tôm càng xanh), tăng so với 28% năm 2004-

2005 và 4% năm 2000 Chỉ tính riêng tôm nuôi, TCT chiếm tỉ lệ 52% năm 2004- 2005, 65% năm 2008 và tăng lên 68% năm 2010, và đến năm 2012 đạt 71%

Tại Châu Á, tôm he Châu Á mang nhiều mầm bệnh virút như: virút đầu vàng (YHV) năm 1992, virút đốm trắng (WSSV) năm 1994 xẩy ra đã gây thiệt hại rất lớn cho nghề nuôi tôm của các nước Châu Á Bởi vậy tôm he chân trắng đã du nhập vào Châu Á

là điều tất yếu Tuy nhiên, mãi đến năm 1996, tôm he chân trắng mới được nhập vào Châu Á để nuôi thương phẩm, bắt đầu là tại Trung Quốc đại lục, Đài Loan và sau đó được mở rộng tới các quốc gia khác [23] Tổng sản lượng tôm chân trắng năm 2002 của châu Á đạt xấp xỉ 316.000 tấn Năm 2003, chỉ tính riêng quốc gia Trung Quốc sản lượng tôm chân trắng là 605.259 tấn Đến năm 2004 tôm chân trắng đã trở thành đối tượng nuôi phổ biến ở những quốc gia châu Á và đã đưa tổng sản lượng tôm chân trắng thế giới tăng lên nhanh chóng, đạt 1.297.935 tấn Đến năm 2006 đạt trên 2.090.935 tấn [76] Sản lượng tôm chân trắng của Thái Lan là 500.000 tấn (2006) và 700.000 tấn (2007) Trung Quốc đạt khoảng 1,3 triệu tấn vào năm 2012

Qua các năm phát triển nuôi sản lượng tôm chân trắng trên thế giới không ngừng tăng, đến nay đã trở thành đối tượng nuôi phổ biến đưa tổng sản lượng tôm chân trắng tăng từ 267.953 tấn năm 2001 lên 2.296.630 tấn vào năm 2007 Đến năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn Đến năm 2012 sản lượng tôm đạt khoảng 4 triệu tấn Các nước nuôi tôm chủ yếu trên thế giới gồm Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Braxin, Êcuađo, Mêhicô, Venezuela, Honduras, Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt Nam, Malaysia, các đảo Thái Bình Dương, Peru, Colombia, Costa Rica, Panama, Hoa

Kỳ, Ấn Độ, Philippine, Campuchia, Suriname, Saint Kitts, Jamaica, Cuba, Cộng hòa Dominica, Bahamas

Giai đoạn trước những năm 2002, một số nước châu Á đã tìm cách hạn chế phát triển nuôi tôm chân trắng do lo sợ lây bệnh cho tôm bản địa (tôm sú) Tuy nhiên, sau một thời gian với lợi nhuận cao và những ưu thế rõ nét nên nhiều nước bắt đầu tự phát nuôi tôm chân trắng và sau đó phát triển chính thức Qua giai đoạn nuôi tôm, bệnh và dịch bệnh đã xẩy ra, một số bệnh nguy hiểm đã gây thiệt hại lớn đối với tôm chân trắng chủ yếu như: Hội chứng Taura (TSV), bệnh được phát hiện đầu tiên tại các trại

Trang 19

nuôi tôm chân trắng dọc bờ sông Taura (Ecuador) năm 1992, tại Peru năm 1993; Colombia, Honduraz, El Salvadoz, Hawaii, Florida and Braxin năm 1994; Mexico, Texas, và Nam Carolina năm 1995-96 [49, 59] và tại một số nước vùng Châu Á như Trung Quốc năm 1999; Đài Loan, Thái Lan và Inđônêxia năm 2003; Malaysia và Việt Nam năm 2004 [56] Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu (IHHNV) được phát hiện đầu tiên trên tôm chân trắng tại khu vực Châu Mỹ năm 1981, ở Châu Á-Thái Bình Dương bệnh

đã xuất hiện tại Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Philippine, Thái Lan, Malaysia, và Inđônêxia [52] Bệnh đốm trắng cũng đã gây thiệt hại cho nghề nuôi tôm khu vực Châu

Á từ những năm 1992 và khu vực Châu Mỹ La Tinh từ những năm 1999 Tôm chân trắng nuôi ở Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan đều đã phát hiện bị bệnh đốm trắng và gây thiệt hại không nhỏ Bệnh đốm trắng xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm, đặc biệt giai đoạn PL 50-70, tỷ lệ tử vong lên tới 90-100%

Tôm chân trắng không phải là loài tôm bản địa ở các nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Việt Nam, Malaysia, … song trong giai đoạn vừa qua các nước này đã có bước phát triển rất mạnh trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật nuôi cũng như sản xuất giống và đạt được những thành tựu đáng kể, tạo ra một sản lượng sản phẩm lớn, ổn định và đang từng bước hướng tới sản xuất an toàn, thân thiện với môi trường Năm 2010, sản lượng tôm chân trắng của khu vực châu Á chiếm tới 64% sản lượng tôm nuôi trên thế giới, cao hơn nhiều so với 19% năm 2002 và năm

2012 là 67% tương đương 2,1 triệu tấn

Nổi bật nhất là Trung Quốc, nếu như năm 1996 tôm chân trắng chính thức được nhập vào nuôi ở Trung Quốc [21] và cho đến năm 2000, tôm chân trắng nhanh chóng trở thành một đối tượng nuôi phổ biến, đến nay với những thay đổi và tiến bộ vượt bậc

về công nghệ và hình thức nuôi để quản lý môi trường ao nuôi tốt hơn, nhằm hạn chế dịch bệnh Trung Quốc đã phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng trên cả hai loại hình mặt nước đó là nước lợ cũng như nước ngọt, dẫn đến diện tích và sản lượng phát triển nhanh chóng năm 2012 đạt trên 1,3 triệu tấn trở thành quốc gia có sản lượng cao nhất thế giới

Ngoài ra các quốc gia khác cũng đang phát triển nuôi tôm he chân trắng như Malaysia, Ấn độ, Philippine, Tuy nhiên, các quốc gia châu Á này vẫn luôn cảnh giác với các vấn đề về môi trường, dịch bệnh, con giống, thức ăn…và thực tế nhiều nước

Trang 20

đã và đang phải đối phó, giải quyết những vấn đề đó nhằm xây dựng và phát triển lĩnh vực sản xuất, nuôi tôm chân trắng bền vững

Nghề nuôi tôm chân trắng tại Thái Lan cũng phát triển khá sớm Năm 1999 tôm chân trắng được đưa vào nuôi và đến năm 2002 Thái Lan đã chính thức ban hành quy định về nhập khẩu tôm chân trắng Sản lượng tôm chân trắng nuôi tăng rất nhanh từ năm 2002 với khoảng 30.000 tấn đã tăng lên 170.000 tấn năm 2003 và 300.000 tấn năm 2004, chiếm khoảng 80% tổng sản lượng tôm biển nuôi [65] Tới năm 2006, sản lượng tôm chân trắng của Thái Lan chiếm 98% tổng sản lượng tôm nuôi của cả nước [86] Sau nhiều năm nuôi tôm chân trắng trên cơ sở thử nghiệm, Thái Lan hiện nay đã kiểm soát được quy trình kỹ thuật nuôi tôm chân trắng và đã nuôi thành công tôm chân trắng cỡ lớn, chất lượng ổn định Tôm chân trắng cũng có ưu thế vượt trội về năng suất, đạt 25- 30 tấn/ha/vụ

Tôm chân trắng được nuôi lần đầu tiên tại Inđônêxia vào năm 1999, nhưng cho tới năm 2001 Inđônêxia mới chính thức cho phép nhập khẩu nuôi, trong thời gian đó tôm chân trắng cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về bệnh dịch, môi trường và thị trường Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển nuôi tôm chân trắng, song sản lượng tôm chân trắng nuôi của Inđônêxia vẫn không ngừng tăng qua các năm Năm 1999 đạt trên 48.000 tấn, năm 2000 đạt trên 50.000 tấn, năm 2001 đạt trên 57.000 tấn và năm 2004 tôm đạt tren 87.000 tấn, năm 2008 đạt gần 300.000 tấn, như vậy Inđônêxia là một nước có thể đạt và vượt mức sản lượng của Thái Lan trong tương lai không xa [79]

Song song với sự phát triển của nghề nuôi tôm he chân trắng thì các hoạt động chế biến tôm he chân trắng trên thế giới cũng phát triển một cách khá nhanh và đạt những thành tựu đáng kể Năm 1993, tổng sản lượng tôm chân trắng chế biến của thế giới đạt trên 109.000 tấn thì đến năm 2003 đã chế biến được trên 723.000 tấn, đến năm 2013 đạt 1,3 triệu tấn, tập trung phát triển tại các nước châu Á và các nước có sản lượng tôm chân trắng chế biến lớn nhất phải kể đến là Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Braxin và Ecuador [67] Tuy nhiên, nghề tôm he chân trắng có được những thành tựu như nêu trên

về kinh tế và xã hội, nhưng nhiều quốc gia đã phải đối mặt với những khó khắn thách thức không nhỏ như thiên tai dịch bệnh và môi trường nuôi Đặc biệt, những năm 90 của thế kỷ trước, khi tôm sạch bệnh (SPF) chưa ra đời, bệnh dịch đã tràn lan gây thất thu nghiêm trọng [26]

Trang 21

1.2 Tình hình nuôi tôm nước lợ ở Việt Nam

Việt Nam có tiềm năng và lợi thế phát triển nuôi tôm, có bờ biển dài trên 3.260

km, với diện tích vùng bãi triều ven biển trên 1 triệu km2, có hệ sinh thái rất đa dạng như: các hệ sinh thái rừng ngập mặn, cửa sông ven biển, ao đầm nước lợ, đây là điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho việc phát triển nuôi tôm Nuôi tôm ở Việt Nam đã phát triển trong suốt hai thập kỷ qua và trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu ngư dân ven biển và tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước

Trong giai đoạn 1999-2013 nghề nuôi tôm Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh, cả về diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu, nuôi tôm đã lan rộng trên phạm

vi cả nước, từ miền Bắc đến miền Nam Nuôi tôm đã từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, tạo nguồn nguyên liệu chính cho chế biến thuỷ sản xuất khẩu thủy sản Tôm luôn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, gía trị kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu tôm luôn luôn chiếm tỷ lệ cao nhất: Năm 2013, giá trị xuất khẩu tôm đạt 3,114 tỷ USD chiếm 46,3% tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam Hiện nay diện tích nuôi tôm Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng lớn trong diện tích NTTS Theo số liệu của Tổng cục thống kê hàng năm (1999-2013), diện tích NTTS năm 1999 cả nước đạt 524.600 ha, trong đó diện tích nuôi tôm đạt 225.000 ha (chiếm 42,9% tổng diện tích NTTS); năm 2013 tổng diện tích NTTS cả nước đạt 1.037.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm đạt 637.000 ha (chiếm 61,4%)

Nguồn:[12,19,20,28,30,44]

Hình 1 1: Diện tích NTTS và diện nuôi tôm Việt Nam từ năm 1999 – 2013

Trang 22

Diện tích nuôi tôm (1.000 ha)

Trong giai đoạn 1999-2013, diện tích nuôi tôm tăng bình quân là 7,2%/năm, trong đó giai đoạn 1999-2004 có tốc độ tăng nhanh nhất là 17,9%/năm Năm 1999 diện tích nuôi tôm mới chỉ có 225.000 ha, đến năm 2004 diện tích nuôi tôm đã đạt 604.000 ha [44] Diện tích nuôi tôm tăng nhanh trong thời kỳ này trước hết phải kể đến những chủ trương, chính sách kịp thời của Đảng, Nhà nước, các cấp quản lý từ

TW đến địa phương, sự nỗ lực phấn đấu của bà con nông ngư dân và sự chung sức của các thành phần kinh tế trong và goài nước Một điểm đáng chú ý trong giai đoạn này là: Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 1999 phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999 – 2010

Từ đây phong trào nuôi tôm phát triển mạnh mẽ Các vùng, các địa phương phát huy được những ưu thế về điều kiện tự nhiên để phát triển Các vùng bãi cao triều phát triển mô hình nuôi tôm công nghiệp; các vùng thấp triều phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến; các vùng cửa sông, châu thổ, rừng ngập mặn phát triển nuôi sinh thái [27]

Năm 2005 diện tịch nuôi tôm giảm xuống còn 533.200 ha [73] Trong những năm tiếp theo, giai đoạn 2006-2013 diện tích nuôi tôm vẫn tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng chậm lại (tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2013 là 0,4%/năm) Diện tích nuôi đạt đỉnh vào năm 2007 là 638.800 ha, đến năm 2008 diện tích nuôi tôm đã bắt đầu xu hướng giảm còn 636.200 ha [73] và đến năm 2013 diện tích nuôi tôm có dấu hiệu phục hồi đạt 637.000 ha [44] Hình 1 2 dưới đây diễn tả sự biến động diện tích nuôi tôm Việt Nam trong 15 năm (1999-2013)

Nguồn:[12,19,20,28,30,44] Hình 1 2: Diễn biến về diện tích nuôi tôm từ năm 1999 – 2013

Trang 23

Cùng với sự tăng trưởng về diện tích, sản lượng và năng suất nuôi tôm bình quân trong giai đoạn 1999- 2013 cũng không ngừng tăng cao Năm 1999, sản lượng tôm nuôi chỉ đạt 57.500 tấn [73], đến năm 2013 sản lượng nuôi tôm đạt 544.900 tấn Kết quả cho thấy sau 15 năm sản lượng nuôi tôm đã tăng 9,5 lần Tốc độ tăng sản lượng nuôi tôm trong 15 năm (1999-2013) đã vượt và tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng diện tích (diện tích chỉ tăng gấp 2,8 lần) Điều này có nghĩa khoa học công nghệ sản xuất tôm đã phát triển và đã được ứng dụng vào trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất nuôi tôm Năng suất nuôi tôm trong giai đoạn 1999- 2013 tăng bình quân là 8,4%/năm Năm 1999, năng suất nuôi tôm trung bình đạt 0,26 tấn/ha, đến năm 2013 đạt trung bình 0,86 tấn/ha Sau 15 năm, năng suất nuôi tôm tăng lên 3,4 lần Diễn biến

về tốc độ tăng trưởng về sản lượng và năng suất nuôi tôm được thể hiện qua Đồ thị 1.3

Năm 2000

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Hình 1 3: Sản lượng và năng suất tôm nuôi từ năm 1999 – 2013

Đối tượng nuôi: Tôm nước lợ (tôm sú và tôm he chân trắng) là hai đối tượng nuôi chủ yếu của Việt Nam hiện nay Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của nghề

nuôi tôm nước lợ có thể thấy rằng từ những năm 1999, tôm sú (Penaeus monodon)

luôn là đối tượng nuôi chủ đạo, xét về khía cạnh diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu Tôm he chân trắng phát triển tốt cho năng suất cao, đã góp phần đa dạng hoá đối tượng nuôi và sản phẩm xuất khẩu Tuy nhiên, tôm he chân trắng có những nhược điểm cơ bản như thường mắc những bệnh của tôm sú, mang hội chứng Taura gây nên dịch bệnh lớn ở Nam Mỹ và các bệnh khác có thể nhiễm sang các đối tượng tôm bản

Trang 24

hại nghiêm trọng đến sản xuất thủy sản và môi trường tự nhiên Để định hướng phát triển và quản lý tôm chân trắng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS ngày 25/01/2008 về việc phát triển nuôi tôm chân trắng

Từ đó đến nay, nghề nuôi tôm chân trắng tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ và chiếm lĩnh một phần không nhỏ cả sản lượng và giá trị xuất khẩu; góp phần quan trọng vào việc phục hồi và phát triển ngành sản xuất và xuất khẩu tôm Việt Nam trong thời gian qua Nếu như diện tích nuôi tôm he chân trắng năm 2003 diện tích tôm he chân trắng đạt 691 ha [30], năm 2004 là 1.600 ha, năm 2006 đạt 5.446 ha [20], đến năm 2012 diện tích nuôi đạt 41,900 ha, đến năm 2013 diện tích nuôi đạt 49,984 ha

Nguồn:[12,13,19,44]

Hình 1 4: Diện tích nuôi tôm he chân trắng Việt Nam giai đoạn 2003-2013 Song song với việc phát triển nhanh về diện tích thì sản lượng cũng tăng dần theo từng năm Năm 2003 sản lượng đạt khoảng 10.000 tấn, năm 2004 sản lượng đạt được khoảng 30.000 tấn, năm 2008 đã đạt 73.590 tấn, đến năm 2012 sản lượng đạt 221.584 tấn, năm 2013 đạt 251.647 tấn

Nguồn:[44]

Hình 1 5: Sản lượng nuôi tôm he chân trắng theo địa phương ở Việt Nam năm 2013

Trang 25

Theo biểu đồ trên, các tỉnh có sản lượng trên 20.000 tấn gồm: Cà Mau (30.800 tấn), Sóc Trăng (25.000 tấn), Bến Tre (23.000 tấn), Kiên Giang (22.330 tấn) là các tỉnh

có sản lượng tôm chân trắng lớn nhất; tiếp theo là các tỉnh có sản lượng từ 10.000 – 20.000 tấn gồm: Trà vinh (14.400 tấn), Bình Thuận (12.490 tấn), Thành phố Hồ Chí Minh (12.000 tấn), Quảng Nam (11.300 tấn), Long An (10.500 tấn); các tỉnh đạt từ 5.000-10.000 tấn gồm: Khánh Hòa (9.000 tấn), Bạc Liêu (8.200 tấn), Ninh Thuận (6.800 tấn), Quảng Ninh (6.338 tấn), Tiền Giang (6.300 tấn), Bình Định (6.000 tấn), Huế (5.950 tấn), Phú Yên (5.800 tấn), Nghệ An (5.420 tấn), Quảng Ngãi (5.200 tấn), Quảng Trị (5.000 tấn)

Như vậy, qua 10 năm du nhập tôm chân trắng, đến nay phong trào nuôi tôm he chân trắng đã và đang phát triển mạnh mẽ cả về diện tích và sản lượng, kết quả khảo nghiệm của các cơ quan nghiên cứu khoa học cho thấy tôm he chân trắng có khả năng thích nghi khá tốt ở điều kiện khí hậu Việt Nam và phát triển nuôi ở 30 tỉnh thành ven biển trên cả nước với loại hình rất đa dạng và tuỳ theo từng vùng miền: nuôi trên vùng đất cát (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) Nhưng xét về hình thức, nuôi tôm he chân trắng ở Việt Nam hiện nay phổ biến là mô hình nuôi công nghiệp với mật độ cao Diện tích ao nuôi phổ biến từ 2.000-5.000 m2/ao [30] Vấn đề hiệu quả kinh tế và các khó khăn thường gặp của các cơ sở nuôi tôm chân trắng cũng là tâm điểm của nhiều cuộc hội nghị, hội thảo Theo kết quả báo cáo khoa học đề tài đánh giá và phân tích cơ sở khoa học của phát triển nuôi bền vững tôm chân trắng ở Việt Nam [26] cho thấy vốn đầu tư, chất lượng con giống và kỹ thuật nuôi là khó khăn lớn nhất người nuôi gặp phải

Đánh giá về công nghệ nuôi tôm ở Việt Nam so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia Báo cáo của Tổng cục Thủy sản cho rằng, trình

độ công nghệ nuôi tôm (bao gồm các tiêu chí như: cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ, quy trình công nghệ, nhân lực, hiệu quả kinh tế) của các địa phương mới ở mức trung bình, và trung bình khá Tuy nhiên, để nâng cao thu nhập và tăng năng suất tôm nuôi, nhiều tổ chức cá nhân đã chuyển diện tích nuôi tôm sú kém hiệu quả sang nuôi tôm he chân trắng [20] Từ những thông tin trên cho thấy, tôm he chân trắng đã trở thành một trong hai đối tượng tôm nuôi chủ lực xuất khẩu ở Việt Nam

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng có nhiều nơi nuôi tôm he chân trắng không đạt hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả kinh tế thấp đã làm cho hoạt động

Trang 26

nuôi loài tôm này đã giảm do phải đối mặt với những khó khăn trong việc quản lý môi trường, dịch bệnh Bộ Thuỷ Sản (trước đây) cảnh báo từ năm 2004 khi nuôi tôm he chân trắng sẽ có thể mắc hội chứng Taura và các bệnh thường gặp ở tôm sú như WSSV, YHV, MBV… và có thể lây nhiễm sang đối tượng tôm nuôi khác sẽ làm thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất thuỷ sản và môi trường tự nhiên [9]

Năm 2013, tổng diện tích nuôi tôm he chân trắng bị bệnh và gây chết tôm là 6.960 ha chiếm 13,95% tổng diện tích nuôi tôm he chân trắng của cả nước tập trung ở các địa phương như: Sóc Trăng (2.059 ha), Bến Tre (1.029 ha), Cà Mau (722 ha), Trà Vinh (480 ha), Tiền Giang (469 ha), Bạc Liêu (460 ha), Long An (410 ha) Một trong những nguyên nhân phát sinh dịch bệnh là do việc nhập lậu tôm he chân trắng giống từ Trung Quốc đã vận chuyển và phát tán ra nhiều tỉnh trong cả nước Các nghiên cứu khoa học và thực tế sản xuất cũng cho thấy, nếu không được quản lý chặt chẽ và kiểm soát nghiêm ngặt thì nguy cơ thiệt hại về kinh tế xã hội và môi trường rất cao từ các hoạt động nuôi tôm he chân trắng [28] Qua kết quả khảo nghiệm của các tổ chức trong nước cho thấy tôm he chân trắng phát triển ở Việt Nam khá tốt và đã phát triển mạnh trong những năm gần đây, cùng với tôm sú trở thành đối tượng chủ lực trong nghề nuôi tôm nước lợ, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu người dân ven biển và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước thông qua xuất khẩu

Trong giai đoạn 1999-2013, giá trị XKTS Việt Nam tăng mạnh với tốc độ bình quân 14%/năm Theo số liệu thống kê VASEP: Năm 1999 giá trị XK thủy sản Việt Nam mới chỉ đạt 937,75 triệu USD, đến năm 2013 giá trị XK thủy sản Việt Nam đạt 6.725 triệu USD [83] Sau 15 năm giá trị XKTS Việt Nam tăng lên gấp 7,2 lần Đây là thời kỳ tăng trưởng mạnh và có nhiều chuyển biến quan trong đối với ngành thủy sản Năm 1999 đánh dấu sự khởi đầu của Hội chợ Quốc tế Thủy sản Việt Nam (Vietfish)

do Bộ Thủy sản và VASEP tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh Đến nay Vietfish đã trở thành sự kiện thường niên quan trong trong hoạt động thủy sản chuyên nghiệp của thế giới Năm 1999 Việt Nam đã được EU công nhận đưa vào danh sách nhóm 1 các nước được phép xuất hàng thủy sản vào EU, với 18 đơn vị được cấp code; đến năm

2000 đã có 40 cơ sở có code xuất khẩu sang EU Sự kiện ấn tượng là năm 2000, kim ngạch XKTS Việt Nam vượt con số 1 tỷ USD, đến hết năm 2002, giá trị kim ngạch XKTS đạt mức trên 2 tỷ USD Việt Nam gia nhập nhóm 10 quốc gia XKTS lớn nhất thế giới Từ năm 2002 đến nay, Việt Nam luôn đứng trong TOP 10 nước XKTS hàng

Trang 27

đầu thế giới; sản phẩm thủy sản Việt Nam đã vươn tới hơn 170 thị trường [47], trong

đó có những thị trường lớn và đòi hỏi chất lượng cao như EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Australia, Canada,

Những kết quả XKTS Việt Nam đạt được trong giai đoạn qua là nhờ sự đóng góp quan trọng từ mặt hàng XK tôm Trong 15 năm qua (1999-2013) XK tôm Việt Nam luôn là mặt hàng XK chính, là sản phẩm XK chủ lực của ngành Thủy sản Việt Nam Hình 4 cho thấy: giá trị XK tôm Việt Nam luôn chiếm tỷ lệ cao so với tổng giá trị XK thủy sản Việt Nam Năm 1999, giá trị XK tôm đạt 482,5 triệu USD chiếm 51,4% tổng giá trị XKTS Việt Nam; đến năm 2013 giá trị XK tôm là 3.114 triệu USD, chiếm 46,3% tổng giá trị XKTS Việt Nam Tôm Việt Nam đã góp phần đáng kể trong việc gia tăng giá trị xuất khẩu của toàn ngành thủy sản Việt Nam

0 1000

2013 là một năm đáng ghi nhớ của ngành tôm Việt Nam, là năm phục hồi sản xuất nuôi tôm nước lợ, được mùa, được giá và từng bước kiểm soát được dịch bệnh; là năm đầu tiên giá trị XK tôm he chân trắng vượt giá trị XK tôm sú Theo số liệu VASEP: Năm 2013, gía trị XK tôm he chân trắng năm 2013 đạt 1.579,1 triệu USD, giá trị XK tôm sú đạt 1.329,3 triệu USD [84] Sự xuất hiện của tôm he chân trắng trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào quá trình nâng cao giá trị XK của ngành tôm Việt

Trang 28

Nam, giúp ngành XK tôm Việt Nam giữ vững vị trí số 1 trong ngành XKTS Việt Nam

và đứng trong TOP 10 nước XKTS hàng đầu thế giới

Thị trường xuất khẩu: Tôm Việt Nam được xuất khẩu sang 71 thị trường trên thế giới Trong đó, Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc vẫn là các thị trường chính, chiếm tới trên 74% tổng thị phần Nhìn chung trong 15 năm qua, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường đều tăng

1.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua

Trong giai đoạn vừa qua, Quảng Ninh với phương châm "đa dạng đối tượng nuôi,

đa phương thức nuôi" đã mở ra nhiều hình thức nuôi mới, nhiều đối tượng mới được

đưa vào nuôi nhằm tận dụng và khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai mặt nước để nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra được nhiều sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, tạo việc làm, nâng cao đồi sống dân trí cho người dân, đặc biệt là vùng nông thôn ven biển Góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Để có đánh giá đúng kết quả nghề nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua, nghiên cứu số liệu thống kê tình hình nuôi trồng thủy sản trong 10 năm trở lại đây,

từ năm 2004 đến năm 2013 cho thấy diện tích cũng như sản lượng nuôi trồng thủy sản của Quảng Ninh có tốc độ phát triển khá nhanh và ổn định, cụ thể:

Nguồn:[18,22,34,35,36,37,38,39,40,41,42,43]

Hình 1 7: Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản từ 2003-2012

Biểu đồ trên cho thấy: Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh tăng từ 16.500 ha năm 2004 lên 20.100 ha năm 2013, trung bình tăng là 360 ha/năm đạt tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2004-2013 là 2,18%/ năm Như vậy, diện tích nuôi trồng thủy sản

Trang 29

tỉnh Quảng Ninh tăng trưởng tương đối ổn định và đồng đều qua từng năm và cao hơn

so với với mức tăng trưởng diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn quốc giai đoạn 2006-2010 là 1,7%/năm Trong diện tích NTTS của tỉnh năm 2013, thì diện tích nuôi tôm nước lợ chiếm 47 %, còn lại 53% là nhuyễn thể, cá biển và nước ngọt

Trong những năm qua, Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ NTTS trên cả ba loại hình mặt nước (ngọt, lợ và mặn) Diện tích mặt nước NTTS không ngừng tăng Hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 20.000 ha diện tích mặt nước NTTS, bình quân trong 5 năm gần đây diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng, giảm không đáng kể Địa phương có biến động diện tích lớn nhất là thành phố Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, huyện Hải Hà và huyện Vân Đồn Trong đó diện tích nuôi trồng ở thành phố Hạ Long, Uông Bí giảm chủ yếu là do sự phát triển của khu đô thị, khu công nghiệp đã chuyển đổi một phần diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt sang phát triển lĩnh vực khác Các địa phương có diện tích NTTS tăng là Vân Đồn, Hải Hà và Móng Cái cho thấy tiềm năng phát triển NTTS ở những địa phương này Các địa phương còn lại có diễn biến diện tích thay đổi không đáng kể và vẫn phát huy tiềm năng theo địa phương, trong đó địa phương có diện tích NTTS lớn nhất là thị xã Quảng Yên, huyện Vân Đồn, Hải Hà và thành phố Móng Cái

Bảng 1 1: Diễn biến diện tích NTTS (ha) theo địa phương năm 2008 - 2013

TT Địa phương Năm 2008 Năm

Trang 30

Sản lượng NTTS tăng từ 17.300 tấn năm 2004 lên 33.646 tấn năm 2013, trung bình tăng 1634 tấn/năm, đạt tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2004-2013 là 9,48% /năm Như vậy, sản lượng NTTS của Quảng Ninh trong giai đoạn vừa qua có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với mức độ tăng trưởng sản lượng nuôi trồng của cả nước (12,9%/năm) Trong tổng sản lượng NTTS, nhuyễn thể và tôm nước lợ chiếm tỷ trọng cao: nhuyễn thể chiếm 27%, tôm chiếm 23% trong tổng sản lượng

Sản lượng nuôi trồng là một chỉ tiêu phản ánh kết quả đạt được từ hoạt động NTTS Sản lượng nuôi trồng luôn luôn gắn kết và có thể nói là tỷ lệ thuận với diện tích nuôi trồng Khi diện tích NTTS tăng qua các năm, thì sản lượng nuôi trồng cũng tăng lên qua các năm Việc đặt ra mục tiêu về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản qua các năm là một trong những định hướng để toàn ngành nhìn vào đó mà hoàn thành chỉ tiêu đặt ra

Bảng 1 2: Sản lượng NTTS (tấn) theo địa phương từ năm 2008 - 2013

Trang 31

Nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh mẽ nhất ở huyện Đông Triều, thị xã Quảng Yên và thành phố Uông Bí Trong đó huyện Đông Triều có sản lượng đạt 3.700 tấn chiếm 48% sản lượng nuôi trồng nước ngọt toàn tỉnh

Nuôi tôm phát triển mạnh ở thị xã Quảng Yên và thành phố Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà và Hoành Bồ Trong đó sản lượng tôm nuôi ở Móng Cái đạt 3500 tấn, thị xã Quảng Yên đạt 2250 tấn, huyện Đầm Hà 700 tấn, huyện Hoành Bồ đạt 700 tấn

1.4 Đặc điểm điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu

1.4.1 Vị trí địa lý

Quảng Ninh là tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, nằm chếch theo hướng Đông Bắc - Tây Nam Tọa độ địa lý của Quảng Ninh từ 1060 26' đến 1080 31' kinh độ Đông và từ 20040' đến 21040' vĩ độ Bắc Phía Tây tựa lưng vào núi Phía Đông nghiêng xuống nửa phần đầu Vịnh Bắc Bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn 1.000 hòn đảo chưa có tên Bề ngang từ Đông sang Tây, nơi rộng nhất là 195 km Bề dọc từ Bắc xuống Nam khoảng 102 km Là tỉnh có biên giới Quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Trên đất liền, phía Bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thành phố Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc với 132,8 km đường biên giới; phía Đông là Vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía Nam giáp thành phố Hải Phòng

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh theo Niên giám thống kê năm 2013 của tỉnh tính đến 31/12/2013 là 610.235,5 ha Trong đó diện tích đất nông nghiệp 461.281,7 ha, đất phi nông nghiệp 85.315,5 ha, đất chưa sử dụng 63.636,3 ha

Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính với 186 xã, phường, thị trấn trong đó có 9 đơn vị cấp huyện (có 2 huyện đảo Cô Tô và Vân Đồn), 01 thị xã là Quảng Yên, 4 thành phố là Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả và Uông Bí

Vị trí địa lý của Quảng Ninh thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội gắn với thủ

đô Hà Nội và các thành phố lớn của khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như Hải Phòng, Hải Dương, đồng thời là “cửa ngõ” của cả vùng đồng bằng sông Hồng, trung

du miền núi phía Bắc ra biển và nối với vùng duyên hải Nam Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái cho thấy thị trường tiêu thụ rất tiềm năng Việc cần thiết là phải đầu tư

Trang 32

phát triển nâng cao cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ cho các cơ sở chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản chế biến, thu hút việc nhập khẩu nguyên liệu từ các thị trường lớn như EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản

1.4.2 Địa hình

Địa hình của tỉnh chủ yếu là núi Trong đó đất liền chiếm 87% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, hải đảo chiếm 13% diện tích; diện tích biển trên 6.000 km2 Địa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn

1.4.3 Khí tượng thuỷ văn

Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển Các đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn, Hải Hà, Móng Cái có đặc trưng của khí hậu đại dương Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, về mùa hạ nóng ẩm và mưa nhiều Mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất

+ Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú Ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa: Mùa hạ nóng và ẩm với mưa nhiều, mùa đông lạnh với độ khô lớn

+ Nhiệt độ không khí trung bình ổn định dưới 20oC Mùa hạ có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC, có lượng mưa ổn định khoảng 100 mm

+ Biển Quảng Ninh giáp Vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ Chế độ thuỷ triều ở đây là nhật triều điển hình, biên độ tới 3 - 4 m Nét riêng biệt ở đây là hiện tượng sinh con nước và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi chiều các tháng mùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đông những ngày có con nước cường Trong Vịnh Bắc Bộ có dòng hải lưu chảy theo phương Bắc Nam kéo theo nước lạnh lại có gió mùa Đông Bắc nên đây

là vùng biển lạnh nhất nước ta Nhiệt độ có khi xuống tới 13oC

+ Khí hậu khu vực tỉnh Quảng Ninh thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa

Trang 33

hè nóng và ẩm, mùa đông khô và lạnh Tuy nhiên, do đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình bị chi phối bởi khí hậu duyên hải, chịu ảnh hưởng và tác động nhiều của biển, tạo cho khu vực có những đặc trưng khí hậu riêng, những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi, ven biển Theo số liệu do Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ Văn Quảng Ninh cung cấp thì Quảng Ninh có đặc trưng khí hậu như sau:

- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm là 23oC Nhiệt độ cao nhất trong năm thường vào tháng 6 và tháng 7 dao động từ 26-30oC và nhiệt độ thấp nhất trong tháng 1, trung bình khoảng từ 14oC -18oC

- Chế độ Nắng: Khu vực tỉnh Quảng Ninh có khoảng 1.600 - 1.700 giờ nắng

trong năm Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 8, tháng 9 và tháng 10 Tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 2 và tháng 3 Trong những tháng mưa phùn số giờ nắng rất

ít (khoảng 20%) Nhìn chung, từ tháng 5 đến tháng 9, số giờ nắng đều đạt từ 150 - 180 giờ/tháng

- Chế độ Mưa: Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè với lượng mưa

tháng trên 200mm, tháng có mưa nhiều nhất là tháng 7 và tháng 8 Mùa đông, tháng mưa ít nhất vào tháng 12 và tháng 1, tháng 2 năm sau Lượng mưa trung bình của một ngày mưa tính cho cả năm dao động từ 14  20 mm, vụ hè thu 16  25 mm, mùa đông

4  8 mm Lượng mưa lớn nhất của một ngày có thể đạt 350  450 mm, chỉ xảy ra trong những ngày chịu ảnh hưởng của áp thấp, bão, dải hội tụ nhiệt đới

- Độ ẩm không khí: Tỉnh Quảng Ninh có độ ẩm không khí tương đối cao, trị số

bình quân năm 80 - 85% Có chênh lệch độ ẩm giữa các vùng phụ thuộc vào độ cao, địa hình nhưng không lớn Độ ẩm có sự phân hoá theo mùa, mùa mưa độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa

- Chế độ thuỷ văn, hải văn:

+ Thuỷ văn: Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10 km nhưng phần nhiều đều nhỏ Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ Mỗi sông hoặc đoạn sông thường có nhiều nhánh Các nhánh đa số đều vuông góc với sông chính Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh Lưu lượng mùa khô 1,45m3/s,

3

Trang 34

+ Hải văn: Vùng biển Quảng Ninh nằm trong vịnh Bắc Bộ, là một vịnh lớn nhưng có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn so với vùng biển miền Trung Việt Nam Chế độ thuỷ triều là nhật triều điển hình, biên độ thủy triều trung bình cho toàn vùng biển Quảng Ninh là 2,3 m, cao nhất 4,5 m Trong vịnh Bắc Bộ tồn tại một dòng hải lưu lạnh chảy theo hướng Bắc - Nam, vì vậy vùng biển này là nơi có nhiệt độ nước trung bình thấp nhất của Việt Nam, nhiệt độ nước vào mùa Đông có khi xuống dưới 14oC Khí hậu và thời tiết Quảng Ninh vừa thuận lợi với sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản, nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều nguy cơ vì sự thay đổi thất thường của thiên tai, bão lũ Mùa bão thường bắt đầu ở Quảng Ninh sớm hơn so với các địa phương khác trong nước, tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8 trong năm

1.4.4 Sông ngòi

- Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10 km nhưng phần nhiều đều nhỏ Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ Mỗi sông hoặc đoạn sông thường có nhiều nhánh

- Đại bộ phận sông có dạng xoè hình cánh quạt, trừ sông Cầm, sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên, sông Phố Cũ có dạng lông chim

- Ngoài 4 sông lớn trên, Quảng Ninh còn có 11 sông nhỏ, chiều dài các sông từ

15 - 35 km; diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km2, chúng được phân bố dọc theo

bờ biển, gồm sông Tràng Vinh, sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Đồng Cái Xương, sông Hà Thanh, sông Đồng Mỏ, sông Mông Dương, sông Diễn Vọng, sông Man, sông Trới, sông Míp

- Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh Lưu lượng mùa khô 1,45m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần

1.4.5 Tài nguyên thiên nhiên

1.4.5.1 Tài nguyên biển và tài nguyên sinh vật

Ngư trường vùng biển Quảng Ninh có diện tích khoảng 2.600 hải lý vuông, được Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định: “Ngư trường Quảng Ninh - Hải Phòng là 1 trong 4 ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước” Vùng biển có độ sâu từ 30m

Trang 35

nước trở vào là khu vực sinh sản và sinh trưởng của nhóm cá nổi như: Cá trích, cá nục,

cá lầm và mực ống khi trưởng thành chúng kết đàn và rút ra khơi Các loài cá tầng đáy cư trú và sinh sản vùng gần bờ, cồn rạn san hô như: cá song, cá hồng, cá tráp, cá trai và các loài tôm he, tôm bộp, tôm sắt, tôm chì Vùng ven bờ tỉnh Quảng Ninh có hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ đã tạo thành những áng, vụng kín gió là nơi cư trú, sinh trưởng và phát triển của nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao Biển Quảng Ninh có những bãi tôm, bãi cá sinh sản và phát triển tự nhiên như: Bãi tôm vùng hòn Mỹ, hòn Miều, vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, Cô Tô…

Do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên hoạt động khai thác thủy sản diễn ra quanh năm trên các ngư trường, đối tượng khai thác khác nhau theo mùa; mùa vụ khai thác thủy sản phân theo 02 mùa, vụ gồm: Mùa cá Bắc bắt đầu từ tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau và mùa cá Nam bắt đầu từ tháng 3 đến hết tháng 9 trong năm Thời gian mùa

vụ khai thác phân theo sự ảnh hưởng của thời tiết: Vụ cá Bắc chịu sự chi phối của gió mùa Đông bắc kéo dài, biển động, trời mù gây khó khăn cho sản xuất do đó sản lượng vụ cá Bắc thường có sản lượng thấp hơn so với vụ cá Nam Vụ cá Nam thời tiết tốt hơn mặc dù trong vụ này thường chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhưng thời gian ảnh hưởng không kéo dài, trung bình một năm tỉnh Quảng Ninh chịu ảnh hưởng của 2-

3 cơn bão

Nguồn lợi thủy sản biển thể hiện rõ đặc điểm nguồn lợi thủy sản nhiệt đới, phong phú về thành phấn giống loài nhưng các cá thể thuộc một số loài trong quần đàn thường có kích thước và độ tuổi không đều nhau, số loài có vòng đời ngắn chiếm ưu thế Đến nay đã xác định được ở vùng biển Quảng Ninh có 173 loài/nhóm loài thuộc

106 giống nằm trong 73 họ thủy sản Số lượng họ, giống loài có sự biến động nhất định theo thời gian trong năm Vào mùa gió Tây Nam bắt gặp số lượng họ, giống loài nhiều nhất, với 96 loài thuộc 69 giống nằm trong 51 họ, trong khi đó ở mùa gió Đông Bắc chỉ bắt gặp 32 loài thuộc 31 giống 24 họ

Các loài cá sinh sống trong vùng biển Quảng Ninh thuộc khu hệ cá vịnh Bắc Bộ, đều có đặc trưng riêng Đó là chu kỳ sống ngắn, thường từ 3 - 4 năm Những loài cá ven bờ chỉ sống 1 đến 2 năm tuổi Một số rất ít có tuổi thọ 7 - 8 năm như cá Song, cá Hồng Kích thước nhỏ, chiều dài thân cá phần lớn đạt từ 100-200 mm, một số loài có

cỡ lớn nhất từ 70 - 78 cm Các loài hải sản sinh sản quanh năm và chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 6, tập trung ở các vùng nước nông ven bờ, các eo vịnh, các vụng kín như:

Trang 36

Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, khu vực hòn Mỹ, hòn Miều Do đặc điểm chu kỳ sống

và tập tính sinh sản như trên, nếu tổ chức khai thác hợp lý và tổ chức bảo vệ tốt thì đàn

cá hàng năm được bổ sung, tái tạo và phát triển nhanh, trữ lượng được duy trì ổn định

Trữ lượng chưa điều tra chính xác, cho nên cơ cấu nghề chưa phân định rõ ràng theo định hướng phát triển Hiện nay, việc điều tra nguồn lợi do các Viện, Trường làm theo chương trình của Bộ Việc phân cấp cho địa phương chưa có hướng dẫn cụ thể

Vì vậy về trữ lượng vẫn theo số liệu phân chia nguồn lợi thủy sản Vịnh Bắc Bộ trước đây Theo đó trữ lượng nguồn lợi thủy sản Quảng Ninh ước tính là 82.000 tấn (gần bờ 38.000 tấn, xa bờ 44.000 tấn) Trong khi đó năm 2013, đã khai thác 55.434 tấn, trong đó: gần bờ 35.800 (33,1%), xa bờ là 20.964 tấn (36,9%)

Biển Quảng Ninh là một hệ sinh thái đa dạng cao về cảnh quan và các hệ động thực vật phong phú Có tới trên 400 loài cá, 500 loài động vật biển, 160 loài san hô,

140 loài rong biển,… Quảng Ninh có trên 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh và hàng chục vạn hecta vũng nông ven bờ thuộc Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long là môi trường rất thuận tiện để phát triển nuôi tôm, cá và hải đặc sản xuất khẩu

1.4.5.2 Tài nguyên đất

Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào với 611.081,3 ha, trong đó 75,370 ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng

cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả

Trong tổng diện tích đất đai toàn tỉnh, đất nông nghiệp chỉ chiếm 10%, đất có rừng chiếm 38%, diện tích chưa sử dụng còn lớn (chiếm 43,8%) tập trung ở vùng miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở

1.4.5.3 Tài nguyên nước ngọt

Là tỉnh miền núi, địa hình bị chia cắt mạnh nên nguồn nước bị hạn chế Toàn tỉnh tuy có khá nhiều sông suối chảy qua nhưng đều ngắn, hẹp và dốc Lưu lượng nhỏ từ vài chục đến trên dưới 100 m3/s Mật độ sông trung bình 1,0-1,9 km/km2 nhưng các sông đều bắt nguồn từ khá cao (trên 500m) và không có trung lưu Điều này ảnh hưởng đến dòng chảy lên xuống thất thường, dễ lụt về mùa mưa và dễ kiệt vào mùa khô Những năm gần đây đã có hiện tượng nước mặn xâm nhập khá sâu vào trong đất liền

Trang 37

1.5 Điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến phát triển thủy sản

1.5.1 Dân số, lao động và việc làm

1.5.1.1 Về dân số và cơ cấu dân số

Theo thống kê tỉnh Quảng Ninh cho thấy, năm 2013 toàn tỉnh có trên 1,2 triệu người, trong đó, dân số nam chiếm 50,67%, nữ chiếm 49,33%, thành thị chiếm 66,15%, nông thôn chiếm 33,85%, dân số nội đồng chiếm 55,46%, dân số ven biển đảo chiếm 44,54% (trong đó có gần trên 10 nghìn người sống phụ thuộc vào nghề cá ở

74 xã thuộc 10 huyện, thị và thành phố ven biển, đảo ở trong tỉnh) Đặc biệt tập chung chủ yếu những xã bãi ngang ven biển, đảo của tỉnh Quảng Ninh chiếm trên 50% tổng

số dân số có sinh kế sống phụ thuộc vào nghề cá

Bảng 1 3: Hiện trạng dân số tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013

Theo thống kê tỉnh Quảng Ninh, năm 2013 toàn tỉnh có 702,8 nghìn lao động chiếm 58,47% tổng dân số toàn tỉnh Trong đó, lao động khu vực nông, lâm và thủy sản chiếm 41,95%, lao động công nghiệp-xây dựng chiếm 27%, và lao động dịch vụ chiếm 31,06% tổng lao động toàn tỉnh Bình quân giai đoạn 2008-2013 lao động toàn tỉnh tăng trưởng 2,59%/năm, trong đó khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng cao nhất đạt 3,76%/năm, khu vực công nghiệp-xây dựng đạt 2,65%/năm, và khu vực nông, lâm thủy sản đạt rất thấp 1,74%/năm Cơ cấu lao động của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực: Giảm dần tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong khi

tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh và giữ vai trò chủ đạo

Trang 38

Bảng 1 4: Hiện trạng lao động tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013

II Giải quyết việc làm 26.472 27.983 31.480 32.865 3,67%

Bảng 1 5: Trình độ của lao động nông nghiệp Quảng Ninh năm 2013

Lâm nghiệp

Thủy sản

Tổng

số

Nông nghiệp

Lâm nghiệp

Thủy sản

Trang 39

1.5.2 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Năm 2013 kinh tế Quảng Ninh tăng trưởng 7,5% tăng gấp 1,38 lần so với mức tăng trưởng kinh tế cả nước Trong đó, ngành nông, lâm và thủy sản tăng trưởng 4,82%, ngành công nghiệp-xây dựng tăng 5,7%, ngành dịch vụ tăng 9,87% so với năm

2012 Bình quân giai đoạn 2008-2013 kinh tế toàn tỉnh tăng trưởng 8,32%/năm Trong

đó, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng 3,64%/năm, công nghiệp-xây dựng tăng trưởng 7,14%/năm, dịch vụ tăng trưởng 10,42%/năm Thành công trong tưởng trưởng kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và cải thiện phúc lợi xã hội cho người dân trong tỉnh Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2013 vẫn không đạt mục tiêu đề ra đạt từ 8%-8,5%, chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn còn thấp chủ yếu dựa vào vốn và lao động chiếm trên 80%, nhân tố KH-CN (TFP) còn chiếm tỷ trọng thấp dưới 20%

Nguồn [22]

Hình 1 8: Tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013

1.5.3 Chỉ số ICOR so với nông, lâm nghiệp và trung bình toàn tỉnh

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của tỉnh Quảng Ninh vẫn còn rất thấp Cụ thể, năm

2013 chỉ số ICOR (Incremental Capital-Output Ratio) của tỉnh Quảng Ninh vẫn còn ở mức rất cao 7,88 cao gấp đôi so với toàn quốc (tương ứng để tăng thêm một đơn vị GDP tỉnh Quảng Ninh phải bỏ ra tương ứng 7,88 đơn vị đầu tư) Chỉ số này còn cao hơn nếu tính bình quân cho cả giai đoạn 2008-2013, bình quân ở mức 9,25 Hệ số ICOR cao thể hiện chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho nền kinh tế

Riêng đối với thủy sản thì lại ngược lại, hiệu quả sử dụng vốn rất cao Cụ thể hệ

hế ICOR chỉ bằng 0,4 lần so với hệ số ICOR toàn tỉnh và bằng 0,72 lần so với ICOR ngành nông nghiệp, thấp nhất trong tổng thể các ngành kinh tế tỉnh Quảng Ninh Năm

2013 chỉ số ICOR ở mức 3,15, trong suốt giai đoạn 2008-2013 chỉ số ICOR thủy sản chỉ ở mức từ 3,15-4,48, bình quân là 3,7 Rõ ràng đầu tư cho thủy sản mang lại hiệu

Trang 40

không phụ thuộc nhiều vào đầu tư của nhà nước mà chủ yếu dựa đầu tư của nhân dân

và các thành phần kinh tế vì vậy hiệu quả có cao hơn so với các ngành kinh tế

Nguồn [22]

Hình 1 9: Chỉ số ICOR so với nông, lâm nghiệp và trung bình toàn tỉnh Quảng

Ninh giai đoạn 2008-2013 1.5.4 Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất giữa các ngành kinh tế

Theo thống kê tỉnh Quảng Ninh cho thấy, năm 2013 toàn tỉnh có tổng diện tích đất tự nhiên trên 610,23 nghìn ha, bình quân tăng trưởng 0,04%/năm (2005-2013), chủ yếu tăng do mở rộng diện tích lấn biển của một số địa phương trong tỉnh Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 8,14%, đất lâm nghiệp chiếm 64,3%, đất thủy sản chiếm 3,41%, đất chuyên dùng chiếm 7,25%, đất ở chiếm 1,68%, và đất khác chiếm 15,24% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh

Về cơ cấu sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn vừa qua có xu hướng giảm dần diện tích đất nông nghiệp và đất khác, đặc biệt là đất chưa sử dụng sang các mục đích phát triển kinh tế khác là phù hợp tạo bước đột phá để tỉnh phát triển kinh tế

Cụ thể đất nông nghiệp giảm 1,04%/năm, đất khác giảm 8,39%/năm, các loại hình sử dụng đất khác đều có xu hướng tăng lên, riêng thủy sản tăng chậm ở mức 0,16%/năm Bảng 1 6: Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005-2013

Ngày đăng: 19/03/2016, 08:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w