1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và công nghệ xử lý nước thải tại các cơ sở xi mạ trang sức chủ yếu ở tỉnh hà nam đề xuất giải pháp cải thiện hệ thống xử lý nước thải

134 39 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 3,8 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --- VŨ ĐỨC ANH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÁC CƠ SỞ XI MẠ TRANG SỨC CHỦ YẾU Ở TỈNH HÀ NAM.. TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-

VŨ ĐỨC ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ

XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÁC CƠ SỞ XI MẠ TRANG SỨC CHỦ YẾU Ở TỈNH HÀ NAM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HỆ THỐNG XỬ LÝ

NƯỚC THẢI

CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-

VŨ ĐỨC ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ

XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÁC CƠ SỞ XI MẠ TRANG SỨC CHỦ YẾU

Ở TỈNH HÀ NAM

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS NGHIÊM TRUNG DŨNG PGS.TS HOÀNG THỊ THU HƯƠNG

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo là giảng viên

Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Bách Khoa Hà nội, Bộ môn môi trường đã

giảng dạy, giúp đỡ tác giả thu nhận những kiến thức quý báu về chuyên ngành

trong thời gian học tập tại trường, đặc biệt là PGS.TS Hoàng Thị Thu Hương đã

tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để luận văn được hoàn thành

Tác giả cũng chân thành cảm ơn tới người thân, các Anh/Chị tại các cơ sở

mạ trang sức, Ban quản lý khu công nghiệp, Phòng Tài nguyên môi trường

huyện Duy Tiên cung cấp tài liệu trong quá trình tác giả làm luận văn tốt nghiệp

Tuy đã cố gắng hết mình, nhưng nội dung luận văn không tránh khỏi những

thiếu sót, mong nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô để luận văn được

hoàn thiện

Một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2016

Tác giả

Vũ Đức Anh

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

Luận văn này do chính tôi nghiên cứu, thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Thị Thu Hương – Bộ môn Công nghệ môi trường – Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, theo quy định (tên tác giả, tên công trình, thời gian công bố)

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2016

Tác giả

Vũ Đức Anh

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGÀNH MẠ 4

1.1 Tổng quan về ngành mạ 4

1.1.1 Sản xuất mạ trên thế giới và ở Việt Nam 4

1.1.2 Khái quát công nghệ mạ điện 5

1.1.3 Quy trình công nghệ mạ điện 6

1.2 Nước thải và công nghệ xử lý nước thải mạ 12

1.2.1 Nguồn gốc, đặc tính nước thải mạ 12

1.2.2 Các phương pháp xử lý nước thải mạ và công nghệ xử lý nước thải mạ điển hình trong nước 16

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÁC CƠ SỞ MẠ TRANG SỨC 24

2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam 24

2.1.1 Điều kiện tự nhiên [22] 24

2.1.2 Kinh tế xã hội [22] 27

2.2 Hiện trạng sản xuất của các cơ sở mạ trang sức trên địa bàn tỉnh Hà nam 29

2.2.1 Giới thiệu chung 30

2.2.2 Loại hình sản phẩm 30

2.2.4 Nguyên vật liệu 35

2.3 Đánh giá tác động môi trường của các cơ sở mạ trên địa bàn tỉnh 40

Trang 7

2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường 40

2.3.2 Hiện trạng môi trường 42

2.3.3 Đánh giá tác động môi trường 60

2.3.4 Dự báo lượng nước thải sản xuất của ngành mạ trang sức giai đoạn từ nay đến 2020 – 2025 61

2.3.5 Thực trạng quản lý môi trường 61

CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HỆ THỐNG XLNT CÔNG TY TNHH DAYEON BIJOU 69

3.1 Giới thiệu HTXL hiện có của công ty TNHH Dayeon Bijou 69

3.1.1 Lưu lượng và thành phần nước thải 70

3.1.2 Máy móc thiết bị 71

3.2 Đánh giá hiệu quả hệ thống XLNT hiện hữu 72

3.2.1 Kiểm tra thông số kỹ thuật của các công trình đơn vị 72

3.2.2 Kiểm tra chất lượng nước qua các công đoạn 74

3.2.4 Các vấn đề tồn tại của hệ thống xử lý nước thải 77

3.2.5 Nhận xét chung 78

3.3 Đề xuất giải pháp cải thiện hệ thống XLNT 78

3.3.1 Yêu cầu với hệ thống được cải tạo 78

3.3.2 Cơ sở khoa học và lựa chọn giải pháp cải thiện hệ thống XLNT công ty 79

3.3.3 Cách tiến hành phương án cải thiện hệ thống 82

3.3.4 Ước tính chi phí đầu tư và chi phí vận hành của hệ thống cải tạo 84

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CNMT – ĐHBK Công nghệ môi trường – Đại học Bách Khoa

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Nước thải mạ điện tại một số nhà máy ở Hà Nội [23][15] 13

Bảng 1.2 Lưu lượng và thành phần đặc trưng của công ty cổ phần 14

Bảng 1.3 Kết quả khảo sát đặc tính nước thải của phân xưởng mạ Công ty Cổ Phần Khóa Minh Khai sau khi phân luồng dòng thải [23] 15

Bảng 1.4 Thành phần đặc trưng trước khi xử lý nước thải mạ trang sức 15

Bảng 2.1 Chiều dài các sông chảy trên địa phận tỉnh Hà Nam [22] 26

Bảng 2.2 Dân số Hà Nam, giai đoạn 2011 – 2014 [22] 28

Bảng 2.3 Tỷ lệ % đóng góp GDP của các ngành kinh tế tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2011 – 2015 [22] 28

Bảng 2.4 GDP bình quân đầu người tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2011 – 2015 [9] 29

Bảng 2.5 Tổng số lượng sản phẩm sản xuất của các doanh nghiệp tháng 3/2015 31

Bảng 2.6 Khối lượng kẽm nhập và số lượng sản phẩm dự kiến/năm 35

Bảng 2.7 Hóa chất chính tiêu thụ cho sản xuất 36

Bảng 2.8 Hóa chất tiêu thụ tính trên 1 triệu sản phẩm 37

Bảng 2.9 Mục đích sử dụng nước và chất thải đi kèm trong sản xuất 38

Bảng 2.10 Lượng nước tiệu thụ xưởng đúc 38

Bảng 2.11 Lượng nước tiêu thụ xưởng mạ 39

Bảng 2.12 Tổng lượng nước thải cần phải xử lý 39

Bảng 2.13 Khí thải đặc trưng của mạ trang sức 40

Bảng 2.14 Kết quả quan trắc không khí [1, 2, 3, 4, 5, 6] 44

Bảng 2.15 Tổng hợp lượng chất thải rắn phát sinh 46

Bảng 2.16 Lượng nước sử dụng cho sinh hoạt dao động hàng ngày 47

Bảng 2.17 Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt [1, 2, 3, 4, 5, 6] 47

Bảng 2.18 Kết quả quan trắc 3 doanh nghiệp Dayeon, First,Yoohan[1][4][2] 57

Bảng 2.19 Kết quả quan trắc định kỳ Dasan, Shine, Sunny [3][5][6] 58

Bảng 2.20 Đánh giá tác động môi trường 60

Bảng 3.1 Thống kê lưu lượng nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất 70

Bảng 3.2 Nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải sản xuất công ty Dayeon 71

Bảng 3.3 Tóm tắt các thông số của công trình hiện hữu 74

Bảng 3.4 Hiệu quả xử lý của hệ thống XLNT đang hoạt động 75

Bảng 3.5 Các vấn đề tồn tại của hệ thống xử lý nước thải 77

Trang 10

Bảng 3.6 Tính toán chi phí đầu tư 84

Bảng 3.7 Tính toán chi phí hóa chất 85

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ nguyên lý quá trình mạ [12] 5

Hình 1.2 Quy trình công nghệ mạ điện kèm dòng thải [16] 7

Hình 1.3 Quy trình 1 dây chuyền mạ tại công ty cổ phần Khóa Minh Khai[23] 8

Hình 1.4 Sơ đồ công nghệ mạ trang sức kèm dòng thải[1] 11

Hình 1.5 Hệ thống xử lý nước thải công ty Khóa Minh Khai [23] 21

Hình 1.6 Sơ đồ công nghệ XLNT mạ Hưng Long[7] 22

Hình 1.7 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công ty TNHH Jangwon Techvina[8] 23

Hình 2.1 Bản đồ địa hình tỉnh Hà Nam 25

Hình 2.2 Bản đồ hệ thống sông chảy trên địa phận tỉnh Hà Nam 26

Hình 2.3 Quy trình đúc tạo hình sản phẩm trước khi mạ[1] 32

Hình 2.4 Sơ đồ mạ trang sức và dòng thải chính [1] 34

Hình 2.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công ty Dayeon Bijou [1] 48

Hình 2.6 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công ty Shine[6] 50

Hình 2.7 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công ty Sunny[3] 51

Hình 2.8 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công ty First [4] 53

Hình 2.9 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công ty Dasan Vina[5] 54

Hình 2.10 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Yoohan [2] 56

Hình 2.11 Sơ đồ mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường KCN 62

Hình 2.12 Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý KCN 63

Hình 3.1 Sơ đồ xử lý nước thải hiện hữu công ty Dayeon Bijou[1] 69

Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải cải thiện được đề xuất 80

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương CNH – HĐH đất nước, ngày càng có doanh nghiệp đầu tư vào thị trường Việt Nam Các doanh nghiệp này đã đóng góp đáng kể vào việc tăng sản lượng sản xuất công nghiệp, thu hút một lực lượng lao động rất lớn, giải quyết công ăn việc làm và tăng GDP của cả nước Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng làm phát sinh các vấn đề môi trường hết sức cấp bách, đặc biệt là vấn đề phát sinh chất thải nguy hại Tùy từng đặc thù loại hình và công suất sản xuất của ngành công nghiệp mà tính chất và mức độ gây ô nhiễm môi trường cũng khác nhau

Hiện nay số lượng các xí nghiệp mạ có quy mô lớn ở nước ta là không nhiều, chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ thuộc dạng tư nhân nằm rải rác nhiều nơi Tại Hà Nam, các cơ sở xi mạ trang sức ở dạng vừa và nhỏ tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hàng năm các cơ sở này đã thải vào môi trường một khối lượng đáng kể các chất thải nguy hại dạng rắn, lỏng, khí

Các doanh nghiệp đã thực hiện các chương trình giám sát môi trường nhằm phát hiện và khắc phục những vấn đề ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, trên thực tế chất thải vẫn chưa được quản lý, xử lý triệt để, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao

Từ những vấn đề bức xúc trên vẫn đang còn tồn tại hiện nay mà đề tài “Đánh

giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và công nghệ xử lý nước thải tại các cơ sở xi

mạ trang sức chủ yếu ở tỉnh Hà Nam Đề xuất giải pháp cải thiện hệ thống xử lý nước thải” được lựa chọn thực hiện Kết quả của đề tài này là một tài liệu hữu ích,

góp phần cho các doanh nghiệp mạ trong công tác quản lý môi trường sau này

Trang 13

2 Mục tiêu của đề tài

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và công nghệ XLNT của cơ sở sản xuất mạ trang sức chủ yếu ở tỉnh Hà Nam và đề xuất giải pháp cải thiện hệ thống XLNT

3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.1 Nội dung nghiên cứu

 Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và công nghệ xử lý nước thải cơ sở

mạ trang sức điển hình trên địa bàn tỉnh Hà Nam

 Phân tích công nghệ và đề xuất giải pháp cải thiện hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Dayeon Bijou Việt Nam

3.2 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp tài liệu: thu thập các thông tin tư liệu liên quan đến đề tài như điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, kinh tế xã hội

 Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát thực tế các cơ sở sản xuất mạ trang sức trên địa bàn tỉnh có phát sinh nước thải sản xuất, và chất thải rắn

 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, thông tin: sử dụng để phân tích và xử lý một cách hệ thống các nguồn số liệu

 Phương pháp đánh giá tác động môi trường theo quy định pháp luật hiện hành

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước thải và công nghệ xử lý nước thải của các cơ sở xi mạ trên địa bàn các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam

5 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

Nước thải từ quá trình mạ có thể mang tính axit mạnh, có khi lại mang tính kiềm cao, đặc biệt có chứa nhiều kim loại nặng (Cu, Cr, Zn, Ni) và Xyanua Đây là

Trang 14

nguồn gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước, không khí và con người Các chất ô nhiễm này cần được loại bỏ trong nước thải trước khi thải ra môi trường

Trong những năm gần đây trên địa bàn các khu công nghiệp tỉnh Hà nam có nhiều cơ sở sản xuất mạ trang sức đã, đang, và chuẩn bị hoạt động Các cơ sở này

đã chấp hành vấn đề bảo vệ môi trường nhưng chưa thực sự nghiêm chỉnh gây ảnh hưởng xấu đến môi trường Theo số liệu quan trắc trong những năm gần đây chất lượng nước thải từ cơ sở mạ có những thông số ô nhiễm vượt mức cho phép dẫn đến nguy cơ tác động xấu đến môi trường

6 Ý nghĩa của đề tài

Thông qua việc điều tra, khảo sát đề tài đã đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước của các cơ sở mạ và đề xuất giải pháp cải thiện hệ thống xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam Kết quả nghiên cứu của luận văn còn cung cấp thông tin giúp các nhà quản lý môi trường làm việc hiệu quả, và chính xác hơn

7 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm 4 chương:

Mở đầu

Chương I Tổng quan ngành mạ

Chương II Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và công nghệ xử lý nước thải

tại các cơ sở mạ trang sức

Chương III Đề xuất giải pháp cải thiện hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Dayeon Bijou

Kết luận

Trang 15

CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGÀNH MẠ 1.1 Tổng quan về ngành mạ

1.1.1 Sản xuất mạ trên thế giới và ở Việt Nam

Mạ là một trong những phương pháp rất hiệu quả vừa để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn trong môi trường xâm thực và khí quyển vừa nhằm mục đích trang trí, tăng độ cứng, phản quang, dẫn điện Phương pháp mạ điện được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1800 bởi giáo sư tạo một lớp phủ bên ngoài kim loại khác Tuy nhiên lúc đó người ta không quan tâm lắm đến phát hiện của Luigi Brungnatelli mà mãi sau này, đến năm 1840, khi các nhà khoa học Anh đã phát minh ra phương pháp mạ Xyanua và lần đầu tiên phương pháp mạ điện được đưa vào sản xuất với mục đích thương mại thì công nghiệp mạ chính thức phổ biến trên thế giới Sau đó sự phát triển của các công nghệ mạ khác như: mạ niken, mạ đồng,

mạ kẽm,… Những năm 1940 của thế kỉ XX được coi là bước ngoặt lớn đối với ngành mạ điện bởi sự ra đời của công nghiệp điện tử

Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp hóa chất và

sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực điện hóa, công nghiệp mạ điện cũng phát triển tới mức độ tinh vi Sự phát triển của công nghệ mạ điện đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển không chỉ của ngành cơ khí chế tạo mà còn của rất nhiều ngành công nghiệp khác Ở các quốc gia trên thế giới, ngành mạ phát triển rất mạnh (quan trọng nhất là mạ điện kim loại) đặc biệt là ở các Quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Hà Lan

Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của ngành cơ khí, ngành công nghiệp mạ điện được hình thành từ khoảng 40 năm trước và đặc biệt phát triển trong giai đoạn những năm 1970 – 1980 Các cơ sở mạ của Việt Nam hiện nay tồn tại một cách độc lập hoặc đi liền với các cơ sở cơ khí, dưới dạng công ty cổ phần, công ty tư nhân và công ty quy mô lớn Ngoài loại hình mạ kể trên trong những năm gần đây tại một

Trang 16

số tỉnh thành có mạ đồ trang sức, chủ đầu tư phổ biến là doanh nghiệp Hàn quốc, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam Công nghệ mạ trang sức cũng tương tự như mạ điện thông thường

1.1.2 Khái quát công nghệ mạ điện

Mạ điện là quá trình điện phân, trong đó anot xảy ra quá trình oxy hóa (hòa tan kim loại hay giải phóng khí oxy), còn catot xảy ra quá trình khử (khử ion kim loại

từ dung dịch thành lớp kim loại bám trên vật mạ hay quá trình giải phóng hydro ) khi có dòng điện một chiều đi qua chất điện phân (dung dịch mạ) [10]

Hình 1.1 Sơ đồ nguyên lý quá trình mạ [12]

Chức năng lớp mạ:

 Lớp mạ có nhiệm vụ bảo vệ kim loại nền khỏi bị ăn mòn hóa học hay điện hóa trong môi trường sử dụng, trang trí bên ngoài sản phẩm chế tạo từ kim loại hay các hợp kim rẻ tiền, chống mài mòn, chống ma sát, lớp mạ dẫn điện tốt hơn kim loại nền nhiều lần, lại không gỉ

 Tùy vào mục đích sử dụng lớp mạ mà người ta chia thành các nhóm khác nhau: Lớp mạ bảo vệ, lớp mạ trang trí, lớp vừa bảo vệ vừa trang trí, lớp mạ kĩ thuật

Trang 17

 Tuy nhiên, lớp mạ phải đảm bảo các yêu cầu sau: Bám chắc vào kim loại nền, không bong tróc, lớp mạ phải có kết tủa nhỏ mịn, lớp mạ phải bóng, độ cứng, dẻo, lớp mạ có đủ độ dày nhất định

Chất lƣợng lớp mạ phụ thuộc đồng thời vào nhiều yếu tố nhƣ: nồng độ dung dịch và tạp chất, các phụ gia, nhiệt độ, pH, mật độ dòng điện, chế độ thủy động của dung dịch, hình dạng vật cần mạ

1.1.3 Quy trình công nghệ mạ điện

1.1.3.1 Quy trình công nghệ mạ điển hình

Trang 18

Hình 1.2 Quy trình công nghệ mạ điện kèm dòng thải [16]

Trang 19

Hình 1.3 Quy trình 1 dây chuyền mạ tại công ty cổ phần Khóa Minh Khai[23]

Gia công cơ khí - đột- dập tiện

Nước thải kiềm, dầu mỡ Nước

CrO3

Trang 20

Thuyết minh quy trình: Công nghệ mạ điện về cơ bản bao gồm các công đoạn như quá trình xử lý bề mặt, quá trình mạ và hoàn thành sản phẩm Sơ đồ công nghệ

mạ điện kèm dòng thải được trình bày trên hình 1.2

 Công đoạn xử lý bề mặt: Trước khi chi tiết được mạ, vật cần được cắt, tiện hàn theo đúng hình dạng sản phẩm yêu cầu của khách hàng Sau đó chi tiết mạ cần phải cạo lớp gỉ bám trên bề mặt mục đích làm sạch gỉ tạo mặt ph ng thường d ng các bánh mài, vật liệu mài cỡ hạt to hoặc d ng phớt mài Sau đó các chất bẩn như dầu mỡ và bụi bám trên bề mặt được loại bỏ Các giai đoạn của quá trình xử lý bề mặt thường là làm sạch bằng biện pháp cơ học như kiềm, tẩy gỉ và các phương pháp hoạt hóa bề mặt khác Sự sắp xếp các công đoạn từ gia công bề mặt đến tẩy dầu mỡ, tẩy axit, đánh bóng hóa học và điện hóa theo hệ thống quá trình riêng biệt dựa vào yêu cầu cơ bản của các chất nếu được mạ và các quá trình mạ tiếp theo Dầu mỡ của máy móc, sản phẩm được loại bỏ bằng quá trình xà phòng hóa với kiềm Dầu mỡ khoáng và xăng không thể loại bỏ bằng phương pháp này mà phải

d ng các dung môi để thực hiện như: Triclhoretylen, benzen, xăng và cacbon tetrachloride nhưng hầu hết việc tẩy dầu mỡ thực hiện bằng phương pháp điện hóa Tẩy gỉ được thực hiện sau tẩy dầu mỡ do trên bề mặt kim loại có một lớp mỏng gỉ phủ bên ngoài và vì vậy phải tẩy bỏ trước khi mạ làm cho lớp mạ bám trên

bề mặt tốt hơn có thể tẩy bằng phương pháp hóa học hay điện hóa Các chất thường được sử dụng trong công đoạn này là HCl, H2SO4, HNO3

 Công đoạn mạ: Quá trình mạ là quá trình chủ yếu nhất trong công nghệ mạ, đây là công đoạn phát sinh ra nhiều chất thải độc hại trong nước Các bể mạ axit thường chứa HCl, H2SO4, HNO3 các bước mạ kiềm thường chứa sunfat, cacbonat, xianua và hydroxit

T y theo tính chất của dung dịch mạ mà phân ra các loại mạ khác nhau: Mạ axit,

mạ kiềm và mạ xianua

Trang 21

 Công đoạn sau mạ: Quá trình chính được thực hiện ở quá trình sau mạ là làm khô vật mạ và kiểm soát chất lượng sản phẩm Trong một vài trường hợp, các sản phẩm mạ có thể được yêu cầu thêm như thụ động hóa, sơn phủ bề mặt hoặc làm bóng cho sản phẩm được bảo vệ tốt hơn

 Công đoạn rửa: Rửa là công đoạn phát sinh lượng nước thải lớn nhất và gần như chiếm toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong cả quá trình sản xuất Quá trình diễn ra trong một dải rộng từ công đoạn đúc đến các bể trong dây chuyền mạ điện, rửa để loại các dung dịch bám trên bề mặt vật mạ, sau m i công đoạn để ngăn ngừa

và loại bỏ các chất cặn vào trong các bể tiếp theo

1.1.3.2 Quy trình công nghệ mạ trang sức

Tương tự như mạ điện, công nghệ mạ trang sức có quy trình như sau:

Trang 22

Hình 1.4 Sơ đồ công nghệ mạ trang sức kèm dòng thải[1]

Trang 23

Phân tích quy trình công nghệ: Về cơ bản mạ trang sức cũng tương tự mạ điện thông thường Điểm khác biệt chính ở ch mạ điện thường mạ crom, niken là chủ yếu, còn mạ trang sức thường mạ vàng, bạc, và bạch kim Do vậy, dòng nước thải

mạ điện hàm lượng Crom và Niken cao hơn mạ trang sức

1.2 Nước thải và công nghệ xử lý nước thải mạ

1.2.1 Nguồn gốc, đặc tính nước thải mạ

1.2.1.1 Nguồn gốc nước thải mạ

Nguồn nước thải từ khâu sản xuất của các xí nghiệp rất đa dạng và phức tạp,

nó phụ thuộc vào loại hình sản xuất, dây chuyền công nghệ, thành phần nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm Nước thải từ khâu sản xuất trong các xí nghiệp thường chia làm 2 loại: nguồn thải từ quá trình mạ và quá trình làm sạch bề mặt chi tiết Các nguồn thải này khác nhau cơ bản về lưu lượng và nồng độ

 Nước thải từ quá trình mạ: Dung dịch trong bể mạ có thể bị rò rỉ, rơi vãi hoặc bám theo các gá mạ và các chi tiết ra ngoài Các bể mạ sau một thời gian vận hành cần phải được vệ sinh thải các chất bẩn, cặn Do đó, lượng nước thải phát sinh tuy không nhiều nhưng chất ô nhiễm đa dạng, nồng độ chất ô nhiễm cao (Cr+6, Ni+2,

CN-)

 Nước từ quá trình làm sạch bề mặt chi tiết: Trên bề mặt kim loại thường có dầu mỡ bám vào do các giai đoạn bảo dưỡng và đánh bóng cơ học Để đảm bảo chất lượng lớp mạ các chi tiết trước khi mạ cần được làm sạch bề mặt bằng các phương pháp tẩy dầu mỡ hóa học, dùng dung môi hoặc điện hóa Vì vậy lượng nước thải phát sinh trong quá trình này nhiều nhưng nồng độ chất ô nhiễm nhỏ chủ yếu là kiềm, axit

Trang 24

1.2.1.2 Đặc tính nước thải mạ

Theo giáo trình (Công nghệ mạ điện – Trần Minh Hoàng – phần II trang 234) nước thải mạ điện có những đặc tính sau:

 Nước thải kiềm – axit: sinh ra trong quá trình tẩy dầu mỡ, bụi gỉ các chi tiết,

từ khâu hoạt hóa bề mặt Nguồn nước thải này chứa các kiềm như Na2CO3,

Na3PO4, Na2SiO3…, các axit như H2SO4, HCl, H3PO4, HNO3…, các kim loại nặng như Zn2+

, Fe2+, Fe3+, Cu… và các muối của chúng, pH dao động từ 1 – 10

 Nước thải Crom: ngoài thành phần chính là Cr6+ còn có thể có các chất khác như Fe2+, Cu2+… H2SO4, HCl, HNO3, tạp chất hóa học, nồng độ tổng hợp các chất dao động trong khoảng 30 – 300mg/l, pH = 1 – 7

 Nước thải Cyanua: Ngoài CN

tự do còn có phức Cyanua, các chất hữu cơ và một ít tạp chất cơ học Nồng độ Cyanua dao động từ 5 – 300 mg/l

 Nồng độ tổng các KL từ 30 – 70 mg/l, pH >7

Nhận xét: Không chỉ có lưu lượng dao động trong khoảng rộng, nước thải ngành công nghiệp mạ điện còn có đặc tính và thành phần các chất ô nhiễm biến đổi rất phức tạp

Dưới đây là là tổng hợp đặc tính cơ bản thành phần các chất ô nhiễm một số cơ sở

mạ điện tại Việt Nam

Bảng 1.1 Nước thải mạ điện tại một số nhà máy ở Hà Nội [23][15]

Nhà máy khóa Việt Tiệp 20 – 22 4,0 - 6,0 50,2

Cơ sở mạ ở Huyện Từ

Trang 25

Bảng 1.2 Lưu lượng và thành phần đặc trưng của công ty cổ phần

Khóa Minh Khai [23]

Nước thải mạ (mg/l)

Nước thải

cơ khí Nước axit,

kiềm

Nước mạ Crom

Nước mạ Niken

Trang 26

Bảng 1.3 Kết quả khảo sát đặc tính nước thải của phân xưởng mạ Công ty Cổ

Phần Khóa Minh Khai sau khi phân luồng dòng thải [23]

Cr 6+

2+ ∑Fe mg/l

∑Cr mg/l

∑P mg/l

SS mg/l

COD mg/l

(Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và KCN-ĐHXD và Viện KH và CNMT-ĐHBK) (1997)

Ghi chú: (Điểm 1 Rãnh thoát nước từ bể mạ Niken

Điểm 2 Rãnh thoát nước từ các bể mạ Crom)

Bảng 1.4 Thành phần đặc trưng trước khi xử lý nước thải mạ trang sức

Công ty

Chỉ tiêu Đơn vị

Dayeon 29/4/2015

First 10/3/2013

Yoohan 23/12/2015

Dasan vina 22/10/2012

QCVN40: 2011/BTNMT Cột B

Trang 27

Qua bảng 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 trên ta có nhận xét nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải

mạ trang sức với mạ điện khác nhau:

 Hàm lượng kim loại nặng: Có sự khác nhau do đặc thù công nghệ mạ, và nhu cầu sử dụng của sản phẩm

 Hàm lượng CN-: Hàm lượng CN- trong nước thải mạ trang sức cao do sử dụng nhiều hóa chất có gốc CN- để phục vụ cho quá trình mạ, nhưng đối với mạ điện thông thường thì không có số liệu

 Độ axit: Đối với nước thải mạ trang sức pH thường thấp hơn do trong dây chuyền sử dụng nhiều axit để tẩy rửa, đánh bóng Còn pH nước thải ngành mạ điện dao động khoảng cao hơn (pH = 3 – 7) ví dụ như tại công ty Khóa Minh Khai dòng

1.2.2 Các phương pháp xử lý nước thải mạ và công nghệ xử lý nước thải mạ điển hình trong nước

Nước thải từ phân xưởng mạ có thành phần rất đa dạng, nồng độ lại thay đổi trong khoảng rộng, độ pH cũng luôn biến động Để xử lý nước thải mạ điện có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau, phù hợp với từng loại nước thải và nồng độ tạp chất chứa trong nó Dưới đây là các phương pháp xử lý nước thải ngành mạ

Trang 28

1.2.2.1 Phương pháp oxi hoá - khử và kết tủa hoá học

Nguyên tắc: Phản ứng oxy hoá - khử: dùng tác nhân oxy hoá (Clo, Oxy,

peoxyt,…) hoặc tác nhân khử (Na2SO3, FeSO4, …) để oxy hoá hay khử các chất ô nhiễm thành dạng ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm

Kết tủa hoá học: dựa trên phản ứng giữa hóa chất đưa vào nước thải với kim loại có trong nước thải ở pH thích hợp, tạo ra chất kết tủa và được tách ra bằng phương pháp lắng thông thường Đây là phương pháp được dùng phổ biến nhất hiện nay [4]

Ứng dụng của phương pháp: Ứng dụng của phương pháp này phổ biến được

sử dụng trong xử lý nước thải có hàm lượng kim loại nặng cao như nước thải ngành chế biến quặng, ngành cơ khí, gang thép

1.2.2.2 Phương pháp điện hoá [12]

Nguyên tắc: Dựa trên nguyên tắc của quá trình oxy hoá khử để tách các kim

loại trên các điện cực nhúng trong nước thải khi cho dòng điện một chiều đi qua Trong đó, Anot không hoà tan làm bằng Grafit hoặc chì oxit, Catot làm bằng molipđen hoặc hợp kim Vonfram – sắt – niken Tại Catot, xảy ra quá trình khử (tức

là quá trình nhận điện tử), kim loại bị khử để tạo thành ion ít độc hơn hoặc tạo thành kim loại bám vào điện cực:

Mem+ + (m-n)e- → Men+, (m>n0)

(Trong đó: m, n là các số oxy hoá của kim loại Me)

Ứng dụng: Phương pháp này dễ dàng làm sạch không chỉ kim loại nặng mà

còn làm sạch nước thải chứa nhiều xyanua từ các bể rửa ngược chiều, nhiều bậc, hoặc các dung dịch xyanua hỏng, cần hủy bỏ, có nồng độ xyanua không dưới 500 –

600 mg/l Trong quá trình xử lý sẽ sinh ra ion NH4+, xyanat, Na2CO3, ure Trên catot thường có các kim loại có trong nước thải được giải phóng Anot có thể bằng

Trang 29

grafit, manhetit, thép không gỉ, sử dụng anote nước xử lý xong có lẫn thêm sắt do chúng tan ra [10]

Nước thải chứa nhiều xyanua nên được bổ sung NaCl hoặc NaOH trước khi qua điện phân Trong quá trình điện phân, tại anot ngoài oxy còn sinh ra ion hypoclorit ClO- làm tăng thêm tác dụng oxy hóa, nâng cao hiệu quả làm sạch nước

và tiết kiệm được điện năng tiêu thụ Để oxy hóa 1g xyanua tiêu thụ 0,4 đến 2kWh điện Mật độ dòng điện 1 – 2A/dm2 Khoảng cách giữa anot và catot là 30 – 50 mm Hàm lượng NaCl bổ sung trong dung dịch là 3-6 g/l [10]

Một phương pháp điện hóa xử lý khác là điện phân chết tạo NaClO từ nước muối rồi d ng nó như một hóa chất để xử lý CN- Phương pháp này có ưu điểm hơn điện phân trực tiếp vì nó có thể xử lý tốt nước thải chứa nồng độ xyanua trong giải rộng Thiết bị chế tạo NaClO khá đơn giản, đầu tư thấp, có thể tận dụng thiết bị có sẵn và lắp đặt ngay tại trạm xử lý nước Thiết bị cần có dung tích đủ lớn để chế được 1 – 5 kg clo hoạt tính Cứ 1kg clo hoạt tính cần đến 8 – 10 kWh điện năng và

5 – 7 kg muối ăn [10]

1.2.2.3 Phương pháp hấp phụ

Nguyên tắc: Quá trình hấp phụ chủ yếu là hấp phụ vật lý tức là quá trình di

chuyển của các chất ô nhiễm là các ion kim loại (chất bị hấp phụ) đến bề mặt pha rắn (chất hấp phụ)

Người ta thường dùng biện pháp hấp phụ sinh học như Chitosan – một polyme sinh học dạng glucosamin là sản phẩm deacetyl hóa chitin lấy từ vỏ tôm, cua, một vài loại nấm và một số loài động vật giáp xác Dung lượng hấp phụ đối với Cr có thể đạt 241mgCr6+/g [10]

Trang 30

1.2.2.4 Phương pháp trao đổi ion

Nguyên tắc: Là quá trình trao đổi diễn ra giữa các ion có trong dung dịch và

các ion trong pha rắn, được đặc trưng bởi dung lượng trao đổi

R – H+ + Ni2+  R – Ni2+ + 2H+

R – OH- + Cl-  R – Cl- + OH-

Việc lựa chọn vật liệu trao đổi ion chọn lọc có nghĩa quan trọng cho thu hồi các kim loại quý hiếm Khi các vật liệu này đạt trạng thái bão hoà, ta tiến hành tái sinh hoặc thay chúng [23]

Ứng dụng: cho nước thải lọc lần lượt qua hai cột cationit và anionit, các cation tạp chất sẽ được giữ lại ở cột đầu, các anion tạp chất sẽ được giữ lại ở cột cuối, nước thải được lọc bỏ các chất ô nhiễm, hoàn toàn được phép dùng lại Sau một thời gian làm việc các cột ionit được tái sinh: cationit được lọc rửa riêng bằng

H2SO4 hay HCl 3 – 10%; anionit được lọc rửa riêng bằng NaOH hay Na2CO3 Nước rửa cationit chứa các loại cation và axit dư được đưa đi thu hồi và tái sử dụng: cationit được tái sinh và bắt đầu chu kỳ làm việc mới Nước rửa anionit cũng diễn ra tương tự như vậy Cách này tiện lợi, dễ sử dụng, nhiều nơi đang d ng, nhất

là các xưởng có năng xuất vừa và nhỏ Nếu nước thải chỉ có một loại cation tạp chất, qua trao đổi ion sẽ tách riêng được cation đó nên có thể cô đặc để dùng lại ngay cho bể tương ứng của xưởng ấy Nếu nước thải h n hợp thì dung dịch tái sinh

sẽ chứa nhiều loại cation, muốn sử dụng phải tách riêng ra

Các điều kiện kỹ thuật cần tuân thủ khi d ng phương pháp trao đổi ion là:

 Trước tiên nước thải phải lọc sạch các tạp chất cơ học, hấp phụ hết dầu mỡ, chất hữu cơ và những chất làm ngộ độc nhựa ionit rồi mới đưa vào để trao đổi ion;

 Tổng lượng muối tạp trong nước thải cần xử lý không được vượt quá 1 – 2g/l Vậy nên rửa thu hồi trước giảm bớt nồng độ hóa chất trong nước rửa thải

Trang 31

Phương pháp trao đổi ion thích hợp với việc làm sạch nước thải crom và nước thải chứa kiềm – axit, tuy nhiên cần phải phân luồng dòng thải Ví dụ, với lượng nước thải chứa crom nhỏ, thải ra từ 1 – 2 bể rửa thì dùng một bộ trao đổi ion là phù hợp

Tốt nhất là d ng trao đổi ion ngay tại các bể rửa Khi đó t y yêu cầu chất lượng nước tại khâu rửa mà thiết kế thiết bị trao đổi ion chỉ loại bỏ cụ thể một số các tạp chất cần thiết và có thể d ng để lại để rửa Nhờ vậy có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn, bỏ được nhiều cống rãnh hay ống dẫn, nước và tái sử dụng hóa chất thu hồi được

Tái sinh cho nhựa trao đổi ion và cho chất hấp phụ phải tiến hành riêng rẽ, độc lập với nhau và dùng những dung dịch tái sinh khác nhau Sau m i chu kỳ làm việc phải được tái sinh đúng quy định Tính toán thiết bị, thời gian cho m i chu kỳ và các thông số vận hành khác đều căn cứ vào hoạt động cụ thể của m i dây chuyền Trong nhiều trường hợp phương pháp trao đổi ion được d ng để xử lý triệt để nước thải đã qua xử lý bằng hóa chất Ưu điểm của phương pháp này là dung dịch sau tái sinh được dồn chung vào nhóm làm sạch bằng hóa chất nên công nghê đơn giản hơn Phương pháp tổ hợp kết hợp xử lý hóa học với trao đổi ion đòi hỏi diện tích xây dựng và dung tích công trình xử lý nhỏ hơn so với chỉ áp dụng một phương pháp trao đổi ion

1.2.2.5 Phương pháp sinh học

Nguyên tắc: Nguyên lý chung của phương pháp là sử dụng các loại thực vật, vi

sinh vật, vi khuẩn các vi sinh vật để phân hủy các kim loại nặng có trong nước thải Các loại sinh vật này có khả năng hấp thụ và tích tụ kim loại nặng có trong nước thải trong quá trình sinh trưởng và phát triển Quá trình tiến hành phải lựa chọn và phân lập giống, phải cho những loài sinh vật nào có khả năng “tiêu hóa” nhiều kim loại nặng có hiệu quả nhất

Trang 32

Ngoài các phương pháp đã nêu ở trên, còn có một số phương pháp mới đang được đề nghị nhằm bổ sung cho công nghệ xử lý nước thải chứa kim loại nhưng ứng dụng của chúng vào thực tế vẫn còn tương đối hạn chế, ví dụ như phương pháp trích ly bằng dung môi, bốc hơi hoàn nguyên, kết tủa hóa học và làm lạnh

1.2.2.6 Công nghệ xử lý nước thải điển hình của cơ sở mạ trong nước

Một số công nghệ xử lý nước thải đã được sử dụng trong nước :

 Công ty cổ phẩn Khóa Minh Khai chuyên sản xuất khóa và phụ kiện cơ khí khác… dưới đây là sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mà công ty áp dụng sử dụng công nghệ kết tủa hóa học kết hợp keo tụ - lắng

Hình 1.5 Hệ thống xử lý nước thải công ty Khóa Minh Khai [23]

Thuyết minh quy trình xử lý: Nước thải được phân luồng thành 2 dòng thải chính:

Dòng Cr: Nước thải được bơm vào bồn xử lý Cr sử dụng FeSO4 để khử Cr6+

và Cr3+ sau đó được bơm lên bể gom (hòa trộn với dòng Ni) Từ bể gom nước thải

Trang 33

được chảy sang bể lắng 1, rồi nước từ bể lắng 1 chảy sang bể lắng 2, bể có bố trí thiết bị hớt váng dầu Nước sau xử lý được bơm ra cống khu công nghiệp

Dòng Ni: Nước thải được bơm lên bồn kết tủa sử dụng Ca(OH)2, sau đó nước được bơm lên bể gom (hòa trộn với dòng Cr) Từ bể gom nước thải được chảy sang

bể lắng 1, rồi nước từ bể lắng 1 chảy sang bể lắng 2, bể có bố trí thiết bị hớt váng dầu Nước sau xử lý được bơm ra cống khu công nghiệp

Cặn từ bồn xử lý Cr và Ni được bơm vào bể lọc bùn, cặn lắng từ bể lắng được thu gom lại định kỳ

 Công ty TNHH mạ Hưng Long – thị trấn Lái Thiêu – huyện Thuận An – tỉnh Bình Dương hoạt động chính là xử lý nhiệt và mạ các các sản phẩm cơ khí Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mà công ty áp dụng:

Hình 1.6 Sơ đồ công nghệ XLNT mạ Hưng Long[7]

Thuyết minh quy trình xử lý: Do đặc thù công nghệ mạ của doanh nghiệp nên nước thải sản xuất phân thành 2 dòng chính

Dòng Zn: Nước thải được gom vào hố thu sau đó được bơm lên bể kết tủa kết hợp với chất trợ lắng được chảy qua bể lắng Bùn sẽ được lắng ở dưới được cho ra

Trang 34

sân phơi b n, nước rửa lọc được tuần hoàn lại bể lắng Còn nước sau lắng được gom vào bể chứa rồi được bơm lọc ra cống khu công nghiệp

Dòng Cr: Nước thải crom chảy vào hố thu gom sau đó được bơm nên bể oxy hóa sử dụng FeSO4 để oxy hóa Cr6+thành Cr3+ Nước từ bể oxy hóa cũng được bơm lên bể kết tủa keo tụ rồi được chảy qua bể lắng, nước sau lắng được bom vào bể chứa được bơm lọc ra cống khu công nghiệp Bùn thải được tháo ra sân phơi b n, còn nước rửa lọc được tuần hoàn lại bể lắng

 Công ty TNHH Jangwon tech Vina chuyên sản xuất linh kiện, phụ kiện điện thoại di động – Bắc Ninh Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mà công ty đang áp dụng như sau:

Hình 1.7 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công ty TNHH Jangwon Techvina[8]

Thuyết minh quy trình xử lý: Nước thải được gom tại bể điều hòa sau đó được bơm lên bể có 3 ngăn, nước thải đi qua ngăn 1 để điều chỉnh pH sử dụng NaOH tiếp đến là ngăn thứ 2 và thứ 3 sử dụng lần lượt là PAC và polyme Nước thải sau

đi qua 3 ngăn sang bể lắng Lamenlla, bùn sẽ được lắng xuống dưới và được bơm vào máy ép b n, nước sau lắng qua lọc hấp phụ sau đó chảy vào bể chứa rồi đi ra cống KCN

Trang 35

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÁC CƠ SỞ MẠ TRANG SỨC 2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam

2.1.1 Điều kiện tự nhiên [22]

Hà nam là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, được bao quanh bởi TP Hà Nội ở phía Bắc và Tây Bắc, tỉnh Hòa Bình ở phía Tây, tỉnh Nam Định ở phía Nam, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam – Tây Nam, tỉnh Thái Bình, tỉnh Hưng Yên ở phía Đông Có tọa độ địa lý nằm trong khoảng 105045’00’’

106010’00’’ Kinh độ Đông, và 20020’00’’ - 20045’00’’ Vĩ độ Bắc Hà nam có 1 thành phố là Phủ Lý và 5 huyện, bao gồm: Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm và Kim Bảng Trong đó, có 116 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 7 thị trấn,

11 phường và 98 xã Nằm ở vị trí trung tâm của khu vực phát triển và với lợi thế giao thông, Hà Nam có những tiền đề rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và giao thương

Hà Nam có diện tích tự nhiên là 86.195,6 ha, địa hình Hà Nam có sự tương phản rõ ràng, bao gồm: dạng địa hình núi đá vôi vách đứng, dạng địa hình đồng bằng và dạng đồi thấp xâm thực, đỉnh tròn nằm xen kẽ tại vùng chuyển tiếp của 2 dạng địa hình nêu dưới (Hình 2.1)

Trang 36

Hình 2.1 Bản đồ địa hình tỉnh Hà Nam

Hệ thống sông: Chảy qua và chảy trong địa phận tỉnh Hà Nam là các sông lớn

tự nhiên như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu Giang và các sông do con người tạo

ra như sông Nhuệ, sông Sắt, sông Nông Giang, và sông Ninh Giang Trong số đó, sông Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ là những sông bắt nguồn từ các tỉnh khác Theo đặc điểm hình thái, có thể chia các sông trong hệ thống sông của Hà Nam thành hệ thống các sông chính và hệ thống các sông nhỏ (Hình 2.2)

Trang 37

Hình 2.2 Bản đồ hệ thống sông chảy trên địa phận tỉnh Hà Nam

Hệ thống sông chính: bao gồm sông Hồng, sông Đáy (hay còn gọi sông Hát

Giang), sông Nhuệ và sông Châu Giang

Hệ thống sông nhỏ: bao gồm sông Ninh, sông Sắt, sông Nông Giang, sông

Biên Hòa Chiều dài các sông trên địa bàn tỉnh Hà Nam đƣợc trình bày trong (Bảng 2.1)

Bảng 2.1 Chiều dài các sông chảy trên địa phận tỉnh Hà Nam [22]

Trang 38

Sông Chiều dài sông

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường giai đoạn 2011 – 2015

Mạng lưới ao, hồ, đầm: Toàn tỉnh có 6.266 ha nước ao, hồ, đầm, chiếm

khoảng 7,6% diện tích tự nhiên của tỉnh và phân bố khá đồng đều trên diện tích toàn tỉnh Trong số đó, có khoảng 50% diện tích ao hồ đầm hình thành trên đất do quá trình vượt đất làm nền công trình giao thông, thủy lợi và dân sinh Số còn lại là các ao hồ đầm tự nhiên, hình thành từ các thung lũng dưới chân đồi núi hoặc được tạo ra do sự cố vỡ đê (Lý Nhân) Tóm lại, mạng lưới sông ngòi dầy đặc và thông suốt tạo thuận lợi cho Hà Nam trong giao thương với các tỉnh khác Hơn thế nữa, với trữ lượng nước phong phú và dòng nước dồi dào phù sa, Hà Nam có những thuận lợi rất cơ bản để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

2.1.2 Kinh tế xã hội [22]

Hà nam có diện tích đất nhỏ nhưng có mật độ dân số khá cao Diện tích đất tự nhiên 86.195,6 km2, dân số là 799.381 người, mật độ dân số trung bình trên toàn tỉnh là 927 người/km2, cao gấp 3,38 lần so với mật độ trung bình trong cả nước và phân bố không đồng đều (Bảng 2.2)

Trang 39

Bảng 2.2 Dân số Hà Nam, giai đoạn 2011 – 2014 [22]

(người)

Mật độ (người/km2)

Tỷ lệ tăng tự nhiên (%)

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường giai đoạn 2011 - 2015

Trong giai đoạn 2011 – 2015, cơ cấu kinh tế của Hà Nam từng bước được đổi mới theo hướng sản xuất hàng hóa tăng hiệu quả Tỷ lệ đóng góp GDP của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm rõ rệt qua các năm từ 20,7% vào năm 2011 xuống 12,51% vào năm 2015 Tỷ lệ đóng góp GDP của ngành công nghiệp - xây dựng tăng mạnh qua các năm từ 49,3% vào năm 2011 lên 58,29% vào năm 2015 Tỷ lệ đóng góp GDP của ngành dịch vụ có mức tăng nhẹ từ năm 2011 đến 2014, nhưng

có xu hướng giảm nhẹ vào năm 2015 (Bảng 2.3)

Bảng 2.3 Tỷ lệ % đóng góp GDP của các ngành kinh tế tỉnh Hà Nam, giai đoạn

2011 – 2015 [22]

Chỉ tiêu

Năm

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường giai đoạn 2011 – 2015

Công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, chủ động thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, tạo động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng nhanh bền vững Nông nghiệp phát triển khá toàn diện với nhiều mô hình tổ chức sản xuất, liên kết chu i

Trang 40

giá trị có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai mạnh

mẽ, đồng bộ hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư nâng cấp, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc Thương mại dịch vụ có bước phát triển, thu hút thành công các bệnh viện Trung ương, trường đại học, cao đ ng về đầu tư cơ sở II tại tỉnh, tạo tiền đề đưa Hà Nam trở thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao cấp vùng về y tế, giáo dục đào tạo và du lịch Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư có trọng điểm, hiệu quả, tạo động lực phát triển và môi trường đầu tư thuận lợi

Trong giai đoạn 2011 - 2015, GDP bình quân đầu người tăng đều đặn qua các năm từ mức 21.482.800 đồng vào năm 2011 đến 42.300.000 đồng vào năm 2015, tỉnh Hà Nam đã giải quyết việc làm mới cho 81.181 lao động, bình quân 16.236 lao động/năm, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn hiện hành đến 2015 giảm còn 2,92%, bình quân giảm 1,98%/năm (Bảng 2.4)

Bảng 2.4 GDP bình quân đầu người tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2011 – 2015 [9]

2.2 Hiện trạng sản xuất của các cơ sở mạ trang sức trên địa bàn tỉnh Hà nam

Trong những năm gần đây với cung cầu thị trường, trên địa bàn khu công nghiệp trực thuộc tỉnh Hà nam có nhiều doanh nghiệp chuyên mạ đồ trang sức chủ yếu tập trung ở KCN Đồng văn và KCN Châu Sơn trong đó có tổng cộng 6 công ty

xi mạ trang sức mỹ nghệ chuyên sản xuất các loại hình sản phẩm như: dây chuyền, khuyên tai, vòng, nhẫn là Dayeon, Sunny, Shine, Dasan vina, Yoohan, First

Ngày đăng: 18/01/2021, 13:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Công ty TNHH Jangwon Techvina (2014), Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải Sách, tạp chí
Tiêu đề: TNHH "Jangwon Techvina (2014)
Tác giả: Công ty TNHH Jangwon Techvina
Năm: 2014
9. Cục thống kê tỉnh Hà Nam (2014), Niên giám thống kê, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Hà Nam
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2014
10. Trần Minh Hoàng (1998). Công nghệ mạ điện, NXB KH&KT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ mạ điện
Tác giả: Trần Minh Hoàng
Nhà XB: NXB KH&KT
Năm: 1998
11. Nguyễn Văn Lộc (2001). Công nghệ mạ điện, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ mạ điện
Tác giả: Nguyễn Văn Lộc
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2001
12. Trịnh Xuân Lai (2008). Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây Dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải
Tác giả: Trịnh Xuân Lai
Nhà XB: NXB Xây Dựng
Năm: 2008
13. Trịnh Xuân Lai, Nguyễn Trọng Dương (2009). Xử lý nước thải công nghiệp, NXB Xây Dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước thải công nghiệp
Tác giả: Trịnh Xuân Lai, Nguyễn Trọng Dương
Nhà XB: NXB Xây Dựng
Năm: 2009
14. Nguyễn Đình Mạnh (2005). Giáo trình đánh giá tác động môi trường - Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đánh giá tác động môi trường - Đại học Nông nghiệp I
Tác giả: Nguyễn Đình Mạnh
Năm: 2005
15. Vũ Văn Mạnh (1997). Nghiên cứu xử lý nước thải công nghiệp mạ điện chứa Crom, Niken, và lựa chọn quy trình thích hợp áp dụng thực tế tại công ty khóa Minh Khai Hà Nội. Luận văn thạc sĩ ngành Công nghệ Môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xử lý nước thải công nghiệp mạ điện chứa Crom, Niken, và lựa chọn quy trình thích hợp áp dụng thực tế tại công ty khóa Minh Khai Hà Nội
Tác giả: Vũ Văn Mạnh
Năm: 1997
16. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2009). Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB KH&KT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình công nghệ xử lý nước thải
Tác giả: Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga
Nhà XB: NXB KH&KT
Năm: 2009
1. Công ty TNHH Dayeon Bijou (2014, 2015), Báo cáo kết quả quan trắc định kỳ Khác
2. Công ty TNHH Yoohan (2015), Báo cáo kết quả quan trắc định kỳ Khác
3. Công ty TNHH Sunny (2014), Báo cáo kết quả quan trắc định kỳ Khác
4. Công ty TNHH First (2014, 2015), Báo cáo kết quả quan trắc định kỳ Khác
5. Công ty TNHH Dasan Vina (2013, 2014), Báo cáo kết quả quan trắc định kỳ Khác
6. Công ty TNHH Shine (2014, 2015), Báo cáo kết quả quan trắc định kỳ Khác
7. Công ty TNHH mạ Hƣng Long (2002), Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải Khác
1.1. Tên doanh nghiệp/nhà máy Khác
1.4. Năm hoạt động Khác
2.2. Nguyên liệu/nhiên liệu sản xuất và nguồn cung cấp nguyên/nhiên liệu: o Loại nguyên/nhiên liệu được sử dụng và khối lượng (tấn hoặc lít/tháng) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w