HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ---o0o--- HOÀNG THỊ BÍCH THẢO ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ SƠN MÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
Chuyên ngành: Công nghệ Môi trường
Mã số: 608506
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Mã số: 608506
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2014
Trang 3i
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN ĐINH TUẤN
Cán bộ chấm nhận xét 1 :
Cán bộ chấm nhận xét 2 :
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM ngày tháng năm 2014 Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1
2
3
4
5
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Trang 4NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: HOÀNG THỊ BÍCH THẢO MSHV: 11250531
Ngày, tháng, năm sinh: 08/10/1987 Nơi sinh: Lâm Đồng
Chuyên ngành: Công nghệ môi trường Mã số: 608506
I TÊN ĐỀ TÀI:
“Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề sơn mài trên địa bàn tỉnh Bình
Dương và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm”
II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1 Khảo sát về hiện trạng các cơ sở làm sơn mài tại Làng nghề truyền thống sơn mài Tương Bình Hiệp – phường Tương Bình Hiệp, Tp Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Khảo sát các cơ sở sơn mài trong Phường Tương Bình Hiệp cụ thể về số lượng, sự phân bố
Trong mỗi cơ sở, khảo sát cụ thể quy mô, sản phẩm, công nghệ sản xuất, nguyên liệu
sử dụng, tình hình sử dụng nước, các chất thải phát sinh và các biện pháp kiểm soát ô nhiễm đang áp dụng
2 Đánh giá hiện trạng môi trường tại làng nghề
Căn cứ vào các kết quả phân tích chất lượng không khí, khí thải, nước thải, nước mặt, nước ngầm tại một số cơ sở đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề
3 Khảo sát và đánh giá các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường đang áp dụng tại Làng nghề truyền thống sơn mài Tương Bình Hiệp
Khảo sát các biện pháp kiểm soát ô nhiễm đang áp dụng, cả về chính sách quản lý và các biện pháp kỹ thuật (xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn)
Đánh giá những mặt tích cực và các vấn đề bất cập của các biện pháp hiện hữu
4 Đề xuất các biện pháp quản lý và kỹ thuật phù hợp với các cơ sở sơn mài quy mô nhỏ, trung bình và lớn
Trang 5iii
Đề xuất các biện pháp quản lý và kỹ thuật phù hợp theo từng quy mô nhỏ, trung bình và lớn của các cơ sở sơn mài; trên cơ sở đáp ứng các quy định của pháp luật hiện hành và chi phí nằm trong khả năng của các cơ sở
5.Trình diễn thử nghiệm mô hình xử lý nước thải từ hoạt động sơn mài đã đề xuất cho cơ sở trung bình
Lắp đặt và vận hành 1 hệ thống xử lý nước thải với công nghệ đã đề xuất cho một
cơ sở có quy mô trung bình
Vận hành và đánh giá hiệu quả của hệ thống, tính toán chi phí cần thiết cho việc đầu tư và vận hành hệ thống để tạo điều kiện cho việc chuyển giao và nhân rộng mô hình cho các cơ sở khác
III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 19/08/2012
IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/07/2014
V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN ĐINH TUẤN
TP HCM, ngày 15 tháng 07 năm 2014
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
TRƯỞNG KHOA
Trang 6Xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị tại Làng nghề sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp, chú Tư Bốn - phó chủ tịch Hiệp Hội Sơn Mài Và Điêu Khắc Tỉnh Bình Dương, chủ sở hữu Công ty TNHH MTV Sơn mài mỹ nghệ Tư Bốn - đã nhiệt tình trả lời phỏng vấn trong quá trình khảo sát thực tế, cung cấp cho tôi những thông tin chính xác, mới nhất về làng nghề và có nhiều kiến nghị thiết thực về các biện pháp để bảo tồn, phát triển làng nghề đi đôi với bảo vệ môi trường
Xin chân thành cảm ơn Chú Thanh – giám đốc Công ty TNHH Sơn Mài Xuất Khẩu Thanh Long đã cho tôi mượn mặt bằng để thi công xây dựng lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nước thải sơn mài thực tế công suất 5m 3 /ngày tại công ty theo phương án xử
lý nước thải tôi đã đề xuất, nhằm đánh giá hiệu quả thực tế, hoàn thiện phương án đề xuất cho phù hợp nhất với làng nghề
Xin chân thành cảm ơn các cấp chính quyền, Sở Tài Nguyên và Môi trường Bình Dương, Ủy Ban Nhân Dân Phường Tương Bình Hiệp, các Trưởng, phó khu phố, các anh dân quân tự vệ đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, phỏng vấn thu thập tài liệu tại
làng nghề
Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn đồng hành, động viên và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn
HOÀNG THỊ BÍCH THẢO
Trang 7v
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp gồm các cơ sở sơn mài tại ấp 1, 2, 3, 4, 5, 6 của Phường Tương Bình Hiệp, Tp Thủ Dầu Một được UBND tỉnh Bình Dương công nhận là làng nghề truyền thống sơn mài từ năm 2008 Tính đến hết tháng 6 năm 2014, đây cũng là làng nghề truyền thống duy nhất ở Bình Dương được công nhận
Làng nghề Tương Bình Hiệp hiện có 44 hộ kinh doanh/doanh nghiệp tư nhân (DNTN)/công ty và 137 hộ gia đình hoạt động sản xuất lĩnh vực sơn mài với số lao động tham gia sản xuất là 1.382 người
Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm, không khí xung quanh, khí thải, nước thải cho thấy môi trường nước ngầm, không khí xung quanh làng nghề Tương Bình Hiệp chưa bị ô nhiễm, môi trường nước mặt ô nhiễm nito nhẹ Đối với nước thải: có nhiều chỉ tiêu vượt QCVN 40:2011/BTNMT, đáng kể nhất là chất rắn lơ lửng và COD Đối với khí thải buồng phun sơn được thải ra ống thải và vẫn nằm trong quy chuẩn cho phép QCVN 19:2009/BTNMT và QCVN 20:2009/BTNMT
Các cơ sở sơn mài chưa chú trọng nhiều đến vấn đề môi trường, kiến thức về lĩnh vực môi trường cả về quy định pháp luật và biện pháp kiểm soát ô nhiễm còn thấp 100% các cơ sở chưa xử lý nước thải, chỉ có 11 cơ sở có đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH và 6/11 cơ sở đó đã có ký hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý CTNH Hầu hết CTNH đều để thu gom chung với rác sinh hoạt hoặc bán phế liệu
Để khắc phục những tồn tại trong việc kiểm soát ô nhiễm cho làng nghề, tác giả đã
đề xuất nhiều biện pháp về quản lý và kỹ thuật, trong đó chú trọng đến xử lý nước thải phù hợp với quy mô nhỏ và lớn Thí nghiệm Jartest cho thấy sử dụng PAC 10% với lượng 0,7ml/lit nước thải sơn mài thì hiệu suất keo tụ cao nhất (SS đạt 81% và hiệu suất keo tụ COD đạt 52%) Trên cơ sở đó, đã xây dựng thử nghiệm hệ thống xử lý công suất 5
m3/ngày tại Công ty TNHH MTV Bùi Thanh Long sử dụng công nghệ keo tụ tạo bông kết hợp lắng, lọc Hệ thống cần vốn đầu tư là 17.700.000 VNĐ, cho nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B đủ điều kiện xả ra cống thoát nước chung
Để dễ dàng cho công tác quản lý, phát triển làng nghề gắn với du lịch như định hướng của tỉnh, tác giả đề xuất quy hoạch CCNLN sơn mài quy mô 25ha tại phường Tương Bình Hiệp Tác giả cũng đã đề xuất được vị trí phù hợp, quy hoạch sử dụng đất, công nghệ xử lý nước thải, biện pháp quản lý chất thải rắn cho Cụm
Trên hết, để có kinh phí cho hoạt động môi trường, cần bảo tồn và phát triển làng nghề đúng cách, đúng hướng Tác giả đã đề xuất một số biện pháp để bảo tồn và phát triển làng nghề, trong đó quan trọng nhất là đảm bảo chất lượng hàng hóa và tăng cường marketing để mở rộng thị trường
Trang 8vi
ABSTRACT
Lacquer Craft Village Tuong Binh Hiep includes lacquer bases at Hamlets 1, 2, 3,
4, 5, 6 of Tuong Binh Hiep Ward, Thu Dau Mo City, recognized as traditional lacquer craft village by the People's Committee of Binh Duong Province since 2008 By the end
of June 2014, this is the only traditional village recognized in Binh Duong
Tuong Binh Hiep craft village includes 44 individual house hold/private enterprises (PTE)/companies and 137 households making their operations in lacquer field with 1382 workers
The results of analysis of environmental quality of surface water, ground water, ambient air, waste gas, waste water shows that the groundwater environment and the ambient air at Tuong Binh Hiep village are unpolluted, surface water environment is nitrogen contaminated at the low level For wastewater: There are many criteria exceeding QCVN 40:2011/BTNMT, especially the suspended solids and COD For emissions at the spray chamber released into outlets which comply with the allowable regulations QCVN 19:2009/BTNMT and QCVN 20:2009/BTNMT
The lacquer bases still pay less attention to environmental issues, knowledge in terms of environment including laws and pollution control measures 100% of the bases does not have wastewater treatment, only 11 bases register to be owners of hazardous waste sources and 6/11 bases sign the contracts with units having functions of transporting and treating hazardous waste Most of hazardous waste is collected together with household waste or scrap
To address these problems in controlling pollution to villages, the author has proposed measures regarding to management and techniques, which focuses on wastewater treatment in accordance with small and large scale The Jartest experiment shows that using PAC 10% with volume of 0,7 ml / liter of lacquer waste water can reach the flocculation efficiency at the highest level (SS reaches 81% and flocculation efficiency of COD reaches 52%) On that basis, a treatment system has been built using the technology of flocculation, sedimentation and filtration with the capacity of 5 m 3 / day at Bui Thanh Long Company Limited The system needs an investment capital of 17.700.000 VND, for wastewater after treatment meeting QCVN 40:2011/BTNMT column B to qualify for discharging into sewer
To ease for the management and development of the village with tourism as the province's orientation, the authors proposed the Project of Industrial Zone with 25ha in size at Tuong Binh Hiep Ward The author have also propose appropriate location, land use planning, waste water treatment technologies and measures for solid waste management at Industrial Zone
Above all, to have expenditure for environmental activities, it is necessary to conserve and develop the craft village properly and in the right direction The authors have proposed a number of measures for conservation and development of the craft village, in which the most important issue is to ensure the product quality and enhance
marketing to expand the market
Trang 9vii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tp HCM, ngày 26 Tháng 06 năm 2014
Hoàng Thị Bích Thảo
Trang 10
viii
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
5 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 6
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN, NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 8
1.1.1 Ngành nghề nông thôn 8
1.1.2 Nghề truyền thống 9
1.1.3 Làng nghề 9
1.1.4 Làng nghề truyền thống 10
1.2 TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TƯƠNG BÌNH HIỆP 10
1.2.1 Vị trí 10
1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển Làng sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp12 1.2.3 Tình hình hoạt động sản xuất sơn mài tại làng nghề Tương Bình Hiệp 14
1.2.4 Công nghệ sơn mài tại làng sơn mài Tương Bình Hiệp 15
1.2.5 Nguyên liệu dùng cho sơn mài 19
1.2.6 Hiện trạng phát sinh chất thải từ ngành sơn mài 20
1.2.7 Định hướng phát triển ngành sơn mài tại Bình Dương 24
1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 26
1.3.1 Tình hình nghiên cứu về làng nghề nói chung 26
1.3.2 Tình hình nghiên cứu về làng nghề sơn mài 32
Trang 11ix
CHƯƠNG 2 –HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT
Ô NHIỄM ĐANG ÁP DỤNG TẠI LÀNG NGHỀ SƠN MÀI TƯƠNG BÌNH HIỆP
35
2.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC TẠI LÀNG NGHỀ SƠN MÀI TRUYỀN THỐNG TƯƠNG BÌNH HIỆP 35
2.1.1 Môi trường nước mặt 35
2.1.2 Chất lượng nước ngầm 37
2.1.3 Chất lượng nước thải 39
2.1.4 Không khí xung quanh 40
2.1.5 Khí thải tại nguồn 41
2.2 HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI 45
2.2.1 Chất thải rắn không nguy hại 45
2.2.2 Chất thải nguy hại 46
2.3 HIỆN TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ĐANG ÁP DỤNG TẠI LÀNG NGHỀ SƠN MÀI TƯƠNG BÌNH HIỆP 46
2.3.1 Giải pháp quản lý, chính sách 46
2.3.2 Giải pháp kỹ thuật hiện đang áp dụng tại làng nghề 52
CHƯƠNG 3 - ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN 54
3.1 ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐANG ÁP DỤNG 54
3.2 ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, CHÍNH SÁCH 62
3.2.1 BIỆN PHÁP QUY HOẠCH 62
3.2.2 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ 63
3.2.3 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT 63
3.3 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM LÀNG NGHỀ TƯƠNG BÌNH HIỆP 65
3.3.1 SẢN XUẤT SẠCH HƠN 65
3.3.2 CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƯỚC THẢI, KHÍ THẢI, CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI 69
3.3.3 GIẢI PHÁP QUY HOẠCH CỤM CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ SƠN MÀI TƯƠNG BÌNH HIỆP 85
3.3.4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CƠ QUAN CHỨC NĂNG 98
Trang 12x
3.3.5 GIẢI PHÁP TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO NGƯỜI LAO
ĐỘNG 100
3.3.6 GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ , TĂNG THU NHẬP, TĂNG CHI PHÍ CHO CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 104
1 KẾT LUẬN 104
2 KIẾN NGHỊ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 PHỤ LỤC PL-1
PHẦN LÝ LỊCH TRÍCH NGANG PL-59
Trang 13iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Vị trí phường Tương Bình Hiệp trong Tp Thủ Dầu Một 11
Hình 1.2 Vị trí làng sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp trong Phường Tương Bình Hiệp 12
Hình 1.3 Công nghệ sơn mài tại làng nghề Tương Bình Hiệp 16
Hình 1.4 Hồ mài nước tại Công ty TNHH MTV Bùi Thanh Long 21
Hình 1.5 Hồ mài nước tại Công ty sơn mài mỹ nghệ Tư Bốn 21
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Sở Tài Nguyên và Môi trường Bình Dương 50
Các nút điều chỉnh súng phun sơn 68
Hình 3.1 Công nghệ xử lý nước thải quy mô nhỏ cho các hộ dân 70
Hình 3.2 Công nghệ xử lý nước thải chung cho các hộ dân gần nhau, công suất 5 Hình 3.1 m3/ngày 72
Công nghệ xử lý nước thải chung cho các cơ sở sản xuất, có lượng nước Hình 3.2 thải 4 – 6 m3/ngày 74
Công nghệ xử lý nước thải tại Công ty TNHH MTV Bùi Thanh Long 79
Hình 3.3 Vị trí quy hoạch khu đô thị mới Tương Bình Hiệp (cũ) 88
Hình 3.4 Vị trí quy hoạch CCNLN sơn mài Tương Bình Hiệp quy mô 25ha 90
Hình 3.5 Hiện trạng khu vực lựa chọn làm CCNLN sơn mài Tương Bình Hiệp 91
Hình 3.6 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cho CCNLN sơn mài Tương Bình Hiệp Hình 3.7 công suất 250 m3/ngày – Giai đoạn 1 95
Trang 14v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất sơn mài qua các năm tại làng nghề Tương Bình Hiệp
14
Bảng 1.2: Quy mô sản xuất làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp 15
Bảng 1.3: Tổng lượng nước thải từ hồ mài phát sinh tại các cơ sở sơn mài 22
Bảng 1.4: Tổng lượng nước thải sản xuất (từ hồ mài và buồng phun sơn) phát sinh tại các cơ sở sơn mài 23
Bảng 3.1: Đánh giá công nghệ sản xuất hàng sơn mài tại Làng nghề Tương Bình Hiệp liên quan đến môi trường và sức khỏe người lao động 55
Bảng 3.2: Chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải quy mô hộ gia đình, công suất ≤ 1 m3/lần xả 71
Bảng 3.3: Chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải chung nhiều hộ gia đình, công suất 5 m3/ngày (ngày vận hành 8h) 73
Bảng 3.4: Chất lượng nước thải trước và sau thí nghiệm Jartest 77
Bảng 3.5: Chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải công suất 5 m3/ngày đã đầu tư tại Công ty TNHH MTV Bùi Thanh Long (ngày vận hành 8h) 80
Bảng 3.6: Diện tích cần thiết tính toán cho CCNLN sơn mài Tương Bình Hiệp 89
Bảng 3.7: Tính toán tính chất nước thải từ CCNLN sơn mài 93
Bảng 3.8: Dự tính hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải cho CCNLN 97
Trang 15vi
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
BOD Biological Oxygen Demand Nhu cầu ôxy sinh hóa
VOC Volatile organic compounds Các chất hữu cơ bay hơi
Trang 16Trang 1
MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Làng nghề Việt Nam là một thuật ngữ dùng để chỉ các cộng đồng cư dân, chủ yếu
ở các vùng ngoại vi thành phố và nông thôn Việt Nam, có chung truyền thống sản xuất các sản phẩm thủ công cùng chủng loại tại Việt Nam Làng nghề thường mang tính tập tục truyền thống đặc sắc, đặc trưng, không chỉ có tính chất kinh tế mà còn bao gồm cả tính văn hóa, đặc điểm du lịch tại Việt Nam [9]
Tại Bình Dương, cũng có một số làng nghề đã hình thành từ lâu đời và còn tồn tại cho tới ngày nay, trong đó quy mô lớn và nổi tiếng nhất là làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp tại Phường Tương Bình Hiệp, Tp Thủ Dầu Một
Những sản phẩm sơn mài từ làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp là mặt hàng xuất khẩu truyền thống mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho tỉnh, kim ngạch xuất khẩu trung bình tăng 35 - 40%/năm [37]
Tỉnh đã xác định đây là mặt hàng chủ lực và rất quan tâm đến vai trò của làng nghề, vì sản xuất thủ công không phụ thuộc nguyên vật liệu ngoại nhập nên các làng nghề chủ động trong việc sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là phục vụ cho thị trường xuất khẩu
Cùng với những lợi ích về kinh tế, hoạt động của làng nghề cũng gây ra nhiều tác động môi trường bất lợi Việc phát triển tự phát từ lâu đời và công nghệ sản xuất còn lạc hậu, quy mô nhỏ của làng nghề, chủ yếu sản xuất quy mô hộ gia đình, cơ sở nhỏ chưa quan tâm đến vấn đề môi trường đã làm cho các tác động tới môi trường của làng nghề chưa được kiểm soát hợp lý, làm cho chất lượng môi trường làng nghề ngày càng suy giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe của dân cư
Trước thực trạng trên, thực hiện việc điều tra khảo sát về hiện trạng môi trường làng nghề nhằm đưa ra các giải pháp hữu ích và kịp thời, định hướng sự phát triển của làng nghề đi đôi với nhiệm vụ bảo vệ môi trường là cần thiết
2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Mỗi năm, Việt Nam sẽ làm báo cáo môi trường quốc gia về một chủ đề cấp thiết
“Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008” đã lấy chủ đề là “Môi trường làng nghề Việt Nam” để khảo sát, đánh giá một cách tổng quát về hiện trạng môi trường làng nghề Thông qua nghiên cứu này, xác định được danh sách 47 làng nghề đang bị ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng trên khắp các tỉnh thành Việt Nam [4]
Từ kết quả của “Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008”, Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 – 2015 được Thủ
Trang 17Trang 2
Tướng Chính Phủ ký quyết định phê duyệt số 1206/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2012 trong đó có mục tiêu “Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường đối với 47 làng nghề đang bị ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng”
Ngày 11 tháng 4 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 577/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Đề tài tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030”, tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu xử lý triệt để ô nhiễm tại 47 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng theo Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 – 2015
Việc thực hiện hai quyết định trên cần có sự phối hợp chặt chẽ với các địa phương,
mà chịu trách nhiệm trực tiếp là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Báo cáo số: 1603/BC - STNMT - CCBVMT ngày 2 tháng 6 năm 2011 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Dương cho thấy trên 80% cơ sở sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và hầu hết các cơ sở này chưa xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn môi trường
Xuất phát từ thực trạng trên, việc thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề sơn mài trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp giảm thiểu
ô nhiễm” là cấp thiết nhằm đánh giá được hiện trạng môi trường tại làng nghề, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý và kỹ thuật, giúp hoạt động của làng nghề không gây ô nhiễm môi trường quá mức cho phép Bên cạnh đó, tạo điều kiện hỗ trợ cho các hộ dân có thể sống với nghề và bảo tồn các giá trị văn hóa tinh thần của các sản phẩm từ các làng nghề vốn có lịch sử rất lâu đời, gắn liền với văn hóa dân tộc thông qua việc đề xuất các biện pháp xử lý môi trường đơn giản, phù hợp quy mô và hỗ trợ về kinh phí thực hiện
Việc thực hiện nghiên cứu này là cấp thiết nhằm thực hiện chủ trương và nhiệm vụ
quốc gia được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trong Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 – 2015 và Đề tài tổng thể bảo
vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Những mục tiêu chính của đề tài:
- Đánh giá hiện trạng môi trường tại làng nghề và các biện pháp quản lý, kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm đang thực hiện tại các cơ sở sơn mài trong làng nghề
- Đề xuất các biện pháp quản lý và kỹ thuật để kiểm soát ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của các cơ sở sơn mài trong làng nghề
Trang 18Trang 3
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a) Đối tượng nghiên cứu
- Làng nghề sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp
5 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a) Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạng sản xuất tại làng nghề sơn mài
- Đánh giá hiện trạng môi trường, các tác động từ hoạt động sản xuất sơn mài của làng nghề tới môi trường, con người và kinh tế xã hội
- Đánh giá các biện pháp kiểm soát ô nhiễm đang áp dụng tại làng nghề
- Đề xuất các biện pháp quản lý và kỹ thuật để kiểm soát ô nhiễm môi trường cho làng nghề phù hợp với các quy mô nhỏ, trung bình và lớn; nâng cao năng lực quản
lý cho các cơ quan chức năng
- Lắp đặt và vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải cho 1 cơ sở sơn mài quy
mô trung bình
b) Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sẽ sử dụng trong quá trình triển khai thực hiện đề tài như sau :
Thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có sẵn
- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội của phường Tương Bình Hiệp;
Trang 19Trang 4
- Tài liệu về số lượng, quy mô các cơ sở sơn mài tại làng nghề Tương Bình Hiệp đã được điều tra, khảo sát trước đây;
- Tài liệu về quy trình sản xuất và đặc thù ô nhiễm làng nghề sơn mài;
- Quy hoạch phát triển phường Tương Bình Hiệp đến năm 2020;
Các tài liệu trên được thu thập từ các nguồn:
+ Ủy ban nhân dân phường Tương Bình Hiệp,
+ Sở Tài Nguyên và môi trường Bình Dương,
+ Phòng Tài Nguyên và Môi trường Tp Thủ Dầu Một,
+ Hiệp hội Sơn mài và Điêu khắc tỉnh Bình Dương,
+ Thư viện trường Đại học Bách Khoa Tp HCM, thư viện trường Đại học Nông Lâm Tp HCM, thư viện trường đại học Công nghệ Tp HCM; thư viện trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp HCM
+ Tài liệu từ Internet
sung
Phương pháp khảo sát thực địa, điều tra xã hội học
Được sử dụng để khảo sát khu vực làng nghề Kết hợp sử dụng phương pháp điều tra xã hội học trong quá trình làm việc với các cấp có thẩm quyền, các phòng ban chuyên môn và phỏng vấn dân cư địa phương tại khu vực nghiên cứu
ẫu phiếu điều tra chứa đầy đủ
ội dung cần điều tra dành cho các cơ sở sơn mài; 01 mẫu phiếu điều tra dành cho dân cư gần các cơ sở sơn mài
Trang 20Trang 5
Sử dụng phương pháp điều tra bằng cách đi trực tiếp, đến tại các cơ sở, nhà máy
để thực hiện điều tra, phỏng vấn
ều tra, khả
ộng của ô nhiễm làng nghề Số lượng mẫu điều tra: Số lượng phiếu điều tra cơ sở sơn mài (công ty/DNTN/Hộ kinh doanh/hộ gia đình) đã gửi: 104 phiếu (trong đó có 60 phiếu của hộ gia đình và 44 phiếu cho công ty/DNTN/Hộ kinh doanh) Số lượng phiếu điều tra dân cư đã gửi: 60 phiếu (10 phiếu/ấp)
Phân tích lợi ích - chi phí
Dùng để đánh giá thiệt hại, dự báo, tính toán chi phí liên quan đến môi trường ở làng nghề, từ đó đưa ra phân tích, đánh giá và lựa chọn đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp
Phương pháp lắp đặt vận hành thử nghiệm
Lắp đặt vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ đề xuất cho
1 cơ sở sơn mài quy mô trung bình trong Phường nhằm đánh giá hiệu quả, tính toán chi phí của hệ thống, chuẩn bị cho việc nhân rộng biện pháp cho các cơ sở khác
Công suất vận hành thử nghiệm: 5 m3/ngày
Công nghệ lựa chọn phương pháp keo tụ tạo bông kết hợp lắng để xử lý nước thải sơn mài có đặc trưng SS cao
Thời gian xây dựng lắp đặt hệ thống và vận hành thử nghiệm: từ 06/05/2014 – 22/05/2014
Tiêu chí chọn cơ sở:
+ Cơ sở có quy mô trung bình (nằm trong nhóm công suất sản xuất từ 100-1000 sản phẩm/tháng
+ Cơ sở còn diện tích để bố trí hệ thống XLNT
+ Chủ cơ sở đồng ý cho việc lắp đặt thử nghiệm hệ thống XLNT
Trước khi vận hành thử hệ thống, tiến hành thí nghiệm Jartest để xác định lượng hóa chất tối ưu để keo tụ nước thải sơn mài
Thí nghiệm Jartest được thực hiện với mẫu nước thải lấy từ hồ mài khi xả hồ của Công ty TNHH MTV Bùi Thanh Long, đây cũng là công ty được tác giả lựa chọn để xây dựng lắp đặt và vận hành thử hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ đề xuất trong luận văn
Trang 21Chỉ tiêu phân tích: pH, COD, BOD5, SS Đây là các chỉ tiêu chính cần xử lý, lựa chọn căn cứ vào các mẫu phân tích chất lượng nước chưa xử lý tại các cơ sở sơn mài, kết quả năm 2012 – 2013 do Sở Tài Nguyên Và Môi Trường chủ trì thực hiện, đơn vị lấy mẫu và phân tích là Trung tâm Nghiên cứu Dịch vụ, Công nghệ và Môi trường- ETC
Nước thải sau xử lý xả ra cống thoát chung của Tp Thủ Dầu Một trên đường Hồ Văn Cống
Phương pháp thống kê
Dùng để xử lý số liệu thu thập được bằng bảng tính Excell
Phương pháp liệt kê
Liệt kê các tác động môi trường bao gồm các nhân tố gây ô nhiễm môi trường: nước thải; khí thải; chất thải rắn
6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Tính đến thời điểm tác giả lựa chọn làm đề tài (hết năm 2012), tại Bình Dương chưa có một đề tài nghiên cứu nào về lĩnh vực môi trường đầy đủ cho làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp Các nghiên cứu khác mới chỉ dừng lại ở mức độ cho từng cơ sở nhỏ lẻ hoặc nghiên cứu cho các mục đích văn hóa, lịch sử, mỹ thuật Vì vậy, kết quả của đề tài
sẽ có đóng góp quan trọng cho nhiều đối tượng liên quan:
- Đối với cơ quan chức năng
Kết quả của đề tài là một tập báo cáo tổng hợp đầu tiên về thực trạng môi trường tại làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp và các biện pháp quản lý, kỹ thuật được đề xuất
Trang 22- Đối với chính các cơ sở sản xuất trong làng nghề
Nhận biết rõ hơn về các tác động và mức độ tác động do hoạt động sản xuất của mình gây ra
Nhận biết rõ hơn về mức độ ô nhiễm môi trường tại chính nơi mình sinh sống, để chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe
Có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật mà đề tài đề xuất trong chương trình kiểm soát ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất của cơ sở, phù hợp với quy mô, ngành nghề và chi phí hợp lý
- Đối với giáo dục
Các viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng cũng có thể sử dụng các kết quả của đề tài cho nghiên cứu khoa học, giảng dạy hay các mục đích khác
- Đối với Công ty TNHH MTV Bùi Thanh Long
Có được một hệ thống xử lý nước thải phù hợp với quy mô và tính chất nước thải của công ty (do tác giả tự bỏ chi phí xây dựng) và được hướng dẫn vận hành hệ thống chi tiết
Trang 23Trang 8
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN, NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.1.1 Ngành nghề nông thôn
Theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ thì ngành nghề nông thôn bao gồm:
- Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản
- Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ
- Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn
- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
- Cây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh
- Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn
- Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn
Hoạt động theo các loại hình tổ chức sản xuất sau:
+ Cơ sở ngành nghề nông thôn bao gồm:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
- Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
- Hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh
+ Các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) nông thôn có những đặc điểm sau:
- Ngành nghề TTCN nông thôn là những hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn
- Sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thủ công kết hợp với nửa cơ khí có sự thống nhất và hoà đồng giữa công nghiệp phát triển thành thị với TTCN ở nông thôn
- Lao động nông nghiệp và ngành nghề TTCN gắn kết chặt chẽ với nhau: nông dân vừa làm nông nghiệp vừa tranh thủ làm TTCN và ngành nghề TTCN mặc dù tách khỏi nông nghiệp nhưng không tách khỏi nông thôn
- Công cụ và kỹ thuật sản xuất thường thủ công và sản phẩm được sản xuất ra mang tính đơn chiếc
- Sản phẩm có tính hàng hoá cao
Trang 24Trang 9
Tóm lại, ngành nghề TTCN nông thôn được hình thành là kết quả của quá trình phân công lao động lâu dài ở nông thôn Nó tồn tại đan xen, tương hỗ với các nghề khác, nhất là nghề nông trong quá trình phát triển nông thôn, đặc biệt là trong quá trình đô thị
hoá đang diễn ra nhanh
1.1.2 Nghề truyền thống
Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì: “Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.”
Đặc trưng cơ bản nhất của mỗi nghề truyền thống là: phải có kỹ thuật và công nghệ truyền thống, đồng thời có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề Sản phẩm làm
ra phải có tính hàng hoá, đồng thời có tính nghệ thuật và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc
Những nghề truyền thống thường được truyền trong một gia đình, một dòng họ, một làng, một vùng Trong những làng nghề truyền thống, đa số người dân đều hành nghề truyền thống đó Ngoài ra, họ còn có thể phát triển những nghề khác, những nghề này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với nghề truyền thống
Ngày nay, việc sản xuất các sản phẩm có tính truyền thống được hỗ trợ bởi quy trình công nghệ mới với nhiều loại nguyên vật liệu mới Do vậy khái niệm nghề truyền thống cũng được nghiên cứu và mở rộng hơn
Tiêu chí công nhận nghề truyền thống
Nghề được công nhận là nghề truyền thống (theo Thông tư 116/2006/TT- BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phải đạt 03 tiêu chí sau:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;
- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề
1.1.3 Làng nghề
Làng, theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, là một khối người quây quần ở một nơi nhất định trong nông thôn Làng là một tế bào của xã hội của người Việt, là một tập hợp dân cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng Trong quá trình đô thị hóa, khái niệm làng được hiểu một cách tương đối Một số địa phương hiện nay không còn được gọi là làng
mà thay vào đó là những tên gọi khác như phố, khối phố Tuy nhiên, dù tên gọi là có thay đổi nhưng bản chất của cộng đồng dân cư đó vẫn gắn với nông thôn thì vẫn được xem là làng
Trang 25thống được hình thành từ lâu đời”
Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định
1.2 TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TƯƠNG BÌNH HIỆP 1.2.1 Vị trí
Làng nghề truyền thống Tương Bình Hiệp gồm các cơ sở sơn mài nằm tại khu phố
1, 2, 3, 4, 5, 6 Phường Tương Bình Hiệp, Tp Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương [36]
Phường Tương Bình Hiệp có diện tích tự nhiên 520,464 ha và 13.352 người, mật
độ dân số đạt 2.567 người/km2 được thành lập theoQuyết định số 282/QĐ-UBND ngày 27/01/2014 của UBND tỉnh Bình Dương về việc "Chuyển đổi bộ máy từ xã Tương Bình Hiệp lên phường" theo tinh thần Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện, thị xã và Thủ Dầu Một của tỉnh Bình Dương [36]
Trong những năm, qua xã Tương Bình Hiệp đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế (chuyển dịch theo hướng thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng : 47%-44% và 9%), đời sống nhân dân được nâng cao (thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2013 đạt 20 triệu 500 ngàn đồng/người/năm), tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 0,92% [36]
Vị trí phường Tương Bình Hiệp trong Tp Thủ Dầu Một:
Trang 26Trang 11
Các hướng tiếp giáp của phường Tương Bình Hiệp:
- Phía Đông giáp Phường Hiệp An
- Phía Tây giáp Phường Tân An
- Phía Nam giáp phường Chánh Mỹ
- Phía Bắc giáp phường Tân An, phường Hiệp An
Phường gồm 8 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
(Bản đồ hành chính Phường Tương Bình Hiệp đính kèm Phụ lục 9) Trong đó, làng sơn mài Tương Bình Hiệp gồm các hộ làm sơn mài phân bố ở các khu phố 1, 2, 3, 4, 5, 6 đã được UBND tỉnh Bình Dương công nhận là làng nghề truyền thống sơn mài từ năm 2008 và đây cũng là làng nghề duy nhất được công nhận là làng nghề truyền thống ở Bình Dương tính đến hết tháng 6 năm 2014
Vị trí làng sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp:
Hình 1.1 Vị trí phường Tương Bình Hiệp trong Tp Thủ Dầu Một [52]
Trang 27và pha chế sơn then [21]
Vào khoảng cuối những năm 30 của thế kỷ XX, hai ông Năm Nhương và Ba Lắm sau khi học xong lớp dạy nghề sơn mài ở Trường Mỹ nghệ thực hành Thủ Dầu Một đã về làng mở cơ sở sơn mài Sau đó, khoảng cuối thập niên 40, ông Lê Văn Có – mọi người thường gọi thầy giáo Có hay giáo Sơn cũng trở về làng dạy nghề cho con cháu và lớp thanh niên trong làng Cứ thế, kỹ thuật sơn mài được trao truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác [21]
Hình 1.2 Vị trí làng sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp trong Phường Tương
Bình Hiệp [36]
Trang 28Trang 13
Thập niên 50 của thế kỷ trước, với sự xuất hiện của xưởng sơn mài Thanh Lễ do hai ông Trương Văn Thanh và Nguyễn Thanh Lễ gây dựng đã tạo nên một mốc son mới cho chiếc nôi sơn mài Tương Bình Hiệp Với sự đóng góp của những nghệ nhân tài hoa, xuất sắc như: Thái Văn Ngôn, Ngô Từ Sâm, Trương Văn Cang, Trần Văn Nam và một
số thầy giáo Trường Mỹ nghệ thực hành Thủ Dầu Một như: Châu Văn Trí, Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Văn Tuyền đã góp phần đưa loại hình sơn mài bước sang một giai đoạn mới, mẫu mã sản phẩm ngày một đa dạng, nổi tiếng Từ xưởng vẽ, sơn mài bước ra ngoài cuộc sống, đi về các làng nghề tạo nên sự hội ngộ diệu kỳ giữa họa sĩ và nghệ nhân Nhiều cơ sở sơn mài mọc lên, sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng được thị hiếu thẩm mỹ, nhu cầu sử dụng của khách hàng và Tương Bình Hiệp trở thành một thương hiệu nổi tiếng [25]
Trong những năm vừa qua, sản phẩm sơn mài Tương Bình Hiệp chịu sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, nhiều doanh nhân, nghệ nhân đã co những biện pháp để sản xuất sơn mài hàng loạt Mẫu mã trở nên luôn luôn mới, đáp ứng cho mọi loại hợp đồng và khách hàng trong, ngoài nước Tuy nhiên, trong cái nhộn nhịp của thị trường sơn mài áp dụng kỹ thuật mới, sơn mài truyền thống làm từ chất liệu sơn ta đang thiếu vắng dần Vì dùng sơn ta giá thành cao, kỹ thuật pha chế lại phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức nên ngày nay, đa phần các cơ sở đều dùng sơn Tây - loại sơn hạt điều làm chất liệu chính cho sơn mài, vì loại sơn hóa chất đáp ứng được màu sắc, cho ra sản phẩm nhanh, không mất nhiều công, giá thành lại rẻ
Năm 2006, Hiệp hội Sơn mài - Điêu khắc Bình Dương ra đời nhằm tạo đầu mối, góp phần gìn giữ và phát huy thế mạnh của nghề sơn mài truyền thống
Năm 2008, để bảo tồn và phát huy nghề sơn mài, bảo vệ nghệ nhân và làng nghề, UBND tỉnh Bình Dương đã ra quyết định công nhận làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp đạt tiêu chuẩn làng nghề truyền thống tại quyết định số 3855/QĐ-UBND ngày 05/12/2008
Trong năm 2011, làng nghề Tương Bình Hiệp có 900 hộ với khoảng 3.000 lao động làm sơn mài, tạo ra giá trị xuất khẩu hàng năm gần 1 triệu USD Sở Khoa học và Công nghệ Bình Dương đã triển khai thực hiện dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển Nhãn hiệu tập thể sơn mài Bình Dương.” [35]
Năm 2012, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận
số 167380 cho “Nhãn hiệu tập thể sơn mài Bình Dương”
Hiện nay, việc bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài đi đôi với bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững là mối quan tâm hàng đầu của không chỉ Làng sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp mà cả các cấp chính quyền và những người yêu thích nghệ thuật sơn mài
Trang 29Trang 14
1.2.3 Tình hình hoạt động sản xuất sơn mài tại làng nghề Tương Bình Hiệp
Trong những năm qua, tình hình sản xuất sơn mài tại Tương Bình Hiệp đang có dấu hiệu mai một Các hộ làm sơn mài ngày càng giảm, chuyển ngành nghề hoặc chuyển sang làm công cho các công ty, cơ sở sản xuất sơn mài quy mô lớn thay vì tự làm tại nhà như trước
Tình hình sản xuất sơn mài qua các năm làng nghề Tương Bình Hiệp theo thống
kê qua một số nguồn tài liệu và khảo sát thực tế năm 2014 như sau:
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất sơn mài qua các năm tại làng nghề Tương Bình
Hiệp
Hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty 4 10 44
Số lao động tham gia sản xuất (người) 2.173 2.498 1.382
Nhận xét: Số lượng các hộ sơn mài ngày càng giảm, tuy nhiên số lượng cơ sở quy
mô lớn lại tăng lên Như vậy, làng sơn mài Tương Bình Hiệp ngày nay đã sản xuất tập trung quy mô hơn, ít sản xuất nhỏ lẻ hộ gia đình như trước Các lao động thuộc hộ gia đình đã gia nhập vào các công ty lớn Theo khảo sát, hiện tượng này là do các hộ gia đình nhỏ lẻ không có khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình do quy mô nhỏ, mẫu mã ít đa dạng, thiếu nhân lực cho các khâu bán hàng và tìm kiếm khách hàng nên phải dựa vào các cơ sở lớn Số cơ sở làm sơn mài hiện nay so với trước đây đã giảm rất nhiều, còn lại đều là những cơ sở đã trải qua nhiều thăng trầm nay đứng vững, gắn bó và sống được bằng nghề này
Về quy mô sản xuất, số liệu thống kê được như sau:
Trang 30Trang 15
Bảng 1.2: Quy mô sản xuất làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
STT Lượng sản phẩm Số lượng (cơ sở) Quy ước xếp loại quy mô
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 3 – 4 năm 2014)
1.2.4 Công nghệ sơn mài tại làng sơn mài Tương Bình Hiệp
Theo khảo sát thực tế tại làng sơn mài Tương Bình Hiệp, sơn mài gồm nhiều thể loại như: sơn lộng; sơn mài vẽ lặn, vẽ phẳng, vẽ nổi, thếp vàng bạc, sơn mài cẩn ốc, cẩn trứng và sơn khắc,…
Gọi là Sơn – Mài là vì nghệ nhân sẽ phủ sơn lên vật mình đã vẽ hay trang trí rồi lại mài đi cho bằng phẳng, cho lộ hình vẽ hay trang trí, rồi lại làm như vậy nhiều lần mới thành hình tác phẩm
Tùy sản phẩm mà công nghệ có những thay đổi nhỏ (sơn nhiều lớp hơn hay thứ tự công đoạn có xáo trộn nhỏ) nhưng nguyên lý chung để tạo ra một sản phẩm sơn mài thì qua những công đoạn sau:
a) Sơ đồ công nghệ
Trang 31Hơi dung môi Bụi sơn
Bụi Nước thải
Hơi dầu Dòng thải
Trang 32 Sơn lót + mài nước
Sau hom sẽ tiến hành sơn lót, chờ sơn khô rồi tiến hành mài bằng giấy nhám tại
hồ nước (mài nước) rồi chuyển qua trang trí
Trang trí
Có nhiều hình thức trang trí, trong đó có 7 hình thức phổ biến:
l Vẽ màu vàng bạc: tra sơn phủ lên họa tiết thật mỏng, đem ủ cho ráo mặt sau đó dùng vàng hay bạc dát lên họa tiết, ủ khô vẽ chi tiết lên hoạ tiết
2 Vẽ phủ (còn gọi là Vẽ phủ mỏng): Dùng lớp sơn trong phủ lên để hình ảnh và màu sắc chìm dưới lớp sơn này Tạo cho tranh cảm giác ẩn hiện, thường được áp dụng trong những đề tài như cá vàng, chim trĩ, hoa điểu
3 Vẽ lặn:
a Vẽ lặn mỏng: in mẫu và vẽ hoạ tiết lên thật mỏng và đều, sau đó phủ lớp sơn cánh dán hoặc đánh lên một lớp verni
b Vẽ lặn phức tạp: là hình thức gồm nhiều chất liệu như vỏ trứng, ốc, vàng lá, bạc lá, cách thực hiện gồm nhiều giai đoạn: in mẫu, cẩn trứng, cẩn ốc, vẽ màu, theo các bước sau:
- Đặt mẫu vẽ lên sản phẩm
- Đặt giấy can có rắc bột phấn vào giữa
- Dùng bút chì cứng hoặc vật nhọn để đồ theo mẫu vẽ, vẽ nét phấn lại bằng cọ, chạm sơn đen, xong đem ủ khô Phần nào cẩn trứng, cẩn ốc thì dùng dao cắt khoét xuống cẩn ốc, để khi vẽ lên tranh được bằng phẳng ủ khô dùng sơn hoặc màu lót lên phần ốc và trứng rồi mài cho bằng phẳng, kế đến vẽ màu, tạo chất liệu vàng bạc cho bức tranh và làm phông
Trang 33Trang 18
4 Cẩn ốc: Thợ khảm dùng nguyên liệu là gỗ (thường là loại tốt), sơn ta (dùng để gắn) và vỏ trai, vỏ ốc để tạo ra những sản phẩm, những mặt hàng cao cấp về thủ công mỹ nghệ
Người thợ khảm tiến hành nhiều công đoạn như: vẽ mẫu, mài, cưa, chạm, hạ mặt, mài dũa, đánh bóng vỏ ốc, trai
7 Đắp nổi: dùng chu trộn sơn thành chất dẻo để đắp nổi lên
Sơn phủ (sơn bóng) + mài nước
Sau khi hoàn tất công đoạn sơn lót Các lỗ nhỏ li ti đã liền mịn cũng như đã được trang trí, hay cẩn ốc, đắp bạc theo yêu cầu thì sẽ tiến hành sơn bóng Hiện nay các cơ sở dùng phổ biến loại sơn nhựa điều bóng, sơn bóng PU Cũng như những công đoạn sơn khác, nếu làm bằng tay thì dụng cọ thép, sử dụng máy móc thì sử dụng máy phun sơn Sau khi sơn bóng được thổi đều lên sản phẩm, che cả các họa tiết trang trí Để sơn khô trong khoảng từ 1 đến 2 ngày Tiếp tục mài nước cho mòn lớp sơn để lộ ra các họa tiết đã vẽ/cẩn ốc/cẩn trứng
Để khô và lặp lại thao tác sơn + mài cho tới khi đạt yêu cầu
Ở Tương Bình Hiệp hiện nay kết hợp cả mài máy và mài tay với nước vì mài máy chỉ mài được lúc đầu, khi lớp sơn đã được mài lộ họa tiết/vật liệu cẩn thì phải mài tay tỉ
mỉ để các chi tiết vẽ hoặc cẩn bằng trứng/vỏ ốc không bị máy mài làm hư, vỡ
Trang 34Trang 19
Thông thường các hộ gia đình chỉ thực hiện gia công một vài công đoạn trong quy trình sản xuất trên, như hộ chuyên cưa ốc, hộ chuyên cẩn ốc cẩn trứng, hộ chuyên sơn và mài, hộ chuyên vẽ trang trí, Chỉ có các cơ sở quy mô lớn hơn như doanh nghiệp tư nhân, công ty, hộ kinh doanh lớn mới thực hiện đa dạng mẫu mã và làm đầy đủ các công đoạn
1.2.5 Nguyên liệu dùng cho sơn mài
Theo khảo sát thực tế, hiện tại một số nguyên liệu chính dùng trong sơn mài tại Tương Bình Hiệp bao gồm:
Sơn lót: sơn dầu điều, xăng (dung môi pha sơn)
Trước đây, sơn mài ở Tương Bình Hiệp sử dụng loại sơn gọi là sơn Phú Thọ (hay
còn gọi là sơn ta) Tuy nhiên hiện tại, do sơn ta khan hiếm và giá thành cao (sơn ta được
lấy từ cây sơn, khi sử dụng khá phức tạp trong pha chế) nên loại sơn được dùng nhiều
nhất hiện nay là sơn dầu điều
Sơn dầu điều có thành phần chủ yếu là dầu vỏ hạt điều, là acid Anna cacrdis có một nhân phenol, một nhóm OH và một nhóm COOH Do tính Acid hữu cơ nhẹ có nhóm COOH trong thành phần dầu vỏ hạt điều nên nó gây ra hiện tượng mài mòn da khi tiếp xúc (dân gian gọi là “ăn da”), vì vậy khi tiếp xúc công nhân cần được trang bị bảo hộ, khi mài nước cho sản phầm sơn mài, nước cần thay thường xuyên
Sơn bóng: sơn PU, xăng (dung môi pha sơn)
Sơn PU có các thành phần chính như sau:
- Chất kết dính: polyisocyanate hoặc polyols biến tính có sẵn nhóm chức isocyante chưa bị kích hoạt ( cho loại sơn một thành phần), polyols hoặc polyester polyols ( cho loại sơn 2 thành phần- 2K PU)
Trang 35 Mài: giấy nhám + nước hoặc mài tay
Trang trí: sơn, ốc, trứng, thếp vàng bạc, bột điệp, sơn màu, màu công nghiệp
Lau dầu: dầu bóng (dầu xanh lỏng)
1.2.6 Hiện trạng phát sinh chất thải từ ngành sơn mài
1.2.6.1 Hiện trạng phát sinh các nguồn ô nhiễm không khí
a) Hơi dung môi và bụi sơn:
Việc sử dụng sơn là nguyên liệu chủ yếu trong ngành sơn mài gây phát sinh một lượng đáng kể hơi dung môi với thành phần độc hại là các chất hữu cơ bay hơi VOC
Volatile organic compounds gọi tắt là VOC là hỗn hợp gồm nhiều chất hữu cơ có khả năng bốc hơi rất nhanh Một khi chúng bay hơi, ngoài bản chất độc hại nó lại còn có khả năng kết hợp với các chất hữu cơ vô hại khác hoặc với các thành phần phân tử khác trong không khí tạo ra những hợp chất mới gây ô nhiễm môi trường 9% hợp chất gây ô nhiễm môi trường là do hàm lượng VOC từ trong sơn bốc hơi
VOC b các chất điển hình như : toluene, xylene, stylene
b) Bụi từ quá trình mài
Quá trình mài phát sinh một lượng bụi sơn đáng kể
Trang 36Trang 21
Trong quá trình sản xuất các sản phẩm sơn mài, sử dụng cả phương pháp mài khô
và mài ướt
- Đối với mài khô: bụi sơn dạng khô và dễ phát tán
- Đối với mài nước: bụi không phát tán mà đi vào nước thải làm tăng lượng SS trong nước thải
1.2.6.2 Hiện trạng phát sinh nước thải
Công đoạn mài nước làm phát sinh nước thải Tại Tương Bình Hiệp, các hồ mài được xây bằng xi măng, rộng khoảng 1m, sâu 40cm còn chiều dài thì thay đổi theo quy
mô của cơ sở:
- Hồ của các cơ sở siêu nhỏ và nhỏ thường có kích thước Dài x Rộng x Sâu = 2m x 1m x 0,5m
Chu kỳ xả nước thông thường 4 – 6 ngày/lần, xả vào cuối ngày cho những ngày
có mài, như vậy lượng xả chỉ khoảng 1 m3/ngày cho ngày xả nước hồ
- Hồ của cơ sở trung bình và lớn: Thường xây 2 - 3 hồ, mỗi hồ kích thước 4m x 1m
x 0,5m
Chu kỳ xả nước thông thường 1 ngày 1 lần cho những ngày có mài, lượng xả khoảng 4 – 6 m3/ngày cho ngày thay nước hồ
Hình 1.4 Hồ mài nước tại Công ty
TNHH MTV Bùi Thanh Long
Hình 1.5 Hồ mài nước tại Công ty
sơn mài mỹ nghệ Tư Bốn
Trang 37/lần xả, 1 tuần xả 1 lần
Nước thải phát sinh không nhiều tuy nhiên hàm lượng ô nhiễm khá cao Do đặc thù là nước hồ mài nên có lẫn cặn sơn Ở đây sử dụng chủ yếu là sơn đen nên màu của nước thải khá đen và đục do cặn sơn làm SS trong nước thải tăng cao
Số liệu thống kê qua khảo sát thực tế cho thấy lưu lượng nước thải từ hồ mài tại các cơ
sở sản xuất sơn mài không lớn Các cơ sở siêu nhỏ và nhỏ có lưu lượng khoảng 1
m3/ngày Các cơ sở quy mô trung bình và lớn có lưu lượng khoảng 4 - 6 m3/ngày
Tổng lượng nước thải từ hồ mài phát sinh tại các cơ sở sơn mài (tính tương đối cho ngày lớn nhất, tất cả các cơ sở đều có mài và thay nước trong ngày):
Bảng 1.3: Tổng lượng nước thải từ hồ mài phát sinh tại các cơ sở sơn mài
Ngoài nước thải từ hồ mài, các cơ sở trung bình và lớn còn có nước thải phát sinh
từ hệ thống màng nước ở buồng phun sơn Các cơ sở quy mô siêu nhỏ và nhỏ tại Tương Bình Hiệp 100% không có buồng phun sơn có màng nước, tuy nhiên các cơ sở trung bình và lớn lại 100% có buồng phun sơn có màng nước, buồng phun sơn có màng nước lớn hay nhỏ phụ thuộc vào quy mô cơ sở
Theo khảo sát thực tế, tại Tương Bình Hiệp phổ biến 2 buồng phun sơn, 1 buồng phun chiều dài 2m thường lắp đặt tại các cơ sở quy mô trung bình như DNTN, hộ kinh doanh và 1 buồng phun chiều dài 4m lắp đặt tại các cơ sở lớn hơn như các công ty
Nước dùng cho buồng phun sử dụng tuần hoàn, thường thay nước 1 lần/tuần Ứng với buồng phun lớn thì lượng nước thải phát sinh mỗi lần thay nước khoảng
2 m3/lần xả và buồng phun nhỏ khoảng 1 m3/lần xả
Trang 38Trang 23
Tính cả nước thải từ buồng phun sơn khi thay nước thì lượng nước thải sản xuất phát sinh tại các cơ sở sơn mài Tương Bình Hiệp như sau (tính tương đối cho ngày lớn nhất, xem như tất cả các cơ sở đều thay nước hồ mài và thay nước buồng phun sơn):
Bảng 1.4: Tổng lượng nước thải sản xuất (từ hồ mài và buồng phun sơn) phát
sinh tại các cơ sở sơn mài
(cơ sở)
Lưu lượng nước thải từ hồ
Lưu lượng nước thải từ buồng phun sơn có màng nước (m 3 /ngày)
(Nguồn: Số liệu thống kê từ khảo sát thực tế tháng 3 - 4 năm 2014)
1.2.6.3 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn
Quá trình làm sơn mài phát sinh một số chất thải điển hình:
- Chất thải không nguy hại:
+ Thùng carton, bao xốp phát sinh từ quá trình đóng gói, xuất nhập nguyên vật liệu, sản phẩm
+ Vỏ ốc, vỏ trai, vỏ trứng từ quá trình trang trí
+ Ngoài ra còn lượng nhỏ chất thải là giấy nhám
Sản phẩm lỗi phải bỏ đi hầu như không có vì công nhân làm việc rất cẩn thận, cốt mộc là gỗ khó vỡ, quá trình sơn nếu lỗi có thể sửa lại
- Chất thải nguy hại: bao bì đựng sơn, dung môi, màu vẽ; sơn thải,dung môi, màu
vẽ thải; giẻ lau dính sơn và dung môi, giẻ lau dính dầu nhớt
Ngoài ra, hoạt động của các cơ sở sơn mài còn phát sinh chất thải sinh hoạt của công nhân viên và chủ cơ sở
Trang 39Trang 24
1.2.7 Định hướng phát triển ngành sơn mài tại Bình Dương
a) Phát triển sơn mài gắn với du lịch để tạo thành một khu vực du lịch sinh thái nhằm tăng thêm giá trị dịch vụ và quảng bá về làng nghề truyền thống mang bản sắc văn hóa dân tộc
Ngày 26/6/2012, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 1701/QĐ-UBND phê duyệt Đồ án quy hoạch chung xây dựng Đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó xác định Thủ Dầu Một được chia thành 3 khu vực chính:
- Khu vực 1 là khu vực phía nam (quanh đại lộ Bình Dương và đường Phú Lợi) là khu vực dịch vụ, kinh doanh, tài chính thương mại cấp tỉnh, là trung tâm chính trị của Thủ Dầu Một gồm đầy đủ các công trình dịch vụ đô thị tương đương cấp quận Khu vực này bao gồm các phường: Phú Cường, Phú Lợi, Phú Hòa, Phú Thọ, Chánh Nghĩa và Hiệp Thành tiếp tục phát triển các chức năng đô thị trên cơ
sở hiện trạng Đồng thời tổ chức cụm giao thông trung tâm vào trung tâm tài chính thương mại Phú Tân
- Khu vực 2 là khu vực phát triển phía Đông - Bắc (khu liên hợp Bình Dương) là trung tâm hành chính chính trị, kinh tế và công nghiệp của Bình Dương khu vực này gồm các phường Hòa Phú, Phú Tân, Phú Mỹ và một phần xã Tân Vĩnh Hiệp (huyện Tân Uyên) Chiến lược phát triển đô thị của khu vực này là khu vực đô thị
đa chức năng, đồng thời phát triển các khu dân cư gắn liền với các khu công nghiệp
- Khu vực 3 là khu vực phía Tây (ven sông Sài Gòn), đây là khu vực phát triển du lịch sinh thái, gồm các phường Hiệp Hòa, Định An và các xã Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp, Tân An, một phần xã Tân Định (huyện Bến Cát)
Như vậy, Tương Bình Hiệp với làng nghề truyền thống sơn mài đậm nét văn hóa
và độc đáo sẽ là địa điểm du lịch hấp dẫn với du khách khi đến với Bình Dương Phát triển sơn mài gắn với du lịch sẽ tạo thành một khu vực du lịch sinh thái nhằm tăng thêm giá trị dịch vụ và quảng bá về làng nghề truyền thống mang bản sắc văn hóa dân tộc
b) Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài đang ngày càng mai một
Ngày 26/4/2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Kế hoạch thực
hiện Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 Trong
đó, xác định mục tiêu cụ thể là đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng sản lượng ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương tăng bình quân 5,64%/năm, giá trị sản xuất khu vực ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 đạt 8.434,794 tỷ đồng, góp phần giải quyết việc làm cho 104.589 lao động năm 2015 và 107.857 lao động năm 2020 Giá trị sản lượng của lao động ngành nghề nông thôn tăng từ 46,54 triệu đồng/người năm 2010, lên 59,58 triệu đồng/người năm 2015, 78,2 triệu đồng/người năm
Trang 40Để đạt được mục tiêu đề ra, kế hoạch đã xác định 12 chương trình, dự án cần triển khai thực hiện đến năm 2020, đưa ra giải pháp về đào tạo lao động cho phát triển ngành nghề nông thôn Hàng năm, phải đào tạo 3.600 lao động ngành nghề nông thôn Khuyến khích các làng nghề, cơ sở nghề truyền thống, nghệ nhân mở lớp đào tạo nghề cho lao động địa phương và các vùng lân cận Có phương án hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn được vay vốn từ chương trình quốc gia giải quyết việc làm
Xác định đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công, mở rộng hợp tác liên doanh liên kết để phát triển ngành nghề nông thôn Tổ chức sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ phát triển ngành nghề nông thôn Tăng cường, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
Với việc làng nghề ngày càng mai một, năng lực cạnh tranh không cao, UBND tỉnh Bình Dương đã thành lập Hiệp hội sơn mài và điêu khắc tỉnh Bình Dương nhằm liên kết các hộ kinh doanh với nhau, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, thực hiện nhiều hình thức quảng bá, tìm kiếm khách hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu
Yêu cầu các đơn vị chức năng như Sở Văn hóa thể thao và du lịch; Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng các đề án về bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài
c) Phát triển sơn mài đi đôi với bảo vệ môi trường
Quyết định số 1701/QĐ-UBND phê duyệt Đồ án quy hoạch chung xây dựng Đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đề ra nhiệm vụ:
- Kiểm soát, khống chế ô nhiễm môi trường đô thị do các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ra ở các địa phương
- Kiểm soát, khống chế ô nhiễm môi trường nông thôn
- Quy hoạch quản lý chất thải rắn: tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn đạt 90%
- Thu gom và xử lý nước thải cho 100% các khu đô thị, khu nhà ở Toàn bộ nước thải công nghiệp được xử lý đạt tiêu chuẩn A – TCVN về môi trường trước khi xả vào hệ thống xử lý chung