Trước thực trạng đó, công tác quan trắc giám sát môi trường công nghiệp hơn lúc nào hết thể hiện vai trò quan trọng trong việc cung cấp các số liệu chính xác và đáng tin cậy về mức độ ản
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tác giả đề tài xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Thanh Chi Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện bản luận văn này
Xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo giảng dạy và công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường đã chỉ dẫn, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại viện; xin cảm ơn Lãnh đạo và các cán bộ của Viện Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình học tập và hoàn thành các thủ tục trong quá trình bảo vệ luận văn; Cám ơn toàn thể các thầy cô giáo, các anh chị em bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ chia sẻ tài liệu, kiến thức và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thiện đề tài
Cuối cùng tác giả cảm ơn sự quan tâm động viên khích lệ của gia đình cũng như các anh chị em cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2013
Tác giả
Phạm Thành Trung
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tác giả của Luận văn xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi Các dữ liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực, các tài liệu được trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả
Phạm Thành Trung
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG 5
1.1 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HÀ NỘI 5
1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HÀ NỘI 8
1.3 ÁP LỰC CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 12
1.3.1 Ô nhiễm môi trường nước 13
1.3.2 Ô nhiễm môi trường không khí 17
1.3.3 Ô nhiễm môi trường đất 19
1.3.4 Hiện trạng phát sinh CTR – CTNH 21
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ KCN CỦA HÀ NỘI 24
2.1 CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN CỦA HÀ NỘI 24
2.1.1 Công tác quản lý môi trường tại các KCN của Hà Nội 24
2.1.2 Công tác quan trắc môi trường tại các KCN của Hà Nội 25
2.2 ĐỐI TƯỢNG QUAN TRẮC 26
2.3 THỜI GIAN VÀ TẦN SUẤT QUAN TRẮC 28
2.4 VỊ TRÍ QUAN TRẮC 28
2.5 THÔNG SỐ QUAN TRẮC 29
2.5.1 Các thông số phân tích khí 29
2.5.2 Các thông số phân tích nước thải 29
2.6 KỸ THUẬT QUAN TRẮC 30
2.6.1 Quan trắc không khí và tiếng ồn 30
2.6.2 Quan trắc môi trường nước 31
2.7 NGUỒN LỰC CHO QUAN TRẮC 33
Trang 42.8 NHẬN XÉT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUAN TRẮC
MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN CỦA HÀ NỘI 36
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG QUAN TRẮC PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 37
3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN CỦA HÀ NỘI 37
3.2 GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN CỦA HÀ NỘI 39
3.2.1 Thiết lập vị trí quan trắc KCN tối ưu 40
3.2.2 Lựa chọn thông số quan trắc phù hợp 43
3.2.3 Xác định thời gian và tần suất quan trắc 44
3.3 BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG 45
3.3.1 Cơ sở lý thuyết 46
3.3.2 Thực trạng áp dụng QA/QC 46
3.3.3 Giải pháp điều chỉnh: 47
3.4 TĂNG CƯỜNG NGUỒN LỰC 48
3.5 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC 58
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD Nhu cầu Ôxy sinh hóa
COD Nhu cầu Ôxy hóa học
DO Hàm lượng Ôxy hòa tan
TSP Tổng bụi lơ lửng
TSS Tổng chất rắn lơ lửng
CTR Chất thải rắn
CTNH Chất thải nguy hại
BVMT Bảo vệ Môi trường
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
KH&CN Khoa học và Công nghệ
UBND Ủy ban nhân dân
QA/QC Bảo đảm và Kiểm soát chất lượng
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Khí hậu Hà Nội năm 2010 8
Bảng 1.2 Định hướng cơ cấu kinh tế thủ đô Hà Nội đến năm 2015 và chỉ tiêu thực tế đạt được 9
Bảng 1.3 Tăng trưởng GDP theo ngành kinh tế, chỉ tiêu thực tế đạt được giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch cho giai đoạn 2011 – 2015 10
Bảng 1.4 Xếp hạng các ngành có tải lượng ô nhiễm nước cao nhất tại Hà Nội 13
Bảng 1.5 Ước tính tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các KCN thuộc các tỉnh của 4 vùng KTTĐ năm 2009 13
Bảng 1.6: Kết quả quan trắc nước thải tại một số KCN 2 đợt năm 2012 14
Bảng 1.7 Xếp hạng các ngành có tải lượng ô nhiễm không khí cao nhất tại Hà Nội 17
Bảng 1.8 Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các KCN thuộc các tỉnh của 4 vùng KTTĐ năm 2009 18
Bảng 1.9 Kết quả quan trắc không khí tại một số KCN 2 đợt năm 2012 19
Bảng 1.10 Xếp hạng các ngành có tải lượng ô nhiễm đất cao nhất tại Hà Nội 20
Bảng 2.1 Thời gian và tần suất quan trắc (8 KCN) 28
Bảng 2.2 Phương pháp lấy mẫu khí theo các quy định hiện hành 30
Bảng 2.3 Các phương pháp bảo quản mẫu khí theo các phương pháp phân tích 31
Bảng 2.4 Các phương pháp bảo quản mẫu nước thải 32
Bảng 2.5 danh sách thiết bị quan trắc 34
Bảng 3.1 Tổng hợp ước tính chi phí quan trắc theo từng giai đoạn 50
Bảng 3.2 Ước tính chi ngân sách cho hệ thống quan trắc môi trường 53
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Chỉ số chất lượng nước các sông chính của Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010 15 Hình 1.2 Biểu đồ diễn biến thông số BOD5 tại các sông chính của Hà Nội qua các
năm giai đoạn 2006 -2010 16
Hình 1.3 Biểu đồ diễn biến thông số COD tại các sông chính của Hà Nội qua các năm giai đoạn 2006 - 2010 16
Hình 1.4 Biểu đồ diễn biến nồng độ bụi TSP tại các khu dân cư chịu ảnh hưởng hoạt động sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 18
Hình 1.5 Hàm lượng các nguyên tố Cu, Zn, Pb tổng số của đất nông nghiệp bị ảnh hưởng nguồn ô nhiễm vùng ngoại thành và phụ cận thành phố Hà Nội 21
Hình 1.6.Phát sinh CTR của Hà Nội 22
Hình 1 Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội 6
Hình 2 Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường KCN 24
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa với tốc độ tăng trưởng ổn định và thuộc loại cao của khu vực và thế giới Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu phát triển kinh tế và xã hội lại là những báo động về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm phát sinh do hoạt đông công nghiệp Khí thải của các nhà máy trong KCN có các tác nhân gây ô nhiễm như các chất khí NOx, SO2, bụi kích thước nhỏ, các dung môi hữu cơ dễ bay hơi (Benzen, Toluen, Xylen ) là các thành phần độc hại đối với sức khỏe con người; nước thải các KCN giàu N, P, các thông số kim loại nặng là nguyên nhân chính làm ô nhiễm môi trường tiếp nhận, suy giảm chất lượng nước mặt và các lưu vực sông trong khu vực
Trước thực trạng đó, công tác quan trắc giám sát môi trường công nghiệp hơn lúc nào hết thể hiện vai trò quan trọng trong việc cung cấp các số liệu chính xác và đáng tin cậy về mức độ ảnh hưởng đến môi trường của các hoạt động sản xuất công nghiệp Những số liệu này không chỉ là sự phản ánh hiện trạng môi trường công nghiệp cho cộng đồng mà còn là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho các cơ quan quản
lý Nhà nước trong công tác kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường, đánh giá hiệu quả các giải pháp khoa học kỹ thuật về kiểm soát ô nhiễm, là số liệu điều tra cơ bản
hỗ trợ cho việc hoạch định chính sách quản lý môi trường trong quy hoạch khu dân
cư, quy hoạch phát triển giao thông, phát triển công nghiệp…
Năm 2008 thủ đô Hà Nội mở rộng về địa giới hành chính với diện tích 3.344km2, cùng với các ưu đãi về điều kiện tự nhiên, khí hậu, cơ sở hạ tầng kỹ thuật,…đã và đang là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển kinh tế Cùng với đó
là sự gia tăng về số lượng và mở rộng quy mô các các KCN trên địa bàn thành phố
Hà Nội hiện nay thì vấn đề bảo vệ môi trường càng trở nên báo động hơn bao giờ hết Hệ thống quan trắc môi trường tại các KCN của Hà Nội được thành lập từ năm 2007 (Hà Nội cũ) đã cho thấy nhiều bất cập trong việc thiết kế, tuân thủ và không đáp ứng được những yêu cầu chủ yếu về số các thông số quan trắc, tần suất
Trang 9quan trắc cũng như công tác quản lý, vận hành bảo dưỡng thiết bị, cơ chế chia sẻ thông tin…
Chính vì vậy, việc đánh giá hiện trạng công tác quan trắc môi trường tại các KCN của Hà Nội và nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống quan trắc môi trường này phục vụ công tác quản lý môi trường là một nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong tình hình hiện nay của thủ đô Hà Nội
2 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng công tác quan trắc môi trường tại một số KCN của Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống quan trắc môi trường này phục phụ vụ công tác quản lý môi trường
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quan trắc môi trường tại một số KCN của
Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: 08 KCN đã đi vào hoạt động của Hà Nội
+ Phạm vi nội dung: Tình hình công tác quan trắc môi trường tại 08 KCN đã
đi vào hoạt động của Hà Nội
4 Nội dung nghiên cứu
- Thu thập, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đối với quá trình hình thành, phát triển và áp lực từ hoạt động sản xuất tại các KCN đối với môi trường
- Thu thập, đánh giá hiệu quả của các hệ thống quan trắc môi trường hiện nay tại một số KCN của Hà Nội
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các
hệ thống quan trắc này phục vụ công tác quản lý môi trường
Trang 105 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp: Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu; Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp; Phương pháp nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý về khoa học, kinh tế, pháp luật, xã hội nhằm đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các hệ thống quan trắc môi trường công nghiệp
* Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Đây là phương pháp cơ bản có ý nghĩa với hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học Việc thu thập, lựa chọn tài liệu có tính chất tổng quan phân tích sẽ góp phần định hướng rõ nét những nội dung, phần việc cần tiến hành mà không bị lặp lại, do đó hiệu quả nghiên cứu sẽ cao hơn Bên cạnh đó, phương pháp này còn cho phép tiết kiệm được thời gian nhờ sự kế thừa từ những công trình đã nghiên cứu, hoặc từ những tài liệu, số liệu có liên quan
Để thực hiện đề tài, phương pháp thu thập tài liệu, số liệu được tiến hành ở hầu hết các khâu, các giai đoạn: từ việc thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến các chính sách, văn bản đang được áp dụng của Hà Nội; từ những tài liệu đang lưu giữ ở các cơ quan nghiên cứu, đến các tài liệu của các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội Tài liệu thu thập được sau khi xử lý là cơ sở cho việc tiến hành những nội dung tiếp theo của đề tài
* Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp
Có thể nói, đây là phương pháp có ý nghĩa quyết định để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống quan trắc, lựa chọn được những giải pháp điều chỉnh, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống quan trắc, công tác quản lý môi trường tại các KCN của Hà Nội Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá dựa trên kết quả của phân tích và đánh giá tổng hợp Hơn nữa, cơ sở dữ liệu phong phú và đa dạng, vì vậy việc chắt lọc, lựa chọn thông tin là khâu quan trọng của quá trình thực hiện đề tài Từ hệ thống
cơ sở dữ liệu đã được xử lý đồng bộ, tiến hành so sánh, đánh giá để xác định các yếu
tố, đặc điểm của các chất ô nhiễm đối với môi trường
Trang 11* Phương pháp nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý về khoa học,
kinh tế, pháp luật, xã hội
Đây là giải pháp cơ bản có ý nghĩa quan trọng đối với hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể Kinh tế -
Xã hội của một khu vực Là cơ sở đánh giá tính khả thi của giải pháp đưa ra có phù hợp hay không trên phương diện xem xét toàn bộ các yếu tố có liên quan về mức độ hiện đại của khoa học công nghệ, khả năng đáp ứng kinh tế, phù hợp với các điều chỉnh, quy định của pháp luật và quan trọng là giải pháp có thể hiện được tính khả thi trong việc đưa ra áp dụng đồng bộ không so với trình độ phát triển chung của xã hội, và các khu vực khác
6 Cấu trúc của đề tài
Báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan chung
Chương 2: Hiện trạng quan trắc môi trường tại một số khu công nghiệp của Hà Nội Chương 3: Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống quan trắc phục vụ công tác quản lý môi trường
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG
1.1 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HÀ NỘI
Vị trí địa lý
Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' độ vĩ Bắc và 105°44' đến 106°02' độ kinh Đông, trong vùng tam giác châu thổ sông Hồng, đất đai mầu mỡ, trù phú được che chắn ở phía Bắc - Đông Bắc bởi dải núi Tam Đảo và ở phía Tây - Tây Nam bởi dãy núi Ba Vì - Tản Viên
Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hòa Bình phía Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông; Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Thủ
đô Hà Nội có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn
Trang 13Hình 1 Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội
Trang 14Địa hình
Địa hình Hà Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là địa hình đồng bằng (chiếm đến ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội) được đắp bồi do các dòng sông với các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác, còn các vùng trũng với các hồ đầm Các bậc thềm sông chỉ có ở huyện Sóc Sơn và phía Bắc huyện Đông Anh Ngoài ra, Hà Nội còn có dạng địa hình núi và đồi xâm thực tập trung ở khu vực đồi núi Sóc Sơn
Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai,
Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m Nếu không kể hai dãy Ba Vì, Hương Sơn và quần thể núi Sài thì khu vực ngoại thành có dãy Sóc Sơn thuộc hệ thống mạch núi
Tam Đảo chạy xuống gồm nhiều ngọn nằm trên hai huyện Mê Linh và Sóc Sơn Khí hậu
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa Thuộc vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2
và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm vào khoảng 23,6ºC Số giờ nắng trung bình của Thủ đô vào khoảng trên 1.250 giờ (năm 2007, số giờ nắng đạt đỉnh với 1.444,7 giờ trong khi năm 2008 lại có số giờ nắng ít nhất, chỉ 1.215 giờ)
Do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 9, trong đó, lượng mưa trung bình lớn nhất là vào tháng 7 (lên đến gần 350 mm)
Trang 15Bảng 1.1 Khí hậu Hà Nội năm 2010 [12]
10 đã tạo ra đặc điểm khí hậu đặc trưng của Thủ đô Hà Nội với 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu và Đông
Hà Nội có 2 hướng gió chủ đạo, đó là gió Đông Bắc (thổi vào mùa Đông) và gió Đông Nam (thổi vào mùa Hè) Đặc điểm này cần được các nhà quy hoạch hết sức quan tâm lưu ý tránh trình trạng quy hoạch các nhà máy, xí nghiệp, khu cụm công nghiệp nằm đầu hướng gió gây tình trạng ô nhiễm cho người dân khi có gió Điều kiện tự nhiên của Thủ đô đóng vai trò quan trọng, là nguyên nhân và cũng là tác nhân gây nên một số hiện tượng thiên nhiên đặc thù Quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội – môi trường cần đáp ứng và đảm bảo sự hài hòa với tự nhiên
để đảm bảo sự phát triển liên tục và bền vững là hướng đi cần quan tâm
1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HÀ NỘI
Dân số
Cho đến hết tháng 12 năm 2010, dân số Hà Nội vào khoảng 6,69 triệu người sinh sống trên diện tích 3.329 km2 bao gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành Toàn Thủ đô có 2,82 triệu cư dân thành thị chiếm 42,6% và 3,8 triệu cư dân nông thôn chiếm 57,4% (cho toàn quốc, tỷ lệ này tương ứng là 30,17% và 69,83%) Giai đoạn 2006 – 2010, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân năm của Thủ đô là
Trang 161,23%, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc (1,17%) Cho đến nay, Thủ đô Hà Nội đứng thứ hai về dân số và đứng đầu cả nước về diện tích, là một trong 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới
Hiện tại dân số trong độ tuổi lao động của Hà Nội đang có 4,29 triệu người, trong đó 97,6% biết đọc, biết viết; 22,1% tốt nghiệp phổ thông cơ sở; 46.7% tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; về trình độ chuyên môn kỹ thuật có 26,5% số người từ 15 tuổi trở lên đã được đào tạo, con số này cao gấp đôi bình quân trung bình cả nước(13,3%) Trong 4,29 triệu người 15 tuổi trở lên đã có 3,2 triệu người tham gia hoạt động ở các ngành kinh tế, số còn lại là học sinh, sinh viên, những người nội trợ là một nguồn dữ trữ lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn cao đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước[11]
Kinh tế - Xã hội
Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD
và 290 dự án Bên cạnh những công ty Nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách Thủ đô
và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội
Bảng 1.2 Định hướng cơ cấu kinh tế thủ đô Hà Nội đến năm 2015
Trang 17(GDP) tăng 12% so năm 2011, trong đó ngành công nghiệp mở rộng tăng 11,6% (đóng góp 5% vào mức tăng chung), các ngành dịch vụ tăng 10,1% (đóng góp 5,6% vào mức tăng chung), ngành nông, lâm, thủy sản tăng 7,2% (đóng góp 0,5% vào mức tăng chung) GDP bình quân đầu người của Thủ đô trung bình giai đoạn 2006 – 2010 đạt 36,79 triệu đồng/người/năm Giai đoạn 2011 – 2015, phấn đấu GDP bình quân đạt 82 – 86 triệu đồng/người/năm
Bảng 1.3 Tăng trưởng GDP theo ngành kinh tế, chỉ tiêu thực tế đạt được giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch cho giai đoạn 2011 – 2015[5]
kỹ thuật, học hỏi phương thức quản lý mới và nâng cao tay nghề của người lao động
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có 18 KCN được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc đồng ý đưa vào danh mục quy hoạch các KCN của Việt Nam đến năm 2015, tổng diện tích quy hoạch khoảng 3941ha, trong đó có 08 KCN tập trung đã đi vào hoạt động với diện tích 1.236 ha và 70% số dự án triển
Trang 18khai hoạt động đã góp phần đáng kể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội và trở thành nhân tố quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô Các KCN Hà Nội chiếm khoảng 10% số lượng và giá trị các KCN cả nước, tạo ra trên 40% sản lượng công nghiệp của Thành phố, chiếm trên 45% kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 20% GDP của Thủ đô, giải quyết việc làm cho trên 200.000 lao động đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của Thủ đô theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, bước đầu tạo dựng hệ thống hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu công nhân lao động trong các KCN
Với sự nỗ lực của toàn Thủ đô, đến nay các KCN đã thu hút được 518 dự án với tổng mức vốn đăng ký 11.600 tỷ đồng và 3,56 tỷ USD Trong số các dự án FDI
có nhiều dự án của các tập đoàn hàng đầu thế giới, sản phẩm công nghệ cao như Canon, Panasonic, Meiko (Nhật Bản) có mức vốn đăng ký 250 - 300 triệu USD; vốn đăng ký bình quân đạt 14,6 triệu USD/dự án FDI, dự án trong nước vốn đăng
ký bình quân 42,5 tỷ đồng/dự án Tính bình quân 1 ha đất công nghiệp thu hút 95,2
tỷ đồng vốn đăng ký đầu tư, tương đương 4,8 triệu USD [5]
Theo quy hoạch phát triển khu, cụm, điểm công nghiệp đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn TP Hà Nội, quỹ đất cho các KCN là 12.011 ha, bao gồm: 3 khu công nghệ cao (CNC), diện tích 1.852 ha; 19 KCN (5.229 ha), bình quân đạt 322 ha/KCN Hiện các KCN triển khai được 6.996 ha, bằng 58% diện tích quy hoạch, trong đó, khu công nghệ cao đạt 100% (1.852 ha), KCN đạt 40% diện tích (2.109 ha); CCN đạt 70% (2.565 ha) [9]
Trong số 18 KCN đã được thành lập, chỉ có 8 KCN đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy tương đối cao (khoảng 70 – 80%) (mức bình quân cả nước vào khoảng 50%) Trong số 8 KCN này, cho đến thời điểm tháng 9 năm 2011 thì có 6 KCN có
và đã vận hành hệ thống xử lý nước thải thập trung Tuy nhiên, trong 6 KCN này thì KCN Sài Đồng B có công trình xử lý nước thải với công suất không đáp ứng lượng thải và chưa có thời hạn cuối cho việc xây dựng công trình xử lý tập trung KCN Nam Thăng Long hiện vẫn chưa có công trình xử lý nước thải, 1 KCN (KCN Thạch Thất – Quốc Oai) dự kiến sẽ hoàn thành công trình vào tháng 12/2011 Mặc dù phần
Trang 19lớn các KCN đang hoạt động đều đã xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng gần như toàn bộ các KCN khi bị thanh tra, kiểm tra đều có các vi phạm trong lĩnh vực môi trường đã gây sức ép không nhỏ đến môi trường Thủ đô, gây bức xúc cho cộng đồng sinh sống xung quanh Ngoài ra, đối với 10 KCN chưa
đi vào hoạt động nhưng đã có Quyết định thành lập, do công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư cơ sở hạ tầng diễn ra chậm đã khiến cho người dân không có đất để sản xuất dẫn đến tình trạng thất nghiệp tạm thời của người nông dân là nguyên nhân gây ra các sức ép đối với môi trường xã hội và môi trường tự nhiên [8]
1.3 ÁP LỰC CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
Công nghiệp đã và đang đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Thủ
đô Tuy nhiên, phát triển công nghiệp nếu không được quy hoạch một cách toàn diện và bền vững sẽ là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường việc tập trung các cơ sở sản xuất vào các khu, cụm công nghiệp làm gia tăng mức độ ô nhiễm cả về lượng và chất gây ô nhiễm trong khi hạ tầng cơ sở (hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, công trình xử lý chất thải, ) của các khu, cụm công nghiệp này chưa đáp ứng cũng là một trong nhiều nguyên nhân góp phần vào tình trạng ô nhiễm môi trường của Thủ đô
Ô nhiễm không khí ở các khu công nghiệp mang tính cục bộ, tập trung nhiều ở các KCN cũ, do các nhà máy trong KCN sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải, một số KCN còn nằm xen kẽ với các khu dân
cư Hiện trạng ô nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu là ô nhiễm bụi, một số KCN
có xuất hiện ô nhiễm CO, SO2, NO2
Nước thải từ các KCN có thành phần đa dạng, chủ yếu là các chất lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và một số kim loại nặng Khoảng 70% lượng nước thải từ các KCN được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ô nhiễm môi trường nước mặt Chất lượng nước mặt tại những vùng chịu tác động của nguồn thải từ các KCN đã suy thoái, đặc biệt tại các lưu vực sông
Trang 20Lượng chất thải rắn phát sinh tại các KCN có chiều hướng gia tăng, trong đó thành phần CTR nguy hại chiếm khoảng 20% tỷ lệ CTR có thể tái chế hoặc tái sử dụng khá cao Công tác thu gom, vận chuyển, tái chế tại các KCN còn nhiều bất cập, đặc biệt đối với việc quản lý, vận chuyển và đăng ký nguồn thải đối với chất thải nguy hại [2]
1.3.1 Ô nhiễm môi trường nước
Theo mức độ nguy hại, nước thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp và khu công nghiệp là nguồn gây áp lực lớn nhất đến môi trường nước mặt Hoạt động sản xuất công nghiệp của Hà Nội tạo nguồn thải lớn Tuy nhiên, mỗi ngành sản xuất có đặc trưng nước thải khác nhau và mức độ gây ô nhiễm môi
trường nước cũng khác nhau
Bảng 1.4 Xếp hạng các ngành có tải lượng ô nhiễm nước cao nhất tại Hà Nội[7]
5 Các hoá chất cơ bản, trừ phân bón và hợp chất nitơ 244,0
Trang 21Chất lượng nước thải đầu ra của các KCN phụ thuộc rất nhiều vào việc nước thải có được xử lý hay không, một số KCN đã đi vào hoạt động nhưng chưa hoàn thành trạm xử lý nước thải tập trung, một số đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng tỷ lệ đấu nối của các doanh nghiệp trong KCN còn thấp, nhiều doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý cục bộ nhưng không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả Thực trạng trên đã dẫn đến việc phần lớn nước thải từ các KCN khi
xả thải ra môi trường đều có các thông số ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với QCVN, cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải từ các KCN đã góp phần làm cho tình trạng
ô nhiễm tại các sông, hồ trên địa bàn TP trở nên ô nhiễm trầm trọng hơn
Bảng 1.6: Kết quả quan trắc nước thải tại một số KCN 2 đợt năm 2012[17]
Kết quả quan trắc 02 đợt năm 2012 tại bảng 1.6 cho thấy hầu hết nước thải của các KCN khi thải ra môi trường đều có các chỉ số BOD và COD, Tổng N, Amoni và
TT Thông số Đơn vị Năm
Bắc Thăng Long
Sài Đồng
B
Nam Thăng Long
Nội Bài
Quang Minh
QCVN 40:2011 (B)
7 Amoni mg/l Đợt 1 16,6 42 8,1 11,2 19
10 Đơt 2 15,5 24,2 2,9 8,9 3,7
8 Coliform MPN/
100ml
Đợt 1 1,1 x 106 5,1x106 5,1 x 104 3,6x105 2,2x105
5000 Đơt 2 3,4 x 104 2,5x105 4,8 x 103 1,5x105 3,5x103
Trang 22coliform đều vượt QCVN rất nhiều lần, khi thải vào nguồn tiếp nhận sẽ là một áp lực rất lớn đối với môi trường
Hình 1.1 Biểu đồ diễn biến chất lượng nước các sông chính của Hà Nội
giai đoạn 2006 – 2010 [13]
Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước cho các sông chính của Hà Nội cho thấy chất lượng nước sông Hồng (Chèm), sông Hồng (Duyên Hải), sông Đuống còn tương đối tốt: Chỉ số WQI nằm trong khoảng (51-75) sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác Chất lượng nước có phần được cải thiện qua các năm
Sông Cà Lồ (cầu Gia Tân – Đông Anh) chất lượng nước đã bị suy giảm Chỉ
số WQI nằm trong khoảng (26 - 50) sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác
Sông Nhuệ và sông Đáy nước đã bị ô nhiễm nghiêm trọng Chỉ số WQI nằm trong khoảng (0-25) nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai Chất lượng nước có xu hướng không ổn định qua các năm
Sông Cà Lồ (Cầu Gia Tân - Đông Anh)
Sông Nhuệ (Hà Đông)
Sông Đáy (Cầu Mai Lĩnh)
Trang 23Hình 1.2 Biểu đồ diễn biến thông số BOD 5 tại các sông chính của Hà Nội qua các năm giai
đoạn 2006 -2010 [15]
Theo kết quả quan trắc tại biểu đồ 1.2 thì thông số BOD5 tại sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ xấp xỉ hoặc vượt không nhiều QCVN 08:2008/BTNMT loại A1; giá trị của thông số này ít thay đổi qua các năm
Tại sông Nhuệ (Hà Đông) và sông Đáy (cầu Mai Lĩnh) giá trị BOD5 vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B1, thậm chí còn vượt loại B2 Mức ô nhiễm có xu hướng giảm trong những năm gần đây
Hình 1.3 Biểu đồ diễn biến thông số COD tại các sông chính của Hà Nội qua các năm giai
Sông Đuống (Cầu Đuống) (Cầu Gia Tân - Sông Cà Lồ
Đông Anh)
Sông Nhuệ (Hà Đông)
Sông Đáy (Cầu Mai Lĩnh)
Sông Đuống (Cầu Đuống)
Sông Cà Lồ (Cầu Gia Tân - Đông Anh)
Sông Nhuệ (Hà Đông)
Sông Đáy (Cầu Mai Lĩnh)
Trang 24Tại sông Nhuệ (Hà Đông) và sông Đáy (Cầu Mai Lĩnh) giá trị COD vượt không nhiều QCVN 08:2008/BTNMT loại B1, có những năm vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B2
1.3.2 Ô nhiễm môi trường không khí
Các khí thải ô nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do hai nguồn: quá trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt đông sản xuất (Nguồn điểm) và sự dò rỉ chất ô nhiễm từ quá trình sản xuất (Nguồn diện) Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở sản xuất chủ yếu mới chỉ khống chế được các khí thải từ nguồn điểm
Ô nhiễm không khí do nguồn diện và tác động gián tiếp từ khí thải hầu như vẫn không được kiểm soát, lan truyền ngoài khu vực sản xuất có thể gây tác động đến
sức khỏe người dân sống gần khu vực bị ảnh hưởng
Bảng 1.7 Xếp hạng các ngành có tải lượng ô nhiễm không khí cao nhất
5 Các hoá chất cơ bản, trừ phân bón và hợp chất nitơ 1.586,9
Trang 25Bảng 1.8.Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các KCN thuộc các
cư Hiện trạng ô nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu là ô nhiễm bụi, một số KCN
có xuất hiện ô nhiễm CO, SO2, NO2 Tuy nhiên ô nhiễm bụi chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, ở những khu đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà xưởng
Hình 1.4 Biểu đồ diễn biến nồng độ bụi TSP tại các khu dân cư chịu ảnh hưởng hoạt động
sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 [17]
Trang 26Bảng 1.9 Kết quả quan trắc không khí tại một số KCN 2 đợt năm 2012 [17]
Kết quả quan trắc tại bảng 1.9 cho thấy nồng độ SO2, CO, Bụi, Benzen,
Toluen, ồn tương đương tại hầu hết các KCN đều thấp hơn QCVN, môi trường
không khí tại các KCN hầu hết đều tốt
1.3.3 Ô nhiễm môi trường đất
Theo các số liệu tổng kết từ trước đến nay cho thấy, đất nông nghiệp của Thủ
đô thuộc dạng đất chua phèn, hàm lượng chất dinh dưỡng không cao, hàm lượng
TT Thông số Đơn vị Năm
Bắc Thăng Long
Sài Đồng
B
Nam Thăng Long
Nội Bài Quang
Minh
QCVN 05:2009
1 SO2 mg/m3 Đợt 1 303,5 310,2 306,4 308,8 353,5
350 Đơt 2 288,9 308,5 282,9 282,5 294,7
2 NO2 mg/m3
Đợt 1 135,7 149,7 140,9 133,2 164,5
200 Đơt 2 130,2 149,0 123,2 125,3 119,2
3 CO mg/m3
Đợt 1 7683 8967 6343 8195 9636
30000 Đơt 2 7129 8446 6936 7684 6958
4 Bụi tổng mg/m3 Đợt 1 250 223 246 216 266
300 Đơt 2 241 282 227 239 239
5 Benzen mg/m3
Đợt 1 21,2 24,1 22,7 23,9 24,1
22
QCVN 06:2009
26:2010 Đơt 2 63,2 69,1 64,4 63,7 63,9
Trang 27Nitơ tổng số ở mức trung bình, độ trao đổi kém Chất lượng đất bước đầu có dấu hiệu ô nhiễm bởi các yếu tố như chất hoá học, hàm lượng kim loại nặng, hoá chất bảo vệ thực vật, Tình trạng ô nhiễm này không phải lúc nào cũng tập trung ở những khu vực nhất định Các chất độc trong đất có thể bị rửa trôi vào các tầng nước mặt, nước ngầm, lan truyền sang các vùn lân cận và có mặt trong nước mưa hoặc các hạt bụi
Đánh giá của Ngân hàng Thế giới trong Báo cáo “Đánh giá và phân tích tác động ô nhiễm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam” năm 2008 đã chỉ ra 30 tỉnh có chỉ số ô nhiễm cao nhất.Trong đó, Thủ đô Hà Nội có chỉ số ô nhiễm đất đứng thứ 2 (sau Tp Hồ Chí Minh) Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh nằm trong 2 khu vực ô nhiễm đất chính của cả nước
Bảng 1.10 Xếp hạng các ngành có tải lƣợng ô nhiễm đất cao nhất
6 Các hóa chất cơ bản (trừ phân bón và hợp chất nitơ) 796,7
Trong những năm vừa qua với sự phát triển của các cơ sở sản xuất công nghiệp, quá trình xả thải không qua xử lý của các nguồn nước thải công nghiệp đã gây ô nhiễm kim loại nặng đối với môi trường đất
Trang 28Theo các kết quả phân tích hàm lượng của một số oxyt kim loại có trong đất cho thấy, hiện nay, chất lượng đất bắt đầu có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng như Cd, As, Cr, Cu, Zn, Ni, Pb và Hg, Có thể thấy, đến thời điểm hiện nay môi trường đất đã bắt đầu bị ảnh hưởng bởi các oxyt kim loại nặng có mặt trong các nguồn nước thải công nghiệp bị ô nhiễm
Hình 1.5 Hàm lượng các nguyên tố Cu, Zn, Pb tổng số của đất nông nghiệp bị ảnh hưởng
nguồn ô nhiễm vùng ngoại thành và phụ cận thành phố Hà Nội [14]
1.3.4 Hiện trạng phát sinh CTR – CTNH
Chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội rất lớn về mặt khối lượng, phức tạp về mặt thành phần CTR sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại, vào khoảng 60% Các CTR công nghiệp chiếm 10%, chất thải xây dựng chiếm khoảng 20-25%, chất thải nông nghiệp và nông thôn chiếm khoảng 5 - 8% và chất thải phân bùn bể phốt chiếm khoảng 5- 8% CTR phát sinh của Hà Nội không ngừng tăng lên theo tốc độ phát triển của Thành phố Theo số liệu thống kê đến năm 2011, tổng lượng thải trong thành phố là khoảng 8500 tấn/ngày Khối lượng phát thải trung bình giai đoạn hiện nay là 0,7 - 0,8kg/người/ngày đối với khu vực ngoại thành và xấp xỉ 1kg/người/ngày đối với khu vực nội thành
Trang 29Hình 1.6 Phát sinh CTR của Hà Nội [10]
Tổng khối lượng chất thải công nghiệp phát sinh trong của thành phố Hà Nội trung bình 850tấn/ngày, khu vực Hà Nội cũ là 550 tấn/ngày trong đó có 110 tấn/ngày chất thải công nghiệp nguy hại, khu vực Hà Nội mới phát sinh khoảng 300 tấn/ngày trong đó có 60 -70 tấn/ngày chất thải công nghiệp nguy hại
Chất thải công nghiệp không nguy hại chủ yếu gồm các thành phần như kim loại, gỗ.v.v Chất thải công nghiệp nguy hại gồm dầu đốt, bùn thải, hóa chất hữu cơ… CTR công nghiệp phát sinh tại khu vực nội thành Hà Nội có thành phần rất đa dạng, phụ thuộc vào các nguyên liệu đầu vào, quy trình công nghệ và loại sản phẩm đầu ra của từng cơ sở sản xuất và dịch vụ liên quan
- Nhóm ngành hóa chất: Hóa chất cơ bản, hóa chất công nghiệp (kể cả cơ khí công nghiệp), hóa chất dân dụng, bột giặt, phân bón CTR của nhóm ngành này chủ yếu là xỉ than, phôi, bavia kim loại, giẻ lau chứa hóa chất và dầu mỡ, bao bì nhựa không chứa hóa chất…
.0 1000.0
Trang 30- Nhóm ngành luyện kim: Cán, luyện, đúc kim loại CTR của ngành này chủ yếu là xỉ nhôm, bao bì hỏng và bùn thải
CTR sinh hoạt tại các cơ sở công nghiệp có khối lượng tương đối nhỏ, chỉ chiếm khoảng 4% tổng lượng CTR phát sinh của cơ sở công nghiệp Thành phần CTR sinh hoạt phát sinh từ các đơn vị sản xuất cũng giống như thành phần CTR sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư đô thị
Sự gia tăng chất thải công nghiệp đã và đang tạo ra tình trạng quá tải trong các
cơ sở sản xuất và một phần không nhỏ được đổ thẳng cùng rác thải sinh hoạt tới bãi rác và ra môi trường xung quanh Việc lưu giữ và đổ thải (không qua xử lý) các chất thải này không những ảnh hưởng tới việc đầu tư phát triển công nghiệp, các tổ chức
cá nhân trong và ngoài nước mà còn rất nguy hiểm đến sức khỏe con người cũng như môi trường sống
Thực tế hiện nay, ở nhiều nơi chất thải công nghiệp bao gồm chất thải nguy hại chưa phân loại tại nguồn theo đúng quy định, hơn nữa còn bị trộn lẫn với các chất thải công nghiệp khác, nhất là ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thậm chí còn được đổ chung với chất thải sinh hoạt Các chất thải này gồm nhiều dạng thải khác nhau như từ các ngành
cơ khí, in ấn, tẩy nhuộm… ước tính vài chục tấn/ngày Ngoài ra các cơ sở sản xuất này cũng không đăng ký với cơ quan quản lý môi trường về chất thải công nghiệp
Việc lưu giữ chất thải và bố trí quy trình phân loại và vệ sinh công nghiệp còn kém ở nhiều nơi gây rò rỉ các chất độc hại như axit, dầu thải hay kim loại nặng do tồn lưu xỉ kim loại đã tạo ra tác động tiêu cực tới thủy vực xung quanh
Trang 31CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ
án trong KCN có quy mô thuộc thẩm quyền phê duyệt của tỉnh), UBND huyện (đối với một số dự án quy mô nhỏ) và một số Bộ, ngành khác (đối với một số dự án có tính đặc thù)
Bên cạnh đó, cũng theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định của Chính phủ, liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý môi trường của các KCN còn có: Ban quản lý các KCN; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN
Hình 2: Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường KCN
Trang 32Công tác quản lý và bảo vệ của Hà Nội trong những năm qua đã được quan tâm thể hiện qua hàng loạt các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật Với các nội dung như: hệ thống bộ máy tổ chức quản lý môi trường cũng được củng
cố, kiện toàn Trách nhiệm của các cơ quan quản lý cũng được tăng cường hơn Các công cụ trong quản lý môi trường cũng được tăng cường triển khai thực hiện Đó là các hoạt động lập, thẩm định báo cáo ĐMC, báo cáo ĐTM, các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm, quan trắc và thông tin môi trường, áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường Chủ động quan tâm, tiếp cận các nguồn vốn đầu
tư, hợp tác quốc tế, nâng cao nhận thức cộng đồng và xã hội hóa công tác BVMT
2.1.2 Công tác quan trắc môi trường tại các KCN của Hà Nội
Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã dành toàn bộ chương X quy định về tổ chức quan trắc môi trường và cung cấp thông tin môi trường Theo luật định, hệ thống quan trắc môi trường gồm: mạng lưới quan trắc hiện trạng môi trường quốc gia; Quan trắc tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực; Quan trắc hiện trạng môi trường của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Quan trắc tác động môi trường từ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu vực sản xuất
và dịch vụ tập trung Theo luật Bảo vệ môi trường 2005 và các nghị định, thông tư dưới luật thì
- Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quan trắc môi trường nói chung, quan trắc đối với tác động môi trường từ hoạt động sản xuất tại các KCN nói riêng, phục vụ các yêu cầu của công tác BVMT và định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của thành phố; thực hiện theo sự phân công trách nhiệm của UBND Thành phố Hà Nội thì Sở TN&MT Hà Nội là cơ quan tham mưu cho ủy ban, chịu trách nhiệm trước UBND về công tác BVMT, theo dõi, giám sát về môi trường là đơn vị thực hiện công tác QTMT toàn thành phố và tại các KCN,
Căn cứ theo luật Bảo vệ môi trường và các nghị định, thông tư hướng dẫn về công tác BVMT thì ngoài Sở TN&MT Hà Nội là cơ quan thực hiện quan trắc, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, đánh giá tác động của hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các KCN tới môi trường còn có các cơ quan sau: