Xuất khẩu và nhập khẩu là hai hoạt động quan trọng của thương mại quốctế,nếu thương mại quốc tế là sự trao đổi mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ nhằm mụctiêu lợi nhuận giữa các thương n
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài khóa luận.
Hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra với tốc độ nhanhchóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, ở cả cấp độ khu vực và thế giới, với sự phát triểnmạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại và kinh tếquốc tế giữa các quốc gia ngày càng mạnh mẽ
Việt Nam đã và đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nướcđưa nền kinh tế hội nhập vào dòng chảy kinh tế chung của khu vực và thế giới Và ngoại thương chính là chiếc cầu nối tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa giữa các doanh
nghiệp trong nước và ngoài nước thông qua mua bán Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế và mang lại nhiều nguồn lợi đáng kể cho các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển nhưViệt Nam
Và trong sự lớn mạnh của lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu của đất nước, cácdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đóng vai trò rất quan trọng vì đó là các doanhnghiệp cấu thành nên hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam Trong bối cảnh đó, Công
ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu INTIMEX đã, đang và sẽ đóng góp một phần không nhỏvào quá trình mở rộng và tăng cường hiệu quả kinh tế - xã hội
Với cuộc sống mà thời gian chủ yếu dành cho công việc như hiện nay, thì nhu cầu
được con người quan tâm nhiều nhất đó là nhu cầu dinh dưỡng Và để thỏa mãn được nhu cầu này, có thể nói mặt hàng thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng Bên cạnh
thực phẩm tươi sống, ngày nay, để tiết kiệm được thời gian, người tiêu dùng còn có sự
lựa chọn khác đó là thực phẩm đông lạnh Cùng đóng góp đem lại cho người dùng những
sản phẩm tốt nhất, giúp tiết kiệm thời gian chế biến nhất, chúng ta không thể không nhắc
đến vai trò của CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX Công ty đã
ghi lại dấu ấn trên thị trường với vai trò là nhà nhập khẩu và phân phối hàng đầu cả nước
Và em, một sinh viên chuyên ngành kinh tế có cơ hội được thực tập, được tiếp cận vớihoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty Chính thực tế ấy đã hướng em đến với đề
tài khóa luận tốt nghiệp : “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
Trang 2HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY CP XNK INTIMEX”
2 Mục tiêu khóa luận.
- Phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu thực phẩm đông lạnh tại Công ty CổPhần Xuất Nhập Khẩu Intimex (Intimex Hồ Chí Minh)
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàngthực phẩm đông lạnh của Công ty trong thời gian tới
3 Phương pháp nghiên cứu khóa luận.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, tổng hợp vàphân tích số liệu dựa trên các số liệu thu thập từ công ty
4 Phạm vi nghiên cứu khóa luận.
Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Intimex
Thời gian thực hiện: 15/08/2010 – 11/10/2010
5 Giới thiệu kết cấu chuyên đề :
Khóa Luận bao gồm 3 chương
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG THỰC PHẨM
ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY CP XNK INTIMEX
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY CP XNK INTIMEX
Trang 3CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm về Nhập Khẩu.
Trong xu thế quốc tế hoá ngày nay đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ramạnh mẽ Xuất khẩu và nhập khẩu là hai hoạt động quan trọng của thương mại quốctế,nếu thương mại quốc tế là sự trao đổi mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ nhằm mụctiêu lợi nhuận giữa các thương nhân có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau vànói rằng xuất khẩu là một hình thức tất yếu của các công ty kinh doanh quốc tế khi xâmnhập thị trường quốc tế thì nhập khẩu cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng bởi
vì xuất khẩu của nước này sẽ là nhập khẩu của nước kia và ngược lại, nó là một mặtkhông thể tách rời của nghiệp vụ ngoại thương Đã có không ít những cách hiểu khác
nhau về nhập khẩu nhưng xét trên góc độ trung nhất thì nhập khẩu được hiểu là sự mua hàng hoá dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái sản xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận
1.2 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Sau khi hợp đồng nhập khẩu được kí kết, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu- với
tư cách một bên kí kết – phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó Đây là công việc rất quantrọng và phức tạp, nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời phải đảmbảo được quyền lợi của quốc gia và uy tín của doanh nghiệp Về mặt kinh doanh, trongquá trình thực hiện các khâu công việc để thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh xuấtnhập khẩu phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao doanh lợi và hiệu quả toàn
bộ hoạt động giao dịch
Để thực hiện hợp đồng nhập khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành theo trình tựcác công việc sau:
1.2.1 Xin giấy phép nhập khẩu
Theo nghị định số 57 / 1998/ CP quy định các doanh nghiệp thuộc các thànhphần kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật được phép xuất nhập khẩu hànghoá theo nghành nghề đã đăng kí theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh - điều nàykhẳng định quyền nhập khẩu hàng hoá theo nghành nghề đã đăng kí của các doanhnghiệp được thành lập hợp pháp có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh – với các hànghoá không thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu có điều kiện thì doanh nghiệp cóquyền nhập khẩu mà không cần xin giấy phép nhập khẩu Tuy nhiên, khi tiến hành nhậpkhẩu doanh nghiệp phải đăng kí mã số kinh doanh xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh,thành phố Còn nếu loại hàng hoá mà doanh nghiệp cần nhập khẩu thuộc danh mục
Trang 4hàng nhập có điều kiện thì doanh nghiệp phải xin hạn nghạch nhập khẩu hoặc giấy phépnhập khẩu của Bộ thương mại hoặc bộ quản lí chuyên nghành.
1.2.2 Mở L/C
Nếu là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, bên mua phải làm thủ tục mởL/C Thông thường L/C được mở trước 20 ngày đến 25 ngày trước thời gian giao hàng.L/C là một văn bản pháp lí trong đó ngân hàng mở L/ C cam kết trả tiền cho nhà xuấtkhẩu nếu họ trình được chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của L/C Căn cứ để
mở L/C là cavcs điều khoản của hợp đồng
Bộ hồ sơ mở L/C bao gồm
+ Đơn xin mở thư tín dụng
+ Giấy phép nhập khẩu của Bộ thương mại cấp
+ Hợp đồng thương mại ( bản sao)
Ngoài ra còn phải nộp một số giấy tờ có liên quan đến thủ tục thanh toán và kíquỹ như:
+ Uỷ nhiệm chi ngoại tệ để trả thủ tục phí
+ Uỷ nhiệm chi ngoại tệ để kí quỹ mở L/C
Hoặc đơn xin mua ngoại tệ để kí quỹ và trả thủ tục phí
Hoặc hợp đồng vay ngoại tệ tiềnVNĐ ( trong trường hợp xin vay để thanh toánL/C)
Trong đơn xin mở L/C phải đề cập đầy đủ những nội dung chính sau:
+ Tên ngân hàng thông báo
+ Loại L/C, số, ngày, ngày phát hành
+ Thời gian và địa điểm hết hiệu lực của L/C
+ Tên và địa chỉ của người thụ hưởng
+ Tên và địa chỉ của người xin mở L/C
+ Trị giá thư tín dụng
+ Bộ chứng từ phải xuất trình để thanh toán
+ Mô tả hàng hoá
+ Đơn giá
+ Điều kiện giao hàng
+ Giao hàng từng phần hay toàn bộ
+ Điều kiện về hàng hoá: Bao bì, đóng gói, kí mã hiệu
Trang 5Phí phát sinh ngoài địa phận nước Việt Nam
Phí tu chỉnh L/C do bên bán hoặc bên mua chịu
+ Chỉ thị do ngân hàng về thanh toán lô hàng và cách thức gửi bộ chứng từ thanhtoán
+ Mức kí quỹ của đơn vị nhập khẩu
1.2.3 Thuê phương tiện vận tải
Trong trường hợp nhập khẩu FOB chúng ta phải tiến hành thuê tàu dựa vào cáccăn cứ sau:
+ Những điều khoản của hợp đồng
+ Đặc điểm của hàng hoá mua bán
+ Điều kiện vận tải
Lựa chọn thuê tàu được căn cứ vào khối lượng và đặc điểm hàng hoá chuyên trởsao cho thuận lợi nhất
Thực tế điều kiện về tàu ở nước ta nay rất hạn chế, kinh nghiệm thuê tàu nướcngoài chưa nhiều nên thông thường là nhập khẩu theo điều kiện CIF
1.2.4 Mua bảo hiểm cho hàng nhập khẩu.
Trường hợp nhập khẩu theo điều kiện CFR,CIF thì đơn vị phải mua bảo hiểmcho lô hàng đó Số tiền bảo hiểm thường bằng 110% trị giá CIF của lô hàng, các rủiđược bảo hiểm phải khớp với quy định của thư tín dụng
Hợp đồng bảo hiểm thư\ờng có hai loại chủ yếu: Hợp đồng bảo hiểm chuyến vàhợp đồng bảo hiểm bao
Hợp đồng bảo hiểm chuyến là hợp đồng bảo hiểm một chuyến từ một địa điểmnày đến một địa diểm khác đã ghi trong hợp đồng bảo hiểm Người bảo hiểm chỉ chịutrách nhiệm về hàng hoá trong phạm vi một chuyến khi mua bảo hiểm chuyến, đơn vịngoại thương phải gửi đến Công ty bảo hiểm một văn bản gọi là “ Giấy yêu cầu bảohiểm” Dựa trên “ Giấy yêu cầu bảo hiểm “ này, đơn vị và Công ty bảo hiểm đàm phán
kí kết hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng này được thể hiện dưới hai hình thức: Đơn haygiấy chứng nhận bảo hiểm
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm gồm các điểm chú ý sau :
+ Ngày cấp đơn bảo hiểm
+ Tên và địa chỉ người mua bảo hiểm
+ Tên hàng được bảo hiểm
+ Quy cách đóng gói, bao bì, kí mã hiệu của hàng
+ Tên tàu
+ Cách xếp hàng trên tàu
+ Cảng khởi hành, cảng chuyển tải ( nếu có ) cảng đến
Trang 6+ Ngày tàu khởi hành
+ Trị giá hàng được bảo hiểm
+ Điều kiện hàng được bảo hiểm
+ Phí bảo hiểm
+ Địa chỉ và và giám định viên nơi đến
+ Nơi trả tiền bồi thường, do người được bảo hiểm chọn
+ Số bán đơn bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng trong đó người bảo hiểm nhận bảo hiểm một
khối lượng hàng vận chuyển trong nhiều chuyến kế tiếp nhau ( thời hạn là 1 năm ), vàkhi kí kết hợp đồng bảo hiểm chưa rõ khối lượng hàng là bao nhiêu Hợp đồng bảohiểm này quy định, khi giao hàng xuống tàu xong đơn vị chỉ gửi đến Công ty bảo hiểmmột thông báo bằng văn bản gọi là “giâý báo bắt đầu vận chuyển” theo mẫu
Trong hợp đồng này, hai bên thoã thuận các vấn đề chung nhất có tính nguyêntắc như: Nguyên tắc chung -Phạm vi trách nhiệm -Việc đóng gói hàng -loại phươngtiện vận chuyển -cách yêu cầu bảo hiểm -Cách tính trị giá bảo hiểm - Phí bảo hiểm
và thanh toán phí bảo hiểm - Giám định khiếu nại, đòi bbồi thường - Hiệu lực củahợp đồng -Xử lí tranh chấp
Các đơn vị ngoại thương Việt Nam thường bảo hiểm hàng nhập khẩu theo hợpđồng bảo hiểm bao chuyến
1.2.5 Làm thủ tục hải quan
Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày khi hàng nhập cảng, doanh nghiệp phải tiến hànhlàm thủ tục để thông quan xuất nhập khẩu
Bước1: Tự kê khai, áp mã, và tính thuế xuất nhập khẩu
Tự kê khai đầy đủ, chính xác những nội dung ghi trên tờ khai hải qua mẫuHQ2002-XNK
Dựa vào căn cứ tính thuế đã khai và xác định mã số hàng hoá, thuế suất, giá tínhthuế theo quy định để tính toán số thuế phải nộp của từng loại thuế theo quy định đểtính toán số thuế phải nộp của từng loại thuế và từng loại hàng hoá
Bộ hồ sơ khai Hải quan gồm có các loại giấy tờ phải nộp hoặc xuất trình khi làmthủ tục:
+ 01 bản sao giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
+ 01 bản sao giấy chứng nhận đăng kí mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhậpkhẩu
+ 01 tờ khai hàng nhập khẩu (2 tờ)
+ 01 bản sao hợp đồng mua bán
+ 01 bản chính và 02 bản sao hoá đơn thương mại
Trang 7+ 01 bản chính và 02 bản sao phiếu đóng gói
+ 01 đơn vận tải
+ Giấy phép xuất nhập khẩu
+ Giấy chứng nhận xuất xứ giấy chứng nhận phẩm chất, số lượng( bản chính)
Bước 2: Nhân viên hải quan kiểm tra tờ khai hải quan và bộ hồ sơ, nếu đầy đủ và
hợp lệ theo từng loại hình xuất nhập khẩu thì cho đăng kí tờ khai
Xem hồ sơ hàng hoá của mình được phân vào luồng nào( xanh - được ưu tiênthực hiện thủ tục kiểm tra giản đơn, hàng sẽ được thông quan ngay sau khi cán bộ hảiquan cấp số tờ khai và kí phúc tập hồ sơ; Luồng vàng – hàng hoá có những vướng mắcnhỏ, cán bộ sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ, tính thuế đầy đủ ; Luồng đỏ – phải kiểm tra chitiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa có đúng khai báo hay không,sau đó mới được giảiphóng hàng
Bước 3: Nhận thông báo thuế của Hải Quan và tổ chức để hải quan kiểm tra hàng
hoá
Bước 4: Căn cứ vào kết quả kiểm hoá và khai báo của ta Hải quan sẽ xác định
chính xác số thuế mà ta phải nộp và quyết định điều chỉnh số thuế phải nộp và ra quyếtđịnh số thuế phải nộp nếu cần
Bước 5: Sau khi đã nộp đủ thuế Hải quan sẽ đóng dấu “ đã làm thủ tục Hải
quan” lên trang đầu tờ khai và giao cho doanh nghiệp một bản Từ đây hàng của ta được
giải phóng
1.2.6 Nhận hàng nhập khẩu
Khi hàng hoá đã về tới cảng, hãng vận tải sẽ thông báo cho người nhập khẩu bằng “
giấy báo hàng đến” Công ty khi nhận phải tiến hành một số công việc sau:
+ Kí kết hợp đồng uỷ thác cho 1công ty giao nhận về việc nhận hàng
+ Xác nhận với công ty dịch vụ giao nhận kế hoạch tiếp nhận hàng hoá từng quý,từng năm, cơ câú hàng hoá, lịch tàu, điều kiện kĩ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển giaonhận
+ Cung cấp tài liệu cần thiết cho việc nhận hàng hoá (Vận đơn, lệnh giao hàng…)Nếu tàu biển không giao những tài liệu đó cho cơ quan vận tải
+Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập biên bản về hàng hoá vàgiải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề xảy ra trong việc giao nhận
+ Thanh toán cho công ty giao nhận các khoản phí tổn về giao nhận, bốc xếp, bảoquản và vận chuyển hàng hoá nhập khẩu
+ Thông báo cho các đơn vị đặt hàng chuẩn bị nhận hàng hoá
+ Chuyển hàng hoá về kho của doanh nghiệp hoặc trực tiếp giao cho các đơn vịđặt hàng
Trang 81.2.7 Kiểm tra hàng nhập khẩu
Hàng hoá nhập khẩu về qua cửa khẩu phải được kiểm tra Mỗi cơ quan tiến hành
kiểm tra theo theo chức năng và quyền hạn của mình Nếu phát hiện thấy dấu hiệu khôngmua bình thường thì mời bên kiểm định đến lập biên bản giám định có sự chứng kiến củabên bán và bên mua, hãng vận tải, công ty bảo hiểm Biên bản giám định phải có chữ kícủa các bên và đây là cơ sở bên mua khiếu nại, đòi bồi thường bên có liên quan
1.2.8 Thanh toán tiền hàng nhập khẩu
Thanh toán là khâu quan trọng trong thương mại quốc tế Do đặc điểm buôn bán của
người nước ngoài rất phức tạp nên thanh toán trong thương mại quốc tế phải thận trọng,tránh để xảy ra tổn thất Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau:
* Phương thức tín dụng chứng từ ( thanh toán bằng thư tín dụng) :
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó một ngân hàng( ngân
hàng mở L/C ) theo yêu cầu của khách hàng ( người nhập khẩu ) trả tiền cho người thứ bahoặc cho bất cứ người nào theo yêu cầu của người thứ ba đó, hoặc sẽ trả, chấp nhận, haymua hối phiếu khi xuất trình đầy đủ đã quy định mọi điều kiện đặt ra đều được thực hiệnđầy đủ
* Phương thức chuyển tiền :
Là phương thức trong đó người mua (người nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng của mình
chuyển một số tiền nhất định cho người xuất khẩu thông qua một ngân hàng uy tín đãđược chỉ định từ trước.các phương thức chuyển tiền chủ yếu là TTR, DP…
1.2.9 Khiếu nại khi và giải quyết tranh chấp ( Nếu có ) :
Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng xuất nhập khẩu phát hiện thấyhàng bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát, thì lập hồ sơ khiếu nại Đối tượng khiếu nạingay để khỏi bỏ lỡ thời hạn khiếu nại Đối tượng khứu nại có thể là người vận tải, Công
ty bảo hiểm … Tuỳ theo tính chất tổn thất Bên nhập khẩu phải viết đơn khiếu nại vàgửi cho bên bị khiếu nại và gửi cho bên bị khiếu nại trong thời hạn quy định, đơn khiếunại phải có kèm các chứng từ về tổn thất
Cách giải quyết khiếu nại tuỳ vào nội dung đơn khiếu nại Trường hợp không tựgiải quyết được thì làm đơn gửi lên cho trọng tài kinh tế theo quy định trong hợp đồng
1.3 Vai trò của hoạt động Nhập Khẩu đối với nền kinh tế quốc dân
Bất kì quốc gia nào cũng không thể tự sản xuất để đáp ứng một cách đầy đủ mọinhu cầu trong nước, đặc biệt trong xu thế ngày nay, đời sống nhân dân ngày càng nângcao, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, thoát khỏi nền kinh tế tự cung tự cấp,lạc hậu Mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân dựa rất nhiều về lợi thế so sánh, ở đómỗi quốc gia sẽ đẩy mạnh sản xuất có lợi thế để phục vụ cho nhu cầu trong nước và
Trang 9xuất khẩu đi các quốc gia khác Trong thực tế không có quốc gia nào là có lợi thế về tất
cả các mặt hàng, các lĩnh vực, sự bổ sung hàng hoá giữa các quốc gia đã đẩy mạnh hoạtđộng xuất nhập khẩu Những quốc gia phát triển thường xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩurất nhiều và ngược lại những nước kém phát triển thì kim nghạch nhập khẩu lớn hơnxuất khẩu
Với Việt Nam, một quốc gia mới chuyển sang nền kinh tế thị trưường gần 20 nămlại chịu nhiều hậu quả từ sự tàn phá chiến tranh Do đó hoạt dộng nhập khẩu đóng vaitrò vô cùng quan trọng trong quá trình khôi phục nền kinh tế và tiến tới quá trình CNH– HĐH đất nước Cụ thể những vai trò những vai trò được thể hiện rõ nét như sau: + Trước hết nhập khẩu sẽ bổ xung kịp thời những hàng hoá còn thiếu mà trong nướckhông sản xuất được hoặc sản xuất không đủ tiêu dùng làm cân đối kinh tế, đảm bảocho sự phát triển ổn định và bền vững, khai thác tối đa khả năng và tiềm năng của nềnkinh tế
+ Nhập khẩu làm đa dạng hoá hàng tiêu dùng trong nước, phong phú chủng loạihàng hoá, mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức sống của người dân
+ Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền toàn khu vực và trên thế giới, xoá bỏ nềnkinh tế lạc hậu tự cung, tự cấp Tiến tới sự hợp tác giữa các quốc gia là cầu nối thôngsuốt của nền kinh tế tiên tiến trong và ngoài nước, tạo lợi thế để phát huy lợi thế so sánhtrên cơ sở CNH
+ Nhập khẩu sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước không ngừng vươn lên, không ngừngtìm tòi nghiên cứu để sản xuất ra hàng hoá có chất lượng cao, đảm bảo, tăng cường sứccạnh tranh với hàng ngoại
+ Nhập khẩu sẽ tạo ra quá trình chuyển giao công nghệ, điều này tạo ra sự phát triểnvượt bậc của nền sản xuất hàng hoá, tạo ra sự cân bằng giữa các quốc gia về trình độsản xuất, tiết kiệm chi phí và thời gian
Ngoài ra nhập khẩu còn có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy xuất khẩu, góp phầnnâng cao giá trị cũng như chất lượng hàng hoá xuất khẩu thông qua trao đổi hàng hoáđối lưu, giúp Việt Nam nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới thamgia nhiều tổ chức kinh tế đặc biệt vững bước khi tham gia tổ chức thương mại thế giớiWTO
Những vai trò to lớn đó của nhập khẩu mỗi quốc gia luôn luôn cố gắng để tận dụngtối đa, đem lại sự phát triển vượt bậc trong nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên để vận dụngtối đa vai trò đó là cả một vấn đề đặt ra với đường lối phát triển của mỗi quốc gia, vớinhững quan điểm của Đảng lãnh đạo
Ở Việt Nam, có nền kinh tế xuất phát điểm rất kém, trước kia lại vận hành trong cơchế quan liêu bao cấp, nền kinh tế chỉ là tự cung, tự cấp, công nghệ trang thiết bị lại lạc
Trang 10hậu, quan hệ kinh tế lại không phát triển, hoặc chỉ phát triển trong hệ thống các nươớc
Xã Hội Chủ Nghĩa trong khi đấy các nước này cũng có nền kinh tế kém phát triển Vậnhành trong nền kinh tế như thế sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế và hoạt động xuất nhậpkhẩu diễn ra với kim nghạch nhỏ bé, bó hẹp trong một vài quốc gia cùng chế độ Đặcbiệt là quan hệ kinh tế Việt Nam với Liên Xô cũ dưới hình thức viện trợ và mua bántheo nghị định thư hoặc trao đổi hàng hoá đối lưu, cộng thêm vào đó là sự quản lí cứngnhắc của nhà nước làm mất đi sự năng động linh hoạt trong quan hệ kinh tế quốc dânchủ yếu là doanh nghiệp nhà nước với cơ cấu tổ chức bộ máy cồng kềnh, bị độc quyền,hoạt động theo tư tưởng quan liêu, tốc độ công việc nhập khẩu diễn ra trì trệ kém hiệuquả hoạt động nhập khẩu phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự tham gia của nhiều
cơ quan chức trách Trong khi trên khu vực và trên thế giới nền kinh tế đã phát triểnmạnh mẽ, linh hoạt và đem lại hiệu quả cao Xu thế tất yếu ấy đã đòi hỏi Việt Nam phảithay đổi để phù hợp với nền kinh tế trên thế giới, những tư tưởng lạc hậu ấy cần đượccải tiến và xoá bỏ thay thế vào đó là những cái mới tiến bộ hơn, linh hoạt hơn Đó chính
là vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướngXHCN
Từ khi nền kinh tế thị trường thay thế nền kinh tế tự cung, tự cấp đã có nhiều thayđổi tiến bộ theo hướng có lợi cho đất nước Nền kinh tế đóng đã hoàn toàn bị diệt vongthay thế vào đó là nền kinh tế mở, hợp tác, quan hệ trên cơ sở cùng có lợi chuyển từ tưtưởng đối đầu sang đối thoại Các chính sách mở rộng nhập khẩu đã bước đầu phát huyđược vai trò to lớn của nó, tạo ra thị trường sôi động với khối lượng hàng hoá đa dạng,phong phú, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ về hàng hoá không ngừng tăng lên về giá trị
và chất lượng, thu hút được sự tham gia của của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phầntheo đường lối của Đảng Một lần nữa khẳng định vai trò của hoạt động nhập khẩu Đểtiếp tục bước đi trên con đường đúng đắn đó và tiến thêm những bước vững chắc hơntrong tương lai thì trách nhiệm không thuộc về riêng ai, cần hơn ai hết sự lãnh đạo, chỉđường và động viên của các cơ quan chức trách, tinh thần học hỏi, lao động, nghiên cứutìm tòi cố gắng hết mình của từng doanh nghiệp, từng cán bộ công nhân viên hoạt độngtrong xuất nhập khẩu nói chung và trong nhập khẩu nói riêng Cụ thể sự cố gắng hếtmình đó phải được thể hiện trên các góc độ
+ Thu hút và mở rộng sự tham gia của mọi thành phần kinh tế và hoạt động ngoạithương nhưng dưới sự quản lí của nhà nước
+ Hoạt động kinh tế đối ngoại phải đảm bảo được nguyên tắc trong quan hệ thươngmại quốc tế
+ Không ngừng tạo ra chữ tín đối với các đối tác, tôn trọng chủ quyền của nhau,bình đẳng cùng có lợi
Trang 11+ Lấy hiệu quả kinh tế chung của xã hội làm đầu, kết hợp giữa lợi ích riêng của đơn
vị kinh doanh với lợi ích của toàn xã hội
Muốn thực hiện được những chủ trương đặt ra đòi hỏi phải biết:
+ Sử dụng triệt để lợi thế, phát huy tối đa năng lực sẵn có, không được để xảy ratình trạng khan hiếm ngoại tệ
+ Hoạt động phải mang lại hiệu quả kinh tế cao mà không vi phạm các điều ướcquốc tế
+ Nhập khẩu nhưng phải thúc đẩy và bảo vệ sản xuất trong nước
+ Cân đối giữa kim nghạch xuất khẩu và nhập khẩu
+ Ưu tiên nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu
+ Xây dựng thị trường nhập khẩu lâu dài, ổn định, bền vững
Kết luận chương 1 : Thực hiện những nguyên tắc trên sẽ gặp phải không ít những khó khăn từ sự tác động chủ quan và khách quan Các doanh nghiệp rất cần đến sự hỗ trợ kịp thời thích đáng của các cơ quan lãnh đạo nhà nước để các doanh nghiệp từng bước tiến kịp trình độ quốc tế Và Intimex hochiminh không phải là ngoại lệ, hoạt động với mô hình là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên công ty cũng chịu sự chi phối của rất nhiều cơ quan quản lí nhà nước trong lĩnh vực hàng thực phẩm đông lạnh,, để hiểu rõ
hơn vấn đề này, chúng ta sẽ tới chương 2.
Trang 12CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH TẠI
CÔNG TY CP XNK INTIMEX.
2.1 Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Tháng 9 năm 1995, Chi nhánh Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex (Intimex Hochiminh) đã được thành lập.Từ chỗ chỉ là một chi nhánh nhỏ nhưng sau hơn một thập
niên xây dựng và phát triển, Intimex Hochiminh đã có sự trưởng thành vượt bậc Thựchiện chủ trương của Chính phủ về việc chuyển hóa các doanh nghiệp Nhà nước sangcông ty cổ phần nhằm phát huy tốt nội lực sẵn có trong doanh nghiệp, giảm bớt gánhnặng cho Nhà nước về vốn, đồng thời tạo cho doanh nghiệp có điều kiện chủ động pháttriển mạnh mẽ và sáng tạo hơn trong nền kinh tế thị trường góp phần thúc đẩy đất nướcngày càng phát triển Hội tụ đầy đủ các điều kiện để thực hiện cổ phần hóa, vì vậy, ngày
01 tháng 07 năm 2006 Intimex Hochiminh chính thức bước vào hoạt động dưới loại hìnhcông ty cổ phần với tên gọi là:
Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Intimex (Intimex Hochiminh).
Sau cổ phần hóa, Intimex Hochiminh phát triển rất nhanh cả về quy mô tổ chứcvới hoạt động kinh doanh Hiện tại, công ty đang quản lý 6 chi nhánh ở: Bình Dương,Tây Ninh, Buôn Ma Thuột, Mỹ Phước, Hà Nội, Cần Thơ và 1 trung tâm thương mại đặttại Thành phố Buôn Ma Thuột Intimex Hochiminh hiện đã trở thành một trong 500doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng về kim ngạch và doanh thu bìnhquân từ 20-50%/ năm Đặc biệt, ở lĩnh vực cà phê và hồ tiêu, công ty đang là một trongnhững doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu Việt Nam Kim ngạch xuất nhập khẩu bình quâncủa Intimex Hochiminh đã vượt 300 triệu USD, với doanh thu hàng năm đạt hơn 7.000 tỷđồng
- Năm 2009, công ty đã được báo Vietnamnet xếp hạng thứ 10 trong số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VNR500)- Tiêu chí được xếp hạng trong số này là tổng doanh thu hàng năm của công ty.
Chặng đường 15 năm vừa xây dựng vừa phát triển đối với một doanh nghiệpkhông phải là dài nhưng Intimex Hochiminh đã tạo dựng được chỗ đứng khá vững chắc
Trang 13trên thương trường, uy tín thương hiệu Intimex Hochiminh dần được khẳng định ở thịtrường trong và ngoài nước.
Một số thông tin về Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Intimex hiện nay
Tên công ty: Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Intimex.
Tên giao dịch đối ngoại: Intimex Import- Export Joint Stock Company.
Tên viết tắt: Intimex Hochiminh.
Địa chỉ: 61 Nguyễn Văn Giai, phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM.
Điện thoại: (08) 38201754- 38203033 Fax: (08) 8201997- 8208988
Email: intimexhcm@intimexhcm.com
Website: www.intimexhcm.com
Ngày thành lập: 01/07/2006.
Vốn điều lệ: 160.000.000.000đ.(một trăm sáu mươi tỉ đồng).
Các chi nhánh đặt tại: Bình Dương, Tây Ninh, Buôn Ma Thuột, Mỹ Phước,
Hà Nội, Cần Thơ và trung tâm thương mại Intimex Fuso ở Buôn Ma Thuột
Các công ty thành viên : 1/công ty CP Bê tông Hòa Cầm ( đặt tại Đà Nẵng)
2/công ty CP đầu tư Intimex (đặt tại TPHCM)
2.1.2.Cơ cấu tổ chức của công ty.
Về cơ cấu tổ chức: Intimex Hochiminh được tổ chức theo hình thức trực tuyến
chức năng Trong đó vai trò của Tổng Giám Đốc có ảnh hưởng lớn nhất trong hoạt độngcủa công ty Các phòng chức năng có vai trò ngang nhau về quyền hạn và chịu sự kiểmsoát chi phối của Tổng Giám Đốc Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của Intimex
Hochiminh
Trang 14Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Intimex Hochiminh
Chi nhánh Tây Ninh
Chi nhánh Buôn Ma Thuột
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Cần Thơ
Chi nhánh Mỹ Phước
TTTM Buôn Ma Thuột
Trang 15Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
Là cơ quan quản lý công ty có quyền quyết định các chiến lược, cơ cấu tổ chức,quy chế quản lý nội bộ công ty, và quyết định thành lập các chi nhánh trực thuộc công ty
Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông
Được quyền quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty để huyđộng vốn
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác
Ban kiểm soát:
Có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt độngkinh doanh tại công ty Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từngvấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động của công ty
Ban Giám đốc: gồm có Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc.
Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, được bổ nhiệm bởiHội đồng quản trị.Có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến các hoạt độnghàng ngày của công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.Tổ chứcthực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, bố trí cơ cấu tổ chức,quy chế quản lý nội bộ của công ty
Phó Tổng Giám đốc có nhiệm vụ hỗ trợ, phụ giúp công việc cho Tổng Giám đốc,phụ trách việc quản lý các phòng ban, tổng hợp các báo cáo kinh doanh xuất nhập khẩu
Phòng tổ chức hành chính:
Chịu trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự, đôn đốc việc chấp hành điều lệ, kỷ luậtlao động trong cán bộ, nhân viên công ty, giải quyết chế độ tiền lương, và các chế độkhác theo quy định Tuyển dụng, bố trí lao động theo đúng yêu cầu công việc.Tổ chứcbồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viêntrong công ty
Phòng tài chính kế toán:
Quản lý về mặt tài chính của công ty, theo dõi tình hình thu chi của đơn vị, tínhtoán hiệu quả hoạt động của công ty thông qua doanh lợi hàng năm.Tham mưu cho BanGiám đốc về hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình hoạt động kinhdoanh.Thực hiện các chức năng, chế độ tài chính kế toán do Nhà nước quy định Đồng
Trang 16thời hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác kế toán theo đúng chế độ củaNhà nước.Làm tốt công tác cân đối phục vụ kinh doanh bằng cách tận dụng mọi nguồnvốn nhàn rỗi, tránh không bị chiếm dụng vốn, đảm bảo phát lương thưởng cho cán bộcông nhân viên kịp thời, đầy đủ.
Phòng kinh doanh xuất khẩu:
Có nhiệm vụ cân đối, lên kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng để tiến hành giao dịch,đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương, đảm bảo được tiến độ kinh doanh Đồng thờicân đối khả năng nguồn lực của công ty, phân phối giao quyền cho các đơn vị trực thuộc
để thực hiện đúng kế hoạch đề ra Công việc chủ yếu là nghiên cứu thị trường về các mặthàng xuất khẩu của công ty, thăm dò nhu cầu, thị hiếu về các mặt hàng, giá cả, nguồnhàng, vị thế thị trường, tìm khách hàng trong và ngoài nước Tổ chức và thực hiện cáchoạt động liên quan đến xuất khẩu như: xin giấy chứng nhận xuất xứ, khai báo hải quan,nhập và xuất kho hàng hóa, lập các chứng từ thanh toán…
Tổ chức và trực tiếp thực hiện các hợp đồng, giải quyết các vấn đề phát sinh trongquá trình thực hiện hợp đồng đó.Lập kế hoạch kinh doanh dựa trên cơ sở báo cáo thống
kê định kỳ và thực tế của thị trường, đề ra những biện pháp để thực hiện kế hoạch kinhdoanh
Phòng kinh tế tổng hợp:
Làm nhiệm vụ tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của công ty
Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các kế hoạch kinh doanh của công ty
Quản lý bộ phận tin học nhằm đảm bảo tốt hoạt động mạng nội bộ trong công ty
Trung tâm thương mại:
Trung tâm thương mại có nhiệm vụ lên kế hoạch nhập khẩu hàng hóa và tiến hànhđàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương, đảm bảo được phương án kinh doanh tối ưu
Bên cạnh công việc chủ yếu là tổ chức và thực hiện các hoạt động liên quan đếnnhập khẩu như: xin giấy phép nhập khẩu, khai báo hải quan, lập các chứng từ thanhtoán… Trung tâm thương mại còn có vai trò điều phối mảng Kinh doanh nội địa
2.2 Tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu đối với công ty.
Ngoại thương luôn là hoạt động hai chiều: Xuất khẩu và Nhập khẩu Nếu như lợiích của xuất khẩu là tạo nguồn vốn cho nhập khẩu thì nhập khẩu là sự bổ sung cần thiết
Trang 17để tạo nên tính cân đối của cán cân thương mại Và đối với Intimex Hochiminh cũng vậy,xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chủ lực, tuy nhiên những thành tựu mà công ty đạt
được không thể không nhắc đến vai trò của nhập khẩu
Công ty là một trong những nhà phân phối lớn cho thị trường nội địa với nhiềumặt hàng thiết yếu và đa dạng như: Thực phẩm đông lạnh các loại, Điện gia dụng ( tủlạnh, máy giặt, bếp ga âm,…), Sắt thép,… Chất lượng cao, giá cả hàng hóa hợp lý khôngchỉ góp phần làm gia tăng lợi nhuận hàng năm mà còn đưa thương hiệu IntimexHochiminh ngày càng đứng vững trên thương trường
Dân số Việt Nam hiện có hơn 85 triệu người, cuộc sống con người ngày càngđược hoàn thiện và nâng cao, nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng cũng ngày thêm phong phú Vìvậy, thị trường trong nước trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều doanh nghiệp trong vàngoài nước Nắm bắt cơ hội đó, công ty không ngừng đầu tư vào mảng Kinh doanh nộiđịa Nhưng mảng này chỉ thật sự phát triển khi nguồn cung chủ lực của nó là hoạt độngnhập khẩu đạt hiệu quả Bởi lẽ, chiến lược nhập khẩu mà công ty xây dựng là không chỉđáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn kích thích tiêu dùng Và khi hai yếu tố này được thỏamãn cũng đồng nghĩa với việc hoạt động nhập khẩu đã phát huy vai trò tích cực củamình Thật vậy, những kết quả đạt được trong thời gian qua đã chứng minh điều đó,
chẳng hạn về doanh thu, nếu như năm 2007, doanh thu chỉ đạt 2.025 tỷ đồng thì đến năm
2009 tăng lên là 7.025 tỷ đồng Góp phần vào sự tăng trưởng ấy, ta có thể kể đến vai trò
của hoạt động nhập khẩu mặt hàng thực phẩm đông lạnh, đây là một trong những mặt
hàng đã làm nên thương hiệu Intimex Hochiminh trên thị trường nội địa qua vai trò của
một nhà nhập khẩu và phân phối Kim ngạch nhập khẩu trung bình đạt khoảng 10,1 triệu
USD/năm cho thấy rằng chiến lược nhập khẩu mà công ty lựa chọn là đúng hướng.
Sự lớn mạnh của công ty được xây dựng trên nền tảng của một Kim tự tháp với
ba điểm tựa tương ứng là: Xuất khẩu, Nhập khẩu và Kinh doanh nội địa Để Kim tự tháp
ấy luôn bền vững thì hoạt động nhập khẩu là không thể thiếu được Do vậy, ngay từnhững ngày đầu thành lập chi nhánh cũng như khi chuyển sang công ty cổ phần, công ty
đã xem nhập khẩu cùng là hoạt động chính yếu và không ngừng hoàn thiện để hoạt độngnày luôn đem lại hiệu quả tối ưu nhất
Trang 182.3 Phạm vi hoạt động và tình hình kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2007-2009.
2.3.1 Phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty.
Chức năng chính của công ty là tổ chức tìm kiếm các đối tác trong và ngoài nước
để thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh hàng hóa trongnước Cụ thể lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm:
Kinh doanh nội địa – Đại lý phân phối:
* Đại lý phân phối hàng hóa nhập khẩu và nội địa
* Kinh doanh bán buôn, bán lẻ, siêu thị
Bên cạnh đó, công ty còn cung cấp các dịch vụ- chế biến như:
Dịch vụ giao nhận hàng hóa
Dịch vụ đóng gói bao bì hàng hóa
Chế biến tiêu và cà phê chất lượng cao
2.3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2007- 2009.
Hoạt động kinh doanh của Intimex Hochiminh đang trên đà phát triển thuận lợi, thể hiện qua tốc độ tăng của các chỉ tiêu như: doanh thu, lợi nhuận,… Và để cụ thể hơn
về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, ta có bảng 2.1
Trang 19Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2007- 2009
Về doanh thu
Doanh thu của năm 2008 so với năm 2007 đạt 256,89%, tăng 2,57 lần với số tăngtuyệt đối là 3.178 tỷ đồng Tỷ lệ này đạt được do các nguyên nhân sau:
* Năm 2008 là năm đánh dấu khởi đầu mới của công ty sau một năm cổ phần hóa
Ưu điểm của mô hình cổ phần hóa này đã giúp cho thương hiệu Intimex Hochiminh đượcthị trường trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn, kết quả là kim ngạch xuất nhập khẩucủa công ty không ngừng gia tăng ( trong đó ấn tượng nhất là mức tăng của kim ngạchxuất khẩu với mặt hàng xuất khẩu chủ lực là cà phê), và cũng chính kết quả trên kéo theotốc độ tăng vượt bậc của doanh thu
* Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thếgiới (WTO) đã tạo cơ hội để công ty thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường, đadạng hóa sản phẩm trong hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu Đây được xem là một trongnhững nguyên nhân quan trọng thúc đẩy doanh thu tăng mạnh
Về chi phí
Tổng Chi phí của năm 2008 tăng gấp 2,82 lần so với năm 2007 với số tăng tuyệtđối là 72,1 tỷ đồng Nguyên nhân của việc tăng này là do Intimex Hochiminh đang trong
Trang 20giai đoạn chuyển dần từ công ty 100% vốn Nhà nước sang công ty cổ phần Điều này đòihỏi công ty phải đầu tư một khoản đáng kể cho hoạt động kinh doanh và quản lý doanhnghiệp.
Vậy lợi nhuận sau thuế của năm 2008 tăng so với năm 2007 là do tốc độ tăng củadoanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí
Lợi nhuận sau thuế của năm 2009 giảm 12,39% so với năm 2008 với số giảmtuyệt đối là 2,7 tỷ đồng Mặc dù tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về doanh thu của năm 2009 sovới năm 2008 đạt 135,04%, tăng 35,04% với số tăng tuyệt đối là 1.823 tỷ đồng, nhưng cóthể nói nửa cuối năm 2008 kéo dài đến nửa đầu năm 2009 là năm đầy ấp những khó khăncho tất cả các doanh nghiệp trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Để có thể vượt quathách thức, công ty phải tăng mạnh tiềm lực của mình, đặc biệt là tiềm lực về tài chính
Do vậy, các chi phí cũng phát sinh nhiều hơn ( chi phí tài chính, chi phí lãi vay, ) và tốc
độ tăng này lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu nên dẫn đến mức giảm của lợi nhuận
2.3.3 Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong thời gian qua.
2.3.3.1 Thuận lợi.
-Với thương hiệu uy tín, Intimex Hochiminh là một trong Top 10 Doanh nghiệp
lớn nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu Cụ thể vềxuất khẩu, nhiều năm liền công ty được vinh dự là Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê và hồtiêu hàng đầu cả nước Trong lĩnh vực nhập khẩu, Intimex Hochiminh cũng được biết đến
là doanh nghiệp đi đầu về nhập khẩu thực phẩm đông lạnh với số lượng hàng nhập vềhàng tháng khoảng 40 container ~ 1000 tấn , điện gia dụng Electrolux với các mặt hàngmáy giặt ,tủ lạnh …mà Intimex được độc quyền nhập khẩu về Việt Nam từ tập đoàn đaquốc gia này
-Chất lượng hàng hóa cung cấp luôn đem đến sự hài lòng cho khách hàng trong
và ngoài nước Về Xuất khẩu, các sản phẩm nông sản của công ty được 1 mạng lưới cungcấp tại các tỉnh Tây Nguyên-nơi có nguồn nông sản dồi dào màu mỡ ,được chào đón tạihơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới Về Nhập khẩu thì ngoài Electrolux,các sản phẩm đông lạnh nhập về Việt Nam đều xuất sứ từ Mỹ và Brazil- là những nơi cónguồn cung ổn định, hệ thống kiểm tra chất lượng gắt gao trước khi XK….Đó là nhữngđiều mà khách hàng của Intimex luôn muốn hợp tác làm ăn cùng công ty
Trang 21- Đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi, vững vàng về nghiệp vụ Qua bảng thống kêcủa phòng TCHC thì có đến 90% cán bộ công nhân viên của Intimex có trình độ đại họctốt nghiệp các trường ngành kinh tế và kinh doanh quốc tế,5% có trình độ cao đẳng, cònlại là trung cấp.Qua đó có thể thấy đây sẽ điều kiện tiên quyết để giúp Intimex vững bướcphát triển.
-Công ty có một mạng lưới chi nhánh trải khắp các thành phố lớn của cả nước
( Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,Buôn Mê Thuột…) Văn phòng chính củacông ty nằm ngay trục đường chính của TPHCM nên thu hút được sự chú ý của kháchhàng
Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới( WTO), hộinhập sâu vào nền kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi để công ty đến với nhiều thịtrường mới đầy tiềm năng và hứa hẹn
Đa số các kho dự trữ hàng hóa của công ty đều nằm tại Bình Dương , KCN Mỹ
Phước , Đồng Nai…xa khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nên chi phí vận chuyển khá tốnkém, bên cạnh còn là vấn đề thời gian di chuyển khiến hàng hóa đôi lúc không như kếhoạch dự tính
Công ty hiện tại chưa có phòng Marketing và phòng Kế hoạch nên còn khó khăn
trong việc tìm kiếm khách hàng mới và áp lực công việc khá cao đối với các phòng ban
2.4 Tình hình nhập khẩu mặt hàng thực phẩm đông lạnh của công ty trong giai đoạn 2007 – 2009
Hòa nhịp cùng xu thế của cuộc sống công nghiệp, con người ngày càng bận rộn
và như bị cuốn hút vào cuộc sống ấy Đặc biệt để góp phần dung hòa giữa công việc xã
hội với gia đình, các mặt hàng thực phẩm đông lạnh trở nên tiện dụng hơn bao giờ hết,
Trang 22nó giúp con người tiết kiệm được rất nhiều thời gian sau một ngày làm việc vất vả Sớmnắm bắt nhu cầu trên, công ty đã không ngần ngại đưa mặt hàng thực phẩm đông lạnhvào chiến lược những mặt hàng nhập khẩu Từ chỗ chỉ là 1 người ngoài cuộc chơi, công
ty đã nhận nhập ủy thác cho công ty cổ phần thực phẩm Việt Nam( VINAFOOD),và đến
nay chỉ trong thời gian ngắn, Intimex Hochiminh trở thành một trong những nhà phânphối hàng đầu tại Việt Nam về mặt hàng này
Có thể nói thành công của công ty thời gian qua đã có sự đóng góp không nhỏ từ hoạtđộng nhập khẩu mặt hàng thực phẩm đông lạnh Kết quả mà mặt hàng này đạt được thậtđáng khích lệ, và điều này được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:
Trang 23thực phẩm đông lạnh chính là sự lựa chọn phù hợp nhất Và đây cũng là yếu tố chínhđưa trị giá kim ngạch nhập khẩu thực phẩm đông lạnh của Intimex Hochiminh đạt kếtquả khá ấn tượng trong năm 2007 với 6,6 triệu USD.
Tiếp nối thành công của năm 2007, sang năm 2008 được xem là năm ngoạn mụcnhất của Intimex Hochiminh về nhập khẩu thực phẩm đông lạnh, với trị giá kim ngạchnhập khẩu đạt 13,2 triệu USD tăng gấp đôi so với năm 2007 Kết quả này xuất phát từnhững nguyên nhân sau:
Năm 2008 được ghi nhận là một năm có nhiều khó khăn đối với ngành chăn nuôinước ta Rét đậm, rét hại đầu năm, dịch bệnh cúm trên các đàn gia súc, gia cầm, cungkhông đủ cầu, thêm vào đó là giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng cao kỷ lục, tăng trên40% so với năm 2007 Trong khi đó, giá thực phẩm đông lạnh của thế giới cạnh tranhhơn giá thành nội địa, vì vậy làm cho nhu cầu về thực phẩm đông lạnh nhập khẩu tănglên
Đến năm 2009, trị giá kim ngạch nhập khẩu thực phẩm đông lạnh của công ty có
sự sụt giảm so với năm 2008, với mức giảm 21,2% Việc giảm này là do ảnh hưởng từ
cuộc suy thoái kinh tế, người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu hơn, vì thế nhu cầu cũnggiảm Song song đó, việc quản lý hàng đông lạnh nhập khẩu được siết chặt hơn trước tìnhtrạng nhiều doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm gia súc, gia cầm đông lạnh không đạt yêucầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Điều này làm cho công ty phải cân nhắcnhiều hơn khi nhập khẩu
Để thấy rõ hơn tốc độ tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu thực phẩm đông lạnhtrong giai đoạn 2007- 2009, ta có biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu thực phẩm đông lạnh của công ty giai đoạn 2007- 2009
Trang 2413,2
Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy cụ thể hơn về tốc độ tăng trưởng của kim ngạch nhậpkhẩu mặt hàng thực phẩm đông lạnh Nếu năm 2007, trị giá kim ngạch nhập khẩu thựcphẩm đông lạnh của công ty là 6,6 triệu USD thì năm 2009, trị giá kim ngạch nhập khẩuđạt 10,4 triệu USD, tăng 1,6 lần so với năm 2007 với số tăng tuyệt đối là 3,8 triệu USD.Tuy nhiên, so sánh từng năm ta thấy:
Năm 2008, một năm thành công đối với hoạt động nhập khẩu của công ty nói chung
và mặt hàng thực phẩm đông lạnh nói riêng Kim ngạch nhập khẩu thực phẩm đông lạnhnăm 2008 so với năm 2007 tăng 200%, tương đương 6,6 triệu USD
Đến năm 2009, kim ngạch nhập khẩu thực phẩm đông lạnh chỉ đạt 10,4 triệu USD,giảm 2,8 triệu USD so với năm 2008 và nguyên nhân của sự tăng, giảm ấy như phần trên
Bảng 2.3: Tỷ trọng mặt hàng thực phẩm đông lạnh trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty giai đoạn 2007- 2009
Trang 25Đơn vị tính: triệu USD;%
Năm
Mặt hàng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Nguồn: Trung tâm thương mại Công ty CP XNK Intimex.
Từ bảng 2.3, ta thấy mặt hàng thực phẩm đông lạnh có một vị trí quan trọng trongchiến lược các mặt hàng nhập khẩu của công ty Cụ thể là:
Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu thực phẩm đông lạnh chiếm 29,2% trong tổngkim ngạch nhập khẩu, và tỷ trọng này tiếp tục tăng đáng kể trong năm 2008 với 42,1%
Tuy nhiên đến năm 2009, tỷ trọng giảm xuống còn 30,1% và nguyên nhân của sựgiảm này như các phần trên đã phân tích Dù vậy, tổng kim ngạch nhập khẩu trong nămsau luôn tăng so với năm trước đó Nếu như năm 2007, tổng kim ngạch nhập khẩu củacông ty chỉ đạt 22,6 triệu USD thì giá trị này đã tăng lên đáng kể trong năm 2009 là 34,5triệu USD Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh nội địa của công ty đạt hiệu quả,song cũng nói lên rằng hoạt động nhập khẩu nói chung và mặt hàng thực phẩm đông lạnhnói riêng đã thực hiện tốt vai trò của một nguồn cung chủ lực Vượt qua những khó khăncủa năm 2009, với đà tăng trưởng như hiện tại, chắc chắn trong thời gian tới, thực phẩmđông lạnh sẽ trở thành mặt hàng nhập khẩu chủ lực của công ty
Đứng các vị trí kế tiếp trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty là Điện gia dụng, Thép, Thiết bị máy móc, Các loại vật liệu khác (như: malt bia, màng PVC,…) cùng
với thực phẩm đông lạnh, đây là các mặt hàng góp phần đem lại thành công của hoạt
Trang 26động nhập khẩu thời gian qua với trị giá kim ngạch và tỷ trọng không ngừng gia tănghàng năm Và biểu đồ 2.2 sẽ giúp ta nhận thấy cụ thể hơn những điều vừa phân tích:
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty giai đoạn 2007- 2009
Nguồn: Trung tâm thương mại Công ty CP XNK Intimex.
2.4.2 Cơ cấu thị trường NK và mặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu.
2.4.2.1.Cơ cấu thị trường nhập khẩu
Thị trường nhập khẩu hàng hóa của Intimex Hochiminh rất đa dạng và phong
phú, từ các nước trong khu vực, đến các nước Châu Á và Châu Mỹ La tinh Riêng về mặt hàng thực phẩm đông lạnh thì các nước Châu Mỹ được xem là thị trường nhập khẩu
trọng điểm của Intimex Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng thực phẩm đông lạnh được thểhiện qua bảng 2.4
Bảng 2.4: Thị trường nhập khẩu hàng thực phẩm đông lạnh của công ty giai đoạn 2007- 2009
Trang 27Đon vị tính: triệu USD;%
Năm
Thị trường
Giá trị
Tỷ trọng
Nguồn: Trung tâm thương mại Công ty CP XNK Intimex.
Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009, Hoa Kỳ luôn là thị trường nhập khẩu
chủ yếu của Intimex Hochiminh về hàng thực phẩm đông lạnh Kể từ khi Hiệp địnhThương mại Song phương Việt Nam- Hoa Kỳ ( gọi tắt là BTA) có hiệu lực vào ngày10/12/2001, với việc cam kết thực thi cho nhau những lợi ích hữu hình, đặc biệt là sự nớilỏng và dỡ bỏ dần về những rào cản thương mại đã làm cho mối quan hệ giữa hai phíangày một lớn mạnh hơn Điều này có ảnh hưởng tích cực đến các doanh nghiệp Việt Namnói chung và Intimex Hochiminh nói riêng, không chỉ kim ngạch xuất khẩu của công tyvào thị trường Hoa Kỳ tăng lên hàng năm mà kim ngạch nhập khẩu cũng tăng lên đáng
kể Nếu như năm 2007, kim ngạch nhập khẩu đạt 5,35 triệu USD, chiếm 81,1% tổng kimngạch nhập khẩu hàng thực phẩm đông lạnh, thì tỷ trọng này trong năm 2008 là 82,8%với giá trị kim ngạch đạt 10,92 triệu USD
Năm 2009 tuy cả kim ngạch nhập khẩu và tỷ trọng đều giảm so với năm trước đó,chỉ đạt 8,25 triệu USD, chiếm tỷ trọng 79,3% nhưng Hoa Kỳ vẫn giữ vị trí cao nhất
Bên cạnh Hoa Kỳ, Braxin là thị trường nhập khẩu hàng thực phẩm đông lạnh lớn
thứ hai của Intimex Hochiminh Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này trong năm 2007
là 0,496 triệu USD đạt tỷ trọng 7,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng thực phẩm
Trang 28đông lạnh Đến năm 2008, kim ngạch này tiếp tục tăng và đạt 1,14 triệu USD Năm 2009
có sự sụt giảm và nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng chung từ cuộc suy thoái kinh tế thếgiới đã làm tác động không nhỏ đến tình hình tiêu thụ trong nước, vì vậy dẫn đến kimngạch nhập khẩu từ thị trường này cũng giảm theo
Ngoài hai thị trường lớn Mỹ và Braxin, thị trường nhập khẩu hàng thực phẩmđông lạnh của công ty còn có Achentina, Ấn Độ và các nước khác, kim ngạch nhập khẩutuy chưa cao nhưng tất cả đều là thị trường nhập khẩu tiềm năng của Intimex Hochiminhtrong thời gian tới
Từ bảng 2.4, để chi tiết hơn về cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng thực phẩm đông
lạnh của công ty giai đoạn 2007- 2009, ta có biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện kim ngạch nhập khẩu hàng thực phẩm đông lạnh của công
ty ở từng thị trường giai đoạn 2007- 2009
Đơn vị tính: triệu USD.
Nguồn : TTTM Công ty CP XNK Intimex
2.4.2.2.Cơ cấu mặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu:
Bảng 2.5: Cơ cấu mặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu giai đoạn 2007- 2009
Đơn vị tính: triệu USD; %