Việc gia nhâp WTO qua đó khẳng định một bước tiến mới của chúng ta trên trường quốc tế, theo các chuyên gia đó là thời cơ, nhưng bên cạnh thời cơ đó cũng là thách thức vô cùng to lớn mà các doanh nghiệp cũng như các thành phần kinh tế gặp phải. Thách thức khi các doanh nghiệp trong nước phải đối đầu, cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực kinh tế hùng hậu. Việc các doanh nghiệp nhận thức được vấn đề WTO cũng làm các nhà chuyên môn yên tâm phần nào. Nhưng một vấn đề lớn mà không thể bỏ qua đó là nếu các doanh nghiệp trong nước quá chú trọng vào vấn đề hoạt động kinh doanh trong nước thì chúng ta sẽ bỏ lỡ một thị trường vô cùng tiêm năng và to lớn. Đó chính là thị trường trong nước, trước khi muốn vươn cánh tay ra xa muốn mở thêm các thị trường mới khó tính và cũng có tính rủi ro cao thì trước tiên các doanh nghiệp hay đầu tư xây dựng thị trường trong nước. Thị trường trong nước đây là thị trường mà các doanh nghiệp trong nước có thế mạnh về văn hoá tiêu dùng cũng như việc thông thuộc thị trường là một yếu tố quan trọng để tạo nguồn lực cho các doanh nghiệp tập trung cho việc hướng da thị trường nước ngoài. Với một thị trường hơn 84 triêu dân, với sức mua hết sức lớn, quả thật đây là một thì trường lớn và vô cùng tiềm năng của các doanh nghiệp trong nước. Sau nhiều năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Một nền kinh tế mở như hiện nay cho phép các doanh nghiệp tự chủ hoạt động kinh doanh của mình. Nói đến thị trường là nói tới cạnh tranh. Để tạo tiền đề cho cạnh tranh thắng lợi của các doanh nghiệp, cùng lúc phải đề cập đến uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, các điều kiện mua bán, trao đổi…Do đó một vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao tổ chức các hoạt động Marketing để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Bởi nếu không làm tốt các hoạt động Marketing thì các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Trong bối cảnh đó Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ T&A đã tìm hướng đi đúng cho mình là kết hợp các hoạt động Marketing để tạo hiệu quả hoạt động cho Công ty mình. Sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ T&A cùng việc kết hợp nghiên cứu tình hình kinh doanh của công ty và trong giới hạn của chuyên đề, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ T&A” cho bài chuyên đề của mình.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -------***------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ T&A Sinh viên thực hiện : Đặng Thị Thanh Lớp : TC27D Kinh Tế Đối Ngoại Khoá : 27 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Vũ Minh Phương Hà Nội, Tháng 5 năm 2012 MỤC LỤC Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty .4 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CP: Cổ Phần TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh TMCP: Thương mại cổ phần TH: Truyền hình 3 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 1. Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2. Bảng 1.1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 4 LỜI MỞ ĐẦU Việc gia nhâp WTO qua đó khẳng định một bước tiến mới của chúng ta trên trường quốc tế, theo các chuyên gia đó là thời cơ, nhưng bên cạnh thời cơ đó cũng là thách thức vô cùng to lớn mà các doanh nghiệp cũng như các thành phần kinh tế gặp phải. Thách thức khi các doanh nghiệp trong nước phải đối đầu, cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực kinh tế hùng hậu. Việc các doanh nghiệp nhận thức được vấn đề WTO cũng làm các nhà chuyên môn yên tâm phần nào. Nhưng một vấn đề lớn mà không thể bỏ qua đó là nếu các doanh nghiệp trong nước quá chú trọng vào vấn đề hoạt động kinh doanh trong nước thì chúng ta sẽ bỏ lỡ một thị trường vô cùng tiêm năng và to lớn. Đó chính là thị trường trong nước, trước khi muốn vươn cánh tay ra xa muốn mở thêm các thị trường mới khó tính và cũng có tính rủi ro cao thì trước tiên các doanh nghiệp hay đầu tư xây dựng thị trường trong nước. Thị trường trong nước đây là thị trường mà các doanh nghiệp trong nước có thế mạnh về văn hoá tiêu dùng cũng như việc thông thuộc thị trường là một yếu tố quan trọng để tạo nguồn lực cho các doanh nghiệp tập trung cho việc hướng da thị trường nước ngoài. Với một thị trường hơn 84 triêu dân, với sức mua hết sức lớn, quả thật đây là một thì trường lớn và vô cùng tiềm năng của các doanh nghiệp trong nước. Sau nhiều năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Một nền kinh tế mở như hiện nay cho phép các doanh nghiệp tự chủ hoạt động kinh doanh của mình. Nói đến thị trường là nói tới cạnh tranh. Để tạo tiền đề cho cạnh tranh thắng lợi của các doanh nghiệp, cùng lúc phải đề cập đến uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, các điều kiện mua bán, trao đổi…Do đó một vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao tổ chức các hoạt động Marketing để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Bởi nếu không làm tốt các hoạt động Marketing thì các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn 1 trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Trong bối cảnh đó Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ T&A đã tìm hướng đi đúng cho mình là kết hợp các hoạt động Marketing để tạo hiệu quả hoạt động cho Công ty mình. Sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ T&A cùng việc kết hợp nghiên cứu tình hình kinh doanh của công ty và trong giới hạn của chuyên đề, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ T&A” cho bài chuyên đề của mình. Ngoài lời mở đầu, kết luận thì nội dung chuyên đề được chia thành 3 chương như sau: Chương I: Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ T&A. Chương II: Thực trạng hoạt động Marketing của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ T&A. Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ T&A. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo cùng các cô chú tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ T&A đã giúp em hoàn thành bản chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Đặng Thị Thanh 2 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ T&A 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ T&A 1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ T&A Tên công ty : Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ T&A Tên viết tắt : T&A Tổng Giám đốc : Ông Phạm Văn Thuật Mã số thuế : 0104549436 Tel : 04.62841951 Fax : 04.62841915 Email : t avinhhung@gmail.com Website : www.congtycophanta.com.vn (đang nâng cấp) Trụ sở chính : Toà Nhà 3/281 Tam Trinh - Hoàng mai - Hà Nội 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ T&A được thành lập theo Quyết định số 0103045221 do Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp bởi những thành viên rất trẻ và tràn đầy nhiệt huyết muốn xây dựng một thương hiệu mang đầy đủ ý nghĩa của hai từ: uy tín và chất lượng. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có nhiều thay đổi cùng với sự cạnh tranh của nhiều ngành. Đặc biệt trong số các ngành phát triển mạnh cần kể đến “Lĩnh vực tổ chức các sự kiện văn hóa”, đây là một trong những ngành đã và đang phát triển ở nước ta. 3 Với nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát triển, nhu cầu về tổ chức các sự kiện của các tổ chức, công ty, doanh nghiệp… ngày càng được chú trọng. Vì vậy, Công ty qua quá trình nghiên cứu nhu cầu thị trường công ty đã được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc Công ty, cùng đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, tốt nghiệp các Trường Đại học lớn trong nước có sự sáng tạo và khả năng làm việc cường độ cao. Nhờ vậy Công ty sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của Quý khách hàng một cách hiệu quả và nhiệt tình nhất. Không chỉ cung cấp hàng hoá, dịch vụ chất lượng cao mà còn có khả năng tư vấn, thiết kế cũng như đưa ra các giải pháp kinh tế - kỹ thuật phù hợp với nhu cầu của quý khách trong điều kiện hiện tại cũng như trong tương lai. 1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ T&A Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty (Nguồn: Phòng hành chính) - Chức năng và nhiệm vụ của Giám đốc: + Giám đốc là ông Phạm Văn Thuật là người đứng đầu công ty là người có quyền lực đưa ra các quyết định mà tất cả mọi người trong công ty đều phải thực hiện và thi hành. Giám đốc Phó giám đốc P. Kế toán P. Kinh doanh P. Hành chính P. Kỹ thuật 4 + Vạch ra những chiến lược có tầm cỡ lớn là người quyết định ký những hợp đồng lớn. + Bao quát và quyết định tất cả các công việc lớn liên quan đến công ty. + Là người chịu trách nhiệm cuối cùng kết quả hoạt động cũng như tính đúng đắn trước pháp luật. - Chức năng nhiệm vụ của Phó Giám đốc + Phó Giám đốc Công ty là người giúp Giám đốc điều hành các lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao. Phó Giám đốc Công ty do Giám đốc Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc Công ty - Chức năng và nhiệm vụ của phòng Kế toán: + Thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với toàn bộ hoạt động tài chính của công ty. + Lập các báo cáo tài chính – kế toán phục vụ cho công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty; + Hạch toán toàn bộ quy trình liên quan tới hoạt động của kế toán công ty. + Cung cấp báo cáo tại bất cứ thời điểm nào về toàn bộ tình hình tài chính công ty. - Chức năng và nhiệm vụ của phòng kinh doanh: + Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tham mưu cho tổng giám đốc các phương án, chiến lược tìm kiếm và phát triển thị trường. + Tìm kiếm những khách hàng có khả năng làm ăn lâu dài + Các công việc chịu trách nhiệm trực tiếp dưới sự quản lý của Giám đốc và phó giám đốc. - Chức năng và nhiệm vụ của phòng kỹ thuật: + Phòng kỹ thuật có chức năng duy trì toàn bộ hệ thống máy móc của công ty. 5 + Đi sửa chữa bảo dưỡng cho khách hàng theo sự phân công của trưởng nhóm. + Chịu trách nhiệm trước trưởng nhóm những công việc được giao - Chức năng và nhiệm vụ của phòng hành chính: + Quản lý hồ sơ, công văn và các giấy tờ của công ty, soạn thảo văn bản theo yêu cầu của lãnh đạo, quản lý dấu của công ty, phụ trách công tác nhân sự của công ty. 1.3. Mục tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ T&A 1.3.1. Mục tiêu hoạt động Tập trung củng cố, không ngừng đổi mới quyết tâm xây dựng T&A trở thành công ty chuyên tổ chức các sự kiện văn hóa hàng đầu Việt Nam. Đạt được tốc độ phát triển cao, bền vững dựa trên phương châm “Sự tin dùng của khách hàng là thước đo thành công của chúng tôi”. Chúng tôi sẽ tập trung tuyệt đối vào việc cải tiến liên tục và hoàn thiện hệ thống nhân viên, cũng như sản phẩm, gia tăng giá trị mới cho sản phẩm đảm bảo cho khách hàng có được sản phẩm chất lượng tốt và được phục vụ một cách chuyên nghiệp nhất. Đây cũng chính là mục tiêu hướng tới và xuyên suốt quá trình hoạt động của công ty chúng tôi. Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ hoàn thiện và mở rộng hơn nữa hệ thống khách hàng cũng như những lĩnh vực hoạt động, với mong muốn phục vụ rộng hơn, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng. “Nhịp cầu thương mại – phát triển tương lai” là phương châm hành động của T&A nhằm đạt mục tiêu đề ra. Bằng nỗ lực và lòng tận tụy của từng cá nhân và của toàn Công ty, dựa trên cơ sở hiểu biết sâu sắc nhu cầu của khách hàng và năng lực không ngừng được nâng cao. T&A triển khai các ứng dụng thành công, mang lại hiệu quả cao cho khách hàng. Với phong cách phục vụ tận tình, chu đáo, lợi nhuận đứng sau quyền lợi của khách hàng. Với chiến lược giá cả cạnh tranh, công ty đã chiếm được cảm tình của khách hàng trong địa bàn Hà Nội 6