Tuy nhiên, trong những năm qua hoạt động khai thác khoáng sản cũng như công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập như: - Máy móc thiết bị sử dụng chưa đồ
Trang 1PHAN HỒNG VIỆT
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG
SẢN TẠI BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Hà Nội - 2010
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
PHAN HỒNG VIỆT
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực; các luận điểm và kết quả nghiên cứu của luận án chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn ký tên
Phan Hồng Việt
Trang 4MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA 1
LỜI CAM ĐOAN 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG 6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 7
DANH MỤC HÌNH 7
MỞ ĐẦU 10
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG 14
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 14
1.1.1 Vị trí địa lý 14
1.1.2 Địa hình 15
1.1.3 Đặc điểm khí hậu 16
1.1.4 Đất đai 16
1.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 18
1.2.1 Vị trí hành chính 18
1.2.2 Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số 18
1.2.3 Phát triển công nghiệp và xây dựng 20
1.2.4 GDP bình quân đầu người 21
1.2.5 Hệ thống giao thông vận tải 22
1.3 TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN 23
1.3.1 Tiềm năng khoáng sản Đá xây dựng 24
1.3.2 Tiềm năng khoáng sản Sét 26
1.3.3 Tiềm năng khoáng sản Kaolin 27
1.3.4 Tiềm năng khoáng sản Cát 27
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 28
Trang 52.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 28
2.1.1 Thực trạng hoạt động khai thác Đá xây dựng 28
2.1.2 Thực trạng hoạt động khai thác Sét 55
2.1.3 Thực trạng hoạt động khai thác Kaolin 71
2.1.4 Thực trạng hoạt động khai thác Cát 79
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 81
2.2.1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản 81
2.2.2 Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương 83
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 89
2.3.1 Kết quả đạt được 89
2.3.2 Những tồn tại, bất cập và một số nguyên nhân chủ yếu 93
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 96
2.4.1 Kết quả đạt được 96
2.4.2 Những tồn tại, bất cập và một số nguyên nhân chủ yếu 99
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TẠI BÌNH DƯƠNG 108
3.1 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI BÌNH DƯƠNG 108
3.1.1 Thực hiện khai thác theo thiết kế 108
3.1.2 Đổi mới công nghệ trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản 112
3.1.3 Nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường 116
3.2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TẠI BÌNH DƯƠNG 121
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản 121
3.2.2 Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật 124
3.2.3 Nâng cao chất lượng trong quy hoạch khoáng sản 125
Trang 63.2.4 Công khai minh bạch các thủ tục hành chính về khoáng sản 127
3.2.5 Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản 128
3.2.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát 129
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 131
BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO 134
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Số liệu về các nhóm đất chính tại Bình Dương 17
Bảng 1.2: Thống kê diện tích đất phân loại theo mục đích sử dụng năm 2009 17
Bảng 1.3: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tỉnh Bình Dương 19
Bảng 1.4: Thống kê dân số tỉnh Bình Dương từ năm 2005 – 2009 19
Bảng 1.5: GDP bình quân đầu người của tỉnh Bình Dương qua các năm 21
Bảng 2.1: Sản lượng khai thác đá xây dựng từ năm 1997 – 2009 28
Bảng 2.2: Thông tin về các mỏ đang hoạt động khai thác đá xây dựng 29
Bảng 2.3: Thông tin về các dự án đang hoàn tất thủ tục xin cấp phép khai thác đá xây dựng tính đến tháng 9/2010 31
Bảng 2.4: Bảng thành phần hóa học của đá mỏ Tân Đông Hiệp 32
Bảng 2.5: Bảng tính chất cơ lý của đá mỏ Tân Đông Hiệp 32
Bảng 2.6: Bảng thành phần hóa học của đá mỏ khu vực huyện Tân Uyên 34
Bảng 2.7: Bảng thành phần hóa học của đá mỏ khu vực huyện Phú Giáo 36
Bảng 2.8: Bảng tính chất cơ lý của đá mỏ khu vực huyện Phú Giáo 36
Bảng 2.9: Sản lượng khai thác Sét từ năm 1997 – 2009 55
Bảng 2.10: Thông tin về các mỏ đang hoạt động khai thác Sét 56
Bảng 2.11: Thông tin về các dự án đang hoàn tất thủ tục xin cấp phép khai thác Sét tính đến tháng 9/2010 57
Bảng 2.12: Thành phần hóa học cơ bản của khoáng sản Sét khu vực xã Tân Hiệp, huyện Tân Uyên 59
Bảng 2.13: Thành phần hóa học cơ bản của khoáng sản Sét khu vực xã Vĩnh Tân, huyện Tân Uyên 60
Bảng 2.14: Thành phần hóa học cơ bản của khoáng sản Sét khu vực huyện Bến Cát 61
Bảng 2.15: Thành phần hóa học cơ bản của khoáng sản Sét khu vực huyện Phú Giáo 62
Bảng 2.16: Sản lượng khai thác Kaolin từ năm 1997 – 2009 71
Bảng 2.17: Thông tin về các mỏ đang hoạt động khai thác Kaolin 73
Bảng 2.18: Sản lượng khai thác Cát từ năm 1997 – 2008 79
Trang 8Bảng 2.19: Thông tin về các dự án đang hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép khai
thác Cát tính đến tháng 9/2010 80
Bảng 3.1: Bảng so sánh chi phí giữa phương pháp nổ mìn vi sai phi điện và vi sai điện tại mỏ đá Tân Đông Hiệp 111
Bảng 3.2: Bảng so sánh mức độ chấn động giữa phương pháp nổ mìn vi sai phi điện và vi sai điện tại mỏ đá Núi Nhỏ 113
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Tên Nội dung Trang Biểu đồ 1.1: Tỉ lệ các nhóm đất chính tại Bình Dương 17
Biểu đồ 1.2: Tỉ lệ diện tích đất phân loại theo mục đích sử dụng 17
Biểu đồ 1.3: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tỉnh Bình Dương 19
Biểu đồ 1.4: Thống kê dân số tỉnh Bình Dương từ năm 2005 – 2009 19
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương năm 2009 20
Biểu đồ 1.6: GDP bình quân đầu người của tỉnh Bình Dương 21
Biểu đồ 2.1: Sản lượng khai thác Đá xây dựng từ năm 1997 – 2009 28
Biểu đồ 2.2: Sản lượng khai thác Sét qua từ năm 1997 – 2009 55
Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ sử dụng đất trong khai thác Sét 63
Biểu đồ 2.4: Sản lượng khai thác Kaolin từ năm 1997 – 2009 71
Biểu đồ 2.5: Sản lượng khai thác Cát từ năm 1997 – 2008 79
DANH MỤC HÌNH Tên Nội dung Trang Hình 1.1: Vị trí hành chính tỉnh Bình Dương 14
Hình 1.2: Mô phỏng địa hình tỉnh Bình Dương bằng phần mềm Suffer 15
Hình 2.1: Mỏ đá Tân Đông Hiệp chụp từ Google Map 2010 38
Hình 2.2: Hiện trạng mỏ Tân Đông Hiệp 39
Hình 2.3: Mỏ đá Núi Nhỏ chụp từ Google Map 2010 40
Hình 2.4: Hiện trạng khai moong khai thác phía Tây mỏ đá Núi Nhỏ 40
Trang 9Hình 2.5: Vận chuyển đá trên sông Đồng Nai 41
Hình 2.6 Vị trí các mỏ khai thác đá trên địa bàn huyện Tân Uyên 42
Hình 2.7: Hiện trạng khai thác mỏ Thường Tân – Công ty Liên Hiệp 43
Hình 2.8 Hiện trạng khai thác mỏ Thường Tân – Công ty Hồng Đạt 43
Hình 2.9: Hiện trạng khai thác mỏ Thường Tân – Công ty Phan Thanh 43
Hình 2.10: Hiện trạng khai thác mỏ Thường Tân II – Công ty Long Sơn 43
Hình 2.11: Hiện trạng khai thác mỏ Thường Tân III 44
Hình 2.12: Hiện trạng khai thác mỏ Thường Tân IV 44
Hình 2.13: Vị trí các mỏ đá đang hoạt động khai thác tại huyện Phú Giáo 45
Hình 2.14: Hiện trạng khai thác mỏ An Bình 46
Hình 2.15: Hiện trạng khai thác mỏ Phước Vĩnh 46
Hình 2.16: Quy trình công nghệ khai thác và chế biến đá xây dựng 48
Hình 2.17: Hoạt động bóc phủ chuẩn bị mặt bằng khai thác 49
Hình 2.18: Mặt bằng chuẩn bị đã tiến hành bóc phủ 49
Hình 2.19: Bãi thải tạm 49
Hình 2.20: Máy khoan đá đường kính d105mm 50
Hình 2.21: Nổ mìn khai thác đá 51
Hình 2.22: Máy đập thủy lực 52
Hình 2.23: Xúc bốc, vận chuyển đá nguyên khai 53
Hình 2.24: Xúc bốc, vận chuyển đá thành phẩm 53
Hình 2.25: Chế biến đá xây dựng 53
Hình 2.26: Hiện trạng khai thác tại mỏ sét Khánh Bình 64
Hình 2.27: Hiện trạng khai thác tại mỏ sét Thạnh Phước 64
Hình 2.28: Hiện trạng khai thác tại mỏ sét Bố Lá 64
Hình 2.29: Hiện trạng khai thác tại mỏ sét Tân Hiệp 1 64
Hình 2.30: Vị trí kết thúc khai thác tại mỏ sét Mỹ Phước 65
Hình 2.31: Mặt bằng đang hoàn thổ tại mỏ sét Khánh Bình 65
Hình 2.32: Mặt bằng đang hoàn thổ tại mỏ sét Vĩnh Tân 65
Hình 2.33: Diện tích cải tạo làm hồ chứa nước tại mỏ sét Khánh Bình 65
Hình 2.34: Khu vực khai thác sét không giấy phép số 1 66
Hình 2.35: Khu vực khai thác sét không giấy phép số 2 66
Trang 10Hình 2.36: Khu vực khai thác sét không giấy phép số 3 66
Hình 2.37: Khu vực khai thác sét không giấy phép số 4 66
Hình 2.38: Quy trình công nghệ khai thác và chế biến Sét 68
Hình 2.39: Bãi thải trong 69
Hình 2.40: Nhà máy gạch Tuynel Bình Phú 70
Hình 2.41: Vị trí các mỏ khai thác Kaolin trên địa bàn huyện Tân Uyên 72
Hình 2.42: Hiện trạng khai thác tại mỏ Kaolin Tân Lập 74
Hình 2.43: Hiện trạng khai thác tại mỏ Kaolin Đất Cuốc 74
Hình 2.44: Mặt bằng đã hoàn thổ tại mỏ Kaolin Đất Cuốc 74
Hình 2.45: Mặt bằng đã hoàn thổ tại mỏ Kaolin Tân Lập 74
Hình 2.46: Quy trình công nghệ khai thác và chế biến Kaolin 76
Hình 2.47: Bãi chứa Kaolin 78
Hình 2.48: Khu vực tuyển Kaolin bằng phương pháp lắng lọc 78
Hình 2.49: Kaolin qua sơ tuyển 78
Hình 2.50: Khu vực đóng bao thành phẩm 78
Hình 2.51: Vị trí các mỏ khai thác Cát đang thăm dò 80
Hình 2.52: Ranh giới và tọa độ mỏ 106
Hình 3.1: Sơ đồ khoan hàng lỗ khoan biên 109
Hình 3.2: Các sơ đồ nổ mìn tạo biên 110
Hình 3.3: Mỏ Udachnaya khai thác kim cương ở Nga 111
Hình 3.4: Mỏ Kalgoorlie khai thác vàng ở Australia 111
Hình 3.5: Mỏ Mount Whaleblack khai thác sắt ở Australia 111
Hình 3.6: Mỏ Palabora khai thác đồng ở Nam Phi 111
Hình 3.7: Thi công nạp thuốc với ống nhựa tại mỏ Thường Tân II 114
Hình 3.8: Sơ đồ hệ thống phun tưới nước giảm bụi trên đường vận chuyển 118
Hình 3.9: Sơ đồ hệ thống phun nước giảm bụi tại bộ phận chế biến đá 119
Hình 3.10: Các sơ đồ bố trí túi nước để giảm bụi phát tán trong nổ mìn 120
Hình 3.11: Mặt bằng kết thúc khai thác cải tạo thành công viên tại Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai 120
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bình Dương là một tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với nhiều loại khoáng sản khác nhau, nhưng chủ yếu là khoáng sản khai thác để chế biến làm vật liệu xây dựng như: đá xây dựng, sét gạch ngói và cát Theo kết quả thăm dò và phê duyệt trữ lượng các loại khoáng sản đến tháng 9/2010 như sau: đá xây dựng vào khoảng 263.170.262 m3, sét gạch ngói khoảng 26.724.099 m3 và cát khoảng 1.647.938 m3
(trữ lượng địa chất)
Hoạt động khai thác khoáng sản tại Bình Dương đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghiệp và dân dụng, để thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh Bình Dương trong thời gian qua Điều đó đã giúp cho Bình Dương vươn lên cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu hình thành nên một vùng tứ giác kinh tế năng động, có tốc độ phát triển cao so với các vùng, các khu vực kinh tế khác trong cả nước Tuy nhiên, trong những năm qua hoạt động khai thác khoáng sản cũng như công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập như:
- Máy móc thiết bị sử dụng chưa đồng bộ, nguy cơ rủi ro và ô nhiễm môi trường vẫn ở mức cao, việc sử dụng tài nguyên khoáng sản còn lãng phí;
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý hoạt động khoáng sản chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, còn gây nhiều khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản;
- Hiệu quả đóng góp từ hoạt động khai thác khoáng sản đối với xã hội còn hạn chế
Do vậy, việc tiến hành đánh giá thực trạng tình hình khai thác và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động khai thác và quản lý Nhà nước về khoáng sản tại
Bình Dương là rất cần thiết
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trang 12Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động khai thác khoáng sản và công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương; trên cơ
sở đó phát hiện ra những ưu, nhược điểm; những mặt đã làm được và mặt còn tồn tại hạn chế trong hoạt động khai thác khoáng sản, hoạt động quản lý Nhà nước về khoáng sản tại Bình Dương, để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động khai thác và công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản tại Bình Dương
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động khai thác khoáng sản và công tác quản
lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Phạm vi nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến hiệu quả của hoạt động khai thác khoáng sản như: công nghệ khai thác, đồng bộ thiết bị, hệ thống khai thác và những vấn đề liên quan đến hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản như: công tác tổ chức quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý khoáng sản, hoạt động cấp phép thăm
dò, cấp phép khai thác khoáng sản
4 Các nội dung chính nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
- Thực trạng hoạt động quản lý Nhà nước về khoáng sản;
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động khai thác khoáng sản;
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành
từ Trung ương đến địa phương, công tác tổ chức quản lý hoạt động khoáng sản của
cơ quan quản lý Nhà nước tại tỉnh Bình Dương;
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả trong hoạt động khai thác và công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản tại tỉnh Bình Dương
5 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu để tiến hành nghiên cứu đối tượng của đề tài; các phương pháp này bao gồm: thu thập và phân loại tài liệu, phân
Trang 13tích tài liệu, đọc tổng quát tài liệu, đọc kỹ và thực hiện các tóm tắt lược thuật và sau cùng là thực hiện các tóm tắt tổng thuật
- Phương pháp khảo sát thực địa: tiến hành khảo sát về hoạt động khai thác tại các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Phương pháp thống kê: tiến hành điều tra, phân tích và tổng hợp thống kê những số liệu từ các báo cáo hoạt động khai thác khoáng sản, báo cáo tình hình quản lý hoạt động và cấp phép trên khoáng sản trên địa bàn, các báo cáo kinh tế kỹ thuật và những tài liệu có liên quan đến hoạt động khai thác và quản lý về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia ngành khai thác mỏ, luật, kinh tế
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu làm rõ thực trạng hoạt động khai thác mỏ và công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học phục vụ công tác tổ chức quản lý Nhà nước và ban hành văn bản quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung;
- Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, hiệu quả trong sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước
về khoáng sản
7 Cơ sở tài liệu và cấu trúc luận văn
Luận văn được xây dựng trên cơ sở các tài liệu chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng trong và ngoài nước, các tài liệu địa chất thăm dò, các tài liệu đánh giá tác động môi trường dự án khai thác khoáng sản, các thiết kế khai thác mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý hoạt động khoáng sản từ trung ương đến địa phương và đặc điểm công nghệ khai thác đang áp dụng tại Bình Dương
Cấu trúc luận văn gồm: Phần mở đầu, 03 chương, phần kết luận, tài liệu tham khảo
Trang 14LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và tập trung viết luận văn tốt nghiệp; tác giả đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi từ: Ban Giám hiệu Trường Đại học Mỏ - Địa chất; Khoa Sau Đại học; Sở Công thương tỉnh Bình Dương; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương; các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương; các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Khai thác Lộ thiên và bạn bè đồng nghiệp
Đặc biệt trong suốt quá trình thực hiện, tác giả luôn nhận được sự hướng dẫn khoa học nhiệt tình và có hiệu quả từ thầy giáo TS Nguyễn Phụ Vụ Do đó, luận văn tốt nghiệp đã được hoàn thành đúng thời gian quy định
Qua đây, tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn khoa học TS Nguyễn Phụ Vụ, cùng các tập thể, cá nhân đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀM
NĂNG KHOÁNG SẢN CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1 Vị trí địa lý
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm về phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, là một trong 7 tỉnh, thành thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Đây là khu vực kinh tế năng động nhất cả nước, nơi thu hút các nhà đầu
tư nước ngoài với số lượng lớn và cũng là nơi tập trung sản xuất hàng hóa lớn với công nghệ hiện đại
Bình Dương có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế và chính trị, có diện tích tự nhiên là 269.522 ha (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/64 tỉnh, thành về diện tích tự nhiên) Bình Dương được bao bọc bởi hai sông lớn là Sông Sài Gòn ở phía Tây và sông Đồng Nai ở phía Đông, có tọa độ địa lý từ 110 52' - 12018'
độ vĩ Bắc và 1060
45' - 107067'30" độ kinh Đông và có ranh giới hành chính như sau:
- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai;
- Phía Tây giáp thành phố Hồ Chí
Minh và tỉnh Tây Ninh;
- Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí
trung tâm hành chính - kinh tế - văn hóa
của tỉnh Bình Dương Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương
Trang 161.1.2 Địa hình
Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20 – 25 m so với mặt nước biển, độ dốc 2 - 5° và độ chịu nén 2 kg/cm² Đặc biệt, có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82 m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng
là núi Ông cao 284,6 m, núi La Tha cao 198 m, núi Cậu cao 155 m
Từ phía Nam lên phía Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình:
- Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé Đây là vùng đất phù sa mới phì nhiêu, cao trung bình 6 – 10 m
- Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3 - 12°, cao trung bình từ 10 – 30 m
- Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5 - 120, độ cao phổ biến từ 30 – 60 m
Với địa hình cao trung bình từ 6 – 60 m, nên chất lượng và cấu trúc đất Bình Dương không chỉ thích hợp với các loại cây trồng mà còn rất thuận lợi đối với việc xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp
Tỉnh Bình Phước Tỉnh Tây Ninh
Tp Hồ Chí Minh
Tỉnh Đồng Nai
Hình 1.2: Mô phỏng địa hình tỉnh Bình Dương bằng phần mềm Suffer
Trang 17- Mùa khô từ khoảng tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5 °C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
29 °C (tháng 4), tháng thấp nhất 24 °C (tháng 1)
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam Tốc độ gió bình quân khoảng 0.7 m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12 m/s thường là Tây, Tây - Nam
Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80 - 90% và biến đổi theo mùa Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ
ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, độ ẩm cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày
Nhìn chung, khí hậu Bình Dương tương đối hiền hòa, ít thiên tai như bão, lụt
…
1.1.4 Đất đai
Đất đai của Bình Dương có 6 nhóm đất chính là: đất phèn, đất phù sa, đất xám, đất đỏ vàng, đất dốc tụ, đất xói mòn và sông hồ
Trang 18Bảng 1.1: Số liệu về các nhóm đất chính
tại Bình Dương
Biểu đồ 1.1: Tỉ lệ các nhóm đất chính tại Bình Dương
(Nguồn: Sở TNMT Bình Dương, 2009)
tích (ha)
Tỉ lệ (%)
Bảng 1.2: Thống kê diện tích đất phân loại
theo mục đích sử dụng năm 2009 phân loại theo mục đích sử dụng Biểu đồ 1.2: Tỉ lệ diện tích đất
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
1.2% 5.8%
52.4% 24.0%
12.1% 4.5%
Đất phèn Đất phù sa Đất xám Đất đỏ vàng Đất dốc tụ Đất xói mòn và sông hồ
Trang 19Từ năm 2005 đến năm 2009, diện tích sử dụng đất của tỉnh Bình Dương có
sự thay đổi từ đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp bao gồm: đất ở, đất chuyên dùng và đất có mục đích công cộng Đây là xu thế tất yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển theo hướng công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ thương mại Đất chưa sử dụng cũng giảm qua các năm do việc khai thác đất hoang hóa đưa vào mục đích sản xuất nông nghiệp và trồng rừng
Diện tích đất phi nông nghiệp tăng chủ yếu do nhu cầu xây dựng các khu dân
cư, công trình giao thông, các khu cụm công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp và các công trình công cộng để phù hợp với quá trình phát triển kinh tế
1.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1 Vị trí hành chính
Thị xã Thủ Dầu Một là trung tâm hành chính của tỉnh Bình Dương, nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km về phía Tây, cách thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai khoảng 20 km về phía Đông
Trung tâm hành chính của tỉnh Bình Dương trong tương lai là thành phố mới Bình Dương được Chính Phủ phê duyệt xây dựng trên diện tích 1.000 ha; diện tích này được tách ra từ một phần diện tích của các đơn vị hành chính là thị xã Thủ Dầu Một và các huyện: Bến Cát, Phú Giáo, Tân Uyên, có vị trí ngay trung tâm theo bản
đồ địa giới hành chính của tỉnh Bình Dương
Thành phố mới Bình Dương đã được khởi công xây dựng từ ngày 26/4/2010, hứa hẹn là một thành phố văn minh, hiện đại đáp ứng nhu cầu sinh sống và làm việc cho 1.000.000 cư dân thành phố
1.2.2 Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số
Trên địa bàn Bình Dương có 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa và người Khơ Me Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, tỉnh Bình Dương có 1.482.636 người với mật độ dân số 550 người/km²
Tính đến ngày 31/12/2009, toàn tỉnh có 1.552.061 người, tăng 1,4 lần so với năm 2005 và tăng 1,8 lần so với năm 2001 Từ năm 2005 đến năm 2009, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần theo thời gian
Trang 20Bảng 1.3: Tỉ lệ gia tăng dân số tự
nhiên tỉnh Bình Dương từ năm
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, 2009)
Quy mô dân số của tỉnh Bình Dương ngày một tăng nhanh, nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng dân số cơ học (dân số từ các tỉnh khác đến làm việc và sinh sống); ước tính hiện nay số dân từ các tỉnh khác đến Bình Dương làm việc và sinh sống khoảng 600.000 người Việc gia tăng dân số cơ học đã gây áp lực mạnh đối với vấn đề giải quyết việc làm, nhà ở và cung cấp các dịch vụ tiện ích công cộng
200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000
Trang 21Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thị xã và các huyện có hoạt động công nghiệp phát triển mạnh như: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát
1.2.3 Phát triển công nghiệp và xây dựng
Ngành công nghiệp tỉnh Bình Dương luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân giai đoạn 2005 – 2009 là 19,7%, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 gấp 2,5 lần so với năm 2005; trong đó: khu vực kinh tế trong nước chiếm 36%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 64% Cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay như sau: công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng là 63% - 32,6% và 4,4% (Nguồn: Sở Công thương Bình Dương, 2009)
Trong những năm qua công nghiệp
tiếp tục phát triển ổn định ở vùng phía
Nam và từng bước chuyển dịch lên phía
Bắc tỉnh Các ngành chủ lực như: dệt
may, da giày, chế biến gỗ, điện tử … vẫn
duy trì tốc độ tăng trưởng cao, là động lực
Năm 2009, mặc dù chịu nhiều tác động của suy thoái kinh tế thế giới nhưng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bình Dương vẫn đạt 87.727 tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm 2008 (năm 2008 tăng 21,5%); trong đó, các doanh nghiệp có vốn trong nước đạt 27.917 tỉ đồng (tăng 12,2%); các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 59.810 tỉ đồng (tăng 9,2%) Trong năm đã có thêm 166 doanh nghiệp mới
Trang 22đi vào hoạt động, gồm 70 doanh nghiệp trong nước và 96 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; vốn tăng thêm tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước là 8.675 tỷ đồng; vốn tăng thêm tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2 tỷ 468 triệu
đô la Mỹ Luỹ kế đến nay, toàn tỉnh có 8.348 doanh nghiệp trong nước, với tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 54.538 tỷ đồng và có 1.850 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 12 tỷ 934 triệu đô la Mỹ
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp thì tốc độ đô thị hóa
ở Bình Dương cũng diễn ra nhanh chóng; trong thời gian qua tăng, từ 19,9% năm
1996 lên 33% vào năm 2005 và ước đạt 45% năm 2009 Quá trình đô thị hóa phát triển theo hướng: phát triển thị trấn và các trung tâm xã, mở rộng các khu vực ngoại
vi của các đô thị hiện hữu, phát triển các đô thị mới gắn với các khu công nghiệp, xây dựng thành phố mới Bình Dương là trung tâm hành chính của tỉnh có quy mô liên hợp công nghiệp – dịch vụ - đô thị Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 quá trình đô thị hóa đạt 62% và phát triển tỉnh Bình Dương thành đô thị loại I, thành phố trực thuộc trung ương với 6 quận nội thành và 4 huyện ngoại thành
1.2.4 GDP bình quân đầu người
Từ khi tái lập tỉnh vào năm 1997 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Bình Dương luôn đạt ở mức hai con số Năm 2009, GDP bình quân đầu người đạt 34,543 triệu đồng, tăng 2,31 lần so với năm 2005 và tăng 1,24 lần so với năm 2008
Bảng 1.5: GDP bình quân đầu người
của tỉnh Bình Dương qua các năm Biểu đồ 1.6: GDP bình quân đầu người của tỉnh Bình Dương qua các năm
Trang 231.2.5 Hệ thống giao thông vận tải
1.2.5.1 Đường bộ
Bình Dương nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Bình Phước và Bình Dương Đây là vùng kinh tế có đóng góp đến 40% GDP (năm 2009) cả nước, là vùng có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông trong khu vực tương đối hoàn chỉnh
Bình Dương là cửa ngõ từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh Tây nguyên và Campuchia theo Quốc lộ 13, 14; từ Bình Dương cũng dễ dàng kết nối với hệ thống giao thông đường bộ đi các tỉnh miền Bắc, miền Trung, các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu bằng quốc lộ 1A, 1K, đường Hồ Chí Minh
Trong thời gian tới tỉnh Bình Dương sẽ tiếp tục thực hiện hàng loạt dự án chiến lược nhằm nâng cấp hạ tầng về giao thông trong tỉnh, cũng như kết nối với hệ thống giao thông của khu vực như: dự án đường vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh (Dĩ An - Bình Chánh); đường vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh (Biên Hòa - Thủ Dầu Một - Bến Lức); đường vành đai 5 nối các tỉnh Đồng Nai – Bình Dương – TP
Hồ Chí Minh – Long An; cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một – Mỹ Phước; cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn
Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tổng chiều dài hệ thống giao thông đường bộ toàn tỉnh
là 4.287 km
1.2.5.2 Đường thủy
Giao thông đường thủy chủ yếu thực hiện trên 2 tuyến sông lớn: sông Sài Gòn và sông Đồng Nai Phương tiện có thể lưu thông trên sông Sài Gòn chủ yếu là những ghe thuyền và sà lan cỡ nhỏ Sông Đồng Nai cho phép tàu biển đến 5.000 DWT có thể ra vào và cập cảng Bình Dương
1.2.5.3 Đường sắt
Bình Dương có đường sắt Bắc Nam chạy qua dài 8,6 km qua ga Dĩ An Đoạn tuyến nằm trong tình trạng chung của toàn tuyến đường sắt Thống Nhất với đường
Trang 24đơn, khổ 1m, tín hiệu bán tự động Theo quy hoạch phát triển đến năm 2010 sẽ nâng cấp đoạn đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Ninh Thuận đạt tiêu chuẩn đường sắt Quốc gia Đoạn đi qua Bình Dương mở rộng và hiện đại hóa ga Sóng Thần, Dĩ An phục vụ vận tải hàng hóa và hành khách các khu công nghiệp
Sau năm 2010 xây dựng đoạn tuyến Dĩ An - Lộc Ninh thuộc dự án đường sắt Xuyên Á Trên địa phận tỉnh Bình Dương xây dựng các ga Dĩ An, Thủ Dầu Một, Phú Trung, Chánh Lưu, Bàu Bàng Đồng thời xây dựng tuyến đường sắt phục vụ xuất khẩu Alumin và phục vụ vùng Tây Nguyên từ mỏ Đắk Nông đến Chơn Thành nối với tuyến đường sắt Xuyên Á Lộc Ninh - Dĩ An
1.3 TIỀM NĂNG VỀ KHOÁNG SẢN
Bình Dương có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng, nhất là khoáng sản phi kim loại Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho những ngành công nghiệp truyền thống và thế mạnh của tỉnh như: gốm sứ, vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản Các loại khoáng sản kim loại khác được phát hiện ở một vài nơi nhưng chỉ là dấu hiệu, ít có khả năng đưa vào khai thác; hiện nay, công tác điều tra đối với loại tài nguyên khoáng sản này chỉ dừng lại ở mức độ tìm kiếm, phát hiện, chưa đủ
cơ sở để xây dựng quy hoạch khai thác
Những loại khoáng sản phi kim loại phổ biến như: kaolin; sét; các loại đá xây dựng; cát xây dựng; cuội sỏi; laterit và than bùn Trong đó:
- Kaolin: tập trung ở phía Nam tỉnh, đã phát hiện các điểm mỏ Đất Cuốc, Tân Lập (huyện Tân Uyên), mỏ Suối Voi (huyện Dầu Tiếng) Kaolin là nguyên liệu cho sản xuất gốm sứ và chất phụ gia công nghiệp (sơn, màu, mỹ phẩm )
- Đá xây dựng: tập trung ở các huyện: Dĩ An, Tân Uyên và Phú Giáo chủ yếu
là đá khai thác chế biến làm vật liệu xây dựng thông thường, phục vụ xây dựng hạ tầng công nghiệp và dân dụng trên địa bàn tỉnh, vùng miền Đông và miền Tây Nam
bộ
- Sét: tập trung ở khu vực các huyện: Bến Cát, Tân Uyên và Phú Giáo; chất lượng sét ở Bình Dương thuộc loại tốt, ngoài dùng để sản xuất các loại gạch ngói
Trang 25thông thường còn dùng để sản xuất gạch trang trí, gạch lát, làm phối liệu cho gốm
sứ, phụ gia cho bột màu và các ngành khác
- Cát xây dựng: khai thác làm vật liệu xây dựng, tập trung ở hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Thị Tính Tuy nhiên, sản lượng khai thác sẽ không thể gia tăng nhiều do ảnh hưởng sạt lở bờ sông; mặt khác từ khi có đập Trị An và Dầu Tiếng nguồn cát ở sông Đồng Nai và sông Sài Gòn có mức độ bồi lắng thấp nên đang dần cạn kiệt
- Đá phún (sỏi đỏ): do đặc điểm địa hình và cấu tạo địa chất nên nguồn đá phún được phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng trong phát triển giao thông nông thôn và giao thông nội đồng
- Than bùn: phân bố rải rác ở các vùng bán lầy như Tân Uyên, Bến Cát các
mỏ này thường có quy mô nhỏ; một vài nơi nông dân khai thác tận dụng làm phân bón, song số lượng không đáng kể
Do tốc độ phát triển công nghiệp và quá trình đô thị hóa ở Bình Dương cũng như các tỉnh phía Nam diễn ra một cách nhanh chóng, với tốc độ cao đã dẫn đến một số loại khoáng sản bị cạn kiệt nên hoạt động khai thác khoáng sản tập trung chủ yếu vào các loại khoáng sản chính là: đá xây dựng và sét gạch ngói Bên cạnh đó, hoạt động khai thác các loại khoáng sản khác như: kaolin, cát xây dựng vẫn đang hoạt động nhưng với quy mô nhỏ và giảm dần về sản lượng
1.3.1 Tiềm năng khoáng sản Đá xây dựng
Đá xây dựng là một loại khoáng sản có trữ lượng lớn, có diện phân bố rộng trên địa bàn các huyện như: Dĩ An, Phú Giáo và Tân Uyên Từ năm 1997 đến năm
2009 tổng sản lượng đá xây dựng đã khai thác vào khoảng 76,745 triệu m3; đến thời điểm hiện nay, tổng diện tích thăm dò và phê duyệt trữ lượng đá xây dựng lên lên tới 739,53 ha; trữ lượng khoáng sản được phê duyệt tính đến thời điểm tháng 6/2010 là 263.170.262 m3 (đá nguyên khối)
Tuy nhiên, trữ lượng này chưa phản ánh đúng về tiềm năng khoáng sản đá xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, vì đa số các mỏ được cấp phép khai thác thuộc địa bàn huyện Tân Uyên và huyện Phú Giáo mới được phê duyệt trữ lượng
Trang 26khoáng sản với chiều sâu thân khoáng trung bình khoảng 50 mét, trong khi thực tế
độ sâu thân khoáng theo các tài liệu khoan địa chất thăm dò lên tới hàng trăm mét Theo dự báo tiềm năng khoáng sản đá xây dựng tại Bình Dương có thể lên tới hàng
tỷ mét khối, gồm các loại đá chủ yếu là: đá trầm tích, đá macma xâm nhập và đá macma phun trào
1.3.1.1 Đá trầm tích
Đá trầm tích có mặt ở hầu hết các mỏ khai thác trên địa bàn huyện Tân Uyên, thành phần thạch học cơ bản là đá cát kết dạng arkoze, cát bột kết, bột cát kết có cường độ kháng nén tự nhiên thay đổi từ 235 kg/cm2 đến 978 kg/cm2, trung bình đạt
từ 546,8 kg/cm2 đến 612 kg/cm2, đá nứt nẻ nhiều, phân lớp mạnh Đá sét kết có cường độ kháng nén trung bình ở trạng thái tự nhiên 292,83 kg/cm2
là loại đákhông đạt tiêu chuẩn chất lượng làm đá xây dựng
1.3.1.2 Đá macma xâm nhập
Đá xâm nhập được khai thác từ các mỏ trên địa bàn huyện Phú Giáo, thành phần thạch học chủ yếu là granodiorit, đá có cường độ kháng nén thay đổi từ 1.223 kg/cm2 đến 1.541 kg/cm2, trung bình 1.401 kg/cm2 (ở trạng thái tự nhiên), đá rắn chắc và có độ đồng nhất cao
1.3.1.3 Đá macma phun trào
Đá macma phun trào được khai thác tại các mỏ đá trên địa bàn huyện Dĩ An, thành phần thạch học chủ yếu là Tuf ryolit, cường độ kháng nén của đá dao động từ
880 kg/cm2 đến 1.679 kg/cm2, trung bình 1.156 kg/cm2 (ở trạng thái tự nhiên)
1.3.1.4 Nhận xét
Nhìn chung, đá xây dựng được khai thác từ các mỏ tại Bình Dương đều có thể đáp ứng yêu cầu làm vật liệu xây dựng thông thường; tốt nhất là đá xây dựng có nguồn gốc macma xâm nhập và macma phun trào được khai thác từ các mỏ trên địa bàn huyện Dĩ An và Phú Giáo, những loại loại đá này có cường độ kháng nén cao, thành phần chất dính kết lớn, các thành phần hóa học có hại đều nằm trong giới hạn cho phép, là những loại đá có thể đáp ứng tốt những yêu cầu làm vật liệu cho bê tông mác cao và công trình có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng
Trang 27Đá trầm tích được khai thác từ các mỏ trên địa bàn huyện Tân Uyên có cường độ khánh nén thấp nên phần lớn chỉ đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng cho các công trình có yêu cầu kỹ thuật không cao, như làm đường giao thông nông thôn, cấp phối nền đường hoặc đổ bê tông mác thấp; có khoảng 25% trữ lượng đá khai thác trong khu vực này là đá có chất lượng tốt tập trung tại các mỏ Thường Tân III và Thường Tân IV và khu I mỏ Thường Tân VI
1.3.2 Tiềm năng khoáng sản Sét
Sau đá xây dựng thì sét là loại khoáng sản có trữ lượng đứng vào hàng thứ hai trong các loại khoáng sản phi kim tại Bình Dương, xong có thể nói so với các tỉnh thành trong khu vực Đông Nam Bộ thì khoáng sản sét ở Bình Dương cũng là một trong những tỉnh thành có trữ lượng sét lớn nhất; đi cùng với hoạt động khai thác sét là sự phát triển của các ngành thủ công mỹ nghệ như: gốm, sứ và sản xuất vật liệu xây dựng phát triển từ lâu đời và có bề dày lịch sử trên đất Bình Dương
Khoáng sản sét có mặt ở hầu hết các huyện, thị xã trong tỉnh, nhưng do sự phát triển công nghiệp và đô thị hóa mạnh mẽ ở một số huyện, thị như: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên nên phần lớn diện tích có chứa khoáng sản sét bị các công trình công nghiệp và dân dụng chồng lấn; hiện nay hoạt động khai thác sét gạch ngói tập trung chủ yếu vào phần diện tích mà đất công nghiệp chưa sử dụng tại địa bàn các huyện Bến Cát, Tân Uyên và Phú Giáo
Trữ lượng sét gạch ngói đã khai thác tính từ năm 1997 đến năm 2009 vào khoảng 14.724.000 m3, trên phần diện tích mỏ 273,85 ha Tổng diện tích mỏ còn hạn đang khai thác 104,25 ha, với trữ lượng thực tế còn lại khoảng 11.422.732 m3
Đến thời điểm hiện nay, tổng diện tích mỏ sét được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trữ lượng khoảng 238,41 ha, với trữ lượng tính đến thời điểm tháng 9/2010 là 26.724.099 m3 (nguyên khối)
Theo quy hoạch khoáng sản điều chỉnh và bổ sung của tỉnh Bình Dương đến năm 2010, diện tích đất đưa vào quy hoạch khoáng sản sét là 798,28 ha Như vậy, diện tích chưa tiến hành các hoạt động khoáng sản là 559.87 ha, với tài nguyên dự báo khoảng 71 triệu m3
Trang 281.3.3 Tiềm năng khoáng sản Kaolin
Khoáng sản Kaolin tập trung ở các huyện Tân Uyên và Dầu Tiếng; hoạt động khai thác Kaolin đã được nhân dân khai thác từ rất sớm để phục vụ các ngành thủ công mỹ nghệ phát triển rực rỡ tại Bình Dương từ khi có cư dân sinh sống Tuy nhiên, từ năm 1997 đến năm 2009 sản lượng khai thác Kaolin phát triển ở mức độ khai thác công nghiệp đã làm cho khoáng sản Kaolin trên địa bàn tỉnh nhanh chóng
bị cạn kiệt Sản lượng Kaolin khai thác từ năm 1997 đến năm 2009 đạt khoảng 2.779.483 m3, trên phần diện tích mỏ là 117,1 ha Hiện nay, diện tích mỏ kaolin còn lại chỉ vào khoảng 23 ha, với trữ lượng còn lại khoảng 405.021 m3
Năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép thăm dò và phê duyệt trữ lượng 01 mỏ Kaolin tại xã An Lập, huyện Dầu Tiếng với diện tích là 37,73 ha, trữ lượng là 0,311 triệu tấn nhưng sau đó doanh nghiệp chưa thể triển khai thực hiện được do không đảm bảo hiệu quả kinh tế
1.3.4 Tiềm năng khoáng sản Cát xây dựng
Hoạt động khai thác cát tập trung chủ yếu trên lưu vực của các con sông: Đồng Nai, Sài Gòn và sông Thị Tính Từ năm 1997 đến năm 2008 hoạt động khai thác cát luôn ở mức cao và việc kiểm soát không chặt chẽ đã dẫn đến tình trạng khoáng sản cát bị cạn kiệt
Sản lượng cát đã khai thác từ năm 1997 đến năm 2008 đạt khoảng 4.153.126
m3 Từ đầu năm 2009 đến nay tất cả các mỏ cát trên địa bàn tỉnh đã tiến hành đóng cửa mỏ
Theo quy hoạch khoáng sản tỉnh Bình Dương đến năm 2010 khoáng sản cát
Trang 29CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1.1 Thực trạng hoạt động khai thác đá xây dựng
2.1.1.1 Quy mô và sản lượng khai thác
Năm 1997, trên địa bàn tỉnh Bình Dương chỉ có 04 mỏ hoạt động khai thác
đá đó là các mỏ Tân Đông Hiệp, Núi Nhỏ, Bình An (thuộc địa bàn huyện Dĩ An) và
mỏ Thường Tân (thuộc địa bàn huyện Tân Uyên) với tổng sản lượng khai thác đạt 1.800.000 m3/năm Từ năm 1997 đến năm 2009, sản lượng đá khai thác tại Bình Dương liên tục tăng cao Năm 2009 sản lượng khai thác đá đạt 13.380.000 m3 /năm, gấp 7,4 lần so với năm 1997 và đạt khoảng 90% công suất thiết kế mỏ Tổng sản lượng khai thác đá xây dựng giai đoạn 1997 – 2009 đạt 76,745 triệu mét khối (đá nguyên khối)
9,250 13,380
2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000
Trang 30Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 20 mỏ đá đang hoạt động khai thác đá với quy mô công nghiệp, mỏ lớn nhất có công suất khai thác đến 2.000.000 m3/năm, mỏ nhỏ nhất có công suất khai thác là 330.000 m3/năm (đá nguyên khối) Hoạt động khai thác đá xây dựng tại Bình Dương chủ yếu diễn ra trên địa bàn các huyện: Tân Uyên (12 mỏ), Dĩ An (05 mỏ) và Phú Giáo (03 mỏ)
Bảng 2.2: Thông tin về các mỏ đang hoạt động khai thác đá xây dựng
trên địa bàn tỉnh Bình Dương tính đến tháng 9/2010
nghiệp
Trữ lượng phê duyệt/
Diện tích thăm dò
Thời điểm cấp phép/
Thời điểm hết hạn (năm)
Diện tích mỏ (ha)
Công suất thiết kế ( 1.000
5 Mỏ Thường Tân II
Cty TNHH Long Sơn
6.613.570 / 48,53
14/11/2003 30/7/2018
9 Mỏ Thường Tân – FiCo
Cty CP KS Tân Uyên
15.050.000 / 28,52
30/11/2007 30/10/2028
Trang 3110 Mỏ Thường Tân VI
Cty CP Miền Đông (SG)
17.979.139 / 53,78
22/5/2009 22/3/2019
12 Mỏ Tân Mỹ B
Cty CPKSXD BD
20/6/2008 30/11/2016
2 Mỏ Tân Đông Hiệp
Cty CP KSXD BD
12.243.541 / 25,92
10/6/2009 10/12/2013
3 Mỏ Tân Đông Hiệp
Cty CP Trung Thành
3.546.424 / 6,11
03/7/2009 23/12/2013
4 Mỏ Tân Đông Hiệp
Cty CPXD Bình Dương
2.045.603 / 4,65
10/6/2009 10/12/2013
5 Mỏ Tân Đông Hiệp
Cty CP ĐTXD 3-2
7.701.550 / 13,05
10/7/2009 10/12/2013
03/2/2005 10/12/2014
2 Mỏ đá An Bình
Cty CP KS Becamex
13.950.051 / 37,7
11/9/2001 11/3/2021
3 Trữ lượng đá xây dựng được phê duyệt là : 219.436.452 m3
4 Công suất mỏ theo thiết kế là : 14.790 (1.000 m3)
(Nguồn: Sở TNMT Bình Dương, T9/2010)
Trang 32Bảng 2.3: Tổng hợp thông tin về các dự án đang hoàn tất thủ tục xin
cấp phép khai thác đá xây dựng tính đến tháng 9/2010
nghiệp
Trữ lượng phê duyệt/
Diện tích
/ha)
Thời điểm phê duyệt trữ lượng (năm)
Tuổi
mỏ (năm)
Công suất thiết kế ( 1.000
1 Mỏ đá Tân Mỹ, xã Tân
Mỹ, huyện Tân Uyên
Cty CP XD Miền Đông
9.141.483 / 65,2
a) Đá xây dựng khu vực huyện Dĩ An:
Đối tƣợng khai thác chính tại các mỏ đá huyện Dĩ An là đá cát kết arkos thuộc hệ tầng Châu Thới và đá phun trào thuộc hệ tầng Long Bình Đặc điểm cơ bản về chất lƣợng khoáng sản đá trên địa bàn huyện Dĩ An đƣợc thể hiện qua chất lƣợng khoáng sản của cụm mỏ Tân Đông Hiệp với diện phân bố khoáng sản rộng và mang những đặc điểm cơ bản về địa chất khoáng sản đá xây dựng trong khu vực, cụ thể nhƣ sau:
- Về thành phần thạch học: chủ yếu là ryolit và tuf ryolit; đá có màu xám, xám xanh phớt lục; cấu tạo khối, kiến trúc hạt vụn tinh thể, hạt vụn đá, nền vi hạt bị biến đổi
- Về thành phần khoáng vật gồm: Hạt vụn chiếm tỷ lệ từ 48 - 67% gồm: plagioclas từ 17 - 29%, thạch anh từ 11 - 20%, felspat K từ 7 - 13%, biotit từ 4 -
Trang 339%, vụn silic từ 4 - 8%, vụn quazit từ 3 - 7%, vụn đá granit từ 2 - 7%, khoáng vật phụ có sphen, orthit Nền chiếm tỷ lệ từ 33 - 52% gồm: chủ yếu là tập hợp thạch anh - felspat từ 32 - 51%, khoáng vật quặng từ 0 - 1%, sét - sericit
- Về thành phần hóa học:
Bảng số 2.4: Thành phần hóa học cơ bản của đá xây dựng
mỏ Tân Đông Hiệp
Cao nhất
Trung bình
Trang 34STT
tính
Thấp nhất
Cao nhất
Trung bình
Qua các phân tích nêu trên, cho ta thấy khoáng sản đá ở khu vực huyện Dĩ
An có cường độ kháng nén cao, hàm lượng chất có hại thấp nên chất lượng đá khá
ổn định và đạt tiêu chuẩn chất lượng về đá xây dựng
b) Đá xây dựng khu vực huyện Tân Uyên:
Qua báo cáo kết quả thăm dò của các mỏ đá trong khu vực huyện Tân Uyên như mỏ Thường Tân I, II, III, IV, V … cho thấy trong khu vực có các loại đá trầm tích chủ yếu như: cát kết, cát bột kết, bột kết, sét kết và sét bột kết nằm xen kẹp lẫn nhau Phần trên mặt đá bị nứt nẻ không đều, xuống dưới sâu đá cứng chắc
Đặc điểm cơ bản về chất lượng khoáng sản đá xây dựng tại các mỏ khu vực Thường Tân, huyện Tân Uyên như sau :
* Về thành phần khoáng vật:
- Đối với cát kết dạng arkoz & cát bột kết: xi măng gắn kết các hạt vụn chủ yếu là sericit, silic và đôi khi có chứa hạt vụn vi hạt calcite chúng gắn kết các hạt vụn theo kiểu lắp đầy Thành phần khoáng vật gồm: Hạt vụn chiếm tỷ lệ 55 - 80% gồm: thạch anh từ 34 - 56%; plagioclas từ 7 - 16%; muscovite và biotít từ 1 - 2%;
ngoài ra còn có ít vụn calcite từ 0 - 6%, vụn đá silic từ 2 - 6%
vụn tinh thể dạng góc cạnh, kích thước thay đổi 0,03 - 0,08 mm, đá có lựa chọn và mài mòn kém Thành phần khoáng vật gồm: Hạt vụn từ 44 - 45%, Thạch anh 36%, felspat 4 -5%, muscovite ít, vụn calcite 4%, Apatit, epidot ít hạt, cacbonat ít; xi
Trang 35măng gắn kết hạt vụn có thành phần là sét, sericit, silic, chúng gắn kết theo kiểu cơ
sở, chiếm 55 - 56% chủ yếu khoáng sét đa phần biến thành sericit dạng vi vẩy và
sáng màu hơn sét, sericit giao thoa màu vàng nhạt
- Đối với sét bột kết: sét bột kết gặp ở một số lỗ khoan nằm xen kẹp với cát bột kết, sét kết ngấm vôi, bột kết Khoáng vật bao gồm : sét, sericit, silic chiếm đa
số 70%, thạch anh từ 24 - 33%, calcit từ 1 - 4%, felspat từ 1 - 2%, quặng ít Dưới kính hiển vi đá gồm chủ yếu là khoáng vật sét, sericit, silic và ít bột thạch anh, cacite, felspat xen kẽ nhau tạo thành khối đặc sít
- Đối với sét, sét kết ngấm vôi: đá có màu xám đen, cấu tạo phân lớp mỏng, nằm xen kẹp với sét bột xám trắng Kiến trúc sét biến dư Thành phần khoáng vật chủ yếu là tập hợp khoáng vật sét, sericit chiếm từ 74 - 76%; thạch anh chiếm từ 9 - 11%; muscovic 1%; calcit từ 8 - 10%; biotit - clorit từ 2 - 3%
Kết quả phân tích thạch học cho thấy hầu hết các đá trầm tích lục nguyên có trong mỏ đều bị biến chất yếu, có chứa vôi hoặc ngấm vôi Do nguyên nhân của quá trình biến chất cũng như xi măng cacbonat gắn kết vụn trầm tích trong đá góp phần làm cho cường độ kháng nén của đá tăng
* Về thành phần hóa học:
Bảng số 2.6: Thành phần hóa học cơ bản của đá xây dựng các mỏ
khu vực Thường Tân, huyện Tân Uyên
Trang 36MnO 0,77 0,04 MKN 4,76 2,32
* Về tích tính chất cơ lý:
- Đá cát kết dạng arkoze, cát bột kết, bột cát kết có cường độ kháng nén tự nhiên từ 235 - 978 kG/cm2; trung bình đạt từ 546,8 - 612 kG/ cm2 và ở trạng thái bão hòa từ 396,5 - 469,81 kG/cm2
; trung bình đạt 396,5 - 469,81 kG/cm2 Hệ số mềm hóa khi bão hòa nước trung bình đạt 0,725 Qua phân tích thành phần thạch học, thành phần hóa học và tính chất cơ lý cho thấy đá xây dựng khu vực huyện Tân Uyên nhìn chung đạt yêu cầu bê tông và bê tông mác thấp
- Đá sét kết không đạt tiêu chuẩn chất lượng để tính cho trữ lượng sản phẩm chính vì cường độ kháng nén tự nhiên thấp, thay đổi từ 215 kG/cm2 - 618 kG/cm2, trung bình 292,83 kG/cm2 Hàm lượng chất có hại SO3 trung bình thấp, trong giới hạn chỉ tiêu cho phép
c) Đá xây dựng khu vực huyện Phú Giáo:
Đặc điểm cơ bản của khoáng sản đá xây dựng tại các mỏ đang khai thác tại
khu vực huyện Phú Giáo là đá granodiorit thuộc pha 2 của phức hệ Định Quán, bị
phủ bởi đới phong hóa và các trầm tích giới Kainozoi; với chiều dầy đất phủ tại các
mỏ đá thay đổi từ 2,0 m đến 19,3 m, trung bình là 11,6 m Kết quả thăm dò và phân tích thí nghiệm cho thấy đặc điểm cơ bản về chất lượng khoáng sản đá khai thác tại khu vực này như sau:
- Về thành phần thạch học: chủ yếu là granodiorit Kiến trúc nửa tự hình, cấu tạo khối, đôi khi có cấu tạo định hướng nhẹ và kết quả phân tích thành phần khoáng vật của đá như sau: plagioclaz (andesit) chiếm tỷ lệ từ 38 - 52%; felspat K (octoclaz) chiếm tỷ lệ từ 14 - 24%; thạch anh chiếm tỷ lệ từ 12 - 16%; biotit chiếm
tỷ lệ từ 5 - 12%; amfibol (horblend) chiếm tỷ lệ từ 8 - 15%; khoáng vật quặng chiếm tỷ lệ từ 1 - 2%
- Về thành phần hóa học của đá:
Trang 37Bảng số 2.7: Thành phần hóa học cơ bản của đá xây dựng
các mỏ khu vực huyện Phú Giáo
Cao nhất
Trung bình
Trang 38STT
tính
Thấp nhất
Cao nhất
Trung bình
2.1.1.3 Đặc điểm hiện trạng các mỏ khai thác đá
Các mỏ khai thác đá xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương có đặc điểm chung là khai thác xuống sâu; khu vực mỏ trước khi khai thác có địa hình bằng phẳng hoặc dốc thoải, độ lớn nhất cũng chỉ thay đổi trong khoảng 7 – 10 %; đất trước khi thực hiện dự án khai thác mỏ chủ yếu là đất trồng cây công nghiệp, nông nghiệp và hoa màu ngắn ngày
Qua quá trình khai thác, đến nay các mỏ khai thác đá trên địa bàn tỉnh Bình Dương có những đặc điểm hiện trạng như sau:
a) Các mỏ đá trên địa bàn huyện Dĩ An:
Hoạt động khai thác đá xây dựng trên địa bàn huyện Dĩ An được tiến hành từ những năm trước giải phóng đã có các mỏ khai thác đá lớn như mỏ Bình An, mỏ Đông Hòa; đến nay các mỏ này đều đã ngừng hoạt động; mỏ Bình An được cải tạo phục vụ hoạt động du lịch sinh thái, mỏ Đông Hòa ngừng khai thác để phục vụ mục đích xây dựng Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay trên địa bàn huyện Dĩ An còn 5 mỏ đang hoạt động khai thác nhưng thực chất chỉ là 2 mỏ lớn, gồm mỏ đá Núi Nhỏ và cụm mỏ Tân Đông Hiệp Trong đó: mỏ Núi Nhỏ có diện tích 27,51 ha, trữ lượng mỏ được phê duyệt tại thời điểm tháng 01/2010 là 19.009.922 m3 (đá nguyên khối) và cụm mỏ Tân Đông Hiệp
Trang 39có diện tích 49,73 ha, trữ lượng mỏ được phê duyệt tại thời điểm tháng 06/2009 là 25.564.118 m3 (đá nguyên khối) Tổng diện tích thăm dò và phê duyệt trữ lượng đá xây dựng trên địa bàn huyện Dĩ An là 77,24 ha, tổng diện tích đã cấp phép khai thác
là 77,24 ha, đạt tỷ lệ 100%
Cụm mỏ Tân Đông Hiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép khai thác cho
04 doanh nghiệp; trong đó: Công ty CP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (diện tích 25,92 ha), Công ty CP Xây dựng Bình Dương (diện tích 4,65 ha), Công ty CP Trung Thành (diện tích 6,11 ha), Công ty CP Đầu tư xây dựng 3 – 2 (diện tích 13,05 ha) Do ranh giới khai thác của các mỏ nằm tiếp giáp với nhau nên để thuận lợi cho việc tổ chức khai thác xuống sâu, được sự cho phép của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương các doanh nghiệp tiến hành lập thiết kế kỹ thuật tổng thể cho toàn bộ khu vực mỏ Tuy nhiên, trong khu vực diện tích của đơn vị nào thì đơn vị đó tiến hành hoạt động khai thác
Hình 2.1: Mỏ đá Tân Đông Hiệp chụp từ Google Map 2010
Trang 40Hình 2.2: Hiện trạng mỏ đá Tân Đông Hiệp
Là một trong những mỏ khai thác đá đầu tiên trên địa bàn tỉnh nên trong những năm qua mỏ đá Tân Đông Hiệp đã khai thác được một trữ lượng lớn khoáng sản đá xây dựng phục vụ nhu cầu trong tỉnh; từ khởi điểm cao độ tự nhiên của mỏ dao động trong khoảng từ coste + 7 đến coste + 12, hiện nay mỏ đã khai thác xuống
độ sâu trung bình khoảng 69 mét, tương ứng cao độ địa hình hiện trạng khai thác coste – 60, với chiều cao tầng khai thác H = 10 mét Theo thiết kế và giấy phép khai thác khoáng sản, độ sâu kết thúc khai thác là mức coste – 80
Tương tự như mỏ Tân Đông Hiệp, mỏ Núi Nhỏ được cấp giấy phép khai thác cùng thời điểm, từ cao độ địa hình tự nhiên dao động trong khoảng từ coste + 5 đến coste + 10 đến nay mỏ đã khai thác xuống độ sâu trung bình khoảng 57 mét, tương ứng cao độ địa hình hiện trạng đang khai thác coste – 50, với chiều cao tầng khai thác H = 10 mét Theo thiết kế và giấy phép khai thác khoáng sản, độ sâu kết thúc khai thác là mức coste – 100