SVTH: Lê Thị Thương 1 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng Bên cạnh những mặt tích cực mà ngành chế biến hạt điều mang lại cho nền kinh tế, thì trong quá trình sản xuất ngành còn thải ra những chấ
Trang 1SVTH: Lê Thị Thương i GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ viii
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nội dung nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
4.1 Phương pháp thu thập, thống kê số liệu 2
4.2 Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế 3
4.3 Phương pháp xử lí thông tin 3
4.4 Phương pháp đo đạc khối lượng chất thải 3
4.5 Phương pháp tính tải lượng ô nhiễm 3
4.6 Phương pháp so sánh 5
4.7 Phương pháp phân tích – tổng hợp 5
5 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu 6
5.1 Đối tượng nghiên cứu 6
5.2 Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu 6
6 Đóng góp khoa học, kinh tế và xã hội của nghiên cứu 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 8
1.1.1 Các khái niệm cơ bản 8
a Khái niệm về môi trường 8
b Khái niệm về ô nhiễm môi trường 8
1.1.2 Các dạng ô nhiễm môi trường chính 9
1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ 10
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC 12
Trang 2SVTH: Lê Thị Thương ii GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
2.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
12
2.1.1 Tình hình phát triển ngành điều trên thế giới 12
a Phân bố địa lý 12
b Chế biến 13
c Về xuất nhập khẩu 13
d Mùa vụ điều 14
2.1.2 Tình hình phát triển ngành điều ở Việt Nam 14
a Tình hình sản xuất 14
b Tình hình xuất nhập khẩu 15
a Tình hình công nghệ thiết bị sản xuất 15
2.2 TỔNG QUAN NGÀNH CBHĐ TỈNH BÌNH PHƯỚC 16
2.2.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước 16
a Điều kiện tự nhiên 16
b Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội 18
2.2.2 Tình hình phát triển ngành sản xuất điều của tỉnh Bình Phước 20
a Quá trình phát triển ngành điều Bình Phước 20
b Đánh giá về chất lượng hạt điều của Bình Phước 20
c Tình hình sản xuất 21
d Tình hình chế biến 21
2.3 QUY TRÌNH SẢN XUẤT 23
2.4 TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU ĐẾN MÔI TRƯỜNG 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
3.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI 10 NHÀ MÁY KHẢO SÁT
37
3.1.1 Quy trình công nghệ CBHĐ tại các nhà máy 37
a Quy trình công nghệ hấp hơi 38
b Quy trình công nghệ chao dầu 39
3.1.2 Nguyên nhiên liệu sử dụng 40
3.1.3 Danh mục các máy móc thiết bị sử dụng 43
Trang 3SVTH: Lê Thị Thương iii GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
3.1.4 Đánh giá quy trình và máy móc thiết bị sản xuất tại các xưởng CBHĐ 47
3.1.5 Dòng thải 48
3.2 ĐÁNH GIÁ TẢI LƯỢNG PHÁT THẢI CỦA 2 CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN 55
a Cân bằng vật liệu tại Công ty TNHH MTV Lan Cường 55
b Cân bằng vật liệu tại Công ty TNHH SX TM Phúc An 56
c Cân bằng vật liệu tại Công ty Cổ phần Sơn Long 58
d Cân bằng vật liệu tại Công ty TNHH Quỳnh Như 59
3.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC NHÀ MÁY 63
3.3.1 Đánh giá chất lượng môi trường không khí và so sánh tải lượng khí thải lò hơi 64
a Chất lượng không khí xung quanh 64
b Khí thải lò hơi 68
3.3.2 Đánh giá đặc tính nước thải và so sánh tải lượng các thông số ô nhiễm giữa các nhà máy 70
a Kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất của một số công ty 70
3.3.3 Các biện pháp quản lý chất thải của các nhà máy 76
a Môi trường không khí 77
b Nước thải 77
c Quản lý chất thải rắn 78
d Tiếng ồn, độ rung 78
e Quản lý nội vi 78
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI CHO MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC 82
4.1 GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TẠI NGUỒN 82
4.1.1 Đối với nguyên vật liệu 82
4.1.2 Nước thải 82
4.1.3 Chất thải rắn 83
4.1.4 Khí thải 84
4.1.5 Tiếng ồn 85
Trang 4SVTH: Lê Thị Thương iv GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
4.1.6 Thực hiện tiết kiệm năng lượng và giảm việc sử dụng năng lượng 85
4.1.7 Xây dựng nội quy bảo vệ môi trường 85
a Quy định về việc sử dụng nước 85
b Quy định về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe 86
c Quy định về vệ sinh an toàn nhà xưởng và phòng cháy, chữa cháy 86
d Chế độ khen thưởng, kỷ luật 86
4.1.8 Giáo dục ý thức và đào tạo cán bộ chuyên trách bảo vệ môi trường trong nhà máy 87
4.1.9 Tăng cường trang bị sức khỏe môi trường cho công nhân 88
a Đảm bảo môi trường làm việc ở mức an toàn nhất đối với công nhân 88
b Các trang thiết bị bảo vệ cá nhân 88
c Chuẩn bị đầy đủ trong trường hợp tai nạn xảy ra 88
d Áp dụng các biện pháp để tối thiểu hóa các rủi ro hỏa hoạn 89
4.2 GIẢI PHÁP XỬ LÝ 89
4.2.1 Công trình xử lý nước thải sinh hoạt 89
4.2.2 Công trình xử lý nước thải sản xuất 90
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 94
KẾT LUẬN 94
KIẾN NGHỊ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 99
Trang 5SVTH: Lê Thị Thương v GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
AFI: Association of food industries inc – Quy cách hạt
GMP: Good Manufacturing Practices - Tiêu chuẩn thực
hành sản xuất tốt HACCP: Hazard Analysis and Critical Control Points - Phân
tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HTXLNT: Hệ thống xử lý nước thải
ISO 22000: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
MLSS: Nồng độ chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch
SSOP: Sanitation Standard Operating Procedures – Quy
phạm vệ sinh
Trang 6SVTH: Lê Thị Thương vi GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Vinacas: Vietnam Cashew Association: hiệp hội điều Việt
Nam VKTTĐPN: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 7SVTH: Lê Thị Thương vii GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 Cân bằng vật chất cho từng công đoạn 4
Bảng 2 Tóm tắt các phương pháp xác định tải lượng 4
Bảng 2.1 Mùa vụ điều của một số quốc gia trên thế giới 14
Bảng 2.2 Tình hình phát triển ngành điều Bình Phước 22
Bảng 3.1 Nhu cầu nguyên nhiên liệu và năng lượng của các nhà máy 41
Bảng 3.2 Danh mục các thiết bị, máy móc phục vụ dây chuyền CBHĐ 43
Bảng 3.3 Danh sách các máy móc sử dụng trong các công ty, doanh nghiệp 45
Bảng 3.4 Kết quả điều tra dòng thải của 10 nhà máy 52
Bảng 3.5 Cân bằng vật chất cho công ty TNHH MTV Lan Cường 55
Bảng 3.6 Cân bằng vật chất cho Công ty TNHH SX TM Phúc An 57
Bảng 3.7 Cân bằng vật chất cho Công ty cổ phần Sơn Long 58
Bảng 3.8 Cân bằng vật chất tại Công ty TNHH Quỳnh Như 60
Bảng 3.9 Tổng hợp cân bằng vật liệu cho công ty sử dụng công nghệ hấp và chao 62
Bảng 3.10 Kết quả phân tích mẫu khí tại khu vực cổng bảo vệ của 10 nhà máy 64
Bảng 3.11 Kết quả phân tích mẫu khí tại khu vực sản xuất: sàng, hấp hoặc chao, cắt tách 65
Bảng 3.12 Kết quả phân tích mẫu khí tại khu vực bóc vỏ lụa 66
Bảng 3.13 Kết quả phân tích khí thải lò hơi 68
Bảng 3.14 Tính toán tải lượng ô nhiễm CO của lò hơi tại 3 nhà máy phân tích 69
Bảng 3.15 Kết quả phân tích mẫu nước thải lò hấp 70
Bảng 3.16 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải lò hấp của hai công ty 71
Bảng 3.17 Kết quả phân tích mẫu nước thải ngâm ẩm 72
Bảng 3.18 Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải ngâm ẩm của 2 công ty 73
Bảng 3.19 Kết quả phân tích mẫu nước thải của HTXL khí thải lò hơi 73
Bảng 3.20 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước xử lý khí thải lò hơi của 2 công ty 74 Bảng 3.21 Kết quả phân tích mẫu nước thải sau khi xử lý của 3 công ty 75
Trang 8SVTH: Lê Thị Thương viii GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Bản đồ phân bố điều trên thế giới 12
Hình 2.2 Sản lượng điều trên thế giới 13
Hình 2.3 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước 17
Hình 2.4 Quy trình chế biến hạt điều 24
Hình 2.5 Máy sàng hạt điều thô 25
Hình 2.6 Nồi hơi đốt củi cung cấp hơi nước cho lò hấp và lò sấy 26
Hình 2.7 Lò hấp tĩnh 27
Hình 2.8 Lò hấp kiểu thùng quay 27
Hình 2.9 Chẻ điều bằng máy chẻ thủ công 29
Hình 2.10 Máy tách hạt điều sử dụng hệ thống khí nén 30
Hình 2.11 Máy tách vỏ điều tự động cơ khí 30
Hình 2.12 Lò sấy hạt điều 31
Hình 2.13 Máy bóc vỏ lụa 32
Hình 2.14 Phân loại nhân điều bằng thủ công 33
Hình 2.15 Máy phân loại nhân điều theo kích thước hạt 33
Hình 2.16 Máy bắn màu 34
Hình 2.17 Các loại sản phẩm nhân điều 34
Hình 2.18 Dây chuyền đóng gói sản phẩm 35
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình CBHĐ tại công ty TNHH Lan Cường 38
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình CBHĐ tại công ty Cổ phần Sơn Long 39
Hình 3.3 Xưởng bóc vỏ lụa của công ty Quỳnh Như 80
Hình 4.1 Sơ đồ nguyên lý lò hơi 83
Hình 4.2 Bể tự hoại 03 ngăn 89
Hình 4.3 Sơ đồ khối công trình xử lý nước thải 90
Trang 9SVTH: Lê Thị Thương 1 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Bên cạnh những mặt tích cực mà ngành chế biến hạt điều mang lại cho nền kinh
tế, thì trong quá trình sản xuất ngành còn thải ra những chất gây ô nhiễm môi trường như nước thải từ quá trình xử lý ẩm, khói thải sinh ra do đốt nhiên liệu, phenol sinh ra từ khâu chao hạt, tiếng ồn từ các máy móc công nghệ, mùi hôi, ô nhiễm nhiệt,… Hầu hết các nhà máy chế biến hạt điều ở nước ta chưa có biện pháp xử lý nước thải sinh ra, còn một số cơ sở có công nghệ xử lý chất thải thì đó chỉ là cách tiếp cận thụ động Ngoài ra,
do các doanh nghiệp, cơ sở chế biến điều hình thành từ quy mô hộ gia đình vì vậy các vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức và các cơ sở chế biến nằm xen lẫn trong các khu dân cư, (chỉ có những công ty doanh nghiệp lớn mới hình thành sau này thì mới có quy hoạch rõ ràng đặt cách xa khu dân cư) nên không chỉ ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe của công nhân mà còn ảnh hưởng đến dân cư xung quanh
Do vậy, để tìm hiểu thực trạng phát thải hiện nay của các nhà máy chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Đánh giá tải
Trang 10SVTH: Lê Thị Thương 2 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề ra biện pháp giảm thiểu và xử lý”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là tính toán được tải lượng phát sinh ô nhiễm của hai công nghệ chế biến hạt điều và tải lượng các thông số ô nhiễm có trong nước thải, khí thải đặc trưng của các hoạt động sản xuất hạt điều nhằm phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường tại 10 công ty, doanh nghiệp đã được lựa chọn từ 30 nhà máy khảo sát thực tế, mang tính đại diện cho ngành chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước cả về công nghệ và công suất chế biến Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý môi trường theo hướng giảm thiểu kết hợp với xử lý mang tính hiệu quả tại 10 nhà máy trên
3 Nội dung nghiên cứu
Tổng quan về ô nhiễm môi trường và các dạng ô nhiễm môi trường; tình hình phát triển ngành điều trên thế giới và Việt Nam; về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình phát triển ngành chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước
Thực trạng hoạt động sản xuất của 10 công ty, DN đại diện cho ngành chế biến hạt điều tại tỉnh Bình Phước về quy trình sản xuất, nhu cầu nguyên nhiên liệu, sản phẩm, thực trạng máy móc sử dụng, các nguồn ô nhiễm phát sinh, biện pháp quản lý ô nhiễm của từng nhà máy Sau đó chọn ra 4 nhà máy đại diện cho hai công nghệ chế biến hạt điều tiến hành cân bằng vật chất cho toàn bộ quy trình sản xuất từ đó định mức phát thải
ô nhiễm tính trên 1 tấn sản phẩm đối với mỗi công nghệ sử dụng Đánh giá, tính toán tải lượng từ kết quả phân tích các mẫu nước thải, khí thải đặc trưng phát sinh trong ngày của 10 nhà máy tiến hành lấy mẫu, so sánh phát thải ô nhiễm của các nhà máy với nhau nhằm đánh giá hiện trạng môi trường sản xuất tại các nhà máy trên
Xác định những vấn đề môi trường còn tồn đọng tại các nhà máy từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm mang tính khả thi và hiệu quả cho 10 nhà máy khảo sát
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập, thống kê số liệu
Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình hoạt động của ngành chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước, các tài liệu liên quan về ngành chế biến hạt điều tại các sở ban nghành tỉnh Bình Phước như Sở TN & MT Bình Phước, Sở Công Thương, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Bình Phước
Trang 11SVTH: Lê Thị Thương 3 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Thu thập thông tin liên quan qua những tài liệu khoa học đã được phát hành, các thông tin đã được đăng tải trên những phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, internet) và các thông tin khác liên quan đến ngành CBHĐ Nghiên cứu phương pháp đánh giá tải lượng ô nhiễm và tham khảo các tài liệu liên quan về hiện trạng sản xuất tại các cơ sở CBHĐ của tỉnh Bình Phước và các biện pháp giảm thiểu và xử lý cho các chất thải phát sinh
Thu thập số liệu, kết quả phân tích mẫu nước thải, khí thải tại 10 nhà máy chế biến hạt điều do Trung tâm nghiên cứu dịch vụ công nghệ và môi trường (ETC) thực hiện
4.2 Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế
Điều tra, khảo sát thực tế: Vì thời gian thực hiện đề tài không dài nên đề tài chọn ngẫu nhiên 30 nhà máy CBHĐ phân bố đều trên địa bàn tỉnh nhưng tập trung nhiều nhất tại Thị xã Phước Long, Tx Đồng Xoài, huyện Bù Đăng, Đồng Phú để khảo sát Thực hiện điều tra thông qua bảng câu hỏi (phiếu điều tra) liên quan đến các vấn đề mà đề tài quan tâm, phỏng vấn các đối tượng liên quan, thăm dò ý kiến của công nhân tham gia sản xuất Chuẩn bị trước nội dung cần khảo sát trước khi đi thực tế về thực trạng quản lý; sản xuất; các vấn đề môi trường (Mẫu phiếu điều tra được đính kèm vào phần phụ lục của Luận văn)
4.3 Phương pháp xử lí thông tin
Sau khi thu thập được thông tin thông qua điều tra và khảo sát, tiến hành tổng hợp, phân loại thông tin; Xác định các vấn đề cần quan tâm sau khi điều tra và khảo sát, tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề đó, có thể phải áp dụng các phương pháp khác như thu mẫu, phân tích mẫu, áp dụng các phương pháp thống kê để xử lý số liệu,… để có nhận định đúng đắn và chọn ra 10 công ty, doanh nghiệp mang tính đại diện cho ngành CBHĐ của tỉnh Bình Phước nhằm tiến hành lấy mẫu, phân tích và đo đạc khối lượng chất thải
4.4 Phương pháp đo đạc khối lượng chất thải
Đo đạc trực tiếp khối lượng chất thải rắn, nước thải phát sinh trong ngày bằng các dụng cụ đo đạc chuyên dụng
4.5 Phương pháp tính tải lượng ô nhiễm
Tải lượng ô nhiễm là khối lượng của chất ô nhiễm/ chất thải có thể thải ra nguồn tiếp nhận bằng cách tính toán cân bằng vật chất và đo đạc trực tiếp
a Xác định tải lượng phát thải bằng đo đạc
Trang 12SVTH: Lê Thị Thương 4 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Về cơ bản, đo đạc tải lượng phát thải bao gồm: Việc đo đạc nồng độ chất ô nhiễm
và đo lưu lượng khí thải, nước thải từ đó suy ra tải lượng là tích số giữa nồng độ và lưu lượng
L = Q × C Trong đó:
- L: Tải lượng ô nhiễm
- Q: lưu lượng nước thải/khí thải
- C: nồng độ chất ô nhiễm
b Xác định tải lượng phát thải bằng cân bằng vật chất
Tính toán cân bằng vật chất giữa dòng nguyên liệu đi vào và dòng sản phẩm đi ra Chênh lệch giữa khối lượng nguyên liệu và khối lượng sản phẩm là do có sự tổn thất trong quá trình sản xuất
Bảng 1 Cân bằng vật chất cho từng công đoạn Công đoạn
c Xác định tải lượng phát thải bằng hệ số phát thải
Sử dụng các hệ số phát thải được xây dụng cho từng loại công nghệ sản xuất để tính tải lượng phát thải cho một trường hợp cụ thể
Bảng 2 Tóm tắt các phương pháp xác định tải lượng
Phương pháp Nội dung Ưu điểm Nhược điểm
Tính chính xác
- Tốn kém
- Một số chất không đo được
Trang 13SVTH: Lê Thị Thương 5 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
- Có thể tính toán cho các nguồn chưa có
- Nhanh chóng
và tiết kiệm chi phí
Sai số lớn khi có sự khác biệt giữa công nghệ thực và công nghệ dẫn chứng
Đề tài đã xác định tải lượng ô nhiễm bằng cách cân bằng vật chất cho 4 công ty, doanh nghiệp và đo đạc trực tiếp lưu lượng khí thải và nước thải sinh ra trong ngày từ 10 công ty đã lựa chọn để đánh giá tải lượng
4.6 Phương pháp so sánh
So sánh và đánh giá mức độ ô nhiễm cũng như tác động đến môi trường từ nước thải, khí thải, chất thải rắn của các công ty dựa trên Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và Quy chuẩn Việt Nam (QCVN)
So sánh mức sử dụng nguyên nhiên liệu, hoá chất, khối lượng các chất thải phát sinh trong cùng loại sản phẩm giữa các công nghệ CBHĐ và giữa các nhà máy sản xuất với nhau
So sánh giữa các công ty chế biến hạt điều về thực tế quản lý, các chính sách, biện pháp các công ty đang thực hiện, quy trình sản xuất, các thiết bị máy móc sử dụng
4.7 Phương pháp phân tích – tổng hợp
Dựa trên những thông tin, số liệu và kết quả có được từ các phương pháp trên, tiến hành chọn lọc, phân tích, tổng hợp một cách khoa học để có được sự nhận định, đánh giá chung nhất, khách quan nhất và chính xác nhất về đối tượng nghiên cứu, để từ đó:
- Xác định các nguyên nhiên vật liệu sử dụng trong sản xuất, dòng thải (chất thải rắn, nước thải, khí thải…)
- Xác định được các đầu vào ra trong dây chuyền công đoạn chế biến
- Tổng hợp các kết quả đo đạc trực tiếp và các kết quả phân tích mẫu nước thải, khí thải của công ty ETC để tính toán, đánh giá tải lượng ô nhiễm
Trang 14SVTH: Lê Thị Thương 6 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Cuối cùng có thể đề xuất được những biện pháp chung nhất cho các công ty chế biến hạt điều được nghiên cứu và giải pháp cho hoạt động chế biến hạt điều của tỉnh Bình Phước
5 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: quy trình công nghệ CBHĐ, các chất thải phát sinh do hoạt động sản xuất của 10 nhà máy CBHĐ của tỉnh Bình Phước bao gồm nước thải, khí thải và chất thải rắn, các biện pháp quản lý chất thải và quản lý nội vi tại các nhà máy
5.2 Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: 24/8 – 19/12/2016
Phạm vi nghiên cứu:
Mười nhà máy CBHĐ tập trung ở các khu vực sản xuất điều quan trọng của tỉnh Bình Phước như TX Phước Long, TX Đồng Xoài, Đồng Phú, Bù Đăng Đa số các nhà máy đều thuộc loại hình Tư nhân đầu tư Trong đó, có 1 nhà máy quy mô nhỏ (dưới 10 tấn/ngày), 5 nhà máy công suất trung bình (từ 10 đến 20 tấn/ ngày) và 4 nhà máy công suất lớn (trên 20 tấn/ngày) Về công nghệ, có 3 nhà máy sử dụng công nghệ Chao dầu và
7 nhà máy dùng phương pháp Hấp để xử lý hạt điều Về lực lượng lao động, có 4 nhà máy ít hơn 100 công nhân viên và 6 nhà máy lực lượng lao động nhiều hơn 100 người (Danh sách 10 công ty, doanh nghiệp được đính kèm trong phần phụ lục Luận văn)
6 Đóng góp khoa học, kinh tế và xã hội của nghiên cứu
Đề tài đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở CBHĐ trên địa bàn tỉnh Bình Phước và đề xuất các biện pháp giảm thiểu và xử lý là bước cơ bản tìm hiểu thực trạng môi trường sản xuất hiện nay của một số nhà máy CBHĐ trên địa bàn tỉnh, là tư liệu giúp cho việc quản lý môi trường của các ban ngành địa phương hiệu quả hơn Bên cạnh
đó, phổ biến rộng rãi các biện pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm áp dụng cho các doanh nghiệp khác cùng hoạt động trong ngành tại địa phương Ngoài việc cải thiện hiệu quả hoạt động về mặt kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu suất hoạt động của nhà máy chế biến hạt điều còn góp phần làm cơ sở để các công ty, doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện làm việc và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 1400 Trên cơ sở nghiên cứu phân tích các nguyên nhân sinh ra chất thải để phát hiện những cơ hội có thể áp dụng SXSH cho ngành chế biến điều của tỉnh từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm trong các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm
Trang 15SVTH: Lê Thị Thương 7 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm rủi ro cho con người và môi trường Góp phần xây dựng thương hiệu điều Bình Phước đạt chuẩn quốc tế, giữ vững vị thế xuất khẩu hạt điều
số 1 thế giới nâng cao kim ngạch xuất khẩu tạo công ăn việc làm cho người dân nơi đây
kể cả người trồng điều, sản xuất và chế biến nhân điều, ổn định đời sống dân cư và giảm các tệ nạn xã hội
Trang 16SVTH: Lê Thị Thương 8 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
a Khái niệm về môi trường
Môi trường là: bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi Trường của Việt Nam)
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở sống và phát triển
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người
Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước…
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó là những luật
lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định… ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các
tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác
Ngoài ra người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm các nhân
tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay,
nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo
b Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường"
Trang 17SVTH: Lê Thị Thương 9 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến
sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người,
sinh vật và vật liệu
1.1.2 Các dạng ô nhiễm môi trường chính
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi
các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy
thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hoá
học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước Xét
về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt
và các vùng ven biển, vùng biển khép kín Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào
Ô nhiễm phóng xạ, do các chất phóng xạ gây ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe
con người
Trang 18SVTH: Lê Thị Thương 10 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp
Ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình tồn tại với
mật độ lớn
Ô nhiễm ánh sáng, hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một
cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình phát triển của
động thực vật
1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ
Các nghiên cứu về đánh giá hiện trạng môi trường tại các làng nghề, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tại địa phương hay tại một đơn vị, cơ sở sản xuất nhằm phân tích và đánh giá nguyên nhân phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động, sản xuất và dịch vụ Các đề tài nghiên cứu tương tự đã được thực hiện sau:
Đề tài nghiên cứu của Phạm Văn Thành (2009) về “Hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề thêu ren An Hòa, xã Thanh Hà, Huyện Thanh Liêm, Tỉnh Hà Nam và một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm” Cho thấy, môi trường làng nghề đang bị ô nhiễm về nước thải do không có hệ thống XLNT và nguồn nước mặt có hiện tượng phú dưỡng do ô nhiễm hữu cơ cao thông qua kết quả phân tích tại hiện trường Tác giả đã đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường: quản lý, quy hoạch, các công cụ quản lý (giám sát và kiểm soát ô nhiễm, chế tài,…), đầu tư tài chính và nhân lực,…Hạn chế của
đề tài là chưa đi sâu hoạt động sản xuất, giải pháp còn mang tính chất chung về quản lý
Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Thị Huế (2011) về: “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và đề xuất giải pháp cải thiện” đã đánh giá và xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất, từ đó đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu ảnh hưởng tới đời sống cộng đồng Đề tài đã đưa ra các giải pháp về chính sách và quản lý nhà nước như giải pháp quy hoạch phát triển sản xuất, quản lý nhà nước, SXSH, giáo dục môi trường vào đề tài Theo báo cáo của Lương Ngọc Dung (2012) về “Đánh giá thực trạng môi trường tại Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi, Công ty cổ phần cơ điện luyện kim Thái Nguyên” đã đi sâu tìm hiểu các nguồn phát sinh ô nhiễm trong nhà máy trong tất cả các công đoạn sản xuất và đánh giá mức độ ô nhiễm từ các kết quả phân tích về chất lượng không khí, nước thải và chất thải rắn, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đã được áp dụng tại nhà máy từ đó đề xuất các biện pháp khác giải quyết các vấn đề môi trường còn tồn đọng Tuy nhiên các biện pháp đề xuất của đề tài chỉ là đề xuất các giải pháp nâng cao ý
Trang 19SVTH: Lê Thị Thương 11 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
thức về môi trường, cải thiện điều kiện làm việc và biện pháp làm giảm độ ồn cho nhà máy chưa thật sự hiệu quả đối với công ty
Theo đề tài nghiên cứu của Trần Thị Thơ (2016) về “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường cho làng nghề chế biến cá khô Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre” Tác giả đã đi sâu tìm hiểu thực trạng sản xuất, phân tích hiện trạng ô nhiễm nguồn nước kết hợp đánh giá sức khỏe cộng đồng xây dựng định mức phát thải cho làng nghề bằng cách cân bằng vật chất cho 3 cơ sở sản xuất mang tính đại diện cho làng nghề Phân tích, nhận diện nguồn phát sinh sinh ô nhiễm nước từ đó đề xuất các biện pháp SXSH nhằm tiết kiệm nước trong các công đoạn sản xuất kết hợp với các biện pháp quản lý về kỹ thuật và quản lý về kinh tế
Trang 20
SVTH: Lê Thị Thương 12 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC 2.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.1 Tình hình phát triển ngành điều trên thế giới
(Nguồn: World Cashew Industry – General Information, 2013)
Hình 2.1 Bản đồ phân bố điều trên thế giới
Trang 21SVTH: Lê Thị Thương 13 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
(Nguồn: World Cashew Industry – General Information, 2013)
Hình 2.2 Sản lượng điều trên thế giới
b Chế biến
Chế biến là một trong những khâu quan trọng của chuỗi giá trị hạt điều Mỗi quốc gia đều có những cách chế biến và công đoạn chế biến điều riêng Trong khi ở Braxin cơ giới hóa chế biến điều thì Ấn Độ vẫn phụ thuộc nhiều vào lao động thủ công, thậm chí ở Ấn Độ, mỗi vùng khác nhau có phương pháp chế biến khác nhau Ví dụ: ở khu vực Mangalore của bang Karnataka sử dụng phương pháp hấp và những khu vực Orissa và Andhra Pradesh thì sử dụng phương pháp chiên
Trong số những nước sản xuất điều, Ấn Độ, Braxin và Việt Nam tiếp tục là những nước chế biến điều lớn nhất thế giới Những nước châu Phi chế biến rất ít và hơn 90% lượng điều thô của châu Phi được xuất khẩu sang Ấn Độ
Những nước nhập khẩu nhân điều lớn trên thế giới là Hoa Kỳ, Liên Minh châu
Âu (EU), Trung Quốc, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Nhật Bản và Ả Rập Xê út
Trang 22SVTH: Lê Thị Thương 14 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
d Mùa vụ điều
Bảng 2.1 Mùa vụ điều của một số quốc gia trên thế giới
(Nguồn: World Cashew Industry – General Information, 2013)
Ấn Độ và Việt Nam, mùa thu hoạch điều kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6 Ở Braxin, mùa vụ kéo dài từ tháng 11 năm nay đến tháng 2 năm sau
2.1.2 Tình hình phát triển ngành điều ở Việt Nam
a Tình hình sản xuất
Điều là cây công nghiệp quan trọng ở Việt Nam, năm 2012 diện tích điều cả nước khoảng 362,6 ngàn ha, diện tích thu hoạch là 330,3 ha với tổng sản lượng 289,9 ngàn tấn hạt điều nguyên liệu Kim ngạch xuất khẩu nhân điều năm 2012 của Việt Nam đạt trên 1,75 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay Trong đó có khoảng 50% sản lượng xuất khẩu là nguồn điều thô nhập nội từ các nước châu Phi, Lào và Campuchia Năng suất điều bình quân của Việt Nam từ 1,07 tấn/ha (năm 2007) nay đã giảm xuống 0,91 tấn/ha
Ở Việt Nam, cây điều được trồng từ Quảng Trị trở vào các tỉnh phía Nam có thể chia ra ba vùng trồng điều chính với điều kiện sinh thái và sản xuất tương đối khác nhau:
- Vùng Ðông Nam Bộ được coi có điều kiện sinh thái và sản xuất ổn định và phù hợp nhất với cây điều
- Vùng Tây Nguyên thường có nhiệt độ thấp vào thời kỳ cây điều ra hoa đậu quả, hay bị hạn hán
- Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ thường có mưa rét vào thời kỳ ra hoa đậu quả, hạn hán bất thường và đất xấu
Trang 23SVTH: Lê Thị Thương 15 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
b Tình hình xuất nhập khẩu
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 9 năm 2016 ước đạt 31.960 tấn, với giá trị 276,4 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 9 tháng đầu năm lên 258.015 tấn, tương đương 2,05 tỷ USD, tăng 5,8%
về khối lượng và tăng 15,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015 Dự kiến xuất khẩu hạt điều cả năm 2016 đạt khoảng gần 3 tỷ USD, tiếp tục đứng đầu thế giới
Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường tiêu thụ nhiều nhất hạt điều của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 33,9%, 13,8% và 13,3% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều của cả nước
Trong khi đó, khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 9/2016 ước đạt 103 nghìn tấn với giá trị đạt 158 triệu USD, đưa tổng khối lượng hạt điều nhập khẩu 9 tháng lên 808 nghìn tấn, trị giá 1,2 tỷ USD, tăng 8% về khối lượng và tăng 27,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015
a Tình hình công nghệ thiết bị sản xuất
Khoa học công nghệ giữ vai trò rất quan trọng trong quy trình sản xuất hạt điều
Để hoàn thiện quy trình chế biến điều bằng máy, ngành điều Việt Nam đã và tiếp tục cải tiến, hoàn thiện công nghệ phù hợp cho từng công đoạn để đạt hiệu quả cao Với công nghệ và sự ra đời của các thiết bị bóc vỏ lụa, máy cắt tách vỏ hạt điều, máy phân loại màu, máy phân loại kích cỡ…, DN ngành điều đã giảm được hơn 70% - 80% lao động, nâng công suất chế biến tăng thêm 1,5 lần, giảm chi phí sản xuất 30% - 40% so với thủ công, giảm 30% - 50% thời gian trong các công đoạn chế biến, giúp chủ động thời gian sản xuất, đảm bảo việc giao hàng, tỷ lệ nhân bể giảm còn 5% so với trước gần 20%
Đây là bước đột phá trong sản xuất chế biến điều bằng máy móc, gia tăng giá trị sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế Do sản xuất tập trung, ít sử dụng lao động chân tay nên kiểm soát được chất lượng, giúp nâng cao giá trị sản phẩm và quan trọng hơn vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo hơn
Nhiều loại máy móc do DN Việt chế tạo có thể nói tốt không thua kém các nước trên thế giới, thậm chí có một số tính năng vượt trội hơn các máy móc hiện đại của Ý,
Ấn Độ Hiện nay các DN ngành điều đang xuất khẩu ra nước ngoài cả những máy móc
có độ chính xác cao như máy sấy, đo độ ẩm, dò kim loại, phân tách màu, phân tách cỡ hạt, khử trùng, đóng gói thành phẩm Đặc biệt, nhiều DN ngành điều còn chế tạo những máy móc chế biến ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao như hạt điều rang
Trang 24SVTH: Lê Thị Thương 16 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
muối, điều chiên, điều snack… xuất khẩu Chính điều này làm tăng giá trị của hạt điều Việt
Ước tính mỗi năm Việt Nam chế biến khoảng 1,3 triệu tấn hạt điều Để phát triển công nghệ, tăng sức cạnh tranh, hiệp hội có Ban Khoa học công nghệ để liên kết với các DN ngành cơ khí, các viện, trường đại học nghiên cứu cải tiến máy móc, thiết bị, công nghệ trong chế biến hạt điều
2.2 TỔNG QUAN NGÀNH CBHĐ TỈNH BÌNH PHƯỚC
2.2.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước
a Điều kiện tự nhiên
a.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Bình Phước là một tỉnh miền núi nằm về phía Tây của vùng Đông Nam Bộ
Có diện tích tự nhiên là 6.874,62 km2 (chiếm khoảng 2,07% diện tích cả nước và bằng khoảng 30% diện tích vùng ĐNB), được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 11017’ đến
12019’ vĩ độ Bắc và 106024’ đến 107025’ kinh độ Đông Hiện tại tỉnh Bình Phước có 7 huyện (Bù Gia Mập, Đồng Phú, Hớn Quản, Bù Đăng, Lộc Ninh, Bù Đốp, Chơn Thành) và 3 thị xã (Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long) với 5 thị trấn, 13 phường và
103 xã Tính đến hết năm 2013, dân số toàn tỉnh là 912.706 người, chiếm khoảng 1% dân số toàn quốc, mật độ trung bình 133 người/km2 Ranh giới hành chính được xác định bởi:
- Phía Bắc giáp với Campuchia
- Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia
- Phía Đông giáp tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai
- Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Dương và Đồng Nai
Bình Phước được coi là bản lề chiến lược, tiếp giáp gữa trung du và đồng bằng,
là tỉnh có đường biên giới với Campuchia dài 240 km nên có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với an ninh quốc gia Vị trí địa lý và các huyện, thị xã của tỉnh được thể hiện trên hình 2.3
Trang 25SVTH: Lê Thị Thương 17 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước, 2015)
Trang 26SVTH: Lê Thị Thương 18 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 - 26,2°C Nhiệt độ bình quân thấp nhất 21,5 – 22°C Nhiệt độ bình quân cao nhất từ 31,7 - 32,2°C Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng không lớn, song chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thì khá lớn, khoảng 7 đến 9°C nhất là vào các tháng mùa khô Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 3,4,5 (từ 37-37,2°C) và thấp nhất vào tháng 12 là 19°C
Nằm trong vùng dồi dào nắng Tổng số giờ nắng trong năm từ 2400 - 2500 giờ
Số giờ nắng bình quân trong ngày từ 6,2 - 6,6 giờ Thời gian nắng nhiều nhất vào tháng 1, 2, 3, 4 và thời gian ít nắng nhất vào tháng 7, 8, 9
Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2.045 – 2.325 mm Mùa mưa diễn
ra từ tháng 5 - 11, chiếm 85 - 90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất 376 mm (tháng 7) Mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10 - 15% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng
2, 3
Chịu ảnh hưởng 3 hướng gió chính: Đông, Đông - Bắc và Tây Nam theo 2 mùa: mùa khô và mùa mưa, tỉnh hầu như không có bão, thỉnh thoảng chỉ có những đợt gió lốc xảy ra vào mùa mưa
a.3 Đặc điểm địa hình:
Địa hình vùng lãnh thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam
a.4 Chế độ thủy văn
Tỉnh Bình Phước có vị trí là thượng nguồn của khu vực ĐNB, có hệ thống sông suối, kênh rạch lớn và là nơi duy trì nguồn nước, nhưng khả năng cung cấp nước tưới cho nông nghiệp rất hạn chế Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 04 sông lớn: Sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Măng
Các nhánh suối chính: ngoài các sông suối chính đã nêu trên, các sông suối nhánh nằm ở hai bên dòng chảy chính sông Bé, sông Đồng Nai và Sông Sài Gòn có dạng giống như cành cây, lan tỏa khá đều đặn trong tỉnh
b Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm gần đây, nền kinh tế tỉnh Bình Phước đã đạt được những thành tựu quan trọng, giữ được tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Tuy vậy, quy mô GDP còn
Trang 27SVTH: Lê Thị Thương 19 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
nhỏ so với cả nước và các tỉnh thuộc vùng KTTĐPN Trong GDP, nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ yếu
Năm 2014 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và cả năm đạt 20.373 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2013
Về trồng trọt: Tổng diện tích cây hàng năm toàn tỉnh ước gieo trồng được 44.219
ha, đạt 107,3% kế hoạch năm, giảm 2,6% so với năm 2013 Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 60.661 tấn,1 giảm 5,6% so vởi năm trước, đạt 98,4% so với kế hoạch năm Tổng diện tích cây lâu năm toàn tỉnh là 402.152 ha, đạt 99,8% so với kế hoạch, tăng 0,3% so với năm trước, về sản lượng cao su tăng 5,5%, cây điều sản lượng tăng gần 55,5%, cà phê tăng 9,9%, hồ tiêu tăng 5,6% so với năm trước Tuy diện tích cây lâu năm tăng nhẹ nhưng sản lượng hầu hết các loại cây trồng chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cây trồng tăng cao, nhất là cây điều, đã thúc đẩy giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng cao so với các năm trước
Về chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm và chăn nuôi khác toàn tỉnh phát triển tương đối ổn định, ước năm 2014 toàn tỉnh có 13.090 con trâu, 28.490 con bò, 260.130 con heo và 4,290 ngàn con gia cầm Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2014 ước đạt 1.960
ha, giảm 1,21% so với cùng kỳ, sản lượng nuôi trồng ước đạt 4.730 tấn, giảm 0,98%, sản lượng khai thác giảm 0,5% so với cùng kỳ
Về lâm nghiệp: Năm 2014 diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh thực hiện
115 ha, giao khoán bảo vệ 33.170 ha, trồng cây phân tán 14.075 cây đảm bảo kế hoạch được đề ra
Về công nghiệp: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước năm 2014 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp khai thác mỏ giảm 3%; chế biến, chế tạo tăng 10,5%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 7,2%; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 5,6% so với cùng kỳ
Thương mại - dịch vụ
Kim ngạch xuất khẩu năm 2014 ước thực hiện 871 triệu USD đạt 106,2% kế hoạch năm, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ước thực hiện đạt như sau: hạt điều 26,70 ngàn tấn, đạt 127,1% so với kế hoạch; mủ cao su thành phẩm ưởc thực hiện 132,75 ngàn tấn, đạt 102,1% so kế hoạch; hàng dệt may tăng 68%, giày dép các loại tăng 336,7%, hàng điện tử giảm 6,8%; sản phẩm bằng gỗ giảm 1,3%, nông sản khác giảm 14,1%, hàng hóa khác tăng 165,1% so với cùng kỳ năm trước
Trang 28SVTH: Lê Thị Thương 20 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Kim ngạch nhập khẩu năm 2014 ước thực hiện 286 triệu USD đạt 173,7% kế hoạch năm, tăng 74,6% so với cùng kỳ năm 2013
Về hoạt động du lịch: Năm 2014, tổng số lượt khách tham quan ước thực hiện đạt 178.800 lượt khách, tăng 5% so với cùng kỳ, doanh thu ước đạt trên 194 tỷ đồng, tăng 14,47% so với cùng kỳ
Dân số:
Dân cư toàn tỉnh có tổng số là 835,3 nghìn người, trong đó dân số nông thôn chiếm đa số 83,9%, dân số thành thị chỉ chiếm 16,1%, mật độ dân số trung bình: 122 người/km2 Dân cư tập trung cao nhất ở thị xã Đồng Xoài, huyện Bình Long với mật
độ lần lượt là 363 người/km2, 185 người/km2, dân cư huyện Bù Đăng thưa thớt nhất 73 người/km2 Bình Phước có 41 dân tộc đang sinh sống, chủ yếu là người Việt, Stiêng, Khmer, Nùng, Tày
2.2.2 Tình hình phát triển ngành sản xuất điều của tỉnh Bình Phước
a Quá trình phát triển ngành điều Bình Phước
- Từ năm 1980 cây điều phủ xanh đất trống và xóa đói giảm nghèo, chủ yếu trồng bằng hạt
- 1988 ngành chế biến điều nhân xuất khẩu được hình thành
- 1992 bắt đầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
- 1994 xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
- 1999 Thủ tướng đã phê duyệt đề án phát triển ngành điều đến năm 2020
- Từ năm 2002, trở thành nước xuất khẩu thứ 02 trên thế giới
- Năm 2010 lễ hội quả Điều vàng Việt Nam – Bình Phước được tổ chức
b Đánh giá về chất lượng hạt điều của Bình Phước
Chất lượng hạt điều thể hiện qua mùi thơm đặc chưng, cảm giác béo, ngậy, nhìn hạt to, chắc, căng, bóng, số lượng hạt từ 175-180 hạt/kg, nhân hạt ít võng và nhân đặc hơn so với hạt điều khác, chất lượng hạt điều cũng liên quan đến chất đất, điều kiện địa lý, khí hậu… Đánh giá chất lượng hạt điều dựa trên kinh nghiệm
Tỷ lệ thu hồi nhân của điều Bình Phước trung bình từ 3,8 – 4 kg điều nguyên liệu cho ra 1 kg nhân, trong khi điều nhập khẩu có tỷ lệ thu hồi tới 5 kg điều nguyên liệu cho ra 1 kg nhân
Trang 29SVTH: Lê Thị Thương 21 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Vùng điều có chất lượng tốt nhất của tỉnh tập trung tại các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Tx Phước Long
Sự khác nhau giữa hạt điều Bình Phước (Bù Gia Mập, Phước Long, Bù Đăng) với các hạt điều nơi khác chủ yếu dựa trên cảm quan và kinh nghiệm để đánh giá
d Tình hình chế biến
Bình Phước có khoảng 226 DN và 328 cơ sở chế biến điều với công suất khoảng 500.000 tấn/năm (cả nước có khoảng 1,4 triệu tấn) Đa số DN chế biến điều có quy mô nhỏ, được hình thành từ cơ sở hộ gia đình Vì vậy, chất lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm không đồng nhất Các cơ sở chế biến thường chỉ thực hiện một số công đoạn trong chế biến rồi bán lại cho các công ty trung gian ngoài tỉnh, nên chưa quan tâm nhiều đến vấn đề ATVSTP cũng như việc đăng ký chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế Chỉ có một số DN lớn, đủ năng lực tài chính mới mạnh dạn đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất, chế biến để có sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO, HACCP, GMP để XK Do đó, toàn tỉnh chỉ có 34 DN chế biến trực tiếp XK, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch XK điều cả nước Cụ thể, năm
2015 Bình Phước XK chỉ đạt 293,18 triệu USD trong số 2,5 tỷ USD cả nước
Diễn biến tình hình phát triển ngành điều của tỉnh Bình Phước trong 3 năm gần đây được thể hiện trong bảng sau:
Trang 30SVTH: Lê Thị Thương 22 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Bảng 2.2 Tình hình phát triển ngành điều Bình Phước
Tốc độ tăng trung bình (%)
Nhập khẩu hạt điều thô
- Sản lượng: (điều khô nguyên
liệu) Tấn 190.000 210.000 240.000 Giá các loại sản phẩm nhân
xuất khẩu điều
- Loại W240 có số hạt nhân từ
8.4 – 8.6 8.4- 8.6 8- 8.4
- Loại W320 có số hạt nhân từ
7.4 – 7.6 7.4- 7.6 7- 7.3
- Giá các loại khác tùy vào chất
lượng USD 6 – 7 6 – 7 5.8- 6.7
Trang 31SVTH: Lê Thị Thương 23 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Tốc độ tăng trung bình (%)
Giá điều tươi trên địa bàn tình VNĐ 20.000 23.000 24.000 9,54
(Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Bình Phước, 2015)
Trong vòng 9 tháng năm 2016, sản lượng XK đạt 39.888 tấn, trị giá 325,37 triệu USD, tăng 44,32% về giá trị so với cùng kỳ Bình Phước hiện là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng điều, đạt 200.000 tấn/năm Tại Bình Phước, sản lượng điều chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu chế biến Những doanh nghiệp xuất khẩu chủ lực phải qua tận châu Phi để nhập hàng về, nhưng nguy cơ không chỉ ảnh hưởng đến đơn hàng xuất khẩu, mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, do khó kiểm soát được chất lượng đầu vào của nguyên liệu nhập khẩu
Tiêu chuẩn để phân loại công suất chế biến của nhà máy
- Nhà máy có công suất chế biến đạt từ 20 -30 tấn nguyên liệu/ngày thì được xem
là nhà máy có công suất chế biến cao
- Nhà máy có công suất chế biến đạt từ 10 -20 tấn nguyên liệu/ngày thì được xem
là nhà máy có công suất chế biến trung bình
- Nhà máy có công suất chế biến đạt dưới 10 tấn nguyên liệu/ngày thì được xem là nhà máy có công suất chế biến thấp
2.3 QUY TRÌNH SẢN XUẤT
Qui trình sản xuất hạt điều có rất nhiều công đoạn từ khâu thu gom sản phẩm hạt điều thô từ nông dân đến khâu đóng gói thành thành phẩm và cuối cùng đến tay người tiêu dùng Tùy theo qui mô cũng như kinh nghiệm được đúc kết mà các doanh nghiệp
có thể lựa chọn cho mình các hình thức sản xuất phù hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh
tế cao nhất Tuy nhiên, đây là những khâu cơ bản của quá trình sản xuất hạt điều
Trang 32SVTH: Lê Thị Thương 24 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Hình 2.4 Quy trình chế biến hạt điều
Ngâm ẩm, chao dầu
CTR (vỏ)
CTR (vỏ)
thải CTR (vỏ)
thải
CTR ( vỏ lụa)
Mua nguyên liệu tươi
Phơi khô Nhập kho Phân loại cỡ hạt
Hấp hơi nước
Tách nhân Sấy
Bóc vỏ lụa bằng máy Bóc vỏ lụa thủ công
Phân loại nhân bằng
máy Phân loại nhân thủ công
Xông trùng Đóng gói Nhập kho
CTR, bụi
Trang 33SVTH: Lê Thị Thương 25 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Cụ thể qui trình sản xuất hạt điều gồm những bước sau :
1 Thu gom hạt điều thô
Nguyên liệu được thu mua trong nước và nhập khẩu
2 Phơi khô
Hạt điều thô sau khi thu gom được phơi khô dưới nắng mặt trời Thông thường
để hạt điều khô phải cần phải trải mỏng trên bạt, trên nền bê tông Phơi khoảng 3 ngày,
độ ẩm đạt từ 10-12% là có thể đóng bao rồi đưa vào kho lưu trữ
đó, A là hàng lớn nhất, C là hàng nhỏ nhất Không có qui chuẩn nào cho các loại hàng này tên gọi này là do mỗi doanh nghiệp tự đặt ra Ở khâu này có thể sàng thủ công bằng tay hoặc bằng máy tùy theo qui mô của mỗi doanh nghiệp
Hình 2.5 Máy sàng hạt điều thô
5 Khâu tiền xử lý hạt trước khi tách nhân:
Trang 34SVTH: Lê Thị Thương 26 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Hiện nay trên địa bàn tỉnh sử dụng hai công nghệ chính là hấp và chao dầu
a Phương pháp hấp hơi nước
Mục đích của việc hấp hạt là làm cho vỏ cứng của hạt điều khô lại, giòn, ít mủ
và tách biệt khỏi nhân bên trong Vì thế khi đem chúng đi tách nhân sẽ giảm được tỉ lệ gãy của nhân hạt điều
Thiết bị dùng để hấp hạt điều khô là máy hấp bằng hơi nước Hơi nước được cung cấp từ lò hơi đốt củi
Hình 2.6 Nồi hơi đốt củi cung cấp hơi nước cho lò hấp và lò sấy
a.1 Nồi hấp sử dụng hơi nước (áp suất hơi 120psi » 8,76 kg/cm2)
Tiến trình của quá trình hấp: xả hơi nước vào trong nồi hấp khoảng 10 – 15 phút để làm nóng nồi, ngưng cấp hơi nạp 320 kg hạt điều vào cửa nạp sau đó xả hơi nước ở 120 psi vào nồi hấp trong thời gian 30-45 phút Để trong vòng khoảng 10p cho nhiệt độ trong nồi hấp đồng đều rồi sau đó, tháo hạt điều qua cửa tháo liệu tải mỏng để làm nguội Trong thời gian hấp cứ khoảng 10 phút tháo nước ngưng một lấn qua van
xả Hạt để nguội ít nhất khoảng 24 giờ trước khi đem đi cắt tách
Trang 35SVTH: Lê Thị Thương 27 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Hình 2.7 Lò hấp tĩnh
a.2 Hấp động trong quy trình chế biến hạt điều
Phương pháp hấp động khác phương pháp tĩnh ở chỗ :có sử dụng một số thiết bị hấp hạt điều kiểu trục vít Quá trình hấp động sẽ được diễn ra liên tục và không gián đoạn như quá trình hấp tĩnh
Hình 2.8 Lò hấp kiểu thùng quay
Trang 36SVTH: Lê Thị Thương 28 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
b Phương pháp làm ẩm, chao dầu
Hạt trước khi chao dầu phải được ẩm hóa đế làm tăng độ ẩm ban đầu từ 10% lên 15- 25% (thường 15- 18%)
Ẩm hóa thực chất là thêm nước vào bên trong hạt điều
Tác động quan trọng của ẩm hóa:
Nước thấm vào bên trong vỏ sẽ tạo ra một hỗn hợp dầu vỏ và nước, khi chao dầu hạt gặp nhiệt độ cao (180-200 độ C) đột ngột nước trong hỗn hợp chuyển sang trạng thái hơi tăng áp phá vỡ các tế bào chứa dầu để dầu dễ dàng chảy thoát ra và làm cho vỏ hạt phồng lên tạo ra khoảng hở giữa vỏ và nhân
Nhờ tăng ẩm nhân sẽ dẻo hơn, trong quá trình chao nhân không bị xém vàng và
bể vỡ khi đưa qua công đoạn cắt bóc vỏ tiếp theo
Có thể ẩm hóa theo một trong các cách sau:
- Tưới nước: chất hạt điều thành đống hoặc cho vào bể có lỗ thoát nước rồi tưới nước đẫm nhiều lần (thường cách 1 giờ tưới 1 lần), giữa các lần tưới đậy bằng bao bố
ẩm Số lần tưới nhiều ít tùy thuộc vào độ ẩm ban đầu, kích cỡ to nhỏ, vỏ dày hay mỏng
và thời gian lưu kho của hạt Ẩm hóa theo cách tưới nước mất nhiều thời gian nhưng ít
bị dư ẩm
- Ngâm nước: hạt được ngâm vào bể nước lã tới khi đạt độ ẩm theo yêu cầu thì vớt ra (hoặc tháo hết nước) để ráo nước Thời gian ngâm hạt trong nước cũng phụ thuộc các điều kiện của hạt điều như cách tưới Ẩm hóa theo cách ngâm rút ngắn được thời gian ẩm hóa so với tưới nước nhưng dễ bị quá ẩm
- Kết hợp vừa ngâm vừa tưới hạt: ngâm hạt trong nước lã một số giờ rồi tháo nước để ráo nước tưới thêm một số lượt để điều chỉnh độ ẩm của hạt đạt yêu cầu
Hạt điều đã được ẩm hóa được đưa vào thùng (bể) có chứa dầu vỏ điều (CNSL)
đã gia nhiệt tới 180-2000C Thời gian hạt điều nằm trong dầu (thời gian chao) kéo dài 1-3 phút tùy thuộc kích cỡ hạt trong quá trình chao đầu vỏ hạt phồng lên, nứt chân chim do hơi nước trong vỏ bốc ra, nhờ các vết nứt này dầu trong vỏ thoát ra làm cho mức dầu điều trong thùng tăng lên và được lấy ra liên tục trong quá trình chao dầu Sau khi chao dầu, hạt được đưa qua máy li tâm vẩy để tách hết lớp dầu vỏ còn dính trên bề mặt vỏ hạt rồi để nguội đưa qua khâu cắt bóc vỏ Trường hợp do dầu CNSL dùng để chao đã quá đặc qua vẩy ly tâm dầu vẫn còn bám dính trên vỏ hạt có thể trộn tro bếp vào để tro bếp hấp thụ hết lớp dầu cho dính này
Trang 37SVTH: Lê Thị Thương 29 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Quá trình chao dầu được xác định là đạt yêu cầu kĩ thuật khi lấy ra được ít nhất 50% lượng dầu có trong vỏ, bề mặt của hạt chao ra khô không dính dầu, quan sát bề mặt vỏ hạt thấy rõ các vết nứt chân chim, cầm hạt có cảm giác nhẹ và khi lắc cảm nhận được giữa vỏ và nhân có một khoảng hở
- Tách nhân bằng thủ công: mỗi công nhân sử dụng một thiết bị cắt tách hạt điều, thiết bị này được hoạt động bằng thủ công, tách vỏ ra để thu hồi nhân Tuy sử dụng máy móc nhưng bản chất của công việc này gần giống như phương pháp thủ công vì cấu tạo của máy còn rất đơn giản và thô sơ Vì Vậy công đoạn này cần tay nghề và sức lực của công nhân là chính
Hình 2.9 Chẻ điều bằng máy chẻ thủ công
- Tách hạt điều bằng máy sử dụng hệ thống khí nén: Sử dụng máy cắt tách tự động bằng khí nén
Trang 38SVTH: Lê Thị Thương 30 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
- Tách hạt điều bằng máy tự động cơ khí
Hình 2.11 Máy tách vỏ điều tự động cơ khí
Hệ thống cắt tách hạt điều tự động bằng cơ khí này khá ưu việt, vượt trội hơn so với hệ thống cắt tách hạt điều tự động dùng khí nén Tỷ lệ nhân bể vỡ chỉ 6% (cắt thủ
Trang 39SVTH: Lê Thị Thương 31 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
công tỷ lệ này là 4%), hạt còn nhân dính 5% (sau khi qua máy ly tâm), năng suất cả hệ thống là 2 tấn/ca Tiêu tốn điện năng chỉ 10 kWh/giờ hoạt động (chỉ bằng 1/3 so hệ thống cắt tách bằng khí nén trước đây).Nếu tính ra, cắt 2 tấn bằng máy, chỉ cần 10 – 12 công; bằng 1/3 đến một nửa so cắt thủ công Tính ra hiệu quả kinh tế mang lại rất lớn cho doanh nghiệp chế biến hạt điều khi dùng máy
7 Sấy
“Sấy” giúp làm chín nhân điều, tạo điều kiện cho lớp vỏ lụa tách khỏi nhân điều, diệt vi sinh vật gây bệnh thông qua gia nhiệt, đáp ứng yêu cầu trong quá trình sản xuất Cách làm đơn giản là phơi dưới nắng mặt trời nhưng không đạt hiệu quả; cách thứ hai
là nhân điều được đưa vào sấy trong các lò sấy, với thời gian sấy 11 ± 2 giờ Sản phẩm sau khi sấy được cho vào các thùng, chuyển sang khâu bóc vỏ lụa bằng băng tải Với cách sấy khô đưa hàng về độ ẩm 3-4% hàng có thể bảo quản đến 6 tháng vẫn sử dụng tốt Một mục đích khác của việc sấy khô là làm cho nhân hạt điều bong tróc khỏi lớp
áo lụa bên ngoài
Hình 2.12 Lò sấy hạt điều
Hạt điều được cho vào xe đựng → đẩy vào phòng sấy → bật công tắc điện →
mở hơi nước quá nhiệt từ lò hơi cấp vào giàn trao đổi nhiệt trong phòng sấy → Điều chỉnh nhiệt độ sấy bằng cách tăng giảm áp suất hơi quá nhiệt cấp vào → hệ thống hơi nước quá nhiệt sau khi qua bồn hấp, vào giàn trao đổi nhiệt sẽ thoát ra ngoài → Nhiệt
độ sấy từ 80 – 850C, thời gian sấy khoảng 12 -13h → lấy hạt điều ra
8 Bóc vỏ lụa
Trang 40SVTH: Lê Thị Thương 32 GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Để việc tiêu dùng hạt điều dễ dàng hơn, nhân hạt điều sau khi sấy cần được làm sạch vỏ lụa Tại khâu này, các doanh nghiệp có thể lựa chọn bóc vỏ lụa bằng 2 cách:
- Bóc vỏ lụa thủ công: tức dùng tay bóc tách lớp vỏ lụa ra khỏi nhân điều Sử dụng nhiều nhân công, năng suất thấp nhưng tỉ lệ nhân bể thấp
- Bóc vỏ lụa bằng máy tự động: Năng suất cao, tốn ít nhân công nhưng tiêu tốn năng lượng và tỉ lệ nhân bể cao
Hình 2.13 Máy bóc vỏ lụa
Hiện nay các doanh nghiệp cơ sở chế biến đều sử dụng máy bóc vỏ lụa sau đó
sẽ được công nhân dùng dao gọt lại những hạt còn sót vỏ lụa nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
9 Kiểm tra chất lượng, phân loại hạt
Hạt điều nhân sau khi bóc sạch vỏ lụa sẽ được phân loại về cùng một cỡ – màu, đồng thời loại bỏ một phần tạp chất có trong sản phẩm và kiểm tra chất lượng trước khi đóng gói thành thành phẩm để bán cho thị trường nội địa hoặc xuất khẩu ra nước ngoài Phân loại nhân hạt điều có 2 cách bằng thủ công hoặc sử dụng máy phân cỡ tự động và máy bắn màu
- Thủ công: dựa vào cảm quan của người công nhân để phân loại sẩn phẩm về cả kích thước, màu sắc Phương pháp này tốn rất nhiều công nhân